Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang

MỤC LỤC TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Cơ sở hình thành 1 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2 1.4 Kết cấu đề tài 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1 Giới thiệu 4 2.2 Thái độ 4 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ 5 2.3.1 Yếu tố văn hóa 5 2.3.2 Yếu tố xã hội 6 2.3.3 Yếu tố cá nhân 7 2.3.4 Yếu tố tâm lý 8 2.4 Mô hình nghiên cứu 9 2.5 Tóm tắt 11 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1 Giới thiệu 12 3.2 Tổng thể nghiên cứu 12 3.3 Thiết kế nghiên cứu 14 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 16 3.3.2 Nghiên cứu chính thức 16 3.4 Thang đo 20 3.5 Tóm tắt 21 Chương 4: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX 22 4.1 Giới thiệu 22 4.2 Lịch sử hình thành 22 4.3 Quá trình phát triển 24 4.4 Kết quả hoạt động qua các năm 25 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 5.1 Giới thiệu 26 5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu 26 5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 29 5.3.1 Thành phần hiểu biết 29 5.3.2 Thành phần tình cảm 33 5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm 33 5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm 37 5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi 40 5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi 41 5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm 44 5.4 Tóm tắt 47 Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN 48 6.1 Giới thiệu 48 6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu 48 6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ 48 6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ 49 6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh 49 6.4 Hạn chế của đề tài 51 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành. Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay đã kéo theo sự phát triển nhanh của rất nhiều lĩnh vực khác trong xã hội như: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội theo xu hướng “thời đại số”. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, các hệ điều hành (windows XP, windows Vista), các phần mềm ứng dụng (phần mềm quản lý nhân lực, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nguồn cung ứng, ) liên tục được cải tiến nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển của con người. Lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết trong cuộc sống, nó luôn luôn chờ đợi sự khám phá, vận dụng phát triển của con người. Song song với hội nhập kinh tế là hội nhập về văn hóa giữa Việt Nam với các nước phát triển đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách sống của người dân Việt Nam nói chung và nguời dân An Giang nói riêng, họ ngày càng thích học hỏi và làm việc trong những ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta như hiện nay: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh tế, cho thấy nhu cầu học công nghệ thông tin trong Tỉnh sẽ ngày càng tăng cao. Đồng thời, tiềm năng phát triển của các tỉnh Đồng bằng sông cửu long nói chung và An Giang nói riêng đang được khai thác, phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương sẽ tăng theo tốc độ đầu tư của các công ty. Đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các công ty lớn trong Tỉnh. Đó chính là, cơ hội thuận lợi cho các trường, trung tâm đào tạo việc làm trong và ngoài nước mở rộng đầu tư vào An Giang. Trong ngành giáo dục và đào tạo, khách hàng hiện nay rất quan tâm đến chất lượng đào tạo giữa các trường với nhau. Xu hướng so sánh lựa chọn nơi đào tạo phù hợp với mức đầu tư vào học tập của họ sẽ ngày càng cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều tổ chức đào tạo nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam ngày càng gia tăng: NIIT, Aptech, Đại học Troy (Hoa Kỳ) vì thế môi trường giáo dục ở Việt Nam sẽ mang tính cạnh tranh ngày càng cao. Hiện nay, Trung tâm NIIT ANGIMEX không chỉ cạnh tranh với đối thủ chính là Aptech An Giang mà còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác ở thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế đòi hỏi Trung tâm phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng các chuyên ngành đào tạo của mình để thu hút học viên, hạn chế các trường hợp học viên đổ xô đăng ký học ở các thành phố lớn. Trong nhóm khách hàng của Trung tâm, học sinh phổ thông chính là những khách hàng tiềm ẩn rất quan trọng vì quyết định lựa chọn Trung tâm đào tạo nghề của học sinh sẽ ảnh hưởng đến lượng học viên của Trung tâm trong tương lai. Vì thế, trong số các yếu tố tác động đến hành vi quyết định lựa chọn nơi đào tạo của học sinh thì thái độ của học sinh đối với trường, trung tâm đào tạo sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Để giúp Trung tâm hiểu được thái độ của học sinh phổ thông tại TP. Long Xuyên đối với các hoạt động, dịch vụ của NIIT ANGIMEX trong thời gian qua và để xác định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng này, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm đạt được các mục tiêu sau: Tìm hiểu, phân tích thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm trong thời gian qua nhằm đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với Trung tâm hiện nay. Dự kiến các hành vi của học sinh có liên quan đến Trung tâm trong tương lai. Nghiên cứu mô hình tác động đến thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm bằng cách phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu để thấy được sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm học sinh trong từng nhóm phân loại, từ kết quả này ta có thể đưa ra biện pháp tác động lên thái độ của học sinh thuộc nhóm phân loại đó.

doc80 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhau đối với Trung tâm. Kết quả được tổng hợp qua biểu đồ sau: Biểu đồ 5.15: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh khi được học tại Trung tâm giữa các nhóm học lực. Kết quả của sự phân tích khác biệt này cho thấy, học sinh có mức học lực trung bình là nhóm học sinh có sự đồng ý “hãnh diện khi được học ở Trung tâm” nhiều nhất 66% đáp viên đồng ý và đồng thời cũng là nhóm có thái độ không đồng ý tương đối nhiều với 10% ý kiến không đồng ý. Thông thường thì các học sinh trung bình ít quan tâm đến việc học tập trên lớp và tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo, họ tập trung sự chú ý đến những trường có bằng cấp nổi tiếng có thể tạo danh tiếng cho họ, dễ thi đầu vào và nhất là trường nào có thể giới thiệu cho họ một công việc ổn định trong tương lai. Đối với nhóm học sinh này thì Trung tâm là nơi có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ, nên họ có nhiều ý kiến đồng ý hãnh diện khi được học tập tại Trung tâm. Trong các nhóm trên thì nhóm học sinh khá có tỷ lệ đồng ý Trung tâm sẽ mang lại sự hãnh diện