Nghiên cứu thực hiện đánh giá tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Dựa trên các kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu và tính toán tiềm năng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Ngãi, bài báo có thể đưa ra những kết luận như sau: • Kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng mặt trời xác định: tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng năng lượng mặt trời tương đối tốt. • Tiềm năng năng lượng mặt trời kinh tế có tổng công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 396 MWp; diện tích đất phục vụ cho nhu cầu quy hoạch là 460 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Bình Sơn và Đức Phổ. Trong đó: - Giai đoạn đến năm 2020: tổ chức khai thác khoảng 149,92 MWp/164ha; - Giai đoạn đến năm 2030: khoảng 246 MWp/296 ha

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực hiện đánh giá tiềm năng điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018 1 NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI RESEARCH METHOD FOR ASSESSING THE POTENTIAL OF SOLAR POWER IN QUANG NGAI PROVINCE Lưu Ngọc An1, Trần Phước Hiền2 1Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; lnan@dut.udn.vn 2Lớp Cao học K34.KTĐ.QNg, Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; hienscnqn@gmail.com Tóm tắt - Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện đánh giá tiềm năng điện mặt trời, đồng thời áp dụng cho địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Phương pháp thực hiện đó bao gồm các bước: thu thập dữ liệu, đánh giá sơ bộ tiềm năng năng lượng mặt trời, tiềm năng mặt trời lý thuyết, tiềm năng mặt trời kỹ thuật và tiềm năng kinh tế. Từ đó xác định được các khu vực có thể triển khai thực hiện các dự án điện mặt trời, đáp ứng được theo yêu cầu thực tế của địa phương và quy định của Chính phủ, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, phương pháp nghiên cứu này có thể được áp dụng triển khai ở nhiều địa phương, góp phần tích cực phát triển điện mặt trời, đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng ở nước ta. Abstract - In this paper, the authors presents a research methodology for assessing the potential of solar power and applies it to Quang Ngai province. The method includes five steps: data acquisition, brief assessment of resources potential, the theoretical potential, the technique potential and the economic potential. Based on these assessments, the article identifies areas and location where solar power projects can be implemented to meet the local requirements and government regulations and bring about socio-economic benefits. This research method can be adopted in other localities, contributing positively to the development of solar power, meeting the increasing demand for electricity in our country. Từ khóa - điện mặt trời; đánh giá tiềm năng; tỉnh Quảng Ngãi; phương pháp solarGIS; bức xạ mặt trời. Key words - solar power; assess (the) potential; Quảng Ngãi province; solarGIS method; radiation. 1. Đặt vấn đề Cung ứng năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, và các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong cung ứng năng lượng Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững. Xuất phát từ các yêu cầu đó, việc thực hiện đánh giá tiềm năng điện mặt trời có ý nghĩa rất quan trọng, xác định rõ được tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giảm ô nhiễm môi trường khu vực và góp phần đảm bảo mục tiêu và vai trò phát triển kinh tế vùng. Một dự án điện mặt trời quy mô công nghiệp với công suất 19,2 MW đấu nối lưới điện quốc gia đầu tiên của Việt Nam đã được động thổ xây dựng ngày 15 tháng 8 năm 2015 tại thôn Đạm Thủy, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án điện mặt trời này kết hợp với phát điện diezel tại xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với công suất 97 kWp. Hiện nay, có khoảng 115 dự án quy mô công suất lớn, nối lưới đã và đang được xúc tiến đầu tư tại một số tỉnh có tiềm năng