Nghiên cứu thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nghiên cứu này đánh giá tình hình vận dụng CMKT trên một tỉnh mang đặc thù kinh tế vùng tây nguyên. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu là hoạt động thương mại phục vụ và gần gũi với công tác sản xuất các loại cây đặc thù của vùng như tiêu, cà phê, cao su. Nghiên cứu này là bước khởi đầu cho các nghiên cứu sâu và rộng hơn về tình hình vận dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các CMKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh để đánh giá một cách toàn diện hơn, góp phần giúp các DN minh bạch và rõ ràng hơn trong các thông tin tài chính mà DN mình công bố, tạo niềm tin tốt tới cộng đồng và các tổ chức liên quan.

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 8(129).2018 37 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI RESEARCH ON APPLICATION OF ACCOUNTING STANDARD AT SMALL AND MEDIUM SIZED ENTERPRISES IN GIA LAI PROVINCE Nguyễn Thị Cẩm Vân1, Lê Thị Minh Hằng2 1Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên; camvan266@gmail.com 2Đại học Đà Nẵng; hangdhdn@yahoo.com Tóm tắt - Chuẩn mực kế toán (CMKT) là tập hợp các nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. CMKT tạo ra một hệ thống quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả các kế toán viên trong các doanh nghiệp. Việc vận dụng đúng CMKT là một vấn đề rất quan trọng trong công tác kế toán với cả doanh nghiệp và các tổ chức liên quan. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tình hình vận dụng CMKT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng cách tiến hành việc điều tra thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu đã đánh giá được mức độ vận dụng CMKT thường xuyên hay không thường xuyên của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Abstract - Accounting Standard consists of rules and basic requirements to guide accountants through recognizing, recording and reflecting potential economic operation. Accounting Standard creates a united viewpoint system for accountants in enterprises. Application of Accounting Standard plays an important role in accounting work for both enterprises and other related organizations. This study is conducted to evaluate Accounting Standard application in small and medium -sized Enterprises in Gia Lai province. The study is run by investigation via questionnaire and direct interview. The levels of Accounting Standard application in enterprises have been assessed by the study. Từ khóa - Chuẩn mực kế toán; hệ thống kế toán; báo cáo tài chính; kiểm toán; doanh nghiệp nhỏ và vừa. Key words - Accounting Standard; Accounting system; Financial Report; Audit; Small and Medium – sized Enterprises. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang dần thiết lập các khuôn khổ pháp lý theo thông lệ các nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính (BCTC). Tuy nhiên, thực trạng việc áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn nhiều bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bởi những yếu tố về môi trường pháp lý, kinh doanh và văn hóa, bởi sự đan xen và thiếu tính thống nhất giữa CMKT và Luật kế toán cũng như chế độ kế toán. Kế toán Việt Nam cần có những cải tiến nhất định nhằm tạo sự hài hòa để hướng đến sự đồng bộ mang tính hệ thống. Cùng với quá trình đổi mới hệ thống Kế toán Việt Nam, Bộ Tài Chính (BTC) đã nỗ lực soạn thảo và công bố 26 CMKT từ năm 2001 đến nay. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng CMKT của các DN Việt Nam còn những tồn tại. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Việc ban hành CMKT đến vận dụng các chuẩn mực này như thế nào là cả một quá trình và luôn gặp nhiều rào cản do các đặc trưng về kinh tế, hệ thống pháp lý, năng lực và thói quen của các kế toán viên [4]. Trong điều kiện hệ thống pháp lý về kế toán Việt Nam đang hoàn thiện, ngoài hệ thống CMKT còn có chế độ kế toán DN, mà ở đó quy định cụ thể hơn phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc áp dụng các CMKT chung có đảm bảo một khung pháp lý tương đối thống nhất, thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước hay không, điều này đã tác động đến kế toán viên, họ nên dựa vào chế độ kế toán hay CMKT để triển khai vận dụng? Thực tế họ đã vận dụng CMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như thế nào trong thời gian qua? Gia Lai là một trong những tỉnh có các DNNVV hoạt động chiếm tỷ lệ chủ yếu trên địa bàn tỉnh (chiếm 96%) hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Việc vận dụng CMKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian qua như thế nào? Bài viết này sẽ nghiên cứu cụ thể thực trạng vận dụng CMKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể: - Đánh giá các chuẩn mực vận dụng thường xuyên/ không thường xuyên trong DN; - Mức độ đo lường và mức độ công bố thông tin các chuẩn mực vận dụng. Trên cơ sở đó, đánh giá những nguyên nhân chủ yếu chi phối đến việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này dựa hoàn toàn vào số liệu sơ cấp. Để thu thập được các dữ liệu cần thiết, nhóm tác giả đã thiết kế một bảng câu hỏi điều tra có cấu trúc và tiến hành điều tra để thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng hoặc kế toán viên của DN [1]. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích định tính và các thống kê mô tả căn bản để phân tích dữ liệu điều tra. Theo cách thiết kế nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 340 DNNVV (tương ứng 340 phiếu), thu về 330 phiếu (đạt tỷ lệ 97,06% trên số phiếu phát ra). Số phiếu hợp lệ 320 phiếu (đạt tỷ lệ 96,97% phiếu thu về). Nội dung của bảng câu hỏi liên quan đến một số vấn đề lớn: - Những chuẩn mực nào được sử dụng trong DN; - Vấn đề đo lường và công bố thông tin đối với những 38 Nguyễn Thị Cẩm Vân, Lê Thị Minh Hằng chuẩn mực mà DN sử dụng thường xuyên; - Những nhân tố tác động đến việc vận dụng CMKT. Thời gian tiến hành khảo sát: từ 10/2/2017 đến 15/5/2017. Thông tin chi tiết về mẫu nghiên cứu được mô tả trong bảng sau : Bảng 1. Số lượng DN điều tra theo ngành Ngành Số lượng Phần trăm (%) Phần trăm lũy kế (%) Sản xuất 53 16,56 16,56 Thương mại 168 52,50 69,06 Dịch vụ 60 18,75 87,81 Kết hợp 39 12,19 100 Tổng cộng 320 100 3. Kết quả nghiên cứu và bình luận 3.1. Tình hình vận dụng các CMKT Thông qua yêu cầu người trả lời cho ý kiến ‘Có’ hay ‘Không’ [2] sử dụng các chuẩn mực trong 19 danh mục các chuẩn mực áp dụng cho DNNVV. Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các DNNVV đều vận dụng CMKT. Tuy nhiên, mức độ vận dụng không giống nhau, dao động từ 26,3% - 89,5% nghĩa là DN vận dụng ít chuẩn mực nhất chỉ ở mức 26,3% trong khi DN vận dụng nhiều chuẩn mực nhất đạt 89,5%. Không có DN nào vận dụng 100% CMKT dùng cho DNNVV trên địa bàn tỉnh. Dùng chỉ số thống kê Index 𝐼 = ∑ VAS19𝑖=1 /19 để tính mức độ vận dụng CMKT. Theo thông tư 133/2016/TT – BTC – chế độ kế toán cho DNNVV thì 19/26 chuẩn mực được vận dụng trong DNNVV tùy theo đặc điểm của DN. Trong số 19 chuẩn mực đó, DN vận dụng chuẩn mực nào, chuẩn mực nào không vận dụng. DN nào có chỉ số index càng cao thì chứng tỏ DN đó vận dụng nhiều chuẩn mực và ngược lại. Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy, tỉ lệ vận dụng các chuẩn mực không đồng đều, cụ thể thể hiện trong bảng sau: Bảng 2. Tình hình vận dụng nhóm chuẩn mực trong DNNVV CMKT N Số lượng DN vận dụng Tỷ lệ DN có vận dụng (%) Chuẩn mực chung 320 281 87,8 Chuẩn mực hàng tồn kho 320 299 93,4 Chuẩn mực TSCĐ hữu hình 320 316 98,7 Chuẩn mực TSCĐ vô hình 320 317 99,0 Bất động sản đầu tư 320 164 51,3 Thuê Tài sản 320 170 53,1 Kế toán các khoản đầu tư vào CTLK 320 46 14,3 Báo cáo bộ phận 320 1 0,31 Ảnh hưởng của việc thay đổi TGHĐ 320 1 0,31 CM Doanh thu và Thu nhập khác 320 310 96,8 Hợp đồng xây dựng 320 130 40,6 Chi phí đi vay 320 198 61,8 Thuế thu nhập DN 320 210 65,6 Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng 320 97 30,3 Trình bày BCTC 320 315 98,4 Các sự kiện PS sau ngày kết thúc KKT 320 169 52,8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 320 127 39,7 Thông tin về các bên liên quan 320 131 40,9 Thay đổi chính sách KT và các sai sót 320 119 37,2 Qua kết quả phân tích cho thấy, trong 19 CMKT Việt Nam áp dụng cho DNNVV thì mức độ vận dụng của các chuẩn mực không đồng đều, cụ thể nhóm chuẩn mực mà các DN sử dụng phổ biến nhất là những chuẩn mực liên quan đến các hoạt động kinh doanh hằng ngày như chuẩn mực chung, mua và bán hàng hóa dịch vụ, tài sản cố định, chuẩn mực hàng tồn kho, doanh thu... Đặc biệt, chuẩn mực trình bày BCTC (VAS 21) chiếm 98,3% đã phản ánh những nguyên tắc kế toán cơ bản trong đo lường và trình bày như là tham chiếu quan trọng trong công tác kế toán ở DN. Tuy nhiên, một tỷ lệ vận dụng các chuẩn mực chưa cao cho thấy người làm kế toán có thể không biết hay chưa nhận thức được đầy đủ rằng các chuẩn mực đã thể hiện phần nào trong các quy định thực hành kế toán hàng ngày. Có một số chuẩn mực các DN không vận dụng hoàn toàn hoặc vận dụng nhưng không thường xuyên như chuẩn mực báo cáo bộ phận (VAS 08) và ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (VAS 10) chiếm 0,31%, chuẩn mực đầu tư vào công ty liên kết (VAS 07) 14,3%,... 3.2. Tình hình đo lường và công bố thông tin Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích cho thấy, nhóm chuẩn mực mà các DN vận dụng thường xuyên là các nhóm có tỷ lệ vận dụng ở mức cao. Trên cơ sở đó, tác giả chọn ra 3 nhóm cơ bản để điều tra về mức độ đo lường và công bố thông tin về chuẩn mực, đó là chuẩn mực hàng tồn kho, chuẩn mực tài sản cố định và chuẩn mực doanh thu. Riêng chuẩn mực về BCTC, tất cả các DN đều lập theo quy định nên không đưa vào đánh giá ở khoản mục này. 3 nhóm chuẩn mực này, cơ bản đại diện cho những hoạt động kinh tế phát sinh hằng ngày hầu hết tại DN. Kết quả ở nghiên cứu cho thấy: - Đối với chuẩn mực hàng tồn kho: Ở mức độ đo lường, hầu hết các DN đều áp dụng phương pháp xác định giá gốc, giá hàng xuất kho và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đều theo chuẩn mực, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (62%), phương pháp bình quân gia quyền (26%), còn lại (12%) là tính giá theo phương pháp thực tế đích danh. Về góc độ công bố thông tin liên quan đến hàng tồn kho, hầu hết các DN chỉ công bố ở 2 khoản mục xác định giá gốc và giá hàng xuất kho. Riêng thông tin về dự phòng giảm giá hàng tồn kho ít được thể hiện trên BCTC, chỉ 29% DN công bố thông tin liên quan đến khoản mục này. Điều này xuất phát từ thực tế công tác kế toán tại DN, bản thân kế toán viên có thể không quan tâm nhiều hoặc chưa hiểu rõ trong việc lập và công bố thông tin đến khoản mục lập dự phòng giảm giá này. - Đối với chuẩn mực tài sản cố định: Ở góc độ đo lường, hầu hết các DN đều vận dụng chuẩn mực, 100% DN đều xác ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 8(129).2018 39 định nguyên tắc ghi nhận giá trị ban đầu và áp dụng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ, nguyên giá của TSCĐ thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn ghi nhận, DN đã xác định được mức độ chắc chắn của việc thu lợi ích kinh tế trong tương lại dựa trên các bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu rủi ro liên quan. Việc xử lý sau ghi nhận ban đầu, DN áp dụng ngay cả khi có ảnh hưởng thay đổi giá cả, các chi phí phát sinh sau ghi nhận được ghi tăng giá trị tài sản nếu cải thiện trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó như làm tăng công suất sử dụng, giảm chi phí hoạt động... Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Nếu có chênh lệch do đánh giá lại thì được hạch toán theo quy định của nhà nước. - Về vấn đề công bố thông tin, trên BCTC của các DN đã thể hiện mức độ công bố thông tin theo chuẩn mực tương đối cao (>80%) từ phương pháp xác định nguyên giá đến bản thuyết minh BCTC. Trong quá trình vận dụng chuẩn mực TSCĐ, đã thể hiện được tính hữu ích, cho phép người sử dụng thông tin xem xét ở mức độ đúng đắn và có cơ sở để so sánh giữa các DN với nhau. - Đối với chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác. Việc xác định và ghi nhận các nguyên tắc về doanh thu bán hàng chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (>99%). Tất cả các DN đều thể hiện sự chú trọng trong công tác đo lường và ghi nhận doanh thu. Riêng khoản mục doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ hoạt động phát sinh lãi chiếm tỷ lệ không cao. Điều này cho thấy, tỉ lệ các DN đầu tư liên kết liên doanh hoặc gửi từ các tổ chức tín dụng không nhiều nên các khoản ghi nhận và xác định doanh thu từ lãi thấp, các DN tuân thủ và vận dụng những chuẩn mực liên quan đến thực tế phát sinh và ghi nhận tại DN. Doanh thu được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp khi đảm bảo là DN nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Từ những kết quả khảo sát thực tế ở các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai về mức độ vận dụng CMKT cho thấy: Hầu hết các DN đều vận dụng các chuẩn mực, tuy nhiên mức độ vận dụng giữa các DN không đồng đều. Các chuẩn mực được vận dụng thường xuyên là các chuẩn mực gắn liền với các nghiệp vụ phát sinh kinh tế hằng ngày đối với DN như: chuẩn mực hàng tồn kho, tài sản cố định, doanh thu... Điều này, thể hiện bản chất của tất cả các DN. DN thành lập để hoạt động với mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Những chuẩn mực này gắn liền với DN ngay từ quá trình ban đầu hình thành, xuyên suốt trong quá trình sản xuất, thương mại. Với đặc điểm riêng của tỉnh Gia Lai, hơn 90% là DN thương mại nên việc ghi nhận đo lường các loại hàng tồn kho và lập các khoản dự phòng liên quan đến khoản mục đó là hoàn toàn cần thiết và quan trọng. Việc lập BCTC là quy định của nhà nước nên các DN phải tuân thủ để đảm bảo tính chấp hành cũng như tạo sự minh bạch trong các thông tin tài chính của DN, tạo niềm tin trong cộng đồng cũng như các tổ chức liên quan. 3.3. Những nhân tố tác động đến việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai Quá trình nghiên cứu được thông qua hai giai đoạn chính đó là nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức [7]. Trên cơ sở kết quả điều tra thử nghiệm, đặc thù trong bối cảnh ở Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các CMKT trong các DNNVV có những đặc trưng riêng sau: Khía cạnh văn hóa và pháp lý không được xem xét ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình. Tuy nhiên, các biến thể của nó thể hiện qua đặc trưng pháp lý của hệ thống kế toán ở Việt Nam. Theo đó, công việc kế toán được thực hành thông qua hệ thống các văn bản dưới luật như chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Các văn bản này không chỉ là tài liệu hướng dẫn mà còn thể hiện sự quản lý thống nhất về mặt kế toán trên các phương diện: chứng từ, tài khoản kế toán, qui định đo lường và hệ thống BCTC. Với các đặc trưng pháp lý trên, biến thể của văn hóa được hướng đến khía cạnh thứ nhất: vai trò cá nhân - tập thể tác động đến các chiều của kế toán mà Gray [6] đề cập đến. Nếu xét theo chiều hướng đó, có thể kỳ vọng ở môi trường Việt Nam, tính độc lập về nghề nghiệp sẽ rất thấp, công việc kế toán hướng đến sự thống nhất cao và ít quan tâm công bố số liệu tài chính công khai. Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán hay tác động của thuế đối với công tác kế toán. Những nghiên cứu nguyên thủy về vấn đề này thường liên quan đến mối quan hệ giữa việc vận dụng CMKT quốc tế của các DN với các tổ chức kiểm toán. Al-Baskeki (1995) cho rằng DN kiểm toán có ảnh hưởng đáng kế đến việc quyết định của công ty trong việc lựa chọn CMKT, đặc biệt là các chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò của các hãng kiểm toán độc lập trong nhóm 4 hãng kiểm toán lớn trên thế giới. Nếu một DN được kiểm toán bởi một trong các hãng kiểm toán lớn thì thông thường, DN đó quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các CMKT quốc tế. Từ thực tiễn đó trên thế giới, liên hệ với điều kiện Việt Nam, tác giả cho rằng, nếu BCTC của một DN được kiểm toán thì mức độ vận dụng các CMKT sẽ cao hơn những DN không yêu cầu bắt buộc kiểm toán [3]. Tuy nhiên, ở Việt Nam qui định về kiểm toán chỉ áp dụng bắt buộc cho các công ty yết giá trên sàn chứng khoán, hoặc các tổng công ty nhà nước. Đối với các DNNVV thì không yêu cầu bắt buộc kiểm toán. Điều này đặt ra nghi vấn là áp lực cho việc tuân thủ CMKT cho DNNVV ở Việt Nam còn rất thấp. Ở một khía cạnh khác, những ý kiến chuyên gia và kết quả điều tra thử cho thấy, công tác thuế ảnh hưởng rất lớn đến đo lường kế toán. Những thay đổi trong quản lý DN từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 2007 cùng với đặc thù trên làm tác giả cũng nghi vấn về tác động của thuế đối với công tác kế toán ở các DNNVV. Vấn đề đặt ra là, việc không yêu cầu kiểm toán và vai trò giám sát của thuế đối với công tác kế toán yếu hơn trong điều kiện hiện nay sẽ ảnh hưởng đến vận dụng CMKT trong các DNNVV. Trình độ của kế toán viên. Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy, sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên. Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy kế toán có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng các chuẩn mực ngày càng cao. Đây là điều phù hợp vì những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn về khoa học kế toán, có khả năng vận dụng, lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của DN mình. Do vậy, việc ban hành chuẩn mực và vận 40 Nguyễn Thị Cẩm Vân, Lê Thị Minh Hằng dụng nó vào trong thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức nhất định và lĩnh hội những tư tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán. Ở góc độ này, tác giả cho rằng quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều trong nhận thức của người làm kế toán, nên cần xem đây là một nhân tố không thể thiếu. Mặc dù kết quả điều tra thử nghiệm còn chưa rõ ràng, nhưng dự tính đây là một tác động không thể thiếu trong việc vận dụng CMKT. Nhận thức của chủ DN. Kế toán được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành DN hoạt động có hiệu quả [5]. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kế toán được vận dụng như là một phương tiện để kê khai thuế theo quản lý của nhà nước, chứ nhiều chủ DN chưa thật sự quan tâm đến vai trò quản lý của kế toán. Ở góc độ đó, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng CMKT ban hành cho DNNVV. Tác giả đưa nhân tố này vào khảo sát để xem xét tác động của nó đến việc vận dụng CMKT. Lợi ích của việc vận dụng CMKT cũng được xem xét trong mô hình này. Lợi ích của việc vận dụng được xem xét ở khả năng tiếp cận các khoản tín dụng từ ngân hàng, tính minh bạch của thông tin sẽ giúp tăng hình ảnh của DN trong cộng đồng kinh doanh và từ đó sẽ tạo điều kiện mở mang hoạt động kinh doanh. Kết quả điều tra chính thức bằng nghiên cứu định lượng đã kiểm định các thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giá trị liên hệ lý thuyết dựa vào đặc thù trong bối cảnh Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng đã cho thấy việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố chính đó là: Năng lực trình độ kế toán viên, tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán, ý kiến tư vấn từ các tổ chức bên ngoài như kiểm toán và cơ quan thuế, yếu tố pháp lý và lợi ích khi vận dụng CMKT cũng tác động đến mô hình này, cụ thể: VD = 0.209*NL + 0.204*TL + 0.194*TV + 0.185*PL + 0.161*LI (1) Bảng 3. Phân tích hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa t Sig. Độ phóng đại phương sai (VIF) B Std. Error 1 Hằng số .830 NL .230 .089 .209 2.596 .011 1.460 TL .173 .070 .204 2.463 .015 1.533 TV .167 .068 .194 2.435 .016 1.423 NT .027 .060 .034 .449 .654 1.267 PL .004 .043 .185 .088 .430 1.136 LI .091 .044 .161 2.085 .039 1.335 Từ kết quả nghiên cứu phương trình hồi quy có thể xác định được vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập đến việc vận dụng CMKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo đó, đóng góp từng biến theo thứ tự giảm dần là: Biến X1 đóng góp 20,9%, biến X2 đóng góp 20,4%, biến X3 đóng góp 19,4%, biến X4 đóng góp 18,5% và cuối cùng thấp nhất là biến X5 đóng góp 16,1%%. Cả 5 biến này đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc là việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4. Kết luận Việc tuân thủ và vận dụng các CMKT đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán và hoạt động quản lý của DN. Nếu DN vận dụng nghiêm túc các CMKT sẽ tạo ra được nhiều cơ hội kinh DN vì bản thân các chuẩn mực các kế toán đã thể hiện tính minh bạch và chính xác trong các nội dung đo lường và công bố thông tin. Tuy nhiện, việc vận dụng các CMKT lại phụ thuộc nhiều vào chế độ kế toán, mà chế độ kế toán thường xuyên thay đổi theo sự phát triển kinh tế vĩ mô. Ở nước ta, tồn tại song song chuẩn mực và chế độ kế toán. Điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn cho kế toán viên trong quá trình thực hiện. Họ không phân biệt đươc rõ ràng ranh giới giữa chế độ và chuẩn mực. Nghiên cứu này đánh giá tình hình vận dụng CMKT trên một tỉnh mang đặc thù kinh tế vùng tây nguyên. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu là hoạt động thương mại phục vụ và gần gũi với công tác sản xuất các loại cây đặc thù của vùng như tiêu, cà phê, cao su... Nghiên cứu này là bước khởi đầu cho các nghiên cứu sâu và rộng hơn về tình hình vận dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các CMKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh để đánh giá một cách toàn diện hơn, góp phần giúp các DN minh bạch và rõ ràng hơn trong các thông tin tài chính mà DN mình công bố, tạo niềm tin tốt tới cộng đồng và các tổ chức liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đình Khôi Nguyên (2010), “Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đễn việc vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 5, trang 225 - 233. [2] Hồ Phan Minh Đức (2013), “Nghiên cứu tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học. Số 62, trang 45 – 53. [3] Belkaoui, Ahmed and A. Kahl (1978), Corporate Financial Disclosure in Canada, Research Monograph of the Canadian Certified General Accountants Association, Vancouver. [4] Chow, C.W., &Wong-Boren (1987), “Voluntary financial disclosure by Mexican corporations”, The Accounting Review, 62 (3), pp.533- 541. [5] Cooke, T. (1989). Disclosure in the corporate annual reports of Swedish companies. Accounting and Business Research, 19 (74), pp.113-124. [6] Gray, S. J. (1988), “Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally”, Abacus, 24(1), pp.1-15. [7] Hair,J.(1995),MultivariateDataAnalysis,PrenticeHallInternational, NewYork. (BBT nhận bài: 25/5/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 15/6/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_van_dung_chuan_muc_ke_toan_cua_cac_doa.pdf
Tài liệu liên quan