Nghiên cứu của Triltsch và cs(11) với đánh giá
mức độ an thần bằng BIS, cho thấy giảm liều sử
dụng morphine trên 58% bệnh nhân ở nhóm sử
dụng dexmedetomidine. Hơn nữa, đồng vận 2
có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ HA, giảm
nồng độ catecholamine trong huyết tương dẫn
đến kéo dài thời gian tâm trương, giảm nhu cầu
tiêu thụ 02 cơ tim, duy trì tưới máu dưới nội tâm
mạc và do đó giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim và
thiếu 02 chu phẫu.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng
của Shehabi và cs trên 306 bệnh nhân, lớn hơn
hoặc bằng 60 tuổi, so sánh tần suất sảng xảy ra
sau mổ tim trên 2 nhóm bệnh nhân sử dụng
dexmedetomidine và morphine cho thấy nhóm
dexmedetomidine có hiệu quả an thần giảm
đau, giảm tần suất xảy ra tụt HA và sử dụng
thuốc vận mạch nhưng tần suất mạch chậm xảy
ra nhiều hơn.
Việc an thần giảm đau sau mổ với
dexmedetomidine mang lại nhiều lợi ích cho các
bệnh nhân tim mạch, duy trì huyết động ổn
định hơn, ít gây các cơn tăng HA, đặc biệt trong
các phẫu thuật có nguy cơ cao HA sau mổ như
phẫu thuật còn ống động mạch, phẫu thuật
phình động mạch chủ, PTBCMV. Cho phép
giảm tỷ lệ sử dụng cũng như liều lượng thuốc
dãn mạch trong và sau mổ. Tuy nhiên cũng có
một số các tác dụng không mong muốn như
mạch chậm hoặc HA tụt. Điều này có thể giải
quyết bằng cách giảm liều truyền
dexmedetomidine hoặc tiêm atropine để nâng
nhịp tim lên. Một vài nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ
truyền dịch và lượng dịch truyền cao hơn ở
nhóm bệnh nhân sử dụng dexmedetomidine do
tác dụng dãn mạch của nó.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác dụng của dexmedetomidine (precedex® trên sự ổn định huyết và an thần – giảm đau trong giai đoạn chu phẫu cho bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 55
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DEXMEDETOMIDINE (PRECEDEX®
TRÊN SỰ ỔN ĐỊNH HUYẾT VÀ AN THẦN – GIẢM ĐAU TRONG GIAI ĐOẠN
CHU PHẪU CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH
Nguyễn Thị Quý*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng của Dexmedetomidine trong việc duy trì huyết động ổn định và an thần -
giảm đau trong giai đoạn chu phẫu cho bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Dexmedetomidine bắt đầu truyền tĩnh mạch ở liều 1g/kg/giờ
trong 10 phút, sau đó duy trì trong suốt cuộc mổ ở liều 0,2 – 0,3 g/kg/giờ. Tất cả bệnh nhân được dẫn mê bằng
phương pháp gây mê tĩnh mạch với kiểm soát nồng độ đích (TCI) với phối hợp propofol và sufentanil, duy trì mê
với propofol TCI hoặc sevoflurane. Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân, tuổi trung bình là 63,23 ± 8,76 năm;
trọng lượng trung bình là 61,18 ± 8,18 kg. Thời gian rút NKQ sau mổ trung bình là 10 giờ (7 – 360). Có 7 TH
cần phải cho thêm morphine sau mổ. Chất lượng thức tỉnh tốt, bệnh nhân an thần, hợp tác tốt với nhân viên y tế.
Kết luận: Việc sử dụng Dexmedetomidine phối hợp với các thuốc mê trong PTBCMV thì an toàn và hiệu
quả vì nó cho phép tiết kiệm thuốc mê, ổn định huyết động và rút nội khí quản sớm.
Từ khóa: dexmedetomidine, phẫu thuật bắc cầu mạch vành
ABSTRACT
STUDY THE EFFECTS OF DEXMEDETOMIDINE (PRECEDEX®) ON HEMODYNAMIC STABILITY
AND SEDATION – ANALGESIA DURING PER-OPERATIVE IN THE PATIENTS UNDERGOING
CORONARY ARTERY BYPASS GRAFT
Nguyen Thi Quy* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 55 - 62
The aim: is to study the effects of Dexmedetomidine on hemodynamic stability and sedation- analgesia
during perioperative period for the patients undergoing coronary artery bypass graft (CABG)
Method and results: we start the continuous perfusion of Dexmedetomidine in the dose at 1g/kg/hour
during 10 minutes, then maintain in the dose at 0,2 – 0,3 g/kg/hour during the operation until 24 hour in
postoperative. The induction of anesthesia with propofol and sufentanil TCI, maintenance of anesthesia with
propofol or sevoflurane. In this study we have 64 patients, the mean of age is 63.23 ± 8.76 years; the mean of
weight is 61.18 ± 8.18 kg. The mean of extubated time is 10 hour (7 – 360). In post-operative, we have 7 cases
required morphine intravenous. The quality of recovery is good, the patients are calm, well cooperation with
medical staff.
