Nghiên cứu thiết kế giải pháp cấu tạo sườn tăng cường ổn định tổng thể cho dầm thép cánh rỗng
Bài báo trình bày về vấn đề ổn định tổng thể của dầm cánh rỗng – thép thành mỏng, tạo hình nguội theo công nghệ của Úc và mối liên hệ giữa tính toán về bền và ổn định. Tác giả sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán mômen ổn định đàn hồi xoắn và mômen uốn thiết kế của bài toán dầm có sườn gia cường so sánh với bài toán dầm không sườn.
Từ đó làm sáng tỏ tác dụng cấu tạo sườn gia cường làm tăng khả năng ổn định tổng thể và khả năng chịu tải trọng của dầm thép cánh rỗng. Bài báo phân tích lựa chọn các giải pháp cấu tạo sườn gia cường hợp lý cho dầm thép cánh rỗng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ mới dầm thép cánh rỗng của Úc vào điều kiện xây dựng Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thiết kế giải pháp cấu tạo sườn tăng cường ổn định tổng thể cho dầm thép cánh rỗng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
48
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ GIẢI PHÁP CẤU TẠO SƯỜN TĂNG CƯỜNG
ỔN ĐỊNH TỔNG THỂ CHO DẦM THÉP CÁNH RỖNG
A STUDY ON THE DESIGN OF THE SOLUTIONS TO THE FORMATION OF
STIFFNESS FOR STRENGTHENING THE BUCKLING OF
HOLLOW FLANGE BEAM
Huỳnh Minh Sơn
Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bài báo trình bày về vấn đề ổn định tổng thể của dầm cánh rỗng – thép thành mỏng,
tạo hình nguội theo công nghệ của Úc và mối liên hệ giữa tính toán về bền và ổn định. Tác giả
sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán mômen ổn định đàn hồi xoắn và mômen
uốn thiết kế của bài toán dầm có sườn gia cường so sánh với bài toán dầm không sườn. Từ đó
làm sáng tỏ tác dụng cấu tạo sườn gia cường làm tăng khả năng ổn định tổng thể và khả năng
chịu tải trọng của dầm thép cánh rỗng. Bài báo phân tích lựa chọn các giải pháp cấu tạo sườn
gia cường hợp lý cho dầm thép cánh rỗng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ mới dầm thép cánh rỗng của Úc vào điều kiện xây dựng Việt Nam.
ABSTRACT
The article presents the buckling of the hollow flange beam, cold-formed steel structure
in terms of the current Australian technology and the relations between the strength and
buckling calculation. The author presents a finite element method to calculate the torsion and
flexual buckling moment and designing moment of the stiffness beam in comparision to non-
stiffness beam. The result of this study is to analyse the advantges of the stiffness formation in
strengthening the buckling as well as the bearing ability of hollow flange beam, contributing to
the enhance of effects in the application of Australian hollow flange beam technology to the
conditions of construction in Vietnam.
Đặt vấn đề
Dầm thép cánh rỗng (Hollow Flange
Beam - viết tắt là HFB) là loại tiết diện mới, có
hình dạng đặc biệt chữ I, đối xứng kép theo hai
trục x-x và y-y, gồm có hai cánh rỗng tam giác
liên kết hàn với bản bụng phẳng (Xem Hình
1.1). Nó thuộc dạng kết cấu thành mỏng, được
chế tạo theo công nghệ Úc từ một băng thép
(giới hạn chảy fy
y
=450 Mpa) qua quá trình gia
công nguội trên thiết bị máy cán ống và được
hàn kháng điện (ERW). Nhờ áp dụng sáng tạo
kỹ thuật gia công tiết diện rỗng kết hợp với lợi
b=B-2Ro
t
B
(D-d)/2
(D-d)/2
y
Hình 1.1. Tiết diện dầm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
49
ích tiết diện chữ I nên có dầm HFB có nhiều ưu việt: Trọng lượng nhẹ, khả năng chịu tải
trọng tốt, tính công nghệ cao và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Vấn đề đặt ra là dạng mất ổn định tổng thể có gì đặc trưng so với các kết cấu
thành mỏng khác? Có thể sử dụng giải pháp cấu tạo sườn gia cường để tăng cường ổn
định tổng thể và khả năng chịu tải trọng của dầm HFB hay không? Lựa chọn kiểu cấu
tạo sườn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất làm cơ sở ứng dụng công nghệ mới của
Úc vào thực tế xây dựng Việt Nam?