cho họ khi được học ở Trung tâm khá tốt chiếm 57% đáp viên trong tổng số đáp viên xếp loại khá và đặc biệt là trong nhóm học sinh này không có ý kiến nào cho là không đồng ý với biến “niềm hãnh diện” trên, cho thấy học sinh khá có mức độ hãnh diện cao nhất trong các nhóm, đây là nhóm có thể là nguồn đầu vào có chất lượng tương đối tốt cho Trung tâm, kế đến là nhóm có học lực trung bình. Khi Trung tâm có những chương trình đào tạo phù hợp có thể sẽ thu hút được nhiều học sinh khá đến học tại Trung tâm nhất. Nhóm học sinh giỏi có tổng mức đồng ý chiếm 50% đáp viên được xếp loại giỏi, trong phần đồng ý thì đa số nhóm này lại chọn “hoàn toàn đồng ý” chứ không phải “nhìn chung là đồng ý” như các nhóm khác. Điều này cho thấy số học sinh giỏi có tình cảm tốt với Trung tâm tuy ít hơn những nhóm khác nhưng họ lại rất hãnh diện khi được học tại Trung tâm. Các học sinh giỏi có ý kiến “trung hòa” và “không đồng ý” cao chiếm 50% là do họ học giỏi, khả năng đậu Đại học cao nên quan tâm đến thi Đại học trước chưa nghĩ đến việc học tại Trung tâm. Trong biểu đồ sự khác biệt trên thì nhóm học sinh yếu sẽ không được sử dụng phân tích vì đáp viên xếp loại yếu chỉ chiếm 5% mẫu phỏng vấn, tỷ lệ này rất nhỏ so với tỷ lệ các nhóm học sinh được phỏng vấn khác. Do đó, nhóm học sinh yếu không đủ độ tin cậy khi phân tích. 5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi. Tương tự như cách phân tích về thành phần tình cảm, thành phần xu hướng hành vi được phân tích theo các xu hướng chính: tìm kiếm thông tin, hành động bản thân, tác động đến người khác. Trong mỗi thành phần của xu hướng sẽ bao gồm các biến quan sát như: Tìm kiếm thông tin. Q1.16 Bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm. Q1.17 Bạn sẽ trao đổi với bạn bè những thông tin về Trung tâm. Hành động bản thân. Q1.18 Bạn sẽ dự thi chương trình học bổng lớn tại Trung tâm trong thời gian tới. Q1.19 Bạn sẽ học tại Trung tâm khi có điều kiện. Tác động đến người khác. Q1.20 Bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm. Các biến này được phân tích dựa trên sự đánh giá theo mức độ đồng ý của đáp viên đối với từng biến cụ thể. Khi phân tích, tác giả chia thành 3 mức độ hành động chính: không đồng ý, trung hòa và đồng ý. Ngoài ra, để làm rõ thêm hành động bản thân của đáp viên tác giả sẽ phân tích các ý kiến đóng góp của đáp viên ở biến: Q4. Nguyên nhân nào khiến bạn chưa có dự định học tại Trung tâm, các ý kiến này sẽ được thống kê theo tỷ lệ. Trước tiên, ta sẽ phân tích mô tả về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm trong tương lai qua phần sau: 5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướng. Biểu đồ 5.16: Xu hướng hành động của học sinh đối với Trung tâm. Biểu đồ trên cho ta thấy xu hướng đáp viên sẽ có những hành động tích cực đối với Trung tâm chiếm tỷ lệ khá cao, chứng tỏ học sinh sẽ quan tâm đến các hoạt động của Trung tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Đối với xu hướng tìm kiếm thông tin. Các biến phân tích đều có trên 50% đáp viên cho rằng sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về Trung tâm. Kết quả này cho thấy các hoạt động của Trung tâm thời gian qua được nhiều người quan tâm đến. Hiện nay, Trung tâm đang tăng cường đầu tư vào các hoạt động quảng bá như: quảng cáo chương trình học mới, quảng cáo chương trình học bổng… với mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu thông tin về Trung tâm cho nhiều đối tượng: công ty, phụ huynh, học sinh, sinh viên… Đối với xu hướng hành động của bản thân. Xu hướng “Bạn sẽ học tại Trung tâm khi có điều kiện” nhận được sự đồng ý cao nhất chiếm đến 78.3% đáp viên cho rằng đồng ý và mức độ trung hòa chỉ chiếm 14.2% cho thấy học sinh ít có do dự trong việc quyết định sẽ học tại Trung tâm khi có điều kiện. Kết quả này rất có ý nghĩa đối với Trung tâm vì có khá nhiều học sinh mong muốn được học tập tại Trung tâm. Trung tâm có thể tổ chức những chương trình học phù hợp với học sinh phổ thông: các chương trình tin học cơ bản, mức học phí thích hợp với mức thu nhập chung của người dân TP. Long Xuyên. Tuy nhiên lại có sự khác biệt khá lớn so với biến trên, biến xu hướng hành vi “Bạn sẽ dự thi chương trình học bổng lớn tại Trung tâm trong thời gian tới” lại có số đáp viên đồng ý thấp nhất trong thành phần xu hướng. Kết quả này là do đáp viên có học lực khá và trung bình chiếm tỷ lệ khá cao trong số mẫu quan sát nên họ chưa đủ tự tin dự thi học bổng ở Trung tâm hoặc cũng có thể vì học bổng của Trung tâm chưa thực sự thu hút nhiều học sinh tham gia. Bên cạnh những ý kiến sẽ học tại Trung tâm, chúng ta cũng cần quan tâm đến lý do của những học sinh chưa có dự định học tại Trung tâm được tổng hợp như sau: Biểu đồ 5.17: Lý do chưa dự định học tại Trung tâm. Trong số các học sinh chưa có dự định học tại Trung tâm thì có 35.3% đáp viên trả lời vì chưa tốt nghiệp PTTH ý kiến này hoàn toàn khách quan vì đối tượng học viên của Trung tâm hiện nay là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, Trung tâm chưa có những lớp cho học sinh phổ thông nên chưa có thu hút được học sinh phổ thông dự kiến học ở Trung tâm. Do đó, trong tương lai Trung tâm cần mở những lớp dạy có chương trình học cho phù hợp với học sinh chưa tốt nghiệp và khi Trung tâm có điều kiện tốt thì nên tài trợ cho các hoạt động ngoại khóa của các trường THPT trên địa bàn TP. Long Xuyên để học sinh biết đến Trung tâm nhiều hơn từ đó sẽ có dự định học các khoá dài hạn tại Trung tâm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó vấn đề học phí cao chiếm 28% đáp viên trả lời khi được hỏi lý do vì sao chưa có dự định học tại Trung tâm. Chính điều này, cũng làm cản trở dự định đăng ký học của khá nhiều học sinh, đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Trung tâm vì Trung tâm không thể giảm mức học phí xuống. Để khắc phục khó khăn này, Trung tâm có thể liên kết với Ngân hàng cho học viên vay tiền đóng học phí sau khi học viên ra trường tiền vay sẽ trừ vào tiền lương của học viên. Như vậy, Trung tâm sẽ có cơ hội thu hút thêm nhiều học viên có mong muốn học tại Trung tâm nhưng không đủ điều kiện đóng học phí. Ngoài những lý do chưa dự định học ở Trung tâm nêu trên còn những lý do khác được đáp viên đóng góp vào như kết quả của biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 5.18: Ý kiến của cá nhân chưa có dự định học tại Trung tâm. Trong số các ý kiến của biểu đồ 5.18 thì lý do được đáp viên đưa ra nhiều nhất là “thi đại học” và “dự định học ở Thành phố Hồ Chí Minh” chiếm 62% ý kiến trong số ý kiến khác của biểu đồ 5.17. Tuy nhiên, từ kết quả này Trung tâm cần phải nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của mình, tạo niềm tin về thương hiệu để thu hút những đối tượng có dự kiến học ở thành phố Hồ Chí Minh để họ thấy được: so với các trường ở TP. Hồ Chí Minh thì Trung tâm có chất lượng tốt, tạo nhiều điều kiện cho học viên học tập thuận lợi mà chi phí học tập lại thấp hơn nhiều so với học ở TP. Hồ Chí Minh. Đối với xu hướng tác động đến người khác. Biến “Bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm”, tuy có tỷ lệ đáp viên tỏ thái độ trung hòa đối với biến này khá cao 34.2% trong tổng số đáp viên, nhưng nhìn chung thì họ sẽ giới thiệu đến nhiều người khác học tại Trung tâm với mức độ đồng ý giới thiệu chiếm 60.8% đáp viên. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa các nhóm chi tiêu đối với mức độ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm, tác giả sẽ phân tích qua phần phân tích khác biệt. 5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm. Ta sử dụng phương pháp phân tích khác biệt thành phần xu hướng với các nhóm phân loại theo hai tiêu chí: trường học và các nhóm chi tiêu hàng tháng của đáp viên để biết được những hành vi khác nhau giữa các đáp viên thuộc những nhóm này. Tiêu chí phân loại theo “trường học” là tiêu chí phân loại cơ bản đối với học sinh phổ thông để thấy được sự khác biệt giữa các trường có: chất lượng khác nhau, hình thức sở hữu khác nhau. Tiêu chí phân loại theo “chi tiêu hàng tháng của đáp viên” là tiêu chí khá quan trọng đối với Trung tâm vì khách hàng trọng tâm của Trung tâm là người có thu nhập cao nên Trung tâm cần tìm hiểu đến xu hướng hành vi của các nhóm chi tiêu khác nhau. Sau khi tuyển chọn các biến trong thành phần xu hướng hành vi thì có hai biến thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm phân loại là: tìm hiểu sự khác biệt đối với xu hướng “tìm kiếm thông tin về Trung tâm” giữa các trường học có Chi-Square Tests, sig(2- sided)= 0.049 < 0.05, và tìm hiểu sự khác biệt đối với xu hướng “giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm” giữa các nhóm chi tiêu hàng tháng khác nhau có Chi-Square Tests thì sig(2- sided)= 0.042 < 0.05. Qua hai kết quả trên ta có thể kết luận: bác bỏ giả thuyết H0: không có sự khác biệt và chấp nhận H1: có sự khác biệt giữa hai biến, với mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích được trình bày như sau: Tìm hiểu thông tin về Trung tâm. Biểu đồ 5.19: Sự khác biệt về xu hướng tiếp tục tìm hiểu Trung tâm giữa các trường. Theo biểu đồ trên giúp ta thấy được sự chênh lệch về ý kiến “sẽ tiếp tục tìm hiểu Trung tâm” giữa 3 trường: THPT Long Xuyên, THPT Khuyến Học, THPT Thoại Ngọc Hầu. Trường Khuyến Học là trường thể hiện sự quan tâm của mình đối với Trung tâm trong thời gian tới nhiều nhất có đến 80% đáp viên đồng ý sẽ tiếp tục tìm hiểu Trung tâm học sinh có sự khác biệt rất nhiều so với hai trường còn lại. Trường Thoại Ngọc Hầu lựa chọn nhiều nhất là mức độ trung hòa đối với ý kiến này chiếm đến 48% đáp viên, trong khi trường Khuyến Học chỉ có 13% đáp viên. Nguyên nhân của kết quả này là do trường Thoại Ngọc Hầu là trường chuyên hiện nay đã có những lớp học chuyên tin, họ có nhiều kiến thức về tin học hơn những học sinh trường khác nên có tâm lý sau khi tốt nghiệp sẽ chọn những trường đại học chuyên về công nghệ thông tin ở TP. Hồ Chí Minh để học, nên không quan tâm nhiều đến những thông tin của Trung tâm và ngoài những lớp chuyên tin, chuyên toán thì những lớp chuyên khác trong trường Thoại Ngọc Hầu sẽ quan tâm nhiều đến lĩnh vực yêu thích của họ: sinh học, hóa học… hơn là quan tâm đến công nghệ thông tin. Qua kết quả trên chứng tỏ trường Khuyến Học quan tâm đến các thông tin về Trung tâm nhiều nhất. Khi Trung tâm có dịp tổ chức các chương trình hướng nghiệp trong các trường phổ thông nên quan tâm đến tổ chức ở trường này. Tuy nhiên, số lượng học sinh trong trường Khuyến Học ít hơn so với hai trường Long Xuyên và Thoại Ngọc Hầu, vì trường Khuyến Học là trường nhỏ và bị tách thành hai cơ sở khác nhau nếu Trung tâm có tổ chức các chương trình mới tại Trường này nên liên hệ với Ban giám hiệu trường để tập trung học sinh ở hai cơ sở lại thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn. Xu hướng tác động đến người khác. Biểu đồ 5.20: Sự khác biệt về xu hướng giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm giữa các mức chi tiêu hàng tháng khác nhau. Qua biến hành vi này giúp ta thấy đối tượng có chi tiêu thấp lại là đối tượng có xu hướng hành vi khá tốt đối với Trung tâm trong việc giới thiệu bạn bè học tại Trung tâm. Sự khác biệt giữa các nhóm như sau: Đối với nhóm có chi tiêu dưới 500 ngàn đồng có ý kiến đồng ý “sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học ở Trung tâm” nhiều nhất với 71% đáp viên thuộc nhóm này, không có ý kiến nào không đồng ý giới thiệu. Với mức học phí của Trung tâm hiện nay khá cao so với những trường đào tạo nghề khác trong Tỉnh nên khả năng họ sẽ học tại Trung tâm khá ít nhưng đây là đối tượng có quan tâm đến Trung tâm. Trung tâm nên tạo cho họ cơ hội học tại Trung tâm bằng chính sách cho vay vốn và chương trình học bổng. Nhóm chi tiêu trên 1 triệu đồng không có ai chọn “sẽ không giới thiệu bạn bè” nhưng mức độ đồng ý giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm có thấp hơn so với những nhóm có mức chi tiêu dưới 1 triệu đồng. Thông tin này chứng tỏ những học sinh có mức chi tiêu trên 1 triệu đồng/ tháng ít quan tâm đến thông tin về Trung tâm nên mức độ giới thiệu bạn bè cũng thấp hơn nhóm chi tiêu thấp hơn 1 triệu đồng. Lý do của kết quả này có thể là: đáp viên có chi tiêu cao thường quan tâm đến việc học tập tại những trường ở các TP lớn hơn TP. Long Xuyên hoặc là khả năng tài chính gia đình khá tốt nên họ không quan tâm đến việc học và tìm hiểu thông tin về các Trường đào tạo. Nhưng đối với Trung tâm, đối tượng có thu nhập cao lại là đối tượng mà Trung tâm quan tâm nhiều nhất vì đối tượng này mới đủ khả năng tự chi trả học phí tại Trung tâm. Như vậy, Trung tâm nên có những hoạt động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu học tập của đối tượng thuộc nhóm chi tiêu cao, có xu hướng học tập và giới thiệu bạn bè học tập tại các TP lớn để lôi cuốn đối tượng này sẽ đăng ký học và cùng giới thiệu thêm nhiều bạn bè đến học tại Trung tâm. Để tiến xa hơn nữa, Trung tâm nên có những chương trình quan tâm nhiều hơn đến đối tượng có chi tiêu thấp vì họ thấy được những điểm thu hút của Trung tâm nhưng lại ít có khả năng về tài chính do đó có xu hướng giới thiệu bạn bè nhiều hơn. 5.4 Tóm tắt. Qua phần phân tích kết quả nghiên cứu trên, giúp ta hiểu được thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm. Các kết quả của quá trình thu mẫu, tổng hợp xử lý được tóm lược lại như sau: Thông tin mẫu: sau khi kết thúc phỏng vấn, số mẫu được chọn phân tích là 120 mẫu như dự kiến ban đầu. Trong đó, mẫu được phân nhóm theo 7 biến phân loại: giới tính, lớp, trường, khối thi đại học yêu thích, bằng cấp tin học đã có, xếp loại học tập trong học kỳ I, chi tiêu hàng tháng. Trong các nhóm đó thì tiêu chí phân loại theo trường, lớp có số lượng bằng nhau giữa các nhóm, các nhóm khác đều có