Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm
Để duy trì giá trị tải trọng tác dụng lên mẫu
không đổi theo thời gian đã sử dụng hệ thống lò xo
hình trụ để bù tải trọng quá trình thí nghiệm. Biến
dạng của lò xo không giống biến dạng của mẫu thí
nghiệm, do vậy trong quá trình thí nghiệm lực tác
dụng lên mẫu sẽ suy giảm dần. Để xác định được
lượng lực suy giảm, phải gắn vào hệ lò xo một đồng
hồ đo biến dạng với độ chính xác 1/1000 (hình 1).
Khi đồng hồ đo biến dạng lò xo vượt quá giá trị quy
định, sẽ xác định được lượng lực cần bù cho mẫu.
Theo quy định của các tiêu chuẩn hiện nay như AS
1012.16 [5] quy định giá trị tải trọng chất lên mẫu tại
thời điểm bất kì không lệch quá 2% giá trị tải ban
đầu; với ASTM C512 thì giá trị đó là 1%
5 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài hạn của cột bê tông cốt thép chịu nén đúng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 3
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ BIẾN DẠNG DÀI HẠN CỦA
CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU NÉN ĐÚNG TÂM
ThS. TRẦN NGỌC LONG
Trường Đại học Vinh
PGS.TS. LÝ TRẦN CƯỜNG
Trường Đại học Xây dựng
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu nghiên cứu thực
nghiệm biến dạng dài hạn (từ biến, co ngót) của cột
BTCT chịu nén đúng tâm. Các thí nghiệm được thực
hiện tại phòng Thí nghiệm công trình, trường Đại học
Xây dựng từ tháng 10/2014 đến 04/2016. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: (i) Biến dạng dài hạn xảy ra chủ
yếu trong năm đầu tiên chịu tải; (ii) Hàm lượng cốt
thép có ảnh hưởng đáng kể đến biến dạng dài hạn
của các mẫu; (iii) Biến dạng từ biến của bê tông lớn
hơn nhiều so với biến dạng co ngót; và (iv) Tổng
biến dạng từ biến và co ngót sau 487 ngày lớn hơn
gần 3 lần so với biến dạng tức thời. Các kết quả thí
nghiệm đảm bảo độ tin cậy và có thể dùng vào phân
tích cho các nghiên cứu liên quan.
Từ khóa: Thí nghiệm, biến dạng dài hạn, co
ngót, từ biến, cột bê tông cốt thép.
1. Đặt vấn đề
Biến dạng dài hạn được tạo ra khi cấu kiện bê
tông cốt thép làm việc dài hạn theo thời gian. Biến
dạng dài hạn dọc trục trong các kết cấu chịu nén đã
gây ra nhiều tác động bất lợi cho công trình. Đặc
biệt đối với công trình cao tầng và siêu cao tầng bê
tông cốt thép, khi các kết cấu chịu lực theo phương
đứng xuất hiện sự vênh do co ngắn của cấu kiện,
thì tác động của nó rất dễ nhận thấy. Biến dạng dài
hạn gây ra sự phân phối lại nội lực theo thời gian
giữa bê tông và cốt thép; hiện tượng vênh co ngắn
gây ra sự phân phối lại nội giữa các kết cấu, ảnh
hưởng đến bề mặt kiến trúc và các hệ thống kỹ
thuật của công trình.
Các thí nghiệm và quan sát chỉ ra rằng trong kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép dưới tác động của
tải trọng dài hạn thì biến dạng không đàn hồi do từ
biến của bê tông có thể làm tăng biến dạng của kết
cấu lên vài lần so với biến dạng ban đầu [6].
Biến dạng từ biến, co ngót bê tông phụ thuộc rất
lớn vào môi trường xung quanh và điều kiện vật liệu
địa phương. Do đó, nếu dùng một mô hình tiêu
chuẩn hoặc một phương pháp nào đó để xác định
biến dạng dài hạn cho kết cấu BTCT tại địa điểm
bất kì thì độ chính xác sẽ không cao.