điện mặt trời lớn như các tỉnh khu vực miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận) và đồng bằng sông Cửu Long, ở các mức độ khác nhau như: xin chủ trương khảo sát địa điểm, xin cấp phép đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng. Tính đến hết tháng 4/2018, Bộ Công thương đã phê duyệt hơn 70 dự án với tổng công suất trên 3.000 MW, các dự án dự kiến đưa vào vận hành trước tháng 6/2019. Để đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời, Phòng Nghiên cứu Năng lượng tái tạo quốc gia Hoa Kỳ (NREL) đưa ra phương pháp đánh giá tiềm năng mặt trời của các vùng, quốc gia trên thế giới [1], trong khi đó, trong [2], một phương pháp xác định tiềm năng để xây dựng các nhà máy điện mặt trời có công suất lớn. Trong [3], [4], sử dụng công cụ phân tích không gian GIS để đánh giá tiềm năng mặt trời lắp mái tại Tây Ban Nha và Brasil. 2. Phương pháp thực hiện đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời Nghiên cứu thực hiện đánh giá tiềm năng điện mặt trời được thực hiện từng bước, từ khái quát tới chi tiết, cụ thể, có kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đó, bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu • Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh; • Thu thập thông tin các dự án điện đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh; • Tiến hành khảo sát sơ bộ các địa điểm tiềm năng. Bước 2: Đánh giá sơ bộ tiềm năng điện mặt trời • Dựa trên bản đồ năng lượng mặt trời khu vực tỉnh được trích xuất ra từ tài liệu “Bản đồ tài nguyên năng lượng mặt trời” do Bộ Công thương ban hành tháng 1/2015. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xác định sơ bộ các khu vực trên địa bàn thôn, xã, huyện có tiềm năng năng lượng mặt trời để tiến hành xác định vùng khảo sát lập quy hoạch. 2 Lưu Ngọc An, Trần Phước Hiền Bước 3: Xác định tiềm năng điện mặt trời lý thuyết • Dựa vào các số liệu về dữ liệu bức xạ mặt trời, số ngày nắng trung bình thu thập từ các cơ quan đo đạc, quan trắc khí hậu trên địa bàn tỉnh, xác lập bản đồ sơ bộ về tiềm năng năng lượng mặt trời lý thuyết của tỉnh Quảng Ngãi. • Đánh giá sự tương quan của bản đồ ở Bước 3 so với bản đồ của Bộ Công thương ở Bước 2. Bước 4: Xác định tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật • Từ bản đồ địa hình, địa chất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu kinh tế, cụm công nghiệp ... kết hợp bản đồ tiềm năng điện mặt trời lý thuyết xây dựng bản đồ tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật sơ bộ (các vùng có tiềm năng điện mặt trời có thể triển khai xây dựng và vận hành dự án điện mặt trời với điều kiện kỹ thuật). • Khảo sát thực địa, thu thập các dữ liệu quy hoạch liên quan (quy hoạch khu kinh tế, cụm công nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch rừng ....) để xác định vùng loại trừ. • Xây dựng bản đồ vùng loại trừ và vùng đệm cho dự kiến xây dựng quy hoạch phát triển điện mặt trời bằng phần mềm MapInfo. • Chồng xếp bản đồ vùng loại trừ với bản đồ tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật sơ bộ để tạo bản đồ tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật dùng cho việc lập quy hoạch. Hình 1. Sơ đồ nguyên lý phương pháp nghiên cứu tính toán tiềm năng kỹ thuật [5] Bước 5: Xác định tiềm năng điện mặt trời kinh tế • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về chi phí không đồng đều giữa các khu vực. • Xác định diện tích và quy mô công suất các vùng dự án điện mặt trời kinh tế. Trong bài báo này, các tác giả không xác định tiềm năng kinh tế của điện mặt trời. 3. Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời tại tỉnh Quảng Ngãi Sử dụng phương pháp thu thập số liệu trực tiếp và gián tiếp để thu thập các tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ nội dung nghiên cứu. Thực hiện điều tra khảo sát thực tế tại các địa phương: gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật năng lượng tại trung ương và địa phương để trao đổi, phân tích đánh giá các vấn đề chuyên môn liên quan. Kết hợp xử lý các số liệu thực tế thu thập được trong quá trình khảo sát với việc nghiên cứu kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đơn vị và tổ chức khác đã thực hiện trước đây để thống kê, phân tích, dự báo, tính toán, đánh giá xác định tiềm năng lý thuyết, kỹ thuật, kinh tế và định hướng đấu nối điện mặt trời vào lưới điện tỉnh. 3.1. Các số liệu đầu vào Các dữ liệu ban đầu được sử dụng bao gồm: • Sử dụng bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời từ các kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), của Bộ Công thương ban hành năm 2015, Tổng cục Khí tượng. • Số liệu về bức xạ được thu thập từ 3 trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. • Bản đồ số hóa về hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; bản đồ hiện trạng và quy hoạch giao thông: cơ sở hạ tầng (đường bộ và mạng lưới giao thông, các cảng, lưới điện, v.v.) hiện có và trong quy hoạch đến năm 2030 của tỉnh. • Số liệu về số giờ nắng được thu thập từ 03/04 trạm khí tượng trong thời gian từ năm 1983 đến năm 2012 tại Dung Quất, Quảng Ngãi, Ba Tơ. • Các số liệu khác như: nhu cầu phụ tải, kinh tế xã hội từ quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và các dự án khác đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Quy định các tiêu chí về vùng loại trừ và vùng đệm cho hoạt động điện mặt trời trong khi chờ đợi quy định chung áp dụng trên toàn Việt Nam, đây là quy định tạm thời được nghiên cứu đề xuất, có tham khảo các ý kiến chuyên gia. Các tài liệu phục vụ cho công việc loại trừ những khu vực không phù hợp để phát triển điện mặt trời bao gồm các bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản, ... Ngoài ra còn tham khảo ý kiến chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan. 3.2. Bản đồ Atlas Mặt trời Số liệu về bức xạ mặt trời có thể thu thập được từ nguồn số liệu NASA hoặc từ sản phẩm của Ngân hàng Thế giới kết hợp với Bộ Công thương và Tây Ban Nha tính toán. Cùng với ứng dụng phân tách không gian từ các mô hình theo phương pháp solarGIS, ta có được bản đồ Atlas Mặt trời tại Quảng Ngãi như Hình 2. Hình 2. Bản đồ bức xạ mặt trời tỉnh Quảng Ngãi (theo nguồn số liệu bức xạ của NASA) 3.3. Tiềm năng lý thuyết Tiềm năng lý thuyết điện mặt trời có thể được định nghĩa là bức xạ mặt trời lên bề mặt trái đất. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có bất kỳ quyết định hay thông tư nào hướng dẫn về việc đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời như ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018 3 thế nào là có tiềm năng, nên trong đề án này, tạm tính lượng tiềm năng lý thuyết ứng với lượng bức xạ mặt trời là trên 1.750 kWh/m2/năm. Ứng với giá trị bức xạ này, tiềm năng diện tích chiếm 200 km2, còn với lượng bức xạ mặt trời trên 1.800 kWh/m2/năm thì tiềm năng diện tích chiếm 64,4 km2. Hình 3. Bản đồ bức xạ mặt trời tỉnh Quảng Ngãi (globalsolaratlas.info) Tổng lượng bức xạ ở Quảng Ngãi dao động từ 1.444,77 kWh/m2/năm đến 1.851,87 kWh/m2/năm và có xu hướng tăng dần về phía Biển Đông (phía Đông). Ở phía Tây, chủ yếu là đồi núi, lượng bức xạ tổng cộng thu được thấp hơn so với phía Đông. Bảng 1. Tiềm năng lý thuyết về diện tích theo cường độ bức xạ tỉnh Quảng Ngãi TT Cường độ bức xạ Diện tích (ha) Diện tích (km2) 1 1.444 – 1.550 16.007 160,07 2 1.550 – 1.650 207.902 2.079,02 3 1.650 – 1.750 164.725 1.647,25 4 1.750 – 1.800 66.246 662,46 5 1.800 – 1.852 56.122 561,22 Tổng 511.002 5.110,02 3.4. Tiềm năng kỹ thuật Khu vực tiềm năng năng lượng mặt trời kỹ thuật là khu vực có khả năng phát triển điện mặt trời khi được đánh giá là có thể triển khai xây dựng và vận hành với điều kiện kỹ thuật và công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, không phải khu vực nào có tiềm năng mặt trời cũng có thể xây dựng được nhà máy điện mặt trời. Bảng 2. Đề xuất khoảng cách vùng đệm cho các vùng loại trừ Tiêu chí loại trừ (áp dụng cho đánh giá tiềm năng kỹ thuật) Độ dốc Độ cao loại trừ >15° >1.000 m Khoảng