Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau 6 tháng can thiệp 100% số trẻ có thay đổi các lĩnh vực theo CARS, nhưng chỉ có biểu hiện quan hệ với mọi người, đáp ứng cảm xúc, động tác cơ thể, giao tiếp có lời và đáp ứng nghe thay đổi có ý nghĩa. Kết quả này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang thấy sau một năm can thiệp tất cả các khiếm khuyết theo CARS đều thay đổi có ý nghĩa, có thể do thời gian can thiệp dài hơn chúng tôi(7), nghiên cứu của Quách Thúy Minh và cộng sự tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy can thiệp tự kỷ qua giao tiếp bằng tranh sau 6 tháng thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt về giao tiếp mắt, tương tác xã hội. Quách Thúy Minh và cộng sự can thiệp cho 130 trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi cũng thấy sau 3 tháng trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, sau 9 tháng điểm CARS giảm có ý nghĩa(9). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang cũng cho thấy sau 12 tháng can thiệp 100% trẻ có cải thiện giao tiếp, ngôn ngữ, vận động(7). Mặc dù 100% trẻ có tiến bộ về các khiếm khuyết, nhưng do sự thay đổi chưa cóý nghĩa nên chúng tôi thấy tỉ lệ tự kỷ nặng có giảm nhưng chưa cóý nghĩa (p>0,05). Tương tự như mức độ tự kỷ, sau can thiệp 6 tháng điểm CARS trung bình có giảm, nhưng không cóý nghĩa. Kết quả này theo chúng tôi là điều bình thường, bởi các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy việc điều trị tự kỷ rất khó khăn và cần phải có thời gian đủ dài mới có sự chuyển biến.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 74 NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ TRẺ EM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Phạm Trung Kiên*, Lê Thị Kim Dung**, Đào Văn Dũng***, Phan Thị Yến**** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên và đánh giá kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên trẻ em 18-60 tháng tuổi và trẻ mắc tự kỷ tại Thái Nguyên từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013; nghiên cứu mô tả và can thiệp so sánh trước - sau. Kết quả: Sàng lọc 7.316 trẻ em tại Thái Nguyên phát hiện được 33 trẻ mắc tự kỷ, chiếm tỉ lệ 0,45%; tỉ lệ theo giới (nam:nữ) là 3,7:1.Tỉ lệ tự kỷ giảm dần từ khu vực trung tâm thành phố (0,66%), phường thuộc thành phố (0,45%), xã thuộc thành phố (0,25%), xã thuộc huyện (0,23%). Các biện pháp can thiệp là PECS, can thiệp hành vi, ngôn ngữ trị liệu. Sau 6 tháng can thiệp, các dấu hiệu tự kỷ có thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ có quan hệ xã hội, giao tiếp có lời, cảm xúc và hành vi thay đổi có ý nghĩa; điểm CARS và tỉ lệ tự kỷ nặng có giảm nhưng chưa cóý nghĩa. Kết luận: Tỉ lệ mắc tự kỷ tại Thái Nguyên là 0,45%. Sau can thiệp nhiều dấu hiệu lâm sàng, tỉ lệ tự kỷ nặng và điểm CARS có giảm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: tự kỷ, Thái Nguyên. ABSTRACT STUDY ON PREVALENCE OF AUTISTIC CHILDREN AND TREATMENT FOR CHILDREN WITH AUTISM IN THÁI NGUYÊN Pham Trung Kien, Le Thi Kim Dung, Dao Van Dung, Phan Thi Yen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 74 - 79 Objectives: To define prevalence of autistic children and to assess the treatment for children with autism. Subjective: Children aged from 18 to 60 months and the children with autistic in Thái Nguyên from April 2012 to December 2013. Methods: Cross-sectional and interventional study. Results: Screening on 7316 children in Thái Nguyên, 33 children were identified with autism, accounting for 0.45%.Of them, 10 children were of 18-36 months, accounting for 30.3%; those of 37-60 months account for 69.7 %. The male/female proportion: 26/7, equal to 3.7/1. The rate of autism decreases from central areas (0.66 %) to the suburb (0.43 %); in the suburban communes, this rate is 0.25%, while in the rural district it is 0.23%. Interventional measures: PECS, verbal therapy, activities and behavioral intervention. After 6 months of intervention, all of signs have improved, but only social interaction, verbal communication, emotional response, and behaviors are statistically significant (p<0.05). Conclusions: The rate of autistic children in Thái Nguyên was 0.45%; after 6 months of intervention, the rate of severe autism, and the number of CARS have decreased, but not statistically significant (p>0.05). Keywords: Autism, Thai Nguyen. * Trường ĐHQuốc Gia Hà Nội, ** Trường ĐHYD Thái Nguyên, *** Bệnh viện CH&PHCN Thái Nguyên, **** BVĐK tỉnh Bắc Ninh Tác giả liên lạc: PGS.TS Phạm Trung Kiên ĐT: 0913509141 Email:ykkien@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 75 ĐẶT VẤN ĐỀ Tự kỷ (TK) là một rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em với ba biểu hiện đặc trưng là: sự khiếm khuyết tương tác xã hội; khó khăn trong giao tiếp bằng lời và không lời; hành vi hạn hẹp, lặp lại và định hình(10). Trên Thế giới, tỉ lệ mắc TK gia tăng rất nhanh, trong 20 năm qua tỉ lệ mắc tăng 8-10 lần. Tại Mỹ, tỉ lệ mắc TK năm 2013 là 1/50 trẻ, tăng 30% so với năm 2012 (1/88 trẻ) và trở thành một trong ba vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cùng với bệnh tim mạch và ung thư(6). Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị tự kỷ tại các bệnh viện nhi năm 2007 tăng gấp 33-50 lần so với năm 2000, nhưng chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ mắc tự kỷ ở trẻ em tại Việt Nam. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ.Việc chẩn đoán xác định tự kỷ đòi hỏi quy trình chặt chẽ, tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hội Tâm thần Mỹ (DSM)(1). Điều trị cho trẻ tự kỷ rất khó khăn, tốn kém về kinh phí và thời gian nhưng kết quả điều trị cũng rất hạn chế.Tại Việt Nam, hiện nay việc chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ mới tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), còn tại các tỉnhvấn đề tự kỷ hầu như vẫn bị bỏ ngỏ(6). Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, có Trường Đại học Y Dược và nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, nhưng tự kỷ trẻ em chưa được quan tâm đúng mức và chưa có nghiên cứu tỉ lệ mắc và tình hình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắcvà kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên. 2. Đánh giá kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổivà những trẻ mắc tự kỷ đang sống tại tỉnh Thái Nguyên. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ và nhân viên trực tiếp tham gia điều trị tự kỷ. Địa điểm nghiên cứu: Các xã, phường thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên, Trường Giáo dục và hỗ trợ trợ trẻ em thiệt thòi Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Sàng lọc từ tháng 4- 10/2012, can thiệp từ 4-10/2013. Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang và can thiệp so sánh trước - sau. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu mô tả Cỡ mẫu Theo công thức ước lượng một tỉ lệ: Chọn: Z1 - α/2: giá trị tới hạn tin cậy, với α = 0,05 Z1 - α/2 = 1,96; p =0,46% (nghiên cứu tại Thái Bình tỉ lệ tự kỷ là 0,46%), d =0,35. Áp dụng công thức ta có n = 6.786 (trẻ). Chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng theo khu vực trung tâm thành phố, ven đô, xã thuộc thành phố và xã vùng nông thôn. Tại các xã chọn ngẫu nhiên theo danh sách trẻ cho đến khi lấy đủ số trẻ cần thiết. Nghiên cứu can thiệp Cỡ mẫu: Tự kỷ là bệnh hiếm nên chúng tôi can thiệp cho tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tự kỷ tại Thái Nguyên. Chọn mẫu: Tất cả trẻ em được chẩn đoán tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-IV và đánh giá mức độ tự kỷ theo thang CARS (bao gồm những trẻ mới chẩn đoán qua sàng lọc và những trẻ đã điều trị từ trước tại các cơ sở điều trị tự kỷ trong tỉnh Thái Nguyên). Nội dung và biến số nghiên cứu Các chỉ tiêu chung: Tuổi, giới, nơi sống, thông tin về cha mẹ, nhân viên. p(1- p) d2 n = Z21-α/2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 76 Các chỉ tiêu về sàng lọc: Kết quả M-CHAT, Denver, điểm CARS, tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ, đặc điểm lâm sàng tự kỷ. Chỉ số can thiệp: Tỉ lệ trẻ có thay đổi dấu hiệu theo CARS, tỉ lệ TK nặng, điểm CARS. Nội dung can thiệp: Biện pháp can thiệp gồm có can thiệp hành vi, vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động nhóm và sử dụng thuốc hỗ trợ. Trẻ được can thiệp cá nhân 40-60 phút/ngày, ngày thứ 7 hàng tuần trẻ tham gia các hoạt động nhóm. Đối tượng thực hiện can thiệp là nhân viên y tế, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, chuyên gia giáo dục đặc biệt. Thu thập số liệu Quy trình sàng lọc: Tất cả trẻ được bác sĩ Nhi khám lâm sàng, trẻ có dấu hiệu nghi ngờ (dấu hiệu cờ đỏ) được đánh giá M-CHAT, Denver, Khám Thanh thính học, làm điện não đồ, CTscanner. Những trẻ nghi ngờ TK sẽ được đánh giá phát triển và chẩn đoán xác định TK do các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần Nhi và các chuyên gia Tâm lý trẻ em thực hiện. Đánh giá điều trị: Số liệu được thu thập bởi các nhân viên trực tiếp tham gia điều trị cho trẻ theo mẫu phiếu nghiên cứu và bệnh án điều trị. Xử lý số liệu theo thống kê y học, sử dụng phần mềm EPI-INFO7. KẾT QUẢ >ảng ?: Đặc điểm đối tượng tham gia sàng lọc bệnh tự kỷ Các chỉ số Số lượng (n=7,316) Tỷ lệ % Tuổi 18 - 36 tháng 2986 40,8 37 - 60 tháng 4330 59,2 Giới Nam 3806 52,0 Nữ 3510 48,0 Nơi cư trú Phường trung tâm thành phố 3043 41,6 Phường ngoại vi thành phố 1389 19,0 Xã thuộc thành phố 1184 16,2 Huyện 1700 23,2 Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy trẻ 18 - 36 tháng: 40,8%; trẻ 37 - 60 tháng: 59,2%. Tỉ lệ trẻ nam và nữ trong nghiên cứu tương đương nhau (nam: 52,0%; nữ: 48,0%). Tỉ lệ trẻ sống tại các phường trung tâm thành phố (41,6%), phường ngoại vi thành phố chiếm 19,0%, các xã thuộc thành phố chiếm 16,2% và các huyện 23,2%. >ảng 2: Tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ theo lứa tuổi (chẩn đoán theo DSM-IV) Chẩn đoán Tuổi Tự kỷ Số trẻ sàng lọc n Tỉ lệ mắc n Tỉ lệ % 18 - 36 tháng 10 0,33 2986 40,8 37- 60 tháng 23 0,53 4330 59,2 Tổng số 33 0,45 7316 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng 2 cho thấy tỉ lệ tự kỷ là 0,45% trong đó ở trẻ 18 - 36 tháng 0,33%, thấp hơn so với trẻ 37-60 tháng (0,53%). >ảng 3: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ theo giới Chẩn đoán Giới Tự kỷ Số trẻ sàng lọc n Tỉ lệ mắc n Tỉ lệ % Nam 26 0,68 3806 52,0 Nữ 7 0,20 3510 49,0 Tổng số 33 0,43 7316 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy tỉ lệ mắc tự kỷ trẻ nam cao hơn trẻ nữ (0,68% so với 0,2%), tỉ số trẻ nam: nữ là 3,7:1. >iểu đồ?: Tỉ lệ mắc tự kỷ tại các khu vực trong tỉnh Thái Nguyên Nhận xét: kết quả biểu đồ 1 cho thấy tỉ lệ mắc tự kỷ có xu hướng giảm dần từ các phường trung tâm (0,66%) đến xã thuộc các huyện (tỉ lệ tự kỷ là 0,23%). >ảng 4: Các dấu hiệu lâm sàng của trẻ tự kỷ Chẩn đoán Khiếm khuyết Có dấu hiệu Không có n % n % Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời 33 100,0 0 0 Khiếm khuyết ngôn ngữ 33 100,0 0 0 Không giao tiếp mắt 33 100,0 0 0 Khiếm khuyết tương tác xã hội 33 100,0 0 0 Hành vi bất thường 31 93,9 2 6,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 77 Nhận xét: có nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau, nhưng 100,0% trẻ có khiếm khuyết tương tác xã hội, giao tiếp có và không có lời; 93,9% trẻ có hành vi bất thường. >ảng 5: Sự thay đổi các lĩnh vực theo CARS Thời điểm Lĩnh vực chậm Trước điều trị Sau 6 tháng p n % n % Quan hệ với mọi người 54 100,0 47 87,0 <0,05 Đáp ứng cảm xúc 52 96,3 43 79,6 <0,05 Động tác cơ thể 54 100 44 81,4 <0,05 Giao tiếp có lời 54 100,0 42 77,7 <0,05 Đáp ứng nghe 54 100,0 48 88,8 <0,05 Bắt chước 54 100,0 51 94,4 >0,05 Sử dụng đồ vật 51 94,4 50 92,5 >0,05 Thích nghi thay đổi 53 98,1 49 90,7 >0,05 Đáp ứng thị giác 53 98,1 52 92,5 >0,05 Đáp ứng xúc giác, vị giácN 54 100,0 49 90,7 >0,05 Sợ hãi, lo lắng 48 90,5 45 83,3 >0,05 Giao tiếp không lời 54 100,0 49 90,7 >0,05 Mức độ hoạt động 54 100,0 52 96,3 >0,05 Mức độ và sự ổn định trí tuệ 51 94,4 49 90,7 >0,05 Ấn tượng chung 54 100,0 50 92,5 >0,05 Nhận xét: Sau 6 tháng can thiệp, các lĩnh vực theo CARS đều có thay đổi, nhưng chỉ có quan hệ với mọi người, đáp ứng cảm xúc, giao tiếp có lời, động tác cơ thể và đáp ứng nghe có ý nghĩa (p<0,05). >ảng 6: Mức độ tự kỷ và điểm CARS can thiệp Thời điểm Dấu hiệu Trước điều trị Sau 6 tháng p n % n % Tự kỷ nặng 32 59,2 25 46,2 >0,05 Tự kỷ nhẹ và vừa 22 40,8 29 53,8 Điểm CARS 38,2 ± 3,9 37,5 ± 2,7 Nhận xét: sau 6 tháng can thiệp, tỉ lệ tự kỷ nặng và điểm CARS giảm nhưng chưa cóý nghĩa so với trước can thiệp (p>0,05). BÀN LUẬN Tỉ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng của tự kỷ Cho đến nay, đã có rất nhiều công cụ được sử dụng để sàng lọc, phát hiện sớm tự kỷ ở trẻ em. Các tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ chủ yếu dựa theo Sổ tay chẩn đoán thống kê của Hội Tâm thần Mỹ (DSM). Tại Việt Nam, mặc dù chưa cónghiên cứu dịch tễ học trên phạm vi toàn quốc, nhưng đã có một số nghiên cứu về tỉ lệ mắc tự kỷ được tiến hành tại các cơ sở điều trị (các bệnh viện nhi). Nghiên cứu sàng lọc tự kỷ trẻ em tại cộng đồng cho đến nay tại Việt Nam cũng chưa có nhiều tác giả thực hiện. Do vậy, chúng tôi đã xây dựng quy trình sàng lọc tự kỷ trẻ em tại Thái Nguyên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả trẻ em được các bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám tổng quát và phát hiện các dấu hiệu định hướng (dấu hiệu cờ đỏ) nguy cơ mắc tự kỷ. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được đánh giá bảng M- CHAT, test Denver (do các bác sĩ thực hiện), nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sẽ được làm các thăm dò cần thiết như đo thính lực, làm điện não đồ, chụp CTScanner sọ não. Theo tiêu chuẩn WHO, để có chẩn đoán tự kỷ cần có 5 chuyên gia (theo Mỹ từ 6 chuyên viên trở lên) cùng theo dõi trẻ trong vòng ít nhất 1 tháng và ít nhất 3 môi trường khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay chẩn đoán tự kỷ chủ yếu trong thời gian dưới 1 tiếng và do tối đa 2 chuyên gia (bác sĩ và cán bộ tâm lý), tại duy nhất 1 môi trường là phòng khám. Trong nghiên cứu của chúng tôi việc chẩn đoán tự kỷ được đánh giá bởi ít nhất 2 chuyên gia là bác sĩ Tâm thần Nhi khoa (của Bệnh viện Nhi Trung ương) hoặc Chuyên gia Tâm lý (Trung tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Sử dụng công cụ sàng lọc sớm tự kỷ trẻ nhỏ bằng M- CHAT chúng tôi thấy rất hiệu quả. Tiến hành sàng lọc 7.316 trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phát hiện được 33 trẻ mắc tự kỷ chiếm tỉ lệ 0,45%. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc tự kỷ tại các khu vực trong tỉnh Thái Nguyên cũng khác nhau và có xu hướng giảm dần từ khu vực thành phố ra vùng nông thôn (0,66% so với 0,23%). Tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi tương đương tỉ lệ tự kỷ tại Mỹ những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng so với hiện nay là quá thấp, năm 2013 tỉ lệ tự kỷ trẻ em tại Mỹ là 1/50 trẻ(3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Gurney J.G. (2003) tại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Nhi Khoa 78 Minesotta cứ 10.000 trẻ em thì có 52 trẻ bị tự kỷ(4), tại New Jersey (Mỹ) năm 2001 (67/10.000 trẻ), nhưng cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại California (12,3/10.000 trẻ), tại Georgia là 34/10.000 trẻ (2003). Tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi tương đương với tỉ lệ tại Trung Quốc, thống kê tại Trung Quốc năm 2008 cứ 250 trẻ em Trung Quốc thì có 1 trẻ bị tự kỷ, hiện có 1.000.000 trẻ mắc tự kỷ tại quốc gia này(12). Tại Thái Lan, ước tính có 200.000 trẻ mắc tự kỷ, tỉ lệ tự kỷ là 0,2- 0,6%, tỉ lệ trẻ trai:gái là 4:1. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tự kỷ ở trẻ 18-36 tháng thấp hơn so với trẻ 37-60 tháng (0,33% so với 0,53%). Tỉ lệ tự kỷ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khác biệt không nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang ở trẻ 18-24 tháng tại Thái Bình (0,45% so với 0,46%), nhưng nếu tính cùng lứa tuổi thì tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi thấp hơn (0,33% so với 0,46%)(7). Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ tự kỷ ở trẻ em khu vực thành phố cao hơn so với khu vực nông thôn, điều này cũng phù hợp với nhận định của một số tác giả cho thấy tỉ lệ tự kỷ cao ở những thành phố lớn so với khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Quách Thúy Minh và cộng sự tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ bệnh nhân thành thị: nông thôn là 3:1(9). Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ trai:gái là 3,7:1, kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ tự kỷ ở trẻ trai:trẻ gái là 4:1. Theo Stephen J. Blumberg và cộng sự nghiên cứu tại Mỹ, năm 2007 tỉ lệ trẻ trai: gái là 3,6:1, năm 2012 tỉ lệ này là 4,6:1(11).Nguyễn Thị Hương Giang và Trần Thị Thu Hà (2008) thấy trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 449 trẻ nam và 57 trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1(7). Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ có các khiếm khuyết đặc trưng của tự kỷ rất cao, 100% trẻ có khiếm khuyết tương tác xã hội, khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời, khiếm khuyết ngôn ngữ, có 93,9% trẻ có hành vi bất thường. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Điệp Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Hương Giang, Quách Thúy Minh, Hoàng Vũ Quỳnh Trang và Phan Ngọc Thanh Trà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 thấy trẻ tự kỷ chậm hoặc vắng hoàn toàn ngôn ngữ không tìm cách bù đắp bằng những cử chỉ điệu bộ gặp 94%(2). Kết quả điều trị tự kỷ Cho đến nay đội ngũ nhân viên tham gia can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Thái Nguyên vẫn còn rất thiếu, hiện tại chỉ có 13 nhân viên trực tiếp điều trị cho trẻ tự kỷ, ngành Y tế Thái Nguyên chưa cóđơn vị điều trị tự kỷ. Hai cơ sở điều trị tự kỷ tại Thái Nguyên là Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên (trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo), Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên (trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội). Hiện nay các trung tâm can thiệp tự kỷ trên Thế giới thường phối hợp các biện pháp tâm lý - giáo dục với các kỹ thuật y sinh học. Tại một số trung tâm can thiệp tự kỷ của Việt Nam cũng đã phối hợp sử dụng oxy cao áp, châm cứu với các biện pháp tâm lý trong điều trị. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi do đội ngũ nhân viên còn thiếu và chưa có những chuyên gia về các lĩnh vực chuyên biệt trong can thiệp tự kỷ (chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu.) nên các kỹ thuật can thiệp tại Thái Nguyên chỉ tập trung biện pháp trị liệu hành vi, giao tiếp bằng tranh ảnh, hoạt động trị liệu.Nhiều tác giả đã phối hợp sử dụng một số thuốc trong điều trị tự kỷ, nhưng kết quả nghiên cứu còn chưa thống nhất, hiệu quả không rõ rệt. Những trẻ điều trị tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng được bổ sung một số vitamin và khoáng chất. Sau can thiệp chúng tôi thấy trẻ có sự thay đổi về hành vi khá rõ rệt, tỉ lệ trẻ chơi dập khuôn và hành vi bất thường giảm có ý nghĩa, nhưng các biểu hiện tương tác xã hội và ngôn ngữ biến chuyển chậm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau 6 tháng can thiệp 100% số trẻ có thay đổi các lĩnh vực theo CARS, nhưng chỉ có biểu hiện quan hệ với mọi người, đáp ứng cảm xúc, động tác cơ thể, giao tiếp có lời và đáp ứng nghe Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 79 thay đổi có ý nghĩa. Kết quả này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang thấy sau một năm can thiệp tất cả các khiếm khuyết theo CARS đều thay đổi có ý nghĩa, có thể do thời gian can thiệp dài hơn chúng tôi(7), nghiên cứu của Quách Thúy Minh và cộng sự tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy can thiệp tự kỷ qua giao tiếp bằng tranh sau 6 tháng thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt về giao tiếp mắt, tương tác xã hội. Quách Thúy Minh và cộng sự can thiệp cho 130 trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi cũng thấy sau 3 tháng trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, sau 9 tháng điểm CARS giảm có ý nghĩa(9). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang cũng cho thấy sau 12 tháng can thiệp 100% trẻ có cải thiện giao tiếp, ngôn ngữ, vận động(7). Mặc dù 100% trẻ có tiến bộ về các khiếm khuyết, nhưng do sự thay đổi chưa cóý nghĩa nên chúng tôi thấy tỉ lệ tự kỷ nặng có giảm nhưng chưa cóý nghĩa (p>0,05). Tương tự như mức độ tự kỷ, sau can thiệp 6 tháng điểm CARS trung bình có giảm, nhưng không cóý nghĩa. Kết quả này theo chúng tôi là điều bình thường, bởi các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy việc điều trị tự kỷ rất khó khăn và cần phải có thời gian đủ dài mới có sự chuyển biến. KẾT LUẬN Tỉ lệ hiện mắc tự kỷ Sàng lọc trên 7316 trẻ em, có 33 trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chiếm 0,45%. Tỉ lệ nam: nữ là 3,7:1. Tỉ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-36 tháng là 0,33%; trẻ 37-60 tháng là 0,53%. Tỉ lệtự kỷ giảm dần từ khu vực trung tâm thành phố xuống các huyện (trung tâm thành phố: 0,66%; tại các huyện là 0,23%). Đặc điểm lâm sàng: 100% trẻ tự kỷ có khiếm khuyết quan hệ xã hội, khiếm khuyết giao tiếp và khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời,rối loạn hành vi 93,9%. Kết quả điều trị tự kỷ tại Thái Nguyên Sau can thiệp 6 tháng trẻ tự kỷ có cải thiện tất cả các lĩnh vực, nhưng chỉ có tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời, một số hành vi và động tác định hình thay đổi có ý nghĩa (p<0,05). Tỉ lệ tự kỷ nặng và điểm CARS giảm nhưng không cóý nghĩa thống kê (p>0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Center for Disease Control and Prevention (2012), Morbidity and Mortality Weekly Report: Prevalence of Autism Spectrum Disorders- Autism and Developmental Disabilities Mornotoring, Network, 14 sites, US, 2008. 2. Hoàng Vũ Quỳnh Trang và Phan Ngọc Thanh Trà (2007), "Đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ tự kỷ tại đơn vị tâm lý BV Nhi đồng I". 3. James GG, Melissa S. Fritz và Kirsten K. Ness (2003), "Analysis of Prevalence Trends of Autism Spectrum Disorder in Minnesota ", Arch Pediatr Adolesc Med. 157(7), 622-627. 4. Kanner L (1943), "Autistic disturbances of affective contact", Nervous Child. 2. 5. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lí học. 6. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỷ, những vấn đề lý luận và thục tiễn, NXB Đại học Sư phạm, American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder - DSM-IV, Wasington DC, AA. 7. Nguyễn Thị Hương Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M-CHAT23, đặc điểm dịch tễ-lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Phương Mai (2005).Mô tả lâm sàng các dấu hiệu chẩn đoán chứng tự kỷ ở trẻ em, Trường Đại học Y Hà Nội. 9. Quách Thúy Minh (2008), "Một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu cho trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi trung ương", Nghiên cứu y học. 57(4), 280-88. 10. Stephen JB (2013), Changes in Prevalence of Parent-reported Autism Spectrum Disorder in School-aged U.S. Children: 2007 to 2011-2012, National Health Statistics Reports. 11. Virginia CNW (2008), "Epidemiological Study of Autism Spectrum Disorder in China", J Child Neurol. 23, 167-72. 12. Vitharon B, Pantipa J và Patnaree T (2014), "Adverse Effects of Risperidone in Children with Autism Spectrum Disorders in a Naturalistic Clinical Setting at Siriraj Hospital, Thailand", Psychiatry Journal. Ngày nhận bài báo: 17/6/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/6/2014 Ngàybài báo được đăng: 20/08/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ti_le_hien_mac_va_ket_qua_dieu_tri_tu_ky_tre_em_t.pdf
Tài liệu liên quan