Mặt khác, theo dõi sự biến thiên mật độ quang
ΔD của hỗn hợp dung dịch phản ứng, với nồng độ
chất ức chế [Pa]0 = 10–5 M, tại bước sóng hấp thụ
cực đại λ = 440 nm được thể hiện trên Hình 3b cho
thấy, bản thân chất ức chế paranitrozodimetylanilin
(Pa) cũng bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.
Bằng thực nghiệm đã chửng tỏ rằng, đã có sự
phát sinh và phân hủy gốc tự do HO*. Đặc trưng của
cơ chế là trong phản ứng có sự tạo thành các gốc tự
do HO*, HO2*, O2*– đồng thời có sự thay đổi số
oxi hoá của ion kim loại MZ+. Chứng tỏ, cơ chế của
phản ứng diễn ra theo cơ chế mạch gốc. Bằng ngôn
ngữ lập trình Pascal, ta có thể xác định được hằng số
tốc độ oxi hoá Ind là kInd HO* 5,43.10 l.mol .s 8 1 1 .
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ gốc tự do HO*, dưới tác dụng của xúc tác phức [Co(Acac)] - Lê Văn Huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 608-613, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00373
608
Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ gốc tự do HO*, dưới tác dụng
của xúc tác phức [Co(Acac)]+
Lê Văn Huỳnh*, Trương Thị Thủy, Trần Thị Hà
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Đến Toà soạn 10-5-2016; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
Homogeneous catalysts complex is increasingly widely used in many fields. Under the catalytic effect of the
complex, the reaction occurs in softer conditions, so the energy savings for the response process. Using the method, the
inhibitor - competition, special effects with free radicals HO
*
, have demonstrated arising and destroying of free radicals
HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]
+
, there is a change of oxidation of Co
2+
. Demonstrate,
mechanism of reactions that take place under the original circuit. This paper is the research results arise and destroying
the free radicals HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]
+
, has determined the reaction mechanism is
the Circuit of radical and the oxidation rate constants 8 1 1
(Ind+HO*)k 5.46 10 (l.mol .s ) .
Keywords. The free radicals formation, the free-radical decomposition.
1. MỞ ĐẦU
Phức xúc tác được nghiên cứu dựa trên cơ sở mô
phỏng thành phần, cấu trúc và cơ chế hoạt động của
xúc tác enzym. Trong đó trung tâm tạo phức là các
ion kim loại chuyển tiếp, còn protein được thay thế
bằng các ligan hữu cơ có chứa các nhóm chức hoạt
động, có khả năng phối trí với các ion kim loại, tạo
thành phức chất có khả năng xúc tác tương tự như
enzym. Xúc tác phức ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, phân tích
vi lượng, chế tạo vật liệu, hóa dầu, dược phẩm, chế
biến thực phẩm, công nghệ sinh học, xử lý nước thải
bảo vệ môi trường Dưới tác dụng của xúc tác
phức, thì các phản ứng xảy ra ở điều kiện mềm hơn,
do đó, tiết kiệm được năng lượng cho các quá trình
phản ứng [1, 3, 5].
Phức chất xúc tác có những ưu điểm như: Thành
phần và cấu tạo phân tử đơn giản hơn enzym, cơ chế
xúc tác, độ chọn lọc, hoạt tính xúc tác rất gần với
xúc tác enzym, nhưng độ bền nhiệt động của phức
xúc tác cao hơn nhiều so với enzym, nên các quá
trình phản ứng khi có mặt của xúc tác phức được
thực hiện ở ngay điều kiện nhiệt độ và áp suất
thường. Chính vì vậy, xúc tác phức được xem như là
mô hình hóa của xúc tác enzym. Điều này đã tạo
nên một hướng nghiên cứu mới.
Phức xúc tác được tạo bởi các ion kim loại
chuyển tiếp với các ligan hữu cơ, sử dụng các phức
chất này để hoạt hóa O2 không khí cũng như H2O2,
là những chất tương đối rẻ tiền, để sinh ra các gốc tự
do HO*. Các gốc tự do HO* này là những chất oxi
hóa rất mạnh, có khả năng phân hủy các hợp chất
hữu cơ [3, 5] .
Sử dụng xúc tác phức, nhằm mục đích là có thể
tối ưu hóa các dây chuyền sản xuất, tăng hiệu quả và
năng suất quá trình, giảm sản phẩm phụ, hướng tới
nền sản xuất ít chất thải – sản xuất sạch hơn, giảm
giá thành sản phẩm [1, 2].
