Tác dụng giảm chấn là vấn đề cần được
nghiên cứu trong bảo vệ các công trình dưới tác
dụng của tải trọng nổ hiện nay. Nghiên cứu
thực hiện đối với mô hình là tấm bê tông với
lớp giảm chấn chỉ bằng khoảng 1/10 chiều dầy
tấm, tuy nhiên, hiệu quả giảm chấn thấy rõ qua
việc đầu đo áp lực thu được các trị số nhỏ hơn
nhiều so với trường hợp không có lớp vật liệu.
Nghiên cứu này cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu
về vật liệu giảm chấn hợp lý, có giá thành rẻ,
dễ chế tạo, thuận tiện cho lắp ghép trong các
công trình thực tế, hơn nữa là vấn đề tính toán,
thiết kế chiều dầy và số lượng lớp vật liệu để
hiệu quả giảm chấn đạt giá trị lớn nhất
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giảm chấn của công trình chịu tải trọng sóng xung kích dưới nước ở quần đảo Trường Sa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 98-103
DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/4925
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC DỤNG GIẢM CHẤN CỦA
CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI TRỌNG SÓNG XUNG KÍCH
DƯỚI NƯỚC Ở QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ*, Nguyễn Tương Lai, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Nghị
Viện Kỹ thuật Công trình Đặc biệt-Học viện Kỹ thuật Quân sự
*E-mail: ductho352032@gmail.com
Ngày nhận bài: 12-9-2014
TÓM TẮT: Nghiên cứu về vấn đề giảm chấn của công trình dưới tác dụng của sóng xung kích
trong các môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đều quan trọng và cần thiết đối với
công trình quân sự và dân sinh. Nếu được thiết kế hợp lý và có các biện pháp làm giảm tác dụng
của sóng nổ thì sức sống của công trình được tăng lên rõ rệt, khả năng bị phá hủy giảm. Một trong
những giải pháp giảm tác dụng của sóng nổ là dán lớp vât liệu có khả năng hấp thụ sóng nổ lên kết
cấu công trình. Các công trình lý thuyết và thực nghiệm về vấn đề này hiện ít được công bố do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài báo trình bày mô hình và kết quả thí nghiệm nổ dưới nước từ đề
tài KC09.06/11-15 tại khu vực Trường Sa nhằm xác định tác dụng giảm chấn của mô hình công
trình được thiết kế lớp vật liệu đặc trưng trên bề mặt.
Từ khóa: Giảm chấn, nổ dưới nước, sóng xung kích, thực nghiệm nổ, Trường Sa,
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các vụ tấn
công, xung đột có liên quan đến sử dụng vũ khí
chứa thuốc nổ gây ra hư hại cho khá nhiều công
trình gồm cả quân sự và dân sinh. Những thiệt hại
từ những vụ nổ đó gây hậu quả nặng nề đến công
trình, nhà cửa, con người Vấn đề làm giảm
thiệt hại do nổ đã được bàn đến nhiều như xây
dựng các công trình kiên cố, công trình sâu dưới
lòng đất, lòng biển, công trình bí mật đã được
bàn luận nhiều nhưng đều gặp phải những thực tế
khó khăn như điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế
và bao gồm cả những điều kiện kỹ thuật dẫn đến
không thể thực hiện được. Các công trình dù nằm
trong đất, hay dưới nước khi đối mặt với vụ nổ
đều phải chịu xác suất bị phá hủy rất lớn. Điều
này làm cho nhiều nhà khoa học về nổ trên thế
giới tìm kiếm giải pháp kỹ thuật làm giảm tác
dụng nổ lên công trình.
Một số nhà khoa học về nổ trên thế giới đã
tiến hành các nghiên cứu cả về lý thuyết và thực
nghiệm nhằm tìm ra một giải pháp nâng cao sức
sống của công trình dưới tác dụng của sóng nổ.
Trong đó, một số nghiên cứu của Úc, Mỹ, Nga
[1-3] đã thực hiện ở các mô hình trên cạn đem
lại kết quả rất khả quan cho lĩnh vực này. Tuy
nhiên, các nghiên cứu với công trình dưới nước
hoặc chi tiết về các nghiên cứu đối với công trình
trên cạn vẫn chưa được công bố rộng rãi và mang
nặng tính thương mại.