Từ những lý do ở trên thấy được sự cần thiết
cần phải thực hiện thí nghiệm xác định biến dạng
dài hạn của cột BTCT chịu nén đúng tâm phù hợp
với điều kiện môi trường và vùng Hà Nội. Thí
nghiệm đã thực hiện tại phòng thí nghiệm công trình
trường Đại học Xây dựng từ tháng 10/2014 đến
04/2016.
2. Nghiên cứu thực nghiệm về biến dạng dài
hạn của cột BTCT chịu nén
Để tiến hành đo biến dạng dài hạn cột bê tông
cốt thép bằng thực nghiệm, cần dựa vào các tiêu
chuẩn trên thế giới về thí nghiệm xác định biến
dạng dài hạn, như: ASTM C512 [4]; RILEM TC 107-
CSP [7]; AS 1012.16 [5].
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên đây, thí nghiệm
xác định biến dạng dài hạn cột bê tông cốt thép chịu
nén đúng tâm, được thực hiện theo quy trình sau:
2.1 Vật liệu chế tạo và kích thước mẫu thí nghiệm
- Hình dáng và kích thước: Mẫu thí nghiệm có
dạng hình lăng trụ, đường kính 150 mm và chiều
dài 600 mm, với tỷ số giữa chiều dài và đường kính
là L/D 4 [7]. Kích thước đã chọn phù hợp với giá
trị tải trọng, khung gia tải và hệ lò xo. Với chiều cao
mẫu 600mm đủ để đo biến dạng với khoảng cách
đo đảm bảo không chịu ảnh hưởng lực nén cục bộ
từ hai đầu mẫu.
- Vật liệu. Bê tông cấp độ bền chịu nén B30.
Đây là cấp độ bền thường được sử dụng trong các
công trình. Tuy nhiên có thể chọn cấp độ bền cao
hơn để phù hợp với công trình cao tầng, siêu cao
tầng, nhưng điều đó sẽ khó khăn trong việc chế tạo
độ cứng lò xo bù tải.
Để đảm bảo độ tin cậy, tính đa dạng và kiểm
nghiệm được sự ảnh hưởng của hàm lượng cốt
thép dọc đến biến dạng, cần chọn mẫu có hai loại
hàm lượng cốt thép khác nhau là 1,5% và 2%.
- Số lượng mẫu: Chọn số lượng mẫu đủ lớn
để có được số liệu thí nghiệm đảm bảo độ tin cậy.
Theo các thí nghiệm về đo cường độ và đo mô đun
đàn hồi của bê tông thì 1 tổ hợp mẫu gồm có 3
mẫu.
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
4 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016
Bê tông cốt thép là vật liệu không đồng chất, và
để đảm bảo tính bao quát trên tiết diện đã bố trí 5
điểm đo cho một mẫu thử. Như vậy, mỗi mẫu thử
được bố trí 3 điểm đo biến dạng bê tông và 2 điểm
đo biến dạng cốt thép. Mỗi loại hàm lượng cốt thép
sử dụng chọn 3 mẫu đo, tương ứng 15 số liệu đo
biến dạng. Số lượng phép đo này là đủ lớn để đảm
bảo độ tin cậy trong thí nghiệm đo biến dạng kết
cấu bê tông cốt thép.
Để xác định biến dạng từ biến bê tông, cần đo
biến dạng tự do của mẫu không tải. Với mỗi loại
mẫu có hàm lượng cốt thép khác nhau dùng thêm 1
mẫu không tải để đo biến dạng tự do (biến dạng do
co ngót).
2.2 Sơ đồ thí nghiệm
Chọn cột BTCT chịu nén đúng tâm theo thời gian
với thí nghiệm không phá hoại mẫu.
Để đảm bảo lực tác dụng đúng tâm lên mẫu thì
phải thực hiện:
- Vật liệu chế tạo khung gia tải phải giống nhau;
- Mẫu trước khi đưa vào thí nghiệm cần phải
được gia công làm phẳng hai đầu. Mặt phẳng hai
đầu mẫu phải vuông góc với trục mẫu, nếu lệch thì
không được quá lớn, theo tiêu chuẩn AS 1012.16
và ASTM C512-87 độ lệch này là 2 độ [4,5];
- Điểm đặt lực tác dụng lên mẫu vào đúng
tâm tiết diện tròn. Hai đầu mẫu đặt thêm tấm đệm
bằng thép và một viên bi sắt (hình 1).
