Mục lục
1 Sản phẩm 1: Hệ thống máy phát điện và Turbine gió có công suất 10-30kW
Đặt vấn đềMáy phát điệnMáy phát điện đang sử dụng trong đề tài KC.06.20CNThiết kế máy phát đồng bộ kích thích vĩnh cửu phục vụtự chế tạo sau này tại Việt NamXác định các kích thước cơ bảnTính toán mạch từTổn hao ở chế độ làm việc định mứcCác đặc tính làm việc của máy phát điệnTính toán độ tăng nhiệtChỉ tiêu tiêu hao vật tưTổng kết các số liệu thiết kếThiết kế máy phát không đồng bộ Rotor lồng sóc phụcvụ tự chế tạo sau này tại Việt NamXác định các kích thước chủ yếuTính toán mạch từCác tham số của máy ở tần số 50HzTổn hao và hiệu suất của máy ở chế độ động cơ điệnĐộng cơ điện làm việc ở chế độ máy phátTính toán độ tăng nhiệtChỉ tiêu tiêu hao vật tưTổng kết các số liệu thiết kếTurbine gió (Wind Turbine)Turbine gió đang sử dụng trong đề tài KC.06.20CNMô tả TurbineVận hành TurbineNghiên cứu thiết kế Turbine chuẩn bị cho việc chế tạo tại Việt NamMô hình hóa và mô phỏng hệ thống Turbine gióMô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển góc cánh gióTài liệu tham khảo của chương 1
2 Sản phẩm 2: Hệ thống cột theo kiểu module 69
Phân tích, tính toán kết cấu cột dây văngMô tả kết cấuHệ tải trọng tác dụng lên kết cấuTải trọng gióTải trọng gió do sức cản của cánh quạt Turbine F wtTải trọng gió do cản của cột chính F wcTải trọng của TurbinePhân tích, tính toán kết cấu theo lý thuyết củaTimoshencoPhân tích, tính toán kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng phần mềm SAP2000Lựa chọn phần tửPhân tích 3DKiểm tra ổn định của cột phụ khi lắp dựngĐộ bền kết cấu cụm quay tại chân cộtThiết kế kết cấu cột thápMô tả thiết kếMô tả hoạt động của hệ thốngCác bản vẽ thiết kế chi tiếtKết luậnTài liệu tham khảo của chương 2
3 Sản phẩm 3: Trạm điều khiển mặt đất 93
Các thiết bị điều khiểnTổng quan về hệ thống các thiết bị điều khiển (gồm cả sản phẩm số 10)Tổng quan về hệ thốngCấp điều khiển hiện trườngCấp điều khiển hệ thốngHardware điều khiển hiện trường sử dụng TMS 320F2812 (sản phẩm số 8)Khái quát về vi xử lý tín hiệu TMS 320F2812Thiết kế Hardware của đề tài KC.06.20CNĐiều khiển hệ thống sử dụng PLC loại Simatic S7-200Khái quát về bài toán điều khiển và truyền thông trong hệ thốngThiết kế cấu trúc điều khiển sử dụng S7-200Truyền thông giữa PC (ở xa), PLC S7-200 và DSP F2812Module nghịch lưu sử dụng van điện tử công suất (sản phẩm số 9)Khái quát về thiết bị nghịch lưu
Thiết kế - chế tạo nghịch lưu cho thiết bị phát điện chạysức gióTrạm (nhà) che an toàn khí hậu cho các thiết bịTài liệu tham khảo của chương 3
4 Sản phẩm 4: Hệ thống lưu điện 169
Khái quát về hệ thống lưu điệnThiết kế hệ thống lưu điệnTính toán dàn ắc-quy lưu điệnTính toán thiết kế mạch lựcThiết kế cấu trúc điều khiển nạpTài liệu tham khảo của chương 4
5 Phương pháp điều khiển máy phát không đồng bộ 187
Khái quát về máy phát không đồng bộPhương pháp điều khiển máy phát không đồng bộ Rotor dây quấnCấu trúc của hệ thống PĐCSG dùng máy phát KĐB-RDQMô hình toán và các biến điều khiển máy phát KĐB-RDQMô hình toán của máy phát KĐB-RDQMô hình trạng thái gián đoạn của máy phát KĐB-RDQCác biến điều khiển cách ly công suất hữu công P và vô công QCấu trúc điều khiển tuyến tính phía máy phátMô hình dòng RotorĐiều khiển cách ly P và Q bằng bộ điều chỉnh dòng 2 chiềuCấu trúc điều khiển phi tuyến phía máy phátKhái quát về phương pháp tuyến tính hóa chính xác (TTHCX, Exact Linearization)Đặc điểm phi tuyến của mô hình máy phát KĐB-RDQĐiều khiển cách ly P và Q bằng cấu trúc thiết kế theo phương pháp TTHCXĐiều khiển cách ly P và Q bằng cấu trúc thiết kế theophương pháp cuốn chiếu (Backstepping)Cấu trúc điều khiển phía lướiMô hình toán mạch điện phía lướiCấu trúc điều khiểnKết luận về cấu trúc ĐK phía lướiPhương pháp điều khiển máy phát không đồng bộ Rotor lồng sócCấu trúc của hệ thống PĐCSG dùng máy phát KĐB-RLSCấu trúc điều khiển tuyến tính phía máy phátMô hình trạng thái gián đoạnĐiều khiển cách ly P và Q bằng bộ điều khiển dòng 2 chiềuCấu trúc điều khiển phi tuyến phía máy phátĐặc điểm phi tuyến của mô hìnhĐiều khiển cách ly P và Q bằng cấu trúc thiết kế theophương pháp tuyến tính hóa chính xác (Exact Linearization)Tài liệu tham khảo của chương 5
6 Phương pháp điều khiển máy phát đồng bộ kích thích vĩnh cửu
Khái quát về máy phát đồng bộ kích thích vĩnh cửuĐiều khiển máy phát ĐB-KTVC công suất nhỏ, vận hànhở chế độ ốc đảoĐiều khiển máy phát ĐB-KTVC công suất lớn, vận hànhở chế độ hòa lướiMô hình toán của máy phát ĐB-KTVCMô hình trạng thái liên tụcMô hình trạng thái gián đoạnCấu trúc điều khiển tuyến tínhCấu trúc điều khiển phi tuyếnTài liệu tham khảo của chương 6
7 Chẩn đoán – giám sát từ xa thực trạng vận hành hệ thống thiết bị điều khiển
Chẩn đoán lỗi phía nghịch lưuĐáp ứng dòng điện khi hở mạch điều khiển một van IGBTĐáp ứng dòng điện khi ngắn mạch một van IGBTXác định vị trí van IGBT bị lỗiPhương pháp ASVSPhương pháp NDCCMPhương pháp chẩn đoán lỗi hở mạch điều khiển, ngắn mạch van IGBT được đề xuấtChẩn đoán lỗi phía chỉnh lưuLỗi ngắn mạch diode chỉnh lưuLỗi hở mạch diode chỉnh lưuLỗi mất một pha của máy phát hoặc hở mạch hai diode cùng phaMô phỏng kiểm chứng thuật toánMô phỏng lỗi phía nghịch lưuLỗi hở mạch điều khiển van IGBTNgắn mạch IGBTMô phỏng lỗi phía chỉnh lưuXác định lỗi mất một pha máy phátXác định lỗi ngắn mạch DiodeXác định lỗi hở mạch DiodeThực hiện hệ thống giám sát - chẩn đoán lỗi từ xaModule phần mềm thu thập dữ liệu trên DSP TMS320F2812Module phần mềm trên PLC S7-200Giao thức truyền thông giữa PLC và DSPCác lưu đồ thuật toánModule phần mềm trên máy tínhChế độ giám sát thực trạng vận hànhChế độ nạp firmwareTài liệu tham khảo của chương 7
8 Cấu trúc bù cosϕ cho tải ở chế độ ốc đảo 269
Mô hình phụ tảiPhương pháp bù cosϕÝ tưởng của phương phápSử dụng bộ điều khiển PI kinh điểnSử dụng bộ điều khiển PI mờCấu trúc hệ thống điều chỉnh hệ số công suấtMô phỏng kiểm chứngCấu trúc Simulink và PLECSKết quả mô phỏngTài liệu tham khảo của chương 8
9 Sản phẩm đào tạo: Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ 287
Các sản phẩm đào tạoDanh sách các đồ án tốt nghiệp Kỹ sưDanh sách các luận văn tốt nghiệp Thạc sĩLuận văn tốt nghiệp Tiến sĩCác báo cáo hội nghị, hội thảo hay tạp chí trong và ngoài nướcTrong nướcNgoài nước
10 Kết luận và kiến nghị 291
Kết luận
Kiến nghị
320 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo bộ phát điện bằng sức gió có công suất 10 - 30KW phù hợp với điều kiện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và
DSP. Các trình tự đó bao gồm: nạp firmware vào RAM của DSP, xóa
FlashROM, ghi firmware vào FlashROM và cuối cùng là kiểm tra và thông báo
kết quả của quá trình nạp.
