Nghiên cứu thống kê tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2000

MỤC LỤC Lời nói đầu 7 CHƯƠNG I 9 Lý luận chung về xuất nhập khẩu 9 i. Kinh tế đối ngoại – ngoại thương – xuất nhập khẩu. 9 1. Kinh tế đối ngoại 9 2. Ngoại thương: 10 II. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế 11 1.Vai trò của xuất khẩu 12 2.Vai trò của nhập khẩu 14 3. Ảnh hưởng của xuất nhập khẩu đến nền kinh tế 15 a. Ảnh hưởng tích cực: 15 b. Ảnh hưởng tiêu cực: 16 III. nhiệm vụ của thống kê xuất nhập khẩu 17 IV. phương hướng và nhiệm vụ của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm tới (2001 – 2010) 20 1. Về xuất khẩu 20 a. Về xuất khẩu hàng hóa 20 b. Về xuất khẩu dịch vụ: 20 c. Về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 20 2. Về nhập khẩu: 20 a.Về nhập khẩu hàng hoá: 20 b.Về nhập khẩu dịch vụ: 21 c.Về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ: 21 CHƯƠNG II 23 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ XUẤT NHẬP KHẨU 23 I. Hệ thống chỉ tiêu 23 1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu 23 2. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu 24 A. NỘI DUNG 24 B. MÉT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN 26  Xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới 26 . Nhóm chỉ tiêu xuất khẩu 31 . Nhóm chỉ tiêu nhập khẩu 38 . Chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu 44 . Cán cân thương mại. 44 .Chỉ tiêu xuất nhập khẩu bình quân 45 II. Các phương pháp phân tích trong thống kê xuất nhập khẩu. 46 1. Nguyên tắc lùa chọn phương pháp 46 1.1. Lùa chọn phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu 46 1.2. Lùa chọn phương pháp đơn giản dễ phân tích 46 1.3. Lùa chọn kết hợp các phương pháp có mối liên hệ với nhau để làm nổi bật nội dung nghiên cứu 46 1.4. Chọn phương pháp bảo đảm tính khả thi cho việc phân tích 46 2. Các đặc điểm của xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến phương pháp phân tích thống kê 47 3. Các phương pháp phân tích thống kê xuất nhập khẩu. 48 A. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ 48 . Nội dung 48 C. PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY -TƯƠNG QUAN 60 .Nội dung 60 .Hình thức biểu hiện 60 . Đặc điểm của phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu. 61 D. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 62 . Nội dung 62 .Hình thức biểu hiện 62 .Đặc điểm của phương pháp chỉ số trong nghiên cứu thống kê xuất nhập khẩu 63 CHƯƠNG III 64 VẬN DÔNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2000 64 i. khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 64 1. Tình hình đất nước và bối cảnh Quốc tế 64 a. Tình hình đất nước 64 b. Về hoạt động ngoại thương 66 c. Bối cảnh Quốc tế 73 d. Mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển trong những năm tới 74 II. xác định các chỉ tiêu 77 A. XUẤT KHẨU 77 1.Quy mô xuất khẩu 77 2. Quy mô xuất khẩu các mặt hàng chính 78 3. Cơ cấu xuất khẩu 80 B. NHẬP KHẨU 83 1. Quy mô nhập khẩu 83 2. Quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chính 85 3. Cơ cấu nhập khẩu một số mặt hàng chính 87 C.VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 90 1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 90 2. Cán cân thương mại 91 III. Vận dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu. 92 A.XUẤT KHẨU 92 1. Quy mô xuất khẩu 92 2. Quy mô xuất khẩu một số mặt hàng chính 94 B. NHẬP KHẨU: 100 1. Quy mô nhập khẩu: 100 2. Quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu: 102 C. TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU: 104 D. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 106 iv. một số kiến nghị và giải pháp. 112 1. Kiến nghị 112 1.1. Về xuất nhập khẩu 112 1.2. Chính sách thị trường 113 1.3. Về thống kê xuất nhập khẩu 114 2. Giải pháp 115 Kết luận 117 Danh mục tài liệu tham khảo 118

doc117 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thống kê tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Quốc tế dẫn đến xuất nhập khẩu giảm. Đáng chú ý hơn là năm 1998 là năm đầy những sự kiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là năm đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu hầu như không tăng. Sau 6 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, cũng là năm mà kế hoạch xuất nhập khẩu được điều chỉnh. Nếu như năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tác động thì chúng ta chỉ thua thiệt 0.5 tỷ USD, thì sang năm 1998 đã tăng lên 1 tỷ USD. 2. Cán cân thương mại Cán cân thương mại là kết quả giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ được đánh giá thông qua số tuyệt đối, mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỷ lệ giữa giá hàng hoá xuất khẩu và giá hàng hoá nhập khẩu của nước đó. Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại mang giá trị dương, nền kinh tế đang ở tình trạng xuất siêu, ngược lại nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại mang giá trị âm, nền kinh tế ở tình trạng nhập siêu, nếu xuất khẩu ngang bằng với nhập khẩu thì cán cân thương mại thăng bằng. Tuỳ vào từng thời kỳ mà tình trạng xuất siêu hay nhập siêu đều có tác dụng của nó, cũng như nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thì tình trạng nhập siêu là không tránh khỏi. Do nhập khẩu máy móc, kỹ thuật hay đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài vào và sẽ làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh tác động tới cán cân thương mại. Bảng 15: cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1991-2000 (Đơn vị tính: Triệu USD) Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 åMLCNT 4425.2 5121.0 6909.2 9880.1 13604.3 18399.5 20777.0 20859.9 23192 29508 Xuất khẩu 2087.1 2580.7 2985.2 4054.3 5448.9 7255.9 9185.0 9361 11541.4 11454 Nhập khẩu 2338.1 2540.3 3924.0 5825.8 8155.4 11143.6 11592.0 11495.0 11742.0 15200 Δ -251.0 +40.4 -938.8 -771.5 -2706.5 -3887.7 -2366.0 -2040.0 -280.9 -3746 Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này luông luôn trong tình trạng nhập siêu (chỉ riêng năm 1992 xuất siêu 40,4 triệu USD), chênh lệch xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1991 là -251.0 triệu USD thì đến năm 1995 tăng lên là -270.65 triệu USD và năm 2000 là -3746 triệu USD một mức tăng rất nhanh chứng tỏ trong giai đoạn này thì tình trạng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và hàng hoá tiêu dùng của dân cư là rất lớn. III. Vận dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu. A.XUẤT KHẨU 1. Quy mô xuất khẩu Sử dụng phương pháp dãy số thời gian như: Tính tốc độ tăng giảm ( liên hoàn, định gốc) và lượng tăng giảm ( liên hoàn định gốc) để phân tích sự biến động kim ngạch của các mặt hàng xuất khẩu. Ta có thẻ nhận thấy được kim ngạch xuất khẩu tăng giảm như thé nào cả về số tương