Kết quả phân tích trên vùng ITS cho thấy
sự đa dạng di truyền tương đối thấp của 24
mẫu Chùm ngây khảo sát, không có sự tương
quan giữa khoảng cách di truyền và khoảng
cách địa lý. Điển hình như mẫu Chùm ngây
bản địa và thuộc giống Mỹ thu thập tại An
Giang có trình tự ITS gần với mẫu Chùm ngây
Ấn Độ, nhưng xa mẫu Chùm ngây trồng tại
An Giang. Các mẫu Bình Thuận có trình tự ITS
gần với mẫu Chùm ngây giống Mỹ. Tuy
nhiên, kết quả này chứng tỏ rằng các mẫu
Chùm ngây thu thập đúng thuộc loài Moringa
oleifera (nhóm trong), giá trị bootstrap ủng hộ
cho nhóm này là 94%. Do đó, có thể kết luận
rằng không xảy ra ngoại nhiễm trong quá
trình thu mẫu cũng như lưu trữ mẫu. Mặt
khác, các mẫu Chùm ngây thuộc một số tỉnh
Nam và NamTrung Bộ có thể có chung nguồn
gốc với Chùm ngây thu thập tại vườn thực vật
quốc gia Bỉ, mẫu do Olson thu thập trong
nghiên cứu của ông
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của cây chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) ở một số tỉnh Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 180
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÂY CHÙM NGÂY
(MORINGA OLEIFERA LAM.) Ở MỘT SỐ TỈNH NAM
VÀ NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM
Nguyễn Thanh Tố Nhi*, Trần Công Luận*, Lý Thu Yến**, Trần Hồng Bảo Quyên**,
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Moringa oleifera là loài duy nhất trong chi Moringa được tìm thấy ở Việt Nam.
Chúng mọc hoang và được ươm trồng trong vườn nhà hay tại các công ty tư nhân ở khu vực Nam và Nam
Trung Bộ, với nguồn giống thu thập trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có báo cáo nào về
tính đa dạng di truyền của loài này tại Việt Nam làm cơ sở chọn giống và quy hoạch vùng trồng. Báo cáo này thể
hiện kết quả bước đầu đánh giá tính đa dạng di truyền các mẫu chùm ngây được thu thập tại khu vực các tỉnh
Nam và Nam Trung bộ Việt Nam thông qua chỉ thị phân tử ITS.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: 23 mẫu lá Chùm ngây tươi, 1 mẫu bột lá
Chùm ngây. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích đa dạng di truyền giữa các đối tượng nghiên cứu bằng phương
pháp giải trình tự vùng gen ITS.
Kết quả: Trình tự nucleotide vùng ITS của các mẫu Chùm ngây có độ dài dao động trong khoảng 596 – 644
bp. Kết quả kiểm tra độ tương đồng của các trình tự sau hiệu chỉnh trên GenBank, cho thấy tất cả các mẫu khảo
sát đều có kết quả trùng khớp với trình tự Moringa oleifera trên GenBank (độ bao phủ là 96-100%; độ tương
đồng là 95-96%), riêng mẫu KH5 có độ bao phủ là 93%. 24 mẫu Chùm ngây đã được giải trình tự thành công,
đúng thuộc loài Moringa oleifera, giá trị bootstrap ủng hộ cho nhóm này là 94%.
Kết luận: Phương pháp giải trình tự gen vùng ITS đã chứng minh được 24 mẫu Chùm ngây khảo sát đúng
thuộc loài Moringa oleifera và có tính đa dạng di truyền thấp. Các mẫu Chùm ngây thuộc một số tỉnh Nam và
Trung Bộ có thể có chung nguồn gốc với Chùm ngây thu thập tại vườn thực vật quốc gia Bỉ (8).
Từ khóa: Chùm ngây, chỉ thị phân tử ITS.