cách đến khu đô thị 1.500 m Khoảng cách đến khu dân cư (nông thôn) 700 m Khoảng cách tối thiểu từ khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, khu khảo cổ và bờ biển, đất lúa 200 m Khoảng cách tối thiểu đến bờ mặt nước 150 m Khoảng cách tối thiểu đến đường giao thông, đường sắt, đường điện 80 m Khoảng cách tối thiểu đến sân bay và các công trình quân sự 2.000 m Diện tích tối thiểu (áp dụng cho nghiên cứu này) >10 ha Bức xạ mặt trời theo phương ngang của tỉnh Quảng Ngãi dao động từ 1.444 kWh/m2/năm đến 1.852 kWh/m2/năm (xem hình bản đồ bức xạ), trong đó, bức xạ mặt trời có cường độ lớn từ 1.800 kWh/m2/năm tập trung chủ yếu ở phía Đông của tỉnh, đặc biệt là các huyện giáp biển. Trong các huyện trên, đáng chú ý nhất là các huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức và huyện Đức Phổ. Đây là các huyện có giá trị cường độ bức xạ mặt trời cao nhất trong tỉnh. Đối với cường độ bức xạ mặt trời trên 1.750 kWh/m2/năm, tiềm năng diện tích mở rộng thêm các huyện như Sơn Tịnh, Nghĩa Hành. Diện tích đối với cường độ bức xạ theo phương ngang từ 1.750 đến 1.800 kWh/m2/năm chiếm 66.246 ha và từ 1.800 trở lên chiếm diện tích 56.122 ha. Trên cơ sở tiềm năng bức xạ lý thuyết và số liệu sử dụng đất của tỉnh, tiềm năng kỹ thuật được tính toán như dưới đây: Bảng 3. Tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời theo loại đất tỉnh Quảng Ngãi [6] Tiềm năng đất Cường độ bức xạ (kWh/m2/năm) Tổng (ha) Mã đất Tên đất 1750 - 1800 1800 - 1852 BHK Đất bằng trồng cây hàng năm khác 6.628,05 3.225,06 9.853,11 CLN Đất trồng cây lâu năm 5.582,25 2.467,35 8.049,6 BCS Đất bằng chưa sử dụng 55,1 0 55,1 DCS Đất đồi núi chưa sử dụng 0 66 65,6 DNL Đất công trình năng lượng 0 53 53,4 Tổng 12.265,4 5.811,41 18.076,81 Tổng tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời theo loại đất đạt 18.077 ha, trong đó. đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất công trình năng lượng là 174,1 ha. Theo Thông tư 16/TT-BCT ban hành ngày 12/9/2017 của Bộ Công thương, với diện tích sử dụng đất lâu dài không quá 1,2 ha/MWp thì tổng công suất tiềm năng kỹ thuật lớn nhất có thể ước tính để phát triển các dự án điện mặt trời là khoảng 15,1 GWp. Tuy nhiên, qua tham khảo các tài liệu trên thế giới, suất tiêu hao đất cho dự án điện mặt trời trên mặt đất tại Hoa Kỳ là khoảng 0,33 MWp/ha. Áp dụng cho điều kiện tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, tác giả đề xuất diện tích chiếm đất cho các dự án phát triển trên địa bàn tỉnh là 0,40 MWp/ha, khi đó tiềm năng kỹ thuật cho phát triển các dự án điện mặt trời là khoảng 7,2 GWp. Từ các đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời trên, nhóm tác giả đề xuất một số khu vực phát triển năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đề xuất khu vực có thể ưu tiên cho phát triển điện mặt trời 4.1. Tiêu chí lựa chọn Khi quy hoạch các dự án điện mặt trời tại vùng nông thôn, các yếu tố chính được xem xét khi lựa chọn địa điểm 4 Lưu Ngọc An, Trần Phước Hiền bao gồm: • Tiềm năng năng lượng mặt trời; • Khả năng và chi phí nối lưới điện quốc gia; • Quy mô địa điểm, địa hình, lối vào, điều kiện mặt đất; • Sấp bóng gần và xa; • Các tác động về cảnh quan, tầm nhìn; • Hiện trạng sử dụng đất (yêu cầu bảo tồn và đa dạng sinh học; loại trừ các khu vực an ninh, quốc phòng; các khu vực tôn giáo, tín ngưỡng; nghĩa trang, nghĩa địa; đất có mục đích công cộng;). Để có cơ sở cho việc lựa chọn vị trí phát triển điện mặt trời, trong bài báo này, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu và đưa ra các tiêu chí đánh giá xếp hạng địa điểm (thang điểm từ 1 - 5), được thể hiện trong Bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng các địa điểm cho phát triển điện mặt trời Các tiêu chí Chấm điểm 1 2 3 4 5 Cường độ bức xạ (kWh/m2/năm ) (01) 1.650 - 1.700 1.700 - 1.750 1.750 - 1.800 1.800 - 1.850 >1.850 Khoảng cách đấu nối (km) (02) Rất xa >20 Xa 10-20 Vừa 5-10 Tốt 1-5 Rất tốt <1 Ủng hộ của địa phương (03) Ít đồng thuận Đồng thuận