Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch của hộ gia đình ở thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

KẾT LUẬN - Thác Nhị Hồ là một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Phú Lộc với sự tham gia hoạt động chủ yếu của các hộ gia đình. Hiện nay, có 06 hộ gia đình với 25 lao động đang trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch; thời gian hoạt động du lịch chủ yếu của các hộ gia đình là từ ngày 30/4 đến ngày 2/9 (4 tháng). - Dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ chủ yếu là dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, bán hàng lưu niệm; các dịch vụ du lịch khác còn nghèo nàn, đơn điệu, mang tính tự phát, chưa tương xứng tiềm năng phát triển của điểm du lịch. - Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, đề xuất một số giải pháp (giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ vốn, quảng bá, mở rộng thị trường ) nhằm phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch của hộ gia đình ở thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 1(53)/2020: tr.159-166 Ngày nhận bài: 18/12/2019; Hoàn thành phản biện: 23/12/2019; Ngày nhận đăng: 23/12/2019 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở THÁC NHỊ HỒ, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ ANH TOẠI, LÊ VĂN TIN, NGUYỄN TRỌNG QUÂN Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trên cơ sở thống kê số liệu thứ cấp kết hợp phương pháp thực địa, đánh giá nhanh (PRA), bài báo nghiên cứu thực trạng các dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay ở Thác Nhị Hồ có 06 hộ gia đình với hơn 25 lao động tham gia hoạt động du lịch với các dịch vụ chủ yếu như dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, bán hàng lưu niệm; các dịch vụ du lịch khác còn nghèo nàn, mang tính tự phát, chưa tương xứng tiềm năng phát triển của điểm du lịch. Nhằm phát triển các dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ một cách hiệu quả và bền vững, bài báo tiến hành đề xuất các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ vốn, quảng bá, mở rộng thị trường. Từ khóa: Nhị Hồ, dịch vụ du lịch, hộ gia đình, tự phát. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế hộ gia đình là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ gia đình đã có nhiều bước phát triển về quy mô, tốc độ và cơ cấu. Đặc biệt sự tham gia của các hộ gia đình vào ngành du lịch đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của các loại hình du lịch; có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương. Loại hình dịch vụ mà hộ gia đình tham gia như dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Thác Nhị Hồ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2018, Thác Nhị Hồ thu hút số lượng du khách lớn với hơn 62 nghìn lượt, đạt doanh thu hơn 600 triệu đồng. Với tài nguyên và vị trí địa lí thuận lợi, Thác Nhị Hồ dễ dàng kết hợp với Đập Truồi - Suối Voi - Lăng Cô trở thành một tuyến du lịch cực kỳ hấp dẫn. Ở Thác Nhị Hồ tham gia hoạt động du lịch ở đây chủ yếu là các hộ gia đình với các dịch vụ khác nhau. Các dịch vụ du lịch của hộ gia đình có tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, cần nghiên cứu thực trạng các dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. 160 LÊ ANH TOẠI, NGUYỄN TRỌNG QUÂN 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu Số liệu thứ cấp được thu thập dựa trên cơ sở kế thừa các báo cáo, các tài liệu có liên quan, bao gồm các tài liệu, báo cáo của UBND xã Lộc Trì, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc Số liệu sơ cấp từ kết quả thực địa, khảo sát hoạt động du lịch của hộ gia đình ở điểm du lịch Thác Nhị Hồ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch của các hộ gia đình kết hợp điều tra phỏng vấn hộ hoạt động du lịch theo phương pháp đánh giá nhanh (PRA) nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập giúp đánh giá khách quan về các dịch vụ du lịch hộ gia đình ở điểm du lịch. Cụ thể, đề tài đã sử dụng 50 phiếu điều tra với các đối tượng là các hộ kinh doanh tại điểm du lịch, các hộ dân xung quanh điểm du lịch và các cán bộ xã Lộc Trì. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin và xử lý số liệu Bao gồm việc thống kê, thu thập và xử lý thông tin, số liệu từ kết quả thực địa; các số liệu sơ cấp, thứ cấp và các tài liệu liên quan từ UBND xã Lộc Trì, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lộc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Huyện Phú Lộc nằm ở phía đông nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có toạ độ địa lý từ 107038’48’’- 108012’30’’ kinh Đông và 16009'54'' - 16024'48'' vĩ Bắc; với tổng diện tích đất tự nhiên 72.092,23 ha chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km về phía Nam, Thác Nhị Hồ nằm ở thôn Hoà Mậu, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc. Từ quốc lộ 1A, đi thêm khoảng 3km đường nhựa và 300m đường đất mới đến được thác Nhị Hồ. Thác chảy từ trên cao xuống vách núi tạo thành hai hồ nước xanh mát nằm cạnh nhau nên có tên gọi là Nhị Hồ. Độ dốc của Thác Nhị Hồ không lớn, không quá cheo leo, vừa đủ để du khách trèo lên đỉnh để tham quan ngắm cảnh, tắm suối. Từ lâu, Thác Nhị Hồ thu hút được nhiều du khách tới tham quan, thưởng ngoạn, đặc biệt là giới trẻ. Điểm du lịch thác Nhị Hồ có thể kết hợp với Đập Truồi - Suối Voi - Lăng Cô tạo thành tuyến du lịch cực kỳ hấp dẫn. 3.2. Kết quả hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Khách du lịch Hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ diễn ra khá sôi động, thu hút nhiều lượt khách đến tham quan và trải nghiệm các dịch vụ du lịch. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH... 161 Bảng 1. Số lượt khách du lịch ở Thác Nhị Hồ giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: lượt khách) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượt khách 42.470 51.180 72.710 58.130 62.360 Nguồn: [2], [3] Bảng 1 cho thấy số lượt khách du lịch ở Thác Nhị Hồ từ năm 2014 đến năm 2018 có xu hướng tăng, từ 42.470 lượt khách năm 2014 lên 62.360 lượt khách năm 2018 (tăng 1,5%). Riêng năm 2016 do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển miền Trung làm số lượt khách tăng đột biến lên 72.710 lượt khách. Khách du lịch đến Thác Nhị Hồ chủ yếu là khách ở địa phương, ngoài ra còn đến từ các địa phương lân cận khác như Đà Nẵng, Quảng Trị và khách nước ngoài. Khách ngoài tỉnh và khách nước ngoài thường được kết hợp trong tuyến du lịch Bạch Mã, biển và các suối khác. 3.2.2. Doanh thu du lịch Doanh thu du lịch chủ yếu từ dịch vụ bán vé tham quan; cho thuê sạp, áo phao, lốp bơi; dịch vụ ăn uống; bán hàng lưu niệm. Ngoài ra doanh thu thu được từ việc bán các mặt hàng lưu niệm; các mặt hàng như lá cây, hoa quả rừng để ăn, uống chữa bệnh. Bảng 2. Bảng giá một số dịch vụ phục vụ du khách ở Thác Nhị Hồ STT Loại hình dịch vụ Bảng giá dịch vụ 1 Thuê sạp 50.000 - 100.000 đồng/sạp 2 Vé tham quan 10.000 đồng/vé 3 Phao 10.000 đồng/phao 4 Lốp bơi 20.000 đồng/lốp 5 Vé giữ xe 5.000 - 50.000 đồng/xe Nguồn: [Số liệu điều tra] Bảng 3. Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu 450 490 680 610 630 Nguồn: [2] Bảng 4. Doanh thu các tháng từ hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ năm 2018 (Đơn vị: triệu đồng) Tháng 4 5 6 7 8 9 Năm 2018 35 130 150 130 120 65 Nguồn: [2] 162 LÊ ANH TOẠI, NGUYỄN TRỌNG QUÂN Bảng 3 và Bảng 4 cho thấy từ năm 2014 đến 2018 doanh thu từ hoạt động du lịch liên tục tăng; từ 450 triệu đồng năm 2014 tăng lên 630 triệu đồng năm 2018 (tăng 1,4%). Năm 2016, hoạt động du lịch đạt doanh thu cao nhất với 680 triệu đồng. + Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8 thời tiết ở Phú Lộc bước vào nắng mạnh doanh thu tăng cao hơn, trung bình tăng gấp đôi so với đầu mùa. Các ngày lễ và các ngày cuối tuần doanh thu có thể tăng lên gấp hai lần so với các ngày trong tuần do nhu cầu của khách du lịch các thời điểm này tăng cao, nhất là nhu cầu của các hộ gia đình, cơ quan đoàn thể. Tháng 6 là tháng hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ và đạt doanh thu cao nhất (năm 2018 đạt 150 triệu đồng/tháng). + Từ cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau hoạt động du lịch tạm dừng nên không tạo ra doanh thu. 3.3. Thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch của hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [1]. Hiện nay, hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ được Hợp tác xã du lịch sinh thái Nhị Hồ giao cho 06 hộ gia đình quản lý và kinh doanh. Thời gian hoạt động du lịch chủ yếu của các hộ gia đình là từ ngày 30/4 - 2/9 (4 tháng); ngoài ra vào những năm có thời tiết thuận lợi hoạt động du lịch còn diễn ra vào các ngày lễ lớn như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán. Bảng 5. Danh sách hộ gia đình và số lao động tham gia hoạt động du lịch ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc STT Tên hộ kinh doanh Số lao động 1 Lê Thị Bảy 4 2 Nguyễn Thị Xoắn 4 3 Lê Thị Lộc 5 4 Phan Thị Trinh 4 5 Trần Ái Vĩnh Di 4 6 Nguyễn Văn Giáp 4 Tổng cộng 25 Nguồn: [Số liệu điều tra] Nhìn chung hoạt động dịch vụ du lịch của hộ gia đình đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng. - Dịch vụ tổ chức tham quan du lịch Với mỗi điểm du lịch, sự hấp dẫn về tài nguyên, các tour và các chương trình du lịch luôn là quan tâm số một của khách du lịch. Dịch vụ du lịch mà du khách tham gia chủ yếu là tham quan, tắm suối với cảnh đẹp trọng tâm là Thác Nhị Hồ. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH... 163 Để phục vụ du khách tham quan, tắm suối các hộ gia đình đã đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, bãi tắm, bảng nội quy. Đặc biệt, các hộ gia đình đã xây dựng 08 chòi sạp kiên cố bằng cọc sắt và lát nền xi măng dưới chân thác để du khách có thể dễ dàng ngắm cảnh, trượt thác và tắm suối. Tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 3 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động từ 06 hộ gia đình. Ngoài ra, các hộ gia đình thường xuyên chủ động điều tiết lượng nước trong hồ bằng cách ngăn và xả nước, dọn vệ sinh trong hồ đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát cho du khách tắm suối cảm thấy thỏa mái nhất, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Bảng 6. Ý kiến của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tổ chức tham quan của hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc TT Tiêu chí Mức độ (%) Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 1 Giá vé hợp lý 14 51,3 22 12,7 2 Nhiều địa điểm tham quan 16,4 40,6 28,3 14,7 3 Di chuyển đến địa điểm tham quan thuận tiện 24,5 29,5 27 19 4 Mức độ an toàn tại các điểm tham quan 25 40,8 24,7 9,5 5 Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu 13 44,5 31,7 10,8 Nguồn: [Số liệu điều tra] Qua Bảng 6, cho thấy chất lượng công tác tổ chức dịch vụ tham quan của các hộ gia đình chưa thực sự cao. Mức độ hài lòng chung của của du khách đối với dịch vụ đạt từ 50% - 66%, trong đó cao nhất là “Mức độ an toàn tại các điểm tham quan” và thấp nhất là “Di chuyển tới các địa điểm tham quan thuận tiện”. Hiện nay ở điểm du lịch, hầu hết các hộ gia đình chưa có các phương tiện hỗ trợ đi lại cho khách. Với khách đi theo tour, việc di chuyển do Công ty lữ hành đảm nhiệm, nhưng với các khách đi lẻ thì việc di chuyển đến điểm tham quan rất khó khăn. - Dịch vụ ăn uống Ăn uống không chỉ là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mà còn là yếu tố của văn hoá. Chất lượng dịch vụ ăn uống một mặt tạo nên điểm nhấn của khu du lịch, mặt khác tạo nguồn thu cho khu du lịch. Do vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống là một trong các yếu tố tạo nên thành công trong kinh doanh của điểm du lịch. Cơ sở kinh doanh ăn uống tại Thác Nhị Hồ là 06 quán ăn được xây dựng ven hồ với hệ thống nhà bếp khang trang, sạch sẽ gần chân thác để du khách có thể dễ dàng thưởng thức các món ăn địa phương. Kết quả điều tra cho thấy số lượng và chất lượng các cơ sở ăn uống hộ gia đình cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các hộ kinh doanh đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (nhà bếp, nhà vệ sinh, chòi sạp) khá đồng bộ, khang trang, sạch sẽ. 164 LÊ ANH TOẠI, NGUYỄN TRỌNG QUÂN Nhìn chung, giá cả của dịch vụ ăn uống hộ gia đình tương đối hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn thực phẩm dồi dào, tươi ngon với các loại đặc sản khác nhau được nuôi trồng và khai thác ngay chính điểm du lịch như các loài lưỡng cư (ếch, sọoc sọoc); các loài cá sống, gà nhà thả rừng; các loại thủy hải sản (cua, ghẹ, tôm, mực, cá) để du khách tự chọn và yêu cầu làm những món mình thích. Ngoài ra còn có món bánh lọc - đặc sản của vùng đất Phú Lộc. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ lao động phục vụ dịch vụ ăn uống (tinh thần, thái độ phục vụ, phong cách làm việc) còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu của khách du lịch (tỷ lệ không hài lòng chiếm 47,4%). Nguyên nhân là do lực lượng lao động gia đình phần lớn có độ tuổi cao và trình độ tay nghề thấp. Xu hướng ngày càng tăng của tình trạng những người trẻ, khỏe muốn thoát ly nông nghiệp, rời quê ra phố để tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn, nên tại nông thôn hầu như chỉ còn lại người già, phụ nữ và trẻ em. Đây là bộ phận lao động yếu kém cả về thể chất lẫn trình độ nên khả năng đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ du lịch thấp. Bảng 7. Ý kiến của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống của hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc TT Tiêu chí Mức độ (%) Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 1 Số lượng của cơ sở ăn uống đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 12 44,5 36 7,5 2 Giá cả dịch vụ ăn uống hợp lý 21 47,7 26,5 4,8 3 Cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 19,7 37,7 32,3 10,3 4 Chất lượng đội ngũ phục vụ ăn uống tốt 10,7 36,7 41,3 11,3 Nguồn: [Số liệu điều tra] - Dịch vụ mua sắm Mua sắm quà lưu niệm là một thói quen, đồng thời là nét văn hóa trong du lịch. Các sản phẩm lưu niệm thường là các sản phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn truyền thống hay những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đặc trưng của khu vực. Các dịch vụ mua sắm mặc dù không phải là các dịch vụ thiết yếu, song lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên những dịch vụ bổ sung, làm tăng sức hấp dẫn cho khu du lịch. Ở Thác Nhị Hồ, ngoài cung cấp các dịch vụ tham quan, ăn uống các hộ gia đình còn kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được thiết kế tinh xảo, nhỏ gọn và có tính thẩm mỹ cao làm quà tặng, hàng lưu niệm như áo dài Huế, tranh thêu, hàng lưu niệm mỹ thuật pháp lam, nón Huế; các mặt hàng thực phẩm thủy sản như cá khô, mực khô, mắm; tinh dầu tràm. Ngoài ra, các hộ gia đình còn bán các loại lá cây, hoa quả rừng để ăn, uống chữa bệnh như sim, sâm đất, củ đinh lăng, chuối rừng, táo rừng. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH... 165 - Các dịch vụ du lịch khác + Cơ sở lưu trú: Hiện tại điểm du lịch Thác Nhị Hồ chưa có cở sở lưu trú nhưng ở VQG Bạch Mã có nhà khách của trung tâm du khách VQG Bạch Mã (15 phòng) cách Thác Nhị Hồ 2km; ở thị trấn Phú Lộc cách 5km có nhiều khách sạn, nhà nghỉ như khách sạn Thành Đạt, Mai Nga, Yến Hoàng Anh; nhà nghỉ Quê Hương, Hoàng Cúc, Hải Yến để du khách có thể nghỉ ngơi, lưu trú. + Các dịch vụ vận chuyển; tổ chức vui chơi, giải trí được đưa vào phục vụ du khách hầu hết chỉ là dịch vụ tức thời, bị động hầu như chỉ diễn ra vào mùa hè, đáp ứng nhu cầu của khách chứ chưa có sự đầu tư thỏa đáng hoặc có một phương án kinh doanh đầy đủ. Vì thế, hoạt động du lịch của các hộ gia đình chưa tận dụng được các khoản thu từ du khách. 3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Qua nghiên cứu thực trạng có thể thấy sự phát triển loại hình dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ chủ yếu là dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, bán hàng lưu niệm; các dịch vụ du lịch khác còn nghèo nàn, đơn điệu, mang tính tự phát, chưa tương xứng tiềm năng phát triển của điểm du lịch. Nhằm phát triển các dịch vụ du lịch của hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ một cách đa dạng, hiệu quả và bền vững, tiến hành đề xuất một số giải pháp sau: - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch + Ban quản lý cần liên kết với một số đơn vị đào tạo về du lịch như Trường Cao đẳng Du lịch Huế, khoa Du lịch - Đại học Huế để mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, miễn phí