2.3 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
Để tạo được tải trọng tác dụng lên mẫu đã sử
dụng các dụng cụ, thiết bị sau đây:
- Hệ khung gia tải. Hệ này có chức năng cố
định mẫu, gia tải và duy trì tải trọng trong quá trình
thí nghiệm;
- Hệ lò xo hình trụ. Hệ lò xo được thiết kế để
tạo được giá trị tải trọng tác dụng lên mẫu và còn
duy trì và bù tải trọng cho mẫu trong quá trình thí
nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm tải trọng sẽ bị
suy giảm do biến dạng của mẫu. Khi đó lò xo sẽ bù
lại tải trọng để đảm bảo giá trị tải trọng tác dụng
không đổi lên mẫu;
- Bơm thủy lực. Bơm có chức năng gia tải
ban đầu và bù tải trọng trong quá trình thí nghiệm
khi giá trị tải trọng bị suy giảm vượt quá mức đã qui
định.
Trên hình 1 thể hiện các thiết bị, dụng cụ cho thí
nghiệm cột chịu tải trọng đúng tâm không đổi theo
thời gian.
2.4 Bố trí đồng hồ đo biến dạng
Bê tông là vật liệu không đồng chất nên để đảm
bảo tính tổng quát biến dạng dài hạn của mẫu đã bố
trí các điểm đo đều trên chu vi tiết diện với khoảng
đo hợp lí, cụ thể là:
- Trên chu vi tiết diện mẫu bố trí 3 điểm đo
cách đều nhau 120o;
- Tại thời điểm bất kì biến dạng bê tông luôn
bằng biến dạng cốt thép. Do vậy cần bố trí 2 điểm
đo biến dạng cho cốt thép để so sánh;
- Chọn khoảng đo 400 mm trên chiều dài mẫu
600 mm. Chọn điểm đo cách 2 đầu mẫu là 100 mm;
- Tương tự như vậy, trên mỗi mẫu tự do đo
biến dạng co ngót cũng bố trí 3 điểm đo cách đều
theo chu vi.
Với khoảng đo 400 mm, lắp đồng hồ có độ chính
xác 1/100 đối với mẫu chịu tải, 1/1000 đối với mẫu
không tải.
2.5 Giá trị tải trọng
Đối với mẫu chịu tải trọng dài hạn, vật liệu bê
tông làm việc trong giai đoạn đàn hồi thì ứng suất
do tải trọng sinh ra vượt quá 40% giá trị cường độ
trung bình bê tông. Điều này đã được quy định
trong các tiêu chuẩn ASTM C512, RILEM TC 107-
CSP và AS 1012.16.
Với bê tông B30, để phù hợp với việc thiết kế và
chế tạo lò xo, chọn giá trị tải trọng tác dụng lên mẫu
tương ứng với ứng suất bê tông bằng 35% giá trị
ứng suất trung bình bê tông lúc 7 ngày tuổi.
Thí nghiệm xác định được cường độ trung bình
của bê tông 7 ngày tuổi là: 484,3 kN(27,42 MPa).
Vậy, giá trị tải tác dụng lên mẫu là 170 KN( 17 tấn).
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 5
Để duy trì giá trị tải trọng tác dụng lên mẫu
không đổi theo thời gian đã sử dụng hệ thống lò xo
hình trụ để bù tải trọng quá trình thí nghiệm. Biến
dạng của lò xo không giống biến dạng của mẫu thí
nghiệm, do vậy trong quá trình thí nghiệm lực tác
dụng lên mẫu sẽ suy giảm dần. Để xác định được
lượng lực suy giảm, phải gắn vào hệ lò xo một đồng
hồ đo biến dạng với độ chính xác 1/1000 (hình 1).
Khi đồng hồ đo biến dạng lò xo vượt quá giá trị quy
định, sẽ xác định được lượng lực cần bù cho mẫu.