Nước ta là một đất nước biển, trong tình hình
tranh chấp biển đảo trong khu vực Biển Đông
đang căng thẳng thì bên cạnh các giải pháp đấu
tranh hòa bình, việc xây dựng, củng cố hệ thống
phòng ngự biển đảo, trong đó có các công trình
trên đảo là điều mang tính cấp thiết nhằm bảo vệ
chủ quyền biển đảo. Các công trình trên quần đảo
Trường Sa hay các công trình trên biển nói chung
cần phải được bổ sung, tăng cường sức sống
trước điều kiện tự nhiên nhưng quan trọng hơn cả
phải chịu được các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Trong đó, sức sống của công trình với tải trọng nổ
Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giảm chấn ...
99
là vấn đề khoa học còn mới lạ ở nước ta và cần
được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu công
trình trên biển đảo hiện nay.Với tính bức thiết
như vậy, nhóm thực hiện đề tài cấp Nhà nước
KC09.06/11-15 đã nghiên cứu thực nghiệm trên
mô hình công trình có thiết kế lớp giảm chấn
nhằm bước đầu đánh giá tác dụng giảm chấn của
vật liệu gắn trên công trình dưới tác dụng của tải
trọng nổ dưới nước.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LAN
TRUYỀN SÓNG NỔ TRONG MÔI
TRƯỜNG NHIỀU LỚP [4]
Sóng nén truyền trong môi trường nước khi
gặp mô hình chướng ngại công trình một lớp sẽ bị
phản xạ trở lại. Với mô hình chướng ngại công
trình có thiết kế thêm một lớp vật liệu nhằm tác
dụng giảm chấn thì tính chất cũng có thay đổi.
Lớp giảm chấn sẽ hấp thụ sóng nhiều hơn.
Khi sóng nén 1 truyền lan trong môi trường
có nhiều lớp khác nhau thì ở mặt phân cách
giữa 2 lớp sẽ xuất hiện sóng phản xạ và sóng
khúc xạ như trên hình 1 và 2.
A
B
1,T
2,T
1,PX
Sóng phản xạ
Sóng khúc xạ
Sóng tới
Lớp 1
Lớp 2
a1; 1
a2; 2
Hình 1. Sóng tới, sóng phản xạ và khúc xạ
trên mặt phân cách (hai lớp)
Hình 2. Sóng tới, sóng phản xạ và khúc xạ
trên mặt phân cách (nhiều lớp)
Cường độ và tốc độ dịch chuyển của các
hạt trong sóng phản xạ 1 và khúc xạ vào môi
trường nước. Cường độ và tốc độ dịch chuyển
của các hạt trong sóng phản xạ 1 và khúc xạ
được xác định từ điều kiện liên tục đối với ứng
suất và tốc độ trên mặt phân cách, đối với
trường hợp phản xạ thẳng góc, được xác định
theo phương trình:
12T PX KXT PX KXu u u
Trong đó: σT, σPX, σKX lần lượt là trị số ứng
suất trong sóng tới, sóng phản xạ và khúc xạ;
uT, uPX, uKX lần lượt là trị số tốc độ dịch chuyển
của các hạt ương tứng trong sóng tới, sóng
phản xạ và khúc xạ.
Ứng suất trong sóng lan truyền ở mỗi thời
điểm và mỗi điểm trong môi trường được rút ra
từ định luật bảo toàn xung lượng:
c u
u c
(3)
Trong đó: dấu (+) và (-) tương ứng với ứng suất
nén và ứng suất kéo; ρ là mật độ chướng ngại
công trình; c là tốc độ âm lan truyền trong
chướng ngại công trình.
Từ (1), (2) và (3) ta được:
T PX KX
cn cn cn cn cn cnc c c
(4)
Trong đó: ρcn, ρn, ccn lần lượt là mật độ và tốc
độ âm tương ứng trong chướng ngại và
trong nước.
Giải hệ phương trình (1) và (4) ta được:
n n cn cn
PX T PX T
n n cn cn
c c Kc c
(5)
2 n n
KX T PX T
n n cn cn
c Kc c
(6)
Trong đó: n n cn cn PX
n n cn cn
c c Kc c
gọi là hệ
số phản xạ, đặc trưng cho giá trị ứng suất trong
sóng phản xạ 1; 2 n n KX
n n cn cn
c Kc c
gọi là
Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ,
100
hệ số khúc xạ, đặc trưng cho giá trị ứng suất
trong sóng phản xạ.
Vì độ cứng âm học của nước nhỏ hơn của
chướng ngại công trình, do đó sóng phản xạ từ
mặt phân cách nước và chướng ngại vào môi
trường chướng ngại sẽ là sóng dãn (ứng suất
mang dấu âm). Đá có độ bền kéo rất nhỏ so với
độ bền nén, cho nên sóng phản xạ sẽ có tác
dụng phá hủy rất mạnh mặc dù ở đó có thể
sóng nén không còn đủ cường độ để phá hủy
chướng ngại công trình.