ABSTRACT
STUDY ON THE GENETIC DIVERSITY OF MORINGA OLEIFERA
FROM SOME PROVINCES OF SOUTHERN AND SOUTH CENTRAL VIETNAM
Nguyen Thanh To Nhi, Tran Cong Luan, Ly Thu Yen, Tran Hong Bao Quyen,
Nguyen Thi Ngoc Tuyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 180 - 184
Objectives: Moringa oleifera is the only species in the genus Morgina found in Vietnam. It is grown wildly,
in home gardens or in private farms in Southern and South Central Vietnam, which the seeds are originated from
domestic and abroad as well. However, there is no report on the genetic relationship from samples of Moringa
oleifera collected in Vietnam. This present study is conducted to evaluate the genetic diversity of samples of
Moringa oleifera collected in Southern and South Central Vietnam.
Materials & Methods: Study on phylogenic analysis of 23 fresh samples and 1 powder sample collected
from Southern and South Central provinces by the ITS sequencing method.
∗ Khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược Tp. HCM ∗∗ Công ty cổ phần công nghệ Gen-Việt Tất Thành
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Công Luận ĐT: 0903671323 Email: congluan53@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 181
Results: After checking the signal peaks, exporting the consensuses, all fragments were aligned and
blasted on GenBank. As the result, ITS regions of all samples are 596-644 bp in lenght. Since the max
identy values between these sequence and the Moringa oleifera sequences which are available in Genbank
reach to 95-96% with the covery values of 96-100% except 93% for KH5, it preliminary conludes that these
24 samples belongs to Moringa oleifera. In addition, the boostrap value that indicates the phylogenic
relationship among 24 samples is 94%.
Conclusion: 24 Moringa oleifera specimens were low in diversity due to the boostrap value 94%. These 24
samples, collected in Southern and South Central Vietnam, may have the same origin as the Moringa oleifera
obtained in Belgium National Botanic Garden (8)
Keywords: Moringa oleifera, ITS sequence.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Moringa oleifera thuộc chi Moringa, họ
Moringaceae, bộ Brassicales, lớp Magnoliopsida,
ngành Magnoliphyta. Chùm ngây là loài cây có
hàm lượng dinh dưỡng cao, chịu hạn tốt, thích
hợp trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới(3). Theo Fuglie(4), các bộ phận của cây Chùm
ngây được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt,
chăn nuôi; trong thực phẩm; trong dược phẩm
và trong xử lý nguồn nước. Do đó, Chùm ngây
đã đem lại lợi ích kinh tế, xóa nghèo và giải
quyết tình trạng suy dinh dưỡng cho phần đông
dân số ở các nước châu Á và châu Phi.
Moringa oleifera là loài duy nhất trong chi
Moringa được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng
mọc hoang và được ươm trồng trong vườn
nhà, tại các công ty tư nhân ở khu vực Nam và
Nam Trung Bộ, với nguồn giống thu thập ở
trong nước và ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có báo cáo nào về tính đa dạng di
truyền của loài này tại Việt Nam. Do vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tính đa
dạng di truyền của Chùm ngây, trước hết chỉ
để đánh giá mức độ khác biệt kiểu gen bên
trong loài, nhằm định hướng cho nghiên cứu
xác định mối tương quan giữa sự đa dạng di
truyền và thành phần hóa học, thành phần
dinh dưỡng của các cá thể trong cùng một loài.
Vùng ITS đại diện cho hầu hết tất cả các sinh
vật, do chúng là một phần của một đơn vị phiên
mã của DNA ribosom. Vùng ITS bao gồm 3
thành phần: các trình tự biến thiên ITS1 và ITS2,
và exon DNA riboxom 5.8S có tính bảo tồn cao(9).
Các trình tự ITS không mã hóa cho RNA chức
năng, vì vậy chúng tích lũy đột biến với tỷ lệ cao
hơn các vùng khác trên DNA, do đó trình tự ITS
có ý nghĩa trong đánh giá đa dạng ở mức loài và
dưới loài (1, 6). Do vậy, phương pháp giải trình tự
ITS được sử dụng trong nghiên cứu tính đa dạng
di truyền bên trong loài Chùm ngây.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
23 mẫu lá Chùm ngây tươi, 1 mẫu bột lá
Chùm ngây, được thu thập từ 6 tỉnh, 4 huyện, 2
thành phố và 1 thị xã thuộc Nam và Trung Bộ
Việt Nam (Bảng 1).
Bảng 1. Danh sách các mẫu được sử dụng trong
nghiên cứu.
