Như vậy, bằng phương pháp sắc kí cột, phân tích kết quả phân tích phổ thực nghiệm 1D,
2D-NMR và so sánh dữ liệu phổ chúng tôi đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của năm
chất từ cắn phân đoạn n-butanol bảy lá một hoa được trồng tại Sapa - Lào Cai là: diosgenin (1);
stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid (2);este glycerol (3); dioscin (4) và paris saponin VII (5).
Các hợp chất 3-5 lần đầu tiên được công bố từ phần trên mặt đất loài Paris polyphylla var.
chinensis Franchet được gieo trồng tại Việt Nam.
Lời cảm ơn. Nhóm tác giả chân thành cám ơn nhóm thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen
bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franch.) và Huyết rồng lào (Spatholobus subrectus Dunn.)
làm nguyên liệu sản xuất thuốc, mã số 11/2013/HĐ-NVQG” và đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học
phần trên mặt đất bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franch.) thuộc họ trọng lâu -
Trilliaceae)” mã số 525 ngày 4/7/2016 đã cung cấp nguyên liệu và kinh phí cho nhóm nghiên cứu thực
hiện đề tài này. Ngoài ra, nhóm tác giả trân trọng cám ơn Trung tâm NMR thuộc Viện Hóa học-Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các hợp
chất tinh khiết.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học phần trên mặt đất cây bảy lá một hoa (paris polyphylla var. chinensis franchet) họ trọng lâu (trilliaceae) - Nguyễn Thị Duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science and Technology 56 (2C) (2016) 472-478
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT
CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS
FRANCHET) HỌ TRỌNG LÂU (TRILLIACEAE)
Nguyễn Thị Duyên1, Đỗ Thị Hà1, *, Nguyễn Minh Khởi1, Nguyễn Thị Thu2,
Phạm Quốc Long3
1Khoa Hóa thực vật - Viện Dược liệu, 3B QuangTrung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên -VAST, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
*Email: hado.nimms@gmail.com
Đến Tòa soạn: 15/6/2016; Chấp nhận đăng: 29/10/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu hóa học phân đoạn n-butanol loài bảy lá một hoa (Paris polyphylla var.
chinensis Franchet) đã phân lập được 5 hợp chất là: diosgenin (1), stigmasterol-3-O-β-D-
glucopyranosid (2), este glycerol (3), dioscin (4) và paris saponin VII (5). Cấu trúc của các chất
được xác định thông qua phân tích phổ thực nhiệm: MS và NMR. Đây là báo cáo đầu tiên về các
chất từ phần trên mặt đất bảy lá một hoa được trồng tại Sapa - Lào Cai.
Từ khóa: Paris polyphylla var. chinensis, diosgenin, stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid,
dioscin, paris saponin VII.
1. MỞ ĐẦU
Bảy lá một hoa cây thân thảo có tên khoa học là: Paris polyphylla var. chinensis Franchet
thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae). Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
hóa học các loài thuộc chi Paris, nhưng tại Việt Nam các công bố còn hạn chế. Các nghiên cứu
trong và ngoài nước đã xác định thành phần chính có trong bảy lá một hoa là: tanin, flavonoid,
axit phenolic, saponin [1], đường [2] và axit amin [3]. Trong đó thành phần chính là saponin
steroid [4, 5]. Trong bài báo này chúng tôi công bố quá trình phân lập và xác định cấu trúc của 5
hợp chất phân lập từ bảy lá một hoa gồm: diosgenin (chất 1), stigmasterol-3-O-β-D-
glucopyranosid (chất 2), este glycerol (chất 3), dioscin (chất 4) và paris saponin VII (chất 5).
Đây là công bố đầu tiên về thành phần hóa học phần trên mặt đất loài Paris polyphylla var.
chinensis Franch.được trồng tại Việt Nam.