Từ (5) và (6) cho thấy rằng biên độ trong
sóng phản xạ và khúc xạ phụ thuộc vào tỷ số
giữa độ cứng âm học của môi trường chướng
ngại và nước, tỷ số này càng lớn thì ứng suất
trong sóng phản xạ càng lớn và ngược lại
Trong mô hình thí nghiệm thực hiện tại đảo
Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam, lớp
vật liệu giảm chấn được lựa chọn có khối lượng
riêng nhỏ hơn vật liệu mô hình bê tông. Trong
nghiên cứu này, mục đích là làm thực nghiệm
để sáng tỏ tính giảm chấn của mô hình công
trình có gắn lớp giảm chấn. Lớp này là vật liệu
composite có tên là TyfoSCH-11UP gồm keo
TyfoS và vải sợi tăng cường TyfoSCH-11UP
do công ty Fyfe Co. LLC có trụ sở tại Mỹ sản
xuất. Một số dữ liệu về vật liệu trên được thể
hiện trong các bảng 1, 2, 3 [2].
Như vậy, qua các phân tích về cơ sở lý
thuyết và lớp vật liệu TyfoSCH-11UP có thể
thấy rằng, sóng xung kích phản xạ lên công
trình dưới nước có gắn lớp giảm chấn phụ
thuộc vào các yếu tố chính sau: tốc độ truyền
âm của lớp giảm chấn, mật độ của lớp, chiều
dầy của lớp. Với một lớp giảm chấn là loại vật
liệu kể trên được gắn vào bề mặt công trình và
mật độ, tốc độ âm cũng như độ cứng của vật
liệu giảm chấn nhỏ hơn vật liệu của chướng
ngại công trình thì sóng xung kích hấp thụ vào
lớp giảm chấn này khá nhiều và phản xạ ra
ngoài, phần khúc xạ vào công trình giảm đi,
làm cho công trình tăng thêm tuổi thọ khá lớn.
Bảng 1. Đặc tính vật liệu sợi khô
Cường độ chịu kéo 3,79 GPa
Mô đun kéo 230 GPa
Độ giãn dài giới hạn 1,70%
Khối lượng riêng 1,8 g/cm2
Khối lượng trên m2 315 g/m2
Bảng 2. Đặc tính vật liệu keo
Ninh kết 72 giờ sau khi ninh kết ở nhiệt độ 60 độ C
Đặc tính Phương pháp ASTM
Giá trị thí
nghiệm
Tg D-4065 820C
Cường độ chịu
kéo D-638, Kiểu 1 72,4 Mpa
Mô đun kéo D-638, Kiểu 1 3,18 Gpa
Bảng 3. Đặc tính tẩm sợi Composite
Đặc tính Phương pháp ASTM
Giá trị thí
nghiệm
Giá trị
thiết kế
Cường độ chịu nén
giới hạn theo
hướng chính của
tấm sợi
D-3039 986 MPa 834 Mpa
Độ giãn dài khi phá
hoại D-3039 0,93% 0,79%
Mô đun kéo D-3039 105,4 Gpa 89,6 Gpa
Cường độ chịu nén
giới hạn theo
phương vuông góc
với phương sợi
D-3039 0 0
Chiều dày tấm D-3039 0,51 mm 0,51 mm
THÍ NGHIỆM NỔ XÁC ĐỊNH TÁC DỤNG
GIẢM CHẤN CỦA MÔ HÌNH CÔNG
TRÌNH DƯỚI TÁC DỤNG CỦA SÓNG
NỔ DƯỚI NƯỚC TẠI QUẦN ĐẢO
TRƯỜNG SA
Thiết bị thí nghiệm
Thí nghiệm nổ được thực hiện tại đảo Sơn
Ca, thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng 6 năm
2013 và thuộc đề tài cấp nhà nước KC06.09/11-
15 do GS. TS. Vũ Đình Lợi chủ trì.
Hình 3. Tấm bê tông mô hình không có lớp
vật liệu giảm chấn
Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giảm chấn ...
101
Hình 4. Tấm bê tông mô hình gắn lớp vật liệu
giảm chấn dày 0,6 - 0,8 cm
Để làm rõ tính giảm chấn đối với mô hình
công trình các thí nghiệm được thực hiện trên
các tấm bê tông cốt thép giống nhau về cơ
tính, có cùng kích thước 100 × 60 × 6 cm và
độ bền B22,5. Kích thước và các thông số của
tấm mô hình chướng ngại được thể hiện theo
các hình 3, 4.
