Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm human papillomavirus ở phụ nữ có phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan

Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ có Pap’s bất thường là 62,1±0,49%. Yếu tố liên quan với nhiễm HPV là mang thai nhiều lần. Cần phối hợp thêm HPV DNA với Pap’s trong tầm soát UTCTC và đẩy mạnh thông tin giáo dục sức khoẻ về hành vi tình dục an toàn để tránh bị lây nhiễm HPV trong cộng đồng bên cạnh tiêm Vaccine phòng ngừa nhiễm HPV để hạ thấp tỷ lệ xuất hiện UTCTC.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm human papillomavirus ở phụ nữ có phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 158 NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS Ở PHỤ NỮ CÓ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phạm Việt Thanh* TÓM TẮT Giới thiệu: Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung (UTCTC). Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm HPV và các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV có vai trò quan trọng khi đưa ra chương trình can thiệp sức khỏe nhằm hạ thấp tỷ lệ UTCTC cho cộng đồng. Mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm HPV và các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV ở các phụ nữ có kết quả phết mỏng cổ tử cung (PMCTC) bất thường. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện ở 488 phụ nữ có kết quả PMCTC bất thường theo phân loại tế bào học Bethesda 2001, đồng ý tham gia nghiên cứu. Các phụ nữ được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn và thực hiện xét nghiệm định danh HPV. Các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV được so sánh giữa 2 nhóm nhiễm và không nhiễm HPV. Mô hình phân tích đa biến (Multivariate logistic regression) được ứng dụng để phát hiện các yếu tố chính liên quan đến nhiễm HPV. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV tính chung trong nhóm nghiên cứu là 62,1±0,49%, trong đó nhiễm HPV týp nguy cơ cao lên đến 71,3% các trường hợp nhiễm HPV. Nhiễm HPV týp 16 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,1%, kế đến là HPV týp 6/11 là 28,7% và HPV týp 18 là 19,8%. Khi phân tích đơn biến, các yếu tố: mang thai trên 2 lần (PR=1,1-1,9), phá thai trên 2 lần (PR=1,1-1,5), có trên 2 con (PR=1,1-1,5) liên quan với nhiễm HPV. Khi đưa vào mô hình phân tích đa biến, yếu tố mang thai trên 2 lần [OR = 1,7, 95%KTC (1,2-2,5)] liên quan với nhiễm HPV. Khi phối hợp Pap’s và HPV: 97,1% trường hợp ACUS, AGUS không bị UTCTC nếu kết quả HPV (-); giúp định hướng theo dõi cho 31,6% trường hợp (ASCUS, GPB bình thường) và 16,1% trường hợp (LSIL,GPB bình thường) nhiễm HPV nguy cơ cao để tránh bỏ sót. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ có kết quả PMCTC bất thường 62,1±0,49%. Týp 16 cao nhất. Mang thai trên 2 lần liên quan với nhiễm HPV. Cần phối hợp Pap’s và HPV trong tầm soát UTCTC và tập trung đẩy mạnh thông tin giáo dục sức khỏe về tình dục an toàn để tránh bị nhiễm HPV. Từ khóa: Tỷ lệ, Human Papillomavirus infection, phết tế bào cổ tử cung. ABSTRACT PREVALENCE AND FACTORS RELATED TO HUMAN PAPILLOMAVIRUS INFECTION IN WOMEN WITH ABNORMAL PAP’S RESULTS Pham Viet Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 158 - 165 Background: Human Papillomavirus (HPV) is the main cause of cervical cancer. Study on determining prevalence and factors related to HPV infection plays an important role in forming health intervention program