Conclusion: The use of Dexmedetomidine associated with anesthetic during operation for the patients
undergoing coronary artery bypass graft and sedation-analgesia in post-operative is safety and efficacy. It permits
to reduce anesthetic requirements, stable hemodynamic and early extubation.
Key words: coronary artery bypass graft; dexmedetomidine
MỞ ĐẦU
Dexmedetomidine là một đồng vận đặc hiệu
cao, mạnh, và chọn lọc trên thụ thể giao cảm 2,
khả năng tác động trên thụ thể 2/1 với tỷ lệ
tương đối cao (1620:1 so với clonidine là 220:1)
nên được xem như đồng vận thụ thể 2 hoàn
toàn. Tỷ lệ này bảo đảm tác dụng chọn lọc của
* Viện Tim TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Thị Quý ĐT: 0913674254 Email: drngtquy@yahoo.com -
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 56
nó đối với hệ thần kinh trung ương, mà không
có các tác dụng phụ trên tim mạch do sự kích
hoạt thụ thể 1.
Trên lâm sàng, Dexmedetomidine có tác
dụng an thần, giảm đau, ức chế giao cảm (làm
giảm phóng thích catecholamine, huyết áp và
nhịp tim), duy trì huyết động ổn định và không
gây ức chế hô hấp(2,3). Do vậy làm giảm các đáp
ứng đối với stress trên các bệnh nhân có nguy
cơ tim mạch cao trong quá trình gây mê-phẫu
thuật (GM – PT). Dexmedetomidine đã được báo
cáo trong các nghiên cứu lâm sàng trước đây vì
tác dụng ổn định huyết động và giảm nhu cầu
sử dụng thuốc mê trong các PT ngoài tim, PT
tim mạch dưới tuần hoàn ngoài ngoài cơ thể
(THNCT), trong các PT mạch máu và đặc biệt
trên các bệnh nhân lớn tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm
đánh giá tác dụng của Dexmedetomidine trong
việc duy trì huyết động ổn định và an thần -
giảm đau trong giai đoạn chu phẫu cho bệnh
nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm nghiên cứu bao gồm bệnh nhân
người lớn, được PTBCMV dưới tuần hoàn ngoài
cơ thể. Tiền mê với Atarax liều 1 – 1,5 mg/kg
uống vào buổi tối ngày trước mổ và buổi sáng
30 – 45 phút trước khi đến phòng mổ. Khi đến
phòng mổ, bệnh nhân được thiết lập các
phương tiện kiểm báo như gắn các điện cực
monitoring ECG với 5 chuyển đạo, Sp02, đo
huyết áp không xâm lấn liên tục, monitoring
BIS-spectral, đặt đường truyền tĩnh mạch.
Sau khi đặt đường truyền tĩnh mạch, bắt đầu
cho liều bolus Dexmedetomidine (Precedex),
truyền TM liên tục ở liều 1g/kg trong 10 phút,
sau đó giảm xuống liều duy trì từ 0,2 –
0,3g/kg/giờ trong suốt cuộc mổ và tiếp tục duy
trì ở ICU trong vòng 24 giờ sau mổ hay hơn.
Kế đó, tiến hành đặt catheter ĐM quay và
tĩnh mạch cổ trong để theo dõi huyết áp (HA)
động mạch xâm lấn và CVP, CO, CI, SVR. Tiến
hành dẫn mê bằng phương pháp gây mê tĩnh
mạch có kiểm soát nồng độ đích (TCI) với phối
hợp propofol – sufentanil. Chúng tôi dò liều
sufentanil (với nồng độ đích từ 0,1 – 0,35 ng/ml)
và propofol (nồng độ đích từ 2 – 4 g/kml) cho
đến khi BN mất tri giác, BIS < 60 rồi cho thuốc
giãn cơ rocuronium 1mg/kg đặt NKQ sau 1
phút. Duy trì mê với phối hợp Propofol và
Sufentanil TCI hoặc gây mê hô hấp với
Sevoflurane kết hợp với sufentanil TCI.
Theo dõi huyết động qua các giai đoạn: BN
đến phòng mổ, trước khi đặt NKQ, sau khi đặt
NKQ, trước khi rạch da, sau khi rạch da, trước
và sau khi cưa xương ức, mở màng tim, trước
khi, trong và sau khi ngưng THNCT và rạch da
Duy trì độ mê đủ với BIS trong khoảng 40 –
60. Nếu độ mê không đủ (BIS > 60) được xử trí
bằng cách tăng nồng độ propofol hoặc nồng độ
sevoflurane. Nếu BIS < 30 thì giảm liều propofol
hoặc nồng độ sevoflurane. Nếu BIS = 40 – 60,
duy trì liều lượng thuốc mê không đổi.