Cũng giống như truyền thông trong chế độ thu thập dữ liệu giám sát, trong
chế độ này có thể dung lượng của khối dữ liệu cần vận chuyển qua PLC để nạp
7 Chẩn đoán – giám sát từ xa thực trạng vận hành hệ thống thiết bị điều khiển 266
vào FlashROM của DSP lớn hơn 5kByte dung lượng tối đa của bộ nhớ PLC S7-
200 CPU226. Khi đó khối dữ liệu firmware cũng sẽ được phân chia thành
nhiều khối con nhỏ phù hợp cho mỗi phiên truyền thông giữa các trạm. Các
bước thực hiện đó được thể hiện rõ ở hình 7.60.
H×nh 7.58 Cấu trúc phần mềm ở chế độ Boot
H×nh 7.59 Cửa sổ phân tích file *.out
7.5 Tài liệu tham khảo của chương 7 267
H×nh 7.60 Trình tự theo thời gian khi nạp firmware mới từ PC xuống DSP
7.5 Tài liệu tham khảo của chương 7
[1] Phạm Trung Kiên: Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các phương pháp
Điều khiển – Giám sát – Chẩn đoán thực trạng vận hành từ xa cho trạm
phát điện chạy sức gió thuộc đề tài KC.06.20CN. Luận văn Cao học, ĐH
Bách Khoa Hà Nội, 2006
7 Chẩn đoán – giám sát từ xa thực trạng vận hành hệ thống thiết bị điều khiển 268
[2] Phạm Trung Kiên, Nguyễn Phùng Quang: Giám sát thực trạng vận hành
và chẩn đoán lỗi từ xa hệ thống phát điện chạy sức gió thuộc đề tài
KC.06.20CN. Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 6(4)2006, tr.
51 – 57, tạp chí Tự động hóa ngày nay
[3] Pueget R., Courtine S., Rognon J.P.: Fault Detection and Isolation on a
PWM Inverter by Knowledge-based Model. IEEE Trans. on IA, Vol. 34,
No. 6, pp. 1318 – 1325
[4] Abramik S., Sleszynski V., Nieznanski J., Piquet H.: A Diagnostic Method
for On-Line Fault Detection and Localization in VSI-Fed Drives.
EPE2003, 10th European Conference on Power Electronics and
Applications, Toulouse, France, 2003
[5] Kastha D., Bose B.K.: Investigation of Fault Modes of Voltage-Fed
Inverter Systems for Induction Motor Drives. IEEE Trans. on IA, Vol. 30,
No. 4, pp. 1028 – 1038
[6] Fuchs F.W.: Some Diagnosis Methods for Voltage Source Inverters in
Variable Speed Drives with Induction Machines – A Survey. IEEE
Industrial Electronics Conference, Roanoke, Virginia, USA
[7] Mendes A.M.S., Cardoso A.J.M.: Fault Diagnosis in a Rectifier – Inverter
System Used in Variable Speed AC Drives by the Average Current
Park´s Vector Approach. EPE99, 8th European Conference on Power
Electronics and Application, Lausanne
[8] Nandi S., Toliyat H.A.: Condition Monitoring and Fault Diagnosis of
Electrical Machines – A Review. 35th IEEE-ISA Annual Meeting, Vol. 1, pp.
197 - 204
8 Cấu trúc bù cosϕ cho tải ở chế độ ốc đảo
Chúng ta biết rằng trong hệ thống điện, khi hệ số công suất cosϕ của phụ tải
thấp sẽ dẫn đến những hậu quả: hiệu quả truyền tải năng lượng thấp, tổn thất
biến đổi năng lượng lớn, tăng điện áp rơi trên mạng phân phối. Do đó việc nâng
cao cosϕ là một bài toán bắt buộc và có ý nghĩa lớn. Chương này giới thiệu một
phương pháp ĐK bù hệ số công suất cosϕ cho lưới phụ tải của hệ thống
PĐCSG ở dải công suất 10-30kW thông qua thay đổi tần số lưới phụ tải trong
phạm vi cho phép, từ đó thiết kế bộ ĐK. Các mô phỏng được thực hiện trên
phần mềm PLECS và MATLAB & Simulink để kiểm chứng tính đúng đắn,
chuẩn bị cho công tác cài đặt trên thiết bị.
8.1 Mô hình phụ tải
Lưới phụ tải 3 pha được tính từ đầu ra của bộ NL nguồn áp cho đến phụ tải
tiêu thụ 3 pha (hình 8.1).
H×nh 8.1 Mô hình lưới phụ tải khi hệ thống PĐCSG hoạt động ở chế độ ốc đảo
Lưới bao gồm các thành phần sau:
• Cuộn kháng LD, lọc các sóng hài bậc cao của dòng điện cấp ra lưới.
• Tụ lọc Cf , lọc các sóng hài bậc cao của điện áp cấp ra lưới.
• Biến áp 3 pha, biến đổi điện áp cung cấp thành giá trị phù hợp cho tải
tiêu thụ (220V/380V), ngoài ra máy biến áp còn có tác dụng cách ly về
điện giữa phần phụ tải tiêu thụ và hệ thống máy phát điện.
• Phụ tải tiêu thụ 3 pha.
Giả thiết cuộn kháng LD có thành phần điện trở RD và điện cảm LD. Máy biến
áp 3 pha được thay thế gần đúng bằng phần tử cảm kháng TLσ . Do lưới tiêu thụ
chỉ nhận nguồn điện duy nhất từ hệ thống phát điện sức gió cho nên thành
phần điện áp lưới không tồn tại ở đây. Lưới tiêu thụ gồm 2 thành phần:
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
270
• Điện kháng lưới LN đã được biết trước.
• Tải tiêu thụ, gồm hai thành phần điện trở tiêu thụ RPT và cảm kháng LPT.
• Ta có mô hình thay thế gần đúng của lưới phụ tải như hình 8.2.
H×nh 8.2 Mô hình thay thế gần đúng lưới phụ tải
Nếu bỏ qua các thành phần điện cảm LN và TLσ (do sụt áp trên chúng là rất
nhỏ) thì ta sẽ có được mô hình rút gọn lưới phụ tải phục vụ thiết kế cấu trúc
điều khiển bù hệ số công suất như hình 8.3.
H×nh 8.3 Mô hình rút gọn lưới phụ tải
8.2 Phương pháp bù cosϕ
8.2.1 Ý tưởng của phương pháp
Ý tưởng của phương pháp điều khiển được xây dựng như sau. Chọn hệ trục
toạ độ dq như sau:
• Trục d trùng với vector điện áp phụ tải UPT
• Trục q vuông góc với trục d
Ta có đồ thị vector ở hình 8.4. Góc lệch pha ϕ giữa điện áp và dòng điện phụ
tải là do bản chất tải quyết định. Tuy nhiên để cải thiện, trong từng chu kỳ trích
mẫu ta điều khiển cho vector điện áp quay nhanh hay chậm thêm một lượng
∆ϕ nào đó, đồng thời cũng có thể điều khiển cho vector điện áp lưới vượt trước
8.2 Phương pháp bù cos( 271
(hoặc chậm sau) so với vector dòng điện để thay đổi tính dung (hoặc tính cảm)
của lưới. Điều này có nghĩa rằng ta sẽ thay đổi tần số lưới để cải thiện cosϕ.
H×nh 8.4 Đồ thị vector điện áp và dòng điện lưới
Ta có mối quan hệ sau:
u su s
s s
ϑ ϑ ϑ ϑ ϑ ϑ
ω ω ϑ ω ω ϑ ω ϑ
• • •
• • •
= + ⇒ = +
= + ⇔ − = ⇔∆ =
(8.1)
Để điều khiển góc quay của vector điện áp lưới ϑu ta ĐK tổng góc quay ϑ và
góc quay của điện áp lưới ứng với tần số cơ bản ϑs. Tuy nhiên ϑu và ϑs là những
đại lượng luôn luôn biến thiên tăng dần theo quy luật tích phân. Để ĐK cosϕ
bám theo một giá trị đặt *cosϕ nào đó thì góc ϑ cũng phải luôn luôn tăng dần
theo hai đại lượng ϑu và ϑs, bài toán ĐK sẽ trở nên rất khó khăn. Để đơn giản
cho việc thiết kế bộ ĐK và nâng cao tính ổn định của hệ thống, thay vì ĐK góc
quay ϑ ta sẽ ĐK độ biến thiên tần số ω∆ . Mối quan hệ như sau:
( )
tan s s
LL L L
R R R R
ω ωωϕ ω ω+∆= = = + ∆ (8.2)
Với R, L là điện trở và điện cảm của phụ tải, biến thiên theo nhu cầu sử
dụng. Từ mối quan hệ trên ta thấy để cải thiện góc lệch pha ϕ giữa điện áp và
dòng điện lưới phụ tải, ta điều khiển độ biến thiên tần số ∆ω. Như vậy trong
một giới hạn nào đó của sai lệch tần số, chúng ta sẽ tận dụng để cải thiện hệ số
công suất cho lưới phụ tải.
