- Giải pháp về nguồn nhân lực
Cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các đội ngũ khác có kiến thức vững
về ngoại ngữ, về cách cư xử, kiến thức văn hóa, lịch sử, các đặc điểm và quá trình phát
triển của VQG PNKB, cũng như giá trị của một di sản Thiên nhiên thế giới để truyền
đạt và nâng cao cảm nhận cho du khách về giá trị của tài nguyên góp phần tuyên truyền
giáo dục cho du khách trong bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa.
2.3.2. Giải pháp về môi trường
- Đối với các cơ quan quản lý du lịch, môi trường
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, có bộ phận chuyên trách về quản lý
môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc BVMT của các cơ sở kinh doanh du
lịch, của người dân, du khách tại các điểm tham quan của VQG. Đồng thời tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về pháp luật BVMT.
- Đối với các chủ đầu tư, chủ dự án, chủ nhà hàng, khách sạn
+ Đối với các công trình đang thi công: Những khu vực đang thi công phải được
che chắn cẩn thận. Khu vực tập kết các vật liệu xây dựng, các bãi thải, phải được che
chắn, khoanh vùng, nước thải sinh hoạt, rác thải xây dựng cần phải được thu gom và xử
lý đúng quy định.
+ Đối với các công trình đã đi vào hoạt động: Không dùng than tổ ong, dùng củi
quá nhiều trong đun nấu. Nước thải phải xử lý để phù hợp với tiêu chuẩn trước khi thải
ra môi trường. Ngoài ra cần phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện, nước
- Đối với người dân sống ở khu vực VQG: UBND tỉnh Quảng Bình và Ban quản
lý VQG PNKB cần có những chính sách khuyến khích người dân, đặc biệt là các dân
tộc thiểu số định canh, định cư, sử dụng đất một cách hợp lý để sản xuất tăng thu nhập,
tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào rừng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và đề xuất giải pháp quản lý ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012)
49
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Ở VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
Nguyễn Thanh Tưởng, Trương Thị Sen*
TÓM TẮT
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới vào ngày 5/7/2003. Đây chính là một bước ngoặt mới cho sự phát triển du lịch
của tỉnh Quảng Bình. Từ khi được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, lượng khách đến
tham quan, nghiên cứu ở đây ngày càng tăng. Điều này đã gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là về môi trường tự nhiên. Do vậy vấn đề đặt ra là
phải làm sao để quản lý, phát triển du lịch cũng như việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi
trường hợp lý và hiệu quả. Bài viết này, chúng tôi nghiên cứu quá trình hoạt động du lịch diễn
ra ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trên sơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá tác
động của các hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và đề xuất những giải pháp hợp lý để
vừa phát triển du lịch, vừa đảm bảo chất lượng môi trường.
Từ khóa: Phong Nha - Kẻ Bàng, môi trường tự nhiên, hoạt động du lịch, Quảng Bình
1. Đặt vấn đề
Phát triển du lịch được xem là một hoạt động kinh tế quan trọng của Vườn Quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng (VQG PNKB), nó đóng góp một nguồn thu nhập rất lớn cho VQG
và nền kinh tế của địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều khó khăn
đặt ra là tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch, khách du lịch vẫn chưa được khắc phục.
2. Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tự nhiên, KTXH và tình hình hoạt động du lịch của VQG PNKB
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
VQG PNKB nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt-Lào, với hai
dạng địa hình chính: Phía Tây là hệ núi đá vôi với địa hình chia cắt mạnh mẽ, có độ cao
trung bình khoảng 600m. Phía đông là dãy núi đất Ba Rền, U Bò chạy theo hướng Bắc
tới Nam. VQG nằm trong lưu vực của các con sông: Rào Thương, sông Chày, sông Son.
Đây là một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh rộng hơn 4 vạn ha với tính ĐDSH cao,
khoảng 568 loài thực vật, 876 loài động vật, cùng với hệ thống hang động nổi tiếng như
động Phong Nha, động Thiên Đường
2.1.2. . Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ngoài người Kinh chiếm phần lớn, còn có dân tộc Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và
Trì, Sách, Mày, Rục và Arem cũng có mặt và sinh sống tập trung trong vùng của
VQG. Người dân ở đây chủ yếu hoạt động trong nông, lâm nghiệp, chỉ có khoảng 5%
tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012)
50
2.1.3. Tình hình hoạt động du lịch của VQG PNKB
Năm 2002, VQG đón 159,139 lượt khách nhưng đến năm 2011 lên đến 346.000
lượt khách (tăng 297,8%). Doanh thu từ ngành du lịch cũng tăng lên, năm 2002 đạt
2,617 tỉ đồng và lên 24,5 tỉ đồng năm 2011. Du lịch ở VQG góp phần giải quyết việc
làm cho gần 1.600 lao động. Năm 2011 VQG đóng góp 24,5 tỉ đồng cho GDP huyện Bố
Trạch từ doanh thu khách du lịch đến tham quan hang động ở Phong Nha.
2.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
2.2.1. Tác động tích cực
Dự án "Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn TNTN khu vực VQG PNKB " với
nguồn vốn đầu tư 15,77 triệu Euro, được tiến hành trong thời gian từ năm 2008 đến
2015. Dự án "Xây dựng KDL bảo tồn thực vật nguyên sinh và động vật hoang dã
PNKB" do chủ đầu tư Công ty TNHH phát triển văn minh đô thị Hà Nội với tổng số
vốn đầu tư 200 tỉ đồng. Dự án GTZ - Phát triển du lịch đường mòn sinh thái suối Nước
Mọoc; Dự án KFW - Hỗ trợ phát triển vùng đệm; Dự án Counterpart - Phát triển du lịch
cộng đồng tại thôn Chày Lập; Dự án xây dựng bãi chứa và xử lý rác thải tại xã Sơn
Trạch với tổng số vốn đầu tư là 2,7 tỷ đồng góp phần giảm thiểu áp lực đối với môi
trường do lượng rác thải từ khách du lịch và cộng đồng dân cư trong khu vực đối với
môi trườngCác dự án này nhằm mục đích điều tra, khảo sát, nghiên cứu thống kê các
HST, ĐDSH, phát hiện nhiều loài động, thực vật mới, trong đó có nhiều loại đặc biệt
quý hiếm, phát hiện ra đặc điểm sinh sống của chúng, góp phần tôn vinh giá trị tài
nguyên sinh vật; hỗ trợ quản lý, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên và môi trường trong phát
triển du lịch VQG PNKB.
2.2.2. Tác động tiêu cực
- Làm biến đổi địa hình
Hiện nay, cảnh quan ở một số khu vực ở VQG PNKB bị biến dạng nhiều do con
người bằng các hoạt động như: san ủi lấy mặt bằng xây dựng bãi đỗ xe tại khu vực đón
tiếp Trung tâm và bãi đỗ xe tại hang 8 Thanh Niên xung phong; mở rộng, cải tạo bến
thuyền du lịch Phong Nha; xây dựng khu nghỉ mát, giải trí sinh thái VQG PNKB; xây
dựng khu du lịch sinh thái Phong Nha Resort; Dự án SEAVIDEC - Khai thác, mở rộng
động Thiên Đường Tất cả các dự án này đã chiếm một diện tích rất lớn trong khu vực
VQG, làm suy giảm diện tích rừng, gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất ở
một số khu vực khá nghiêm trọng.
- Ô nhiễm đất đai
Hiện nay, tại VQG có 19 cơ sở lưu trú với 168 phòng, 50 cơ sở dịch vụ ăn uống,
100 điểm bán hàng và 311 thuyền máy tập trung tại bến đón khách du lịch ra vào VQG.
Tuy nhiên, ở đây hệ thống xử lí nước thải chưa đạt yêu cầu cho nên tình trạng nước thải
sinh hoạt ở các cơ sở này chưa qua xử lý đều tự ngấm vào lòng đất và đổ xuống
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012)
51
sônglàm cho đất đai khu vực này có nguy cơ bị ô nhiễm cao.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích môi trường đất
Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả TCVN
7902-2002 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6
pH 5,75 5,78 5,75 5,76 5,81 5,62 7,00
Nitơ tổng % 0,12 0,24 0,24 0,64 0,45 0,14 -
Photpho % 0,06 0,17 0,12 0,09 0,22 0,15 -
Đồng mg/kg 35 46 31 42 87 42 ≤100
Sắt mg/kg 15,7 16,8 21,5 16,2 13,6 18,3 -
Mangan mg/kg 74 76 68 73 68 72 -
Kẽm mg/kg 78 96 75 68 82 86 ≤ 300
Crôm (VI) mg/kg KPH KPH KPH KPH KPH KPH -
Niken mg/kg 4 5 3 5 3 4 -
Arsenic mg/kg KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 12
Thiếc mg/kg 3 5 3 2 2 4 -
Chì mg/kg 10 15 12 10 12 13 ≤ 300
(Nguồn: Sở TN&MT Quảng Bình, 2011); Ghi chú: KPH: Không phát hiện; (-): Không quy định
Vị trí lấy mẫu: Ở thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch.
Đ1: 17036’39,4’’B, 106018’26,1’’Đ; Đ2: 17036’35,2’’B, 106018’36,1’’Đ; Đ3 17036’32,6’’B, 106018’59,7’’Đ;
Đ4: 17036’31,9’’B, 106018’54,2’’Đ ; Đ5: 17036’42,2’’B, 106018’19,7’’Đ; Đ6: 17036’36,9’’B, 106018’13,6’’Đ
Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Ô nhiễm nước
Nước thải có dầu từ hoạt động của tàu thuyền vận chuyển khách du lịch đi lại trên
sông, nước thải của các công trình xây dựng, từ hoạt động lưu trú, từ các phòng giặt
quần áo, từ bếp ăn nhà hàng nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu, nước thải
ra môi trường mà lưu vực tiếp nhận là các con sông, đặc biệt là sông Son, ảnh hưởng
đến chất lượng nước, chất ô nhiễm phổ biến nhất là chất hữu cơ và vi sinh vật.
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước ở VQG PNKB
Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả TCVN
5502:2003 1 2 3 4
pH - 5,0 6,5 6,5 6,4 5,5-9
COD Mg/l 40 35 37 35 < 35
BOD5 Mg/l 18 14 11 9 < 25
TS Mg/l 17 17 15 16 <20
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012)
52
Độ đục Mg/l 3 2 1 1 -
NO2 Mg/l 0,02 0,01 0,01 0,01 <10
NO3 Mg/l 8 8 7 7 <10
Độ cứng Mg/ICACO3 38 35 36 36 -
Màu Pt/Co 10 9 9 9 -
Cyanua Mg/l KPH KPH KPH KPH -
NH3 Mg/l 0,02 0,03 0,03 0,02 ≤ 0,05
Fe Mg/l 0,05 0,02 0,02 0,01 ≤ 0,5
Zn Mg/l 0,001 0,002 0,002 0,001 ≤ 3
P tổng hợp Mg/l 0,3 0,2 0,2 0,1 <2
E.coli MPN/100ml KPH KPH KPH KPH -
Coliform MPN/100ml 9 7 4 KPH ≤ 2,2
(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, 6/2007).
Ghi chú: KPH: Không phát hiện; (-): Không quy định. Ký hiệu mẫu: 1. Sông Son; 2.Hồ chứa nước xử lí;
3.Nước sinh hoạt khu trung tâm Du lịch Phong Nha; 4. Nước sinh hoạt Sài Gòn - Phong Nha Hotel
Nhận xét: Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, trừ COD và Coliform.
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Son năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả TCVN
5942:1995 M1 M2 M3 M4 M5 M6
pH 8,2 8,16 8,17 7,85 7,95 8,12 5,5-9
Mùi Không Không Không Không Không Không -
Độ trong Cm 50 45 52 53 47 49 -
BOD5 Mg/l 6,7 6,8 6,9 6,9 6,8 6,9 < 25
COD Mg/l 18,7 19 18,4 18,5 18,9 18,6 < 35
Oxy hòa tan Mg/l 5,05 5,10 5,09 5,09 5,11 5,04 ≤2
Chất rắn lơ lửng Mg/l 23 27 25 27 29 18 ≤80
Độ muối mặn
vùng nội địa
%o 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 -
Sắt tổng số Mg/l 0,06 0,06 0,05 0,05 0,06 0,06 ≤ 2
Đồng Mg/l 0,03 0,02 0,03 0,02 0,04 0,03 ≤ 1
Mangan Mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 ≤ 0,05
Kẽm Mg/l 0,05 0,04 0,05 0,05 0,04 0,05 ≤ 0,8
Cadimi Mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 ≤2,0
Chì Mg/l 0,005 0,006 0,008 0,012 0,005 0,007 ≤ 0,02
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012)
53
Arsenic Mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 0,001 ≤ 0,1
Thủy ngân Mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 0,1
Chất tẩy rửa Mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 0,002
Dầu mỡ Mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 0,3
Coliform Mg/l 5600 5300 5400 5400 5500 5700 ≤10000
(Nguồn: Sở TN&MT Quảng Bình, 2011). Ghi chú: KPH: Không phát hiện;(-):Không quy định
Vị trí lấy mẫu:
M1: 17036’17,2’’B, 106018’20,4’’Đ; M2: 17036’33,3’’B, 106018’4,1’’Đ; M3: 17036’7,6’’B, 106017’46,7’’Đ;
M4:17036’7,2’’B, 106017’46,6’’Đ; M5: 17035’43,2’’B, 106017’4,7’’Đ; M6:17034’59,5’’B, 106016’54,6’’Đ
Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu điều nằm trong giới hạn cho phép.
- Ô nhiễm không khí
Do đặc điểm địa bàn VQG PNKB rộng, không gắn với các khu công nghiệp hay
nhà máy, mật độ lưu lượng phương tiện giao thông ít nên vấn đề khí thải chưa đến mức
báo động. Vấn đề ô nhiễm cục bộ khí thải tại một số điểm du lịch vào mùa vụ du lịch từ
tháng 3 đến tháng 8 và tại một vài điểm tham quan du lịch hoặc trục đường giao thông
số 20 như: Tại khu đón tiếp Phong Nha, khu vực vận chuyển trên sông Son. Ngoài ra,
còn có rất nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tại khu đón tiếp khách, đã sử dụng
than củi đốt làm ô nhiễm cục bộ tại một số điểm.
Bảng 2.4: Chất lượng môi trường không khí VQG PNKB
Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả
1 2 3 4 5 6
Nhiệt độ 0oc 32 25 25 24 23 20
Độ ẩm % 81 83 84 85 86 92
SO2 Mg/m3 0,006 0,003 0,005 0,002 0,005 0,001
NO2 Mg/m3 0,002 0,001 0,002 0,001 0,002 0,001
CO Mg/m3 0,1 0,1 0,1 0,12 0,12 0,1
Bụi tổng hợp Mg/m3 0,021 0,02 0,022 0,021 0,015 0,01
(Nguồn: Báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, 6/2007).
Kí hiệu mẫu:1. Cầu Xuân Sơn; 2. Km số 6 đường 20; 3. Bãi đỗ xe Phong Nha - Kẻ Bàng; 4. Nhà chờ ở
khu trung tâm đón khách; 5.Bến thuyền ở trước cửa Động; 6.Cửa Động Tiên Sơn (động khô)
Bảng 2.6: Chất lượng môi trường không khí VQG PNKB năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT
Kết quả TC02/
2003
TCVN
5937:2005 K1 K2 K3 K4 K5 K6
CO Mg/m3 KPH 1,25 1,25 KPH 1,25 KPT ≤3 ≤ 30
NO2 Mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 0,1 ≤ 0,2
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012)
54
SO2 Mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH ≤ 0,05 ≤ 0,35
Bụi Mg/m3 0,014 0,012 0,012 0,017 0,015 0,012 ≤ 0,1 ≤ 0,3
Độ ẩm % 95 95 95 95 95 95 - -
Nhiệt độ oC 27 27 27 27 27 27 ≤ 25 -
Tốc độ gió m/s 1,3 1,3 1,3 1,3 1,3 1,3 - -
(Nguồn: Sở TN&MT Quảng Bình, 2011). Ghi chú: KPH: Không phát hiện, (-): Không quy định
Thời gian đo: Từ 9h-10h30, hướng gió Đông Bắc. Vị trí đo: Ở thôn Xuân Tiến- Sơn Trạch- Bố Trạch.
K1:17036’39,6’’B, 106018’26,4’’Đ; K2:17036’35,4’’B, 106018’36,7’’Đ; K3:17036’32,8’’B,106018’59,5’’Đ;
K4:17036’31,5’’B,106018’54,7’’Đ; K5:17036’42,5’’B, 106018’19,4’’Đ; K6:17036’ 36,7’’B, 106018’13,9’’Đ
Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu điều nằm trong giới hạn cho phép.
- Làm suy giảm đa dạng sinh học
Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu
điểm DLST đang được xây dựng trong VQGlà nguyên nhân làm cho các loài động
vật bị mất nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc bị tuyệt chủng. Tổ chức phát triển các loại
hình du lịch như du lịch mạo hiểm, leo núidành cho khách nghiên cứu hệ Karst Kẻ
Bàng và các khu sinh thái PNKB dẫn đến mật độ khách du lịch tăng cao, cường độ
hoạt động giao thông lớn làm mất đi sự yên tĩnh, ảnh hưởng đến lãnh thổ của các loài
động vật hoang dã, tạo ra rào cản trên con đường di cư của một số động vật làm cho chu
kì sinh đẻ tự nhiên của chúng bị rối loạn. Việc mua các đồ lưu niệm làm từ các loài sinh
vật, mua phong lan, các loài động vật quý hiếm và nhu cầu muốn ăn các đặc sản
rừng...của du khách cũng là nguyên nhân làm cho việc khai thác, săn bắn những loài
sinh vật này gia tăng. Rác thải, nước thải không được xử lý đúng mức như COD và
Coliform sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các HST dưới nước như sông Son.
Tóm lại: Mức độ tác động của các hoạt động du lịch lên môi trường tự nhiên ở
VQG PNKB chưa nhiều, mới bắt đầu ô nhiễm nhưng chưa đến mức báo động, nhưng
trong tương lai các dự án xây dựng xong, đưa vào khai thác, số lượng khách du lịch
tăng, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ phát triển mạnh thì vấn đề ô nhiễm tất yếu
sẽ xảy ra.
2.3. Giải pháp quản lý các hoạt động du lịch
2.3.1. Giải pháp tổng thể
- Giải pháp về quy hoạch
Công tác quy hoạch tổng thể và cụ thể phát triển du lịch, bảo tồn VQG PNKB đến
nay vẫn triển khai chậm chạp như: xây dựng hệ thống xử lí chất thải, nước thải Do đó
cần nhanh chóng tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án xây dựng tuyến,
điểm du lịch, đất sử dụng cho phát triển du lịch theo đúng tiến độ.
- Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ du lịch
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.3 (2012)
55
Nâng cấp một số tuyến đường như trục đường quốc lộ 15 và 20 đi qua trục đường
PNKB nối với hầu hết các xã trong vùng đệm và thông qua cửa khẩu Lào, vì hiện nay
hệ thống này xuống cấp trầm trọng. Nâng cấp bến thuyền và sửa đổi các thuyền đã cũ
cho phù hợp với tiêu chuẩn. Hiện nay, ở đây có khoảng 19 cơ sở lưu trú, 50 cơ sở dịch
vụ ăn uốngđa số là chất lượng thấp. Vì vậy, cần xây dựng thêm và nâng cấp các nhà
hàng, khách sạn để đáp ứng các nhu cầu khách du lịch.
- Giải pháp về cộng đồng
Để phát triển du lịch bền vững cần tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp
vào các hoạt động du lịch, như tham gia hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển khách, sản
xuất các sản phẩm địa phương bán cho du khách, tham gia bảo vệ hang động, bảo vệ
rừng trong VQG
- Giải pháp về nguồn nhân lực
Cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các đội ngũ khác có kiến thức vững
về ngoại ngữ, về cách cư xử, kiến thức văn hóa, lịch sử, các đặc điểm và quá trình phát
triển của VQG PNKB, cũng như giá trị của một di sản Thiên nhiên thế giới để truyền
đạt và nâng cao cảm nhận cho du khách về giá trị của tài nguyên góp phần tuyên truyền
giáo dục cho du khách trong bảo vệ tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa.
2.3.2. Giải pháp về môi trường
- Đối với các cơ quan quản lý du lịch, môi trường
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, có bộ phận chuyên trách về quản lý
môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc BVMT của các cơ sở kinh doanh du
lịch, của người dân, du khách tại các điểm tham quan của VQG. Đồng thời tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về pháp luật BVMT.
- Đối với các chủ đầu tư, chủ dự án, chủ nhà hàng, khách sạn
+ Đối với các công trình đang thi công: Những khu vực đang thi công phải được
che chắn cẩn thận. Khu vực tập kết các vật liệu xây dựng, các bãi thải, phải được che
chắn, khoanh vùng, nước thải sinh hoạt, rác thải xây dựng cần phải được thu gom và xử
lý đúng quy định.
+ Đối với các công trình đã đi vào hoạt động: Không dùng than tổ ong, dùng củi
quá nhiều trong đun nấu. Nước thải phải xử lý để phù hợp với tiêu chuẩn trước khi thải
ra môi trường. Ngoài ra cần phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện, nước
- Đối với người dân sống ở khu vực VQG: UBND tỉnh Quảng Bình và Ban quản
lý VQG PNKB cần có những chính sách khuyến khích người dân, đặc biệt là các dân
tộc thiểu số định canh, định cư, sử dụng đất một cách hợp lý để sản xuất tăng thu nhập,
tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào rừng.
3. Kết luận
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 3 (2012)
56
Nghiên cứu này đã khái quát được tình hình phát triển du lịch, cũng như thực trạng
và diễn biến môi trường chính ở VQG PNKB, đồng thời đã xác định được những vấn đề
tồn tại trong hoạt động du lịch và đề xuất được phương hướng, giải pháp bảo vệ môi
trường trong thời gian tới. Nghiên cứu này là tài liệu hỗ trợ cho các ngành, các cấp, đặc
biệt là Ban quản lý VQG PNKB trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển,
quản lý VQG một cách bền vững hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, Giáo trình du lịch và môi trường,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
[2] Trung tâm nghiên cứu khoa học Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh du lịch 2009, 2010, 2011.
[3] Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, Báo cáo tác động của hoạt động du lịch
đến môi trường địa phương năm 2007, 2011.
A STUDY ON THE IMPACTS OF TOURISM ACTIVITIES ON THE
NATURAL ENVIRONMENT AND SOLUTIONS TO THE MANAGEMENT OF
THE NATIONAL PARK PHONG NHA – KE BANG
Nguyen Thanh Tuong; Truong Thi Sen
The University of Danang - University of Science and Education
ABSTRACT
The National Park Phong Nha - Ke Bang was recognized as the World Natural Heritage
by the UNESCO on 05/07/2003. This is a new milestone for the development of tourism in
Quang Binh. Since it was recognized as the world natural heritage, the number of tourists
coming to do sightseeing and to do research has been increasing. This has caused many
different influences on the economic and social development, especially on the natural
environment. Therefore, the question set out here is how to manage and develop tourism as
well as use and protect the environmental resources rationally and effectively. In this paper, the
process of tourism activities taking place in the national park Phong Nha - Ke Bang is studied;
accordingly the analysis and the evaluation of the impact of tourist activities on the natural
environment are implemented and reasonable solutions to ensure that tourism can develop
without damaging the environmental quality are proposed.
Key work: The National Park Phong Nha - Ke Bang, natural environment, tourist
activities, Quang Binh
* ThS. Nguyễn Thanh Tưởng, ĐT: 01288557733, Trương Thị Sen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dong_cua_hoat_dong_du_lich_den_moi_truong_tu.pdf