Theo quy định của các tiêu chuẩn hiện nay như AS
1012.16 [5] quy định giá trị tải trọng chất lên mẫu tại
thời điểm bất kì không lệch quá 2% giá trị tải ban
đầu; với ASTM C512 thì giá trị đó là 1%.
Độ cứng lò xo phụ thuộc vào vật liệu và phương
pháp chế tạo. Do vậy, trong điều kiện hiện tại ở Việt
Nam chỉ có thể chế tạo được lò xo có độ cứng ở
mức độ vừa phải. Lò xo chế tạo* (* Lò xo nén hình
trụ được chế tạo tài nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà
Nội.) thực hiện trong thí nghiệm này chịu được lực
nén là 11 tấn. Để phù hợp với tải trọng mẫu 17 tấn,
phải dùng tới 2 lò xo đặt song song (hình 2).
Hình 2. Bố trí thí nghiệm
2.6 Thời gian thí nghiệm
Biến dạng dài hạn theo thời gian là biến dạng từ
biến và co ngót của bê tông. Co ngót bê tông xảy ra
chủ yếu trong giai đoạn đóng rắn đầu tiên của bê
tông. Trong điều kiện bình thường vài năm bê tông
sẽ hết co và biến dạng tỉ đối do co ngót có thể đạt
đến 3.10-4 đến 5.10-4[1]. Từ biến phát triển theo thời
gian với tỉ lệ chậm dần. Khi bắt đầu chất tải, từ biến
tăng nhanh và giảm dần khi thời gian tăng lên. Thời
gian từ 2 đến 3 tháng đầu giá trị từ biến đạt 50% giá
trị cuối cùng, và sau 2 đến 3 năm đạt 90% giá trị
cuối cùng của từ biến. Sau vài năm chất tải, tốc độ
gia tăng từ biến rất nhỏ [6].
Cũng căn cứ vào tính chất đó của biến dạng dài
hạn của bê tông, trong các tiêu chuẩn ASTM C512,
RILEM TC 107-CSP, AS 1012.16 đã đề ra thời gian
tối thiểu để đo biến dạng dài hạn là 6 tháng và
không hạn chế thời gian tối đa.
Như vậy, theo các số liệu trên và để tăng độ tin
cậy cho số liệu đo được, đã chọn thời gian đo biến
dạng tối thiểu là 16 tháng.
- Tuổi bê tông lúc chất tải: 7 ngày;
- Thời gian bảo dưỡng: 7 ngày.
2.7 Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện thí nghiệm xác định biến
dạng dài hạn của cột BTCT chịu nén đúng tâm như
sau:
- Chế tạo và bảo dưỡng mẫu. Thực hiện đúc
mẫu, chế tạo, bảo dưỡng mẫu và xác định cường
độ chịu nén bê tông theo các tiêu chuẩn:
TCVN:3105:1993[2], và TCVN 3118 : 1993 [3].
- Giai đoạn gia tải thử cho mẫu. Trước khi
tiến hành gia tải cho mẫu chúng tôi đã gia tải thử
với giá trị bằng 10% giá trị thiết kế để kiểm tra sự
làm việc của hệ thống gia tải và các đồng hồ đo
biến dạng.
- Gia tải cho mẫu. Sau khi gia tải thử, đã kiểm
tra sự ổn định của dụng cụ, thiết bị đo biến dạng,
tiến hành gia tải đến giá trị tải trọng thiết kế.
- Đọc số liệu biến dạng. Dựa vào quy trình
trong các tiêu chuẩn ASTM C512, RILEM TC 107-
CSP và AS 1012.16 [4,5,7] và căn cứ vào đặc điểm
biến dạng dài hạn phát triển theo thời gian (tăng
nhanh trong giai đoạn đầu và giảm dần về sau), lựa
chọn quy trình đọc, ghi số liệu như sau:
o Đọc giá trị biến dạng khi gia tải đạt giá trị tải
trọng thiết kế;
o Đọc giá trị biến dạng sau 2h và sau 6h gia
tải;
o Đọc giá trị biến dạng mỗi ngày một lần, đọc
trong vòng 7 ngày đầu khi gia tải;
o Đọc giá trị biến dạng mỗi tuần một lần, đọc
trong vòng 4 tuần đầu khi gia tải;
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
6 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016
o Đọc giá trị biến dạng mỗi tháng một lần, đọc
cho đến khi dừng thí nghiệm.