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
272
8.2.2 Sử dụng bộ điều khiển PI kinh điển
■ Sơ đồ khối cấu trúc
Theo (8.2) ta thấy rằng thay vì điều khiển cosϕ ta có thể điều khiển tanϕ. Với
việc điều khiển tanϕ ta có thể điều khiển và quan sát được cả tính cảm và tính
dung của lưới phụ tải. Để thấy rõ hơn đặc điểm của đối tượng ĐK, ta xây dựng
sơ đồ khối hệ thống điều khiển cosϕ trên miền thời gian liên tục như hình 8.5
dưới đây.
H×nh 8.5 Sơ đồ cấu trúc điều khiển hệ số công suất
Trong đó K L R= có thể thay đổi tùy người thiết kế. Bộ NL nguồn áp có thể
được thay thế gần đúng bằng một khâu quán tính bậc nhất với hệ số khuếch đại
VNL = 1 và hằng số thời gian quán tính TNL = Tpulse (chu kỳ băm xung).
Từ sơ đồ cấu trúc ta thấy: Khi tải biến thiên sẽ làm cho hệ số khuyếch đại K
biến thiên, nhưng không làm cho cấu trúc mô hình đối tượng thay đổi, do đó
chỉ làm tăng giảm sai lệch điều khiển. Một cách đơn giản ta lựa chọn bộ điều
khiển PI, sai lệch tĩnh sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn nhờ thành phần tích phân. Bộ
PI hoạt động căn cứ theo sai lệch giữa giá trị đặt tanϕ* và giá trị thực tanϕ đo
được ở phụ tải để đưa ra tín hiệu điều khiển hiệu chỉnh tần số lưới ∆ω.
■ Xác định các tham số của bộ điều khiển
Xét đối tượng có đầu vào là ∆ω, đầu ra là tanϕ, và để đơn giản ta cho hệ số
khuyếch đại K=1. Khi đó hàm truyền của đối tượng:
( ) 1
1 pulse
W sdt sT
= + (8.3)
Đối tượng là một khâu quán tính bậc nhất, áp dụng phương pháp hằng số
thời gian tổng của Kuhn ta xác định được các tham số của bộ điều khiển PI như
sau:
1
2
2 2
p
pulse
I
K
K
TTT Σ
⎧⎪⎪ =⎪⎪⎪⎨⎪⎪ = =⎪⎪⎪⎩
(8.4)
8.2 Phương pháp bù cos( 273
■ Bộ điều khiển trên miền thời gian gián đoạn
Ta biết, để thiết kế - cài đặt một hệ thống điều khiển, điều chỉnh trên cơ sở vi
xử lý/vi điều khiển, thuật toán ĐK phải được xây dựng trên miền thời gian gián
đoạn. Cũng theo tài liệu này, việc xây dựng mô hình toán học trên miền thời
gian gián đoạn từ mô hình trên miền thời gian liên tục không nhằm mục đích
phải đưa ra một mô hình chính xác mà chỉ cần đủ chính xác tại các thời điểm
gián đoạn cách đều. Chuyển bộ PI trên miền thời gian liên tục vừa tìm được
sang miền thời gian gián đoạn với chu kỳ trích mẫu T, xấp xỉ thành phần tích
phân theo phương pháp hình thang, ta có:
( )
1
0 1
11PI
r r zW z
z
−
−
+= − (8.5)
với: 0 11 ; 12 2p pI I
T Tr K r K
T T
⎛ ⎞ ⎛ ⎞⎟ ⎟⎜ ⎜⎟ ⎟= + =− −⎜ ⎜⎟ ⎟⎜ ⎜⎟ ⎟⎜ ⎜⎝ ⎠ ⎝ ⎠
8.2.3 Sử dụng bộ điều khiển PI mờ
Điều khiển mờ chiếm vị trí quan trọng trong kỹ thuật ĐK hiện đại. Trong
thực tế, nhiều giải pháp tổng hợp, thiết kế bộ ĐK kinh điển thường bị bế tắc khi
gặp những bài toán có độ phức tạp của hệ thống cao, độ phi tuyến lớn, sự
thường xuyên thay đổi trạng thái và cấu trúc của đối tượng, hoặc giả sử nếu có
thể tổng hợp được trong phạm vi lý thuyết thì khi thực hiện cũng gặp khó khăn
về giá thành và độ tin cậy của sản phẩm. Những khó khăn đó sẽ không còn là
vấn đề nan giải khi bộ ĐK được thiết kế trên cơ sở logic mờ. Các bộ ĐK mờ có
chung một đặc điểm là làm việc theo nguyên tắc sao chép lại kinh nghiệm, tri
thức của con người trong ĐK, vận hành máy móc.
Áp dụng vào bài toán bù hệ số công suất cho lưới phụ tải, với đặc thù bài
toán là phụ tải thay đổi ngẫu nhiên do yêu cầu tiêu thụ, sẽ khó có một mô hình
toán học chính xác để mô tả đối tượng. Do đó sẽ rất thích hợp khi ta chọn giải
pháp thiết kế bộ ĐK theo lôgic mờ, đảm bảo hệ thống làm việc ổn định trước sự
thay đổi ngẫu nhiên của đối tượng.
■ Cấu trúc bộ điều khiển mờ
Cấu trúc hệ thống sử dụng bộ điều khiển PI mờ như hình 8.6.
H×nh 8.6 Sơ đồ khối hệ thống sử dụng bộ điều khiển PI mờ
Bộ điều khiển mờ sẽ nhận 2 tín hiệu đầu vào: tín hiệu sai lệch E, tín hiệu vi
phân DE và cho đầu ra là đạo hàm của tín hiệu điều khiển D∆ω.
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
274
■ Xây dựng bộ điều khiển mờ
a) Định nghĩa các tập mờ
• Đầu vào E: Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện lưới nằm trong
khoảng (-π/2; π/2), nên ta chọn cho biến đầu vào E gồm 5 tập mờ nằm
trong khoảng [-1.6 1.6].
H×nh 8.7 Định nghĩa các tập mờ đầu vào E
• Đầu vào DE: Vi phân sai lệch điều khiển, gồm 3 tập mờ trong đoạn [-
1000, 1000]
H×nh 8.8 Định nghĩa các tập mờ đầu vào DE
• Đầu ra D∆ω: Gồm 5 tập mờ là các xung Kronecker
H×nh 8.9 Định nghĩa các tập mờ đầu ra D∆ω
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 275
b) Xây dựng các luật hợp thành
If (E is NB) and (DE is NM) then (DV is NB)
If (E is NB) and (DE is ZE) then (DV is NB)
If (E is NB) and (DE is PM) then (DV is NM)
If (E is NM) and (DE is NM) then (DV is NB)
If (E is NM) and (DE is ZE) then (DV is NM)
If (E is NM) and (DE is PM) then (DV is ZE)
If (E is ZE) and (DE is NM) then (DV is NM)
If (E is ZE) and (DE is ZE) then (DV is ZE)
If (E is ZE) and (DE is PM) then (DV is PM)
If (E is PM) and (DE is NM) then (DV is ZE)
If (E is PM) and (DE is ZE) then (DV is PM)
If (E is PM) and (DE is PM) then (DV is PB)
If (E is PB) and (DE is NM) then (DV is PM)
If (E is PB) and (DE is ZE) then (DV is PB)
If (E is PB) and (DE is PM) then (DV is PB)
c) Chọn thiết bị hợp thành
Phép AND tính theo luật Prod
Phép OR tính theo luật Prober
Phép IMPLICATION tính theo luật min
Phép AGGREGATION tính theo luật max
d) Phương pháp giải mờ: Giải mờ theo phương pháp tính điểm trọng tâm.
8.2.4 Cấu trúc hệ thống điều chỉnh hệ số công suất
Sau khi đã xây dựng được đầy đủ cơ sở lý thyết cho bài toán cải thiện hệ số
công suất, ta xây dựng cấu trúc hệ thống điều chỉnh như hình 8.10.
• Khối PI là bộ điều chỉnh hệ số công suất thực hiện theo luật tỉ lệ tích phân
tác động hiệu chỉnh góc quay của điện áp lưới.
• Khối PWM là khâu thực hiện thuật toán điều chế vector không gian.
• Khối GP thực hiện tính toán góc lệch pha ϕ thực giữa điện áp lưới và
dòng điện áp lưới.
