Nghiên cứu tần xuất nhóm máu hệ ABO và Rh(d) của người hiến máu tình nguyện tại trung tâm huyết học - truyền máu Thái Nguyên (tháng 01/2011 - 06/2011)

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về và Rh(D) của 3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011, chúng tôi có một số nhận xét sau: Hệ nhóm máu ABO Trong hệ nhóm máu ABO có nhóm O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), nhóm B (29,5%), nhóm A (19,2%). Thấp nhất là nhóm máu AB (5,8%). Tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB. Tỷ lệ nhóm máu A, AB, B, ở nam đều cao hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm máu O (26,3%) thấp hơn nữ (55,9%). Sự khác biệt với P < 0,05. Một số dân tộc thiểu số khác nhau thì tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan, H’Mông không có trường hợp nào mang nhóm máu AB. Hệ nhóm máu Rh(D) Tỷ lệ Rh(D) dương 99,74%, Rh(D) âm rất thấp (0,26%). Với P < 0,01. Tỷ lệ Rh(D) âm ở nam (0,37%) cao hơn nữ (0,20%) với P < 0,05. Dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) âm (0,27%) thấp hơn dân tộc Tày (1,98%). Với P < 0,05 Người nhóm máu AB tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất (1.14%); nhóm A và B tỷ lệ như nhau (0,62%), thấp nhất nhóm O (0,29%) với P < 0,05.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tần xuất nhóm máu hệ ABO và Rh(d) của người hiến máu tình nguyện tại trung tâm huyết học - truyền máu Thái Nguyên (tháng 01/2011 - 06/2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 421 NGHIÊN CỨU TẦN XUẤT NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ RH(D) CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU THÁI NGUYÊN (THÁNG 01/2011 - 06/2011) Phạm Thị La*, Nguyễn Thu Hạnh*, Nguyễn Thế Tùng*, Vũ Bích Vân**, Nguyễn Kiều Giang** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Máu là sinh phẩm đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để điều trị. Tuy nhiên, khi điều trị bằng truyền máu có thể xảy ra tai biến do nhầm nhóm máu hoặc do xuất hiện kháng thể bất thường trong máu người nhận. Để sàng lọc kháng thể bất thường từ người nhóm máu O có Rh(D) dương, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau: Mục tiêu: “Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO và Rh(D) của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 01/2011 - 06 /2011”. Đối tượng nghiên cứu: 3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. Hệ nhóm máu ABO: Tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB. - Các dân tộc khác nhau thì tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. - Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan, H’Mông không có trường hợp nào mang nhóm máu AB. 2. Hệ nhóm máu Rh(D): - Tỷ lệ Rh(D) dương 99,74%, Rh(D) âm rất thấp (0,26%). Với P < 0,01. - Tỷ lệ Rh(D) âm ở nam (0,37%) cao hơn nữ (0,20%) với P < 0,05. - Dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) âm (0,27%) thấp hơn dân tộc Tày (1,98%). Với P < 0,05. - Người nhóm máu AB tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất (1,14%).; nhóm A và B tỷ lệ như nhau (0,62%). Thấp nhất nhóm O (0,29%). Với P < 0,05. Kết luận: Nghiên cứu trên 3105 đối tượng hiến máu tình nguyện thấy tỷ lệ nhóm máu hệ ABO tuân theo quy luật O > B > A > AB. Các dân tộc khác nhau, tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. Với hệ Rh(D) thì phần lớn là Rh(D) dương (99,74%). Các dân tộc khác nhau thì tỷ lệ Rh(D) dương khác nhau (dân tộc kinh là 99,73%, một số dân tộc khác là 100%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với Đỗ Trung Phấn(2), Lê Thành Uyên(3). Theo Clande và Awill (4) nhận xét: không có một chủng tộc nào có một nhóm máu đặc trưng nhất định. Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ có thể biểu hiện dưới tần số tương đối của các nhóm máu khác nhau. Tần số này duy trì qua nhiều thế hệ, có thể thay đổi khi có giao lưu về hôn nhân giữa các dân tộc với nhau. Hiện nay sự giao lưu ngày càng nhiều, rất khó có một dân tộc thuần chủng để nghiên cứu một cách hoàn hảo. Từ khóa: Hệ nhóm máu ABO, Rh, người hiến máu. ABSTRACT THE ABO AND RH(D) BLOOD GROUP RATE IN VOLUNTEER BLOOD DONORS AT THAI NGUYEN CENTER OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION (01/2011 - 06/2011) Pham Thi La, Nguyen Thu Hanh, Nguyen The Tung, Vu Bich Van, Nguyen Kieu Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 421 - 426 Background: Blood is a special bio-product which is widely used in clinical treatment. However, patients treated with blood transfusions may have sudden catastrophe because of the wrong blood groups or the abnormal *Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, ** Trung tâm Huyết Học -Truyền máu Thái Nguyên Tác giả liên lạc: ThS.BS Phạm Thị La, ĐT:0943415190, Email:ladhyktn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 422 antibody appearances in the recipient bloods. To screen abnormal antibodies from the blood type O, Rh (D) positive group, we conduct the study to obtain the objective: Objectives: "Determine the rate of ABO blood group systems and Rh (D) of volunteer blood donors (01/2011 - 06 / 2011)" Subjects of study: 3105 volunteer blood donors at Thai nguyen center of hematology and blood trasfusion. Research Methodology: cross-sectional study. The results are as follow: * ABO blood group system: the frequency of ABO blood group follows the rule of O > B > A > AB. The frequency of ABO blood group follows the different rules in different ethnic groups. No one has AB in all four ethnic groups ( Dao, Thai, Cao Lan, H’Mong). * Rh (D) blood group: 99.74% positive, 0.26% negative with p < 0.01. Negative Rh (D): 0.37% in male, 0.20% in female (p < 0.05). 0.27% in Kinh ethnic group, which is lower than in the Tay ethnic group (1.98%) with p < 0.05. The rate of negative Rh (D) is highest (14.1%) in AB group, and is lowest in O group (0.29%); A and B groups have the same rate of negative Rh (D) (0.62%); p < 0.05. Conclusion: Research on the 3,105 volunteer blood donors shows that: the rate of ABO blood group system follows the rule O> B> A> AB. The frequency of ABO blood group follows the different rules in different ethnic groups. Rh (D) positive (99.74%) is the most common. Different ethnic groups have the different rates of Rh (D) positive (99.73% in King group, 100% in some other groups). Our study hase the same results as the study of Do Trung Phan(2), Le Thanh Uyen(3). According to Clande and Awille(4), no race has a unique particular blood type. The frequency of different blood types is somewhat different in every race. This frequency is maintained over many generations, however, it can be changed for the reason of marriage exchanges between the different ethnic groups. Nowadays, the exchanges are more and more, so it is difficult to choose a purebred ethnic group for a perfect study. Key word: ABO and Rh blood group, blood donors. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu là một sinh phẩm đặc biệt, vô cùng quý giá trong điều trị mà cho đến nay chưa một vật phẩm nào có thể thay thế được. Từ thời cổ xưa người ta đã biết máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống. Để cứu sống bệnh nhân người ta đã lấy máu cừu truyền trực tiếp cho người bệnh nhưng đều thất bại. Sau đó người ta đã lấy máu của người khỏe mạnh truyền cho người bệnh thì thấy một số trường hợp được cứu sống, nhưng phần lớn bị tử vong. Ở thời điểm đó, con người chưa thực sự hiểu được tại sao máu lại quan trọng đối với sự sống như vậy. Tại sao khi truyền máu có trường hợp thành công nhưng hầu hết lại thất bại. Năm 1900, Landsteiner đã phát minh ra nhóm máu hệ ABO. Đây là nhóm máu được biết đến đầu tiên ở người và được coi là nhóm máu cơ bản chiếm vị trí quan trọng trong truyền máu. Từ năm 1940, Karl Landsteiner và Wiener; rồi năm 1941, Levine và CS tiếp tục phát minh ra nhóm máu hệ Rh(1). Tiếp sau đó, có rất nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác lần lượt đã được phát hiện như hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy... thì khái niệm về các kháng nguyên và kháng thể nhóm máu hệ hồng cầu đã được biết đến một cách rõ ràng. Phát minh này là một cống hiến rất to lớn của các tác giả đối với ngành Y học, đặc biệt là ngành Huyết học - Truyền máu. Từ đó, trong lâm sàng việc tuyền máu đã an toàn hơn. Ngày nay, truyền máu đã trở thành phương pháp điều trị khoa học rất có hiệu lực và mang lại nhiều thành công lớn. Do đó, việc truyền máu ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng máu trong điều trị có thể gây ra các tai biến khôn lường cho bệnh nhân (người nhận máu) và có thể dẫn đến tử vong. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến trong truyền máu là do sự bất đồng về nhóm máu hệ ABO và Rh. Do đó, việc đảm bảo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 423 an toàn truyền máu là rất cần thiết và ngày càng được quan tâm. Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy ngày 7/4 là ngày An toàn truyền máu. Tại nước ta trong những năm gần đây công tác an toàn truyền máu cũng được Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm, với việc phê duyệt Chương trình An toàn truyền máu năm 2001 và ban hành “Quy chế truyền máu” năm 2007. An toàn truyền máu là đảm bảo an toàn cho cả người cho máu, người nhận máu và nhân viên y tế. An toàn truyền máu cho người bệnh phải được đảm bảo tốt trên cả hai lĩnh vực là an toàn về miễn dịch và phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu. Trên thực tế, một số trường hợp nhận máu cùng nhóm nhiều lần, trong huyết thanh của người nhận xuất hiện những kháng thể bất thường chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của người cho gây ra những tai biến truyền máu, thậm chí rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện một cách triệt để các xét nghiệm đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch như: định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số hệ nhóm máu khác của cả người cho và người nhận, xét nghiệm phản ứng hòa hợp đầy đủ và sàng lọc kháng thể bất thường ở người cho và người nhận là rất cần thiết để hạn chế những tai biến do truyền máu. Tại Việt Nam, việc thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường ở người cho và người nhận máu mới chỉ được thực hiện tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ngoài ra, một số trung tâm khác thực hiện các xét nghiệm này cho người được nhận máu. Vì vậy, việc thực hiện an toàn truyền máu chưa được triệt để. Tại trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên, thời gian gần đây cũng đã bắt đầu tiến hành các kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường. Do đó, nghiên cứu tỷ lệ nhóm máu ABO và Rh ở người hiến máu là rất cần thiết, từ đó chọn người mang nhóm máu O có Rh(D) dương để xây dựng panel hồng cầu, sàng lọc và định danh kháng thể bất thường mang tính đặc thù của người Việt Nam. Từ đó, giúp cho các cơ sở truyền máu triển khai các xét nghiệm này để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại nước ta(3). Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: “Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO và Rh(D) của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2011”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 1 đến hết tháng 6/2011. - Địa điểm: Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn mẫu Những người hiến máu lần một từ tháng 1 đến hết tháng 6/2011năm 2011 tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên. Không thiếu máu, kết quả sàng lọc HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét âm tính. Chỉ tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ nhóm máu chung (ABO và Rh). - Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo giới. - Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ Rh(D) theo giới. - Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ ABO của đối tượng nghiên cứu. - Xác định tỷ lệ nhóm máu hệ Rh(D) âm theo dân tộc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 424 Kỹ thuật thu thập số liệu Lấy 0,5ml máu, làm xét nghiệm để xác định nhóm máu hệ ABO và Rh bằng 2 phương pháp: - Phương pháp hồng cầu mẫu: dùng hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên (A, B, O), trộn với huyết tương người thử. Dựa vào hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết để xác định kháng thể, từ đó xác định nhóm máu hệ ABO (2). - Phương pháp huyết thanh mẫu: dùng huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể (antiA, antiB, antiA,B của hệ ABO và antiD của hệ Rh), trộn với máu người thử. Dựa vào hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết để xác định kháng nguyên, từ đó xác định nhóm máu hệ ABO và Rh(2). Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y sinh học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hệ nhóm máu ABO Bảng 1: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO trên đối tượng nghiên cứu Hệ ABO (n = 3105) Nhómmáu Tỷ lệ A AB B O n 595 180 916 1414 Tỷ lệ (%) 19,2 5,8 29,5 45,5 Nhận xét: kết quả bảng 1 cho thấy nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), tiếp đó là nhóm máu B, nhóm A. Nhóm máu AB chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,8%). Kết quả này tuân theo quy luật O  B  A  AB. Bảng 2: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO theo giới Nhóm máu Giới A AB B O n 291 86 429 287 Nam (n = 1093) % (1) 26,6 7,9 39,2 26,3 n 306 95 487 1127 Nữ (n = 2015) % (1) 15,2 4,7 24,2 55,9 P P1-2 < 0,05 P1-2 < 0,05 P1-2 < 0,05P1-2 < 0,05 * Nhận xét: kết quả bảng 2 cho thấy: - Nam giới: có tỷ lệ nhóm máu B cao nhất (39,2%), tiếp đến nhóm A (26,6%), nhóm O (26,3%). Thấp nhất là nhóm AB (7,9%). Nữ có nhóm máu O cao nhất (55,9%), tiếp đến nhóm B (24,2%), nhóm A (15,2%). Thấp nhất nhóm AB (4,7%). - Tỷ lệ nhóm máu A, AB, B, ở nam đều cao hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm máu O (26,3%) thấp hơn nữ (55,9%). Sự khác biệt với P < 0,05. Bảng 3: Tỷ lệ (%) nhóm máu hệ ABO theo dân tộc A AB B O Nhóm máu Dân tộc n % n % n % n % Kinh (n = 1122) 223 19,9 64 5,7 345 30,7 490 43,7 Tày (n = 253) 49 19,4 16 6,3 81 32,0 107 42,3 Nùng (n = 90) 18 20,0 4 4,5 19 21,1 49 54,4 Mường (n = 31) 8 25,8 1 3,2 12 38,7 10 32,3 Sán Dìu (n = 31) 8 25,8 2 6,5 9 29,0 12 38,7 Dao (n = 19) 8 42,1 0 0 2 10,5 9 47,4 Thái (n = 16) 4 25,0 0 0 7 43,7 