Bước đầu tính toán gradient dựa vào tài liệu
đo dòng chảy khu vực ven biển Khánh Hòa
đã cho thấy có những khu vực có giá trị
gradient lớn như vùng biển Nha Trang, Bãi
Dài, phía nam cửa vịnh Cam Ranh, trong
đó, đáng chú ý là vùng biển Bãi Dài có
cường độ và quy mô khá lớn có thể liên
quan đến bộ phận dòng chảy mạnh (cường
hóa) dọc bờ tây vùng Nam Trung Bộ của
hoàn lưu chung Biển Đông. Đây là bộ phận
dòng chảy thường kỳ, nên vùng có sự biến
động mạnh này cần được quan tâm đo đạc,
nghiên cứu nhiều hơn để xem xét về thời
gian tồn tại, sự biến đổi của nó. Vùng biển
cửa vịnh Nha Trang cũng là vùng có thể tồn
tại front dòng chảy do sự tồn tại bộ phận
dòng chảy hướng đông ở đây và sự biến đổi
của địa hình khu vực. Cùng với việc phát
hiện ra sự tồn tại độ đục cao và độ mặn thấp
(a) (b)
(c) (d)41
tại khu vực này của các công trình nghiên
cứu trước đây đã cho thấy, đây là vùng có
các biến đổi thủy văn - động lực lý thú và
phức tạp cần được quan tâm nghiên cứu
hơn nữa. Đây cũng là khu vực thường
xuyên xuất hiện nước trồi với các đặc trưng
thủy văn, động lực sinh thái đặc trưng như
chúng ta đã được biết (Bùi Hồng Long,
2009). Vùng biển Khánh Hòa còn được biết
đến như là một trong những ngư trường cá
ngừ của cả nước. Liệu rằng có mối liên hệ
nào giữa vùng có front dòng chảy và vùng
khai thác cá ngừ, có lẽ phải có thêm nhiều
khảo sát đồng thời giữa dòng chảy và khai
thác cá ngừ để đánh giá.
Các tính toán gradient và xác định khu
vực có khả năng tồn tại front đã thực hiện
mặc dù còn hạn chế nhất định về mặt số
liệu, nhưng đã cho ta thấy được bức tranh
biến động của dòng chảy, thấy được các
khu vực có thể có các front dòng chảy.
Cách tiếp cận tính toán như đã trình bày có
thể sử dụng đối với các yếu tố vật lý môi
trường khác để thu được các khu vực front,
đặc biệt đối với vùng ven bờ, nơi mà các
nghiên cứu front dựa vào tài liệu viễn thám
và GIS là rất khó thực hiện.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm xác định front dòng chảy mùa gió mùa tây nam tại vùng biển ven bờ Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 33-41
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH FRONT DÒNG CHẢY MÙA GIÓ MÙA
TÂY NAM TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ KHÁNH HÒA
Phạm Sỹ Hoàn, Bùi Hồng Long, Nguyễn Bá Xuân
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt Việc xác định front dòng chảy có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu hải
dương học, nó sẽ là định hướng để xác định các front hải dương khác như
front nhiệt, mặn Tuy nhiên, cho đến nay, việc tính toán, xác định front
dòng chảy, đặc biệt trong vùng ven bờ vẫn còn chưa được quan tâm nghiên
cứu nhiều, có lẽ vì khó khăn trong yêu cầu về mức độ số liệu đo phải đủ dày
và đồng bộ. Bài viết đưa ra một vài đặc điểm về sự biến đổi theo phương
ngang của các thành phần tốc độ dòng chảy và xác định các front của chúng
dựa vào số liệu đo mới nhất về dòng chảy mùa gió mùa tây nam năm 2010.
Thành phần dòng chảy theo phương kinh tuyến (bắc - nam) có giá trị lớn hơn
và sự biến động mạnh hơn thành phần theo phương vĩ tuyến (đông - tây). Độ
lớn (modune) gradient thành phần dòng chảy theo phương kinh tuyến dao
động từ 0,03 - 9,76 cm/s/km, theo phương vĩ tuyến từ 0,04 - 6,94 cm/s/km.