8.3 Mô phỏng kiểm chứng
Hệ thống được mô phỏng trên nền MATLAB&SIMULINK một cách trung
thành với giải pháp đã chọn, sự mô phỏng gần với điều kiện thực thể hiện qua
một số điểm sau:
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
276
H×nh 8.10 Cấu trúc hệ thống điều chỉnh hệ số công suất
• Hệ thống điện được mô phỏng bằng phần mềm PLECS. Nó cho phép mô
tả mạch điện/điện tử dưới dạng sơ đồ nguyên lý, trong đó các linh kiện,
thiết bị được nối mạch một cách trực quan như trong thực tế. Với đặc
điểm là một Toolbox hoạt động trong môi trường Simulink, mạch
điện/điện tử PLECS hoàn toàn có khả năng ghép nối với hệ thống điều
khiển xây dựng trên Simulink.
• Mô phỏng đầy đủ các điều kiện biên của hệ thống: Các giá trị thực được
đo bằng ADC với tần số trích mẫu 4kHz, hằng số thời gian trích mẫu
T=0.25ms do tốc độ tính toán có hạn của vi điều khiển.
• Mô phỏng hệ thống biến tần sử dụng thiết bị biến đổi nguồn áp với tần số
băm xung fpulse = 8kHz, đảm bảo đồng bộ chặt chẽ giữa chu kỳ trích mẫu
và chu kỳ băm xung. Các van bán dẫn điều khiển theo nguyên lý điều chế
vector không gian.
8.3.1 Cấu trúc Simulink và PLECS
Từ sơ đồ bù hệ số công suất cho lưới phụ tải phát điện sức gió ở hình 8.10,
ta xây dựng được sơ đồ Simulink mô phỏng hệ thống như hình 8.11. Hệ thống
bao gồm 4 khối chính:
• Khối “SVPWM” mô phỏng thuật toán điều chế vector không gian.
• Khối “Grid” bao gồm toàn bộ hệ thống nguồn phát và phụ tải lưới điện,
được xây dựng trên PLECS.
• Khối “Phase looked loop” tính toán tần số thực của lưới.
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 277
• Khối “Angle caculation” tính toán góc lệch pha giữa dòng điện lưới và điện
áp lưới.
H×nh 8.11 Sơ đồ mô phỏng bài toán điều chỉnh hệ số công suất
■ Khối „SVPWM“
Sau khi tính được thời gian tính các vector biên Tp, Tt, T0,7 (theo [1], [2]) ta sử
dụng khối “Sequencing factors” để tính thời gian đóng mở các van. Thời gian
đóng mở các van được tính như tài liệu [1] đã giới thiệu.
H×nh 8.12 Khối điều chế vector không gian SVPWM
■ Khối „Grid“: Khối “Grid” mô phỏng hệ thống phụ tải, gồm có:
• Một bộ NL nguồn áp 3 pha, 3 nhánh (3 cặp) van IGBT.
• 3 cuộn cảm lọc dòng, 3 tụ lọc áp và bù sơ bộ hệ số công suất.
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
278
• Một biến áp xoay chiều 3 pha, mắc kiểuY/Y, hệ số khuyếch đại 4.5.
• Các phần tử điện trở, điện cảm tượng trưng cho hệ thống tải tiêu thụ.
• Các công tắc đóng ngắt tượng trưng cho sự thay đổi tải ngẫu nhiên.
H×nh 8.13 Lưới phụ tải
■ Khối „Phase locked loop“
Trong thực tế tần số lưới được tính bằng một chip riêng. Nguyên lý hoạt động
của khối này như sau: Trên hệ tọa độ điện áp lưới thì thành phần UPTq=0,
thành phần UPTd=UPT.
Vì vậy UPTq sẽ được điều chỉnh sao cho bám giá trị 0 bằng một bộ điều chỉnh
PI thông thường. Đầu ra của bộ điều chỉnh PI chính là giá trị hiệu chỉnh của tần
số cơ bản (50Hz). Đảm bảo tần số đo được đúng bằng tần số thực.
H×nh 8.14 Khối tính tần số lưới
■ Khối “Angle calculation” (tính góc pha)
Trên hệ toạ độ điện áp lưới, việc tính hệ số công suất rất đơn giản bằng cách
chuyển đổi dòng 3 pha iabc đo được sang hệ tọa độ dq, sau đó tính góc lệch pha
giữa dòng điện và điện áp theo công thức sin Nqiϕ = i .
Và như vậy ta sẽ không phải đo giá trị tức thời của điện áp lưới. Tuy nhiên
mục đích của bài toán là ĐK bù cosϕ nên bài toán điều chỉnh điện áp sẽ không
áp dụng ở đây. Thay vì đó để mô phỏng khâu tính góc ϕ, ta sẽ đo điện áp lưới.
Việc thay thế này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính đúng đắn của giải pháp
trong thực tế.
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 279
Chiếu vector điện áp lưới và vector dòng điện lưới lên 2 trục tọa độ của hệ
trục tọa độ cố định αβ ta tính được góc ϕ thực của lưới theo công thức:
( )sin sin sin cos cos sinu i u i u i
PT N PT N PT NN PTu i u i u ii uβ β β α α βα α
ϕ ϑ ϑ ϑ ϑ ϑ ϑ= − = −
−= − =
u i u i u i
(8.6)
H×nh 8.15 Khối tính góc lệch pha giữa dòng và điện áp lưới
8.3.2 Kết quả mô phỏng
■ Sử dụng bộ PI kinh điển
Chúng ta thực hiện mô phỏng với giá trị điện áp đầu vào nghịch lưu 70V do ở
đây chưa có vòng điều chỉnh điện áp, chưa tính đến các sụt áp đường dây. Bởi
vì với cùng một bản chất tải thì biên độ điện áp lưới không ảnh hưởng đến tính
trung thực của kết quả mô phỏng. Dưới đây là kết quả mô phỏng cho các
trường hợp:
+ Phụ tải danh định công suất 20KVA, cosϕ = 0.9, cosϕ* =0.95
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-50
0
50
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.9
0.92
0.94
0.96
0.98
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
80
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.95
H×nh 8.16 Kết quả mô phỏng phụ tải danh định
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
280
Ban đầu cosϕ =1 nên trong khoảng thời gian đầu đặc tính hệ số công suất đi
xuống và đặc tính tần số đi lên như hình 8.16. Sau khi điều chỉnh fs = 48.4Hz.
Đặc tính quá độ không có độ quá điều chỉnh. Thời gian quá độ ngắn tqd =
0,08s, rất phù hợp đặc điểm đóng cắt tải ngẫu nhiên tuỳ theo nhu cầu sử dụng
của các hệ tiêu thụ.
+ Hệ thống chạy quá tải (tải tăng thêm 50%)
Tải đang chạy danh định (20KVA, cosϕ = 0.9), tại thời điểm 0.1s đóng thêm
50% tải có cosϕ = 0.8. Giá trị đặt cosϕ* = 0.95.
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-50
0
50
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.9
0.92
0.94
0.96
0.98
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
10
20
30
40
50
60
70
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.17 Kết quả mô phỏng quá tải: Đặc tính hệ số công suất và tần số bị dao động
mạnh
+ Phụ tải thay đổi ngẫu nhiên. Ban đầu phụ tải có cosϕ = 0.9, tại thời
điểm 0.1s đóng thêm tải có cosϕ = 0.8. Giá trị đặt cosϕ* = 0.95
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-40
-20
0
20
40
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.8
0.85
0.9
0.95
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
80
100
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.95
H×nh 8.18 Kết quả mô phỏng với phụ tải thay đổi
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 281
Bộ ĐK phản ứng rất nhanh với sự thay đổi của tải (tqd = 0.05s). Đặc tính quá
độ không có độ quá điều chỉnh. Trước khi đóng thêm tải fs = 41.5Hz, sau khi
đóng thêm tải fs = 36.6Hz. Tại thời điểm thay đổi tải ta thấy đường đặc tính hệ
số công suất và đặc tính tần số có dao động là do sau khi đóng tải, điện áp điều
chế sau NL bị dao động (vì chưa có vòng điều chỉnh điện áp lưới).