1. Kiểu mất ổn định tổng thể của dầm HFB
Dầm thép thành mỏng có 2 trường hợp mất ổn định tổng thể: Sự oằn bên do uốn
xoắn và sự oằn vặn.
1.1. Sự oằn bên do uốn xoắn:
Khi không được giằng giữ đầy đủ theo phương bên, dầm có thể bị mất ổn định
tổng thể do uốn - xoắn (sự oằn bên uốn xoắn): Dầm không chỉ có độ võng theo phương
thẳng đứng mà còn có chuyển vị ngang (bị uốn theo phương ngang) và chuyển vị xoay
(xoắn tiết diện).
Khi dầm liên kết với bản sàn hoặc có biện pháp chống chuyển vị ngang hợp lý,
đảm bảo khoảng cách giữa 2 điểm cố kết cánh nén (Lx,Ly
1.2. Sự oằn vặn:
) không vượt quá khoảng cách
cho phép thì sẽ không bị oằn bên do uốn xoắn.
Sự oằn vặn bên xảy ra khi cánh kéo
được kiềm chế, còn bụng bị uốn ngang và cánh
nén hầu như không bị xoay (Hình 1.2a). Dầm
HFB thường xảy ra hiện t ượng này. Các thí
nghiệm của Held và Mahendrant [5] cho thấy
kết quả hiện tượng mất ổn định do oằn vặn như
hình 1.3: Cánh nén của dầm chuyển vị chủ yếu
theo phương ngang, nhưng với độ xoắn không
đáng kể làm cho bụng chỉ bị vặn đi theo
phương ngang. Dầm HFB rất ít bị xoắn khi mất
ổn định. Ở những chiều dài tính toán lớn hơn
thì kiểu biến dạng vặn đi này cũng hầu như thuần tuý theo phương ngang.
Điều này có thể giải thích như sau:
Nhờ đặc điểm của hình dạng tiết diện chữ I
đối xứng, cánh rỗng tam giác tiết diện kín
nên dầm cánh rỗng HFB có khả năng chống
xoắn tốt hơn nhiều so với các loại dầm thép
thành mỏng khác (hệ số xoắn của tiết diện
Iw khá lớn). Mặt khác, nhờ bản bụng phẳng
đủ dày giúp tạo ra một kiểu mất ổn định
tổng thể khác hẳn với kiểu uốn -xoắn của các loại dầm thép thành mỏng khác và khác
Hình 1.3. Dầm HFB
không có sườn gia cường
Hình 1.2. Sự oằn vặn của tiết diện HFB (a)
khác tiết diện I cán nóng thông dụng(b)
(a) (b)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
50
với các dầm chữ I cán nóng thông dụng. Các cánh rỗng tam giác có độ cứng lớn hầu
như không bị xoắn mà chỉ chuyển vị theo phương ngang.
Vậy: Kiểu mất ổn định đặc trưng của dầm HFB là sự oằn vặn bên, cánh kéo
được kiềm chế, còn bụng bị uốn ngang và cánh nén hầu như không bị xoay.
Đây là đặc trưng cơ bản cuả dầm HFB theo công nghệ của Úc. Khi ứng dụng
vào thực tế Việt nam, tác giả nghiên cứu lựa chọn giải pháp cấu tạo sườn (Xem Hình
1.4) để tăng cường khả năng ổn định và khả năng chịu tải trọng cho dầm HFB
2. Tác dụng của giải pháp cấu tạo sườn gia cường
Sử dụng chương trình MSC/NASTRAN
xây dựng trên cơ sở phương pháp PTHH – mô
hình chuyển vị dùng để giải bài toán ổn định
oằn vặn của dầm HFB cho 03 trường hợp:
+ Khi không bố trí s ườn gia cường:
Mômen ổn định đàn hồi oằn vặn M o
+ Khi bố trí sườn gia cường 01 phía:
=
45,5 kN.m;
Mômen ổn định đàn hồi oằn vặn Mo
+ Khi bố trí sườn gia cường 02 phía: Mômen ổn định đàn hồi oằn vặn M
= 55,8 kN.m;
o
Vậy: Tác dụng của giải pháp bố trí sườn làm tăng đáng kể giá trị mômen ổn
định đàn hồi oằn vặn do đó tăng giá trị của mômen uốn thiết kế của dầm HFB. Khảo
sát toàn bộ các số hiệu tiết diện dầm HFB định hình cũng cho kết quả như trên
= 57,6
kN.m;
Vấn đề đặt ra là: Số lượng sườn gia cường, mật độ sườn gia cường (số lượng
sườn/ chiều dài dầm) hợp lý là bao nhiêu ? Vị trí sườn gia cường theo chiều dài nhịp
dầm ? Chiều dày hợp lý của sườn ? Kiểu liên kết sườn vào dầm HFB hợp lý ?