đối và tuyệt đối, từ đó mà các nhà kinh tế có thể xác định được các chỉ tiêu của kim ngạch xuất nhập khẩu trong tương lai từ đó có thể xây dựng kế hoạch xuất khẩu để thu được kết quả cao nhất. Bảng16: Biến động của kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991-2000 Năm Kim ngạch xuất khẩu(Tr USD) Lượng tăng giảm (Tr USD) Tốc độ phát triển (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1991 2087.1 -- -- 100 100 1992 2580.7 493.6 193.6 123.6 123.6 1993 2985.2 404.5 898.1 115.6 143.0 1994 4054.3 1069.1 1967.2 135.8 194.2 1995 5448.9 1394.6 3361.3 134.3 261.0 1996 7255.9 1807.0 5168.8 133.1 347.6 1997 9185 1929.1 7097.9 126.5 440.0 1998 9360.3 175.3 7273.2 102.0 448.5 1999 11510 2179.7 9452.9 123.3 553.0 2000 14308 2768.0 12220.9 124.0 685.5 Bình quân 6880.54 -1357.9 - 123.9 -- Biểu đổ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 1991-2000 Nếu ta coi năm 1999 là mốc để so sánh, thì với các ăm i+1 sau đó ta thấy tốc độ phát triển liên hoàn có sự biến động cả về tương đối và tuyệt đối.Cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng ccủa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là khá cao, năm 1994 là 169% tăng 69% (hay 1,967tỷ USD ) so với cùng kỳ naawm trước, năm 1996 là 133% tăng 33% hay 1,87 tỷ USD so với năm trước.Tuy nhiên sang đến năm 1997 tốc độ tăng bắt đầu chững lại so với hai năm trước. Năm 1998 thì kim ngạch xuất khẩu gần như không tăng nhưng sang đến năm 1999 và 2000 lại tăng mạnh: Tốc độ tăng của năm 1999 là 123,3% hay tăng 2,197 tỷ USD, năm 2000 tốc độ tăng 124% về tuyệt đối tăng 2,768 tỷ USD. Điều này nói lên lượng taawng kim ngạch xuất khẩu khôg tuân theo mét quy tắc nào, nghĩa là hàng năm đều tăng nhưng sự tăng này không đồng đều. Nếu lấy năm 1991 để so sánh, ta thấy tốc độ phát triển định gốc đều tăng tương đối đồng đều cả về số tương đối và tuyệt đối. Mức tăng tương đối nhanh, cụ thể là: Năm 1992 tăng so với năm 1991 là 23% (hay 493,6 triệu USD), năm 1993 so với năm 1991 là 43% ( hay 898,4 triệu USD)...Năm 1996 so với năm 1991 là 347,6% ( hay 5168,8 triệu USD), năm 1997 so với năm 1991 là 440% (hay 7097,9 triệu USD ) và đến năm 1998 gần như không tăng nhưng sang 2 năm cuối 1999,2000 lại tăng mạnh, nếu đem năm 1999 so với năm 1991 thì tăng 553% ( hay 9452,9 triệu USD) và năm 2000 là 685% ( hay 12,22 tỷ USD). Điều này càng chứng minh rõ trong giai đoạn này lượng tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối nhanh và mạnh mẽ. Đây cũng chính là xu thế chung của các nước Đông Nam á, là những nước có tốc độ tăng tương đối lớn cụ thể là Thái Lan, năm 1996 mức xuất khẩu giảm đi rất nhiều so vưói năm 1995, điều này đã góp phần vào ảnh hưởng đến cú sốc tài chính tiền tệ vào năm 1997. 2. Quy mô xuất khẩu một số mặt hàng chính a.Quy mô xuất khẩu gạo Gạo là mặt hàng chủ yếu của nước ta được xuất khẩu đi hầu hết các nước khác trên thế giới. Như số liệu ở bảng sau ta thấy: Bảng: 17 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam 1991 – 2000 Đơn vị: Triệu Năm Chỉ tiêu 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 Bìnhquân qu©n Lượng ( tân) 1,033 1,946 1,722 1,983 1,988 3,003 3,575 3,730 4,508 3,477 2,693 KNXK ( USD) 234,5 417,7 361,9 424,4 530,0 854,6 870,9 1019,7 1025,1 667,3 640,6 Lượng tăng LH - 183,2 -55,8 62,5 105,6 324,6 16,3 148,8 5,4 -357,8 - Tốc độ tăng LH 100 178,1 86,6 117,2 124,8 161,2 101,9 117,1 100,6 65,1 112,3 Sử dụng phương pháp phân tích trong dãy số thời gian để phân tích tốc độ phát triển liên hoàn của kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam. Trong vòng hai năm 99 – 2000, do sự cạnh tranh diễn ra ngay gắt trên thị trường gạo thế giới bởi nguồn nhu cầu nhập khẩu gạo giảm, nguồn cung tăng, đồng Bath của Thái lan giảm khá mạnh. Thêm nữa giá các loại gạo trên thị trường giảm 15 – 18% so với các năm trước mà tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt nam lại có xu hướng tăng, chất lượng gạo của chúng ta có tiến bộ rõ rệt, giá gạo lại tăng thấp hơn giá thị trường. Trong giai đoạn này (1991 – 2000) chóng ta đã xuất khẩu được khoảng 26,96 triệu tấn gạo, trung bình hàng năm xuất khẩu được khoảng 2,096 triệu tấn, tăng 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo bình quân là 640 triệu USD, trung bình mỗi năm tăng khoảng 18%. Nhưng một điểm đáng chú ý là mặc dù hàng năm chúng ta đều tăng khối lượng gạo xuất khẩu nhưng ước tính thì khối lượng gạo tăng không đáng kể. Ví dụ như năm 97 mặc dù chúng ta đã tăng được 17% về khối lượng xuất khẩu, nhưng tính ra kim ngạch thu được chỉ xấp xỉ năm 96. Mức tăng liên hoàn của kim ngạch xuất khẩu gạo nói chung là không cao. Cụ thể như cao nhất là năm 1992: 178,1% so với năm 91 rồi đến năm 96 là 161,2% so với năm 95. Nhưng nếu đem so với năm 91 thì kim ngạch xuất khẩu gạo của năm 96 tăng 364,4% hay tăng 620,1 triệu USD, thấp nhất là năm 2000, mức giảm mạnh từ 1025,1 xuống 667,3 triệu USD giảm 34,9% hay 357,8 triệu USD. Sù tăng giảm thất thường là do hai nhân tố chính là: Giá xuất khẩu gạo và lượng gạo xuất khẩu không đều mức tăng giảm không rõ ràng. Điều đáng lo gại ở đây là, bên cạnh giá Thế giới và giá xuất khẩu của nước ta có xu hướng ngày càng dãn rộng, chẳng hạn ở mặt hàng này khi giá thế giới hạ thì ta xuất khẩu mạnh, còn khi giá thế giới tăng thì lượng hàng xuất khẩu chẳng được bao nhiêu. Giá gạo trong thời gian này có sự thay đổi không đáng kể, trung bình khoảng 246,9 USD/tấn, chênh lệch không đáng kể so với các năm. Trong giai đoạn này thị trường gạo của chúng ta khoảng hơn 20 nước, trong đó các thị trường lớn như Philippin, Nhật bản, Đức, Thuỵ sỹ, Singapo.... b. Xuất khẩu dầu thô: Ngành dầu khí trong những năm qua đã có những trong khối Đông nam á, tuy còn non trẻ, nhưng có tiềm đóng góp tương đối đáng kể trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn ngoại tệ và thu ngân sách Nhà nước. Bởi vì Việt nam là một trong những nước năng lớn về dầu mỏ, có khả năng thăm dò và khai thác dầu khí tại các thềm lục địa cua Việt nam. Chóng ta chỉ mới thăm dò và khai thác khoảng 25% diện tích vùng biển cả nước. Điều này cho thấy khả năng về sản xuất và xuất khẩu dầu thô ở Việt nam là rất lớn. Bảng:18 Kim ngạch xuất khẩu dầu thô. Chỉ tiêu KNXK Tỷ trọng Tốc độ phát triển Lượng tăng giảm Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1991 581.4 27.8 100 100 - - 1992 805.7 31.2 138.6 138.6 224.3 224.3 1993 843.9 28.3 104.7 145.2 38.2 262.5 1994 866.8 21.4 102.7 149.1 22.9 285.4 1995 1033.1 19.0 119.2 177.7 166.3 451.7 1996 1369.1 18.9 132.5 235.5 336.0 787.7 1997 1423.1 15.5 103.9 244.8 54.0 841.7 1998 1232.2 13.2 86.6 212.0 -190.9 650.8 1999 2091.6 18.2 169.7 359.7 859.4 1510.2 2000 3502.7 24.5 167.5 602.5 1411.1 2921.3 BQ 1375 20.0 122.1 - 324.6 - Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô Trong ngành công nghiệp khai thác thì dầu khí là ngành chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng nhanh nhất. Sản lượng dầu thô xuất khẩu của ta tăng nhanh, mạnh qua các năm và còn có xu hướng tăng nhanh, nếu trong năm 91 kim ngạch xuất khẩu dầu thô là 581,4 triệu USD thì đến năm 92 là 819 triệu USD tăng 38,6% ( hay tăng 224,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trước), năm 95 là 1033,1 triệu USD và đến năm 2000 lên tới 3502 triệu USD gấp hơn 6 lần trong vòng 9 năm. Nhưng nổi bật nhất ở đây vẫn là 2 năm 99, 2000 kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng vọt. Nếu đem năm 99 ra so với năm 98 thì tăng lên 69,7% hay tăng 859,4 triệu USD và năm 2000 so với năm 99 tăng 67,5% hay tăng 1411,1 triệu USD. Nhìn chung trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng đều qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này đạt 13,75 tỷ USD, bình quân năm đạt 1375 triệu USD, trong thời kỳ này năm 98 kim ngạch nhập khẩu giảm 13,3% hay 190,9 triệu USD là do tác động cảu cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Nước ta là một trong những nước có tiềm năng lớn về dầu khí. Chỉ riêng khai thác ở mỏ Bạch hổ sản lượng dầu thô đã lên tới 6,3 triệu tấn trong năm 93, năm 94 là 7 triệu tấn. Tuy sản lượng dầu khai thác hàng năm còn ở mức khiêm tốn và thấp hơn so với tiềm năng sẵn có, nhưng nước ta đứng vào hàng thứ 44 trong danh sách các quốc gia có dầu khí thế giới và là nước đứng thứ 4 ở ĐNA sau Inđônêxia, Malaysia, Brunay. Thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của nước ta là Singapo, Nhật bản, Hồng kông, Anh. Trong đó Singapo và Nhật là thị trường lớn nhất (năm 96 xuất khẩu sang Singapo là 5,8 triệu tấn chiếm khoảng 67% số lượng dầu thô xuất khẩu, năm 97 là 4,27 triệu tấn, chiếm gần 50%. Bảng: 19 tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng chính trong tổng kimngạch xuất khẩu Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 BQ Dầu thô 27.8 31.2 28.3 21.4 18.9 18.9 15.5 13.2 18.1 24.5 20.0 Gạo 11.2 16.2 12.1 10.5 9.7 11.8 9.5 10.9 8.9 4.7 9.3 Hải sản 13.7 11.9 14.3 13.6 11.4 9.6 8.5 9.2 8.4 10.3 10.1 Cà phê 3.7 3.5 3.7 8.1 10.9 5.6 5.4 6.3 5.1 3.5 5.5 Cao su 2.4 2.6 2.5 3.3 3.3 3.5 2.1 1.4 1.3 1.2 2.0 å KNXK 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nhì vào số liệu ở Bảng 9 ta thấy những ngành như: Dầu thô, Gạo, Hải sản là những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể bình quân hàng năm chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Gạo chiếm khoảng 9.3%, qua đây ta có thể thấy Gạo không còn là mặt hàng chính vào những năm cuối giai đoạn 1991-2000 nữa mà nó nhường chỗ cho Dầu thô và Hải sản, Gạo năm 1991 chiếm tỷ trọng là 11.2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đến năm 1995 giảm xuống 9.7 % và đến năm 2000 chỉ còn 4.7% về giá trị thì Gạo có tăng qua các năm, nhưng đem so với các mặt hàng khác thì tốc độ tăng của gạo chậm hơn các mặt hàng khác. Trong số này Cao su cũng là mặt hàng tăng chậm. Năm 1991 tỷ trọng Cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 2.4%, năm 1995 là 3.3% nhưng đến năm 2000 thì tỷ trọng của Cao su chỉ còn 1.2%, trong 5 năm đầu thì Cao su có xu hướng tăng nhưng 5 năm sau thì tỷ trọng có xu hướng giảm mạnh. Điều này vừa có tín hiệu đáng mừng và vừa đáng lo. Mừng vì ngành công nghiệp chế biến Cao su của chúng ta trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh cho nên sản phẩm thô (mủ Cao su) được chế biến ở trong nước thay vì trước đây chúng ta thường đem xuất khẩu sản phẩm thô. Lo vì những năm gần đây do lợi Ých của cây Cao su không cao cho nên những người dân trồng Cao su đã chặ bỏ và thay bằng những loại cây khác có lợi Ých kinh tế cao hơn và đã làm cho ngành công nghiệp Cao su tăng chậm. Bên cạnh đó ngành Dầu mỏ là ngành cũng đáng quan tâm. Do nước ta có lợi thế về 3 mặt giáp biển, có thềm lục địa giầu tiềm năng trong đó có Dầu mỏ, nhưng việc khai thác của chúng ta không hiệu quả và thường phải liên doanh liên kết với nước khác (đặc biệt là Liên xô) để khai thác, sản phẩm khai thác được đem đi xuất khẩu chủ yếu là Dầu thô, hiện nay chóng ta đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất nhưng vẫn chưa đáp ứng được sản lượng thô khai thác ra. Năm 1991 tỷ trọng xuất khẩu của Dầu thô chiếm 27.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 1995 giảm xuống còn 18.9% và năm 2000 là 24.5%, nhìn chung 5 năm đầu có xu hướng giảm nhưng sang 5 năm sau thì lại có xu hướng phục hồi, sự biến động không đều này là do biến động giá dầu trên Thế giới không đều. Bên cạnh các mặt hàng này thì Gạo là mặt hàng cần phải quan tâm nhất vì vào những năm cuối giai đoạn này nó giảm cả về giá trị cũng như tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu, cụ thể là năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Gạo chỉ còn 667.3 triệu USD và chiếm 4.7% trong kim ngạch xuất khẩu. Nếu đem so về lượng với năm 1999 thì giảm từ 1025.1 triệu USD xuống còn 667.3 triệu USD tức là giảm 357.8 triệu USD. Sự giảm này là do những năm gần đây chúng ta gặp thiên tai liên tục và bên cạnh đó là chất lượng Gạo của chúng ta không cao, các khâu chế biến còn lạc hậu do đó giá thành của Gạo thường thấp hơn so với các nước khác. Qua số liệu và phân tích trên, chúng ta cũng thể khẳng định được rằng: Khai thác dầu khí của Việt nam trong giai đoạn này chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra cà phê của chúng ta cũng được coi là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của kinh tế Tây nguyên. Xuất khẩu cà phê: Trong những năm gần đây, các loại đồ uống như cà phê, chè, đã bắt đầu có chiều hướng chững lại về mặt khối lượng. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của một số đồ uống nhân tạo như bia, coca, nước khoáng...Chính các loại đồ uống này đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu cà phê nước ta. Sử dụng phương pháp phân tích của dãy số thời gian để xem xét mức biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, kim ngạch xuất khẩu cà phê thu được có mức tăng đáng mừng trong những năm qua, chỉ trừ năm 96 do giá cà phê giảm xuống bất ngờ, khoảng 15 – 17 USD/tấn làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm đi so với sản lượng cà phê xuất khẩu. Đến năm 97 là 3,75 USD/kg so với năm 96 chỉ là 2,69 USD/kg, giá cà phê xuất khẩu của ta không tăng lên là bao nhiêu và còn thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Năm 97 giá cà phê chỉ giao động từ 1,3 – 1,8 USD/kg. Tuy mức giá và sản lượng cà phê năm 97 có tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên tương đối, nhưng tính ra chóng ta vẫn bị thiệt hại. Năm 95,96,97 Việt nam đã xuất khẩu khoảng gần 0,77 triệu tấn tính bình quân cho 3 năm này mỗi năm xuất khẩu đạt gần 0,26 triệu tấn/năm, đứng thứ 8 trong 51 nước xuất khẩu cà phê trên thế giới và đứng thứ 2 châu á chỉ sau Inđônêxia. Cà phê Việt nam đã xuất khẩu trên 30 nước trong đó có 1 số nước như Singapo, Thuỵ sỹ, Mỹ, Thái lan là những bạn hàng lớn của ta. Có thể nói cà phê là ngành mang lại nhiều ngoại tệ, hiện nay xuất khẩu cà phê đã trở thành một ngành hàng xuất khẩu khá quan trọng của nước ta. Bảng:20 kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 1991-2000 Chỉ tiêu Đ.vị 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 Bình quân Q Tr.tấn 0,09 0,11 0,12 0,18 0,25 0,28 0,39 0,38 0,48 0,73 0,31 KNXK Tr.USD 76,3 91,5 111,8 330,3 598,1 420,4 497,5 593,8 584,9 501,5 380,5 Lượng D LH Tr.USD - 15,2 19,3 219,5 267,8 -178 77,3 96,3 -8,9 -83,4 47,3 Tốcđộ­¯ LH % 100 120 121 298 181 70,3 188,3 119,4 98,5 85,7 123,3 Qua bảng trên ta có thể thấy sự biến động của cà phê xuất khẩu là không đều, nhìn chung có tăng qua các năm đầu giai đoạn nhưng đến cuối giai đoạn thì giảm nhanh. Cụ thể, năm 91 lượng cà phê xuất khẩu là 0,09 triệu tấn thì sang năm 92 tăng lên 0,116 triệu tấn tăng 22 tấn hay tăng 23,4% trong vòng 1 năm, đặc biệt nhất là 2 năm 94, 95 kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng rất nhanh: Năm 94 là 330,3 triệu USD thì sang năm 95 tăng lên 598,1 triệu USD tăng 81,1% hay tăng 267,8 triệu USD. Nhưng nếu đem năm 94 so với 93 thì con số này còn cao hơn nhiều, từ 110,8 tăng lên 330,3 triệu USD tăng gần gấp 3 lần trong vòng 1 năm, mức tăng này bắt đầu giảm dần vào năm 96 và đến năm 99 – 2000 thì giảm mạnh, nếu năm 99 mới giảm 8,9 triệu USD thì sang năm 2000 đã là 83,4 triệu USD hay 14,3%. Nếu chung cho cả thời kỳ kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 3,805 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 380,5 triệu USD và xét chung cho cả thời kỳ thì mỗi năm kim ngạch xuất khẩu cà phê mỗi năm tăng 23,3% một năm. Ngoài ra trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ này còn có một số mặt hàng khác như: hải sản, cao su, giầy dép... B. NHẬP KHẨU: 1. Quy mô nhập khẩu: Sử dụng phương pháp giãy số thời gian để xem xét sự biến động của tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 91 – 2000. Tốc độ phát triển liên hoàn bình quân hàng năm về kim ngạch nhập khẩu đạt trên 123%, tốc độ phát triển định gốc là 668,8% với mức tăng bình quân là 1477,7 triệu USD/năm một con số kỷ lục về tăng kim ngạch nhập khẩu của các nước trong khối ASIAN. Trong đó các năm 93,94,95 có tốc độ tăng liên hoàn mạnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này đạt 84,39 tỷ USD, bình quân hàng năm đạt 8,44 tỷ USD. Bảng 21 Quy mô nhập khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 1991-2000 Chỉ tiêu Năm Kim ngạch nhập khẩu(Tr USD) Tốc độ phát triển (%) Lượng tăng giảm (Tr USD) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1991 2338.1 100 100 --- --- 1992 2540.7 108.7 108.7 202.6 202.6 1993 3924.0 154.4 168.0 1383.3 1585.9 1994 5825.8 148.4 249.2 1901.8 3487.7 1995 8155.4 140.4 349.0 2329.6 5817.3 1996 11143.6 137.0 468.0 2988.2 8805.5 1997 11592.3 104.4 496.0 448.7 9254.2 1998 11499.4 99.2 492.0 -93.3 9160.9 1999 11742.1 102.1 502.0 243.1 9404.0 2000 15638.0 133.2 669.0 3895.9 13299.9 BQ 8439.9 123.5 --- 1477.8 ----- Quy mô nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 1991-2000 Nếu lấy năm 1991 làm gốc thì đến cuối giai đoạn (năm 2000) kim ngạch nhập khẩu đã tăng gấp 5.6 lần và với mức tăng bình quân hàng năm là 24% tương ứng với 1477.8 triệu USD. Trong khi đó tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu là 23% và mức tăng hàng năm 1357.8 triệu USD và mức kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm là 8.4399 tỷ USD so với kim ngạch xuất khẩu là gần 7 tỷ USD. Như vậy bình quân hàng năm chúng ta nhập siêu khoảng 1.5 tỷ USD Ta thấy từ năm 1991 đến năm 1997 kim ngạch nhập khẩu đều tăng qua các năm, nhưng đến năm 1998 kim ngạch nhập khẩu giảm 1% tương ứng giảm so với năm trước là 93.3 triệu USD. Sự giảm này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực mà nhà nước ta đang có chính sách dự trữ ngoại tệ và hạn chế nhập khẩu để hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra đối với nền kinh tế, tình trạng này được khôi phục vào năm 1999 và 2000, đặc biệt là năm 2000 kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh 33.2% so với năm 1999 hay tăng thêm 3895.9 triệu USD mét con số không nhỏ Trong những năm gần đây nhờ chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta mà nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao và trao đổi buôn bán, do đó đã đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế cũng như của nhân dân. Vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh, sè Doanh nghiệp liên doanh cũng như Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng nhiều, máy móc, trang thiết bị, hàng hoá tiêu dùng tăng mạnh. Nhờ đó mà trong những năm gần đây chiến lược nhập khẩu và chính sách bảo hộ mậu dịch đạt kết quả rất khả quan. Nhìn chung, trong những năm qua kim ngạch nhập khẩu đạt được kế hoạch đề ra: máy móc thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu và đặc biệt là hàng hoá tiêu dùng tăng rõ rệt đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển và đời sống của nhân dân ta được tăng lên. Để thấy được tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm qua, chóng ta có thể liệt kê quy mô một số mặt hàng chính trong giai đoạn 1991-2000 2. Quy mô nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Nhập khẩu phân bón. Trong những năm vừa qua, đời sống kinh tế xã hội nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Tất cả các ngành các lĩnh vực đều phát triển khá toàn diện, đặc biệt là ngành nông nghiệp Việt nam. Nền nông nghiệp Việt nam có một bước tiến thần kì, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Trong thành quả của nền nông nghiệp Việt nam là nhờ một phần không nhỏ của ngành hoá học, mà đặc biệt nhất là phân bón hoá học và công nghệ lai tạo giống. Khi mở rộng diện tích canh tác và mở rộng thâm canh tăng vụ, phân bón là một trong những yếu tố quyết định đem lại năng suất và sản lượng cao. Với bảng số liệu về tình hình nhập khẩu phân bón ta có thể rót ra một số nhận xét sau. Bảng:22 Kim ngạch nhập khẩu phân bón giai đoạn 91 – 2000 Chỉ tiêu Đ.vị 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 Bình quân Q Tr.tấn 1,08 0,43 1,25 1,51 1,36 1,7 1,5 1,94 1,89 2,12 1,37 KNNK Tr.USD 215,8 72,8 184,6 254,4 343,1 391,7 257,5 239,9 189,8 261,0 241,1 Lượng D LH Tr.USD - -143 111,8 69,8 88,7 48,6 -134,2 -17,6 -50,1 71,2 5,02 Tốcđộ­¯ LH % 100 33,7 253,6 137,8 134,8 114,2 65,7 93,2 79,1 137,6 102,1 Qua bảng trên cho ta thấy tình hình nhập khẩu phân bón giảm đều, nếu chỉ xét riêng cho năm 93 – 96 thì có tăng nhưng không lớn, sang năm 97 trở đi thì giảm dần. Nếu năm 91 là 1,08 triệu tấn hay 2158 triệu USD thì sang năm 92 giảm xuống còn 0,424 triệu tấn giảm 65,3% trong vòng một năm. Tuy nhiên sang đến năm 93 có tăng nhưng còn chậm chưa đạt được so với kim ngạch nhập khẩu năm 91 và mức tăng này kéo dài cho đến năm 96 rồi giảm dần cho đến năm 2000. Nếu xét về lượng thì nhìn chung có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ giá cả của các mặt hàng này có lợi cho việc nhập khẩu vào Việt nam nó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh. Xét chung cho cả giai đoạn thì kim ngạch nhập khẩu phân bón đạt 2,41 tỷ USD bình quân năm đạt 0,241 tỷ USD, chiếm khoảng 3,65% kim ngạch nhập khẩu bình quân của cả kỳ. Nhập khẩu xăng dầu: Nước ta hàng năm xuất khẩu một lượng dầu thô khá lớn, nhưng cũng lại nhập về một lượng xăng dầu lớn tương ứng từ nước ngoài. Lượng xăng dầu được thể hiện qua bảng sau. Bảng:23 Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu giai đoạn 91 – 2000 Chỉ tiêu Đ.vị 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 Bình quân Q Tr.tấn 2,573 3,142 4,095 4,531 5,003 5,933 5,957 6,852 7,425 8,777 5,429 KNNK Tr.USD 485,3 555,2 687,4 696,4 818,5 1151,3 1123,2 832,1 1046,8 2058 945,4 Lượng D LH Tr.USD - 69,9 132,2 9,1 122,1 332,8 -28,1 -291,1 214,7 1011,2 174,7 Tốcđộ­¯ LH % 100 114,4 123,8 101,3 117,5 140,6 97,6 74,1 125,9 196,6 117,4 Lượng xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn này đạt 9,454 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 945,4 triệu USD, tăng bình quân 17,4% một năm. Nếu xét về lượng thì trong giai đoạn 91 – 2000 tăng đều qua các năm, bình quân mỗi năm đạt khoảng 5,429 triệu tấn tăng tương ứng 14,6% năm. Năm 91 kim ngạch nhập khẩu xăng dầu là 485,3 triệu USD thì sang năm 92 là 555,2 triệu USD tăng 69,9 triệu USD hay tăng14,4%. Điều đáng quan tâm ở đây là vào 2 năm 97 và 98 kim ngạch nhập khẩu giảm đột ngột. Sự giảm này là do 2 nguyên nhân chính: Là giá nhập khẩu giảm và cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã tác động đến kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu xăng dầu là 2058,0 triệu USD đem so với năm 91 tăng 1572,7 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 174,7 triệu USD, qua những con số này chúng ta có thể kết luận kim ngạch nhập khẩu xăng dầu có một mức tăng mạnh nhất trong những năm cuối giai đoạn. Nhìn chung thị trường nhập khẩu xăng dầu chủ yếu của Việt nam hiện nay là Singapo, Cô-oét, Thái lan, Hàn quốc, Trung quốc. Trong giai đoạn này, sản lượng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, lượng xăng dầu nhập khẩu tăng nhanh hàng năm là do tốc độ phát triển kinh tế mấy năm qua tăng nhanh, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp có sự thay đổi rất lớn mà nổi bật là các phương tiện giao thông vận tải. Đặc biệt là lượng xe máy nhập khẩu vào Việt nam lớn đã kéo theo làm cho kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh. Nhập khẩu hàng tiêu dùng: Cùng với sư phát triển về kinh tế, nhu cầu đi lại và các hoạt động tầm xa tăng lên nhanh chóng. Trong khi dịch vũ giao thông vận tải công cộng chưa đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đó, thì ôtô du lịch và các loại xe gắn máy trở thành những phương tiện được nhiều cá nhân tập thể, tổ chức sử dụng nhất. Số lượng xe ôtô và xe máy tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Nhất là xe máy, số lượng xe gắn máy đã tăng lên nhanh chóng, từ 5000 chiếc năm 91 nhưng năm 95 đã là 458.000 chiếc và năm 2000 là 1807,2 nghìn chiếc. Trong vòng 5 năm đầu tăng 91,7 lần bình quân hàng năm tăng lên 18,34 lần so với năm 91, và tăng 3,94 lần năm hay tăng 1348,7 nghìn chiếc, bình quân mỗi năm tăng 269,74 nghìn chiếc và dự báo trong những năm tới thì lượng xe nhập khẩu vào Việt nam còn tăng với mức chóng mặt do xe máy Trung quốc tràn ngập vào Việt nam. Bên cạnh đó ôtô được coi là mặt hàng xa xỉ nhưng vẫn không thể thiếu được trong đời sống ngày một nâng cao hiện nay. Hiện cả nước có hơn 3000 doanh nghiệp nhập khẩu ôtôxe máy về bán trong nước, trong khi nước ngoài có mặt ở nước ta chỉ có 1 vài hãng xe và đại lý. Lượng xe máy, ôtô nhập khẩu vào Việt nam lớn như vậy cũng là 1 trong những nguyên nhân chính làm cho nạn kẹt xe tắc đường ngày càng nan giải hiện nay. Ngoài ra còn có một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn, trong giai đoạn này như: xăm lốp, phụ liệu may giầy dép. ...... C. TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU: Trong giai đoạn 1991-2000 giá trị xuất nhập khẩu không ngừng được tăng lên, trong đó kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Nhìn tổng thể, tỷ lệ nhập siêu thời kỳ 1991 – 2000 là 21.6%, thấp hơn nhiều so với thời kỳ 1986-1989 (114%) trong đó những năm 1991-1995 tỷ lệ này tương đối cao (30.6%), xét chung cho kim ngạch xuất nhập khẩu thì mức tăng hàng năm tương đối cao qua Bảng sau: Bàng 24: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 1991-2000 Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 BQ KNNK 2338.1 2540.7 3924.0 5825.8 8155.4 11143.6 11592.3 11499.6 11622.0 15200.0 8384.15 KNXK 2087.1 2580.7 2985.2 4054.3 5448.9 7255.9 9185.0 9361.0 11541.4 11454.0 6595.34 TKNXNK 4425.2 5121.4 6909.2 9880.1 13604.3 18399.5 20777.3 20859.9 23162.0 29508.0 14979.5 Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả thời kỳ đạt gần 150 tỷ USD, với mức kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 14.98 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên qua các năm. Bảng 25: biến động của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991-2000 Chỉ tiêu Năm Tổng KNXNK(Triệu USD) (TriÖu USD) Lượng tăng/giảm(Tr USD) Tốc độ phát triển (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1991 4425.2 --- --- 100.0 100.0 1992 5121.4 695.8 695.8 116.0 116.0 1993 6909.2 1788.2 2484.0 135.0 156.0 1994 9880.1 2970.9 5454.9 143.0 223.0 1995 13604.3 3724.2 9179.1 138.0 307.0 1996 18399.5 4795.2 13974.3 135.0 416.0 1997 20777.3 9377.5 16351.8 113.0 469.0 1998 20859.9 579.0 16430.4 100.4 471.0 1999 23162.0 2302.1 18736.8 111.0 523.4 2000 29508.0 6346.0 25082.8 127.4 666.8 BQ 14979.5 2786.9 --- 123.5 --- Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên rõ rệt qua từng năm. Nếu năm 1991 là 4425.2 triệu USD thì sau 5 năm đã là 13604.3 triệu USD, tức tăng lên 3 lần, đến cuối kỳ ( năm 2000) tăng lên gấp 6.6 lần. Nguyên nhân của thành công này là do phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu dần thay thế nhập khẩu đang phát huy tác dụng, mặt khác do chính sách thu hót vốn đầu tư của nước ngoài, cải cách trong nông nghiệp làm cho so nông nghiệp không những dồi dào mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn. Đặc biệt trong giai đoạn này có hai năm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chậm là năm 1997 và 1998, do chịu ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tài chính khu vực, làm cho giá một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm trên thị trường Quốc tế dẫn đến xuất nhập khẩu giảm. Đáng chú ý hơn là năm 1998 là năm đầy những sự kiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là năm đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu hầu như không tăng. Sau 6 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, cũng là năm mà kế hoạch xuất nhập khẩu được điều chỉnh. Nếu như năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tác động thì chúng ta chỉ thua thiệt 0.5 tỷ USD, thì sang năm 1998 đã tăng lên 1 tỷ USD. D. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Cán cân thương mại là kết quả giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ được đánh giá thông qua số tuyệt đối, mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi. Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỷ lệ giữa giá hàng hoá xuất khẩu và giá hàng hoá nhập khẩu của nước đó. Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại mang giá trị dương, nền kinh tế đang ở tình trạng xuất siêu, ngược lại nếu xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại mang giá trị âm, nền kinh tế ở tình trạng nhập siêu, nếu xuất khẩu ngang bằng với nhập khẩu thì cán cân thương mại thăng bằng. Tuỳ vào từng thời kỳ mà tình trạng xuất siêu hay nhập siêu đều có tác dụng của nó, cũng như nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thì tình trạng nhập siêu là không tránh khỏi. Do nhập khẩu máy móc, kỹ thuật hay đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài vào và sẽ làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh tác động tới cán cân thương mại. Bảng 26: cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1991-2000 (Đơn vị tính: Triệu USD) Năm Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 åMLCNT 4425.2 5121.0 6909.2 9880.1 13604.3 18399.5 20777.0 20859.9 23192 29508 Xuất khẩu 2087.1 2580.7 2985.2 4054.3 5448.9 7255.9 9185.0 9361 11541.4 11454 Nhập khẩu 2338.1 2540.3 3924.0 5825.8 8155.4 11143.6 11592.0 11495.0 11742.0 15200 Δ -251.0 +40.4 -938.8 -771.5 -2706.5 -3887.7 -2366.0 -2040.0 -280.9 -3746 Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này luông luôn trong tình trạng nhập siêu (chỉ riêng năm 1992 xuất siêu 40,4 triệu USD), chênh lệch xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1991 là -251.0 triệu USD thì đến năm 1995 tăng lên là -270.65 triệu USD và năm 2000 là -3746 triệu USD một mức tăng rất nhanh chứng tỏ trong giai đoạn này thì tình trạng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật liệu và hàng hoá tiêu dùng của dân cư là rất lớn. Qua phân tích một số chỉ tiêu xuất nhập khẩu trên chúng ta có thể khái quát được những thành tựu cơ bản đã đạt được của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 1991-2000 như sau: Thứ nhất, Đã đạt được mục đích đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991-2000: Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 dự kiến đạt 13.5 tỷ USDgấp 5,6 lầ kim ngạch năm 1990(2,4 tỷ USD). Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 18.4% năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2.6 lần (GDP tăng bình quân 7.6% /năm) Thứ 2, Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng “tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định”, tỷ trọng sản phẩm chế biến đã tăng từ 8% vào năm 1991 lên khoảng 10% năm 2000. Năm 1991 mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là Dầu thô, Thuỷ sản, Gạo và hàng Dệt may, đến năm 2000 đã có thêm 8 mặt hàng nữa là: Cà phê, Cao su, Điều, Giầy dép, Than đá, Điện tử, Thủ công mỹ nghệ và rau quả. Có một số mặt hàng nước đã chiếm lĩnh vị trí cao: Gạo đứng thứ 2, Cà phê dứng thứ 2, Tiêu-Điều đứng thứ 3 Thế giới. Thứ ba, Việc thực hiện chủ trương “ phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất là hoạt động Du lịch” có nhiều tiến bộ. Kách du lịch nước ngoài vào Việt Nam đã tăng từ 250 ngàn lượt người vào năm 1991 lên khoảng 2 triệu lượt người vào năm 2000, doanh thu đạt khoảng 450 triệu USD. Lao động ở nước ngoài, tính đến năm 2000 có khoảng 9 vạn người, đem lại khoảng 500 triệu USD thu nhập hàng năm. Các dịch vụ khác như ngân hàng, hàng không, viễn thông, xây dựng, y tế, giáo dục… thu được khoảng 1 tỷ USD vào năm 2000. Thứ tư, Nhập khẩu: về cơ bản đã “phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và dổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống”. Tư liệu sản xuất hiện nay chiếm khoảng gần 95% kim ngạch nhập khẩu, trong đó 26-27% là máy móc thiết bị, 68% là nguyên nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% (năm 1990 là 15%). Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối: năm 1996 còn nhập siêu gần 4 tỷ USD, tới năm 1999 chỉ còn 0,2 tỷ USD; tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu đã giảm từ 33% trong thời kỳ 1991-1995 xuống còn 18% trong thời kỳ 1996-2000 Thứ năm: Đã vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu bị sụp đổ; đã đẩy lùi được chính sách bao vây cấm vận và về cơ bản thực hiện được chủ trương “Đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế…tích cực thâm nhập tạo thế đứng ở thị trường mới, phát triển các quan hệ mới”. Nay nước ta có quan hệ thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ trong đó đã ký Hiệp định Thương mại với 61 nước. Chủ trương “ Gia nhập các tổ chức và Hiệp hội Kinh tế Quốc tế khi cần thiết và có điều kiện” đã thực hiện bằng việc ra nhập ASEAN (1995); ASEM (1996); APEC (1998) và trở thành quan sát viên của WTO năm 1995 Thứ sáu: Chính phủ đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý theo hường mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào thuế quan, hạn chế cơ chế “ xin cho”, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như: thuế, lãi suất, tỷ giá. Chính phủ cũng đã giành sự quan tâm đặc biệt cho xuất khẩu thông qua các chương trình hỗ trợ như: trợ cấp, trợ giá, lập quỹ hỗ trợ, quỹ thưởng…Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện; trong đó đã thông qua được luật thương mại. Nhìn chung lại, trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương nêu ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy sản xuất tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu ngoại tệ để trang trải nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ. Những thành tựu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Một là: Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu. Hai là: Xuất khẩu được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm. sản xuất gắn liền với lưu thông, xuất khẩu; các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phương và các thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Ba là: Chính sách