+ Mô phỏng cùng một giá trị đặt (cosϕ* = 0.95) với các giá trị cosϕ khác
nhau của phụ tải. Phụ tải trung bình ≈ 2.3kW.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-30
-20
-10
0
10
20
30
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
He so cong suat
t(s)
SP=0.95
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.19 Phụ tải có cosϕ = 0.7 (R = 50Ω, L = 0.162H): Tần số lưới fs = 21.4Hz, ∆f
= -28.6Hz
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-30
-20
-10
0
10
20
30
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0.7
0.8
0.9
1
He so cong suat
t(s)
SP=0.95
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.20 Phụ tải có cosϕ = 0.8 (R = 50Ω, L = 0.119H): Tần số lưới fs=28.4Hz, ∆f =
-21.6Hz
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
282
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-30
-20
-10
0
10
20
30
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0.75
0.8
0.85
0.9
0.95
1
He so cong suat
t(s)
SP=0.95
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.21 Phụ tải có cosϕ = 0.84 (R = 50Ω, L = 0.103H): Tần số lưới fs = 32.5Hz,
∆f=-17.5Hz
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
-30
-20
-10
0
10
20
30
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0.85
0.9
0.95
1
He so cong suat
t(s)
SP=0.95
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.22 Phụ tải có cosϕ = 0.9 (R = 50Ω, L = 0.077H): Tần số lưới fs = 41.5Hz, ∆f
= -8.5Hz
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 283
0.4 0.45 0.5 0.55 0.6
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0.4 0.45 0.5 0.55 0.6
-30
-20
-10
0
10
20
30
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0.92
0.94
0.96
0.98
1
He so cong suat
t(s)
SP=0.95
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
H×nh 8.23 Phụ tải có cosϕ = 0.94 (R = 50Ω, L = 0.058H): Tần số lưới fs = 53.4Hz, ∆f
= -3.4Hz
+ Mô phỏng cùng một giá trị tải (cosϕ = 0.8) với các giá trị đặt khác nhau
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-20
-10
0
10
20
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.6
0.7
0.8
0.9
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.84
H×nh 8.24 cosϕ = 0.84; tần số lưới fs = 56.8Hz, ∆f = 6.8Hz
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
284
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-20
-10
0
10
20
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.6
0.7
0.8
0.9
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
20
30
40
50
60
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.88
H×nh 8.25 cosϕ* = 0.88; Tần số lưới fs = 47.1Hz, ∆f = -2.9Hz
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-40
-20
0
20
40
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.6
0.7
0.8
0.9
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.92
H×nh 8.26 cosϕ* = 0.92; Tần số lưới fs = 36.9Hz, ∆f = -13.1Hz
Các kết quả mô phỏng cho phép kết luận về triển vọng bộ ĐK làm việc tốt,
đáp ứng được các yêu cầu cả về sự thay đổi tải ngẫu nhiên, với tất cả các giá trị
khác nhau của phụ tải. Hơn nữa bộ ĐK có khả năng phản ứng rất nhanh với sự
thay đổi giá trị đặt, sự thay đổi của tải. Các quá trình quá độ xảy ra rất nhanh
(tqd<0.1s) nên khả năng ứng dụng bộ ĐK vào thực tế là rất cao.
Vấn đề còn lại của ta là phải xác định được phạm vi ứng dụng của phương
pháp để cải thiện hệ số công suất vừa được nghiên cứu, thiết kế và kiểm chứng
bằng mô phỏng. Hệ số công suất có thể cải thiện được đến bao nhiêu với một
bản chất tải khi điều kiện giới hạn tần số phải nằm trong một phạm vi nào đó.
Thực hiện mô phỏng tương tự cho các trường hợp bản chất tải và giá trị đặt còn
8.3 Mô phỏng kiểm chứng 285
lại, ta thu được đường đặc tính thể hiện mối quan hệ giữa 3 đại lượng: hệ số
công suất đặt cosϕ*, hệ số công suất tải cosϕ ứng với tần số cơ bản 50Hz và
mức độ biến thiên tần số lưới ∆ f như sau:
0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 0.95 1
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
∆ f
(H
z)
cosϑ_Load
SP=0,95 SP=0,9 SP=0,85 SP=0,8 SP=0,75
H×nh 8.27 Quan hệ giữa ∆ f và cosϕ
Đồ thị trên cho ta một cái nhìn hết sức trực quan ứng dụng của phương pháp
cải thiện hệ số công suất bằng điều khiển tần số lưới. Với việc điều khiển chính
xác tần số lưới, ta có thể cải thiện được hệ số công suất cho phụ tải một cách
đáng kể và tất nhiên ta cũng không thể không nói đến vai trò của tụ bù. Ví dụ
theo hình 30, khi cho phép tần số lưới dao động trong khoảng ±5Hz ta có thể
kéo cosϕ = 0.7 lên cosϕ* = 0.825.
■ Mô phỏng với bộ PI mờ
+ Phụ tải danh định (20KVA, cosϕ = 0.9)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-50
0
50
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.92
0.94
0.96
0.98
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.95
H×nh 8.28 Kết quả mô phỏng phụ tải danh định: Tần số lưới fs = 48.4Hz
8 Cấu trúc bù cos( cho tải ở chế độ ốc đảo
286
+ Phụ tải thay đổi ngẫu nhiên
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-100
-50
0
50
100
Dien ap tai (V)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
-40
-20
0
20
40
Dong dien tai (A)
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0.85
0.9
0.95
1
He so cong suat
t(s)
0 0.05 0.1 0.15 0.2
0
20
40
60
80
100
Tan so (Hz)
t(s)
SP=0.95
H×nh 8.29 Kết quả mô phỏng với phụ tải thay đổi
Qua 2 trường hợp mô phỏng trên ta thấy cả 2 bộ ĐK PI kinh điển và PI mờ
đều cho kết quả tốt như nhau. Như vậy khi cài đặt thuật toán trong thực tế ta
có thể dùng một trong 2 bộ ĐK đều đạt được mục đích cải thiện hệ số công
suất với tốc độ nhanh.
8.4 Tài liệu tham khảo của chương 8
[1] Nguyễn Phùng Quang: Điều khiển tự động truyền động điện xoay chiều
ba pha. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998
[2] Nguyễn Phùng Quang: MATLAB & SIMULINK dành cho kỹ sư điều khiển
tự động. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004
[3] Trương Xuân Hùng: Nghiên cứu phương pháp điều chỉnh ổn định điện áp
ra của trạm phát điện chạy sức gió thuộc đề tài KC.06.20.CN. Luận văn
Cao học, ĐHBK Hà Nội, 2005
[4] Nguyễn Phùng Quang, Lê Minh Kiên, Phạm Minh Tân: Phương pháp điều
khiển bù hệ số công suất cosϕ trong hệ thống phát điện chạy sức gió
KC.06.20.CN. Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 6(4)2006, tr.
35 – 44, tạp chí Tự động hóa ngày nay
[5] Nguyễn Doãn Phước: Lý thuyết điều khiển tuyến tính. NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2005
[6] Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh: Lý thuyết điều khiển mờ. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002
9 Sản phẩm đào tạo: Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ
Trong các dạng sản phẩm đã đăng ký của đề tài KC.06.20CN còn có sản
phẩm phi vật thể là kết quả đào tạo các bậc khác nhau như Kỹ sư, Thạc sĩ và
Tiến sĩ, cũng như các bài viết đăng trên các tạp chí, hay báo cáo hội nghị trong
và ngoài nước.
9.1 Các sản phẩm đào tạo
9.1.1 Danh sách các đồ án tốt nghiệp Kỹ sư
[1] Trịnh Văn Huân, Nguyễn Hoàng: Nghiên cứu, thiết kế cấu trúc điều khiển
hệ thống phát điện chạy sức gió có công suất ở dải 10-30kW (thuộc đề
tài KC.06.20CN). Đồ án tốt nghiệp K45, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2005
[2] Phạm Lê Chi, Nguyễn Quang Tuấn: Xây dựng cấu trúc điều khiển hệ
thống máy phát điện không đồng bộ nguồn kép tách kênh trực tiếp,
kiểm chứng bằng mô phỏng trên nền MATLAB & Simulink và PLECS. Đồ
án tốt nghiệp K45, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2005
[3] Phạm Minh Tân, Lê Minh Kiên: Nghiên cứu, thiết kế cấu trúc điều khiển
bù cosϕ cho lưới phụ tải của hệ thống phát điện sức gió có công suất ở
dải 10-30kW thuộc đề tài KC.06.20CN. Đồ án tốt nghiệp K46, ĐH Bách
Khoa Hà Nội, 2006
[4] Lê Ngọc Trúc: Tổng quan và đề xuất các vấn đề chẩn đoán – giám sát từ
xa qua modem cho hệ thống phát điện sức gió có công suất ở dải 10-
30kW của đề tài KC.06.20CN, xây dựng giao diện PC phục vụ chẩn đoán
– giám sát. Đồ án tốt nghiệp K46, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2006
[5] Lê Bá Yến, Ngô Văn Tịnh: Xây dựng cấu trúc hệ thống điều khiển kháng
nhiễu lưới, nâng cao tính bền vững ngắn mạch cho máy phát điện không
đồng bộ nguồn kép có tách kênh trực tiếp. Đồ án tốt nghiệp K46, ĐH
Bách Khoa Hà Nội, 2006
9 Sản phẩm đào tạo: Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ
288
9.1.2 Danh sách các luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
[6] Trương Xuân Hùng: Nghiên cứu các phương pháp điều khiển ổn định
điện áp ra của trạm phát điện chạy sức gió thuộc đề tài KC.06.20C.
