Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có
sự tƣơng quan về hàm lƣợng ion kim
loại nặng Cu2+, Pb2+, Zn2+ trong đất
trồng và trong rau bó xôi; trong đó có sự
khác nhau rõ rệt về mức độ hấp thu và
tích lũy các ion kim loại nặng từ đất ô
nhiễm lên loại rau này. Đồng đƣợc hấp
thu và tích lũy có giới hạn trong cây rau
bó xôi trong khi chì hấp thu và tích lũy
trong rau là khá thấp và kẽm hấp thu và
tích lũy trong rau lại rất cao.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả
nghiên cứu trên một loại rau và trên một
vùng đất chuyên canh tại Đà Lạt. Để có
thể rút ra những kết luận có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, cần tiến hành
nghiên cứu về khả năng hấp thu và tích
lũy kim loại nặng trong các loại rau khác
nhau ở những vùng đất, loại đất bị ô
nhiễm khác nhau
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự tích lũy cu2+, pb2+, zn2+ từ đất trồng bị ô nhiễm lên sinh khối cây rau bó xôi (spinacia oleracea l.) - Lê Thị Thanh Trân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 1/2015
NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY Cu2+, Pb2+, Zn2+ TỪ ĐẤT TRỒNG BỊ Ô NHIỄM
LÊN SINH KHỐI CÂY RAU BÓ XÔI (Spinacia oleracea L.)
Đến tòa soạn 22 – 8 – 2014
Lê Thị Thanh Trân, Nguyễn Văn Hạ
Khoa Hóa học, Trường Đại học Đà Lạt
Nguyễn Mộng Sinh
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng
Nguyễn Ngọc Tuấn
Viện Nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt
SUMMARY
STUDY ON THE ACCUMULATION OF Cu (II), Pb (II) AND Zn (II) FROM
POLLUTED SOIL IN TO SPINACH’S BIOMASS (Spinacia oleracea L.)
The accumulation of heavy metals in soil is one of the causes of adverse effects on food
safety as well as on soil ecosystems. Study on the accumulation of heavy metal ions
from farming environment to different plants is necessary task to assess the spread of
heavy metals to agricultural products. The results of this study show that Cu
2+
, Pb
2+
and Zn
2+
are cumulative metal ions. Increasing their amounts in soil resulted in an
increasing the level of their accumulation in spinach.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng hiện
nay, trong đó có ô nhiễm kim loại nặng,
đã và đang gây ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nguồn lƣơng thực, thực phẩm và
là một trong những mối quan tâm của
các nhà khoa học do mức độ ảnh hƣởng
của chúng đến sức khỏe cộng đồng [1].
Môi trƣờng canh tác bị ô nhiễm kim loại
nặng sẽ dẫn đến nguy cơ các kim loại
nặng này tích lũy trong các loại thực vật.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
khả năng lan truyền các kim loại nặng
trong môi trƣờng, tích lũy trong thực
vật, động vật và vào các cơ quan trong
cơ thể con ngƣời qua chuỗi thức ăn [1,
2]. Trong các kim loại nặng, chì là kim
loại nặng có độc tính cao. Khi tiếp xúc ở
một mức độ nhất định, chì gây độc đối
với động vật, kể cả con ngƣời, làm tổn
69
thƣơng hệ thần kinh và gây rối loạn não.
Tiếp xúc ở mức cao với chì sẽ dẫn đến
tình trạng rối loạn máu ở động vật.
Giống với thủy ngân, chì là chất độc
thần kinh, tích tụ trong mô mềm và
trong xƣơng, rất khó bị đào thải. Trong
khi đó, đồng và kẽm là các nguyên tố vi
lƣợng, cần thiết cho sự phát triển của
động, thực vật cũng nhƣ con ngƣời,
nhƣng khi vƣợt quá hàm lƣợng cho phép
sẽ gây độc [3].