Máy đo động đa kênh NI SCXI-1000DC
với đầu đo áp lực kiểu tinh thể áp điện PCB
138A01 có độ nhạy và độ chính xác cao được
gắn chặt vào tấm bê tông để đo áp lực phản xạ.
Đầu đo làm việc theo nguyên lý sử dụng tinh
thể gốm áp điện cho phép đo nhanh, chính xác
và tin cậy. Máy đo được điều khiển hoàn toàn
bằng máy tính thông qua kết nối USB và có các
loại cạc đo được gia tốc, biến dạng, chuyển vị,
điện áp
Hình dạng, cấu tạo của các thiết bị được thể
hiện theo hình 5, 6.
Hình 5. Máy đo động đa kênh
NI SCXI-1000DC
Hình 6. Đầu đo tinh thể áp điện PCB138A01
Bố trí thí nghiệm
c
01
Hình 7. Sơ đồ thí nghiệm nổ 200 g TNT dưới
nước cách đầu đo áp lực phản xạ 1,5 m
Hình 8. Bố trí lượng nổ dưới nước (trước và
cách tấm mô hình bê tông 1,5m)
Thí nghiệm nổ đo áp lực sóng xung kích
được thực hiện với khá nhiều lượng nổ TNT có
khối lượng khác nhau. Trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả giới thiệu kết quả 3 thí nghiệm
tiêu biểu đại diện cho chuỗi thí nghiệm đo sóng
xung kích dưới nước có kết quả cách xa nhau,
Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ,
102
sử dụng lượng nổ 200 g TNT trong cả hai
trường hợp: tấm bê tông thường và tấm có lớp
vật liệu giảm chấn dầy 0,6 - 0,8 cm.Các đầu đo
được gắn trên bề mặt các tấm bê tông.
Lượng nổ bố trí ở độ sâu nổ khoảng hơn
1 m trong khu vực có độ sâu khoảng 1,6 -
1,7 m. Sơ đồ bố trí thí nghiệm sử dụng các
lượng nổ 200g đặt cách đầu đo 1,5 m được thể
hiện trong hình 7 [5]. Hình 8 và 9 cho thấy các
lượng nổ được bố trí dưới nước và các thử
nghiệm nổ diễn ra thành công, an toàn.
Hình 9. Các thử nghiệm nổ đều diễn ra
thành công, an toàn
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Giá trị áp suất sóng xung kích đo được từ
thí nghiệm là giá trị áp suất đầu đo 1 thu được
từ thí nghiệm thực tế. Tại các lần thí nghiệm
với lượng nổ TNT 200 g, cách đầu đo 1,5 m, ta
thu được kết quả sóng xung kích tác dụng lên
tấm mô mình bê tông thường thể hiện ở đồ thị
thí nghiệm 1 hình 10 [5].
Hình 10. Đồ thị đo sóng xung kích từ TN1
(đầu đo gắn trên bề mặt tấm bê tông thường)
Tương tự, nhiều thí nghiệm có kết quả sát
với thí nghiệm 2 và 3 với lượng nổ 200 g, cách
đầu đo sóng xung kích 1,5 m được thể hiện
theo hình 11 và 12 [5].
Hình 11. Đồ thị đo sóng xung kích từ TN2
(đầu đo gắn trên bề mặt tấm bê tông có lớp
giảm chấn)
Hình 12. Đồ thị đo sóng xung kích từ TN3
(đầu đo gắn trên bề mặt tấm bê tông có lớp
giảm chấn)
Kết quả sóng phản xạ lớn nhất qua các lần
thí nghiệm thể hiện trong bảng 4 [5].
Bảng 4. Giá trị lớn nhất của sóng phản xạ
thu được trên đầu đo qua các thí nghiệm
Khối lượng thuốc nổ TNT
thí nghiệm, m (g) 200 g
Khoảng cách từ lượng nổ
đến chướng ngại (đặt đầu
đo), r (m)
TN 1 TN 2 TN 3
1,5 1,5 1,5
Áp lực sóng xung kích phản
xạ, psxk (Kpa) 26.884 19.832 17.596
Tỷ lệ áp lực giữa thí nghiệm
có và không có lớp giảm
chấn, (%)
73,77% 65,45%
Nhận xét: Kết quả thí nghiệm trên thực tế
thể hiện qua bảng 1 cho thấy, giá trị sóng xung
kích đo được trên các lần thí nghiệm với tấm bê
Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng giảm chấn ...