Luận văn Cao học, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2005
[7] Nguyễn Đăng Toàn: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển
quá trình lưu điện của trạm phát điện chạy sức gió thuộc đề tài
KC.06.20CN. Luận văn Cao học, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2005
[8] Phạm Trung Kiên: Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các phương pháp
điều khiển – giám sát – chẩn đoán thực trạng vận hành từ xa cho trạm
phát điện chạy sức gió thuộc đề tài KC.06.20CN. Luận văn Cao học, ĐH
Bách Khoa Hà Nội, 2006
9.1.3 Luận văn tốt nghiệp Tiến sĩ
[9] Cao Xuân Tuyển: Tổng hợp các thuật toán phi tuyến trên cơ sở kỹ thuật
Backstepping, điều khiển máy điện dị bộ nguồn kép trong hệ thống phát
điện chạy sức gió. Bản thảo luận văn Tiến sĩ, ĐH Bách Khoa Hà Nội, kế
hoạch bảo vệ: cuối 2007
9.2 Các báo cáo hội nghị, hội thảo hay tạp chí trong và ngoài nước
9.2.1 Trong nước
[10] Nguyễn Phùng Quang: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị phát điện
chạy sức gió tại Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội. Tạp chí Tự động hóa
ngày nay, số 12(40)2003, tr. 20 – 21
[11] Cao Xuân Tuyển, Nguyễn Phùng Quang: Các thuật toán phi tuyến trên cơ
sở kỹ thuật Backstepping điều khiển máy điện dị bộ nguồn kép trong hệ
thống phát điện chạy sức gió. The 6th Vietnam Conference on Automation
(6th VICA). Hà Nội 4/2005, Hội nghị toàn quốc lần 6 về Tự động hóa, tr.
545 – 550
[12] Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Lê Chi, Nguyễn Phùng Quang: Cấu trúc tách
kênh trực tiếp điều khiển hệ thống máy phát điện không đồng bộ nguồn
kép. Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 6(2)2005, tr. 28 – 35
[13] Đỗ Quốc Quang, Nguyễn Phùng Quang, Đỗ Xuân Ngôi, Trần Xuân Thành,
Nguyễn Đình Kiên, Lê Khánh Toàn: Static Analysis of Cable-braced
9.2 Các báo cáo hội nghị, hội thảo hay tạp chí trong và ngoài nước 289
Column Used at 10-30kW Wind Power Plant KC.06.20CN. Chuyên san
“Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 12(3)2005, tr. 34 – 39
[14] Nguyễn Phùng Quang, Lê Anh Tuấn, Trương Xuân Hùng, Phí Kim Phúc,
Phạm Trung Kiên: Hệ thống phát điện sức gió công suất 20kW hoạt động
ở chế độ ốc đảo. Tạp chí Tự động hóa ngày nay, số 1+2(65+66)2006, tr.
76 – 79 và 83
[15] Nguyễn Phùng Quang, Lê Minh Kiên, Phạm Minh Tân: Phương pháp điều
khiển bù hệ số công suất trong hệ thống phát điện chạy sức gió
KC.06.20CN. Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 6(4)2006, tr.
35 – 44
[16] Phạm Trung Kiên, Nguyễn Phùng Quang: Giám sát thực trạng vận hành
và chẩn đoán lỗi từ xa hệ thống phát điện chạy sức gió thuộc đề tài
KC.06.20CN. Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 6(4)2006, tr.
51 – 57
[17] Cao Xuân Tuyển, Nguyễn Phùng Quang: Kết quả thực nghiệm điều khiển
máy điện không đồng bộ nguồn kép trong hệ thống phát điện chạy sức
gió áp dụng phương pháp thiết kế phi tuyến backstepping. Chuyên san
“Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số 12(5)2006, tr. 3 – 12
[18] Nguyễn Phùng Quang, Lê Anh Tuấn: Điều chế điện áp cho nghịch lưu cầu
1 pha - Giải quyết vấn đề dưới cách nhìn vector. Tạp chí Tự động hóa
ngày nay, số 1+2(77+78)2007, tr. 23 – 27
9.2.2 Ngoài nước
[19] Nguyễn Phùng Quang: Nichtlineare Regelstrukturen mit direkter Ent-
kopplung: Neue Eigenschaften für Systeme mit pulswechselrichter-
gespeisten Drehstrommaschinen. Workshop am Elektrotechnischen
Institut der TU Dresden, 8. Sept. 2005
[20] Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich, Phùng Ngọc Lân: Doubly-Fed
Induction Machine as Generator in Wind Power Plant - Nonlinear Control
Algorithms with Direct Decoupling. Intern. Conf. CD Proc. of 11th
European Conf. on Power Electronics and Applications, 11-14 Sept. 2005
– Dresden, Germany (in lại: Chuyên san “Kỹ thuật Điều khiển tự động”, số
12(3)2005, tr. 22 – 28)
[21] Phùng Ngọc Lân, Nguyễn Phùng Quang, Peter Büchner: A Non-linear
Control Algorithm for Improving Performance of Wind Generator Using
Doubly-Fed Induction Generator. Europe Wind Energy Conference
Athens, 26th February – 2nd March 2006
10 Kết luận và kiến nghị
10.1 Kết luận
Bản báo cáo đã giới thiệu các sản phẩm được đăng ký ở các mục 15, 16, 17
(thuộc phần III: Kết quả đề tài) của „Bản thuyết minh đề tài“ (phụ lục của Hợp
đồng số 20CN/2004/HĐ-ĐTCT-KC.06, ký với Bộ KH&CN) cùng với các nội dung
khoa học đi kèm theo từng sản phẩm.
Trung thành với sản phẩm đã đăng ký, đồng thời để dễ theo dõi, bản báo cáo
được bố cục thành các chương ứng với từng sản phẩm. Gồm có:
• Các sản phẩm là hệ thống, thiết bị cụ thể đã đăng ký ở mục 17: Đó là các
chương 1, 2, 3 và 4.
• Các sản phẩm phi vật thể đăng ký ở mục 16:
+ Các phương pháp điều khiển máy phát: Đó là các chương 5 và 6.
+ Các sản phẩm dưới dạng sơ đồ, bản vẽ: Do khối lượng bản vẽ (điện, cơ
khí, xây dựng) và Listing của phần mềm (chạy trên DSP, PLC và PC)
khá phong phú, chúng được tập trung ở phần phụ lục của báo cáo.
+ Các sản phẩm khác (sản phẩm đào tạo): Chương 9.
• Các sản phẩm phi vật thể không có trong đăng ký: Bao gồm các phương
pháp, các ý tưởng cần thiết nẩy sinh trong quá trình thực hiện đề tài. Đó
là hai chương 7 và 8.
Trên cơ sở các kết quả đã làm và đã trình bầy trong báo cáo, nhóm đề tài đã
có thể khẳng định rằng:
„Đề tài đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được đặt ra, theo đúng các yêu cầu về
nội dung và chất lượng. Việc chậm trễ kết thúc để nghiệm thu có tác động
của nguyên nhân thiên tai khách quan là rất đáng tiếc“.
10.2 Kiến nghị
Sau quá trình thực hiện, nhóm đề tài KC.06.20CN có duy nhất một kiến nghị
như sau: „Để phát huy các kết quả đã đạt được và để tận dụng tốt hơn nữa
nguồn năng lượng sạch, Bộ KH&CN nên đề xuất và giao thực hiện đề tài về
một hệ thống năng lượng lai giữa sức gió và mặt trời ở cỡ công suất 20kW“
TÀI LIỆU KỸ THUẬT VÀ HƯỚNG DẪN
VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐIỀU KHIỂN
CỦA TRẠM PHÁT ĐIỆN SỨC GIÓ
(20060619-2)
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................................3
1. Giới thiệu chung .................................................................................................................4
Mô tả thiết bị ..........................................................................................................................4
Nguyên tắc hoạt động.............................................................................................................5
2. Bố trí thiết bị trong tủ điều khiển trung tâm.......................................................................6
Đèn trạng thái .........................................................................................................................6
Đồng hồ hiển thị .....................................................................................................................7
Nút bấm ..................................................................................................................................8
Các công tắc tơ đóng cắt.........................................................................................................8
Các phần tử khác ....................................................................................................................9
Cầu đấu EC...........................................................................................................................10
3. Bố trí thiết bị trong tủ phân phối điện năng......................................................................11
Các thiết bị............................................................................................................................11
Thanh cái ..............................................................................................................................11
Cầu đấu.................................................................................................................................12
4. Quy trình vận hành ...........................................................................................................13
Chọn chế độ hoạt động .........................................................................................................13
Cấp điện cho tủ điều khiển trung tâm...................................................................................13
Ngắt điện vào tủ điều khiển trung tâm .................................................................................14
Cho phép bộ nghịch lưu chạy ...............................................................................................14
Dừng hoạt động của bộ nghịch lưu ......................................................................................14
Khi có lỗi ..............................................................................................................................15
Khi có hiện tượng quá tải .....................................................................................................15
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện điều khiển..............................................................4
Hình 2: Sơ đồ mặt bằng bố trí trong phòng điều khiển ..............................................................4
Hình 3: Sơ đồ bố trí mặt trước của tủ điều khiển trung tâm.......................................................6
Hình 4: Sơ đồ bố trí thiết bị bên trong tủ điều khiển trung tâm .................................................9
Hình 5: Bố trí thiết bị bên trong của tủ phân phối điện năng ...................................................11
4
1. Giới thiệu chung
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện điều khiển
Hình 2: Sơ đồ mặt bằng bố trí trong phòng điều khiển
(a) là các thiết bị đặt trên tường - (b) là các thiết bị đặt dưới nền
Mô tả thiết bị
Cầu dao sau máy
phát
Được bố trí phía trước aptomat AT (nằm bên trong tủ điều khiển - Hình
1), ở chế độ vận hành bình thường, cầu dao ở vị trí đóng mạch.