Xử trí huyết động như sau: định nghĩa nhịp
chậm khi nhịp tim < 50 lần/phút, nhịp nhanh khi
tăng > 30% của nhịp tim căn bản hoặc > 100
lần/phút. Cao HA khi HA tăng trên 30% HA tâm
thu căn bản hoặc HA tâm thu > 180 mmHg và hạ
HA khi HA giảm < 30% HA căn bản hoặc HA
tâm thu < 90 mmHg.
Trong lúc mổ, sau khi đã xác định độ mê đủ
(BIS = 40 – 60), nếu nhịp tim nhanh chúng tôi
điều trị bằng thuốc chẹn bêta hoặc cordarone,
nếu nhịp chậm thì cho atropine. Nếu HA vẫn
tăng cao sẽ phối hợp thêm với truyền tĩnh mạch
nitroglycerin hoặc nicardipine. Nếu HA thấp
được điều chỉnh bởi tiêm bolus tĩnh mạch
ephedrine hoặc norepinephrine. Nếu do nguyên
nhân chảy máu, sẽ được bồi hoàn bằng dung
dịch keo HES 130/0,4 (Voluven) hoặc máu tuỳ
theo Hct của bệnh nhân.
Giai đoạn sau mổ, siêu âm tim thực hiện
thường qui để đánh giá chức năng tim mạch sau
mổ. Sau khi đã xác định mức độ giảm đau và bù
dịch đủ, nếu chức năng tim mạch tốt, nhịp tim
nhanh xảy ra được điều trị với Cordarone hoặc
Avlocardyl, nếu mạch chậm cho Atropine, HA
cao được điều trị với nitroglycein hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 57
nifedipine và HA hạ cho ephedrine hoặc
norepinephrine. Nếu chức năng tim kém, sẽ
được hỗ trợ bởi các thuốc inotrope.
Sau mổ tiếp tục an thần giảm đau với
propofol TTM với liều 40 - 50 g/kg/giờ trong
khoảng 3 giờ đầu đồng thời truyền liên tục
dexmedetomidine ở liều 0,1 – 0,3g/kg/giờ phối
hợp với Prodafalgan 1g TTM chậm mỗi 6 giờ
trong vòng 24 giờ đầu sau mổ.
Đánh giá đau sau mổ bởi thang điểm VAS,
cho thêm morphine tiêm tĩnh mạch 1 – 2mg khi
thấy VAS 4. Bác sĩ, điều dưỡng trực xác định
nhu cầu cần cho thêm thuốc giảm đau bởi hỏi
trực tiếp bệnh nhân hoặc các dấu hiệu đau (như
vã mồ hôi, tăng HA, nhịp tim, vật vã). Ghi
nhận toàn bộ liều morphine cần thiết phải dùng.
Phương pháp thông kê dựa trên phần
mềm SPSS 16.0. Kết quả được trình bày dưới
dạng các trị số trung bình ± độ lệch chuẩn
(ĐLC). So sánh sự thay đổi huyết động qua
các giai đoạn PT với phép kiểm t. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
KẾT QUẢ
Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân
PTBCMV trong đó 16 TH kết hợp với bệnh lý
van tim (thay hoặc sửa van 2 lá, động mạch
chủ); 42 nam và 18 nữ. 34 TH duy trì mê với
sevoflurane và TCI sufentanil và 30 TH duy trì
mê với TCI propofol và sufentanil. Phân độ suy
tim trước mổ với NYHA I – II: 38,2%; III – IV:
61,8%. Nhịp xoang: 94,1% và rung nhĩ: 5,9%. Số
cầu nối trung bình 3,19 ± 0,74.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân trước mổ
Đặc điểm BN (n=64) TB ± ĐLC
Tuổi (năm)
Trọng lượng (kg)
EF (%)
Nam/nữ
63,23 ± 8,76
61,18 ± 8,18
59,09% ± 15,08 (24 – 83%)
42/18
Bảng 2: Các đặc điểm chu phẫu
Đặc điểm chu phẫu Trung bình ± ĐLC
Thời gian THNCT (phút)
Thời gian kẹp ĐMC (phút)
Thời gian rút NKQ (giờ)
Thời gian nằm hồi sức (ngày)
Thời gian nằm viện (ngày)
128,58 ± 26,64
71,15 ± 18,36
10 (7 – 360)
1,07 ± 1,68 (1 – 16)
15,64 ± 1,6 (6 – 50)
Bảng 3: Thay đổi huyết động qua các giai đoạn phẫu thuật và mỗi 4 giờ sau mổ
Thời điểm HATT HATB HATTrg CI SV SVR
Khởi mê 112,29 75,9 57,47 2,78±0,62 69,63±16,47 1282,88± 268,89
Cưa x.ức 111,72 78,09 59,75 3,03±0,74 70,96±19,03 1279,66± 240,86
THNCT 63,9
Cuối mổ 107 74,3 57,12 3,02±0,51 51,25±10,89 1205,65± 202,31
Sau mổ G0 122,5 85.79 63,2 2,97±0,48 58,5±15,7 1282,56± 234
G4 102,7 84,7 62,15 2,95±0,56 54,8±12,37 1248,31± 135
G8 117,9 80,59 59,59 2,98±0,63 56,12±14,6 1163,95± 237
G12 122,4 80,8 58,72 3,5±0,65 57 ±15,9 1160,95± 223