103
tông không có lớp giảm chấn đều lớn hơn hẳn
so với tấm có lớp giảm chấn. Giá trị lớn nhất
mà đầu đo thu được trong các trường hợp có
lớp giảm chấn được thể hiện qua thí nghiệm 2.
Tuy nhiên cũng cách khá lớn so với giá trị đo
được trong trường hợp không có lớp giảm
chấn. So sánh hai trường hợp có và không có
lớp vật liệu giảm chấn nhận thấy rằng, tuy lớp
giảm chấn TyfoSCH-11UP gắn trên mô hình
công trình là khá mỏng nhưng có hiệu quả khá
tốt trong việc làm giảm giá trị tác dụng của
sóng xung kích từ 26,23% đến 34,55% hay giá
trị áp lực sóng xung kích phản xạ đo được chỉ
bằng 73,77% và 65,45% so với trường hợp
không có lớp giảm chấn.
KẾT LUẬN
Tác dụng giảm chấn là vấn đề cần được
nghiên cứu trong bảo vệ các công trình dưới tác
dụng của tải trọng nổ hiện nay. Nghiên cứu
thực hiện đối với mô hình là tấm bê tông với
lớp giảm chấn chỉ bằng khoảng 1/10 chiều dầy
tấm, tuy nhiên, hiệu quả giảm chấn thấy rõ qua
việc đầu đo áp lực thu được các trị số nhỏ hơn
nhiều so với trường hợp không có lớp vật liệu.
Nghiên cứu này cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu
về vật liệu giảm chấn hợp lý, có giá thành rẻ,
dễ chế tạo, thuận tiện cho lắp ghép trong các
công trình thực tế, hơn nữa là vấn đề tính toán,
thiết kế chiều dầy và số lượng lớp vật liệu để
hiệu quả giảm chấn đạt giá trị lớn nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cole, R. H., 1965. Underwater explosions.
Dover Publications, New York.
2. Vũ Văn Thành, Tô Giang Lam. Giải pháp sửa
chữa và gia cường khẩn cấp để đảm bảo giao
thông cho nhịp 6 cầu Châu Ổ, Km 1.036+275
QL1A, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Cầu đường
Việt Nam ISSN1859-459X. Số 3-2013.
Tr. 40-48.
3. Olenko. L. P., Schechter B. I., 2002. Vật lý
nổ. Nxb. Tư liệu vật lý và toán học quốc
gia, Moscow. (Tiếng Nga).
4. Hồ Sĩ Giao, Đàm Trọng Thắng, Lê Văn
Quyển, Hoàng Tuấn Chung, 2010. Nổ hóa
học, lý thuyết và thực tiễn. Nxb. KH & KT.
5. Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ, Lê Anh Tuấn,
Phạm Công Nghị, 6/2014. Một số kết quả
nghiên cứu thực nghiệm nổ trong vùng
nước nông tại khu vực Trường Sa. Tuyển
tập công trình Hội nghị Cơ học kỹ thuật
toàn quốc, Tập 2. Cơ học vật rắn biến dạng,
Hà Nội.
6. Xalamakhin Т. М., 1967. Giáo trình hướng
dẫn giải lý thuyết va đập nổ. Nxb.
Matxcơva. (Tiếng Nga).
EXPERIMENTAL STUDY ON LOAD - DAMPING EFFECTS
OF THE STRUCTURES IN UNDERWATER SHOCK WAVES
IN TRUONG SA ARCHIPELAGO
Vu Dinh Loi, To Duc Tho, Nguyen Tuong Lai, Le Anh Tuan, Nguyen Cong Nghi
Institute of Technique Special Engineering-Military Technical Academy
ABSTRACT: Research on the problem of load damping of the structures under the effect of
shock waves in environment generally and in water particularly is important and necessary for
military structures and buildings of inhabitants. If properly designed and having solution to reduce
the effects of the blast wave, general structures will be increased markedly and reduce ability of
being destroyed. One of the solutions to reduce the effects of the blast wave is to glue layers of
material having capable of absorbing blast waves onto the structures. The theoretical and empirical
studies are currently less pronounced due to many different reasons. This paper presents modeling
and experimental results from the underwater explosion topic KC09.06/11-15 in Truong Sa
Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ,
2
archipelago to determine the damping effect of the structure modeling is designed with layers of
featured material on its surface.
Keywords: Damping, underwater explosions, shock waves, explosive experiments, Truong Sa, ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4925_22084_1_pb_8839_2079644.pdf