Công tơ ba pha Mắc ở phía trước đường điện ba pha đưa vào tủ phân phối, có nhiệm vụ
đo công suất tiêu thụ của toàn bộ lưới phụ tải lắp vào hệ thống.
Tủ điện phân phối Thực hiện phân phối điện tới các cấp tiêu thụ với mức độ ưu tiên khác
(a) (b)
5
nhau.
Tủ điều khiển
trung tâm
Thực hiện các nhiệm vụ điều khiển, phân phối điện năng v.v...
Máy biến áp ba
pha
Biến đổi điện áp ra từ tủ điều khiển thành điện áp tiêu thụ 220VAC pha
(380VAC dây).
Dàn acqui 1 và 2 Mắc song song với nhau, mỗi dàn có 10 bình (loại 12VDC), thực hiện
chức năng tích trữ và ổn định điện áp.
Nguyên tắc hoạt động
Điện ba pha lấy về từ máy phát chạy bằng sức gió có biên độ biến đổi: 0 - 380VAC, tần số
biến đổi: 0 - 50Hz, nó được đưa thẳng vào tủ điều khiển trung tâm và được biến đổi thành
điện một chiều đưa đến 1 trong 3 phần sau:
điện trở xả (Dump Load), được bố trí tại bể nước ở phía ngoài phòng điều khiển;
acqui (thông qua mạch nạp acqui), tích trữ điện;
nghịch lưu thành điện xoay chiều ba pha và đưa ra ngoài hệ thống tải tiêu thụ, trước
khi đưa ra đến bên ngoài tải, điện áp ba pha nghịch lưu sẽ được đưa qua máy biến áp
ba pha (Hình 2) và đưa vào tủ phân phối.
Khi hệ thống bắt đầu hoạt động, S1 đóng mạch để nạp điện cho bộ tụ C (gồm 4 tụ
1000uF/400V) trong một khoảng thời gian (vài chục giây), sau đó S2 đóng mạch để đưa bộ
chỉnh lưu chính hoạt động.
Trường hợp 1: Khi năng lượng thu được từ phía máy phát lớn hơn năng lượng tiêu thụ
phía phụ tải, phần năng lượng dư thừa sẽ được nạp vào acqui để giành sử dụng sau này. Song
song với quá trình nạp, nếu vẫn có sự chênh lệch giữa năng lượng thu được và đầu ra, phần
điện trở đốt sẽ hoạt động để tiêu hao năng lượng chênh lệch đó.
Trường hợp 2: khi năng lượng thu được từ máy phát lại nhỏ hơn so với mức tiêu thụ của
phía phụ tải, năng lượng tích trữ trong acqui sẽ được đưa ra bù đắp sự thiếu hụt. Bên cạnh đó,
phía phụ tải được bố trí thành các mức ưu tiên khác nhau, bài toán bù đắp thiếu hụt cũng được
xử lý bằng biện pháp cắt bớt các phụ tải có mức ưu tiên thấp. Trên thực tế, việc cắt bớt phụ tải
và/hoặc sử dụng năng lượng tích trữ trong acqui cho trường hợp này được thực hiện hoàn toàn
tự động và việc sử dụng năng lượng dự trữ trong acqui có giới hạn nhất định (tổng năng lượng
dự trữ có thể sử dụng được là tối đa 200Ah).
6
2. Bố trí thiết bị trong tủ điều khiển trung tâm
Hình 3: Sơ đồ bố trí đèn, nút bấm, đồng hồ trên mặt tủ
Đèn trạng thái
Đèn Điều khiển, báo trạng thái của tủ điều khiển - tủ đang hoạt động. Bật
sáng khi nhấn nút Khởi động, tắt khi nhấn nút Dừng.
Sau khi nhấn nút Dừng, đợi đến khi đèn tắt tủ mới dừng thực sự. Lúc đó người vận hành
mới có thể cắt S4 (xem vị trí S4 theo Hình 4)
Đèn Acqui, hiển thị trạng thái của bộ phận acqui. Gồm các trường hợp sau:
+ đèn sáng bình thường, tủ điều khiển đang lấy điện từ acqui (cho trường
hợp gió yếu, năng lượng thu được nhỏ hơn khả năng tiêu thụ của phụ tải);
+ đèn nháy nhanh (0,5 giây/lần), cảnh báo acqui sắp cạn;
+ đèn nháy chậm (1,5 giây/lần), cảnh báo acqui đang được nạp.
Đèn Nước vơi, báo trạng thái của mức nước ở bể chứa - mức thấp.
Trong trường hợp này, tủ điều khiển sẽ không hoạt động cho đến khi nước được bơm bổ
sung vào bể chứa.
Đèn Cấp điện, báo trạng thái của bộ nghịch lưu - bộ nghịch lưu đã hoạt
động. Bật sáng khi nhấn nút Cấp điện, khi nhấn nút Ngắt điện, đèn vẫn
sáng cho đến khi bộ nghịch lưu ngừng hoạt động.
Bộ nghịch lưu là một phần tử trong tủ điều khiển, thực hiện biến đổi điện áp một chiều
Đèn
Đồng hồ
Công tắc
7
thành điện áp xoay chiều ba pha đưa ra tải tiêu thụ.
Đèn Quá tải, cảnh báo trạng thái phía phụ tải.
Đèn Lỗi, cảnh báo trạng thái hoạt động của tủ điều khiển - có lỗi trong quá
trình vận hành của tủ, lỗi cần được xử lý. Xem thêm mục 4 trong tài liệu
này.
Đồng hồ hiển thị
Ba đồng hồ hiển thị giá trị dòng điện xoay chiều ba pha phía sơ cấp của
máy biến áp (đầu ra của tủ điều khiển trung tâm).
Đặc điểm giá trị đo: giá trị hiển thị trên mặt đồng hồ lớn hơn hai lần giá trị dòng điện thật
sự.
Đồng hồ Điện áp ra, hiển thị giá trị điện áp ra phía thứ cấp của máy biến
áp. Đồng hồ cho phép đo 3 giá trị điện áp pha, 3 giá trị điện áp dây thông
qua công tắc nằm phía dưới.
Đồng hồ Máy phát, hiển thị giá trị điện áp dây đưa ra từ máy phát.
Đồng hồ Acqui, hiển thị giá trị điện áp của dàn acqui.
8
Nút bấm
Nút Khởi động, cho phép tủ điều khiển trung tâm hoạt động.
Nút Dừng, dừng hoạt động của tủ điều khiển trung tâm.
Nút Cấp điện, khởi động hoạt động của bộ nghịch lưu.
Nút Ngắt điện, dừng hoạt động của bộ nghịch lưu.
Nút chọn chế độ hoạt động. Gồm:
+ Auto: chế độ hoạt động tự động, các nút Cấp điện, Ngắt điện không được
sử dụng, hoạt động của bộ nghịch lưu là tự động
+ Man: chế độ hoạt động bằng tay, hoạt động của bộ nghịch lưu được điều
khiển thông qua các nút Cấp điện, Ngắt điện.
Các công tắc tơ đóng cắt
AT Atômát tổng, đặt ngay đầu vào của đường điện ba pha từ máy phát đưa vào
tủ điều khiển trung tâm. AT phải được đóng lại trước khi cho tủ hoạt động,
và phải ngắt sau khi tủ dừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Đóng ngắt AT
được thực hiện bằng tay bởi người vận hành.
S1 Khởi động từ, đóng ngắt mạch nạp tụ. S1 được điều khiển tự động theo
chương trình.
S2 Khởi động từ, đóng ngắt mạch chỉnh lưu chính. S2 được điều khiển tự động
theo chương trình.
S3 Atômát phía nghịch lưu, đóng ngắt bộ nghịch lưu vào hệ thống. Đóng ngắt
S3 được thực hiện bằng tay bởi người vận hành.
S3 phải được đóng trước khi cho bộ nghịch lưu hoạt động.
S4 Atômát phía acqui, đóng ngắt dàn acqui vào hệ thống. Đóng ngắt S4 được
thực hiện bằng tay bởi người vận hành.
S4 phải được đóng trước khi khởi động tủ điều khiển trung tâm và được ngắt sau khi tủ
điều khiển dừng hoạt động.
S5 Atômát phía acqui, đóng ngắt dàn acqui vào phía nghịch lưu, đóng khi có
yêu cầu dùng nguồn acqui đưa ra cung cấp cho tải tiêu thụ. Đóng ngắt S5
9
được thực hiện bằng tay bởi người vận hành.