G24 124, 5 82,6 60,3 4,5±0,5 62 ±16,3 723,5± 117
HATT: huyết áp tâm thu; HATB: huyết áp trung bình; HATTrg: huyết áp tâm trương; CI: chỉ số cung
lượng tim; SV: thể tích nhát bóp; SVR: kháng lực mạch máu hệ thống
Bảng 4: Liều lượng thuốc mê tĩnh mạch sử dụng
trong lúc mổ
Thuốc mê tĩnh mạch Liều lượng
Propofol (g/ml)
Sufentanil (ng/ml)
Precedex ở hồi sức g/kg/giờ
1,88 (1,1 – 2,8)
0,2 (0,1 – 0,3)
0,18 ± 0,06 (0,2 – 0,35)
Liều trung bình Propofol khi sử dụng
phối hợp với dexmedetomidine là 1,88 g//ml
(1,1 - 2,8) so với gây mê TCI đơn thuần là 2 –
2,5 g/ml, giảm 42,85%. Liều trung bình
sufentanil khi sử dụng phối hợp với
dexmedetomidine là 0,2 ng/ml (0,1 – 0,3) so
với gây mê đơn thuần TCI với liều trung bình
sufentanil là 0,3 ng/ml, giảm 24,8%.
Bảng 5: Tỷ lệ BN sử dụng thuốc vận mạch và
TCBCT trong và sau mổ
Thuốc Trong mổ Sau mổ
Thuốc dãn mạch 38,65 % 31,3%
Thuốc co mạch 76,6 % 25,5%
Thuốc TCBCT 58,65 % 48,5%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 58
Trong lúc mổ có 76,6% BN bị hạ HA cần
phải dùng ephedrine, 38,65% BN tăng HA cần
phải sử dụng Nicardipine. Sau mổ có 25,5% BN
bị hạ HA cần phải dùng thuốc co mạch, 31,3%
BN tăng HA cần phải sử dụng thuốc dãn mạch,
3 TH mạch chậm. Có 7 TH cần phải cho thêm
morphine sau mổ vào khoảng giờ thứ 14 – 18
sau mổ (liều thấp 1- 2 mg tiêm tĩnh mạch). Chất
lượng thức tỉnh tốt, bệnh nhân an thần, hợp tác
tốt với nhân viên y tế, không có trường hợp nào
bị kích động hoặc hiện tượng nhớ lại
(awareness) các sự kiện trong lúc mổ.
BÀN LUẬN
Đồng vận thụ thể 2
Có tác dụng làm giảm HA, nhịp tim, nồng
độ catecholamine trong huyết tương, và không
gây ức chế hô hấp. Một số nghiên cứu đã chứng
minh rằng tác dụng ly giải giao cảm của đồng
vận 2 góp phần ổn định huyết động và tim
mạch. Trong những thập niên gần đây, tại một
số nước như Mỹ, Canada, đồng vận 2 được sử
dụng như một thuốc phối hợp trong quá trình
gây mê để giảm nhu cầu sử dụng thuốc mê hoặc
an thần –giảm đau sau mổ. Nghiên cứu của Talk
và cs trên các bệnh nhân mổ mạch máu với
truyền liên tục dexmedetomidine so với nhóm
giả dược cho thấy việc truyền liên tục
dexmedetomidine làm giảm tỷ lệ tăng nhịp tim
và huyết áp trong lúc thức tỉnh gây mê. Nồng
độ normetanephrine trong nước tiểu và
norepinephrine trong huyết tương của nhóm giả
dược cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nhóm truyền
dexmedetomidine vào lúc rút nội khí quản
(NKQ) và 60 phút sau khi chuyển đến ICU.
Nồng độ epinephrine ở nhóm dexmedetomidine
thì thấp hơn so với nhóm giả dược trong lúc rút
NKQ. Một vài nghiên cứu trước đây đã báo cáo
giảm tỷ lệ tăng HA và nhịp tim đáp ứng với việc
đặt NKQ, rạch da, rút NKQ bởi sử dụng
dexmedetomidine và clonidine. Qua nghiên cứu
mù đôi, có nhóm chứng trong lúc mổ trên 2
nhóm bệnh nhân PTBCMV dưới gây mê
enflurane và fentanyl khi phối hợp với truyền
dexmedetomidine và nước muối sinh lý. Jalonen
và cs(7) nhận thấy nồng độ norepinephrine trong
huyết tương ở nhóm dexmedetomidine giảm,
do đó giảm xảy ra các cơn tăng HA khi đặt NKQ
và các kích thích ngoại khoa, giảm tần suất xảy
ra mạch nhanh và thay đổi HA trong và sau mổ,
có khuynh hướng hạ HA nhiều hơn, giảm tình
trạng co cứng cơ thành ngực do chích fentanyl,
giảm run sau mổ và tăng lợi tiểu. Báo cáo của
Venn và Ground (12) cho thấy dexmedetomidine
có vai trò tăng lợi niệu, lưu lượng nước tiểu
nhiều hơn, urê và créatinine/máu thấp hơn ở
nhóm dexmedetomidine so với nhóm an thần
bằng propofol.