đối ngoại độc lập, tù chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, từ bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu (từ 4% năm 1994 lên 22.3% năm 1999, kể cả Dầu khí thì lên tới 35%) Những vấn đề còn tồn tại Quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực; bình quân tính theo đầu người khoảng 175 USD năm 2000 trong khi Malaisia năm 1996 đã đạt mức 3700 USD, Thái Lan 933 USD và Philipine là 285 USD, riêng Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu đạt 195 tỷ USD bình quân đầu người là 163 USD Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành hàng chưa bám sát tín hiệu của thị trường Thế giới nên nhiều sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ chưa thoả đáng. Tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu còn khá cao. Trong số sản phẩm chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ. Xuất khẩu dịch vụ còn thấp so với tiềm năng Nhập khẩu chưa cải thiện được tình trạng lạc hậu về công nghiệp ở một số ngành; Ýt tiếp cận được với công nghệ nguồn. Tình trạng nhập siêu lớn tuy đã được khắcphục nhưng chưa được vững chắc Sự hiểu biết về thị trường ngoài còn nhiều hạn chế,nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy đủ cho các Doanh nghiệp. Ngược lại nhiều Doanh nghiệp còn ỷ lại vào nhà nước, thụ động chờ khách hàng. Đối với một số thị trường hàng xuất khẩu vẫn còn qua trung gian. Việc hội nhập vào kinh tế khu vực và Thế giới còn không Ýt lúng túng. Cho tới nay chưa hình thành được chiến lược tổng thể, chưa có lé trình giảm thuế và hàng rào phi quan thuế dài hạn. nhiều Doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước và nhà nước cũng chưa đưa ra được lé trình giảm dần sự bảo hé. Công tac quản lý nhà nước về thương mại đã có nhiều sự cải tiến song nhìn chung còn khá thụ động. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, Địa phương đã có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ. Những tồn tại trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Một là Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, cơ cấu kinh tế nói chung còn lạchậu, từ năm 1997 lại chịu tác động không Ýt của cuộc khủng hoảng trong khu vực. Toàn bộ tình hình đó tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hai là: Nền kinh tế nước ta trên thực tế mới chuyển sang cơ chế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu trong khoảng 10 năm trở lại đây, trình độ cán bộ còn chưa theo kịp nhu cầu nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ Ba là: Còn lúng túng trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và Thế giới. Đặc biệt, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm, kém hiệu quả. iv. một số kiến nghị và giải pháp. 1. Kiến nghị 1.1. Về xuất nhập khẩu Do vai trò và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như Thế giới. Mặt khác trong những năm gần đây đã xảy ra khủng hoảng khu vực làm nảy sinh những khó khăn mới cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngoại thương nói riêng. Từ thực tế khách quan và phân tích thực trạng tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm qua; để hoàn thiện hệ thống thống kê xuất nhập khẩu và củng cố tầm nhìn chiến lược lâu dà cho ngoại thương Việt Nam cũng như hoạt động xuất nhập khẩu, do đó chúng ta cần nhìn nhận một số vấn đề sau * Bảo hé hay tù do hoá mậu dịch Dưới sức Ðp của cán cân thương mại quá thâm hụt trong những năm qua, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng khu vực vào cuối năm 1997 và đầu năm 1998 đã buộc các nhà hoạch định chính sách Việt Nam tăng cường các biện pháp bảo hộ đi ngược với đường lối tự do hoá thương mại nhằm giảm lượng hàng hoá nhập khẩu trong khi khuyến khích xuất khẩu để giảm căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ, ngăn ngõa khủng hoảng Tuy nhiên, mọi biện pháp tăng cường bảo hộ dù là hàng rào thuế quan hay phi thuế quan đều là những biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với xu hướng hội nhập thương mại khu vực và Thế giới. Lợi Ých của hội nhập thương mại là không nhỏ buộc Việt Nam phải tôn trọng các cam kết Quốc tế của mình và tăng cường mở cửa nền kinh tế cụ thể là thực hiện AFTA, gia nhập APEC và đàm phán gia nhập WTO thực hiện các Hiệp định với EU và tiến tới Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ. Lợi Ých ràng buộc trái ngược nhau làm cho chính sách thương mại Việt Nam vốn thiếu minh bạch rõ ràng thậm chí không có mục tiêu cụ thể trở nên phức tạp và thể hiện sự lúng túng của nhà hoạch định chính sách. Song song với việc phá giá để giảm bớt căng thẳng về chênh lệch cán cân thương mại, Việt Nam thi hành hàng loạt các chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ để có thể thu được ngoại tệ một cách tối đa. Đặc biệt là quy định các Doanh nghiệp phải bán 80% số ngoại tệ trên tài khoản của mình cho ngân hàng thương mại và yêu cầu ngân hàng thương mại mua ngay ngoại tệ trên tài khoản của các tổ chức kinh doanh theo quyết định 173/QĐ - TTG của thủ tướng Chính phủ ngày 05/10/1998. Mặc dù các quy địng quản lý ngoại hối này có tác dụng ngay là tăng lượng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng khả năng thanh toán công nợ tránh nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam. Những quy định như vậy là hoàn toàn đi ngược lại với lợi Ých của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp cần phải bán ngoại tệ ngay khi họ có và nhưng khi mua lại thì với giá cao hơn và phải chờ cân đối. Những quy định hành chính như vậy là trái với nguyên tắc thị trường và gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, khiến Doanh nghiệp không thể dự đoán trước được và lập kế hoạch kinh doanh của mình. 1.2. Chính sách thị trường Để đạt được mục tiêu và những chỉ tiêu trong những năm tới cần thực hiện đồng bộ hệ thống các chính sách, biện pháp, trong đó có hai khâu then chốt: Một là: có chính sách đầu tư thoả đáng không chỉ nhằm gia tăng sản lượng mà cần chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (và cả dịch vụ) xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh Quốc gia, Doanh nghiệp và hàng hoá-dịch vụ Việt Nam. Hai là: Trên cơ sở kiên trì chính sách mở cửa, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới, mở rộng và đa dạng hoá thị trường. Để làm được những vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần phải thực hiện được những vấn đề sau: Chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá dịch vụ: Trong chính sách này chúng ta cần chú trọng đầu tư cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu, về dịch vụ cần tập trung mọi nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh của mọi ngành dịch vụ, tận dụng cơ hội cũng như đối phó với những thách thức do hội nhập Quốc tế đem lại, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ xuất khẩu, phương thức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Về thị trường: Chủ động thâm nhập thị trường Quốc tế, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, khai thác thêm các thị trường mới, bảo đảm cơ cấu thị trường hợp lý theo nguyên tắc đa phương hoá các đối tác, cần đổi mới công tác thị trường ở tầm vĩ mô và vi mô. Hoàn thiện môi trường pháp lý và đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu Về hội nhập Quốc tế, tạo dựng sự nhất trí cao, quyết tâm lớn trong việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng Xã hội Chủ nghĩa để giành những ưu đãi về thương mại, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Về đào tạo cán bộ: Kinh nghiệm của nhiều nước trên Thế giới và khu vực (như: Nhật Bản, Singapo..) cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Ngày nay nhân tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý,tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đã đề ra, vấn đề tạo dựng được đội ngò cán bộ, doanh nhân có năng lực và một đội ngò công nhân lành nghề tham gia công tác xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng. 1.3. Về thống kê xuất nhập khẩu Cũng như bao ngành nghề khác, công tác thống kê nói chung và thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng, đều góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đưa nền kinh tế nước ta đi lên kịp với các nước phát triển Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa như hiện nay, thì việc nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời là rất cần thiết. Số liệu thống kê xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng đều hướng tới đối tượng phục vụ nhất định. Người sử dụng số liệu thống kê là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý Chính phủ, doanh nhân ở trong nước, nước ngoài và các tổ chức Quốc tế. Như vậy điều này đặt ra vấn đề phải thống nhất cách ghi chép hay thống kê trị giá hàng hoá thì mới đảm bảo tính so sánh Quốc tế của số liệu, có như thế thì mới đáp ứng được yêu cầu khác nhau. Cũng như bao hoạt động khác hoạt động thống kê rất cần kinh phí. Do đó nhà nước cần phải có chính sách thích đáng về đào tạo cán bộ, lương bổng phù hợp để góp phần đưa công tác thống kê Việt Nam đuổi kịp với những nước tiên tiến. Cần phải đảm bảo tính bảo mật số liệu. Bất cứ ở đâu, ở thời kỳ nào thì tính bảo mật số liệu là rất cần thiết, nó góp phần đưa giá trị thông tin lên cao và làm cho vị trí của công tác thống kê đứng vững trong nền kinh tế. Do đó, nhà nước cần có quy định cụ thể về tính bảo mật của số liệu thống kê. 2. Giải pháp Để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã nêu cần thực hiện các chính sách, biện pháp, trong đó có thể có hai khâu then chốt: Một là, có chính sách đầu tư thoả đáng không chỉ nhằm gia tăng sản lượng mà còn chú trọng nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (và cả dịch vụ) xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, Doanh nghiệp và hàng hoá - dịch vụ Việt Nam. Hai là, trên cơ sở kiên trì chính sách mở cửa, chủ động hội nhập vào nền kinh thế khu vực và thế giới, mở rộng và đa dạng hoá thị trường. Từ nhận thức như vậy, chúng ta cần để xuất các chính sách và biện pháp phát triển hàng hoá dịch vụ như sau: Chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá - dịch vụ. Về hàng hoá, cần dành ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, còn đối với các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng nhu cầu thì không nên tăng thêm đâù tư, kể cả đầu tư nước ngoài mà cần đầu tư vào các ngành chủ lực và các dự án nâng cấp. Về dịch vụ, để đạt mục tiêu tăng trưởng 15% trong thời kỳ 2001-2010 đưa kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 8,1tỷ USD vào năm 2010 và đồng thời xuất siêu 4,7 tỷ USD về dịch vụ cần tập trung mọi nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh của mọi ngành dịch vụ, tận dụng những cơ hội cũng như đối phó với những thách thức do hội nhập quốc tế đem lại. Do đó, cần có những giải pháp về đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của dịch vụ mở rộng các loại hình xuất khẩu, phương thức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra chóng ta cần thực hiện một số giải pháp khác về thị trường, về tổ chức cơ cấu bộ máy của ngành thống kê. Qua nghiên cứu chuyên đề này Em rót ra được kết luận sau: Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập hoá nền kinh tế khu vực và Thế giới. Nhu cầu đổi mới đa dạng hoá hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng ngày càng trở nên bức thiết để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cũng như từng bước theo kịp các nước phát triển. Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn, những bài học của ngày hôm qua và định hướng cho phát triển ngày mai thì việc hướng tới hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là một vấn đề cần thiết và cấp bách, xuyên suốt chuyên đề này, trên cơ sở sử dụng các phương pháp luận khoa học và các phương pháp thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá, Em đã đi sâu tìm hiểu và phân tích những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam thời kỳ 1991-2000, những thành công, khiếm khuyết, các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Qua chuyên đề này, Em góp phần nhỏ bé vào việc tìm ra một số giải pháp và kiến nghị cho việc hoàn thiện nghiệp vụ thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam. Với trình độ hiểu biết và thời gian thực tập nghiên cứu có hạn mà chuyên đề lại đề cập đến một lĩnh vực quá rộng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thày cô giáo, các cán bộ khoa học để chuyên đề được hoàn thiện hơn và nhận thức của Em được sâu rộng hơn. Một lần nữa Em xin được cảm ơn PGS-TS Phan Công Nghĩa, các cô chú và anh chị làm việc tại Vụ Thương mại và Giá cả - Tổng cục Thống kê đã nhiệt tình giúp đỡ Em hoàn thiện chuyên đề này !. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, 1999. Giáo trình thống kê Thương mại, NXB Thống kê, 1999. Giáo trình thống kê Kinh tế, NXB Thống kê, 1999. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê, NXB Thống kê, 1995. Niên giám Thống kê 2000. Tình hình kinh tế xã hội Việt nam 10 năm, 1991 – 2000. Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt nam 1999, NXB Thống kê. Văn kiện Đại hội Đảng IX, NXB Chính trị Quốc gia. Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt nam, NXB Thống kê. Đề tài khoa học “Cải thiện tổ chức và hoàn thiện hệ thống thống kê ngoại thương Việt nam năm 98 – 99” của Vụ thương mại giá cả. Tạp chí Chỉ số giá cả hôm nay, NXB Thống kê. Văn bản Bộ thương mại về xuất nhập khẩu hàng hoá 91 – 2000. Chế độ báo cáo Thống kê, NXB Thống kê. Tạp chí con số và sự kiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 155.doc