Giá trị trung bình của các modun này lại rất nhỏ, dao động từ 0,74 - 1,40
cm/s/km (thành phần theo vĩ tuyến), từ 1,36 - 2,01 cm/s/km (thành phần theo
kinh tuyến). Do tác động của gió và tương tác với lục địa mà modune
gradient của các thành phần dòng chảy tại các tầng nước gần mặt (2 m, 5 m)
có giá trị lớn hơn và biến động mạnh hơn tại các lớp nước tầng sâu (25 m,
50 m). Kết quả thống kê của modune gradient các thành phần tốc độ dòng
chảy cho ta đưa ra chỉ tiêu xác định front (bắt đầu xuất hiện front các thành
phần tốc độ dòng chảy), thành phần tốc độ dòng chảy theo phương vĩ tuyến
là >2,44 cm/s/km; thành phần tốc độ dòng chảy theo phương kinh tuyến là
>3,94 cm/s/km.
THE EXPERIMENTAL STUDY ON CURRENT FRONTS DURING
THE SOUTHWEST MONSOON IN THE COASTAL WATERS
OF KHANH HOA PROVINCE
Pham Sy Hoan, Nguyen Ba Xuan, Bui Hong Long
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology
Abstract Calculation of current fronts plays the important role in oceanographic
research. It will be the key for calculating other fronts in oceanography as
temperature, salinity However, up to now calculation of current fronts in
the coastal areas has not been interested specially, because it may be not
enough samples. Some characteristics of gradient of the current components
and their fronts were defined depending on newly observed data in July and
August 2010. Values of gradient of longitudinal current component were
higher and more variant than latitudinal current component. Values of
gradient module of longitudinal and latitudinal current components varied
from 0.03 to 9.76 cm/s/km and from 0.04 to 6.94 cm/s/km respectively.
34
Average values of gradient of these components were very small, from 0.74
to 1.40 cm/s/km (latitudinal component) and from 1.36 to 2.01 cm/s/km
(longitudinal component). Gradient module near the surface layers (2 m and
5 m of depth) was higher and more variant than that at deeper layers (25 m
and 50 m). The front index, which current components begin forming fronts,
was defined by more 2.44 cm/s/km and more 3.94 cm/s/km for longitudinal
and latitudinal current component correspondingly depended on statistical
gradients.
I. MỞ ĐẦU
Front là dải biên giữa hai khối nước khác
nhau (Douglas A. Segar, 1998). Các front
hầu như luôn đi kèm với sự tăng cường
gradient ngang của các yếu tố như: nhiệt
độ, độ muối, mật độ, chất dinh dưỡng và
các đặc trưng khác (Fedorov, 1986; Belkin,
2003). Các front và các dòng chảy liên quan
rất quan trọng trong vận chuyển nhiệt,
muối, tương tác biển – khí quyển và các
hoạt động sinh thái khác (Belkin, 2003). Do
đó, một trong những cách tiếp cận để xác
định front là dựa vào gradient của đại
lượng. Tại nơi mà gradient của đại lượng có
giá trị lớn là nơi có khả năng xuất hiện
front. Các front đã được nhận dạng khi sử
dụng phương pháp này là front nhiệt, front
mặn, front độ đục Theo khái niệm này,
để cho việc xác định được các front, sự
phân bố số liệu của đại lượng (ví dụ SST)
phải đủ dày. Đối với các front vùng bờ có
tính chất biến đổi nhanh, quy mô nhỏ thì sự
phân bố số liệu càng phải lớn. Cùng với sự
ra đời và phát triển của công nghệ viễn
thám, các phương pháp xác định front dựa
vào các ảnh vệ tinh độ phân giải cao
(MODIS, AVHRR) cũng được phát triển
dần. Đầu tiên là phương pháp phân tách
front dựa vào gradient của các ảnh SST
được phát triển bởi Holyer and
Peckinpaugh, 1989. Sau đó, phương pháp
SIED (single-image edge detection) do
Cayula và Cornillon (1992) đề xuất, được
phát triển và cải tiến bởi Diehl và cs. (2002)
và vẫn được dùng cho đến ngày nay. Các
front trên Biển Đông đã được nghiên cứu từ
những năm 1999, cho đến năm 2005,
Belkin đã hoàn thành sơ đồ các front lớn
trên Biển Đông và đã chỉ ra có 6 dải front
cơ bản tồn tại.