Nghiên cứu rút nội khí quản ngay tại phòng
mổ của Bassel và cs(3) với dexmedetomidine
truyền tĩnh mạch (0,2 – 0,7g/kg/giờ) trong lúc
mổ so với nhóm chứng chỉ dùng midazolam (15
- 30g/kg/giờ) và morphine sulphate (10 -
15g/kg/giờ) nhận thấy chỉ có 25% bệnh nhân
nhóm dexmedetomidine có nhu cầu cần thêm
morphine để giảm đau so với nhóm chứng là
66%. Nhóm dexmedetomidine có ít bệnh nhân
cần sử dụng thuốc chẹn bêta, thuốc chống ói,
epinephrine, thuốc kháng viêm không steroid
hoặc liều cao thuốc lợi tiểu và vận động sớm
hơn. Flacke và cs(6) cũng nhận thấy tình trạng
huyết động ổn định trên bệnh nhân PTBCMV
khi phối hợp thêm clonidine trong quá trình gây
mê với liều cao sufentanil và isoflurane. Tương
tự ở các nghiên cứu khác cũng nhận thấy giảm
tần suất xảy ra nhịp tim nhanh thường gặp
trong các PTBCMV, PT phụ khoa, các PT ngoài
tim khi có sử dụng phối hợp thêm với clonidine.
Nghiên cứu của Mangano và cs(8) nhóm nghiên
cứu Châu Âu (McSPI- Europe research Group)
Olivier và cs(10) chứng minh là điều trị với đồng
vận 2 làm giảm cả tần suất nhồi máu cơ tim
(NMCT) và tử vong trong giai đoạn chu phẫu.
Như đã biết sự kích hoạt trục tuyến yên hạ đồi,
tuyến thượng thận và bài tiết cortisol đối với
chấn thương ngoại khoa là đáp ứng rất quan
trọng của cơ thể đối với stress trong giai đoạn
chu phẫu. Một số nghiên cứu ghi nhận được ở
bệnh nhân sử dụng dexmedetomine có nồng độ
cortisol thấp hơn trong lúc mổ so với những
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 59
người không dùng. Điều này cho thấy rằng việc
sử dụng trong lúc mổ dexmedetomidine dẫn
đến giảm nồng độ các chất chỉ điểm đáp ứng
với stress. Tương tự, nghiên cứu của Ahmed và
cs(1) cũng chứng minh rằng việc sử dụng
dexmedetomidine trong PT tim ở trẻ em làm
giảm nhịp tim và HA trung bình, đồng thời
cũng ghi nhận giảm nồng độ cortisol,
catecholamine và đường/huyết. Đồng vận thụ
thể 2 có thể gây tăng đường huyết trên người,
cơ chế liên quan đến việc kích thích thụ thể 2
hậu synape của tế bào tuyến tuỵ, gây ức chế
phóng thích insuline. Tuy nhiên một vài nghiên
cứu tìm thấy truyền dexmedetomidine gây ức
chế sự đáp ứng tăng đường huyết đối với phẫu
thuật và tuần hoàn ngoài cơ thể nhiều hơn so
với nhóm chứng. Điều này có thể phản ánh tác
dụng giảm đáp ứng của tuyến thượng thận giao
cảm. But và cs(2) nghiên cứu hiệu quả của việc
truyền dexmedetomidine trước mổ ở người
trưởng thành bị tăng áp lực động mạch phổi
(ALĐMP) dưới phẫu thuật van 2 lá cho thấy sau
liều tấn công ban đầu 1 g/kg và truyền 0,4
g/kg /giờ, cho phép giảm liều morphine, áp lực
động mạch phổi trung bình và áp lực mao mạch
phổi bít so với nhóm chứng. Hơn nữa, chỉ số
kháng lực mạch máu phổi (PVRI) trong giai
đoạn sau khi cưa xương ức cũng giảm. Ishikawa
và cs cũng kết luận rằng truyền liên tục
dexmedetomidine không ảnh hưởng đến áp lực
động mạch phổi và chỉ số kháng lực mạch phổi
sau mổ tim ở người lớn.Một số nghiên cứu báo
cáo giảm nhu cầu thuốc mê bay hơi hoặc thuốc
phiện bởi việc sử dụng clonidine trên các bệnh
nhân mổ ngoài tim và mổ tim.