to reduce cervical cancer prevalence in community. Aims: Determining HPV prevalence and factors related to HPV infection in women with abnormal Pap smear result. * Bệnh Viện Từ Dũ Tác giả liên lạc: TS. Phạm Việt Thanh ĐT: 0913751743 Email: dr.vietthanh53@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 159 Methods: A cross-sectional study was conducted on 488 women with age over 17 years old who had abnormal Pap’s classified by Bethesda system 2001. All the recruited subjects were interviewed and taken cervical sample for HPV genotyping. Factors related to HPV infection. Multivariate logistic regression was applied to detect the main factors associated with HPV infection. Results: 62.1±0.49% of participants have been infected with HPV. Oncogenic or high risk types are involved in 71.4% of them. The most common types are HPV16, HPV6/11 and HPV 18 with the rate of 53.1%, 28.7% and 19.8%, respectively. Women being pregnant and getting abortion over 2 times are related to HPV infection in univariate analysis. In multivariate analysis models, being pregnant over 2 times is associated with HPV infection [OR = 1.7, 95% CI (1.1-2.8)]. 97.1% of ASCUS/AGUS with HPV (-) do not progress to cervical cancer. 31.6% women with ASCUS and normal histology are infected with high risk HPV. 16.1% women with LSIL and normal histology are infected with high risk HPV. They must be followed up carefully. Conclusions: HPV prevalence is 62.1±0.49%. Having sexual partners and being pregnant over 2 times are related to HPV infection. Combined test of HPV with primay Pap’s enhances the effective of screening program. Health education of safe sex should be concerned to avoid sexually transmitted HPV infection. Key words: prevalence, human papillomaavirus, PAP’s. ĐẶT VẤN ĐỀ HPV là nguyên nhân chính gây UTCTC. Khi nhiễm bệnh, HPV sẽ tương tác với cơ thể ký chủ thông qua gắn kết HPV DNA vào gen tế bào, phá hủy chu trình sinh lý bình thường gây bất ổn định về gen. Hậu quả làm tế bào biến đổi bất thường và tiếp tục sản sinh các dòng tế bào bất thường khác, gây ra hiện tượng tân sinh trong biểu mô CTC. Các nghiên cứu cho biết 60-80% các trường hợp nhiễm HPV thoáng qua và biến mất trong vòng 8-10 tháng(2, 4, 6). Các trường hợp nhiễm HPV kéo dài có xu hướng phát triển theo hướng tân sinh biểu mô CTC và tiến triển sang UTCTC(16). Các yếu tố kéo dài thời gian nhiễm HPV bao gồm: HPV týp nguy cơ cao, lớn tuổi, có nhiều bạn tình, hút thuốc, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống, nhiễm Chlamydia trachomatis(1,3,14,17). Việc nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV giúp cải thiện chương trình tầm soát UTCTC và xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe làm giảm tỷ lệ nhiễm HPV kéo dài nói riêng và UTCTC nói chung. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm HPV và các yếu tố liên quan đến nhiễm HPV ở phụ nữ có kết quả PMCTC bất thường. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Các phụ nữ đến khám phụ khoa định kỳ tại bệnh viện Từ Dũ có kết quả PMCTC (Pap’s) bất thường: ASCUS, LSIL, HSIL, AGUS được giải thích mời tham gia vào nghiên cứu. Xét nghiệm Pap’s được đọc theo hệ thống phân loại Bethesda 2001. Tiêu chuẩn chọn mẫu (1) Có kết quả Pap’s bất thường. (2) Tuổi 18 – 65. (3) Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ (1) Đang mang thai. (2) Đang mắc các bệnh lý ung thư. (3) Đã được điều trị cắt tử cung, đốt hoặc khoét chóp. (4) Tâm thần hoặc giao tiếp không bình thường. Tổng cộng có 488 phụ nữ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Các phụ nữ này được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn nội dung liên quan đến nhân khẩu, xã hội học, hành vi tình dục, tiền căn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, biện pháp ngừa thai. Các phỏng vấn viên đã được huấn luyện sử dụng bảng câu hỏi lấy thông tin. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 160 Đối tượng tham gia được thực hiện xét nghiệm định danh HPV bằng phương pháp HPV PCR ELISA. Kỹ thuật này đã được kiểm tra với xét nghiệm giải trình tự gen (Sequencing) cho kết quả phù hợp > 90%. Khi đưa vào phân tích, dân số nghiên cứu sẽ được phân nhóm có nhiễm HPV hoặc không nghiễm HPV, nhiễm HPV týp nguy cơ cao hoặc nguy cơ thấp. HPV týp nguy cơ cao phát hiện trong xét nghiệm HPV PCR ELISA bao gồm: 16,18,31,33,35,39,45,58. Các yếu tố liên quan sẽ được so sánh giữa các nhóm đối tượng qua phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher’s exact. Mô hình phân tích hồi qui đa biến được ứng dùng để tìm các mối liên quan chính với nhiễm HPV và đánh giá nguy cơ OR. Phép kiểm thống kê được đánh giá có ý nghĩa khi p ≤ 0,05. Phần mềm xử lý và phân tích số liệu sử dụng SPSS 11.5 và STATA 8.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 01/2006 đến tháng 01/2007 có tổng cộng 488 phụ nữ thỏa điều kiện tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu là 40,3 ± 9,2 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,3%. 55,5% đối tượng nghiên cứu sống ở các tỉnh thành khác ngoài TP.HCM. 90,2% dân số nghiên cứu đã lập gia đình. Hơn 50% có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống. Số lần mang thai trung bình là 2,7 ± 2,0. Tuổi trung bình khi lập gia đình là 22,4 ± 4,0. Tuổi trung bình giao hợp lần đầu là 22,9 ± 4,0. Số lần khám phụ khoa trung bình trong năm là 1,3 ± 0,5. Có 4,1% phụ nữ từng mắc bệnh phụ khoa phải điều trị cả 2 vợ chồng. Tỷ lệ sử dụng bao cao su ngừa thai 36,3%. 29,4% cho biết hít khói thuốc lá mỗi ngày, tiền căn tiểu đường 0,6%, sử dụng Corticoides kéo dài 0,9% và không có trường hợp nào nhiễm HIV (Bảng 3.1). Tỷ lệ nhiễm HPV tính chung là 62,1±0,49%. Tỷ lệ nhiễm HPV týp nguy cơ cao là 71,3% (tính trên 303 trường hợp nhiễm HPV). Bảng 1: Đặc điểm chung các đối tượng tham gia nghiên cứu Đặc điểm Tần số (TB) Tỷ lệ% (± ĐLC) Tuổi < 20 2 0,4 20-29 74 15,2 30-39 137 28,1 40-49 197 40,3 ≥ 50 78 16,0 Trình độ học vấn ≤ cấp I 86 17,6 Đến cấp II 159 32,6 Đến cấp III, cao đẳng 199 40,8 Đại học, sau đại học 44 9,0 Sản khoa Số lần mang thai (2,7) (2,0) Số con (1,8) (1,6) Số lần sẩy thai (0,1) (0,4) Số lần phá thai (1,1) (1,2) Tuổi lập gia đình (22,4) (4,0) Tuổi giao hợp lần đầu (22,9) (9,0) Biện pháp ngừa thai Vòng tránh thai 108 22,1 Bao cao su 117 36,3 Thuốc ngừa thai uống 71 14,5 Xuất tinh ngoài 79 16,2 Ogino 87 17,8 Ngừa thai chích 4 0,8 Tỷ lệ nhiễm HPV tính chung là 62,1±0,49% (xem biểu đồ 1). 37,9% 62,1% Nhieãm HPV Khoâng nhieãm HPV Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nghiên cứu Trong các týp HPV dương tính, HPV16 chiếm tỷ lệ cao nhất 53,1%, đứng thứ nhì là HPV6/11 với tỷ lệ 28,7% và kế tiếp là HPV18 19,8% (xem bảng 2). Bảng 2:Tỷ lệ lượt nhiễm các týp HPV ở phụ nữ nhiễm HPV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 161 HPV týp Tần số Tỷ lệ% 16 161 53,1 18 60 19,8 31 30 9,9 33 30 9,9 35 30 9,9 39 13 4,3 45 03 1,0 58 39 12,9 6/11 87 28,7 Kết quả HPV (+) phù hợp với GPB nhóm tồn thương ác tính (>=CIN 1) là 161/203=79,3%. Kết quả HPV (-) phù hợp với GPB nhóm tổn thương lành tính (bình thường, Condyloma) là 61/77=79,2% (Bảng 3). Bảng 3: Độ phù hợp của xét nghiệm HPV DNA với GPB Kết quả PAP’s là ASCUS và AGUS phù hợp với kết quả GPB nhóm tổn thương lành tính (bình thường, Condyloma) là 61/87=70,1%. Kết quả PAP’s từ LSIL trờ lên phù hợp với kết quả GPB nhóm tổn thương tiền ung thư và ung thư từ CIN 1 trở lên là 151/193=78,2%. Bảng 4: Độ phù hợp của Pap’s với GPB Kết quả Pap’s nhẹ hơn LSIL (ASCUS, AGUS) và HPV (-) phù hợp đối với GPB nhóm lành tính (bình thường, Condyloma) là 33/34 = 97,1%. Kết quả Pap’s nhẹ hơn LSIL (ASCUS, AGUS) và HPV (+) phù hợp đối với GPB nhóm lành tính (bình thường, Condyloma) là 28/53 = 52,8%, ác tính là 25/53 = 47,2%. Kết quả Pap’s từ LSIL trở lên và HPV (-) phù hợp đối với GPB nhóm lành tính (bình thường, Condyloma) là 28/43 = 65,1%. Kết quả Pap’s từ LSIL trở lên và HPV (+) phù hợp đối với GPB nhóm hướng ác tính (từ CIN 1 trở lên) là 136/150 = 90,7% (Bảng 5) Bảng 5: Độ phù hợp của xét nghiệm Pap’s kết hợp HPV DNA với GPB Kết quả phân tích đơn biến để tìm các yếu tố liên quan với nhiễm HPV được trình bày bảng 2 (Nhiễm HPV hoặc không nhiễm). Bảng 6: Các yếu tố liên quan với nhiễm HPV khi phân tích đơn biến HPV Tần số (%) Yếu tố (+) (-) PR Tuổi ≤ 29 43(56,6) 33(43,4) 1 30-39 87(63,5) 50(36,5) 1,1 40-49 127(64,5) 70(35,5) 1,1 ≥ 50 46(59,0) 32(41,0) 1,0 Nơi cư ngụ TP.HCM 137(63,1) 80(36,9) Nơi khác 166(61,3) 105(38,7) 0,98 Trình độ học vấn ≤ cấp II 154(62,9) 91(37,1) 1 Cấp III, cao đẳng 122(61,3) 77(38,7) 0,74 ≥ Đại học 27(61,4) 17(38,6) 0,85 Nghề nghiệp Nội trợ 116(60,1) 77(39,9) 1 Công chức 83(68,0) 39(32,0) 1,1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 162 HPV Tần số (%) Yếu tố (+) (-) PR Buôn bán 55(64,7) 30(35,3) 1,1 Nông dân 25(53,2) 22(46,8) 0,9 Khác 24(58,5) 17(41,5) 0.9 Sống với chồng Thường xuyên 246(60,6) 160(39,4) 1 Thỉnh thoảng 57(69,5) 25(30,5) 1,1 Giao hợp lần đầu ≤ 18 tuổi 32(72,7) 12(27,3) 1 > 18 tuổi 254(63,3) 147(36,7) 0,9 Thuốc ngừa thai Uống > 4 năm 12(63,2) 7(36,8) 1 Uống ≤ 4 năm 29(67,4) 14(32,6) 0,9 Mang thai Chưa 33(47,1) 37(52,9) 1 1-2 lần 101(57,4) 75(42,6) 1,2 ≥ 3 lần 169(69,8) 73(30,2) 1,5* Phá thai Chưa 113(61,4) 71(38,6) 1 1-2 lần 150(59,3) 103(40,7) 0,9 ≥ 3 lần 40(78,4) 11(21,6) 1,3* Số con 0 69(58,0) 50(42,0) 1 1-2 con 141(59,0) 98(41,0) 1,0 ≥ 3 con 93(71,5) 37(28,5) 1,2 Bạn tình Không 295(61,8) 182(38,2) Có 6(100) 0(0,0) TC đái tháo đường Không 302(62,3) 183(37,7) 1 Có 1(33,3) 2(66,7) 1,0 TC sử dụng Corticoides Không 292(62,7) 174(37,3) Có 2(50,0) 2(50,0) 1,00 Ngửi khói thuốc lá Mỗi ngày 92(65,2) 49(34,8) 1 1-6 lần/tuần 65(59,1) 45(40,9) 0,9 1-3 lần/tháng 82(61,2) 52(38,8) 0,9 Không có 57(60,6) 37(39,4) 0,9 Viêm sinh dục điều trị cả 2 vợ chồng Không 288(61,5) 7 (36,8) 1 Có 15(75,0) 14(32,6) 1,2 * Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 Các yếu tố: mang thai > 2 lần, phá thai > 2 lần, có bạn tình liên quan với nhiễm HPV týp nguy cơ cao. Khi đưa vao phân tích đa biến chỉ chọn các yếu tố: mang thai > 2 lần, phá thai > 2 lần và hiệu chỉnh với tuổi người phụ nữ và số con. Yếu tố có bạn tình có mối liên quan tuyệt đối khi phân tích đơn biến nên không đưa vào phân tích đa biến (Bảng 6). Kết quả chỉ có yếu tố mang thai trên 2 lần có liên quan với nhiễm HPV týp nguy cao với nguy cơ OR = 1,7 (1,2-2,5). Bảng 7: Các yếu tố liên quan với nhiễm HPV khi phân tích đa biến HPV (+) OR KTC 95% Tuổi ≤ 29 1 30-39 1,1 0,8 1,3 40-49 1,0 0,8 1,2 ≥ 50 0,8 0,6 1,1 Mang thai Chưa 1 1-2 lần 1,4 1,0 1,9 ≥ 3 lần 1,7 1,2 2,5 Phá thai Chưa 1 1-2 lần 0,8 0,7 1,0 ≥ 3 lần 1,0 0,8 1,3 Số con 0 1 1-2 con 0,8 0,7 1,0 ≥ 3 con 0,9 0,7 1,2 BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm HPV tính chung trong nghiên cứu là 62,1% thấp hơn nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Nhung (2007)(20) và cao hơn Lê Minh Nguyệt (2002)(1). Tỷ lệ chênh giữa các nghiên cứu có thể do cách chọn lựa đối tượng tham gia nghiên cứu, tuổi của quần thể dân số nghiên cứu, tỷ lệ phân bố các loại tổn thương Pap’s. Nếu tổn thương có chiều hướng nặng LSIL, HSIL, tỷ lệ nhiễm HPV sẽ tăng lên (Bảng 8). Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu 40,3±9,2. Phụ nữ trong nhóm tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ cao nhất chứng tỏ kết quả Pap’s bất thường khi tầm soát UTCTC thường tập trung ở nhóm tuổi này. Tác giả Vũ Thị Nhung cũng đưa ra kết quả gần giống với nghiên cứu chúng tôi, Pap’s bất thường tập trung ở nhóm tuổi 40-49. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 163 Bảng 8: Tỷ lệ nhiễm HPV trong các nghiên cứu Nghiên cứu Dân số Nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm HPV (%) Takazawa A (1992)(18) CIN, UTCTC 32,0 Zhao Li (2001)(22) CIN, UTCTC 41,0 Alice Lytwyn (2000)(12) Pap’s bất thường 54,3 Lesie R. Rowe (2004)(15) Pap’s bất thường 78,8 Vũ Thị Nhung (2007)(1) Pap’s bất thường 73,6 Lê Minh Nguyệt (2002)(1) CIN, UTCTC 35,4 Phạm Việt Thanh (2007) Pap’s bất thường 62,1 Tuổi lập gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 22,4 ± 4 trong khi tuổi giao hợp lần đầu là 22,9 ± 4. Tuy nhiên khi phân tích, yếu tố này không có liên quan với nhiễm HPV. Tác giả Malcolm Anderson (1996)(13) cho biết UTCTC có liên quan đến quan hệ tình dục, xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ giao hợp sớm trước tuổi vị thành niên. Yếu tố có bạn tình có khả năng liên quan với nhiễm HPV khi phân tích đơn biến. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác (Bảng 9). Tuy nhiên cần một cỡ mẫu lớn hơn để có thể phát hiện được mối liên quan này. Chúng tôi chỉ khảo sát yếu tố bạn tình về mặt định tính (có hay không) vì trong điều kiện văn hoá Việt Nam khó lấy thông tin nhạy cảm để biết rõ số bạn tình như các nghiên cứu nước ngoài. Tác giả Ji Hong Liu (2004)(8) khi so sánh 2 nhóm đối tượng nghiên cứu Trung Quốc và Úc nhiễm HPV, ở nhóm phụ nữ Trung Quốc hầu hết trả lời là chồng trong khi ở nhóm phụ nữ Úc, 35% có 3-10 bạn tình và 8% có trên 10 bạn tình. Bảng 9: Các yếu tố liên quan với nhiễm HPV Tác giả Các yếu tố liên quan Vũ Thị Nhung (2007)(20) Tuổi 30-45 không có liên quan Lê Minh Nguyệt (2002)(1) Sinh trên 5 lần, có hơn 1 bạn tình, tuổi giao hợp lần đầu < 20 Kjellberg (1999)(10) Có trên 4 bạn tình Janicek MF (2001)(7) Có nhiều bạn tình, giao hợp lần đầu sớm, số con nhiều Thomas DB (1996)(19) Số lần quan hệ với phụ nữ mại dâm, sử dụng bao cao su < 10% các lần quan hệ Gloria Y.F. Ho Có trên 3 bạn tình (2004)(5) Young T. Kue (1997)(20) Sử dụng bao cao su thường xuyên, có từ 2 bạn tình trở lên, tiền căn nhiễm Chlamydia trachomatis Phạm Việt Thanh (2007) Mang thai trên 3 lần, có bạn tình Các yếu tố xã hội học như: trình độ học vấn, nghề nghiệp (tình trạng kinh tế) không có liên quan với nhiễm HPV trong kết quả nghiên cứu chúng tôi. Điều này phù hợp với tác giả Michelle J. Khan (2005)(9) thực hiện nghiên cứu trên 5060 phụ nữ có kết quả Pap’s bất thường, cho biết tình điều kiện kinh tế xã hội thấp không có liên quan về mặt thống kê với HPV týp nguy cơ cao sau khi hiệu chỉnh với yếu tố tuổi, số bạn tình, trung tâm nghiên cứu và hút thuốc. Như vậy, yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV là hành vi tình dục, càng có nhiều bạn tình nguy cơ càng cao. Theo nghiên cứu chúng tôi, sinh trên 2 con cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Điều này có nhiều giả thuyết được đưa ra. Sinh đẻ nhiều tạo ra các sang chấn đường sinh dục làm tăng khả năng viêm nhiễm làm giảm đề kháng với HPV. Ngoài ra về mặt giải phẫu khi sinh nhiều lần, ranh giới giữa biểu mô gai và tuyến có khuynh hướng lộ ra ngoài nhiều dễ dàng tiếp xúc với HPV hơn nếu có nguồn lây. Các phụ nữ mang thai nhiều lần có tần số quan hệ tình dục cao hơn hoặc có nhiều bạn tình. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn để lý giải, chẳng hạn như: hành vi tình dục của người chồng Phối hợp HPV DNA và Pap’s làm tăng hiệu quả chương trình tầm soát UTCTC (xem sơ đồ bên dưới) vì: + Các trường hợp ASCUS/AGUS nếu có kết quả HPV (-) Æ 97,1% có kết quả GPB bình thường. + Định hướng theo dõi sát cho 31,6% trường hợp (ASCUS, GPB bình thường) và 16,1% trường hợp (LSIL,GPB bình thường) nhiễm HPV nguy cơ cao để tránh bỏ sót. (không trình bày bảng). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 164 KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ có Pap’s bất thường là 62,1±0,49%. Yếu tố liên quan với nhiễm HPV là mang thai nhiều lần. Cần phối hợp thêm HPV DNA với Pap’s trong tầm soát UTCTC và đẩy mạnh thông tin giáo dục sức khoẻ về hành vi tình dục an toàn để tránh bị lây nhiễm HPV trong cộng đồng bên cạnh tiêm Vaccine phòng ngừa nhiễm HPV để hạ thấp tỷ lệ xuất hiện UTCTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahdieh, L., Klein, R. S., Burk, R., et al. (2001). “Prevalence, incidence, and type-specific persistence of human papillomavirus in human immunodeficiency virus (HIV)- positive and HIV-negative women”. J Infect Dis, 184(6), 682- 690. 2. Brown, D. R., Shew, M. L., Qadadri, B., et al. (2005). “A longitudinal study of genital human papillomavirus infection in a cohort of closely followed adolescent women”. J Infect Dis, 191(2), 182-192. 3. Deacon, J. M., Evans, C. D., et al. (2000). “Sexual behaviour and smoking as determinants of cervical HPV infection and of CIN3 among those infected: a case-control study nested within the Manchester cohort”. Br J Cancer, 83(11), 1565-1572. 4. Giuliano, A. R., Harris, R., Sedjo, R. L., et al. (2002). “Incidence, prevalence, and clearance of type-specific human papillomavirus infections”: The Young Women's Health Study. J Infect Dis, 186(4), 462-469. 5. Ho G. Y., Studentsov Y. Y, Bierman R. & Burk R. D. (2004). "Natural history of human papillomavirus type 16 virus-like particle antibodies in young women". Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, Vol 13(1), pp.110-116. 6. Ho, G. Y. F., Bierman, R., Beardsley, L., Chang, C. J. & Burk, R. D. (1998). “Natural History of Cervicovaginal Papillomavirus Infection in Young Women”. N Engl J Med, 338(7), 423-428. 7. Janicek M. F & Averette H. E. (2001). "Cervical cancer: prevention, diagnosis, and therapeutics". CA Cancer J Clin, Vol 51(2), pp. 92-114. 8. Ji Hong Liu. (2004). "Risk factors for Cervical Human Papilloma Virus Infection and Cervical Neoplasia in Southern China and Australia: A molecular and Epidemiological Analysis". Unpublished A thesis for the Degree of Doctor of Philosophy. 9. Khan, M. J., Partridge, E. E., Wang, S. S. & Schiffman, M. (2005). “Socioeconomic status and the risk of cervical intraepithelial neoplasia grade 3 among oncogenic human papillomavirus DNA-positive women with equivocal or mildly abnormal cytology”. Cancer, 104(1), 61-70. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 165 10. Kjellberg L., Wang Z., et al. (1999). "Sexual behaviour and papillomavirus exposure in cervical intraepithelial neoplasia: a population-based case-control study". J Gen Virol, Vol 80(2), pp.391-398. 11. Lê Minh Nguyệt. (2002). "Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HPV với nghịch sản và ung thư cổ tử cung". Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa. 12. Lytwyn Alice, Sellors John W., Mahony James B., et al. (2000). "Comparison of human papillomavirus DNA testing and repeat Papanicolaou test in women with low-grade cervical cytologic abnormalities: a randomized trial". CMAJ, Vol 163(6), pp.701-707. 13. Malcolm Anderson. (1996). Cervical intraepithelial – Aetiology natural history of cervical and inflammatory and infective conditions of the cervix – Human Papilloma Virus Carcinoma (2 ed.). Chapman and Hall Medical. 14. Moscicki, A.-B., Hills, N., Shiboski et al. (2001). “Risks for Incident Human Papillomavirus Infection and Low-Grade Squamous Intraepithelial Lesion Development in Young Females”. JAMA, 285(23), 2995-3002. 15. Rowe L. R., Aldeen W. & Bentz J. S. (2004). "Prevalence and typing of HPV DNA by hybrid capture II in women with ASCUS, ASC-H, LSIL, and AGC on ThinPrep Pap tests". Diagn Cytopathol, Vol 30(6), pp.426-432. 16. Schlecht, N. F., Kulaga, S., Robitaille, J., Ferreira, S., Santos, M., Miyamura, R. A., et al. (2001). Persistent Human Papillomavirus Infection as a Predictor of Cervical Intraepithelial Neoplasia. JAMA, 286(24), 3106-3114. 17. Smith, J. S., Munoz, N., Herrero, R., Eluf-Neto, J., Ngelangel, C., Franceschi, S., et al. (2002). Evidence for Chlamydia trachomatis as a human papillomavirus cofactor in the etiology of invasive cervical cancer in Brazil and the Philippines. J Infect Dis, 185(3), 324-331. 18. Takazawa A, Inoue M & Saito J. (1992). “Detection of Human Papilloma Virus in exfoliated cervical cells using polymerase chain reaction”. Int J Gynaecol obstet, Vol 37(1), pp.13-18. 19. Thomas D. B., Ray R. M., Pardthaisong T.,(1996). "Prostitution, condom use, and invasive squamous cell cervical cancer in Thailand". Am J Epidemiol, Vol 143(8), pp.779-786. 20. Vũ Thị Nhung. (2007). "Liên quan giữa các týp HPV và các tổn thương tiền ung thư - ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Hùng Vương". Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ VII. 21. Young T. K., McNicol P. & Beauvais J. (1997). "Factors associated with human papillomavirus infection detected by polymerase chain reaction among urban Canadian aboriginal and non-aboriginal women". Sex Transm Dis, Vol 24(5), pp.293-298. 22. Zhao F., Li N. & Ma J. (2001). "Study of the association between human papillomavirus infection and cervical cancer in Xianguan county, Shanxi province". Zhonghua Liu Vol 22(5), pp.375-378.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ti_le_nhiem_human_papillomavirus_o_phu_nu_co_phet.pdf
Tài liệu liên quan