Tóm lại, từ các phương án đã xác định ở
trên thấy khả năng phân phối tốc độ cho các
VĐV trong chạy 1.500m rất quan trọng, đây là
chiến thuật sử dụng trong thi đấu. Nếu phát huy
tốt chiến thuật sẽ đem lại hiệu quả trong thi đấu.
Qua kiểm nghiệm trên đối tượng theo các
phương án chúng tôi nhận thấy:
- Ở phương án thứ nhất là phương án dùng
cho nhóm VĐV có thể lực chuyên môn tốt,
phương án này phù hợp và đem lại thành tích
chạy tốt nhất cho VĐV.
- Phương án 2 là phương án sử dụng cho
nhóm VĐV có thể lực chuyên môn ở mức trung
bình, bởi phương án này cũng đem lại hiệu quả
cho VĐV trong nhóm.
- Phương án 3 chỉ phù hợp với VĐV có
trình độ thể lực chuyên môn yếu bởi nếu không
sẽ khó có thể duy trì được tốc độ chạy cho đến
khi về đích.
Từ đó cho thấy các phương án chúng tôi
xây dựng có giá trị thực tiễn phù hợp với từng
nhóm VĐV có trình độ khác nhau, đáp ứng điều
kiện huấn luyện để nâng cao thành tích tốt nhất
cho VĐV trong chạy 1.500m.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng thể chất nữ học sinh 9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỂ CHẤT NỮ HỌC SINH 9 TUỔI TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Trần Thị Thanh Huyền1, PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh2
1Trường Đại học Trà Vinh
2Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển thể chất con người có liên
quan chặt chẽ đến các định hướng phát triển của
toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến các bước
tiến của khoa học - kỹ thuật. Theo nghiên cứu
của các nhà chuyên môn, ta có thể hiểu rằng:
Phát triển thể chất là quá trình biến hóa về
hình thái, chức năng và thể lực của cơ thể con
người. Quá trình biến hóa ấy chịu tác động của
các qui luật tự nhiên (di truyền, bẩm sinh...)
đồng thời bị chi phối bởi điều kiện sống mà đặc
biệt là giáo dục. Ở các nước phát triển, đời sống
tương đối ổn định, việc điều tra thể chất là việc
làm thường xuyên theo chu kỳ 5 - 10 năm/lần.
Ở Việt Nam sau điều tra thể chất nhân dân năm
2001 ở qui mô toàn quốc đến nay đã gần
20 năm vẫn chưa có lần thứ hai, mà chỉ có
những cuộc kiểm tra thể chất mang tính cục bộ
từng địa phương, khu vực học trường học.
Bước vào thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI đời
sống chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường giáo
dục đã có nhiều thay đổi và nhất là trong 5 năm
gần đây kinh tế - xã hội của đất nước phát triển
mạnh mẽ GDP đầu người Việt Nam đạt
2.600 USD (2019), do vậy đời sống của trẻ em
cũng tốt và đầy đủ hơn, đó là nguyên nhân giúp
thể chất học sinh phát triển và thay đổi. Do đó
đánh giá đúng thực trạng thể chất của học sinh
sẽ là cơ sở định hướng cho việc phát triển thể
chất trong tương lai. Với tầm quan trọng trên tôi
chọn nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng thể
chất nữ học sinh 9 tuổi tại một số trường Tiểu
học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng
thể chất nữ học sinh 09 tuổi tại một số trường
Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh qua các
chỉ tiêu: Chiều cao đứng (m), Cân nặng (kg),
Chỉ số BMI, Công năng tim (HW), Đứng dẻo
gập thân (cm), Chạy 30m xuất phát cao (giây),
Bật xa tại chỗ (cm), Chạy con thoi 4 × 10m
Tóm tắt: Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui trong lĩnh vực giáo
dục thể chất tập trung đánh giá thực trạng thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số trường
Tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua các yếu tố hình thái, thể lực và chức năng.
So sánh thể chất của khách thể nghiên cứu với các giá trị trung bình thể chất của người Việt
Nam thời điểm năm 2001, học sinh một số tỉnh miền Bắc, học sinh khu vực Bắc miền Trung và
học sinh một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng độ tuổi, cùng giới tính.
Từ khóa: Thực trạng, thể chất, nữ học sinh, TP. Hồ Chí Minh.
Abstract: The article uses routine research methods in the field of physical education to
focus on assessing the physical situation of 9-year-old female students at some primary
schools in Ho Chi Minh City through factors morphology index, fitness, and function.