2. NGUYÊN LIỆU VÀ THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu thành phần hóa học cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franchet)
473
2.1. Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu là phần trên mặt đất bảy lá một hoa được trồng tại huyện Sapa - tỉnh Lào
Cai, tháng 8 năm 2015. Mẫu (mẫu tươi bao gồm: thân, lá, hoa, rễ) được giám định tên khoa học
bởi Ths Bùi Hồng Quang, Viện Sinh thái Tài nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Tiêu bản (Số hiệu: N.T.T.-01/08/2015) được lưu tại Khoa Hóa thực vật – Viện Dược
liệu và Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật. Tên khoa học của mẫu nghiên cứu được xác định
là Paris polyphylla var. chinensis Franchet, họ Trilliaceae.
2.2. Thiết bị
Phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz) được đo trên máy Bruker AV500 FT-
NMR, TMS được sử dung làm chất nội chuẩn. Phổ khối lượng (ESI và APCI-MS) được đo trên
máy Agilent 1260 series single quadrupole LC/MS. Sắc kí cột (CC) được tiến hành với chất hấp
phụ là silica gel (0,04-0,063 nm, Merck) và silica gel pha đảo YMC RP-18 (30-50 µm). Fuji
Sillysia Chemical Ltd.)Máy xác định điểm nóng chảy Stuart SMP3. Sắc kí bản mỏng (TLC)
được tiến hành trên bản mỏng silica gel pha thường Merck 60 F254, pha đảo Merck RP-18
F254, phát hiện bằng đèn tử ngoại bước sóng 254 và 365 nm, thuốc thử axit H2SO4 10 % và
được hơ đến khi hiện màu.
2.3. Thực nghiệm
Phần trên mặt đất (bao gồm thân và lá) được sấy khô ở nhiệt độ 45 – 55 oC. Tiến hành chiết
ngâm kiệt 1,2 kg mẫu trong hai tuần với cồn 70 % ở nhiệt độ phòng, sau đó chiết nóng 80 oC,
cồn 70 %, 3 h/lần, tỉ lệ dược liệu/dung môi là 1/10. Gộp dung môi và cô dưới áp suất giảm thu
được cao tổng 303,6 g (25,3 %). Sau đó hòa 250 g cao tổng vào 700 ml nước rồi chiết phân bố
lần lượt với dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan (nH), n-butanol (BtOH). Cô quay dưới
áp suất giảm thu được các cắn phân đoạn tương ứng là: PH (1,5 g, 0,13 %), PBt (104,4 g, 8,7 %)
và cắn nước (143,4 g, 11,93 %).
Lấy 95 g cao PBt tiến hành sắc kí cột với silica gel, rửa giải bằng gradient
điclometan/metanol/nước (DCM/MeOH/H2O) (100%DCM→5/1/0,01→100%MeOH) thu được
11 phân đoạn (PBt1→PBt11). Từ phân đoạn PBt 1 (102 mg) tiến hành sắc kí cột silica gel rửa
giải bằng gradient DCM/MeOH (100 %→5/1) thu được chất 1 (10 mg, diosgenin). Phân đoạn
PBt 2 (210 mg) tiến hành sắc kí cột silica gel, rửa giải bằng gradient DCM/MeOH (100 %
DCM→1/1) thu được chất 2 (12 mg). Phân đoạn PBt 2.5 tiến hành sắc kí cột pha đảo với chất
hấp phụ RP-18, rửa giải MeOH/H2O (20/1) thu được chất 3 (82 mg). Phân đoạn PBt 8 (270 mg)
tiến hành sắc kí cột silica gelrửa giải bằng gradient DCM/MeOH/H2O (20/1/0,01→1/1/0,01) thu
được phân đoạn PBt 8.5 và PBt 8.6. Hai phân đoạn này tiến hành sắc kí pha đảo RP-18, rửa giải
bằng hệ dung môi MeOH/H2O (5/1) thu được hai chất sạch tương ứng là chất 4 và chất 5.
Diosgenin (1): Dạng bột xốp màu trắng, tan trong cloroform; đ.n.c: 208 - 209 oC. 1H-NMR
(500 MHz, CDCl3) δ (ppm): 5,35 (1H, d, J = 4,5Hz, H-5), 0,79 (3H, s, H-18), 1,03 (3H, s, H-19),
0,93 (3H, d, J = 5Hz, H-21), 0,79 (3H, d, J = 3,5 Hz, H-27).
13C-NMR (125MHz, DMSO) δ (ppm): 37,2 (C-1), 31,4 (C-2), 71,8 (C-3), 41,6 (C-4),
140,8 (C-5),121,4 (C-6), 31,9 (C-7), 31,7 (C-8), 50,1 (C-9), 36,7 (C-10), 20,9 (C-11), 39,8 (C-
12), 40,3 (C-13), 56,5 (C-14), 32,1(C-15), 80,8 (C-16), 62,1 (C-17), 16,3 (C-18), 19,4 (C-19),
42,3 (C-20), 14,5 (C-21), 109,3 (C-22), 31,5 (C-23), 28,8 (C-24), 30,3 (C-25), 66,9 (C-26), 17,1
(C-27).
Nguyễn Thi Duyên, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Minh Khởi
474
Stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid (2): Chất bột màu trắng; đ.n.c: 289 - 291 oC. 1H-
NMR (500MHz, DMSO) δ (ppm): 3,65 (m, 1H, H-3), 5,32 (d, J = 4,5 Hz, H-6), 0,67 (3H, s, H-
18), 0,96 (1H, s, H-19), 5,16 (1H, dd, J = 8,5, 15 Hz, H-22), 5,02 (1H, dd, J = 8,5, 15 Hz, H-23),
0,77 (3H, d, J = 5,0 Hz, H-26), 0,78 (d, 3H, J = 7,0 Hz, H-27), 4,22 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1)
13C-NMR (125MHz, DMSO) δ (ppm): 36,2 (C-1), 29,3 (C-2), 76,9 (C-3), 38,3 (C-4), 140,5
(C-5), 121,2 (C-6), 31,4 (C-7), 31,3 (C-8), 49,6 (C-9), 36,8 (C-10), 20,6 (C-11), 39,0 (C-12),
41,7 (C-13), 56,3 (C-14), 24,9 (C-15), 28,5 (C-16), 55,4 (C-17), 11,8 (C-18), 18,8 (C-19), 39,0
(C-20), 19,1 (C-21), 138,0 (C-22), 128,8 (C-23), 50,6 (C-24), 31,4 (C-25), 20,9 (C-26), 21,1 (C-
27), 23,9 (C-28), 12,1 (C-29),
Dioscin (4): Chất bột màu trắng, đ.n.c. 274 – 276 oC. 1H-NMR (500MHz, CDCl3&MeOD)
δ (ppm): 5,35 (1H, H-5); 0,77 (3H, s, H-18); 1,01 (3H, s, H-19); 0,97 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-21);
0,79 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27), 4,47 (1H, d, J = 8,0 Hz,H-1′), 5,0 (1H, H-1′′), 1,32 (3H, d, J =
6,0 Hz, H-6′′); 4,93(1H, H-1′″), 1,28 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6′″)
13C-NMR (125MHz, CDCl3&MeOD) δ (ppm): 37,2 (C-1), 31,7 (C-2), 77,3 (C-3), 38,2 (C-
4), 142,2 (C-5), 121,9 (C-6), 32,0 (C-7), 31,4 (C-8), 50,1 (C-9), 36,8 (C-10), 20,8 (C-11), 39,7
(C-12), 40,2 (C-13), 56,4 (C-14), 31,4 (C-15), 80,8 (C-16), 62,0 (C-17), 16,2 (C-18), 19,2 (C-
19), 41,6 (C-20), 14,4 (C-21), 109,4 (C-22), 29,5 (C-23), 28,7 (C-24), 30,2 (C-25), 66,8 (C-26),
17,0 (C-27), δC 99,4 (C-1′), 77,0 (C-2′), 78,7 (C-3′), 77,3 (C-4′), 76,8 (C-5′), 61,8 (C-6′),103,3
(C-1′′), 70,8 (C-2′′), 70,5 (C-3′′), 71,8 (C-4′′), 68,8 (C-5′′), 17,3 (C-6″), 101,3 (C-1″′), 70,5 (C-
2″′), 70,8 (C-3″′), 71,8 (C-4″′), 68,5 (C-5″′), 17,4 (C-6″′)
Paris saponin VII (5): Chất bột màu trắng, đ.n.c. 240 - 242 oC. 1H-NMR (500MHz, DMSO)
δ (ppm): 3,47 (1H, m, H-3), 5,33 (1H, d, J = 4,5Hz, H-5), 0,73 (3H, s, H-18), 0,95 (3H, s, H-19),
0,78 (3H, d, J = 7Hz, H-21), 0,73 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27), 4,38 (1H, d, J = 8,0Hz, H-1′), 5,02
(1H, H-1′′), 1,11 (3H, d, 3H, J = 2,5 Hz, H-6′′), 4,68(1H, H-1′″), 1,12(3H, d, J = 2,5Hz, H-6′″),
5,06 (1H, H-1″′′), 1,08 (3H, d, 3H, J = 6,5 Hz, H-6″′′)
13C-NMR (125MHz, DMSO) δ (ppm): 37,0 (C-1), 29,0 C-2), 76,3 (C-3), 37,4 (C-4), 140,3
(C-5), 121,4 (C-6), 31,2 (C-7), 31,6 (C-8), 49,6 (C-9), 36,4 (C-10), 20,1 (C-11), 31,4 (C-12),
44,4 (C-13), 52,0 (C-14), 31,6 (C-15), 88,3 (C-16), 88,9 (C-17), 16,6 (C-18), 19,0 (C-19), 43,6
(C-20), 9,3 (C-21), 108,7 (C-22), 30,8 (C-23), 28,1 (C-24), 29,7 (C-25), 65,8 (C-26), 17,1 (C-
27), 98,2 (C-1′), 77,1 (C-2′), 76,0 (C-3′), 76,1 (C-4′), 75,3 (C-5′), 60,0 (C-6′), 100,3 (C-1′′), 71,9
(C-2′′), 71,3 (C-3′′), 71,9 (C-4′′), 67,9 (C-5′′), 17,8 (C-6″), 100,0 (C-1″′), 71,3 (C-2″′), 70,7 (C-
3″′), 77,9 (C-4″′), 66,8 (C-5″′), 19,0 (C-6″′), 101,1 (C-1′′′′), 70,6 (C-2′′′′), 70,3 (C-3′′′′), 71,9 (C-
4′′′′), 68,9 (C-5′′′′) và 17,7 (C-6″′′).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hợp chất 1: Phổ APCI-MS: m/z 415 [M+H]+ cho dự đoán công thức phân tử của 1 là
C27H42O3 (M = 414). Phổ 1H-NMR cho thấy đặc trưng của khung steroid với 4 nhóm metyl,
trong đó có 2 nhóm liên kết với cacbon bậc 4 ở δH 0,79 (3H, s, H-18), 1,03 (3H, s, H-19), 2
nhóm nối với cacbon bậc 3 ở δH 0,93 (3H, d, J = 5,0Hz, H-21), 0,79 (3H, d, J = 3,5 Hz, H-27);
tín hiệu nối đôi nội vòng tại ở δH: 5,35 (t, J = 2,5Hz, 1H, H-6). Phổ 13C-NMR cho các tín hiệu 27
cacbon bao gồm: 4 nhóm metyl ở δC 16,3 (C-18), 19,4 (C-19), 14,5 (C-21) và 17,1 (C-27), 10
nhóm metylen ở δC 37,2 (C-1), 31,4 (C-2), 41,6 (C-4), 31,9 (C-7), 20,9 (C-11), 39,8 (C-12), 32,1
(C-15), 31,5 (C-23), 28,8 (C-24) và 66,9 (C-26), 7 nhóm metin ở δC 31,7 (C-8), 50,1 (C-9), 56,5
(C-14), 80,8 (C-16), 62,1 (C-17), 42,3(C-20) và 30,3 (C-25), 1 nhóm hydroxymetin ở δC 78,4
(C-3). 2 cacbon bậc 4 ở δC 36,7 (C-10) và 40,3 (C-13). Ngoài ra, tín hiệu cacbon ở δC 109,3 cho
Nghiên cứu thành phần hóa học cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franchet)
475
biết sự tồn tại của một cacbon spirocetal. Phân tích kết quả phổ 1H, 13C-NMR và so sánh dữ liệu
phổ [6] có thể kết luận chất 1 là (3β,25R)-spirost-5-en-3-ol còn gọi là diosgenin.