Vùng ven bờ là vùng có sự biến động
mạnh của các yếu tố hải dương, sinh thái
theo không gian và thời gian. Có lẽ do sự
biến động mạnh và sự hạn chế của các ảnh
vệ tinh (tác động của các yếu tố vùng bờ)
trong vùng bờ mà các nghiên cứu front
trong vùng bờ còn rất hạn chế. Các nghiên
cứu kiểm chứng độ chính xác từ các ảnh vệ
tinh cho vùng ven bờ Việt Nam gần như
còn rất thưa thớt để có thể sử dụng nguồn tư
liệu này.
Với cách tiếp cận đánh giá gradient như
đã nêu và dựa vào nguồn số liệu khảo sát
đồng bộ, chúng ta cũng có thể nhận diện ra
các front vùng ven bờ như front dòng chảy
ven bờ. Một hạn chế để đánh giá cấu trúc
front dòng chảy là tài liệu thực đo không
thực sự đủ dày nên vẫn còn tồn tại những
sai số nhất định. Tuy nhiên, về mặt định
tính vẫn cho ta thấy những đặc điểm biến
đổi của cấu trúc front của các thành phần
dòng chảy, từ đó có thể thấy được những
khu vực có sự biến động mạnh của chúng.
Có thể thấy được mức độ phức tạp cũng
như đòi hỏi sự phân bố của số liệu đo phải
đủ nhiều và đồng bộ, vì thế, cho đến nay,
gần như chưa có các công trình công bố về
cấu trúc front của dòng chảy trong khu vực
này. Do vậy, chỉ tiêu để xác định front dòng
chảy vùng bờ vẫn còn đang để ngỏ.
Như ta đã biết, dòng chảy là một đại
lượng vec tơ, tức là gồm 02 thành phần,
thành phần theo phương kinh tuyến (V) và
theo phương vĩ tuyến (U). Bản thân từng
thành phần này có sự biến đổi theo phương
ngang (theo phương kinh tuyến và vĩ
tuyến). Do đó, gradient của các thành phần
này được tính theo không gian ngang 02
35
chiều. Gradient 02 chiều này cũng là một
đại lượng vec tơ với giá trị modune (độ lớn)
của nó thể hiện sự biến động của đại lượng
theo không gian (nơi có sự biến động mạnh
của đại lượng thì độ lớn gradient của nó lớn
và ngược lại) và hướng của nó thể hiện xu
thế chuyển dịch của đại lượng đó (từ nơi có
tỷ lệ biến đổi thấp đến nơi có tỷ lệ biến đổi
cao của đại lượng), có nghĩa là, nó thể hiện
xu thế để hình thành nên trường hiện tại của
đại lượng đó.
Trong phần nghiên cứu này, chúng tôi đã
tiến hành tính gradient vùng ven bờ biển
Khánh Hòa dựa vào tài liệu khảo sát mà
theo chúng tôi đánh giá là khá đồng bộ. Từ
đó, đã đưa ra chỉ tiêu xuất hiện front dòng
chảy cho vùng biển này trong thời gian
tháng 7 - 8/2010. Một số ranh giới của front
dòng chảy của khu vực này cũng được đưa
ra, quan trọng là phải chọn được chỉ tiêu để
xác định front hợp lý.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Dựa vào tài liệu đo dòng chảy tại 30 trạm
đo mặt rộng và 2 trạm đo liên tục 01 ngày
đêm của chuyến khảo sát vào tháng 7 –
8/2010 đã xử lý, tính gradient theo phương
ngang và xác định front của các thành phần
dòng chảy. Vị trí các trạm khảo sát được
thể hiện trên hình 1. Sự phân bố của các
trạm khảo sát theo mặt cắt từ bờ ra biển là
0,05o kinh độ, giữa các mặt cắt là 0,25o vĩ
độ. Các trạm được đo theo các tầng là 2 m,
5 m, 25 m, 50 m, 75 m, 100 m, 125 m,
150 m, đáy (tầng đáy phụ thuộc các trạm có
độ sâu khác nhau).