Comparison of the physical fitness of the study object with the physical averages of the
Vietnamese people in 2001, students from some Northern provinces, students in the North
Central region and students from some provinces in the Mekong Delta Long is the same age
and sex.
Keywords: Current situation, physical condition, female student, Ho Chi Minh city.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 5
(giây), Chạy tùy sức 5 phút (tính quảng đường,
m), Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần), Lực bóp
tay (KG).
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
tổng hợp và phân tích tài liệu, kiểm tra chức
năng, nhân trắc học, kiểm tra sư phạm và toán
thống kê.
Khách thể nghiên cứu: 321 nữ học sinh lớp
bốn (9 tuổi) tại các trường Tiểu học tại TP. Hồ
Chí Minh.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẩu
nhiên đơn ở hai Quận 1 (nội thành), quận Bình
Tân (ngoại thành) trong từng quận gồm các
trường sau: Trường Tiểu học Đuốc Sống,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Thái Bình, Lê Ngọc Hân,
Kết Đoàn, Hòa Bình, Chương Dương, Trần
Quang Khải, Lương Thế Vinh, Phan Văn Trị,
Bình Trị 2, An Lạc 3, Trần Hưng Đạo, Đinh
Tiên Hoàng, Trần Khánh Dư, Nguyễn Thái
Học, Khai Minh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng thể chất của nữ học sinh
9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh
Kết quả tính toán các tham số thống kê chỉ
tiêu đánh giá thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại
một số trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh được thể hiện ở Bảng 1. Trên bảng này
thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thống kê cơ bản
như: giá trị trung bình ( ); độ lệch chuẩn (S);
hệ số biến thiên (CV); sai số tương đối của giá
trị trung bình ( ) và độ lớn của mẫu (n).
Bảng 1. Thống kê các thành tích các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ học sinh 09 tuổi tại
một số trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (n = 321)
TT
Tham số
Tiêu chí
S CV
1 Chiều cao đứng (m) 1,36 0,08 5,6 0,01
2 Cân nặng (kg) 31,75 6,52 20,54 0,02
3 Chỉ số BMI (kg/m2) 17,17 2,60 15,13 0,02
4 Chạy 30m XPC (giây) 7,23 1,21 16,76 0,02
5 Bật xa tại chỗ (cm) 128,03 18,87 14,74 0,02
6 Dẻo gập thân (cm) 6,37 3,11 48,87 0,05
7 Lực bóp tay (KG) 8,28 4,04 48,86 0,05
8 Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần) 10,77 3,65 33,88 0,04
9 Chạy con thoi 4 × 10m (giây) 13,67 1,52 11,13 0,01
10 Chạy 5 phút tùy sức (m) 578,15 147,38 25,49 0,03
11 Công năng tim (HW) 11,32 1,89 16,73 0,03
Số liệu tại Bảng 1 cho thấy, hệ số biến thiên
(CV), tham số phản ánh độ biến thiên dao động
giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở
tất cả các chỉ số của khách thể nghiên cứu đều
cho thấy:
Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa
với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể
nghiên cứu (CV < 10%): chiều cao đứng.
Các chỉ số có độ đồng nhất trung bình (10%
< CV < 20%): BMI, chạy 30m XPC, bật xa tại
chỗ, chạy con thoi 4×10m và công năng tim.
Các chỉ số có độ đồng nhất thấp (20% < CV
< 30%): cân nặng, chạy 5 phút tùy sức.
Các chỉ số có độ đồng nhất rất thấp
(CV > 30%): Chỉ số dẻo gập thân, nằm ngửa gập
bụng trong 30 giây, lực bóp tay.
Mặc dù độ biến thiên dao động giữa các cá
thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở một vài chỉ
số khá lớn như trên nhưng tất cả các giá trị
trung bình mẫu đều đủ tính đại diện ( ≤ 0,05)
cho tổng thể nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
X
X
6 BÀI BÁO KHOA HỌC
để có thể căn cứ vào đó mà thực hiện các phân
tích, đánh giá tiếp theo.
Chỉ số BMI trung bình của nữ học sinh
9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh 17,17 (kg/m2) theo bảng đánh
giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 - 19 tuổi
dựa vào Z-score (WHO - 2007) là ở mức cân
đối [7].
Giá trị trung bình công năng tim của nữ học
sinh 9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh là 11,32 (HW) theo phân
loại của Ruffier xếp loại kém.
2. So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể chất
của nữ học sinh 9 tuổi tại một số trường Tiểu
học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với các
đối tượng khác
Để có cái nhìn khái quát và cụ thể về thực
trạng thể chất của khách thể nghiên cứu, trong
nghiên cứu này chúng tôi đánh giá thực trạng
thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
chủ yếu thông qua so sánh với các giá trị trung
bình thể chất của người Việt Nam thời điểm
2001 (TBTCVN) [5], học sinh một số tỉnh miền
Bắc (MB) [4], học sinh khu vực Bắc miền Trung
(MT) [6], và so sánh với thể chất của học sinh
một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) cùng độ tuổi, cùng giới tính [1].
Trong việc so sánh chúng tôi tính mức chênh
lệch tương đối giữa các giá trị trung bình theo
công thức: 100
A
A
X X
D
X
, (D: Độ chênh
lệch tương đối, X : giá trị trung bình của các chỉ
số thể chất của học sinh TP. Hồ Chí Minh), AX :
giá trị trung bình của các chỉ số thể chất của các
đối tượng so sánh) và kiểm định t. Kết quả so
sánh được trình bày tại Bảng 2.
Bảng 2. So sánh thể chất nữ học sinh 9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
với TBTCVN, MB, MT, ĐBSCL cùng độ tuổi và giới tính (n = 321)
TT Chỉ tiêu 9X S
TBTCVN MT MB ĐBSCL
VNX P
Chênh
lệch
(%)
BMTX
P
Chênh
lệch
(%)
MBX P
Chênh
lệch
(%)
SCLX P
Chênh
lệch
(%)
1 Chiều cao đứng (m) 1,36 0,08 1,28 <0,05 6,25 1,28 <0,05 6,25 1,29 <0,05 5,43 1,29 <0,05 5,43
2 Cân nặng (kg) 31,75 6,52 24,50 <0,05 29,59 25,15 <0,05 26,24 27,42 <0,05 15,79 23,90 <0,05 32,85
3 Chỉ số BMI 17,17 2,6 14,80 <0,05 16,01 15,35 <0,05 11,86 16,21 <0,05 5,92 14,65 <0,05 17,20
4 Công năng tim 11,32 1,89 13,51 <0,05 16,21 12,68 <0,05 10,73 10,68 <0,05 5,99 13,15 <0,05 13,92
5 Chạy 30 m XPC (s) 7,23 1,21 6,62 <0,05 9,21 6,25 <0,05 15,68 6,23 <0,05 16,05 6,79 <0,05 6,48
6 Bật xa tại chỗ (cm) 128,03 18,87 135,0 <0,05 5,16 134,0 <0,05 4,46 139,19 <0,05 8,02 137,0 <0.05 6,55
7 Dẻo gập thân (cm) 6,37 3,11 5,00 <0,05 27,40 - - - 6,76 <0,05 5,77 5,00 <0,05 27,40
8 Lực bóp tay thuận (kg) 8,28 4,04 14,10 <0,05 41,28 14,24 <0,05 41,85 14,99 <0,05 44,76 13,90 <0,05 40,43
9
Nằm ngửa gập
bụng trong 30
giây (lần)
10,77 3,65 10,00 <0,05 7,70 10,08 <0,05 6,85 15,62 <0,05 31,05 10,00 <0,05 7,70
10 Chạy con thoi (s) 13,67 1,52 13,10 <0,05 4,35 13,13 <0,05 4,11 12,62 <0,05 8,32 12,96 <0,05 5,48
11 Chạy 5 phút (m) 578,15 147,4 747,0 <0,05 22,60 737,0 <0,05 21,55 811,48 <0,05 28,75 803,0 <0,05 28,00
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 7
Kết quả so sánh ở Bảng 2 cho thấy:
Thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tốt
hơn TBTCVN 9 tuổi ở các chỉ tiêu chiều cao
đứng, cân nặng, BMI, công năng tim, nằm ngửa
gập bụng trong 30 giây và dẻo gập thân; kém hơn
ở chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ,
lực bóp tay thuận, chạy con thoi 4 × 10m và chạy
5 phút tùy sức. Hay thể chất nữ học sinh 9 tuổi tại
một số trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh tốt hơn TBTCVN 9 tuổi về hình thái, chức
năng, sức mạnh nhóm cơ lưng bụng và độ dẻo;
kém hơn ở sức nhanh, sức mạnh chi dưới, sức
mạnh bàn tay, khéo léo và sức bền chung.
Thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
tốt hơn MT 9 tuổi ở các chỉ tiêu chiều cao đứng,
cân nặng, BMI, công năng tim, nằm ngửa gập
bụng trong 30 giây và dẻo gập thân; kém hơn ở
chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ,
lực bóp tay thuận, chạy con thoi 4 × 10m và
chạy 5 phút tùy sức. Hay thể chất nữ học sinh
9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh tốt hơn MT 9 tuổi về hình thái,
chức năng, sức mạnh nhóm cơ lưng bụng và độ
dẻo; kém hơn ở sức nhanh, sức mạnh chi dưới,
sức mạnh bàn tay, khéo léo và sức bền chung
Thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
tốt hơn MB 9 tuổi ở các chỉ tiêu chiều cao đứng,
cân nặng, BMI; kém hơn ở chỉ tiêu công năng
tim, nằm ngửa gập bụng trong 30 giây, dẻo gập
thân, chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, lực
bóp tay thuận, chạy con thoi 4 × 10m và chạy
5 phút tùy sức. Hay thể chất nữ học sinh 9 tuổi
tại một số trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh tốt hơn MB 9 tuổi về hình thái; kém
hơn ở chức năng và thể lực.
Thể chất của nữ học sinh 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tốt
hơn ĐBSCL 9 tuổi ở các chỉ tiêu chiều cao đứng,
cân nặng, BMI, công năng tim, nằm ngửa gập
bụng trong 30 giây và dẻo gập thân; kém hơn ở
chỉ tiêu chạy 30m xuất phát cao, bật xa tại chỗ,
lực bóp tay thuận, chạy con thoi 4 × 10m và chạy
5 phút tùy sức. Hay thể chất nữ học sinh
9 tuổi tại một số trường Tiểu học trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh tốt hơn ĐBSCL 9 tuổi về hình thái,
chức năng, sức mạnh nhóm cơ lưng bụng và độ
dẻo; kém hơn ở sức nhanh, sức mạnh chi dưới,
sức mạnh bàn tay, khéo léo và sức bền chung.
Kết quả từ Bảng 2 cho thấy, thể chất của nữ
học sinh tiểu học 9 tuổi tại một số trường Tiểu
học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tốt hơn các
đối tượng so sánh ở các chỉ tiêu về hình thái,
công năng tim (kém hơn MB), dẻo gập thân
(kém hơn MB), nằm ngửa gập bụng trong
30 giây (kém hơn MB); kém hơn chỉ tiêu bật xa
tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy con thoi, lực bóp
tay thuận và chạy 5 phút tùy sức. Hay thể chất
của nữ học sinh tiểu học 9 tuổi tại một số
trường Tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
tốt hơn các đối tượng so sánh về hình thái, chức
năng (kém hơn MB), độ dẻo (kém hơn MB),
sức mạnh cơ lưng bụng (kém hơn MB); kém
hơn ở sức mạnh chi trước, sức nhanh, khéo léo
và sức bền chung.
Như ta biết hình thái phản ánh cấu trúc cơ
thể, được xác định bởi trình độ phát triển,
những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của
những chỉ số đó. Các chỉ tiêu hình thái chịu sự
chi phối của nhiều gen. Yếu tố môi trường cũng
có ảnh hưởng, nhưng chủ yếu là yếu tố di
truyền và chế độ dinh dưỡng quyết định. Bên
cạnh đó sự phát triển chiều cao của con người
phụ thuộc vào yếu tố là di truyền, dinh dưỡng
và sự rèn luyện thể thao. Tuy nhiên, yếu tố dinh
dưỡng có vai trò đặc biệt, nếu không chú trọng
đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong những
giai đoạn phát triển quan trọng thì không đạt
được chiều cao tối đa.
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng
đầu của Việt Nam tuy chỉ chiếm 0,6% về diện
tích tự nhiên và 8,56% dân số cả nước, nhưng
TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp 21,3% GDP cả
nước, 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước,
8
22,9% tổ
GDP đầ
học sinh thành ph
lại do đó ch
Kết quả
sinh tiểu h
Biể
KẾT LU
Thực tr
học sinh 9 tu
địa bàn
nhất cao: chi
BMI, ch
thoi 4×10m và công năng tim
cân nặng, ch
thấp: dẻ
30 giây,
trị trung bình m
chất đều có
Chiề
ng vốn đầu tư toàn x
u người hơn 6.300 USD. Đ
ố
ế độ dinh dư
nghiên cứu cho th
ọc 9 tuổi t
u đồ 1. Mức chênh l
tại một số
ẬN
ạng các ch
ổi tại m
TP. Hồ Chí Minh khá phân tán (đ
ều cao đ
ạy 30m XPC, b
ạy 5 phút tùy s
o gập thân, n
lực bóp tay)
ẫu củ
≤ 0,05
u cao Cân nặng BMI CNT 30m BXTC D
TBTCVN
MT
MB
ĐBSCL
ã h
cao hơn các t
ỡng cũng s
ấy thể
ại một số trư
ệch (%) c
trường Tiểu h
ỉ tiêu đánh giá th
ột số trường Ti
ứng; đồng nh
ật xa tạ
; đ
ức và d
ằm ngửa g
. Sai số tương đ
a tất cả chỉ
nên đều đủ tính đ
ội; bình quân
ời sống c
ỉnh thành còn
ẽ cao hơn.
chất của nữ
ờng Tiểu h
ủa các ch
ọc trên đị
ể chất n
ểu học trên
ồ
ất trung bình:
i chỗ, chạy con
ồng nhất th
ồng nhất r
ập bụng trong
ối của giá
số đánh giá th
ại diện
ủa
học
ọc
trên đ
tượ
do các nguyên nhân trên đây c
thuy
ỉ tiêu đánh giá th
a bàn TP. H
ữ
ng
ấp:
ất
ể
cho
tổng th
Ti
trư
theo
tim theo phân lo
mộ
Minh
thái, ch
hơn MB), s
MB);
nhanh, khéo léo và s
ịa bàn TP. H
ng so sánh ở
ết đặt ra cho các nghiên c
Kết quả chênh l
ể chấ
ồ Chí Minh v
ể nữ họ
ểu học trên đ
Chỉ số BMI n
ờng Tiểu họ
WHO - 2007
Thể chất c
t số trường Ti
tốt hơn
ức năng (kém hơn MB), đ
ức m
kém hơn
ẻo LBT NNGB con thoi Ch
BÀI BÁO KHOA H
ồ Chí Minh
các chỉ tiêu v
ệch thể hi
t nữ học sinh ti
ới các đối tư
c sinh 9 tu
ịa bàn TP. H
ữ học sinh 9 tu
c trên địa bàn
là ở mứ
ại của Ruffier x
ủa nữ học sinh ti
ểu học trên đ
các đối tượ
ạnh cơ lưng b
ở sức m
ức bền chung.
tốt hơn
ề hình thái
ũng là m
ứu tiếp theo.
ện qua Biểu
ểu học 9 tu
ợng khác
ổi tại một s
ồ Chí Minh.
ổi tạ
TP. Hồ Chí Minh
c cân đối; công năng
ếp loại
ểu học 9 tu
ịa bàn TP. H
ng so sánh v
ộ d
ụng (kém hơn
ạnh chi dư
ỌC
các đối
có thể là
ột giả
đồ 1.
ổi
ố trường
i một số
kém.
ổi tại
ồ Chí
ề hình
ẻo (kém
ớc, sức
ạy 5’
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Huỳnh Văn Bảy và cộng sự (2005), “Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất của học sinh
phổ thông (6 - 17 tuổi) thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hội nghị khoa học “Giáo dục thể chất và sức khỏe”, Nxb.
TDTT, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hội nghị khoa học “Giáo dục thể chất và sức khỏe”, Nxb.
TDTT, Hà Nội.
[4]. Bùi Quang Hải (2008), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc
bằng phương pháp quan sát dọc, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội.
[5]. Viện khoa học Thể dục thể thao (2003), “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến
20 tuổi (thời điểm năm 2001)”, Nxb. TDTT, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Ngọc Việt (2010), “Sự biến đổi thể lực và tầm vóc dưới tác động của tập luyện
TDTT nội khóa - ngoại khóa đối với học sinh tiểu học từ 6 - 9 tuổi ở Bắc miền trung”, Luận
án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
[7]. www.viendinhduong.vn, PGS.TS. Lê Danh Tuyên, ThS. Trịnh Hồng Sơn (Viện Dinh
dưỡng, 16/8/2019), Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score.