Hợp chất 2: Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của 6 nhóm metyl tại: δH: 0,68 (3H, s, H-18), 1,0
(3H, s, H-19), 0,92 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21), 0,82 (3H, d, J = 2,5 Hz, H-26), 0,81 (3H, s, H-27)
và 0,86 (3H, t, J = 7,5 Hz, H-29). Tín hiệu nối đôi nội vòng tại δH: 5,32 (d, J=4,5Hz, H-6) và nối
đôi ngoại vòng tại δH 5,16 (1H, dd, J = 8,5, 15 Hz, H-22) và 5,02(1H, dd, J=8,5, 15 Hz, H-23).
Tín hiệu nhóm oxymetin tại δH 3,65 (m, 1H, H-3) gợi ý nhóm thế vị trí C-3 (76,9). Phổ 13C-
NMR cho tín hiệu của 35 cacbon trong đó 29 cacbon thuộc khung triterpen, 6 nguyên tử C thuộc
đường glucose: 100,8 (C-1′), 73,5 (C-2′), 76,7 (C-3′), 70,1(C-4′), 76,8 (C-5′) và 61,1 (C-6′). 1
proton anomeric 1 ở δH 4,22 (d, J = 8,0 Hz, 1H, H-1′) gợi ý cấu hình β của đường
glycopyranosyl. Các dữ liệu phổ của chất 2 hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu phổ đã công bố về
stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid [7]. Do đó, có thể kết luận chất 2 chính là stigmasterol-3-
O-β-D-glucopyranosid.
Hợp chất 3: Chất vô định hình màu vàng nhạt.
Phân tích phổ ESI-MS (Hình 1): (-) m/z 549,2 [M+2H2O-H+], (+) m/z: 352 [M-C12H20+H],
497 [M-C3H3+Na], 261 [M-C18H28O2+Na], 401 [M-C10H16+Na] cho giả thiết về công thức phân
tử C27H46O9 (M = 514)
Phổ 1H-NMR (500MHz, MeOD) cho thấy 1 tín hiệu nhóm metyl ở δH: 0,99 (t, 3H,
J = 7,5Hz), 6 tín hiệu proton của 3 cặp olefin ở 5,3 < δH <5 ,4, 1 proton của anomeric ở δH 4,26
(d, J = 7,5Hz, 1H, H-1′) gợi ý cấu hình β của đường glycopyranosyl.
Phổ 13C-NMR (125MHz, MeOD) cho tín hiệu của 27 cacbon trong đó: 3 nối đôi ở δC
128,2, 128,8, 129,2 (d), 131,0, 132,7 và 10 nhóm metylen ở 21< δC < 35, 1 nhóm cacbonyl este ở
δc 175,4, 1 glycopyranosyl ở δC 105,2 (C-1′), 72,5 (C-2′), 76,7 (C-3′), 70,1 (C-4′), 74,7 (C-5′),
62,4 (C-6΄). Phổ DEPT, tương tác phổ HSQC và phổ HMBC (Hình 1) cho thấy có mặt của một
glyceryl có: 1 liên kết ete với đường tại δC 71,8 và 1 liên kết este với axit tại δC 66 và nhóm
rượu còn lại ở δC 69,6. Kết quả phân tích mảnh MS, số hiệu phổ 1H,13C-NMR và tương tác
HMBC (Hình 2) có thể sơ bộ kết luận chất 3 là một este glycerin: 2-hydroxy-3-(((2R,5S,6S)-
3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)tetrahydro-2H-pyran-2-yl)propyl(6E,8E,15E)-octadecan-
6,8,12-trienoat.
Hình 1. Phân mảnh ms hợp chất 3.
Hợp chất 4: Phổ ESI-MS (-): m/z 903,6 [M+2H2O-2H+] cho giả thiết về công thức phân tử
C45H72O16 [M = 869]. Trên phổ 1H-NMR cho thấy 6 tín hiệu nhóm metyl trong đó 4 nhóm thuộc
khung steroid ở δH 0,77 (s, 3H, H-18) ; 1,01 (s, 3H, H-19), 0,97 (d, 3H, J = 7,0 Hz, H-21), 0,79
(d, 3H, J = 6,5 Hz, H-27) và 2 nhóm thuộc rhamnose tại δH 1,32 (d, 3H, J = 6,0 Hz, H-6) và
1,28 (d, 3H, J = 6,0Hz, H-6≡′). Tín hiệu nhóm oxymetin tại δH 3,44 (m, 1H, H-3), một proton
Nguyễn Thi Duyên, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Minh Khởi
476
OHO
OH
HO
OH
O
OH
OO
O
O
O
OH
O
OHOH
OH
O
OH
HO
OH
O
R2
O
O
R1
OH
CH3
CH3
O
OHOH
HO
CH3
teraglycosid 5
3
olefinic của một nối đôi thế ba lần ở δH 5,4 (d, J = 5,0 Hz, 1H, H-6); 3 proton của anomeric của
triglucosid ở δH 4,47 (d, J = 8,0 Hz, 1H, H-1′) và 2 đường rhamnopyranosyl ở δH 5,0 (1H, H-1≡)
và 4,93 (1H, H-1≡≠).
Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 45 cacbon trong đó 27 cacbon có dạng cấu
trúc diosgenin, 18 cacbon thuộc chuỗi triglycosid. Diosgenin có 4 nhóm metyl ở δC 16,2, 19,2,
14,4 và 17,0, 10 nhóm metylen ở δC 37,2 (C-1), 31,7 (C-2), 38,2 (C-4), 32,0 (C-7), 20,8 (C-11),
39,7 (C-12), 31,4 (C-15), 29,5 (C-23), 28,7 (C-24), và 66,8 (C-26), 7 nhóm metin ở δC 31,4 (C-
8), 50,1 (C-9), 56,4(C-14), 80,8 (C-16), 62,0 (C-17), 41,6 (C-20), 30,2 (C-25), 3 cacbon bậc 4 ở
δC 36,8 (C-10), 40,2 (C-13) và 109,4 (C-22); 1 nhóm oxymetin ở δC 77,3 (C-3), một nối đôi thế 3
lần ở δC 140,2 (C-5) và 121,9 (C-5). 13C-NMR của triglycosid ở δC 99,4 (C-1′), 77,0 (C-2′), 78,7
(C-3′), 77,3(C-4′), 76,8 (C-5′), 61,8 (C-6′),103,3 (C-1′′), 70,8 (C-2′′), 70,5 (C-3′′), 71,8 (C-4′′),
68,8 (C-5′′), 17,3 (C-6″), 101,3 (C-1″′), 70,5 (C-2″′), 70,8 (C-3″′), 71,8 (C-4″′), 68,5 (C-5″′),
17,4 (C-6″′). Cấu hình β của đường glycopyranosyl được xác định bằng hệ số tương tác J = 8,0
Hz của proton anomeric. Đồng thời proton này cũng có tương tác HMBC với C-3 (77,3). Tiếp
tục phân tích tương tác trên phổ HMBC cho ta vị trí liên kết của các đường: Rha2 liên kết với
Glc tại vị trí C-4≠ thể hiện qua tương tác: H-1≡≠ (4,93) → C-4′ (77,3) và Rha1 liên kết với Glc
tại vị trí C-2≠ thông qua liên kết: H-1≡(5,0) → C-2′ (77,0).
Các dữ kiện phổ NMR của chất 4 phù hợp với cấu trúc của 3-O-{α-L-rhamnopyranosyl-
(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosyl}-25(S)-spirost-5-en-3β-ol còn gọi là
dioscin [8].