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
St20St18St17St16St15St14St13St12St11
St21 St22
St01 St02 St03 St04 St05 St06
St23 St24 St25 St26 St27
St31 St32 St33 St34 St35
NT01
NT02
NT03
LT1 LT2
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN25
St01
LT1
: Ñöôøng ñaúng saâu (m)
: Traïm ño maët roäng vaø soá hieäu
: Traïm ño lieân tuïc vaø soá hieäu 50
10
0
15
0
10
0
15
0
V
. N
ha
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
Hình 1. Sơ đồ các trạm khảo sát, tháng 7 - 8/2010 (dự án Việt - Nga)
Fig. 1. Location of sampling stations, 7 - 8/2010 (Vietnamese-Rusian project)
36
Modune (độ lớn) gradient thành phần tốc
độ U trong không gian 02 chiều được tính
theo các công thức nêu trong (Phạm Ngọc
Hồ, 1979), cụ thể:
(1)
Trong đó:
(2)
Hướng của gradient cũng được tính theo:
Dir_gradU = atan2(gradUx, gradUy) (3)
Trong đó, U là giá trị của thành phần tốc
độ dòng chảy theo phương vĩ tuyến tại điểm
tính (i, j) nào đó; chỉ số i tăng theo hướng
đông; j tăng theo hướng bắc. Các thành
phần tốc độ U(i, j) và gradU(i, j) được bố trí
như trên hình 2.
Các tính toán tương tự được thực hiện
cho thành phần tốc độ dòng chảy theo
phương kinh tuyến V.
Các số liệu từ chuyến khảo sát thu được
là khá đồng bộ tại các tầng 2 m, 5 m, 25 m,
50 m, cho nên các tính toán đã nêu trên đây
được thực hiện cho các tầng sâu này.
Như ta đã biết, gradient của một đại
lượng vật lý nào đó cho ta biết mức độ biến
đổi của đại lượng đó trong một đơn vị
không gian, trong nghiên cứu này là các
thành phần dòng chảy. Trong một phạm vi
không gian nhất định đủ rộng lớn, sẽ thấy
tồn tại những vùng có gradient lớn liền kề
với những vùng có gradient nhỏ. Giữa các
vùng này là một dải ngăn cách mà ở đó, đại
lượng vật lý sẽ chuyển từ tính chất này sang
tính chất khác (ví dụ giữa nóng - lạnh, dốc -
thoải). Dải ngăn cách này có thể là một
dạng front. Vấn đề là chỉ tiêu để tìm ra front
như thế nào?
Dựa vào kết quả tính gradient các thành
phần dòng chảy, chúng tôi cố gắng phân
tích để tìm ra chỉ tiêu có thể sẽ hình thành
front.
Y
X
i = 1 2 3
j =
1
2
3 U, V U, V U, V
U, VU, V
U, VU, VU, V
U, V
gradU
gradV
gradU
gradV
gradU
gradV
gradU
gradV
x
Hình 2. Sơ đồ biểu diễn lưới tính gradient của các thành phần tốc độ dòng chảy
Fig. 2. Diagram of grid for calculating the gradient of current speed components
III. KẾT QUẢ
1. Chỉ tiêu hình thành front dòng chảy
Sau khi tính gradient của các thành phần
dòng chảy theo các công thức từ (1) đến (3)
tại các tầng sâu 2 m, 5 m, 25 m, 50 m, để
đánh giá được front của các thành phần
dòng chảy này, cần phải có một chỉ tiêu xác
định. Tuy nhiên, cho đến nay, trong vùng
nghiên cứu này, chúng tôi chưa cập nhật
được thông tin nào về chỉ tiêu đánh giá
front dòng chảy. Chúng tôi đã thử nghiệm
xây dựng chỉ tiêu này như sau:
Qua thống kê tính gradient của các thành
phần dòng chảy, chúng tôi nhận thấy, sự
biến động của cường độ (modun) gradient
37
của các thành phần dòng chảy có xu thế nhỏ
dần theo độ sâu (Bảng 1 và 2), cường độ
gradient của thành phần V có phần lớn hơn
cường độ gradient của thành phần U. Trên
bảng này có thể thấy, giá trị cực tiểu của
modun gradient là rất nhỏ (lớn nhất là 0,14
cm/s/km), trong khi giá trị cực đại của nó
có thể đạt từ 4,95 - 6,94 cm/s/km (đối với
thành phần U) và từ 7,10 - 9,76 cm/s/km
(đối với thành phần V). Giá trị trung bình
của modun gradient lại ít biến đổi, đạt từ
0,74 - 1,40 cm/s/km (đối với thành phần U)
và 1,36 - 2,01 cm/s/km (đối với thành phần
V). Ở đây cũng có thể thấy, giá trị độ lệch
chuẩn của modun gradient cũng tương đối
nhỏ, xấp xỉ bằng giá trị trung bình của nó.