Bài nộp ngày 20/12/2019, phản biện ngày 04/3/2020, duyệt in ngày 10/6/2020
10 BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN PHỐI TỐC ĐỘ
CHẠY CỰ LY 1.500M CHO ĐỘI TUYỂN SINH VIÊN ĐIỀN KINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
ThS. Đào Thị Hương1, ThS. Lê Thị Vân Trang2
1Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
2Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chạy 1.500m thuộc cự ly chạy tổng hợp quá
trình ưa và yếm khí. Tốc độ tối đa không sử
dụng cao trên toàn cự ly thi đấu nhưng để đạt
được thành tích cao cần phát triển sức bền
chuyên môn nhằm rút ngắn thời gian chạy đến
mức tối đa. Bởi lẽ khi rút ngắn thời gian chạy
cần phải sử dụng tốc độ tương đối cao trên cự
ly chạy, nếu không biết cách phân phối tốc độ
trên từng đoạn chạy sẽ không đạt được thành
tích cao. Vì vậy nâng cao sức bền chuyên môn
và phân phối tốc độ trong chạy cự ly 1.500m là
rất có ý nghĩa. Hằng năm đội tuyển điền kinh
sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể
thao Hà Nội tham gia thi đấu và đạt thứ hạng
cao trong các giải sinh viên toàn quốc, đặc biệt
có thế mạnh ở cự ly chạy trung bình 800m đối
với nữ và 1.500m đối với nam.
Tuy nhiên, qua đánh giá thực trạng khả
năng phân bố tốc độ của vận động viên (VĐV)
nam chạy 1.500m đội tuyển điền kinh sinh viên
cũng như phân tích qua thi đấu các giải thì xuất
hiện nhiều hình thức phân phối tốc độ khác
nhau, điều này là do các VĐV có trình độ thể
lực khác nhau nên khả năng duy trì tốc độ cũng
khác nhau.
Vậy làm thế nào để qui chung các nhóm
VĐV có thể lực tốt, hay nhóm thể lực yếu có
những phương án chạy để đạt hiệu quả cao
nhất, điều này đòi hỏi phải nghiên cứu, xây
dựng phương án phân phối tốc độ trong chạy
1.500m cho VĐV. Xuất phát từ thực tiễn chúng
tôi nghiên cứu vấn đề này.
Nghiên cứu trong lĩnh vực này bài viết đã
sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp
phỏng vấn tọa đàm; Phương pháp kiểm tra sư
phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
Phương pháp toán học thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để xây dựng phương án cảm giác tốc độ
trong chạy 1.500m cho sinh viên đội tuyển điền
kinh trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao
Hà Nội chúng tôi xác định thực trạng khả năng
phân phối tốc độ của đối tượng.
Qua xác định thực trạng của VĐV chạy
1.500m thuộc đội tuyển điền kinh sinh viên
trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao
Tóm tắt: Phân phối tốc độ là một trong những yếu tố đem lại thành công trong thi đấu
1.500m. Trước thực trạng nhiều vận động viên có đẳng cấp, trình độ thể lực khác nhau thì tìm
ra phương án chạy cho các nhóm là điều cần thiết, nó tạo cơ sở khoa học để ứng dụng trong
huấn luyện vận động viên chạy 1.500m.
Từ khóa: sinh viên, đội tuyển điền kinh, sức bền chuyên môn, trình độ thể lực.
Abstract: Distribution of speed is one of the factors make success in 1.500m compertition.
Previou many athletes have different level so reseach and find how to run is important. It's
make a basis of science in traning for 1.500m athletes.
Keywords: student, team athletics, professional strength, fitness level.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 11
Hà Nội. Bước tiếp theo tiến hành xây dựng
phương án cảm giác tốc độ cho đối tượng
nghiên cứu và kiểm nghiệm các phương án vừa
xây dựng, cụ thể các bước:
- Kiểm tra sư phạm các test trên đối tượng
nghiên cứu để xây dựng thang điểm, phân
loại nhóm.
- Xác định phương án dựa trên kết quả
phân nhóm của đối tượng thông qua kiểm tra
sư phạm.
- Kiểm nghiệm thực tiễn kết quả mà các
phương án vừa xây dựng.
Qui trình tiến hành để lựa chọn được
phương án phân phối tốc độ cho VĐV chạy
1.500m được chúng tôi căn cứ vào những cơ sở
lý luận, thực tiễn huấn luyện và qua trao đổi với
các huấn luyện viên (HLV) có kinh nghiệm.
Như đã biết trong chạy 1.500m chiến thuật chạy
được chia ra làm nhiều loại nhưng chủ yếu dựa
vào thành tích chạy của từng vòng (từng đoạn
400m). Làm thế nào để có hiệu quả nhất trong
khi duy trì tốc độ của từng vòng chạy và đạt
thành tích chạy tốt nhất. Cơ sở khoa học ở đây
là căn cứ vào thành tích chạy 400m tốt nhất của
VĐV để theo dõi diễn biến các vòng chạy so
với thành tích chạy 400m.