Rất đồng thuận Vận chuyển thiết bị (04) Khó khăn Ít khó khăn Trung bình Thuận lợi Rất thuận lợi Thi công lắp đặt thiết bị (05) Khó khăn Ít khó khăn Trung bình Thuận lợi Rất thuận lợi Địa hình (độ dốc) (06) Gồ ghề, lởm chởm Phức tạp Vừa phải Nhấp nhô Phẳng Chi phí đất (đền bù) (07) Cao Vừa phải Không Môi trường (ăn mòn, ẩm ướt...) (08) Cao Khá cao Vừa phải Ít Không Quy mô có thể lắp đặt (MW) (09) 30 31-50 51-75 76-100 >100 Mức độ sẵn sàng (10) Chưa có chủ trương Có chủ trương + Chưa có báo cáo các cấp Có chủ trương + Báo cáo các cấp 4.2. Xác định và phân loại các vùng có khả năng phát triển điện mặt trời Các khu vực có tiềm năng phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể phân chia ra 06 dự án điện mặt trời theo giai đoạn đến 2020 và 2021 - 2030. Trong tổng số 6 dự án tiềm năng với tổng công suất đạt 396 MWp và diện tích khảo sát 460 ha, có 2 dự án thiết kế trên mặt đầm với diện tích 108 ha và công suất lắp đặt 100 MWp phân bố ở huyện Đức Phổ. Bảng 5. Các dự án điện mặt trời có thể phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn đến năm 2020 Tên dự án Xã Huyện Diện tích (ha) Công suất (MWp) ĐMT-01 Bình Nguyên Bình Sơn 56,02 49,92 ĐMT-02 Phổ Thạnh Đức Phổ 54 50 ĐMT-03 Phổ Khánh Đức Phổ 54 50 Tổng 164,02 149,92 Giai đoạn từ năm 2021 đến 2030 có thể phát triển thêm 3 dự án điện mặt trời mới với tổng công suất nâng thêm 246 MWp theo bảng liệt kê dưới đây: Bảng 6. Các dự án điện mặt trời có thể phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2021 - 2030 Tên dự án Xã Huyện Diện tích (ha) Công suất (MWp) ĐMT-04 Phổ An Đức Phổ 36,45 30 ĐMT-05 Bình Dương, Bình Nguyên Bình Sơn 60,32 50 ĐMT-06 Phổ Khánh, Phổ Cường Đức Phổ 198,90 166 Tổng 295,67 246 Hình 4. Vị trí các dự án điện mặt trời tỉnh Quảng Ngãi tới 2020 và 2030 5. Kết luận Dựa trên các kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu và tính toán tiềm năng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Ngãi, bài báo có thể đưa ra những kết luận như sau: • Kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng mặt trời xác định: tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng năng lượng mặt trời tương đối tốt. • Tiềm năng năng lượng mặt trời kinh tế có tổng công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 396 MWp; diện tích đất phục vụ cho nhu cầu quy hoạch là 460 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Bình Sơn và Đức Phổ. Trong đó: - Giai đoạn đến năm 2020: tổ chức khai thác khoảng 149,92 MWp/164ha; - Giai đoạn đến năm 2030: khoảng 246 MWp/296 ha. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018 5 • Các dự án điện mặt trời khi đưa vào vận hành và hoạt động ổn định, góp phần đáp ứng một phần nhu cầu phụ tải, đồng thời bổ sung nguồn điện cho tỉnh Quảng Ngãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.nrel.gov/docs/fy15osti/64503.pdf. [2] F. Mavromatakis, G. Makrides, G. Georghiou, A. Pothrakis, Y. Franghiadakis, E. Drakakis, E. Koudoumas, “Modeling the Photovoltaic Potential of A Site”, Renewable Energy, Vol. 7, 2010, pp. 1387-1390. [3] Verso, A., Martin, A., Amador, J., Dominguez, J, “GIS-based Method to Evaluate the Photovoltaic Potential in the Urban Environment”, Solar Energy, Vol. 117, 2015, pp. 236-245. [4] Miranda, Raul F. C., Szklo, Alexandre, Schaeffer, Roberto, “Technical-economic potential of PV systems on Brazilian rooftops”, Renewable Energy, Vol. 75, 2015, pp. 697-713. [5] Viện Năng lượng, Đánh giá tiềm năng phát triển điện mặt trời toàn quốc giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030. [6] Bộ Công thương và Chính phủ Tây Ban Nha, Bản đồ tài nguyên năng lượng mặt trời. [7] Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020, có xét đến 2025. [8] Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035. (BBT nhận bài: 15/6/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 28/6/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_hien_danh_gia_tiem_nang_dien_mat_troi_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan