Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp quản lý ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Giải pháp quản lý các hoạt động du lịch - Đối với chủ đầu tư, chủ dự án: Phải cải tạo, nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch; thực hiện đánh giá tác động môi trường du lịch trong lĩnh vực du lịch - Đối với các cơ sở lưu trú: Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải, chất thải theo quy định của pháp luật. - Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các tài liệu hướng dẫn du lịch; nhắc nhở, chỉ dẫn du khách tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nơi đến du lịch. - Đối với các tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách: Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. - Đối với ban quản lý khu, điểm du lịch: Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường, niêm yết tại những nơi dễ quan sát ở điểm du lịch; đặt thùng rác ở nơi thuận tiện để cho khách xả rác; lập báo cáo môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật. - Đối với du khách: Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi đến du lịch và trên hành trình du lịch. - Đối với các tổ chức, cá nhân trong khu, điểm du lịch: Tham gia bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch, phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp quản lý ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 47 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Ở QUẬN SƠN TRÀ, TP. ĐÀ NẴNG Nguyễn Thanh Tưởng* TÓM TẮT Cân nhắc giữa phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch và các tác động môi trường là vấn đề được rất nhiều địa phương quan tâm. Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khó khăn thử thách đã và đang đặt ra cho ngành du lịch quận Sơn Trà, trong đó việc bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch đang trở thành vấn đề ngày càng bức xúc. Bài viết này, chúng tôi nghiên cứu quá trình hoạt động du lịch diễn ra ở quận Sơn Trà, trên sơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá mức độ, khả năng tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường và đề xuất những giải pháp hợp lý để vừa phát triển du lịch, vừa đảm bảo chất lượng môi trường. 1. Đặt vấn đề Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Quận Sơn Trà. Trong thời gian qua, Quận đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực và đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với vị thế của Quận trong thành phố. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra cho ngành du lịch Quận là việc bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch đang trở thành vấn đề ngày càng bức xúc. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, rác thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, của du khách và những người bán hàng rong vẫn chưa được khắc phục. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường để đề xuất những giải pháp phòng ngừa, khắc phục, bảo đảm môi trường cho hoạt động du lịch được hiệu quả và bền vững. 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 2.1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên 2.1.1. Tác động tích cực Thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà" với bốn chương trình chính là bảo tồn, tăng cường năng lực nhận thức, nâng cao nhận thức và phát triển du lịch. Mục tiêu của đề án là bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng trong phạm vi Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái trong vùng; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực này. Từ năm 2007, Thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương khoanh vùng bảo vệ vùng biển khoảng 4.000ha từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và quanh bán đảo Sơn Trà. Mục tiêu của đề án nhằm tổ chức bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển, duy trì tính tự nhiên của thủy sản khu vực gắn liền quyền lợi của cộng đồng với việc bảo vệ nguồn lợi TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 48 thủy sản, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cộng đồng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản, hướng đến hình thành khu vực câu cá phục vụ du khách. Từ năm 2010 trở đi, ngoài