1. Tiến hành kiểm tra, phân loại
các nhóm:
Với mục đích tiến hành kiểm tra phân
loại các chỉ tiêu (test) đánh giá nhằm phân biệt
được các nhóm VĐV có thể lực khác nhau. Nếu
trong vùng yếu, trung bình, tốt thì sẽ có những
biểu hiện khác nhau và có phương án chạy
khác nhau.
Trước tiên dựa vào kết quả kiểm tra của đối
tượng nghiên cứu trên các test. Sau đó dựa vào
trung bình và độ lệch chuẩn để tiến hành phân
loại (khi phân loại chia ra thành 5 loại: Giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém), qua phân loại tiếp
tục xây dựng theo thang điểm từ 0 - 10 cho tất
cả các test. Cuối cùng là dựa vào phân loại
điểm tổng hợp để phân nhóm, cụ thể:
Dựa vào kết quả kiểm tra thực trạng, căn cứ
vào trung bình, độ lệch chuẩn chúng tôi phân
loại theo 5 mức được biểu diễn Bảng 1.
Bảng 1. Phân loại tiêu chuẩn từng chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn chạy cự ly 1.500m
TEST Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
BXTC (m) 2,51
Bật 10 BTC (m) 26,5
Chạy 30m XFC (s) >3,42 3,35-3,42 3,26-3,34 3,18-3,25 <3,18
Chạy 100m XFC (s) >12,13 11,92-12,13 11,69-11,91 11,68-11,47 <11,47
Chạy 400m (s) >55,1 54,5-55,1 53,6-54,4 53,5-52,9 <52,9
Chạy 1.600m (ph:s) >4,37 4,33-4,37 4,28-4,32 4,27-4,23 <4,23
Cũng từ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
chúng tôi tiếp tục xây dựng thang điểm 10 cho
từng chỉ tiêu theo thang độ C. Với giá trị từ
0 đến 10 cho từng chỉ tiêu riêng lẻ được trình
bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Bảng điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho vận động viên chạy 1.500m
TEST 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
BXTC
(m)
2,55
Bật
10BTC
(m)
26,9
12 BÀI BÁO KHOA HỌC
Chạy
30m
XFC (s)
>3,46 3,46 3,42 3,38 3,34 3,30 3,26 3,22 3,18 3,14 <3,14
Chạy
100m
XFC (s)
>12,24 12,24 12,13 12,02 11,91 11,80 11,69 11,58 11,47 11,36 <11,36
Chạy
400m
(s)
>55,5 55,5 55,1 54,7 54,4 54,0 53,6 53,3 52,9 52,5 <52,5
Chạy
1600m
(ph:s)
>4,40 4,40 4,37 4,35 4,32 4,30 4,28 4,25 4,23 4,20 <4,20
Sau khi xây dựng bảng điểm tiêu chuẩn có
giá trị từ 0 đến 10. Tuy nhiên, nếu để tiến hành
phân loại thì chưa đảm bảo điều kiện khách
quan khi mà giữa các tố chất thể lực có sự bù
trừ cho nhau. Cho nên, chúng tôi tiến hành phân
loại theo bảng điểm đánh giá tổng hợp được
trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Phân loại chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn chạy 1.500m theo điểm tổng hợp
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
0 - 12 13 - 24 25 - 36 37 - 48 49 - 60
Như vậy, để phân nhóm chúng tôi dựa trên
kết quả phân loại các test cũng như dựa vào
phân loại theo điểm tổng hợp. Khi phân loại
chúng tôi chia làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm tốt đạt từ mức trên trung bình trở
lên theo bảng phân loại hoặc có tổng điểm lớn
hơn mức trung bình.
- Nhóm trung bình được nằm trong khoảng
trung bình ở cả bảng phân loại và bảng điểm
tổng hợp.
- Nhóm yếu đạt dưới mức trung bình ở bảng
phân loại hoặc dưới mức trung bình ở bảng
điểm tổng hợp.
2.2 Xây dựng phương án phân phối tốc
độ cho vận động viên chạy 1.500m và kiểm
nghiệm thực tiễn
Để xây dựng phương án cảm giác về tốc
độ cho VĐV chạy 1.500m chúng tôi dựa vào
những trao đổi với HLV và từ thực tiễn huấn
luyện. Từ đó tìm ra sự thống nhất đó là đánh giá
khả năng phân phối tốc độ của VĐV dựa vào
thành tích chạy từng vòng (400m). Cách thức
tiến hành là cho các VĐV chạy toàn bộ cự ly
1.500m rồi ghi chép lại thành tích chạy của
từng vòng, cho lặp lại nhiều lần để tìm ra qui
luật chung.