Chỉ tiêu để đánh giá front của các thành
phần dòng chảy theo chúng tôi là giá trị cực
đại của tổng của giá trị trung bình modun
gradient và giá trị độ lệch chuẩn modun
gradient. Theo chỉ tiêu này, giới hạn xuất
hiện front thành phần dòng chảy theo
phương vĩ tuyến U là 2,44 cm/s/km; giới
hạn này cho thành phần theo phương kinh
tuyến V là 3,94 cm/s/km.
Bảng 1. Thống kê modune gradient thành phần tốc độ dòng chảy theo phương vĩ tuyến (cm/s/km)
(gradU_50: giá trị modun gradient tại tầng sâu 50 m)
Table 1. Statictics of the gradient module of latitudinal current speed component (cm/s/km);
(gradU_50: the value of gradient module at 50 m depth)
Cực
tiểu
Cực
đại
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tổng (Trung bình
và độ lệch chuẩn)
gradU_50 0,09 4,95 0,83 0,87 1,70
gradU_25 0,04 6,94 0,74 0,74 1,48
gradU_05 0,12 5,49 1,13 0,92 2,05
gradU_02 0,12 6,03 1,40 1,04 2,44
Cực đại (chỉ tiêu front) 2,44
Bảng 2. Thống kê modune gradient thành phần tốc độ dòng chảy theo phương kinh tuyến
(cm/s/km); (gradV_50: giá trị modun gradient tại tầng sâu 50 m)
Table 2. Statistics of gradient module of longitudinal current speed component (cm/s/km);
(gradV_50: the value of gradient module at 50 m depth)
Cực
tiểu
Cực
đại
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Tổng (Trung bình
và độ lệch chuẩn)
gradV_50 0,07 7,10 1,37 1,30 2,67
gradV_25 0,03 9,20 1,36 1,39 2,75
gradV_05 0,14 9,51 1,69 1,51 3,20
gradV_02 0,11 9,76 2,01 1,48 3,49
Cực đại (chỉ tiêu front) 3,49
2. Đặc điểm biến đổi gradient và front
dòng chảy
2.1. Modune gadient của thành phần
dòng chảy theo phương vĩ tuyến
Độ lớn của gradient của thành phần tốc độ
dòng chảy theo phương vĩ tuyến nhìn chung
nhỏ hơn độ lớn gradient của thành phần
dòng chảy theo phương kinh tuyến. Độ lớn
gradient ở đây có xu thế giảm dần theo độ
sâu, tức là, càng xuống sâu, sự biến động
của thành phần dòng chảy theo phương vĩ
tuyến càng nhỏ.
Tại lớp nước sát mặt (tầng 2 m và 5 m),
giá trị gradient lớn tập trung ở khu vực cửa
vịnh Nha Trang, nơi có bộ phận dòng chảy
ra - vào cửa vịnh, cũng là nơi có địa hình
phức tạp. Khu vực này, thành phần dòng
chảy hướng đông - tây (theo phương vĩ
tuyến cũng đồng thời là phương của cửa
38
vịnh Nha Trang) có sự biến động khá mạnh,
có thể đạt hơn 6 cm/s/km. Theo chỉ tiêu tồn
tại front như đã nêu ở trên, khu vực này là
khu vực có khả năng tồn tại front dòng chảy
quy mô nhỏ (từ kinh độ 109,25 đến
109,45). Front dòng chảy này có liên quan
đến hệ dòng chảy ra - vào cửa vịnh Nha
Trang và do ảnh hưởng của địa hình làm
cho thành phần dòng chảy theo phương vĩ
tuyến có sự biến động khá mạnh so với toàn
bộ khu vực nghiên cứu (Hình 3a và 3b). Tại
lớp nước này cũng ghi nhận được vùng có
giá trị gradient thành phần tốc độ dòng chảy
theo phương vĩ tuyến khá lớn là khu vực
vùng biển Bãi Dài - Cam Ranh (từ kinh độ
khoảng 109,40 - 109,55oE). Tuy nhiên so
với cường độ và quy mô của nó thì bộ phận
này kém xa vùng cửa vịnh Nha Trang đã
nêu. Vùng có khả năng tồn tại front dòng
chảy này hiện chưa được nghiên cứu kỹ,
nhưng theo chúng tôi, nó có liên quan mật
thiết với vùng có độ mặn thấp và độ đục
cao ngoài cửa vịnh Nha Trang như đã được
đề cập trong (Vyacheslav và cs., 2011). Đây
cũng là vùng có dòng chảy hướng đông
theo sườn lục địa khá mạnh xuất hiện cùng
thời gian đo đạc như đã nêu ở trên (Phạm
Sỹ Hoàn và Nguyễn Kim Vinh, 2012).
Tại các tầng sâu, thành phần dòng chảy
theo phương vĩ tuyến gần như không biến
động (Hình 3c, 3d), ngoại trừ vùng cửa vịnh
Cam Ranh tại tầng 25 m (Hình 3c). Tại khu
vực cửa vịnh Cam Ranh, giá trị gradient
thành phần dòng chảy theo phương vĩ tuyến
cũng có thể đạt trên 5 cm/s/km. Vùng có
giá trị gradient lớn hơn chỉ tiêu tồn tại front
ở đây có quy mô ngang hẹp hơn so với quy
mô vùng có thể tồn tại front ở cửa vịnh Nha
Trang như đã nêu. Theo các kết quả nghiên
cứu dòng chảy trước đây, khu vực ven bờ
biển Bãi Dài và khu vực Vĩnh Hy (Ninh
Thuận) là khu vực có dòng chảy hướng lên
phía bắc khá lớn (có thể đạt trên 100 cm/s)
và khá ổn định trong mùa gió mùa tây nam.
Tuy nhiên, tại cửa vịnh Cam Ranh, có một
bộ phận dòng chảy có hướng chảy vào - ra
cửa vịnh đã làm cho thành phần dòng chảy
theo phương vĩ tuyến ở đây có sự biến động
khá mạnh so với các khu vực khác. Theo
kết quả tính toán thì tại các lớp nước sát
mặt và lớp nước sâu hơn cũng thu được
những giá trị gradient lớn, nhưng lớn nhất
lại tồn tại ở tầng 25 m.
2.2. Modune gradient của thành phần
dòng chảy theo phương kinh tuyến
Theo kết quả tính toán modune gradient của
thành phần tốc độ dòng chảy theo phương
kinh tuyến (gradV) thể hiện trên hình 4 cho
thấy, gradV đạt giá trị lớn nhất ở vùng biển
ven bờ bãi dài Cam Ranh (cách bờ khoảng
10 km), kéo dài từ kinh tuyến 109,3 -
109,6 oE. Khu vực có giá trị gradV lớn này
tồn tại từ lớp nước sát mặt tới độ sâu hơn
50 m với sự biến đổi giảm dần từ mặt
xuống các tầng sâu. Tại lớp nước sát mặt,
giá trị gradV có thể đạt 9,5 cm/s/km, tại độ
sâu 50 m, giá trị này là 7 cm/s/km. Như
vậy, giá trị gradV lớn hơn đáng kể so với
gradU, có nghĩa là sự biến động của thành
phần dòng chảy theo phương kinh tuyến
(bắc - nam) mạnh hơn theo phương vĩ tuyến
(vuông góc đường bờ).
Cũng trên hình này, vùng ranh giới có
thể tồn tại front dòng chảy theo phương
kinh tuyến (đường nét đứt) thấy khá rõ nét
và có quy mô khá lớn, gần như bao trùm
toàn bộ vùng biển Bãi Dài, ra tới kinh độ
109,6oE. Càng xuống sâu, quy mô của vùng
này càng thu hẹp. Vùng front này rõ ràng là
có mối liên quan đến hệ dòng chảy ven bờ
trong mùa gió mùa tây nam (dòng hướng
lên phía bắc) như chúng ta đã biết.
Các khu vực có thể hình thành các front
dòng chảy như đã nêu ở trên hiện vẫn chưa
được nghiên cứu kỹ. Theo chúng tôi, trong
điều kiện khí tượng thủy văn ổn định như
thời kỳ khảo sát (gió mùa tây nam mạnh và
ổn định), sự tồn tại của các front này là
hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, cần phải có
những nghiên cứu sâu hơn để biết rõ quy
mô, thời gian tồn tại của nó.
39
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
2.44
3
4
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
2.44
3
4
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
2.44
3
4
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
Hình 3. Modune gradient (cm/s/km) của thành phần tốc độ dòng chảy theo phương vĩ tuyến,
tầng 2 m (a); tầng 5 m (b); tầng 25 m (c) và tầng 50 m (d), (đường đứt đậm là ranh giới front),
tháng 7 - 8/2010
Fig. 3. The gradient module (cm/s/km) of latitudinal current speed component
at layers of 2 m (a); 5 m (b); 25 m (c); 50 m (d), (bold dashed line is front boundary),
July-August/2010
(a) (b)
(c) (d)
40
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
3
3.49
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
3
3.49
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
1
2
3
3.49
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
NHA TRANG
PHAN RANG- THAÙP CHAØM
108.6 108.7 108.8 108.9 109.0 109.1 109.2 109.3 109.4 109.5 109.6 109.7 109.8 109.9
11.4
11.5
11.6
11.7
11.8
11.9
12.0
12.1
12.2
12.3
12.4
12.5
12.6
12.7
12.8
12.9
BÌNH THUAÄN
NINH THUAÄN
KHAÙNH HOØA
PHUÙ YEÂN
0
1
2
3
3.49
4
5
6
7
8
9
10
G
ra
d
ie
n
t
(c
m
/s
/k
m
)
V
. N
h
a
T
ra
n
g
Tu Boâng
Vaïn Giaõ
Ninh Hoøa
Cam Ranh
Vónh Hy
Ninh Chöõ
V. Phan Rang
Hình 4. Modune gradient (cm/s/km) của thành phần tốc độ dòng chảy theo phương kinh tuyến,
tầng 2 m (a); tầng 5 m (b); tầng 25 m (c) và tầng 50 m (d), (đường đứt đậm là ranh giới front),
tháng 7 - 8/2010
Fig. 4. The gradient module (cm/s/km) of longitudinal current speed component
at layers of 2 m (a); 5 m (b); 25 m (c); 50 m (d), (bold dashed line is front boundary)
July-August/2010
IV. NHẬN XÉT VÀ THẢO LUẬN
Bước đầu tính toán gradient dựa vào tài liệu
đo dòng chảy khu vực ven biển Khánh Hòa
đã cho thấy có những khu vực có giá trị
gradient lớn như vùng biển Nha Trang, Bãi
Dài, phía nam cửa vịnh Cam Ranh, trong
đó, đáng chú ý là vùng biển Bãi Dài có
cường độ và quy mô khá lớn có thể liên
quan đến bộ phận dòng chảy mạnh (cường
hóa) dọc bờ tây vùng Nam Trung Bộ của
hoàn lưu chung Biển Đông. Đây là bộ phận
dòng chảy thường kỳ, nên vùng có sự biến
động mạnh này cần được quan tâm đo đạc,
nghiên cứu nhiều hơn để xem xét về thời
gian tồn tại, sự biến đổi của nó. Vùng biển
cửa vịnh Nha Trang cũng là vùng có thể tồn
tại front dòng chảy do sự tồn tại bộ phận
dòng chảy hướng đông ở đây và sự biến đổi
của địa hình khu vực. Cùng với việc phát
hiện ra sự tồn tại độ đục cao và độ mặn thấp
(b) (a)
(c) (d)
41
tại khu vực này của các công trình nghiên
cứu trước đây đã cho thấy, đây là vùng có
các biến đổi thủy văn - động lực lý thú và
phức tạp cần được quan tâm nghiên cứu
hơn nữa. Đây cũng là khu vực thường
xuyên xuất hiện nước trồi với các đặc trưng
thủy văn, động lực sinh thái đặc trưng như
chúng ta đã được biết (Bùi Hồng Long,
2009). Vùng biển Khánh Hòa còn được biết
đến như là một trong những ngư trường cá
ngừ của cả nước. Liệu rằng có mối liên hệ
nào giữa vùng có front dòng chảy và vùng
khai thác cá ngừ, có lẽ phải có thêm nhiều
khảo sát đồng thời giữa dòng chảy và khai
thác cá ngừ để đánh giá.