Hợp chất 5: Phổ ESI-MS: m/z1053,3 [M+Na]+ cho dự đoán công thức của chất 5 là C52-
H84O21[M = 1030]. Phổ 1H-NMR cho thấy 7 tín hiệu nhóm metyl trong đó 4 nhóm thuộc aglycon
δH: 0,73 (3H, s, H-18), 0,95 (3H, s, H-19), 0,78 (3H, d, J = 7 Hz H-21), 0,73 (d, J = 6,5 Hz, H-
27) và 3 nhóm thuộc 3 rhamnose tại δH: 1,11 (3H, d, J = 2,5 Hz, H-H-6′′), 1,12 (3H, d, J = 2,5
Hz, H-6′′′) và 1,08 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6′′′′). Tín hiệu nhóm oxymetin tại δH 3,47 (m, 1H, H-3),
một proton olefinic của một nối đôi thế ba lần ở δH 5,33 (d, J = 4,5 Hz, H-6), 4 proton của
anomeric đường: glucopyranosyl ở δH 4,38 (d, J = 8Hz, H-1′) và 3 đường rhamnopyranosyl ở δH:
5,02 (1H, H-1″), 4,68 (1H, H-1′″), 5,06 (1H, H-1″″). Từ phổ 13C và phổ DEPT có 3 cacbon bậc
4: ở δC 108,7 (C-22) đặc trưng cho sự tồn tại của một cacbon spirocetal, δC 88,9 (C-17) và môt
cacbon nôi đôi thế 3 lần δC: 140,3 (C-5) cho thấy phần aglycon của chất 5 chính là pennogenin.
13C-NMR của pennogenin gồm: 4 nhóm metyl ở δC 16,6 (C-18), 19,0 (C-19), 9,3 (C-21) và 17,1
(C-27), 10 nhóm metylen ở δC 37,0 (C-1), 29,0 (C-2), 37,4 (C-4), 31,2 (C-7), 20,1 (C-11), 31,4
R1 R2
1 H OH
4 H 3-O-{a-L-rha-(1→4)-[a-L-rha-(1→2)]-β-D-glc}
5 OH 3-O-α-L-rha-(1→4)-α-L-rha-(1→4)-[α-L-rha-(1→2)]-β-D-glc
Hình 2. Các tương tác HMBC trong các hợp chất 3, 4, 5.
Nghiên cứu thành phần hóa học cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franchet)
477
(C-12), 31,6 (C-15), 30,8 (C-23), 28,1 (C-24) và 65,8 (C-26), 6 nhóm metin ở δC 31,6 (C-8),
49,6 (C-9), 52,0 (C-14), 88,3 (C-16), 43,6 (C-20) và 29,7 (C-25), 2 cacbon bậc 4 ở δC 36,4 (C-
10) và 44,4 (C-13), 1 nhóm oxymetin ở δC 76,3 gợi ý nhóm thế tại C-3. 13C-NMR của
tetraglycosid ở δC 98,2 (C-1′), 77,1 (C-2′), 76,0 (C-3′), 76,1 (C-4′), 75,3 (C-5′), 60,0 (C-6′),
100,3 (C-1′′), 71,9 (C-2′′), 71,3 (C-3′′), 71,9 (C-4′′), 67,9 (C-5′′), 17,8 (C-6″), 100,0 (C-1″′), 71,3
(C-2″′), 70,7 (C-3″′), 77,9 (C-4″′), 66,8 (C-5″′), 19,0 (C-6″′), 101,1 (C-1′′′′), 70,6 (C-2′′′′), 70,3
(C-3′′′′), 71,9 (C-4′′′′), 68,9 (C-5′′′′) và 17,7 (C-6″′′). Cấu hình β của đường glycopyranosyl được
xác định bằng hệ số tương tác J = 8 Hz của proton anomeric. Phân tích tương tác proton
anomeric của chuỗi tetraglycosid trong phổ HMBC (xem hình 2) cho thấy chuỗi đường có cấu
trúc là: α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-
(1→2)]-β-D-glucopyranosid. Kết quả phân tích phổ NMR kết hợp với so sánh dữ liệu phổ [9]
kết luận hợp chất 5 là pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-
(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosid, còn gọi là paris saponinVII.
Hình 3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-5.
4. KẾT LUẬN
Như vậy, bằng phương pháp sắc kí cột, phân tích kết quả phân tích phổ thực nghiệm 1D,
2D-NMR và so sánh dữ liệu phổ chúng tôi đã tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của năm
chất từ cắn phân đoạn n-butanol bảy lá một hoa được trồng tại Sapa - Lào Cai là: diosgenin (1);
stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid (2);este glycerol (3); dioscin (4) và paris saponin VII (5).
Các hợp chất 3-5 lần đầu tiên được công bố từ phần trên mặt đất loài Paris polyphylla var.
chinensis Franchet được gieo trồng tại Việt Nam.