Điều này cho thấy khi xây dựng phương án
cần phải tính được thời gian VĐV chạy 400m
(thành tích tốt nhất), sau đó căn cứ vào mức độ
sử dụng phần trăm so với thành tích khi VĐV
phân phối sức trong chạy 1.500m.
Tiến hành trên 15 VĐV nam chạy 1.500m
của đội tuyển điền kinh sinh viên trường Đại
học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội với
3 nhóm theo như phân loại ở trên. Chúng tôi
xác định được qui luật chung là: Các VĐV đều
chạy đạt mức độ từ 70 - 85% tốc độ tối đa so
với kết quả chạy 400m trong mỗi vòng và 300m
cuối thì sử dụng toàn bộ sức còn lại để rút đích.
Có 3 phương án tương ứng với 3 nhóm:
- Phương án 1: Dành cho nhóm có trình độ
chuyên môn tốt.
- Phương án 2: Dành cho nhóm có trình độ
chuyên môn trung bình.
- Phương án 3: Dành cho nhóm có trình độ
chuyên môn yếu.
Cụ thể có các phương án được trình bày ở
Bảng 4.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 13
Bảng 4. Phương án phân phối tốc độ cho VĐV chạy 1500m
Vòng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
1 (400m) 85% 80% 75%
2 (400m) 80% 75% 75%
3 (400m) 75% 70% 70%
4 (300m) Toàn bộ sức còn lại Toàn bộ sức còn lại Toàn bộ sức còn lại
Sau khi xác định được các phương án cách
kiểm nghiệm thực tiễn được tiến hành trên các
đối tượng không thuộc 15 VĐV đã nêu và có
kết quả kiểm tra các test thuộc trong 3 nhóm
phân loại ở trên. Các VĐV này chạy 1.500m và
được theo dõi thành tích theo các phương án đã
xác định, kết quả Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả kiểm tra chạy 1.500m theo các phương án đã xây dựng của đối tượng kiểm nghiệm
Nhóm Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Tốt (ph:s) 4,05 4,08 4,12
Trung bình (ph:s) 4,15 4,10 4,13
Yếu (ph:s) 4,18 4,20 4,15
Dẫn chứng bằng con số cụ thể: chẳng hạn
VĐV nhóm tốt chạy 1.500m với thành tích 4,05
phút ở phương án 1; 4,08 phút ở phương án 2;
4,12 phút ở phương án 3 và thành tích chạy
400m là 52 giây thì khả năng phân phối tốc độ
trên các vòng được biểu diễn như sau:
Bảng 6. Biễu diễn khả năng phân phối tốc độ của VĐV trong chạy 1.500m
Kết quả 400m (s) 400m (s) 400m (s) 300m (s) 1.500m (ph:s)
Phương án 1 61,2 65,0 69,3 Toàn bộ sức còn lại 4,05
Phương án 2 65,0 69,3 74,3 Toàn bộ sức còn lại 4,08
Phương án 3 69,3 69,3 74,3 Toàn bộ sức còn lại 4,12
Tóm lại, từ các phương án đã xác định ở
trên thấy khả năng phân phối tốc độ cho các
VĐV trong chạy 1.500m rất quan trọng, đây là
chiến thuật sử dụng trong thi đấu. Nếu phát huy
tốt chiến thuật sẽ đem lại hiệu quả trong thi đấu.
Qua kiểm nghiệm trên đối tượng theo các
phương án chúng tôi nhận thấy:
- Ở phương án thứ nhất là phương án dùng
cho nhóm VĐV có thể lực chuyên môn tốt,
phương án này phù hợp và đem lại thành tích
chạy tốt nhất cho VĐV.
- Phương án 2 là phương án sử dụng cho
nhóm VĐV có thể lực chuyên môn ở mức trung
bình, bởi phương án này cũng đem lại hiệu quả
cho VĐV trong nhóm.
- Phương án 3 chỉ phù hợp với VĐV có
trình độ thể lực chuyên môn yếu bởi nếu không
sẽ khó có thể duy trì được tốc độ chạy cho đến
khi về đích.
Từ đó cho thấy các phương án chúng tôi
xây dựng có giá trị thực tiễn phù hợp với từng
nhóm VĐV có trình độ khác nhau, đáp ứng điều
kiện huấn luyện để nâng cao thành tích tốt nhất
cho VĐV trong chạy 1.500m.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi đi
đến kết luận sau:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thuc_trang_the_chat_nu_hoc_sinh_9_tuoi_tai_mot_so.pdf