Trong công trình này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu khả năng và mức độ tích lũy
của đồng, chì và kẽm trong thực vật khi
trồng trên nền đất bị ô nhiễm 3 kim loại
nặng trên, bằng cách triển khai mô hình
thực nghiệm mô phỏng nền đất bị ô
nhiễm các kim loại nặng quan tâm trên
cây rau bó xôi (Spinacia oleracea L.)
2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA
CHẤT
2.1. Thiết bị, dụng cụ
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Shimadzu AA – 7000 có các đèn catôt
rỗng của Cu, Pb và Zn hấp thụ ở các
bƣớc sóng Cu = 324,64nm, Pb =
283.45nm, Zn = 213, 52nm.
- Hệ thống khí nén và khí Ar.
- Bếp điện Fisher Science, Cộng hòa
Liên bang Đức.
- Cân phân tích có độ nhạy 10-5 của
hãng Satorius, Cộng hòa Liên bang Đức.
- Cốc, phễu, bình tam giác, bình định
mức các loại; Cộng hòa Liên bang Đức.
- Pipet các loại, micropipet (0-25µl, 0-
100 µl); Vƣơng quốc Anh.
2.2. Hóa chất
Các loại hóa chất:
- HCl 37%; HNO3 65% của hãng
Merck, Cộng hòa Liên bang Đức.
- Cu(NO3)2.3H2O, Pb(NO3)2,
Zn(NO3).6H2O đƣợc sản xuất tại công ty
Alpha Chemika, Ấn Độ.
- Dung dịch Cu2+ 1mg/mL, dung dịch
Pb
2+
1mg/mL và dung dịch Zn2+
1mg/mL đƣợc chuẩn bị từ các loại hóa
chất trên.
3. THỰC NGHIỆM
3.1. Mô hình thực nghiệm
Đất sử dụng để gây ô nhiễm là tầng đất
mặt (lấy ở độ sâu 0 – 20cm) trong ruộng
trồng rau trên địa bàn phƣờng 8, thành
phố Đà Lạt. Theo các phân tích về tính
chất hóa học của đất cho thấy, đất chứa
hàm lƣợng các kim loại nặng Cu, Pb, Zn
thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép [5]
(Cu: 42,78 ± 3,04; Pb: 29,53 ± 2,16; Zn:
54,97 ± 4,05 mg/kg đất khô).
Mô hình thực nghiệm bao gồm các khu
vực sau:
- Khu vực ô nhiễm đồng: đất đƣợc gây
ô nhiễm Cu2+ với các mức 50, 100, 200,
300, 400, 600, 800, 1000 mg/kg đất khô.
- Khu vực ô nhiễm chì: đất đƣợc gây ô
nhiễm Pb2+ với các mức 70, 100, 200,
300, 400, 600, 800, 1000 mg/kg đất khô.
- Khu vực ô nhiễm kẽm: đất đƣợc gây
ô nhiễm Zn2+ với các mức 100, 200,
300, 400, 600, 800, 1000 mg/kg đất khô.
- Khu vực đối chứng: cây bó xôi đƣợc
trồng trên nền đất trên nhƣng không gây
ô nhiễm.
Để đảm bảo tính thống kê, mỗi nghiệm
thức trong các khu vực trên đƣợc lặp lại
3 lần, tổng số nghiệm thức trong mô
hình là 23 x 3 = 69. Mỗi nghiệm thức có
diện tích 1500 cm2 (dài 50 cm, rộng 30
70
cm, sâu: 20 cm), đƣợc trồng 6 cây bó
xôi. Trong mô hình trên, cây rau bó xôi
đƣợc trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Lâm Đồng [4].
3.2. Chuẩn bị mẫu và phân tích
Cây rau bó xôi đƣợc thu hoạch sau khi
trồng 6 tuần. Sau khi cắt bỏ rễ, lá úa, rau
đƣợc rửa sạch, cho vào trong túi nilon và
đƣa về phòng thí nghiệm. Rửa lại rau
bằng nƣớc cất một vài lần, để ráo nƣớc,
cân khối lƣợng tƣơi. Sau đó cắt nhỏ, sấy
ở nhiệt độ 105oC trong 30 phút và ở
70
oC cho đến khi khối lƣợng không đổi.