. Sự khác
biệt đặc trưng của dầm HFB là sườn gia cường không phải để làm tăng ổn định cục bộ
như các dầm chữ I cán nóng thông dụng mà có tác dụng làm tăng ổn định tổng thể qua
đó tăng khả năng chịu tải của dầm. Điều này có thể giải thích dựa trên kiểu mất ổn định
oằn vặn của dầm HFB: Sườn gia cường đã hạn chế chuyển vị của cánh và sự oằn vặn
của bản bụng do đó làm tăng giá trị mômen ổn định đàn hồi.
3.
3.1. Ảnh hưởng của số lượng sườn:
Khảo sát lựa chọn kiểu cấu tạo sườn tăng cường ổn định tổng thể dầm HFB
Sơ đồ tính như Hình 3.1. Khảo
sát dầm 30090HFB28. Lần lượt xét các
trường hợp số lượng sườn gia cường ns=
0; ns= 1; ns= 2; ns= 3, ta được giá trị
mômen ổn định đàn hồi oằn vặn Mos khi
nhịp dầm thay đổi L=2÷9m. Kết quả thể hiện trên Bảng 1 và Đồ thị 1
Hình 1.4. Dầm HFB
có sườn gia cường
Hình 3.1. Sơ đồ tính dầm HFB
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
51
Nhận xét: Số lượng sườn ns càng lớn thì giá trị mômen ổn định đàn hồi càng
tăng. Đường đồ thị màu đỏ thể hiện giá trị mômen ổn định đàn hồi khi sử dụng giải
pháp bố trí số lượng sườn ns=3 nằm cao nhất và cách xa đường đồ thị màu xanh lục, đứt
nét khi không bố trí s ườn ns=0 chứng tỏ tác dụng của việc bố trí sườn gia cường làm
tăng đáng kể khả năng ổn định của dầm HFB. Tuy nhiên, giá trị Mos trường hợp 02
sườn và 03 sườn chênh lệch không đáng kể.
Vậy: Có thể cân nhắc lựa chọn số lượng sườn ns = 2 (vị trí sườn cách gối tựa
L/3) hoặc ns=3 (vị trí sườn cách gối tựa L/4).
3.2. Ảnh hưởng của mật độ sườn:
Sơ đồ tính như Hình 3.2. Nhịp L= 3m; 4m;
6m; 8m; 9m; 12m. Thay đổi mật độ sườn: 1,0m;
1,5m;2,0m; 3,0m;4m. Chiều dày sườn ts= 3mm.
Nhận xét: Dựa vào kết quả Bảng 2 và Đồ
thị 2 cho thấy khoảng cách hai sườn ms càng lớn, mật độ sườn càng thưa thì mômen ổn
định đàn hồi càng giảm.
Vậy: Kết hợp với số lượng sườn ns=2 hoặc ns=3 nên cân nhắc chọn mật độ
sườn ms = 1,5m nếu nhịp dầm L là bội số của 1,5m (3m;4,5m;6m; 7,5m; 9m) hoặc ms =
2m nếu L là bội số của 2m (4m;6m;8m;10m).