Hình 4: Sơ đồ bố trí thiết bị bên trong tủ điều khiển trung tâm
Các phần tử khác
R1..R39 Rơle đóng cắt
PLC Bộ điều khiển cấp trên
BK-WindDriver Bộ điều khiển cấp dưới
CB1..CB4 Các cầu đấu dây
LEM Board Bộ đo dòng điện mạch mạch một chiều
SVDC1 Nguồn điện một chiều 24V
10
SVDC2 Nguồn điện một chiều +/-15V
MDB Bộ chỉnh lưu mạch chính
D1 Diode (xem Hình 1)
Dump Load
IGBT
Van đóng cắt cho điện trở đốt
Battery Charge
Board
Mạch nạp acqui và điều khiển điện trở đốt
Transformer Biến áp cho SVDC2
CC1..CC3 Các cuộc biến dòng, đo dòng phía sơ cấp máy biến áp, đưa ra hiển thị trên
mặt trước của tủ điều khiển (đồng hồ I1..I3)
EC Cầu đấu vào ra cho tủ điều khiển trung tâm
Cầu đấu EC
Thứ tự tính từ trái sang phải trên Hình 4 như sau
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Vào từ máy phát Ra điện
trở đốt
Ra acqui Ra sơ cấp
máy biến áp
Vào từ thứ cấp
máy biến áp
GA
GA
GB
GB
GC
GC
A
A
B
B
N
N
P
P
R
R
S
S
T
T
X
X
Y
Y
Z
Z
N
N
Lưu ý: Các chân cầu đầu thường có điện áp rất cao khi tủ điều khiển hoạt động do không được phép thực hiện
đấu nối khi tủ đang hoạt động.
11
3. Bố trí thiết bị trong tủ phân phối điện năng
Hình 5: Bố trí thiết bị bên trong của tủ phân phối điện năng
Các thiết bị
DS1 Aptômát phân phối tổng, đóng cắt lưới phân phối vào hệ thống
DS2 Công tắc tơ của nhánh phụ tải loại 2, tương ứng với mức ưu tiên thứ 2
DS2 được điều khiển đóng cắt từ PLC
DS3 Công tắc tơ của nhánh phụ tải loại 3, tương ứng với mức ưu tiên thứ 3
DS3 được điều khiển đóng cắt từ PLC
FU1, FU2,
FU3
Cầu chì cho 3 pha phụ tải tiêu thụ, loại 500V/50A.
Thanh cái
TC51, TC52,
TC53
Thanh cái cho 3 pha phụ tải tiêu thụ
TC54 Thanh cái cho dây trung tính
12
Cầu đấu
DP1 Cầu đầu phía đầu vào của tủ phân phối
DP2 Cầu đấu đầu ra cho nhánh phụ tải loại 2
DP3 Cầu đấu đầu ra cho nhánh phụ tải loại 3
Trong Hình 5, thứ tự của cầu đấu DP1, tính từ trái sang phải như sau:
1 2 3 4
Từ tủ điều khiển
trung tâm
X
X
Y
Y
Z
Z
N
N
thứ tự của cầu đấu DP2, tính từ trái sang phải như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung tính Pha Pha Pha Tín hiệu
điều khiển DS2
N
N
N
N
N
N
N
N
Z
Z
Z
Z
Y
Y
Y
Y
X
X
X
X
C
T3
8B
C
T3
8A
thứ tự của cầu đấu DP3, tính từ trái sang phải như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung tính Pha Pha Pha Tín hiệu
điều khiển DS3
N
N
N
N
N
N
N
N
Z
Z
Z
Z
Y
Y
Y
Y
X
X
X
X C
T3
9B
C
T3
9A
Lưu ý: Các chân cầu đầu thường có điện áp rất cao khi tủ điều khiển hoạt động do không được phép thực hiện
đấu nối khi tủ đang hoạt động.
13
4. Quy trình vận hành
Các quy trình vận hành:
- chọn chế độ hoạt động;
- cấp điện cho tủ điều khiển trung tâm;
- ngắt điện vào tủ điều khiển trung tâm;
- cho phép bộ nghịch lưu chạy;
- dừng hoạt động của bộ nghịch lưu;
- khi có lỗi;
- khi có hiện tượng quá tải.
Quy trình vận hành phải được thực hiện theo đúng tuần tự các bước (1, 2, 3...) được nêu
trong tài liệu này. Việc thực hiện không đúng sẽ dẫn đến cháy nổ thiết bị và gây nguy
hiểm cho người vận hành.
Chọn chế độ hoạt động
(1) AT Kiểm tra aptômát AT ở trạng thái ngắt mạch. Không có điện
áp ba pha từ máy phát cấp vào tủ điều khiển.
(2) S4 Kiểm tra aptômát S4 ở trạng thái ngắt mạch. Nguồn điện từ
acqui không được cấp vào tủ điều khiển.
(3)
Công tắc chọn chế độ được chuyển sang vị trí Man, chọn
chế độ hoạt động bằng tay, hoặc chuyển vị trí Auto, chọn
chế độ hoạt động tự động.
Cấp điện cho tủ điều khiển trung tâm
(1) AT Aptômát AT phải được ngắt mạch. Không cho điện áp ba
pha từ máy phát cấp vào tủ điều khiển.
(2)
Công tắc chọn chế độ phải ở vị trí Man. Nếu chưa đúng,
thực hiện lại quy trình chọn chế độ hoạt động.
(3) S4 Aptômát S4 ở trạng thái đóng mạch, nguồn điện từ acqui
được cấp vào tủ điều khiển.
(4) AT Aptômát AT đóng mạch. Cấp điện áp từ máy phát vào tủ
điều khiển.
14
(5)
Đèn Nước vơi bật sáng báo mức nước của bể điện trở đốt
quá thấp. Tủ sẽ không hoạt động ngay cả khi nhấn nút Khởi
động. Cần bổ sung thêm nước vào bể trước khi tiếp tục quy
trình.
(6)
nhấn nút Khởi động để cho phép các bộ điều khiển bên
trong tủ hoạt động.
(7)
Đèn Điều khiển đã bật sáng báo tủ điều khiển đã hoạt động.
Ngắt điện vào tủ điều khiển trung tâm
(1)
Nhấn nút Dừng để ngừng hoạt động của các bộ điều khiển
bên trong tủ.
(2)
Đèn Điều khiển tắt báo tủ ngừng hoạt động.
(3) S4 Ngắt aptômát S4, không cho nguồn điện từ acqui cấp vào tủ
điều khiển.
(4) AT Ngắt aptômát AT, không cho nguồn điện từ máy phát cấp
vào tủ điều khiển.
Cho phép bộ nghịch lưu chạy
(1)
Đèn Điều khiển sáng báo tủ điều khiển đang hoạt động.
(2) S3 Đóng aptômát S3.
(3)
Nhấn nút Cấp điện cho phép bộ nghịch lưu chạy.
(4)
Đèn Cấp điện bật sáng khi bộ nghịch lưu hoạt động.
Dừng hoạt động của bộ nghịch lưu
(1)
Đèn Cấp điện sáng báo bộ nghịch lưu đang hoạt động.
15
(2)
Nhấn nút Ngắt điện dừng hoạt động của bộ nghịch lưu.
(3)
Đèn Cấp điện tắt khi bộ nghịch lưu ngừng hoạt động
(4) S3 Ngắt aptômát S3.
Khi có lỗi
(1)
Đèn Điều khiển sáng, báo tủ điều khiển đang hoạt động.
(2)
Đèn Cấp điện sáng, báo bộ nghịch lưu cũng đang hoạt động.
(3)
Đèn Lỗi bật sáng, đang có lỗi xảy ra trong tủ điều khiển
trung tâm.
(4)
Nhấn nút Ngắt điện dừng hoạt động của bộ nghịch lưu.
(5)
Đèn Cấp điện tắt khi bộ nghịch lưu ngừng hoạt động
(6) S3 Ngắt aptômát S3. Kiểm tra nguyên nhân gây ra lỗi.
Khi có hiện tượng quá tải
(1)
đèn sáng báo tủ điều khiển đang hoạt động và
(2)
bộ nghịch lưu cũng đang hoạt động.
(3)
Khi bị quá tải, đèn báo quá tải bật sáng
(4)
Nhấn nút Ngắt điện dừng hoạt động của bộ nghịch lưu.
16
(5)
Đèn Cấp điện tắt khi bộ nghịch lưu ngừng hoạt động
(6) S3 Ngắt aptômát S3. Nguyên nhân quá tải thường do năng
lượng tại hai dàn acqui đã tụt xuống đến mức giới hạn dưới.
Do vậy, trạm phát điện sẽ ngắt tải tiêu thụ, và tiến hành nạp
lại acqui. Người vận hành có thể theo dõi giá trị điện áp
acqui để quyết định thời điểm đóng phụ tải lần sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6700R.pdf