Cân xác định khối lƣợng khô, nghiền
mịn và cho vào lọ PE, đậy nắp, dán
nhãn, bảo quản nơi khô, thoáng.
Các mẫu sau khi xử lý sơ bộ đƣợc vô cơ
hóa mẫu nhƣ sau: Cân trên cân phân tích
một lƣợng mẫu (0,5 gam) cho vào bình
tam giác, thêm vào bình 15 mL dung
dịch HNO3 đặc và 5 mL dung dịch HCl
đặc; đậy bình bằng kính đồng hồ, để qua
đêm. Sau đó, đun trên bếp cách cát cho
đến khi dung dịch trong suốt và không
còn khí màu nâu đỏ thoát ra. Chuyển
mẫu sang cốc thủy tinh, tiếp tục đun đến
cạn để đuổi hết lƣợng axit dƣ. Dùng
dung dịch HNO3 0,5 N để hòa tan mẫu
và chuyển định lƣợng vào bình định
mức dung tích 10 ml, định mức bằng
dung dịch HNO3 0,5N.
Các nguyên tố trên đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
với kỹ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa (F-
AAS).
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu nhận đƣợc từ mô
hình thực nghiệm cho thấy đồng, chì và
kẽm đều là các kim loại nặng có khả
năng tích lũy trong rau bó xôi. Khi tăng
hàm lƣợng của chúng trong đất sẽ dẫn
đến sự hấp thụ, tích lũy và kết quả là gia
tăng hàm lƣợng các kim loại này trong
sinh khối cây rau bó xôi.
4.1. Sự tích lũy của Cu2+ trong sinh
khối cây rau bó xôi khi đƣợc trồng
trên nền đất ô nhiễm
Kết quả trình bày trong Bảng 1 cho thấy
hàm lƣợng của đồng trong rau tăng khi
tăng mức độ ô nhiễm đồng trong đất
.Bảng 1. Hàm lượng của Cu2+ trong đất ô nhiễm và trong sinh khối rau bó xôi
STT Hàm lƣợng Cu2+
trong đất (mg/kg
đất khô)
Hàm lƣợng Cu2+ trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi)
Khoảng hàm lƣợng
dao động trong các
mẫu
Giá trị trung
bình (TB)
Độ lệch chuẩn
(SD)
1 50 2.92 ÷ 3.47 3.16 0.28
2 100 4.96 ÷ 5.83 5.28 0.48
3 200 6.18 ÷ 7.02 6.53 0.44
4 300 6.54 ÷ 7.39 7.06 0.45
5 400 7.01 ÷ 8.09 7.49 0.55
6 600 7.35 ÷ 8.39 7.93 0.53
7 800 7.74 ÷ 8.91 8.28 0.59
8 1000 8.09 ÷ 9.22 8.54 0.60
71
Tại ngƣỡng cho phép về hàm lƣợng
Cu
2+
trong đất nông nghiệp [5]
(50mg/kg đất khô), hàm lƣợng đồng tích
lũy trong rau bó xôi là 3,16 mg/kg rau
tƣơi, thấp hơn ngƣỡng cho phép theo
Quy định của Bộ Y tế [6] (5mg/kg)
36,8%. Khi hàm lƣợng Cu2+ trong đất
tăng gấp đôi (100mg/kg đất khô), hàm
lƣợng đồng tích lũy trong rau bó xôi
tăng 1,67 lần (5,28ppm), vƣợt giới hạn
cho phép 5,6%.
Trong những nghiệm thức đầu tiên của
mô hình (50; 100; 200; 300ppm), mức
độ đồng tích lũy trong sinh khối cây rau
bó xôi tăng mạnh; trong khi đó, ở những
nghiệm thức sau (từ 400ppm trở lên),
mức độ tích lũy của đồng trong rau tăng
không đáng kể, mặc dù hàm lƣợng đồng
trong đất tăng lên rất cao, chứng tỏ sự
hấp thụ và tích lũy đồng trong rau bó xôi
có một ngƣỡng giới hạn (khoảng 8,06
ppm). Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng
đồng trong đất và trong sinh khối cây
rau bó xôi có thể đƣợc biểu diễn bằng
phƣơng trình: y = 1,698lnx – 2,8737 (R2
= 0,9608) với x là hàm lƣợng đồng trong
đất (mg/kg đất khô), y là hàm lƣợng
đồng trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi).