STT Ký hiệu Địa điểm lấy mẫu
1 AD
Mẫu lá tươi của Ấn Độ do Trung tâm sâm
và dược liệu TPHCM cung cấp
2 ADB
Mẫu lá bột của Ấn Độ do Trung tâm sâm và
dược liệu TPHCM cung cấp
3 AG1 Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Bản địa)
4 AG2 Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Trồng)
5 AG3
Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Thuộc
giống Mỹ)
6 BT1
Xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận
7 BT3
Xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận
8 BT5
Xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận
9 DN Công ty Hanh Thông, Đồng Nai
10 HC Quận 2, TPHCM
11 HW
Mẫu của Mỹ do Trung tâm sâm và dược
liệu cung cấp
12 KH1 Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
13 KH2 Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
14 KH3 Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 182
STT Ký hiệu Địa điểm lấy mẫu
15 KH4 Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
16 KH5 Huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
17 PY1
Khu phố Mỹ Sơn, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên
18 PY2
Khu phố Mỹ Sơn, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên
19 PY3
Thôn Nhiêu Hậu, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên
20 PY5
Khu phố Chánh Bắc, thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên
21 PY6
Khu phố Mỹ Sơn, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên
22 PY7
Khu phố Mỹ Sơn, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên
23 PY8 Huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
24 UN Công ty Hanh Thông (giống Mỹ)
Phương pháp nghiên cứu
Tách chiết và tinh sạch DNA
Theo phương pháp CTAB của Doyle &
Doyle (2) có cải biên, sử dụng thêm PVP (5). Lá
tươi được nghiền mịn với nitơ lỏng, sau đó
được ủ ở 65 oC trong 60 phút, thỉnh thoảng lắc
nhẹ với dung dịch đệm chiết (100 mM Tris-
HCl (pH 8), 50 mM EDTA (pH 8), 1,5 M NaCl,
2,5% CTAB (Hexadecyltrimethylammonium
bromide), 1% β-mercaptoethanol (v/v), 1%
PVP (Polyvinylpyrrolidone (w/v)). Thêm đồng
lượng hỗn hợp chloroform - isoamylacohol
(24:1) và lắc đảo, ly tâm và thu dịch nổi. Loại
bỏ RNA bằng RNase A trước khi tạo tủa với
cồn và hòa tan cắn trong 30 µl TE0,1. Nhận biết
sự hiện diện của DNA bằng phương pháp
điện di trên gel agarose 1%. DNA tinh sạch
được xác định nồng độ và độ tinh sạch bằng
phương pháp đo quang, sau đó được bảo
quản ở -20 0C đến khi dùng.
Khuếch đại và giải trình tự nucleotide vùng
ITS (6,8)
Vùng ITS của Chùm ngây được khuếch đại
bởi cặp mồi plt8, plt9 với thành phần phản
ứng trong 25µl: PCR buffer 1X, MgCl2 2 mM,
dNTPs 0,02 mM, mồi plt8 0,5mM, mồi plt 9
0,5mM, iTaq polymerase (BioRad) 1 U, 10 ng
DNA toàn phần và thực hiện chu trình luân
nhiệt như sau: 1 chu kỳ 94 0C trong 3 phút; 35
chu kỳ với 3 bước: 94 0C trong 1 phút, 50 0C
trong 1 phút và 72 0C trong 2 phút; cuối cùng
là chu kỳ kéo dài 10 phút ở 72 0C. Sản phẩm
PCR được phân tích bằng điện di trên gel
agarose 1,5 % có nhuộm với ethidium bromide
1mg/ml. Điện di được thực hiện trong 40 phút,
ở 150 Voltage, trong dung dịch TAE 1X, sử
dụng thang chuẩn 100bp của invitrogen. Kết
quả điện di được quan sát bằng máy Dolphin
Doc (Wealtec). Sau điện di kiểm tra, sản phẩm
PCR được tinh sạch bằng bộ kit Wizard SV Gel
and PCR Clean-up System (Promega) và giải
trình tự tại công ty Macrogen (Hàn Quốc).