Bảng 1- Đồ thị 1. Quan h ệ số lượng sườn và Mos Bảng 2 – Đồ thị 2. Quan hệ mật độ sườn &Mos
Hình 3.2. Sơ đồ tính dầm HFB
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
52
3.3. Ảnh hưởng của chiều dày sườn:
Sơ đồ tính Hình 3.1. Khảo sát dầm 30090HFB28. Sử dụng 04 sườn ở hai phía, vị
trí sườn tại tiết diện cách gối 1/3 nhịp dầm (khoảng cách sườn 1,3m). Nhịp thay đổi
L=2m; L=4m; L=6m; L=8m. Thay đổi chiều dày sườn: 5mm, 8mm, 10mm, 12mm.
Nhận xét: Ảnh hưởng của chiều
dày sườn gia cường đến giá trị của mômen
tới hạn đàn hồi oằn vặn hầu nh ư không
đáng kể đối với nhịp trung bình 4,5m và
nhịp dài 6m, chỉ tăng chút ít đối với nhịp
ngắn 3m. Trên đồ thị 3 biểu diễn quan hệ
giữa mômen tới hạn đàn hồi và nhịp dầm
ứng với các giá trị chiều dày sườn gia
cường khác nhau cho thấy các đường đồ
thị gần như trùng nhau. Điều này cho thấy ảnh hưởng chiều dày sườn gia cường đến ổn
định dầm HFB là không đáng kể.
Vậy: Để giảm chi phí cấu tạo sườn, đề xuất chọn chiều dày sườn gia cường cho
dầm HFB là ts
3.4. Ảnh hưởng kiểu bố trí sườn và liên kết:
= t. Điều này cũng phù hợp với chiều dày của thép cơ bản thành mỏng
chế tạo HFB có t= 2,3mm; 2,8mm; 3,3mm; 3,8mm thuận tiện cho việc sử dụng thép tận
dụng chế tạo sườn và việc thi công liên kết hàn.
Sơ đồ tính như Hình 3.1. Khảo sát dầm 30090HFB28, nhịp 3,9m, chịu tải trọng
Hình 3.3. Các kiểu bố trí
sườn gia cường & liên kết
Bảng 3 – Đồ thị 3. Quan hệ giữa
chiều dày sườn & Mos
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
53
tập trung ở đầu thừa P = 100 kN, cách gối tựa 0,5m. Sử dụng 04 s ườn ở hai phía, vị trí
sườn tại tiết diện cách gối 1/3 nhịp dầm (khoảng cách sườn 1,3m).
Nhận xét: Kiểu A cho giá trị mômen ổn định đàn hồi lớn nhất song chênh lệch
không nhiều so với kiểu C và E, trong khi kiểu liên kết sườn hộp chữ nhật phức tạp và
tốn thép sườn. Kiểu A và B cho kết quả giá trị mômen ổn định đàn hồi như nhau và
tương đối thấp nên không được chọn. Kiểu D cho kết quả giá trị mômen ổn định đàn hồi
thấp nhất nên không nên sử dụng. Kiểu C và E cho giá trị mômen ổn định đàn hồi như
nhau nhưng đề xuất lựa chọn kiểu C do ít tốn công và chi phí hàn hơn. Kết quả này có
thể giải thích định tính do kiểu ổn định của dầm HFB là do biến dạng của bụng dầm là
chủ yếu (chuyển vị theo phương ngang mà không bị xoắn), do đó khi liên kết hàn sườn
với cánh dầm từ 02 phía sẽ tạo liên kết cứng giữa bụng với cánh rỗng, nhờ đó hạn chế
sự oằn vặn của bụng dầm.
Vậy: Lựa chọn kiểu C bố trí 02 sườn đối xứng, liên kết hàn giữa sườn với cánh
rỗng của dầm.
4. Khảo sát tác dụng sườn gia cường đến khả năng chịu tải của dầm HFB
Sơ đồ tính như Hình 3.1. Khảo sát dầm 30090HFB28. Lần lượt xét các trường
hợp số lượng sườn gia cường ns= 0; ns= 1; ns= 2; ns
Nhận xét: Kết quả phân
tích cho thấy khi sử dụng sườn gia
cường cho dầm HFB, mômen uốn
thiết kế cũng tăng lên. Đường đồ
thị màu tím thể hiện giá trị mômen
thiết kế khi bố trí sườn (n
= 3, ta được giá trị mômen thiết kế
M khi nhịp dầm thay đổi L=2÷8m.