4.2. Sự tích lũy của Pb2+ trong sinh
khối cây rau bó xôi khi đƣợc trồng
trên nền đất ô nhiễm
Khả năng hấp thụ và tích lũy chì từ đất
lên rau bó xôi đƣợc đánh giá từ kết quả
của mô hình thứ hai, đƣợc biểu diễn
trong Bảng 2.
Kết quả nghiên cứu chứng minh khả
năng hấp thụ và tích lũy chì từ đất của
rau bó xôi là thấp. Khi hàm lƣợng chì
trong đất ở mức giới hạn cho phép [5]
(70mg/kg đất khô), hàm lƣợng chì tích
lũy trong rau là 0,12 mg/kg rau tƣơi,
thấp hơn giới hạn cho phép [6]
(0,5mg/kg rau tƣơi) 76%. Khi hàm
lƣợng chì trong đất cao gấp 4,3 lần hàm
lƣợng cho phép (300ppm), hàm lƣợng
chì tích lũy trong sinh khối cây rau bó
xôi mới vƣợt mức cho phép 1,34 lần
(0,67 mg/kg rau tƣơi).
Bảng 2. Hàm lượng của Pb2+ trong đất ô nhiễm và trong sinh khối rau bó xôi
STT Hàm lƣợng Pb2+ trong
đất (mg/kg đất khô)
Hàm lƣợng Pb2+ trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi)
Khoảng hàm lƣợng dao
động trong các mẫu
Giá trị trung
bình (TB)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
9 70 0.11 ÷ 0.14 0.12 0.02
10 100 0.20 ÷ 0.25 0.22 0.03
11 200 0.39 ÷ 0.47 0.43 0.04
12 300 0.63 ÷ 0.73 0.67 0.05
13 400 0.82 ÷ 0.97 0.89 0.08
14 600 1.21 ÷ 1.41 1.31 0.10
15 800 1.45 ÷ 1.70 1.59 0.13
16 1000 1.89 ÷ 2.13 1.98 0.13
72
Khác với đồng, sự tích lũy của chì từ đất
lên cây rau bó xôi biến thiên liên tục
cùng với sự gia tăng hàm lƣợng chì
trong đất. Tuy nhiên, lƣợng chì bị hấp
thu và tích lũy trong rau là khá thấp. Kết
quả từ mô hình chƣa xác định đƣợc
ngƣỡng hấp thụ của chì từ đất lên cây
rau bó xôi. Sự phụ thuộc giữa hàm
lƣợng chì trong đất và hàm lƣợng chì
tích lũy trong sinh khối cây rau bó xôi
có thể đƣợc biểu diễn qua phƣơng trình:
y = 0,002x + 0,0422 (R
2
= 0,9943),
trong đó, x là hàm lƣợng chì trong đất
(mg/kg đất khô), y là hàm lƣợng chì tích
lũy trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi).
4.3. Sự tích lũy của Zn2+ trong sinh
khối cây rau bó xôi khi đƣợc trồng
trên nền đất ô nhiễm
Kết quả nhận đƣợc từ mô hình nghiên
cứu sự hấp thu và tích lũy kẽm từ đất lên
sinh khối cây rau bó xôi đƣợc trình bày
trong Bảng 3.
Kết quả cho thấy, tại mức giới hạn về
hàm lƣợng kẽm trong đất nông nghiệp
[5] (200 mg/kg), hàm lƣợng kẽm tích
lũy trong rau là 10,66mg/kg, cao hơn
giới hạn cho phép của Bộ Y tế [6]
(10mg/kg) 6,6%. Khi tăng hàm lƣợng
kẽm trong đất lên gấp đôi (400mg/kg),
hàm lƣợng kẽm tích lũy trong rau tăng
1,73 lần (18,44 mg/kg rau tƣơi), vƣợt
mức cho phép 1,84 lần. Nhƣ vậy, bó xôi
có khả năng hấp thụ và tích lũy kẽm cao.