Phân tích tương quan di truyền
Kết quả giải trình tự được xử lý qua các
bước sau: Hiệu chỉnh trình tự, so sánh với cơ
sở dữ liệu GenBank. Xây dựng bộ dữ liệu
DNA, dò tìm mô hình tiến hoá, xây dựng cây
phát sinh loài. Phần mềm được sử dụng cho
phân tích này là Seaview 4, Mega 5.05.(9).
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
Khuếch đại trình tự nucleotide vùng ITS
Phản ứng PCR với mồi plt8, plt9 đã
khuếch đại được đoạn ITS của 24 mẫu Chùm
ngây với sự xuất hiện một băng có kích thước
khoảng 700 bp, mẫu chứng âm không cho bất
kỳ sản phẩm PCR nào (Hình 1).
Giải trình tự nucleotide vùng ITS
Sản phẩm khuếch đại vùng ITS, sau khi
tinh sạch, sẽ được giải trình tự với cả 2 mồi
plt8 và plt9 trên toàn bộ 24 mẫu Chùm ngây.
Trình tự concensus sau hiệu chỉnh có độ dài
dao động trong khoảng 596 nucleotid – 644
nucleotid. Kết quả kiểm tra độ tương đồng của
các trình tự sau hiệu chỉnh trên GenBank, cho
thấy tất cả các mẫu khảo sát đều có kết quả
trùng khớp với trình tự Moringa oleifera trên
GenBank (độ bao phủ là 96 -.100%; độ tương
đồng là 95.-.96%), riêng mẫu KH5 có độ bao
phủ là 93%, tuy nhiên mẫu này có tương đồng
với trình tự gốc trên Gen bank là 96%, vì vậy
chúng tôi vẫn sử dụng mẫu này cho các phân
tích tiếp sau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 183
Hình 1. Sản phẩm khuếch đại vùng ITS của 24 mẫu Chùm ngây.
Phân tích mối quan hệ di truyền
Để phân tích cây phát sinh loài, một bộ cơ sở
dữ liệu được xây dựng bao gồm 24 trình tự của
đề tài này và 3 trình tự tham khảo trên GenBank,
trong đó có 1 trình tự nhóm trong là Moringa
oleifera (assession number: AY845130), 2 trình tự
nhóm ngoài là Moringa ovalifolia (assession
number: AY461551) và Carica papaya (assession
number: (assession number: AY461547). Sau khi
được sắp cột thẳng hàng bằng seaview và loại bỏ
các vùng không bảo tồn, các trình tự khảo sát có
độ dài 567 nucleotid. Ở một số vị trí còn tồn tại
các điểm gap được xử lý như các điểm chưa xác
định (missing data). Bộ dữ liệu gồm 27 trình tự,
dài 567 nucleotid được chuyển vào phần mềm
Mega 5.05 để xác định mô hình tiến hoá tối ưu.
Kết quả cho thấy mô hình phù hợp nhất cho bộ
dữ liệu trên là T92 tức mô hình Tamura-
3parameter, với các thông số như sau: -lnL =
1477.695, r(AT)=0,037, r(AC)=0,065, r(AG)=0,189,
r(CG)=0,065, r(CT)=0,107, r(GT)=0,037. Cây phát
sinh loài ở cả 3 phương pháp Maximum
Likelihood, Maximum Parsimony, Neighbour
Joining được thiết lập bằng phần mềm Mega
5.05 (đã được sử dụng bởi Stensvold, cho kết quả
đáng tin cậy) dựa trên các thông số của mô hình
tiến hóa (Hình 2).
Hình 2. Cây phát sinh loài thiết lập theo phương pháp
ML, sử dụng phần mềm Mega 5.05.
Kết quả thiết lập cây phát sinh loài của 24
mẫu Chùm ngây là khác nhau ở 3 phương
pháp. Cây phát sinh loài thiết lập theo phương
pháp ML được chọn để phân tích kết quả, bởi
phương pháp này tìm cây tiến hóa bằng cách
đưa ra các mô hình có thể xảy ra và tìm ra mô
hình tối ưu nhất (là khả năng lớn nhất có thể
xảy ra từ các số liệu và mô hình đưa ra).
Kết quả phân tích trên vùng ITS cho thấy
sự đa dạng di truyền tương đối thấp của 24
mẫu Chùm ngây khảo sát, không có sự tương
quan giữa khoảng cách di truyền và khoảng
cách địa lý. Điển hình như mẫu Chùm ngây
bản địa và thuộc giống Mỹ thu thập tại An
Giang có trình tự ITS gần với mẫu Chùm ngây
Ấn Độ, nhưng xa mẫu Chùm ngây trồng tại
L100bp AD ADB AG1 AG2 AG3 BT1 BT3 BT5 DN HC HW KH1 KH2 KH3 KH4 KH5 PY1 PY2 PY3 PY5 PY6 PY7 PY8 UN (-)
700bp
600bp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 184
An Giang. Các mẫu Bình Thuận có trình tự ITS
gần với mẫu Chùm ngây giống Mỹ. Tuy
nhiên, kết quả này chứng tỏ rằng các mẫu
Chùm ngây thu thập đúng thuộc loài Moringa
oleifera (nhóm trong), giá trị bootstrap ủng hộ
cho nhóm này là 94%. Do đó, có thể kết luận
rằng không xảy ra ngoại nhiễm trong quá
trình thu mẫu cũng như lưu trữ mẫu. Mặt
khác, các mẫu Chùm ngây thuộc một số tỉnh
Nam và NamTrung Bộ có thể có chung nguồn
gốc với Chùm ngây thu thập tại vườn thực vật
quốc gia Bỉ, mẫu do Olson thu thập trong
nghiên cứu của ông(9).
KẾT LUẬN
Thông qua phương pháp giải trình tự ITS, 24
mẫu Chùm ngây khảo sát đã được giải trình tự
thành công và chúng đúng thuộc loài Moringa
oleifera. Kết quả phân tích phát sinh loài cho thấy
24 mẫu Chùm ngây thuộc cùng một nhóm lớn,
không có sự tương quan giữa khoảng cách di
truyền và khoảng cách địa lý. Kết quả phân tích
phát sinh loài 24 mẫu Chùm ngây khảo sát dựa
trên vùng ITS chưa đủ khả năng để đánh giá đa
dạng di truyền Chùm ngây ở mức dưới loài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvarez I, Wendel JF (2003). "Ribosomal ITS sequences and
plant phylogenetic inference". Mol Phyl Evol, 29, pp. 417 - 434.
2. Doyle JJ, Doyle JL (1987). "A rapid DNA isolation procedure for
small quantities from fresh leaf tissue". Phytochemistry Bulletin,
19, pp. 11 - 15.
3. Fahey JW (2005). "Moringa oleifera: A review of the medical
evidence for its nutritional, therapeutic, and prophylactic
properties, part 1". Trees for life journal, 1:5.
4. Fuglie LJ (2001). The miracle tree: the multiple attributes of moringa,
CTA/CWS. pp.103 - 115.
5. Khanuja SPS, Shanasy AK, et al (1999). "Rapid isolation of DNA
from dry and fresh samples of plants producing large amounts
of secondary metabolites and essential oils". Plant molecular
biology reporter, 17, pp. 1-7.
6. Mihalov, J.J, Marderosian, A.D., Pierce J.C. (2000). "DNA
identification of commercial Ginseng samples". J. argic. food
chem., 48, pp. 3744 - 3752.
7. Olson ME (2002). "Combining data from DNA sequences and
morphology for a phylogeny of Moringaceae (Brassicales)".
Systematic Botany, 27(1), pp. 55 - 73.
8. Trần Thu Hoa và cộng sự (2010). Áp dụng phương pháp phân tích
DNA để xác định nguồn gốc của các dược liệu và sản phẩm thuốc từ
sâm, sâm bố chính và nghệ. Báo cáo nghiệm thu đề tài do Sở khoa
học công nghệ TP. Hồ Chí Minh quản lí, Đại học Y Dược TP.
HCM.
9. Wheeler WC, Honeycutt RL (1988). "Paired sequence difference
in ribosomal RNAs: evolutionary and phylogenetic
implications". Mol Biol Evol, 5, pp. 90 - 96.
Ngày nhận bài báo: 3/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2013,
21/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tinh_da_dang_di_truyen_cua_cay_chum_ngay_moringa.pdf