Lời cảm ơn. Nhóm tác giả chân thành cám ơn nhóm thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen
bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franch.) và Huyết rồng lào (Spatholobus subrectus Dunn.)
làm nguyên liệu sản xuất thuốc, mã số 11/2013/HĐ-NVQG” và đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học
phần trên mặt đất bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Franch.) thuộc họ trọng lâu -
Trilliaceae)” mã số 525 ngày 4/7/2016 đã cung cấp nguyên liệu và kinh phí cho nhóm nghiên cứu thực
hiện đề tài này. Ngoài ra, nhóm tác giả trân trọng cám ơn Trung tâm NMR thuộc Viện Hóa học-Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các hợp
chất tinh khiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zhou A., Huang Y., Li X., Ni D. - Identification and quantitative determination of amino
acids in “Yun Mu Xiang” (Sausurea lappa) and manyleaf Paris (Paris polyphylla),
Zhongcaoyao 15 (1984).496-497
Nguyễn Thi Duyên, Đỗ Thị Hà, Nguyễn Minh Khởi
478
2. Đỗ Bích Thủy và cs. - Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, 2006, tr.
182-184.
3. Wang Q., Xu G., Jiang Y. - Analgesic and sedative effects of the Chinensis drug rhzoma
Paridis, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 15 (2) (1990) 109-11.
4. Shamim A. S., Mazumder P. B., Dutta M. C. - Medicinal properties of Paris polyphylla
Smith, Journal of Herbal Medicine and Toxicology 6 (2012) 27–33.
5. Suna J., Liua B. R., Wei J., Qiana X. P., Yua L. X., Guoa R. H., Shena H., Wang T. S.,
Shua Y. Q. - The extract of Paris polyphylla exerts apoptotic induction and synergic
antiproliferative effect with anticancer drugs in SMMC-7721 human liver cancer cells,
Biomedicine and Preventive Nutrition 1 (2011) 186–194.
6. Benjamin T., Tamir I., Rokem S., and Goldberg I. - Isolation and characterization of an
intermediate steroid metabolite in diosgenin biosynthesis in suspension cultures of
Dioscorea deltoidea cells, Biochemical Journal 219 (1984) 619-624.
7. Dionia A. E., et al. - Phytochemical content and antibacterial activity of Atriplex
nummularia ectracts, International Journal of biology, Pharmacy and allied sciences 2 (6)
(2013) 1260-1269.
8. Piresa S. V., Taketab A. T. C., Grace G., Schenkel P. E. - Saponins and Sapogenins from
Brachiaria decumbens Stapf, J. Braz. Chem. Soc. 13 (2) (2002)135-139.
9. Jerzy G., Zbigniew K., Anna K., Ewa L., Justyna S. H., Renata J. O., Piotr S. - Isolation and
identification of cytotoxic compounds from the rhizomes of Paris quadrifolia L., Pharmacogn
Mag. 10 (2) (2014) S324-333.
TÓM TẮT
CHEMICAL STUDY OF THE ARIAL PART OF PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS
FRANCHET (TRILLIACEAE)
Nguyen Thi Duyen1, Do Thi Ha1, *, Nguyen Minh Khoi1, Nguyen Thi Thu2,
Pham Quoc Long3
1National institute of medicinal materials, 3B-Quang Trung St, Hoan Kiem, Hanoi
2IRRD, 70 Tran Hưng Dao, Hoàn Kiem, Hanoi
3Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cầu Giay, Hanoi
*Email: hado.nimms@gmail.com
Phytochemical investigation of the butanol extract of Paris polyphylla var. chinensis
Franchet led to the isolation of five compounds including: diosgenin (1), stigmasterol-3-O-β-D-
glucopyranoside (2);este glycerol (3); dioscin (4) and paris saponin VII (5). Their structures
were elucidated by 1D, 2D-NMR experiments. This is the first report of these compounds from
the arial part of Paris polyphylla var. chinensis Franchet grown in Sapa – Lao Cai.
Từ khóa: Paris polyphylla var. chinensis, diosgenin, stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranosid, este
glycerol, dioscin, paris saponin VII.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11876_103810382191_1_sm_7843_2061516.pdf