5 31,3 H’Mông (n = 15) 1 6,7 0 0 9 60,0 5 33,3 Cao Lan (n = 7) 2 28,6 0 0 2 28,6 3 42,8 Khác (n = 12) 2 16,7 1 8,3 1 8,3 8 66,7 Nhận xét: kết quả bảng 3 cho thấy: - Dân tộc Kinh: có tỷ lệ cao nhất là nhóm máu O (43,7%), tiếp theo là nhóm B (30,7%), nhóm A (19,9%). Thấp nhất là nhóm ỷ lệ cao nhất là nhóm máu O (42,3%), tiếp theo là nhóm B (32%), nhóm A (19,4%), AB (5,7%). - Dân tộc Tày: thấp nhất là nhóm AB (6,3%). - Dân tộc Nùng: có tỷ lệ cao nhất là nhóm máu O (54,4%), tiếp theo là nhóm B (21,1%), nhóm A (20%). Thấp nhất là nhóm AB (4,5%). - Các dân tộc khác nhau, tỷ lệ nhóm máu khác nhau. Hệ Rh (D) Bảng 4: Tỷ lệ (%) hệ nhóm máu Rh(D) Hệ Rh(D) n = 3105 Nhóm máu Tỷ lệ Rh(D) dương Rh(D) âm P n 3097 8 Tỷ lệ (%) 99,74 0,26 P < 0,01 Nhận xét: kết quả bảng 4 cho thấy người hiến máu chủ yếu mang Rh(D) dương (99,74%). Rh (D) âm chiếm tỷ lệ rất thấp (0,26%). Sự khác biệt với P < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 425 Bảng 5: Tỷ lệ (%) hệ nhóm máu Rh(D) theo giới Hệ Rh (D) Giới Rh(D) dương Rh(D) âm n 1089 4 Nam (1) (n = 1093) % 99,63 0,37 n 2011 4 Nữ (2) (n = 2015) % 99,8 0,20 P1,2 > 0,05 < 0,05 Nhận xét: kết quả bảng 5 cho thấy nam giới có tỷ lệ Rh(D) dương (99,63%) thấp hơn nữ (99,8%), Rh (D) âm (0,37%) cao hơn nữ (0,20%). Sự khác biệt với P > 0,05. Bảng 6: Tỷ lệ (%) nhóm máu Rh(D) theo dân tộc Hệ Rh (D) Dân tộc Rh(D) dương Rh(D) âm n 1119 3 Kinh (1) (n = 1122) % 99,73 0,27 n 248 5 Tày (2) (n = 253) % 98,02 1,98 n 90 0 Nùng (n = 90) % 100 0 n 31 0 Mường (n = 31) % 100 0 n 31 0 Sán Dìu (n = 31) % 100 0 n 15 0 H’ Mông (n = 15) % 100 0 P P1 - 2 < 0,05 P1 - 2 < 0,05 Nhận xét: kết quả bảng 6 cho thấy - Tỷ lệ Rh(D) dương ở dân tộc Kinh (99,73%) cao hơn dân tộc Tày (98,02%). Tỷ lệ Rh(D) âm (Kinh: 0,27%) thấp hơn (Tày: 1,98%). Sự khác biệt với P < 0,05. Bảng 7: Tỷ lệ (%) Rh(D) âm theo hệ nhóm máu ABO Rh(D) âm Hệ Rh(D) Hệ ABO n Tỷ lệ (%) A (n = 324) (1) 2 0,62 AB (n = 88) (2) 1 1,14 B (n = 485) (3) 3 0,62 O (n = 999) (4) 2 0,29 P P2- 1, 3, 4 < 0,05 Nhận xét: kết quả bảng 7 cho thấy người mang nhóm máu AB có tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất (1,14%). Người nhóm máu A và B tỷ lệ như nhau (0,62%). Thấp nhất là người nhóm máu O (0,29%). Sự khác biệt với P < 0,05. BÀN LUẬN Về hệ nhóm máu ABO - Trong 3105 đối tượng hiến máu, nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), tiếp đến nhóm B (29,5%), nhóm A (19,2%). Thấp nhất là nhóm máu AB (5,8%). Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nhóm máu hệ ABO cũng tuân theo quy luật O > B > A > AB(6). - Kết quả bảng 2 cho thấy nam giới có nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), thấp nhất nhóm O (20,3%). Ngược lại, nữ có nhóm O cao nhất, thấp nhất nhóm B. - Bảng 3 thấy: + Dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu có tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn vã CS (khi nghiên cứu về dân tộc Kinh và Sán Dìu)(2), Lê Thành Uyên(3). + Dân tộc Dao, Cao Lan có tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > A > B > AB. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn vã CS(2) (nghiên cứu về dân tộc Dao). + Dân tộc H’Mông và Thái có tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật B > O > A > AB. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn (O > A > B > AB)(2), khi nghiên cứu về hệ nhóm máu ABO của người H’Mông. + Dân tộc Mường có tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật B > O > A > AB. Kết quả này tương tự nghiên cứ của Lê Thành Uyên(3). + Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan, H’Mông chúng tôi không gặp trường hợp nào mang nhóm máu AB, có thể do số liệu còn ít. Vấn đề này chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thêm. Clande và Awille(4) nhận xét: không có một chủng tộc nào có một nhóm máu đặc trưng nhất định. Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ có thể biểu hiện dưới tần số tương đối của các nhóm máu khác nhau. Tần số này duy trì qua nhiều thế hệ, có thể thay đổi khi có giao lưu về hôn nhân giữa các dân tộc với nhau. Hiện nay sự giao lưu ngày càng nhiều, rất khó có một dân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 426 tộc thuần chủng để nghiên cứu một cách hoàn hảo. Về hệ nhóm máu Rh(D) Kết quả bảng 4 cho thấy người hiến máu phần lớn mang Rh(D) dương, nghiên cứu của chúng tôi (99,74%), thấp hơn y văn (99,92%)(6). Tỷ lệ Rh(D) âm rất thấp, kết quả nghiên cứu của chúng tôi (0,26%) cao hơn y văn (0,08%)(6). Ở bảng 5 thấy tỷ lệ Rh(D) âm ở nam (0,37%) cao hơn nữ (0,20%). Sự khác biệt với P < 0,05. Bảng 6 cho thấy dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) dương là 99,73%; kết quả của chúng tôi thấp hơn của Đỗ Trung Phấn (99,93%)(2). Tuy nhiên, tỷ lệ Rh(D) âm là 0,27%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn (0,07%)(2). + Dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) âm (0,27%) thấp hơn dân tộc Tày (1,98%). + Các dân tộc khác tỷ lệ Rh(D) dương là 100%. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Đỗ Trung Phấn và CS (2). - Bảng 7 cho thấy người nhóm máu AB tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất (1.14%).; nhóm A và B tỷ lệ như nhau (0,62%). Thấp nhất nhóm O (0,29%). Sự khác biệt với P < 0,05. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về và Rh(D) của 3105 người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011, chúng tôi có một số nhận xét sau: Hệ nhóm máu ABO Trong hệ nhóm máu ABO có nhóm O chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), nhóm B (29,5%), nhóm A (19,2%). Thấp nhất là nhóm máu AB (5,8%). Tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật O > B > A > AB. Tỷ lệ nhóm máu A, AB, B, ở nam đều cao hơn nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm máu O (26,3%) thấp hơn nữ (55,9%). Sự khác biệt với P < 0,05. Một số dân tộc thiểu số khác nhau thì tỷ lệ nhóm máu tuân theo quy luật khác nhau. Cả 4 dân tộc Dao, Thái, Cao Lan, H’Mông không có trường hợp nào mang nhóm máu AB. Hệ nhóm máu Rh(D) Tỷ lệ Rh(D) dương 99,74%, Rh(D) âm rất thấp (0,26%). Với P < 0,01. Tỷ lệ Rh(D) âm ở nam (0,37%) cao hơn nữ (0,20%) với P < 0,05. Dân tộc Kinh tỷ lệ Rh(D) âm (0,27%) thấp hơn dân tộc Tày (1,98%). Với P < 0,05 Người nhóm máu AB tỷ lệ Rh(D) âm cao nhất (1.14%); nhóm A và B tỷ lệ như nhau (0,62%), thấp nhất nhóm O (0,29%) với P < 0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2008), “Tần suất xuất hiện kháng nguyên một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người hiến máu nhóm O tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2/2008, tr 856 - 863). 2. Lê Ngọc Trọng (2003). Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX, xuất bản lần thứ nhất. NXBYH, Hà Nội, Tr 73 - 74. 3. Lê Thành Uyên (1982). Những thông số sinh học người Việt nam, NXBKH & KT. 4. Nguyễn Tấn Gi Trọng (1981). Bài giảng sinh lí học, NXBYH Hà nội ,Ttr. 39. 5. Nguyễn Văn Tư (2005), Giáo trình Sinh lý học, NXBGD & ĐT Hà Nội. Tr 64 - 65. 6. Trịnh Bỉnh Dy, (2006). Sinh lý học tập 1, tái bản lần thứ 5, NXBYH Hà Nội. Tr 110 - 113.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tan_xuat_nhom_mau_he_abo_va_rhd_cua_nguoi_hien_ma.pdf
Tài liệu liên quan