Để nghiên cứu sự phát sinh và hủy diệt các gốc
tự do HO* dưới tác dụng của xúc tác phức, thì
người ta hay sử dụng phương pháp dùng các chất ức
chế – cạnh tranh giành gốc tự do HO*. Khi có mặt
chất ức chế, thì tốc độ phản ứng bị kiềm hãm, xuất
hiện chu kỳ cảm ứng. Nguyên nhân là do chất ức
chế đã tranh giành gốc tự do HO*, nên tốc độ phản
ứng bị chậm lại, cho đến khi trong dung dịch phản
ứng không còn chất ức chế nữa, thì tốc độ phản ưng
lại điễn ra như ban dầu. Phương pháp này, không
những phát hiện sự phát sinh và huỷ diệt các gốc tự
do HO*; HO2*; O2*
–
ở nồng độ rất nhỏ, cỡ từ
10
– 9
đến 10– 7 mol/l , mà còn có thể xác định được
hằng số tốc độ phản ứng, giữa các gốc tự do này với
cơ chất. Indigocarmin (Ind) là chất mang màu
thường được sử dụng là cơ chất [2, 4, 5].
Bài báo này, là kết quả nghiên cứu sự phát sinh
và huỷ diệt các gốc tự do HO*, dưới tác dụng của
xúc tác phức [Co(Acac)]+ để oxi hoá Indigocarmin,
đồng thời xác định được hằng số tốc độ oxi hóa
Indigocarmin k(Ind + HO*), bằng phương pháp dùng các
chất ức chế – cạnh tranh.
TCHH, 54(5) 2016 Lê Văn Huỳnh và cộng sự
609
2. THỰC NGHIỆM
Các hoá chất được sử dụng trong nghiên cứu có
độ sạch PA, do hãng Merck (CHLB Đức) sản xuất.
Dung dịch CoSO4 được sử dụng tạo nguồn ion
Co
2+
, dung dịch H2O2 được sử dụng là chất oxi hóa.
Axetylaxeton (Acac) C5H8O2 là ligan tạo phức
với ion Co2+; pH của dung dịch phản ứng được đo
trên máy pH – meter HANNA.
Điều chỉnh độ pH của dung dịch phản ứng bằng
các HClO4 và NaOH. Nhiệt độ của bình phản ứng
được giữ không đổi ở (30 0,1)oC nhờ máy ổn nhiệt
U10. Indigocarmin (Ind) C16H8N2Na2O8S2 là chất
mang màu, được sử dụng làm cơ chất cho quá trình
phản ứng. Sử dụng phương pháp phổ hấp thụ
electron phân tử UV–Vis, trên máy Angilet 8432
của Thuỵ Sĩ, để theo dõi sự biến thiên mật độ quang
của dung dịch phản ứng tại bước sóng hấp thụ cực
đại của Ind là = 612 nm.
Thực nghiệm được tiến hành như sau: Cho lần
lượt vào bình phản ứng nước cất 2 lần, các dung
dịch CoSO4; Acac; Ind và chất ức chế In như: axit
Ascorbic (Ac) C6H8O6; hydroquinon (Hq) C6H6O2
và paranitrozodimetylanilin (Pa) C8H10N2O.
Tổng thể tích dung dịch nghiên cứu là 30 ml,
hỗn hợp phản ứng được khuấy trộn liên tục bằng
máy khuấy từ, để tạo điều kiện ổn định cho quá
trình tạo phức. Thời điểm bắt đầu cho H2O2 vào,
được coi là mốc bắt đầu xảy ra phản ứng.
Độ biến thiên mật độ quang của hỗn hợp dung
dịch phản ứng.
Tốc độ phản ứng WInd được xác định theo công
thức:
Ind 1 1W (mol.l .s )
. .
D
d t
(1)
Trong đó: D là hiệu mật độ quang; t là thời
gian phản ứng; d = 1 cm là độ dày của cuvet;
4 1 11,02.10 l.mol .cm là hệ số hấp thụ phân tử
của Ind tại bước sóng λ = 612 nm.
Dưới tác dụng của xúc tác phức [Co(Acac)]+,
H2O2 bị phân hủy trong nội cầu của phức, sinh ra
các gốc tự do HO*. Chính các gốc tự do này tương
tác với những phân tử khác, có phát sinh gốc tự do
O2*
–
để phục hồi dạng xúc tác ban đầu [2, 3, 5].