Tƣơng tự nhƣ chì, mô hình thực nghiệm
chƣa xác định đƣợc ngƣỡng giới hạn về
sự hấp thụ và tích lũy kẽm từ đất lên cây
rau bó xôi do hàm lƣợng kẽm trong rau
biến thiên mạnh cùng với sự tăng hàm
lƣợng kẽm trong đất. Mối tƣơng quan
giữa hàm lƣợng kẽm trong đất và hàm
lƣợng kẽm tích lũy trong sinh khối cây
rau bó xôi đƣợc biểu diễn qua phƣơng
trình: y = 0,0475x + 0,6393 (R
2
=
0,9981), với x là hàm lƣợng kẽm trong
đất (mg/kg đất khô), y là hàm lƣợng
kẽm trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi).
Bảng 3. Hàm lượng của Zn2+ trong đất ô nhiễm và trong sinh khối rau bó xôi
STT Hàm lƣợng Zn2+ trong
đất (mg/kg đất khô)
Hàm lƣợng Zn2+ trong rau bó xôi (mg/kg rau tƣơi)
Khoảng hàm lƣợng dao
động trong các mẫu
Giá trị trung
bình (TB)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
17 100 4.91 ÷ 5.87 5.30 0.50
18 200 10.02 ÷ 11.48 10.66 0.75
19 300 13.61 ÷ 15.91 14.86 1.16
20 400 17.31 ÷ 19.82 18.44 1.27
21 600 27.92 ÷ 32.68 30.04 2.42
22 800 35.17 ÷ 41.47 38.93 3.32
23 1000 43.79 ÷ 50.34 47.79 3.51
73
Kết quả nhận đƣợc từ các mô hình
nghiên cứu trên cho thấy sự khác nhau
về mức độ tích lũy các ion kim loại
Cu
2+
, Pb
2+
, Zn
2+
từ đất lên sinh khối cây
rau bó xôi (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. So sánh mức độ tích lũy của các ion kim loại Cu2+, Pb2+ và Zn
2+
từ đất
lên sinh khối cây rau bó xôi
Nhƣ vậy, Cu2+, Pb2+, Zn2+ đều là những
kim loại có khả năng tích lũy trong cây
rau bó xôi, nhƣng với mức độ khác
nhau. Trong ba ion kim loại đƣợc nghiên
cứu, kẽm có khả năng tích lũy cao nhất,
trong khi đó chì có khả năng tích lũy
thấp nhất.
5. KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có
sự tƣơng quan về hàm lƣợng ion kim
loại nặng Cu2+, Pb2+, Zn2+ trong đất
trồng và trong rau bó xôi; trong đó có sự
khác nhau rõ rệt về mức độ hấp thu và
tích lũy các ion kim loại nặng từ đất ô
nhiễm lên loại rau này. Đồng đƣợc hấp
thu và tích lũy có giới hạn trong cây rau
bó xôi trong khi chì hấp thu và tích lũy
trong rau là khá thấp và kẽm hấp thu và
tích lũy trong rau lại rất cao.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả
nghiên cứu trên một loại rau và trên một
vùng đất chuyên canh tại Đà Lạt. Để có
thể rút ra những kết luận có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, cần tiến hành
nghiên cứu về khả năng hấp thu và tích
lũy kim loại nặng trong các loại rau khác
nhau ở những vùng đất, loại đất bị ô
nhiễm khác nhau.
Chúng tôi sẽ tiếp tục công bố kết quả về
hƣớng nghiên cứu này trong những công
trình tiếp theo. (xem tiếp tr.86)
Hàm lƣợng ion kim loại trong đất (mg/kg đất khô)
Hàm lƣợng ion kim loại trong rau (mg/kg tƣơi)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19130_65277_1_pb_1051_2096732.pdf