việc bảo vệ nghiêm ngặt các rạn san hô sẽ triển khai việc phục hồi hệ sinh thái gần bờ, bảo đảm đa dạng sinh học và làm giàu nguồn lợi thủy sản phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái biển. Ngoài ra, các tổ đội chuyên trách tăng cường vận động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên quý ở khu vực này. 2.1.2. Tác động tiêu cực - Tác động lên địa hình, đất đai Hiện nay, cảnh quan ở một số điểm, khu du lịch ở quận Sơn Trà bị biến dạng nhiều do con người bằng các hoạt động như nổ mìn phá đá mở đường, san ủi tạo mặt bằng để lấy đất xây dựng bãi đỗ xe, khách sạn nhà hàng và các dịch vụ lưu trú khác. Hiện trên đoạn đường dài khoảng 3km từ khu nghỉ mát Sơn Trà đến cuối đường Hoàng Sa đang tiềm ẩn khả năng sạt lở rất lớn. Nặng nhất là đoạn dưới chân núi Linh Ứng thuộc khu vực Bãi Bụt. Một phần lớn quả đồi đã bị sạt lở, trơ ra những mảng sườn đồi đỏ ối rộng cả ngàn mét vuông, gây nguy hiểm cho người qua lại, nhất là vào buổi tối hoặc những lúc trời mưa. Về mặt tự nhiên, bán đảo Sơn Trà ở độ cao trung bình 693m, có độ dốc khoảng 25 - 300. Mặt khác, kết cấu địa chất ở bán đảo này có đến gần 70% là đất phong hóa đỏ vàng có tính liên kết kém, dễ trôi lở và bạc màu. Do vậy, núi Sơn Trà có nguy cơ bị xói lở rất lớn, nhất là sau những cơn mưa nếu rừng cứ tiếp tục bị tàn phá. - Ô nhiễm nước Nước thải có dầu từ hoạt động của tàu thuyền; nước thải từ các công trình xây dựng, từ hoạt động lưu trú, vui chơi giải trí, từ các phòng giặt quần áo, từ bếp ăn nhà hàng nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu; nước thải ra môi trường mà khu vực tiếp nhận là ven biển; nước từ cống thải chung của Thành phốđã ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại Khách sạn Mỹ Khê TT Tên chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử Kết quả Giá trị giới hạn (so với QCVN9: 2008/BTNMT) 1 pH - OAKTON Ph5 6,9 5,5-8,5 2 Độ cứng tổng (CaCO3) mg/l Standard Methods- 2340C 182 500 3 COD mg/l TCVN 5370:1991 0,5 4 4 Zn mg/l Cực phổ xung vi phân 0,19 3,0 5 Pb mg/l Cực phổ xung vi phân 0,002 0,01 UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 49 6 Cd mg/l Cực phổ xung vi phân 0,002 0,005 7 Mn mg/l TCVN 6002:1995 0,02 0,5 8 Cu mg/l Cực phổ xung vi phân 0,021 1,0 9 Hg mg/l TCVN 5991:1995 Kph 0,001 10 NO3 - mg/l HACH-Method 8039 63,6 15 11 Fe mg/l HACH-Method 8008 0,04 5 12 NH4 + mg/l HACH-Method 8038 0,64 0,1 13 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-2-96 11x103 3 14 E.Coli MPN/100ml TCVN 6187-2-96 2 Kph (Nguồn:Sở KH&CN Đà Nẵng, 2010) Ghi chú: (-): Không quy định; Kph: không phát hiện Nhận xét: Qua bảng phân tích mẫu cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, trừ NO3-, NH4+, Coliform, E.Coli vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ khu vực khách sạn Mỹ Khê Stt Tên chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử Kết quả Giá trị giới hạn (so với QCVN10: 2008/BTNMT) 1 pH - OAKTON pH5 7,0 6,5-8,5 2 Dầu mỡ mg/l Standard Methods-5520 Kph 0,1 3 DO mg/l SENSO DIRECT –OX24 4,4 >=4 4 Zn mg/l Cực phổ xung vi phân 0,22 1,0 5 Pb mg/l Cực phổ xung vi phân 0,001 0,02 6 Cd mg/l Cực phổ xung vi phân Kph 0,005 7 Cu mg/l Cực phổ xung vi phân 0,019 0,5 8 Fe mg/l HACH-Method 8008 0,06 0,1 9 NH4 + mg/l HACH-Method 8038 0,01 0,5 10 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-2-96 9 1000 (Nguồn: Sở KH&CN Đà Nẵng, 2010) Ghi chú: (-): Không quy định; Kph: không phát hiện Nhận xét: Qua bảng phân tích mẫu nước biển ven bờ cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Tổng lượng nước thải từ toilet cho toàn bộ khách sạn Mỹ Khê là 48m3/ngày đêm và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet chưa xử lý được tính như sau: (xem bảng 2.3) Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy khu vực ven biển Sơn Trà chưa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD); hàm lượng các thông số quan trắc đều thấp hơn quy chuẩn cho phép, ngoại trừ dầu mỡ, NH4+ và Fe. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 50 Bảng 2.