Quá trình diễn ra như sau:
[Co(Acac)]
+
+ H2O2 [Co(Acac)H2O2]
+
[Co(Acac)H2O2]
+
[Co(Acac)]
2+
+ HO* + HO
–
HO* + H2O2 HO2* + H2O
HO2* O2*
–
+ H
+
[Co(Acac)]
2+
+ O2*
–
[Co(Acac)]
+
+ O2 ↑
Sử dụng các chất ức chế có tác dụng đặc thù với
gốc tự do HO*, để xác định hằng số tốc độ oxi hoá
Ind k(Ind +HO*). Khi sử dụng các chất ức chế (In), thì
có sự tranh giành gốc tự do HO* diễn ra như sau:
Ind + HO* SP1;W1 = k1.[Ind]0.[HO*]0;
k1 = k(Ind + HO*) (2)
In + HO* SP2; W2 = k2.[In].[HO*];
k2 = kIn (3)
Acac + HO* SP3; W3 = k3.[Acac]0.[HO*]0
với 9 1 1
3 1,2.10 l.mol .sk (4)
H2O2 + HO* SP4; W4 = k4.[H2O2]0.[HO*]0
với 7 1 1
4 3.10 l.mol .sk (5)
Biến thiên nồng độ ΔC của Ind sau những
khoảng thời gian Δt, ứng với mỗi giá trị nồng độ của
chất ức chế [In]0, d = 1 cm là độ dày cuvet với hệ số
hấp thụ phân tử ε của Ind, được tính theo công thức:
.
i
i
D
C
d
(6)
Mặt khác theo [2, 5], ta có:
2 0 3 0 4 2 2 0
1 0
.[ ] .[Aca ] .[ ]1
.
[ ]i
k In k c k H Oa
a
C k Ind
(7)
Nếu đặt:
1
i
y
C
;
1
a
b
k
và 2 0 3 0 4 2 2 0
0
.[ ] .[Aca ] .[ ]
[ ]
k In k c k H O
x
Ind
Phương trình (7) có dạng: y = a + b.x.
Trong đó a, b được xác định theo phương pháp
bình phương bé nhất:
2
2 2
. . .
( )
x y x x y
a
n x x
(8)
2 2
. . .
( )
n x y x y
b
n x x
(9)
k1 = a/b (10)
Sử dụng lập trình Pascal, ta có thể xác định được
hằng số tốc độ phản ứng oxi hóa Indigocarmin (Ind)
k(Ind + HO*).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của chất ức chế axit ascobic (Ac)
Thêm chất ức chế (Ac) vào hỗn hợp dung dịch
phản ứng. Theo dõi sự biến thiên mật độ quang ΔD
của hỗn hợp dung dịch phản ứng theo thời gian t ,
ở điều kiện sau:
Nồng độ [Co2+]0 = [Acac]0 = 10
–5 M;
[Ind]0 = 1,5×10
–4
M; [H2O2]0 = 10
–2
M; pH = 11;
nồng độ của chất ức chế [Ac]0 = (0-30)×10
– 5
M.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên bảng 1 và
hình 1 cho thấy:
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ
610
0.5
0.7
0.9
1.1
1.3
1.5
0 20 40 60 80 100
Ind
612ΔD
t s)
(10)
(9)
(8)
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
(a) Sự phụ thuộc của ΔD vào [Ac]0
0
0.2
0.4
0.6
0 60 120 180 240 300
Ac
265D
t (s)
(b) Sự tiêu hao chất ức chế Ac
Hình 1: Xác định hằng số k(Ind + HO*) với chất ức chế axit ascobic (Ac)
Khi chưa có chất ức chế Ac trong hỗn hợp dung
dịch phản ứng, sự biến thiên mật độ quang ΔD là
lớn nhất ứng với đường cong số (1).
Khi nồng độ chất ức chế [Ac]0 tăng dần, sự biến
thiên ΔD của dung dịch giảm chậm dần, ứng với
đường cong từ số (2) đến (10) (hình 1a).
Như vậy khi nồng độ chất ức chế càng lớn, độ
giảm ΔD càng chậm, nguyên nhân là do chất ức chế
Ac đã tranh giành gốc tự do HO*.
Mặt khác, khi sử dụng nồng độ chất ức chế
[Ac]0 = 10
–6
M và tiến hành theo dõi sự biến thiên
mật độ quang của dung dịch phản ứng tại bước sóng
hấp thụ cực đại của Ac là λ = 265 nm, nhận thấy
rằng: bản thân chất ức chế Ac cũng bị tiêu hao trong
quá trình phản ứng (hình 1b).
Bằng thực nghiệm có thể khẳng định rằng:
Trong quá trình oxi hoá Ind đã phát sinh ra gốc tự
do HO*. Đặc trưng của cơ chế là trong phản ứng có
sự tạo thành các gốc tự do HO*, HO2*, O2*
–
đồng thời có sự thay đổi số oxi hoá của ion kim loại
M
Z+. Chứng tỏ cơ chế của phản ứng diễn ra theo cơ
chế mạch gốc.
Từ các số liệu trên bảng 1 và theo các phương
trình phản ứng (2-5) và các công thức (1-10), ta xác
định được hằng số tốc độ oxi hóa k(Ind + HO*).
Bằng ngôn ngữ lập trình Pascal xác định được
hằng số tốc độ oxi hoá Ind đối với chất ức chế Ac là
8 1 1
* 5,25.10 l.mol .sInd HOk .
Bảng 1: Bảng số liệu xác định hằng số tốc độ oxi hóa k(Ind + HO*) đối với chất ức chế Ac
N [Ac]0
×10
5
M
ΔD
×10
5
M
ΔC
×10
5
M
K2[Hq]0
×10
–5
M
K3[Acac]0
×10
–5
M
K4[H2O2]0
×10
–5
M
X
×10
–9
Y
×10
–4
1 0,25 0,257 2,520 0,18 0,12 3 2,20 3,969
2 0,50 0,217 2,127 0,36 0,12 3 2,32 4,700
3 1,00 0,181 1,774 0,72 0,12 3 2,56 5,635
4 3,00 0,143 1,402 2,16 0,12 3 3,52 7,133
5 4,00 0,114 1,118 2,88 0,12 3 4,00 8,947
6 7,00 0,084 0,823 5,04 0,12 3 5,44 12,143
7 10,00 0,067 0,657 7,20 0,12 3 6,88 15,224
8 15,00 0,052 0,510 10,80 0,12 3 9,28 19,615
9 30,00 0,033 0,324 21,60 0,12 3 16,48 30,909
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ức chế
hydroquinon (Hq)
Thêm chất ức chế hydroquinon (Hq) vào hỗn
hợp dung dịch phản ứng. Theo dõi sự biến thiên mật
độ quang ΔD theo thời gian ở điều kiện:
Nồng độ [Co2+]0 = [Acac]0 = 10
– 5
M; [Ind]0 =
1,5×10
– 4
M; [Hq]0 = (0-40)×10
– 5
M; [H2O2]0 = 10
– 2
M; pH = 11. Tại bước sóng hấp thụ cực đại của Hq
là λ = 288 nm. Kết quả nghiên cứu được thể hiện
trên bảng 2 và hình 2 cho thấy:
Khi chưa có chất ức chế Hq, quá trình oxi hoá
Ind diễn ra nhanh nhất được thể hiện trên hình 2a,
ứng với đường cong số (1).
Khi nồng độ chất ức chế [Hq]0 tăng lên, sự biến
thiên mật độ quang ΔD của hỗn hợp dung dịch phản
ứng giảm chậm dần, có nghĩa là tốc độ phản ứng oxi
TCHH, 54(5) 2016 Lê Văn Huỳnh và cộng sự
611
hoá Ind giảm chậm dần, khi nồng độ chất ức chế
[Hq]0 tăng lên. Điều này chứng tỏ, sự có mặt của
Hq, đã ức chế quá trình oxi hoá Ind, làm cho hỗn
hợp dung dịch phản ứng chậm mất màu, ứng với
đường cong từ số (2) đến số (9) và bị ức chế gần
như hoàn toàn, ứng với đường cong số (10). Nguyên
nhân là do hydroquinon (Hq) đã tranh giành gốc tự
do HO*, dẫn đến quá trình oxi hóa Ind giảm.
Bảng 2: Bảng số liệu xác định hằng số tốc độ oxi hóa k(Ind + HO*) đối với chất ức chế Hq
N
[Hq]0
×10
5
M
ΔD
×10
5
M
ΔC
×10
5
M
K2[Hq]0
×10
–5
M
K3[Acac]0
×10
–5
M
K4[H2O2]0
×10
–5
M
X
×10
–9
Y
×10
–4
1 0,50 0,246 2,411 0,6 0,12 3 2,48 4,15
2 1,00 0,211 2,069 1,2 0,12 3 2,88 4,83
3 2,00 0,171 1,676 2,4 0,12 3 3,68 5,96
4 3,00 0,125 1,226 3,6 0,12 3 4,48 8,16
5 5,00 0,087 0,853 6,0 0,12 3 6,08 11,72
6 7,00 0,055 0,539 8,4 0,12 3 7,68 18,55
7 10,00 0,039 0,382 12 0,12 3 10,08 26,15
8 20,00 0,026 0,255 24 0,12 3 18,08 39,23
9 40,00 0,016 0,157 48 0,12 3 34,08 63,75
Mặt khác, theo dõi sự biến thiên mật độ quang
ΔD của hỗn hợp dung dịch phản ứng, với nồng độ
chất ức chế [Hq]0 = 10
–4
M theo thời gian, tại bước
sóng hấp thụ cực đại của Hq là λ = 288 nm, được
thể hiện trên hình 2b, nhận thấy rằng: Bản thân chất
ức chế Hydroquinon (Hq) cũng bị tiêu hao trong quá
trình phản ứng.
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng: Đã có sự
phát sinh gốc tự do HO* trong quá trình phản ứng
oxi hoá Ind. Đặc trưng của cơ chế là trong phản ứng
có sự tạo thành các gốc tự do HO*, HO2*, O2*
–
đồng thời có sự thay đổi số oxi hoá của ion kim loại
M
Z+. Chứng tỏ, cơ chế của phản ứng diễn ra theo cơ
chế mạch gốc.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thể
hiện trên bảng 2, có thể xác định được hằng số tốc
độ oxi hóa k(Ind+HO*) theo các phương trình phản ứng
(2-5) và các công thức (1-10).
Bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, ta có thể xác
định được hằng số tốc độ oxi hoá Ind là:
8 1 1
* 5,7.10 l.mol .sInd HOk .
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ức chế
paranitrozodimetylanilin (Pa)
Thêm chất ức chế Pa vào hỗn hợp dung dịch
phản ứng. Theo dõi sự biến thiên mật độ quang ΔD
theo thời gian t , ở điều kiện sau:
Nồng độ [Co2+]0 = [Acac]0 = 10
–5
M; [Ind]0 =
1,5×10
–4
M; [H2O2]0 = 10
–2
M; pH = 11; Nồng độ
chất ức chế [Pa]0 = (0-30)×10
–5
M. Tại bước sóng
hấp thụ cực đại của Pa là λ = 440 nm. Kết quả
nghiên cứu thể hiện trên bảng 3 và hình 3 cho thấy,
khi chưa có chất ức chế Pa, biến thiên mật độ quang
ΔD của dung dịch phản ứng là lớn nhất, ứng với
0
0.1
0.2
0.3
0 60 120 180 240 300
ô
Hq
288D
t (s)
(b) Sự tiêu hao chất ức chế Hq (a) Sự phụ thuộc của ΔD vào [Hq]0
0.5
0.7
0.9
1.1
1.3
1.5
0 30 60 90
Ind
612D
t (s)
(10)
(9)
(8)
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
Hình 2: Xác định hằng số k(Ind + HO*) với chất ức chế hydroquinon (Hq)
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ
612
đường cong số (1), tốc độ phản ứng oxi hoá Ind là
lớn nhất, tức là màu của hỗn hợp dung dịch phản
ứng nhanh mất màu nhất. Khi có mặt chất ức Pa, sự
biến thiên mật độ quang ΔD của hỗn hợp dung dịch
phản ứng giảm dần, chứng tỏ Pa đã kìm hãm tốc độ
phản ứng oxi hoá Ind. Khi càng tăng nồng độ của
[Pa]0, mật độ quang của dung dịch phản ứng giảm
chậm dần, ứng với đường cong từ số (2 → 9) và ức
chế gần như hoàn toàn ứng với đường cong số (10).
Thực nghiệm chứng tỏ, Pa đã ức chế quá trình
oxi hóa Ind, làm cho hỗn hợp dung dịch phản ứng
chậm mất màu. Pa đã tranh giành gốc tự do HO*
của Ind, dẫn đến tốc độ oxi hóa Ind giảm.
Tính ức chế của Pa lớn hơn rất nhiều, so với Hq
và Ac, điều này hoàn toàn phù hợp khi mà:
*Ac HOk <
*HOHqk <
9 1 1
* 18.10 l.mol .sPa HOk .
Bảng 3: Bảng số liệu xác định hằng số tốc độ k(Ind + HO*) với chất ức chế Pa
N
[Pa]0
×10
5
M
ΔD
×10
5
M
ΔC
×10
5
M
K2[Pa]0
×10
–5
M
K3[Acac]0
×10
–5
M
K4[H2O2]0
×10
–5
M
X
×10
–9
Y
×10
–4
1 0,10 0,232 2,275 0,18 0,12 3 2,20 4,397
2 0,25 0,193 1,892 0,45 0,12 3 2,38 5,285
3 0,50 0,154 1,510 0,90 0,12 3 2,68 6,623
4 0,75 0,111 1,088 1,35 0,12 3 2,98 9,189
5 3 0,081 0,794 5,40 0,12 3 5,68 12,593
6 7 0,049 0,480 12,60 0,12 3 10,48 20,816
7 10 0,034 0,333 18,00 0,12 3 14,08 30,000
8 15 0,021 0,206 27,00 0,12 3 20,08 48,571
9 30 0,013 0,127 54,00 0,12 3 38,08 78,461
Mặt khác, theo dõi sự biến thiên mật độ quang
ΔD của hỗn hợp dung dịch phản ứng, với nồng độ
chất ức chế [Pa]0 = 10
–5 M, tại bước sóng hấp thụ
cực đại λ = 440 nm được thể hiện trên Hình 3b cho
thấy, bản thân chất ức chế paranitrozodimetylanilin
(Pa) cũng bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.
Bằng thực nghiệm đã chửng tỏ rằng, đã có sự
phát sinh và phân hủy gốc tự do HO*. Đặc trưng của
cơ chế là trong phản ứng có sự tạo thành các gốc tự
do HO*, HO2*, O2*
–
đồng thời có sự thay đổi số
oxi hoá của ion kim loại MZ+. Chứng tỏ, cơ chế của
phản ứng diễn ra theo cơ chế mạch gốc. Bằng ngôn
ngữ lập trình Pascal, ta có thể xác định được hằng số
tốc độ oxi hoá Ind là 8 1 1
* 5,43.10 l.mol .sInd HOk .
4. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp dùng các chất ức chế - cạnh
tranh, đã chứng minh được có sự phát sinh và hủy
diệt gốc tự do HO* và có sự thay đổi hóa trị của ion
Co
2+, chứng tỏ cơ chế phản ứng diễn ra theo cơ chế
mạch gốc.
Tính chất ức chế của paranitrozodimetylanilin
0.5
0.7
0.9
1.1
1.3
1.5
0 30 60 90
Ind
612D
t (s)
(10)
(9)
(8)
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
(a) Sự phụ thuộc của ΔD vào [Pa]0
0
0.1
0.2
0.3
0 60 120 180 240 300
t(s)
Pa
440D
(b) Sự tiêu hao chất ức chế Pa
Hình 3: Xác định hằng số k(Ind + HO*) với chất ức chế paranitrozodimetylanilin (Pa)
TCHH, 54(5) 2016 Lê Văn Huỳnh và cộng sự
613
(Pa) lớn hơn rất nhiều, so với hydroquinon (Hq) và
axit ascorbic (Ac).
Đã xác định được hằng số tốc độ oxi hoá Ind là
8 1 1
( *) 5,46.10 (l.mol .s )Ind HOk .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfons Vogelpohl, Soo-Myung Kim. Advanced
oxidation processes (AOPs) in wastewater treatment,
J. Ind. Eng. Chem., 10(1), 33-40 (2004).
2. Anbar M. Neta P. Compilation of Specific
Bimolecular Rate Constants for the Reaction of
Hydrated Electrons, Hydrogen Atoms and Hydroxyl
Radicals with Inorganic and Organic Compounds in
Aqueous Solutions, Int. J. Appl-Rad. and Isotopes,
18, 493 (1987).
3. Nguyễn Văn Xuyến, Ngô Kim Định. Một số kết quả
nghiên cứu về xúc tác phức ở Việt Nam và triển vọng
phát triển của xúc tác phức đồng thể, Tạp chí Xúc tác
và Hấp phụ, 5(1) (2016).
4. Ngô Kim Định, Nguyễn Văn Xuyến. Đánh giá khả
năng xúc tác của một số phức chất trong phản ứng
Catalaza, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, 5(1) (2016).
5. Lê Văn Huỳnh. Luận án Tiến sĩ hóa học, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội (2012).
Liên hệ: Lê Văn Huỳnh
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Số 353, Trần Hưng Đạo, Thành phố Nam Định/
Số 456, Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
E-mail: lehuynh1058@gmail.com; Điện thoại: 0912208709.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_van_huynh_4203_2084346.pdf