2.8 Kết quả thí nghiệm
Sau khi đo biến dạng trong thời gian 487 ngày, kết
quả biến dạng dài hạn cột BTCT chịu nén đúng tâm
được thể qua biểu đồ trên hình 3 và hình 4 dưới đây.
- Biến dạng co ngót:
Hình 3. Biến dạng co ngót mẫu theo thời gian
- Biến dạng dài hạn:
Hình 4. Biến dạng dọc trục mẫu theo thời gian
Biến dạng từ biến, co ngót bê tông chịu ảnh hưởng vào yếu tố độ ẩm của môi trường xung quanh. Do
vậy, khi bố trí thí nghiệm đã bố trí thêm dụng cụ để đo độ ẩm và kết quả độ ẩm đo được như hình 5 dưới
đây.
Hình 5. Biểu đồ độ ẩm đo được theo thí nghiệm đo biến dạng dài hạn
Từ kết quả trên cho thấy trong năm đầu tiên
chịu tải trọng biến dạng dài hạn tăng mạnh, càng về
sau tốc độ càng giảm dần.
Hai đồ thị biến dạng dài hạn ở trên cho thấy với
mẫu hàm lượng cốt thép dọc 1,5% nhỏ hơn mẫu
hàm lượng 2% thì kết quả biến dạng dài hạn lại có
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
0 100 200 300 400 500 600
s
hx
10
-6
t, ngày
Co ngót
1,5%
Co ngót
2%
Log. (Co ngót
1,5%)
Log. (Co ngót
2%)
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
900.0
0 100 200 300 400 500 600
x
10
-6
t, ngày
B/d
1,5%
B/d
2%
Log. (B/d
1,5%)
Log. (B/d
2%)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
9/18/14 12/27/14 4/6/15 7/15/15 10/23/15 1/31/16 5/10/16
Độ ẩm (%)
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2016 7
giá trị lớn hơn. Như vậy hàm lượng cốt thép dọc đã
ảnh hưởng đến biến dạng dài hạn của kết cấu Bê
tông cốt thép.
Tổng giá trị biến dạng co ngót và từ biến sau
thời gian 487 ngày là 774,4x10-6 mm/mm với mẫu
1,5%, bằng 686 x10-6 mm/mm với mẫu 2%. Các giá
trị này xấp xỉ bằng 3 lần giá trị biến dạng tức thời.
3. Kết luận
- Biến dạng dài hạn xẩy ra chủ yếu trong năm
đầu tiên chịu tải;
- Hàm lượng cốt thép có ảnh hưởng đáng kể đến
biến dạng dài hạn của các mẫu;
- Biến dạng từ biến của bê tông có giá trị lớn hơn
so với biến dạng co ngót;
- Tổng biến dạng từ biến và co ngót sau 487 ngày
gần bằng 3 lần so với biến dạng tức thời.
Các kết quả thí nghiệm này đã được tiến hành
công phu, đảm bảo độ tin cậy và có thể dùng vào
phân tích các nghiên cứu có liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Quang Minh, chủ biên (2013). Kết cấu Bê tông
cốt thép. Phần cấu kiện cơ bản. Nhà Xuất bản KHKT.
[2] TCVN 3105 : 1993. Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng
- Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
[3] TCVN 3118 : 1993 (1993). Bê tông nặng - Phương
pháp xác định cường độ nén.
[4] ASTM C512-87. Standard Test Method for Creep of
Concrete in Compression.
[5] AS 1012.16. Determination of creep of concrete
cylinder incompression.
[6] Raymond Ian Gilbert and Gianluca Ranzi (2011).Time-
Dependent Behaviour of Concrete Structures.
[7] RILM TC 107- CSP. Measurement of time-dependent
strains of concrete.
Ngày nhận bài:29/8/2016.
Ngày nhận bài sửa lần cuối:10/10/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1481701149honglong_0979.pdf