sự chênh lệch giữa các nhóm. Kết quả nghiên cứu được phân tích theo 2 khía cạnh: thống kê và phân tích khác biệt. Thống kê mô tả: Trong thành phần nhận biết thì phần lớn đáp viên đều có nhận biết khá tốt về những thông tin cơ bản của Trung tâm, biến nhận biết nhiều nhất là “Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng chiêu sinh”, biến nhận biết ít nhất “Thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm”. Thành phần tình cảm và xu hướng hành vi cho thấy học sinh đã có quan tâm đến Trung tâm khá nhiều, có tình cảm tốt và trong tương lai sẽ có thêm nhiều học sinh quan tâm đến các hoạt động của Trung tâm. Tìm sự khác biệt: Qua những biến có sự khác biệt giữa các nhóm phân loại, ta thấy được học sinh tại các trường khác nhau thì có những tình cảm và xu hướng hành động liên quan đến Trung tâm khác nhau. Đồng thời mức chi tiêu hàng tháng của học sinh cũng có tác động đến hành vi giới thiệu bạn bè học tại Trung tâm và học sinh trong những nhóm xếp loại học tập khác nhau thì có niềm hãnh diện khác nhau khi được học tại Trung tâm. Qua những kết quả phân tích trên giúp ta hiểu được thái độ của học sinh. Nhằm để thực hiện mục tiêu cuối cùng của đề tài là đưa ra các biện pháp tác động đến thái độ của đối tượng này để lôi cuốn họ quan tâm đến Trung tâm nhiều hơn, có tình cảm đối với Trung tâm, thu hút thêm nhiều học sinh có ý định học tại Trung tâm trong thời gian tới. Chương 6 Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 6.1 Giới thiệu. Sau khi phân tích các kết quả của nghiên cứu chính thức, chương 6: Ý nghĩa và kết luận sẽ tóm tắt lại các kết quả chính của nghiên cứu, ý nghĩa của những kết quả đó đối với Trung tâm, những hạn chế của nghiên cứu bên cạnh đó đề xuất một số biện pháp để học sinh có thái độ tích cực hơn đối với Trung tâm. 6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu. Qua nghiên cứu này ta thấy nhu cầu học công nghệ thông tin của học sinh ở TP Long Xuyên là còn rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho Trung tâm tiếp tục đầu tư, khai thác và phát triển các hoạt động của mình vì có nhiều đáp viên cho rằng yêu thích ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, mặt bằng trình độ tin học của học sinh phổ thông đã phát triển khá tốt, thì trong tương lai sẽ có khả năng cung cấp nguồn đầu vào có chất lượng cho Trung tâm và cho cả đối thủ của Trung tâm. Nghiên cứu này, cho thấy thị trường tiềm năng của Trung tâm đang có xu hướng phát triển có lợi cho Trung tâm vì tình cảm, thái độ của học sinh phổ thông tại TP Long Xuyên đối với Trung tâm và xu hướng hành động của học sinh khá tốt. Tuy nhiên, Trung tâm cũng cần chú ý quảng bá hình ảnh của Trung tâm đến học sinh phổ thông nhiều hơn nữa. Các kết quả chính của nghiên cứu này là: 6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ. Qua các kết quả trên ta có thể nhận thấy các học sinh được phỏng vấn đã thể hiện hiểu biết khá nhiều về các hoạt động và các dịch vụ của Trung tâm. Đối với thành phần hiểu biết về Trung tâm: các chương trình học bổng, chiêu sinh do Trung tâm tổ chức được nhiều học sinh biết đến nhất. Như vậy, hoạt động marketing hiện nay đã có hiệu quả rất tốt và có tác động tích cực đến thái độ của học sinh, giúp họ có ấn tượng tốt đẹp đối với Trung tâm. Bên cạnh đó, do Trung tâm còn khá trẻ tuổi nên còn nhiều học sinh không biết đến Trung tâm hoặc chưa biết rõ về các dịch vụ mà Trung tâm có thể cung cấp cho học viên. Chính điều này, sẽ làm cho học sinh không thấy được hết các chức năng của Trung tâm và lợi ích có được khi đăng ký học ở Trung tâm. Đối với tình cảm: học sinh dành nhiều tình cảm cho thương hiệu NIIT bằng chứng là họ rất thích bằng cấp quốc tế DNIIT mà Trung tâm đang đào tạo. Qua kết quả này còn cho thấy học sinh phổ thông ở TP. Long Xuyên có tâm lý hướng ngoại, thích những bằng cấp nước ngoài. Trung tâm nên tận dụng những tình cảm mà học sinh dành cho NIIT, sẽ dễ dàng tạo được tình cảm với học sinh. Những hình ảnh đẹp về NIIT sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp của học sinh đối với Trung tâm và ngược lại. Đối với xu hướng hành vi: đa số các ý kiến của đáp viên cho rằng sẽ có những hành vi quan tâm nhiều hơn đối với Trung tâm như là: sẽ đăng ký học tại Trung tâm khi có điều kiện, sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm. Tuy nhiên, Trung tâm cũng cần quan tâm đến các lý do học sinh chưa có dự định học tại Trung tâm: học phí cao, giáo trình bằng ngoại ngữ, thông tin về Trung tâm chưa thật sự hấp dẫn học viên. 6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ với biến phân loại. Sau khi sàng lọc những kết quả phân tích bảng chéo để biết sự khác biệt về tình cảm và xu hướng hành vi thì có 3 kết quả được chọn lọc để phân tích sự khác biệt dựa trên các tiêu chí: trường, xếp loại học tập và chi tiêu hàng tháng. Các biến còn lại hầu như không thể hiện sự khác biết giữa các nhóm phân loại: Theo phân nhóm trường học, trường Khuyến học và trường Long Xuyên là hai trường nhìn chung có thái độ tốt đối với Trung tâm. Đối với trường Thoại Ngọc Hầu ít quan tâm đến Trung tâm hơn, có số lượng dự kiến học ở Trung tâm ít hơn. Theo phân nhóm học lực, ta thấy loại khá là hãnh diện nhiều nhất khi học tập Trung tâm, kế đến là loại trung bình. Loại giỏi có ý kiến trung hoà khá cao trong tổng số học sinh loại giỏi, học sinh yếu ít có sự khác biệt giữa các ý kiến. Theo phân nhóm chi tiêu hàng tháng, nhóm có mức chi tiêu thấp lại có mức độ giới thiệu bạn bè đến học tập tại Trung tâm nhiều nhất. Qua biến hành vi này giúp ta thấy đối tượng này có xu hướng hành vi khá tốt đối với Trung tâm. 6.3 Các biện pháp có thể tác động lên thái độ của học sinh. Từ kết quả nghiên cứu trên cộng với thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm mục tiêu phát triển Trung tâm, thu hút thêm nhiều học sinh quan tâm đến Trung tâm và sẽ có ý định học tại Trung tâm. Mở các lớp học ngoại khóa ngắn hạn phù hợp với học sinh. Để thu hút sự quan tâm của học sinh và đáp ứng nhu cầu đăng ký học tại Trung tâm khi có điều kiện. Trung tâm nên tận dụng các nguồn lực của mình tổ chức các khóa học ngắn hạn vào mùa hè thật hấp dẫn để học sinh có thể tham gia học tập tại Trung tâm về: mảng nhỏ trong chương trình mạng, phần mềm, viết blog cá nhân, hoặc các chứng chỉ A, B quốc gia… nhằm thu hút thêm nhiều học viên cho Trung tâm và học sinh chưa tốt nghiệp phổ thông trung học cũng có cơ hội học về mạng, phần mềm. Nếu các học viên này thấy yêu thích Trung tâm sẽ tiếp tục học tiếp các chương trình nâng cao MMS tại Trung tâm sau khi tốt nghiệp PTTH. Đối với học sinh lớp 10, 11 thì tập trung giới thiệu các chương trình học cơ bản đến nâng cao về tin học văn phòng: Word, Excel, Asscess,… các chương trình thiết kế Web căn bản vì những chương trình này có thời gian đào tạo ngắn hạn họ có thể học được trong những tháng hè. Đối với lớp 12 thì có thể giới thiệu cả hai chương trình học ngắn hạn và dài hạn MMS nhưng tập trung nhiều nhất là chương trình đào tạo MMS vì đối tượng này chuẩn bị tốt nghiệp có nhiều khả năng sẽ học khóa dài hạn ở Trung tâm hơn những khóa ngắn hạn vì thời gian hè họ phải thi đại học và chọn trường đào tạo nghề để học sau khi tốt nghiệp. Tạo niềm tin vào chất lượng của Trung tâm. Do Trung tâm còn khá mới mẻ với người dân An Giang đến tháng 7, tháng 8 năm 2007 mới có học viên ra trường khóa đầu tiên nên hiện nay còn nhiều người chưa tin cậy vào chất lượng đào tạo của Trung tâm. Để nâng cao niềm tin của phụ huynh và học sinh đối với Trung tâm, biện pháp tốt nhất là Trung tâm phải tiếp tục cố gắng trong các hoạt động của mình để đảm bảo học viên khi ra trường là những lập trình viên có chất lượng, được nhiều doanh nghiệp chấp nhận, đồng thời giữ đúng lời hứa với học viên về phương pháp đào tạo, tư vấn việc làm… Việc làm và mức thu nhập của những học viên của Trung tâm khi ra trường sẽ là thước đo chất lượng của Trung tâm (dĩ nhiên đi kèm bao giờ cũng cần có sự cố gắng học tập của bản thân học viên). Khi học viên ra trường có việc làm và lương cao sẽ có nhiều người tin cậy vào chất lượng của Trung tâm, thu hút những ai có nhu cầu học công nghệ thông tin nhưng muốn học ở TP. Hồ Chí Minh. Để giúp học viên có thêm kinh nghiệm trong quá trình học tập, Trung tâm có thể tìm các hợp đồng bên ngoài về lĩnh vực phần mềm và mạng của các doanh nghiệp trong Tỉnh giao cho học viên thực hiện hợp đồng đó, Trung tâm sẽ kiểm tra lại và chuyển giao cho khách hàng. Biện pháp này có thể giúp học viên có thêm nhiều kinh nghiệm khi ra trường vừa giúp Trung tâm có thêm nguồn thu nhập. Tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin về Trung tâm. Trong những đợt học bổng, tuyển sinh, lễ tốt nghiệp của học viên Trung tâm cần đầu tư nhiều vào việc quảng cáo các chương trình đó để học sinh cũng như các phụ huynh, thầy cô trong các trường biết đến Trung tâm nhiều thêm và có tình cảm tốt với Trung tâm. Đối với học sinh thì Trung tâm có thể quảng cáo bằng cách: Kèm các tờ rơi chương trình mới của Trung tâm vào báo Hoa học trò. Đối với phụ huynh học sinh thì quảng cáo trên báo Tuổi trẻ, An Giang… tác động từ phía phụ huynh học sinh để họ khuyến khích con mình học tại Trung tâm. Khi có điều kiện Trung tâm có thể tài trợ cho các chương trình hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT như: tổ chức đố vui tin học, tài trợ cho các hoạt động thể thao, văn nghệ… với những hoạt động thiết thực tại các trường sẽ giúp học sinh biết đến Trung tâm nhiều hơn hoặc Trung tâm có thể có những suất học bổng tài trợ cho những học sinh phổ thông nghèo vượt khó học giỏi, yêu thích công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho các em học này học những chương trình tin học miễn phí để các em nâng cao sự hiểu biết về lĩnh vực yêu thích. Theo kết quả nghiên cứu, học sinh trong trường THPT Khuyến Học và trường THPT Long Xuyên quan tâm nhiều đến Trung tâm. Khi Trung tâm tổ chức các buổi hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa trong các trường PTTH thì nên xem xét đến tổ chức ở 2 trường này để tạo ấn tượng tốt với học sinh ở đây, vừa nhằm quảng bá Trung tâm. Tổ chức các chương trình học bổng, hỗ trợ việc đóng học phí của học viên. Vấn đề học phí cao làm cản trở dự định đăng ký học của khá nhiều học sinh mong muốn học tập tại Trung tâm. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Trung tâm vì Trung tâm cũng không thể giảm mức học phí. Để tạo động lực học tập cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn, có năng lực học tập tốt Trung tâm nên tiếp tục thực hiện các chương trình học bổng tài trợ cho học viên, giới thiệu các việc làm bán thời gian cho học viên, để học viên có thêm thu nhập và kinh nghiệm. Bên cạnh việc quan tâm đến nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm nên có những biện pháp giảm chi phí đào tạo để có mức giá đào tạo phù hợp với mức thu nhập ở An Giang hoặc có những chương trình hỗ trợ học phí cho học viên học các khóa dài hạn bằng cách liên kết với ngân hàng cho học viên của Trung tâm vay tiền đóng học phí. Khi học viên tốt nghiệp, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất và thu hồi vốn bằng cách trừ vào tiền lương hàng tháng của học viên đó. Biện pháp này sẽ giúp Trung tâm thu được học phí nhanh chóng, tạo nguồn thu cho ngân hàng, tạo cơ hội học tập cho nhiều người có mong muốn học nhưng không đủ khả năng về tài chính. Các hoạt động này không mang lại hiệu quả ngay nhưng nó sẽ có tác dụng lâu dài trong việc tạo dựng hình ảnh của Trung tâm đối với khách hàng và đối tác. Tạo các sân chơi cho học viên và tìm cách quảng bá sân chơi đó ra bên ngoài Trung tâm. Giáo trình học bằng ngoại ngữ đã khiến cho nhiều người e ngại khi học tại Trung tâm vì họ không tự tin vào trình độ ngoại ngữ của mình nên không có dự định học ở Trung tâm. Hiện nay, Trung tâm đã có câu lạc bộ Anh Văn để học viên trao dồi ngoại ngữ. Câu lạc bộ này nên tiếp tục hoạt động và hãy giới thiệu các chương trình hoạt động của câu lạc bộ lên trang web của Trung tâm để mọi người có thể thuận tiện theo dõi. Trong các chương trình chiêu sinh mới cũng nên có giới thiệu về câu lạc bộ ngoại ngữ để thu hút những người bên ngoài có mong muốn học tại Trung tâm nhưng còn e ngại về giáo trình bằng ngoại ngữ. 6.4 Hạn chế của đề tài. Qua bài nghiên cứu, tác giả cũng thấy được sự hạn chế của đề tài trong quá trình thực hiện nghiên cứu: Tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm trong phỏng vấn nên dễ dãi với những trả lời của đáp viên làm kéo dài thời gian thu mẫu. Hạn chế về thời gian nghiên cứu nên không thể lựa chọn đối tượng phỏng vấn trong các nhóm phân loại ngang nhau. PHỤ LỤC Dàn bài thảo luận Xin chào bạn tôi tên là Nguyễn Hồng Thảo, sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài” Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với trung tâm NIIT An Giang” Nội dung của cuộc phỏng vấn này rất quan trọng cho sự chính xác của đề tài nghiên cứu, vì thế tôi rất mong các bạn dành chút thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn sau đây: Phần nhận biết của học sinh về các hoạt động đào tạo và dịch vụ của trung tâm. (sự hiểu biết của học sinh đối với: các sản phẩm do trung tâm cung cấp, chất lượng/uy tín của trung tâm, nguồn cung cấp thông tin cho học sinh về trung tâm…) 1. Bạn biết đến các hoạt động đào tạo của trung tâm ? - Bạn có biết đến tên gọi NIIT là gì không? Địa chỉ của NIIT tại An Giang? - Theo bạn biết trung tâm đào tạo những chuyên ngành nào? Theo bạn biết trung tâm đào tạo có chất lượng hay không? Theo bạn biết mức thu học phí đào tạo tại trung tâm khá cao đối với An Giang không? Bạn hiểu như thế nào về bằng cấp quốc tế mà hiện nay trung tâm đang đào tạo? Còn ý kiến nào khác nữa không. Bạn có biết đến các dịch vụ của trung tâm? Bạn có biết đến hay quan tâm đến những chương trình học bổng, chiêu sinh do trung tâm tổ chức hay không? Bạn có biết rằng khi học chương trình của NIIT bạn sẽ có cơ hội được hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi Tốt nghiệp? Bạn có biết rằng khi học học xong Chương trình của NIIT (2 năm) bạn sẽ có cơ hội học tiếp liên thông với Trường Đại học quốc tế để lấy bằng Đại học Quốc tế không? Các nguồn thông tin từ trung tâm hiện nay, theo bạn có giúp bạn biết nhiều thêm về trung tâm hay chưa? Còn ý kiến nào khác nữa không? Phần cảm tình của học sinh đối với trung tâm. Bạn có những suy nghĩ gì về trung tâm. - Bạn có thích có những trung tâm đào tạo bằng cấp quốc tế tại TP. Long Xuyên hay không? Bạn có cảm thấy thích các chuyên ngành đào tạo của trung tâm NIIT An Giang? Bạn có cảm thấy hãnh diện nếu như được học tại trung tâm hay không? Bạn có nghĩ rằng học viên ở trung tâm sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kiếm được việc làm? Có ý kiến nào khác nữa không? Phần xu hướng hành vi của học sinh đối với trung tâm. (Các hành động mà học sinh sẽ làm có liên quan đến trung tâm) Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với trung tâm: Bạn có tiếp tục tìm kiếm những thông tin về trung tâm hay không? Bạn có từng giới thiệu/ trao đổi với bạn bè các thông tin liên quan đến trung tâm hay không? Bạn có nghĩ là bạn sẽ học tại trung tâm hay không? Bạn có muốn dự thi các chương trình học bổng tại trung tâm hay không? Bạn có dự định sau khi tốt nghiệp sẽ đăng ký học tại trung tâm hay không? Bạn sẽ giới thiệu thêm nhiều bạn bè đăng ký học tại trung tâm? Có ý kiến nào khác nữa không? Một số thông tin khác: Những động lực nào khiến bạn quan tâm đến trung tâm. - NIIT An Giang là trung tâm đào tạo theo bằng cấp quốc tế. Các chương trình học bổng của trung tâm rất hấp dẫn. Qua lời kể của người quen: bạn bè, người thân. Có ý kiến nào khác nữa không 6. Thông tin: trường học hiện tại, môn học ưa thích, giới tính, thu nhập gia đình. Cuộc phỏng vấn sẽ dừng tại đây, xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn. ID BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI TT NIIT ANGIMEX Phỏng vấn viên:………………..Thời gian:… Địa điểm Xin chào bạn, tôi tên là Nguyễn Hồng Thảo sinh viên khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm NIIT ANGIMEX”. Nội dung của cuộc phỏng vấn này rất quan trọng cho sự chính xác của đề tài nghiên cứu, bằng cách trả lời một số câu hỏi phỏng vấn bạn đã cung cấp cho tôi những thông tin rất hữu ích để thực hiện đề tài nhằm giúp cho Trung tâm có những hoạt động đào tạo và dịch vụ phù hợp với các bạn hơn. Vì thế, tôi rất mong bạn vui lòng dành chút thời gian trả lời các câu hỏi sau đây: A. Phần câu hỏi sàng lọc S1. Bạn có biết Trung tâm NIIT hay không? 1. Có à tiếp câu 2 2. Không à Ngưng S2. Bạn có người thân đang làm việc tại Trung tâm hay không? 1. Có à Ngưng 2. Không à tiếp tục phần B B. Phần câu hỏi chính Q1. Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn đối với các ý kiến sau đây bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong năm mức độ được quy ước như sau: 1 2 3 4 5 Hoàn toàn phản đối Nhìn chung là phản đối Trung hòa Nhìn chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý Các ý kiến Mức độ đồng ý Phần nhận biết về các hoạt động của Trung tâm  1 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế. 1 2 3 4 5 2 Bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy 1 2 3 4 5 3 NIIT ANGIMEX là trung tâm đào tạo có chất lượng cao 1 2 3 4 5 4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với thu nhập của người dân An Giang 1 2 3 4 5 5 Để vào học tại Trung tâm, học viên phải qua kiểm tra về khả năng tư duy và ngoại ngữ 1 2 3 4 5 6 Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng, chiêu sinh 1 2 3 4 5 7 Tốt nghiệp tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội được giới thiệu việc làm 1 2 3 4 5 8 Học xong chương trình DNIIT tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội học tiếp tại các trường quốc tế 1 2 3 4 5 9 Thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm 1 2 3 4 5 Phần cảm tình của bạn đối với Trung Tâm  10 Bạn thích học ở Trung tâm NIIT ANGIMEX 1 2 3 4 5 11 Bạn thích các chuyên ngành đào tạo tại Trung tâm 1 2 3 4 5 12 Bạn thích các chương trình tư vấn, học bổng của Trung tâm 1 2 3 4 5 13 Bạn thích bằng cấp quốc tế mà Trung tâm đang đào tạo 1 2 3 4 5 14 Bạn thích đồng phục cho học viên học tại Trung tâm 1 2 3 4 5 15 Bạn sẽ cảm thấy hãnh diện nếu như được học tại Trung tâm 1 2 3 4 5 Phần xu hướng hành động của bạn đối với Trung tâm  16 Bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm 1 2 3 4 5 17 Bạn sẽ trao đổi với bạn bè những thông tin về Trung tâm 1 2 3 4 5 18 Bạn sẽ dự thi chương trình học bổng lớn tại Trung tâm trong thời gian tới 1 2 3 4 5 19 Bạn sẽ học tại Trung tâm khi có điều kiện 1 2 3 4 5 20 Bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm 1 2 3 4 5 Q3. Bạn có thích Trung tâm NIIT không? Vì sao? 1. Có 2. Không Lý do Q4. Nguyên nhân nào khiến bạn chưa có dự định học tại Trung tâm? (Có thể có nhiều trả lời) 1. Chưa tốt nghiệp PTTH 2. Giáo trình bằng ngoại ngữ 3. Học phí cao 4. Khác (nêu rõ)………………………………… C. Phần câu hỏi phân loại Xin vui lòng cho biết một số thông tin liên quan đến bản thân bạn. D1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ D2. Lớp: 1. Lớp 10 2. Lớp 11 3. Lớp 12 D3. Học trường: 1. Long Xuyên 2. Khuyến Học 3. Thoại Ngọc Hầu 4.Khác………… D4. Khối thi Đại học yêu thích nhất: 1. Khối A 2. Khối B 3. Khối C 4. Khối D 5. Khác:…………….. D5. Bằng cấp về Tin học đã có: 1. Chứng chỉ A 2. Chứng chỉ B 3. Khác:……………….. D6. Xếp loại học tập của bạn ở học kỳ I vừa qua: 1. Xuất sắc 2. Giỏi 3. Khá 4. Trung bình 5. Yếu D7. Chi tiêu hàng tháng của bạn khoảng bao nhiêu trong các mức sau? (Đvt: ngàn đồng ) Chi tiêu hàng tháng <500 500- < 700 700 - <1000 ≥1000 Từ chối trả lời Mã số 1 2 3 4 5 Xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của bạn, chúc bạn luôn vui vẻ, thành công trong học tập! KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ S1. Bạn có biết Trung tâm NIIT ANGIMEX hay không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 120 100.0 100.0 100.0 S2. Bạn có người thân đang làm việc tại Trung tâm hay không? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong 120 100.0 100.0 100.0 Q1 .1 NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 4 3.3 3.3 3.3 Nhin chung la phan doi 6 5.0 5.0 8.3 Trung hoa 25 20.8 20.8 29.2 Nhin chung la dong y 36 30.0 30.0 59.2 Hoan toan dong y 49 40.8 40.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.2 Bằng cấp của Trung tâm đạt chuẩn quốc tế và đáng tin cậy. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan đoi 5 4.2 4.2 5.8 Trung hoa 36 30.0 30.0 35.8 Nhin chung la dong y 48 40.0 40.0 75.8 Hoan toan dong y 29 24.2 24.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.3 NIIT ANGIMEX là Trung tâm đào tạo có chất lượng. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan doi 6 5.0 5.0 6.7 Trung hoa 44 36.7 36.7 43.3 Nhin chung la dong y 45 37.5 37.5 80.8 Hoan toan dong y 23 19.2 19.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.4 Học phí tại Trung tâm khá cao so với thu nhập người dân An Giang. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan đoi 13 10.8 10.8 12.5 Trung hoa 32 26.7 26.7 39.2 Nhin chung la dong y 31 25.8 25.8 65.0 Hoan toan dong y 42 35.0 35.0 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.5 Để vào học tại Trung tâm học viên phải qua kiểm tra khả năng tư duy và ngoại ngữ. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 4 3.3 3.3 3.3 Nhin chung la phan doi 8 6.7 6.7 10.0 Trung hoa 19 15.8 15.8 25.8 Nhin chung la dong y 40 33.3 33.3 59.2 Hoan toan dong y 49 40.8 40.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.6 Hằng năm, Trung tâm đều có những chương trình học bổng chiêu sinh. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan đôi 5 4.2 4.2 5.8 Trung hoa 21 17.5 17.5 23.3 Nhin chung la dong y 45 37.5 37.5 60.8 Hoan toan dong y 47 39.2 39.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.7 Tốt nghiệp tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội được giới thiệu việc làm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 1 .8 .8 .8 Nhin chung la phan doi 3 2.5 2.5 3.3 Trung hoa 35 29.2 29.2 32.5 Nhin chung la dong y 37 30.8 30.8 63.3 Hoan toan dong y 44 36.7 36.7 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.8 Học xong chương trình DNIIT tại Trung tâm bạn sẽ có cơ hội học tiếp tại các trường quốc tế. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan doi 3 2.5 2.5 4.2 Trung hoa 42 35.0 35.0 39.2 Nhin chung la dong y 38 31.7 31.7 70.8 Hoan toan dong y 35 29.2 29.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.9 Những thông tin do Trung tâm cung cấp giúp bạn hiểu rõ về Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 6 5.0 5.0 5.0 Nhin chung la phan doi 11 9.2 9.2 14.2 Trung hoa 41 34.2 34.2 48.3 Nhin chung la dong y 40 33.3 33.3 81.7 Hoan toan dong y 22 18.3 18.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.10 Bạn thích học ở Trung tâm NIIT ANGIMEX. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phandoi 2 1.7 1.7 1.7 Nhin chung la phan doi 9 7.5 7.5 9.2 Trung hoa 58 48.3 48.3 57.5 Nhin chung la dong y 32 26.7 26.7 84.2 Hoan toan dong y 19 15.8 15.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.11 Bạn thích các chuyên ngành đào tạo tại Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 3 2.5 2.5 2.5 Nhin chung la phan doi 9 7.5 7.5 10.0 Trung hoa 27 22.5 22.5 32.5 Nhin chung la dong y 44 36.7 36.7 69.2 Hoan toan dong y 37 30.8 30.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.12 Bạn thích các chương trình tư vấn, học bổng của Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 1 .8 .8 .8 Nhin chung la phan doi 4 3.3 3.3 4.2 Trung hoa 44 36.7 36.7 40.8 Nhin chung la dong y 37 30.8 30.8 71.7 Hoan toan dong y 34 28.3 28.3 100.0 Total 120 100 100.0 Q1.13 Bạn thích bằng cấp quốc tế mà Trung tâm đang đào tạo. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhin chung la phan doi 3 2.5 2.5 2.5 Trung hoa 21 17.5 17.5 20.0 Nhin chung la dong y 54 45.0 45.0 65.0 Hoan toan dong y 42 35.0 35.0 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.14 Bạn thích đồng phục cho học viên học tại Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 4 3.3 3.3 3.3 Nhin chung la phan doi 10 8.3 8.3 11.7 Trung hoa 39 32.5 32.5 44.2 Nhin chung la dong y 36 30.0 30.0 74.2 Hoan toan dong y 31 25.8 25.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.15 Bạn sẽ cảm thấy hãnh diện khi được học ở Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhin chung la phan doi 7 5.8 5.8 5.8 Trung hoa 44 36.7 36.7 42.5 Nhin chung la dong y 38 31.7 31.7 74.2 Hoan toan dong y 31 25.8 25.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.16 Bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 6 5.0 5.0 5.0 Nhin chung la phan doi 4 3.3 3.3 8.3 Trung hoa 40 33.3 33.3 41.7 Nhin chung la dong y 41 34.2 34.2 75.8 Hoan toan dong y 29 24.2 24.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.17 Bạn sẽ trao đổi với bạn bè những thông tin về Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 4 3.3 3.3 3.3 Nhin chung la phan doi 10 8.3 8.3 11.7 Trung hoa 40 33.3 33.3 45.0 Nhin chung la dong y 38 31.7 31.7 76.7 Hoan toan dong y 28 23.3 23.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.18 Bạn sẽ dự thi chương trình học bổng lớn tại Trung tâm trong thời gian tới. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 11 9.2 9.2 9.2 Nhin chung la phan 8 6.7 6.7 15.8 Trung hoa 51 42.5 42.5 58.3 Nhin chung la dong y 33 27.5 27.5 85.8 Hoan toan dong y 17 14.2 14.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.19 Bạn sẽ học tại Trung tâm khi có điều kiện. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 5 4.2 4.2 4.2 Nhin chung la phan doi 4 3.3 3.3 7.5 Trung hoa 17 14.2 14.2 21.7 Nhin chung la dong y 54 45.0 45.0 66.7 Hoan toan dong y 40 33.3 33.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q1.20 Bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan phan doi 3 2.5 2.5 2.5 Nhin chung la phan doi 3 2.5 2.5 5.0 Trung hoa 41 34.2 34.2 39.2 Nhin chung la dong y 48 40.0 40.0 79.2 Hoan toan dong y 25 20.8 20.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 Q2. Bạn có thích Trung tâm hay không? Responses Percent of Cases N Percent thich hay khong thich (a) co 83 69.2% 69.2% khong 37 30.8% 30.8% Total 120 100.0% 100.0% a Group Q3. Nguyên nhân khiến bạn chưa dự định học tại Trung tâm. Responses Percent of Cases N Percent ly do chua du dinh hoc tai trung tam(a) chua tot nghiep PTTH 60 35.3% 50.0% giao trinh bang ngoai ngu 41 24.1% 34.2% hoc phi cao 48 28.2% 40.0% khac 21 12.4% 17.5% Total 170 100.0% 141.7% a Group D1.Giới tính. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 65 54.2 54.2 54.2 nu 55 45.8 45.8 100.0 Total 120 100.0 100.0 D2. Lớp. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop 10 12 10.0 10.0 10.0 lop 11 36 30.0 30.0 40.0 lop 12 72 60.0 60.0 100.0 Total 120 100.0 100.0 D3. Học trường. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid long xuyen 40 33.3 33.3 33.3 khuyen hoc 40 33.3 33.3 66.7 thoai ngoc hau 40 33.3 33.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 D4. Khối thi đại học yêu thích. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khoi A 67 55.8 55.8 55.8 Khoi B 9 7.5 7.5 63.3 khoi C 12 10.0 10.0 73.3 khoi D 24 20.0 20.0 93.3 khac 8 6.7 6.7 100.0 Total 120 100.0 100.0 D5. Bằng cấp tin học đã có. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid chung chi A 69 57.5 57.5 57.5 chung chi B 18 15.0 15.0 72.5 khac 33 27.5 27.5 100.0 Total 120 100.0 100.0 D6. Xếp loại học tập của bạn ở học kì I. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid gioi 32 26.7 26.7 26.7 kha 53 44.2 44.2 70.8 trung binh 29 24.2 24.2 95.0 yeu 6 5.0 5.0 100.0 Total 120 100.0 100.0 D7. Chi tiêu hàng tháng. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 500 ngan 34 28.3 28.3 28.3 tu 500 ngan den duoi 700 ngan 30 25.0 25.0 53.3 tu 700 den 1 trieu 29 24.2 24.2 77.5 tren 1 trieu 16 13.3 13.3 90.8 tu choi tra loi 11 9.2 9.2 100.0 Total 120 100.0 100.0 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Error Statistic NIIT ANGIMEX la trung tam dao tao lap trinh vien quoc te. 120 1.00 5.00 4.0000 9.687E-02 1.0612 bang cap cua trung tam dat chuan quoc te va dang tin cay. 120 1.00 5.00 3.8083 8.309E-02 .9102 NIIT ANGIMEX la trung tam dao tao co chat luong cao. 120 1.00 5.00 3.6750 8.213E-02 .8997 hoc phi tai trung tam kha cao so voi thu nhap cua nguoi dan An Giang. 120 1.00 5.00 3.8167 9.900E-02 1.0845 de vao hoc tai trung tam hoc vien phai qua kiem tra kha nang tu duy va ngoai ngu. 120 1.00 5.00 4.0167 9.758E-02 1.0689 hang nam, trung tam deu co nhung chuong trinh hoc bong chieu sinh. 120 1.00 5.00 4.0833 8.582E-02 .9401 tot nghiep tai trung tam ban se co co hoi duoc gioi thieu viec lam. 120 1.00 5.00 4.0000 8.368E-02 .9167 hoc xong chuong trinh dniit tai trung tam ban se co co hoi hoc tiep tai cac truong quoc te. 120 1.00 5.00 3.8417 8.534E-02 .9348 nhung thong tin do trung tam cung cap giup ban hieu ro ve trung tam. 120 1.00 5.00 3.5083 9.614E-02 1.0532 Valid N (listwise) 120 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation ban thich hoc o trung tam niit ANGIMEX. 120 1.00 5.00 3.4750 .90714 ban thich cac chuyen nganh dao tao tai trung tam. 120 1.00 5.00 3.8583 1.02322 ban thich cac chuong trinh tu van, hoc bong cua trung tam 120 1.00 5.00 3.8250 .91360 ban thich bang cap quoc te ma trung tam dang dao tao. 120 2.00 5.00 4.1250 .78390 ban thich dong phuc cho hoc vien hoc tai trung tam. 120 1.00 5.00 3.6667 1.05586 ban se cam thay hanh dien khi duoc hoc o trung tam. 120 2.00 5.00 3.7750 .90249 Valid N (listwise) 120 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation ban se tiep tuc hieu ve trung tam. 120 1.00 5.00 3.6917 1.03547 ban se trao doi voi ban be nhung thong tin ve trung tam. 120 1.00 5.00 3.6333 1.03659 ban se du thi chuong trinh hoc bong lon tai trung tam trong thoi gian toi. 120 1.00 5.00 3.3083 1.09080 ban se hoc tai trung tam khi co dieu kien. 120 1.00 5.00 4.0000 .99579 ban se gioi thieu ban be dang ky hoc tai trung tam. 120 1.00 5.00 3.7417 .90280 Valid N (listwise) 120 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT 1. Sự khác biệt về niềm hãnh diện của bạn khi được học ở Trung tâm giữa các Trường. Crosstab Count hoc truong Total long xuyen khuyen hoc thoai ngoc hau ban se cam thay hanh dien khi duoc hoc o trung tam. Nhin chung la phan doi 0 5 2 7 trunghoa 13 12 19 44 nhinchungladongy 15 9 14 38 hoantoandongy 12 14 5 31 Total 40 40 40 120 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 13.337(a) 6 .038 Likelihood Ratio 15.445 6 .017 Linear-by-Linear Association 4.435 1 .035 N of Valid Cases 120 a 3 cells (25.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.33. 2. Sự khác biệt về niềm hãnh diện của bạn khi được học ở Trung tâm với xếp loại học tập. Crosstab Count xep loai hoc tap cua ban o hoc ki 1. Total gioi kha trung binh yeu ban se cam thay hanh dien khi duoc hoc o trung tam. Nhinchunglaphandoi 2 0 3 2 7 trunghoa 14 22 7 1 44 nhinchungladongy 6 17 13 2 38 hoantoandongy 10 14 6 1 31 Total 32 53 29 6 120 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 18.707(a) 9 .028 Likelihood Ratio 17.938 9 .036 Linear-by-Linear Association .360 1 .548 N of Valid Cases 120 a 7 cells (43.8%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .35. Symmetric Measures Value Approx. Sig. Nominal by Nominal Contingency Coefficient .367 .028 N of Valid Cases 120 a Not assuming the null hypothesis. b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis. 3. Sự khác biệt về bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm giữa các trường. Crosstab Count hoc truong Total long xuyen khuyen hoc thoai ngoc hau ban se tiep tuc hieu ve trung tam. hoantoanphandoi 2 2 2 6 nhinchunglaphandoi 2 1 1 4 trunghoa 16 5 19 40 nhinchungladongy 13 16 12 41 hoantoandongy 7 16 6 29 Total 40 40 40 120 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 15.560(a) 8 .049 Likelihood Ratio 16.461 8 .036 Linear-by-Linear Association .047 1 .829 N of Valid Cases 120 a 6 cells (40.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.33. Symmetric Measures Value Approx. Sig. Nominal by Nominal Contingency Coefficient .339 .049 N of Valid Cases 120 a Not assuming the null hypothesis. b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis. 4. Sự khác biệt về xu hướng bạn sẽ giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm với chi tieu hàng tháng của đáp viên. Crosstab Count chi tieu hang thang. Total duoi 500 tu 500 den duoi 700 tu 700 den 1000 tren 1000 tu choi tra loi ban se gioi thieu ban be dang ky hoc tai trung tam. hoantoanphandoi 0 1 0 0 2 3 nhinchunglaphandoi 0 1 2 0 0 3 trunghoa 10 12 8 7 4 41 nhinchungladongy 16 13 8 7 4 48 hoantoandongy 8 3 11 2 1 25 Total 34 30 29 16 11 120 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 26.922(a) 16 .042 Likelihood Ratio 23.322 16 .105 Linear-by-Linear Association 2.631 1 .105 N of Valid Cases 120 a 14 cells (56.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .28. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. “Nghiên cứu thị trường” trong Nguyên lý Marketing. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Đông Phương - Nguyễn Văn Trưng - Nguyễn Tân Mỹ - Quách Thi Bửu Châu – Ngô Thị Xuân Phương - Nguyễn Văn Chu. 1999. “Môi trường marketing, nghiên cứu marketing” trong Marketing căn bản. TP. Hồ Chí Minh: Đại học quốc gia TP. Hồ Chi Minh. Trường Đại học kinh tế. Nguyễn Phi Yến. 2006. Khoá luận tốt nghiệp “Hành vi chọn ngành thi đại học cuả học sinh lớp 12”. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh. Đại học An Giang. Philip Kotler. 2005. “Thị trường người tiêu dùng và hành vi mua hàng của người tiêu dùng” trong Marketing căn bản. TP. Hồ Chí Minh: NXB Giao thông vận tải. Ths. Vũ Thế Dũng – Ths. Trương Tôn Hiền Đức. 2004. “Hành vi khách hàng” trong Quản trị tiếp thị lý thuyết và tình huống. TP. Hồ Chí Minh: NXB Khoa học và kỹ thuật. TS. Lưu Thanh Đức Hải. 2003. Bài giảng nghiên cứu Marketing ứng dụng trong các ngành kinh tế. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ Võ Trường Giang. 2006. Khoá luận tốt nghiệp “Thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh”. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế -Quản trị kinh doanh. Đại học An Giang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT9.doc
Tài liệu liên quan