để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động ở các hộ gia đình. + Khuyến khích các hộ kinh doanh tự học tập lẫn nhau, những hộ kinh doanh mới nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ phục vụ khách lâu năm; tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ kinh doanh ở các xã khác nhau. - Tăng cường hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình Với tính chất nhỏ lẻ của du lịch hộ gia đình hiện nay, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ưu đãi để tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, homestay, đa dạng hóa các loại hình du lịch vui chơi, giải trí tại điểm du lịch Thác Nhị Hồ. - Tăng cường liên kết, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch Để tăng cường thu hút du khách ở Thác Nhị Hồ, ngoài việc tận dụng khai thác triệt để các lợi thế về tài nguyên thì cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch hộ gia đình. Việc liên kết với các điểm du lịch khác để tổ chức các tour là rất quan trọng để kéo dài thời gian lưu trú của khách. - Đẩy mạnh công tác quảng bá, mở rộng thị trường Các hộ gia đình cần biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng về điểm du lịch Thác Nhị Hồ để giới thiệu với khách du lịch về con người, tài nguyên du lịch cũng như 166 LÊ ANH TOẠI, NGUYỄN TRỌNG QUÂN các thông tin cần thiết khác cho khách du lịch. Ngoài ra, mở rộng các kênh quảng cáo như các trang mạng xã hội, báo chí, phát thanh truyền hình. Ngoài ra, các hộ gia đình cần lập một hòm thư góp ý tại điểm du lịch để kịp thời nắm được tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của nhân dân, du khách và những người tham gia dịch vụ du lịch. Từ đó có những biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch hộ gia đình. 4. KẾT LUẬN - Thác Nhị Hồ là một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Phú Lộc với sự tham gia hoạt động chủ yếu của các hộ gia đình. Hiện nay, có 06 hộ gia đình với 25 lao động đang trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch; thời gian hoạt động du lịch chủ yếu của các hộ gia đình là từ ngày 30/4 đến ngày 2/9 (4 tháng). - Dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ chủ yếu là dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, bán hàng lưu niệm; các dịch vụ du lịch khác còn nghèo nàn, đơn điệu, mang tính tự phát, chưa tương xứng tiềm năng phát triển của điểm du lịch. - Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng dịch vụ du lịch hộ gia đình ở Thác Nhị Hồ, đề xuất một số giải pháp (giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ vốn, quảng bá, mở rộng thị trường) nhằm phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội (2017). Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. [2] UBND huyện Phú Lộc, Phòng Văn hóa và Thông tin (2018). Báo cáo về tình hình khách du lịch, lũy kế, doanh thu du lịch huyện Phú Lộc năm 2018, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. [3] UBND huyện Phú Lộc (2018). Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2019, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Title: STUDY OF THE SITUATION OF HOUSEHOLD TOURISM SERVICES IN NHI HO WATERFALL, PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: Based on secondary data combined with fieldwork, rapid assessment (PRA), the paper investigates the situation of household tourism services in Nhi Ho Waterfall, Phu Loc District, Thua Thien Hue province. The research results show that at present, there are 06 households with more than 25 employees participating in tourism activities with key services such as catering, sightseeing, entertainment, souvenir sales; Other tourism services are still poor, spontaneous and not commensurate with the development potential of the tourist site. To develop household tourism services in Nhi Ho Waterfall effectively and sustainably, the paper proposes solutions for training, improving the quality of human resources, capital support, broadcast program and market expansion. Keywords: Nhi Ho, tourist service, household, spontaneous.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_dich_vu_du_lich_cua_ho_gia_dinh_o_thac.pdf
Tài liệu liên quan