Dexmedetomidine cũng điều trị thành công
trong một số trường hợp sảng (delirium) sau
gây mê với sevoflurane cũng như kéo dài an
thần ở các trẻ bị bỏng ở liều trung bình 0,5
g/kg/giờ, đạt hiệu quả an thần đủ và không
gây suy hô hấp. Craig và cs(4) nghiên cứu trên 56
BN mổ bóc tách nội mạc trong hẹp động mạch
cảnh dưới gây tê vùng được an thần chu phẫu
với dexmedetomidine so với nhóm chứng
(midazolam + fentanyl) nhận thấy nhóm
dexmedetomidine giảm nhu cầu cần thuốc giảm
đau sau mổ, giảm tỷ lệ xảy ra mạch nhanh, tăng
HA. Điều này rất thuận lợi cho bệnh nhân có
bệnh lý mạch vành, có nguy cơ cao thiếu máu
cơ tim. Tuy nhiên có một số tác dụng không
mong muốn như hạ HA và mạch chậm.
Kết quả nghiên cứu của Burcu và cs về việc
sử dụng dexmedetomidine ở các liều lượng
khác nhau trong phẫu thuật giảm béo qua nội
soi ổ bụng cho phép giảm 19 – 22% liều
desflurane trong lúc mổ, giảm 36 – 42% nhu cầu
cần fentanyl ở phòng hồi tỉnh sau gây mê, giảm
nguy cơ ức chế hô hấp, giảm buồn nôn ói mữa,
giảm nguy cơ tử vong ở người béo phì do tắc
nghẽn đường thở khi ngủ và giảm Sa02., do đó
giảm thời gian nằm viện. Tuy nhiên, tác giả
nhận thấy ở liều lượng 0,2 g/kg/giờ cho phép
thức tỉnh sớm dễ dàng và ít tác dụng phụ trên
tim mạch nhất. Tương tự như một số nhận xét
của các tác giả nêu trên, qua nghiên cứu này
chúng tôi nhận thấy việc sử dụng
dexmedetomidine ở liều 0,2 – 0,3 g/kg/giờ như
một thuốc phối hợp thêm trong quá trình gây
mê mổ tim cho phép duy trì huyết động ổn
định, giảm tỷ lệ xảy ra mạch nhanh, HA tăng
trong qua trình mổ cũng như vào các giai đoạn
thức tỉnh sau mổ như khi mới chuyển đến hồi
sức, khi mới thức tỉnh do hết tác dụng thuốc mê,
rút nội khí quản. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành,
nguy cơ cao thiếu máu cơ tim sau mổ. Ngoài ra
nó còn cho phép giảm được liều lượng thuốc mê
tĩnh mạch một cách đáng kể, giảm liều
morphine để giảm đau sau mổ giúp cho việc rút
nội khí quản sớm sau mổ được an toàn, do đó
rút ngắn thời gian nằm hồi sức và nằm viện.
Mục đích của an thần tại ICU
Là giữ cho bệnh nhân được thoải mái, dễ
chịu, yên tĩnh, không đau đớn. Hầu hết các
bệnh nhân tại ICU đều cần được an thần và
giảm đau, có được một giấc ngủ tự nhiên, dễ
dàng thông khí hỗ trợ và điều hoà các đáp
ứng sinh lý đối với stress. Hiện nay, có nhiều
loại thuốc an thần, giảm đau như các thuốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 60
nhóm morphinique, thuốc gây ngủ, có thể
được sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp với
nhau để đạt hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên
với các phương thức này lại dẫn đến hậu quả
ức chế hô hấp và kéo dài thời gian thở máy,
khó khăn trong việc đánh giá chức năng thần
kinh nếu bệnh nhân đang được duy trì ở mức
an thần sâu. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh duy trì an thần sâu ở hồi sức trong lúc
thở máy làm kéo dài thời gian nằm hồi sức.
Kress và cs đã chứng minh phải ngưng các
thuốc an thần 1 ngày trước khi cai máy thở
trong các trường hợp an thần sâu.
Dexmedetomidine là một chất đồng vận đặc
hiệu cao trên thụ thể 2 đã được FDA công nhận
từ năm 1999 như một thuốc an thần tại ICU. Tác
dụng an thần này do kết quả của việc kích thích
thụ thể 2 trên nhân lục (locus coeruleus) nằm ở
trung tâm não bộ mà không phải thông qua cơ
chế tác động trên hệ thống GABA như một số
thuốc gây ngủ khác. Vì vậy tác dụng an thần
của dexmedetomidine tạo ra một giấc ngủ tự
nhiên, êm dụi, dễ dàng đánh thức cũng như tiếp
xúc với bệnh nhân, vì vậy còn được gọi là “ an
thần có hợp tác”.
Ở liều an thần hiệu quả trên lâm sàng, việc
tiếp tục duy trì an thần với dexmedetomidine
không làm cản trở việc tiến hành cai máy thở và
rút nội khí quản vì nó không gây ức chế hô hấp
và giảm độ bão hoà 02 máu động mạch.
Dexmedetomidine tạo một tình trạng an thần
giảm đau tương tự như một giấc ngủ tự nhiên.
Ở bệnh nhân đang duy trì an thần, vẫn có thể dễ
dàng đánh thức dậy để trả lời các câu hỏi, thực
hiện các test đánh giá thần kinh, đáp ứng chính
xác với các câu hỏi của nhân viên y tế. Ngay khi
không còn các kích thích thức tỉnh nữa, bệnh
nhân sẽ trở lại giấc ngủ giống như tình trạng
đang an thần.
Nghiên cứu trên 295 BN của Daniel(5) so sánh
tác dụng an thần giữa dexmedetomidine và
protocol cho các bệnh nhân sau mổ PTBCMV
cho thấy propofol chỉ cho hiệu quả an thần
trong một giai đoạn ở ICU vì propofol thường
không cho liên tục cho đến khi rút NKQ hoặc
sau khi rút NKQ vì tác dụng ức chế hô hấp của
nó trong khi dexmedetomidine cung cấp một
tình trạng an thần liên tục, giảm có ý nghĩa liều
morphine cần dùng sau mổ. Dexmedetomidine
có thể cho liên tục từ khi vào cho đến khi ra khỏi
ICU. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên
cứu trước đây trên những người tình nguyện và
bệnh nhân ở ICU sau nhiều loại PT khác nhau.
Trong nghiên cứu của Daniel và cs(5) cho thấy cả
2 nhóm an thần với propofol hoặc
dexmedetomidine đều đạt tình trạng an thần tốt,
huyết động ổn định trên cả 2 nhóm. Tuy nhiên
nhóm dexmedetomidine thì dễ dàng thức tỉnh
và đáp ứng theo mệnh lệnh của các nhân viên y
tế hơn. Tỷ lệ xảy ra tình trạng mạch nhanh là 0%
ở nhóm dexmedetomidine và 5% ở nhóm
propofol (p= 0,017). Trong quá trình thở máy,
nhu cầu cần sử dụng morphine của nhóm
dexmedetomidine là 28% ít hơn so với nhóm
propofol là 69%. Tình trạng hô hấp và khí máu
tương tự nhau ở cả 2 nhóm. Tác giả cũng nhận
thấy nhóm dexmedetomidine giảm nhu cầu sử
dụng thuốc chẹn bêta (p=0,014), thuốc chống ói
(p= 0,015), epinephrine (p= 0,030) và thuốc lợi
tiều liều cao (p<0,001) so với nhóm propofol.
Nghiên cứu của Venn và cs(12) cho thấy giảm
50% liều morphine cần sử dụng trên các bệnh
nhân được an thần với dexmedetomidine
Trong một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên,
có nhóm chứng trên 401 bệnh nhân an thần sau
mổ của Martin(9) so sánh 2 nhóm bệnh nhân có
sử dụng dexmedetominde và nhóm giả dược
(truyền saline) cho thấy 60% bệnh nhân nhóm
dex không cần thêm thuốc an thần khác để duy
trì mức Ramsay 3; 21% bệnh nhân cần
propofol ở liều dưới 50 mg. Ngược lại 76%
nhóm giả dược để đạt được mức an thần cần
nhận thêm propofol và 59% bệnh nhân cần
propofol ở liều trên 50mg. Nhóm
dexmedetomidine ít có nhu cầu sử dụng
morphine để giảm đau hơn so với nhóm giả
dược (p<0,001). Truyền liên tục
dexmedetomidine ở ICU không có ảnh hưởng
trên tần số thở, độ bão hoà 02 máu động mạch,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 61
thời gian cai máy thở cũng như thời gian rút
NKQ. Đa số bệnh nhân của nhóm
Dexmedetomidine duy trì HA trong giới hạn
bình thường, không có hiện tượng dội gây tăng
HA (rebound). Tình trạng cao HA, xẹp phổi, run
xảy ra thường hơn ở nhóm giả dược, trong khi
hạ HA, M chậm thường xảy ra hơn ở nhóm
dexmedetomidine.
Nghiên cứu của Triltsch và cs(11) với đánh giá
mức độ an thần bằng BIS, cho thấy giảm liều sử
dụng morphine trên 58% bệnh nhân ở nhóm sử
dụng dexmedetomidine. Hơn nữa, đồng vận 2
có tác dụng làm chậm nhịp tim, hạ HA, giảm
nồng độ catecholamine trong huyết tương dẫn
đến kéo dài thời gian tâm trương, giảm nhu cầu
tiêu thụ 02 cơ tim, duy trì tưới máu dưới nội tâm
mạc và do đó giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim và
thiếu 02 chu phẫu.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng
của Shehabi và cs trên 306 bệnh nhân, lớn hơn
hoặc bằng 60 tuổi, so sánh tần suất sảng xảy ra
sau mổ tim trên 2 nhóm bệnh nhân sử dụng
dexmedetomidine và morphine cho thấy nhóm
dexmedetomidine có hiệu quả an thần giảm
đau, giảm tần suất xảy ra tụt HA và sử dụng
thuốc vận mạch nhưng tần suất mạch chậm xảy
ra nhiều hơn.