Kết cuả thể hiện trên Bảng 4 và
Đồ thị 4.
s=3) nằm
cao nhất và cách xa đường đồ thị
màu đen thể hiện mômen thiết kế
khi không bố trí s ườn (ns
Việc bố trí sườn gia cường
không chỉ giải quyết ổn định cục bộ bản bụng khi chịu cắt như các dầm cán nóng thông
thường mà đối với dầm HFB, sườn gia cường có tác dụng làm tăng đáng kể mômen ổn
định oằn vặn do đó làm tăng đáng kể khả năng chịu tải trọng (tăng mômen thiết kế).
Nhờ cấu tạo sườn tăng cường ổn định cho dầm, với cùng nhịp và tải trọng cho phép sử
dụng số hiệu dầm nhỏ hơn, tiết kiệm thép hơn dầm không sườn. Khảo sát 09 số hiệu
dầm HFB, các nhận xét nêu trên vẫn đúng.
=0). Bố
trí sườn gia cường đ ã làm tăng
đáng kể khả n ăng chịu tải trọng
của dầm HFB.
Bảng 4, Đồ thị 4. Quan hệ số lượng sườn và M thiết kế
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009
54
5. Kết luận
1. Do tính chất đặc biệt của dạng tiết diện HFB nên kiểu mất ổn định tổng thể
chủ yếu thường xảy ra sự oằn vặn mà ít gặp kiểu mất ổn định uốn xoắn như các tiết diện
thành mỏng khác và hoàn toàn khác với kiểu mất ổn định của các dầm cán nóng thông
thường. Khác với các dầm cán nóng thông dụng sử dụng giải pháp sườn gia cường
nhằm giải quyết vấn đề ổn định cục bộ bản bụng khi chịu cắt, tác dụng sườn gia cường
làm tăng khả năng ổn định tổng thể và khả năng chịu tải trọng của dầm HFB.
2. Tính toán được mômen ổn định đàn hồi oằn vặn Mos
3. Khi cấu tạo sườn gia cường, mômen ổn định đàn hồi oằn vặn M
của bài toán có sườn và
không sườn. Bằng cách sử dụng chương trình MSC/NASTRAN xây dựng trên cơ sở
phương pháp PTHH – mô hình chuyển vị
os
4. Kiểu hai sườn đối xứng, liên kết hàn với cánh (Hình 7c); chiều dày sườn t
và mômen
uốn thiết kế tăng lên đáng kể; khả năng chịu tải trọng và ổn định tổng thể của dầm sẽ
được tăng lên. Nhờ đó khi dùng sườn cho phép sử dụng số hiệu dầm nhỏ hơn so với
dầm không sườn nên tiết kiệm thép hơn. Tuy có tăng thêm công chế tạo và tốn vật liệu
sườn và liên kết song giải pháp cấu tạo sườn là cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng dầm HFB trong thực tế ứng dụng công nghệ Úc vào điều kiện Việt nam.
s= t
(chiều dày thép cơ bản); số lượng sườn n s=2 (cách gối L/3) hoặc n s=3 (cách gối L/4);
mật độ sườn ms=1,5m hoặc ms
=2m đạt hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Huỳnh Minh Sơn, Phạm Văn Hội - Nghiên cứu áp dụng dầm thép cánh rỗng HFB
theo công nghệ Úc - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Kết cấu thép trong Xây
dựng" - Hà Nội 12/2004.
[2] Huỳnh Minh Sơn - Tính toán dầm thép cánh rỗng HFB theo tiêu chuẩn thiết kế của
Úc - Tạp chí khoa học công nghệ ĐHĐN, số 2/6-2004.
[3] Đoàn Định Kiến - Thiết kế kết cấu thép thành mỏng tạo hình nguội - NXB Xây
dựng – 2005.
[4] Heldt, T.J and Mahendran, M – Distortional Buckling Analysis of Hollow Flange
Beams Infrastructure Center, QIT, Brisbane, Australia - 1992.
[5] Dempsey, R.I - Hollow Flange Beam Member Design Manual - Palmer Tube
Technologies - 1993.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 07.kth.Son-Huynh-Minh-so 33.pdf