Các tính toán gradient và xác định khu
vực có khả năng tồn tại front đã thực hiện
mặc dù còn hạn chế nhất định về mặt số
liệu, nhưng đã cho ta thấy được bức tranh
biến động của dòng chảy, thấy được các
khu vực có thể có các front dòng chảy.
Cách tiếp cận tính toán như đã trình bày có
thể sử dụng đối với các yếu tố vật lý môi
trường khác để thu được các khu vực front,
đặc biệt đối với vùng ven bờ, nơi mà các
nghiên cứu front dựa vào tài liệu viễn thám
và GIS là rất khó thực hiện.
Lời cảm ơn. Tập thể tác giả xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới chương trình hợp tác nghiên
cứu khoa học Việt Nam - Liên bang Nga
(Tiểu dự án 2, dự án 19 - Đề án 47) đã cho
phép chúng tôi sử dụng các số liệu của dự
án trong nghiên cứu này. Chúng tôi cũng
gửi tới các đồng nghiệp phía Việt Nam và
Liên Bang Nga đã tham gia trong chuyến
điều tra khảo sát vào tháng 7 - 8/2010 lời
cảm ơn chân thành nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Belkin I. M., 2003. “Front” in: Inter-
disciplinary Encyclopedia of Marine
Sciences, edited by Nybakken J. W.,
Broenkow W.W., Vallier T. L. Grolier
Academic Reference, Danbury, Conn.
pp. 433-436.
Bùi Hồng Long (chủ biên), 2009. Hiện
tượng nước trồi trong vùng biển Việt
Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, trang 24 - 27.
Cayula J. F. and P. Cornillon, 1992. Edge
detection algorithm for SST images.
Journal of Atmospheric and Oceanic
Technology, 9: 67-80.
Diehl S. F., J. W. Budd, D. Ullman and J.
F. Cayula, 2002. Geographic window
sizes applied to remote sensing sea
surface temperature front detection.
Journal of Atmospheric and Oceanic
Technology, vol.19: 1105 - 1113.
Douglas A. Segar, 1998. Introduction to
ocean sciences. Wadsworth Publishing
Company, 498, pp. 223- 225.
Fedorov K. N., 1986. The physical nature
and structure of oceanic fronts.
Translated from the Russian by N.
Demidenko. Lecture Notes on Coastal
and Estuarine Studies Vol. 19. Managing
Editors. Vol. 19: 333 pages. Berlin/
Heidelberg/New York/ London/ Paris/
Tokyo. Springer-Verlag 1986. ISBN 3-
540-96445-2.
Holyer R. J. and S. H. Peckinpaugh, 1989.
Edge detection applied to satellite
imagery of the oceans. IEEE Trans.
Geosci. Remote Sens., 27(1): 46-56.
Phạm Ngọc Hồ, 1979. Thủy động lực học.
Bộ ĐH và TH chuyên nghiệp. Trường
ĐHTH Hà Nội, trang 47 - 49.
Phạm Sỹ Hoàn, Nguyễn Kim Vinh, 2012.
Đặc điểm dòng chảy vùng biển Khánh
Hòa trong mùa gió mùa tây nam năm
2010. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Biển, 12(3): 57 - 66.
Vyacheslav, Nguyen Ba Xuan, Aleksandr
Sergeev, Nguyen Kim Vinh, Nguyen
Van Tuan, Igor Gorin, Pham Xuan
Duong, Pham Sy Hoan, Pavel
Shcherbinin, Aleksandr Voronin, 2011.
Water mass structure and dynamics over
the southern Vietnam shelf in summer
2010. Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc tế
“Hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên
cứu tài nguyên và môi trường biển”.
NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,
trang 183-191.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_phamsihoan_33_41_5812_2070856.pdf