Việc an thần giảm đau sau mổ với
dexmedetomidine mang lại nhiều lợi ích cho các
bệnh nhân tim mạch, duy trì huyết động ổn
định hơn, ít gây các cơn tăng HA, đặc biệt trong
các phẫu thuật có nguy cơ cao HA sau mổ như
phẫu thuật còn ống động mạch, phẫu thuật
phình động mạch chủ, PTBCMV. Cho phép
giảm tỷ lệ sử dụng cũng như liều lượng thuốc
dãn mạch trong và sau mổ. Tuy nhiên cũng có
một số các tác dụng không mong muốn như
mạch chậm hoặc HA tụt. Điều này có thể giải
quyết bằng cách giảm liều truyền
dexmedetomidine hoặc tiêm atropine để nâng
nhịp tim lên. Một vài nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ
truyền dịch và lượng dịch truyền cao hơn ở
nhóm bệnh nhân sử dụng dexmedetomidine do
tác dụng dãn mạch của nó.
KẾT LUẬN
Dexmedetomidine là một đồng vận chọn lọc
alpha – 2, là một thuốc an thần giảm đau mới, có
nhiều triển vọng trong gây mê và an thần-giảm
đau sau mổ, có thể sử dụng đơn thuần hoặc
phối hợp với các thuốc an thần giảm đau khác.
Việc sử dụng Dexmedetomidine phối hợp với
các thuốc mê trong phẫu thuật bắc cầu mạch
vành và an thần giảm đau sau mổ thì an toàn và
hiệu quả vì nó cho phép tiết kiệm thuốc mê, ổn
định huyết động và rút nội khí quản sớm, giảm
thấp nguy cơ thiếu máu cơ tim và tử vong chu
phẫu trên các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed MM, Ema M, et al (2006). The use of dexmedetomidine
in pediatric cardiac surgery. Anesthesia Analgesia 103: 52 – 6.
2. But A. K., Ozgul U, Erdil F. et al. (2006) The effects of pre-
operative dexmedetomidine infusion on hemodynamics in
patients with pulmonary hypertension undergoing mitral valve
replacement surgery. Acta Anaesthesiol Scand 50: 1207 - 12
3. Bassel M Nour El- Din (2004). Clinical evaluation of
dexmedetomidine following ultra- Fast tract off – pump
coronary artery bypass grafting. Eg J Anaesth 20: 253 – 259.
4. Craig A., Mc Cutcheon et al. (2006) A comparision of
dexmedetomidine versus conventional therapy for sedation and
hemodynamic control during carotid endarterectomy
performed under regional Anesthesia. Anesthesia Analgesia
102: 668 – 71.
5. Herr DL, Ping JS, et al. (2003) ICU sedation after coronary
bypass graft surgery: dexmedetomidine – bases versus propofol
– based sedation regimens. Journal of cardiothoracic and
Vascular Anesthesia, 17, (5): 576 – 585.
6. Flacke JW, Bloor BC, Flacke WE, Wong D, Dazza S, Stead SW,
Laks H (1987). Reduce narcotic requirement by clonidine with
improve hemodynamic and adrenergic stability in patients
undergoing coronary bypass surgery. Anesthesiology 67: 909 –
17
7. Jalonen J, Hynynen M, Kuitunen A et al (1997).
Dexmedetomidine as an anesthetic adjunct in coronary artery
bypass grafting. Anesthesiology 86 (2): 331 – 345
8. Mangano DT, Browner WS, Hollenberg et al. Association of
perioperative myocardial ischemic with cardiac morbidity and
mortality in men undergoing noncardiac surgery. N Engl J Med
1990; 323: 1781 – 8
9. Martin E, Ramsay G, Mantz J, et al (2003). The role of alpha 2
adrenoreceptor agonist dexmedetomidine in post – surgical
sedation in the ICU. J Intensive care Med 18: 29 – 41
10. Oliver MF, Goldman L, Julian DG, Holme I. (1999). Effect of
mivazerol on perioperative cardiac complications during non –
cardiac surgery in patients with coronary heart disease. The
European Mivazerol Trial (FMIT). Anesthesiology 91; 951 – 961.
11. Triltsch AE, Welte M, von Homeyer P et al (2002). Bispectral
index –guide sedation with dexmedetomidine in intensive care: a
prospective, randomized, double blind, placebocontrolled phase
II study. Crit care Med 30: 1007 – 1014.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 62
12. Venn RM, Grounds RM. (2001). Comparision between
dexmedetomidine and propofol for sedation in the intensive care
unit: Patient and clinician perceptions. Br J Anaesth 87: 654 – 690.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tac_dung_cua_dexmedetomidine_precedex_tren_su_on.pdf