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet chưa xử lý Stt Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT 1 BOD5 114,3-137,16 1285,7-1542,9 50 2 COD 182,88-259,08 2057-2914,3 - 3 SS 177,8-368,3 2000-4142,9 100 4 Dầu mỡ 25,4-76,2 285,7-857,1 20 5 Tổng Nitơ 15,24-30,48 171,4-342,9 - 6 Amoni 6,1-12,2 80-160 10 7 Tổng Photpho 2,03-10,2 26,6-133 - (Nguồn: Sở KH&CN Đà Nẵng, 2010) Ghi chú: (-): Không vượt quy chuẩn Nhận xét: Qua bảng phân tích cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải toilet vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Bảng 2.4. Chất lượng môi trường nước một số vị trí ở quận Sơn Trà năm 2009 (Số lần vượt QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước biển ven bờ) Điểm quan trắc SS Dầu mỡ N-NH4+ CN Hg Pb Fe Phenol Bãi tắm Mỹ Khê - Kph - - - - 1,72 Kph Bãi tắm Thọ Quang - Kph - - - - 8,85 Kph Bãi đá móng ngựa 0,75 - Kph - - - Kph Khu vực neo đậu tàu thuyền 1,25 17,57 - - - 2,49 Kph Biển Khu vực Mân Thái Kph - - - - - Kph Cảng Tiên Sa 0,75 - - - - - 0,50 (Nguồn: Sở TN&MT Đà Nẵng, 2010) Ghi chú:(-): không vượt quy chuẩn;( ): không có số liệu; Kph: Không phát hiện Theo kết quả quan trắc, tại các khu vực bãi tắm và ven bờ số lượng phân bố Coliform vượt quy chuẩn cho phép. (Nguồn: Sở TN&MT Đà Nẵng, 2010) Hình 2.1. Hàm lượng Coliform tại một số bãi biển năm 2008 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 B1 B4 B6 B7 B8 B9 B10 B11 B12 B13 B14 B16 QCVN 10:2008/BTNMT Ghi chú: B1: Bãi đá Móng Ngựa; B4: Biển Mân Thái; B6: biển sát cửa sông Cu Đê; B7: biển sát cửa sông Phú Lộc; B8: biển Vũng Thùng; B9: cầu cảng cảng Liên Chiểu; B10: Cầu cảng cảng Tiên Sa; B11: Bãi tắm Bắc Mỹ An; B12: bãi tắm Non Nước; B13: bãi tắm Hòa Hải; B14: bãi tắm Mỹ Khê và B16: bãi tắm Thọ Quang. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 51 Các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn ven biển với lượng nước thải hằng ngày khá cao có chứa những chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật. Lượng nước thải này được thải ra biển gây ô nhiễm kéo dài, làm nước biển ven bờ một số nơi như bãi tắm Mỹ Khê, bãi tắm Thọ Quang có màu đen, tanh và mất mỹ quan đô thị. - Ô nhiễm không khí Bụi và các khí phát thải phát sinh từ các phương tiện giao thông, máy phát điện, từ nhà bếp của các khách sạn, nhà hàng, từ các nhà vệ sinh, từ khu vực tập trung chất thải rắn. Tại khách sạn Mỹ Khê, lượng xe ra vào khu vực trong một ngày đêm là: Xe ô tô khoảng 150 chiếc, xe mô tô 2 bánh khoảng 700 chiếc. Bảng 2.5. Kết quả quan trắc không khí và vi khí hậu tại vị trí cổng khách sạn Mỹ Khê tt Tên Chỉ tiêu ĐVT Phương pháp thử Kết quả QCVN05:2009/BTNMT(1) TCVN 5949-1998 (2) 1 Nhiệt độ 0C Hydro thermometer 33 - 2 Độ ẩm % Hydro thermometer 72,0 - 3 Tiếng ồn dBA Sound Level Meter–Extech 55,1- 73,6 60(2) 4 Bụi tổng mg/m3 Airchek 2000 0,22 0,3(1) 5 SO2 mg/m3 TCVN 5971 – 1995 0,03 0,35(1) 6 NO2 mg/m3 Theo quy định của Bộ Y tế 0,19 0,2(1) 7 CO mg/m3 TCVN 353 -95 7,0 30(1) (Nguồn: Sở KH&CN Đà Nẵng, 2010) Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có độ ồn vượt so với tiêu chuẩn cho phép nhưng mức độ không đáng kể. Tại một số khu vực như Bãi Nam, Bãi Rạng, biển Mỹ Khê... vẫn còn hiện tượng đi vệ sinh không đúng nơi quy định, nhiều nhà vệ sinh không đạt yêu cầu, nhếch nhác, bẩn thỉu, gây mất vệ sinh và bốc mùi rất khó chịu, là môi trường dễ phát sinh ruồi, muỗi và các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nhận xét: Nhìn chung so với các quận khác trong Thành phố...thì môi trường không khí ở quận Sơn Trà còn tương đối tốt. Tuy nhiên, cục bộ vài nơi có xảy ra ô nhiễm bụi, tiếng ồn và mùi hôi. Ô nhiễm không khí khu vực hiện nay chủ yếu là khí thải của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong khu dân cư. Còn hoạt động du lịch cũng gây ô nhiễm không khí nhưng không đáng kể. - Tác động lên đa dạng sinh học Các công trình xây dựng gần biển còn đổ đất đá, xả nước thải xuống tầng san hô TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011) 52 khiến hệ sinh thái biển khu vực này ô nhiễm nặng. Tình trạng khai thác san hô vô tội vạ, tàu thuyền đánh bắt hải sản và phục vụ du lịch neo đậu ở khu vực giàu san hô, du khách vứt đồ ăn thức uống dư thừa xuống biển mà hầu như không bị ngăn cản. Theo thống kê, vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và quanh bán đảo Sơn Trà có 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 47 giống, 15 họ và 3 giống san hô mềm...Tuy nhiên, qua khảo sát trong phạm vi 104ha cho thấy, chỉ có gần 10% rạn san hô ở tình trạng tốt và rất tốt, có đến hơn 80% xấu và rất xấu. Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản, ít nhất 5ha san hô quanh bán đảo Sơn Trà bị trầm tích gây chết. Từ đường Ngô Quyền rẽ vào con đường dẫn lên Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có khoảng 40 trang trại, chặt phá rừng để làm nhà, đào ao cá... với mục đích đón đầu cơ hội phát triển du lịch sinh thái. Xin được kết lại bằng lời của ông Hoàng Đình Bá (được giới nghiên cứu về môi trường sinh thái Đà Nẵng gọi là “nhà Sơn Trà học”) cho biết: “Gọi Sơn Trà là “lá phổi” bởi sự tác động của nó đến môi trường sinh thái Đà Nẵng là rất lớn. Ngoài nhiệm vụ chắn bão, rừng Sơn Trà còn làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng khí và một phần nước ngọt cho trên 800.000 người dân Đà Nẵng. Nếu rừng Sơn Trà bị phá đi thì lá chắn kia sẽ không còn có ý nghĩa nữa”. 2.2. Giải pháp quản lý các hoạt động du lịch - Đối với chủ đầu tư, chủ dự án: Phải cải tạo, nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch và các công trình phục vụ du lịch; thực hiện đánh giá tác động môi trường du lịch trong lĩnh vực du lịch - Đối với các cơ sở lưu trú: Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải, chất thải theo quy định của pháp luật. - Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các tài liệu hướng dẫn du lịch; nhắc nhở, chỉ dẫn du khách tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nơi đến du lịch. - Đối với các tổ chức, cá nhân vận chuyển hành khách: Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. - Đối với ban quản lý khu, điểm du lịch: Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường, niêm yết tại những nơi dễ quan sát ở điểm du lịch; đặt thùng rác ở nơi thuận tiện để cho khách xả rác; lập báo cáo môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật. - Đối với du khách: Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường ở nơi đến du lịch và trên hành trình du lịch. - Đối với các tổ chức, cá nhân trong khu, điểm du lịch: Tham gia bảo vệ, tôn tạo môi trường du lịch, phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường. - Đối với cơ quan quản lý du lịch: Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch theo hướng bền vững phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011) 53 - Đối với cơ quan quản lý môi trường: Cung cấp số liệu định kỳ để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành và khả năng ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở kinh doanh du lịch. 3. Kết luận Nghiên cứu này đã khái quát được thực trạng và diễn biến môi trường chính ở quận Sơn Trà, đồng thời đã xác định được những vấn đề tồn tại trong hoạt động du lịch và đề xuất được phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Nghiên cứu này là tài liệu hỗ trợ cho các ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương một cách bền vững hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo hiện trạng môi trường 2009, 2010. [2] UBND Thành phố Đà Nẵng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Sơn Trà thời kỳ 2001 -2010. [3] UBND Thành phố Đà Nẵng, Phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng 2007 – 2010 A STUDY ON THE IMPACTS OF TOURISM ACTIVITIES ON THE NATURAL ENVIRONMENT AND FORMULATING THE SOLUTIONS FOR MANAGEMENT IN SONTRA DISTRICT, DANANG CITY Nguyen Thanh Tuong The University of Danang – University of Science and Education ABSTRACT Weighing the social-economic development, especially tourism development, and the environmental impact is a matter of much local interest. Da Nang in general and Son Tra District in particular has great potential for tourism development. However, tourism of Son Tra District has faced many challenges, among which environmental protection at tourism resorts and spots has become an increasingly urgent problem. In this paper, we study the impact of tourist activities on the environment and propose reasonable solutions to develop tourism development, while ensure environmental quality. *ThS. Nguyễn Thanh Tưởng - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_hoat_dong_du_lich_den_moi_truong_tu.pdf
Tài liệu liên quan