I. Lí do chọn đề tài:
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang bước đi những bước đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ mà sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Công Nghệ đã tạo nên những thuận lợi to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sự hội nhập và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là cơ hội quý để ngành giáo dục nước ta tiếp thu, chuyển giao và cập nhật những công nghệ hiện đại về giáo dục đào tạo. Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nước nhà hiện nay là phải đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với đời sống xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi, đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Trước tình hình đó đã đặt ra cho ngành giáo dục phải có những thay đổi đáng kể về chương trình, nội dung giáo dục, đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học: “Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay .”.
Điều 28.2 Luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năngthư viện kỹ năng mềm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh .”.
Trong dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay, người ta thường sử dụng các hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp, tham quan, ngoại khoá, tự học ở nhà Và việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm” thường quan tâm tới hình thức “ lớp – bài”
mà chưa chú trọng phối kết hợp giữa các hình thức dạy học một cách khoa học, hợp lí, kết hợp với phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh.
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh . Tuy có ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy nhưng qua điều tra, khảo sát tại một số trường THPT ở Quảng Ninh và một số tỉnh chúng tô i thấy hoạt động ngoại khoá chưa được coi trọng đúng mức, nếu có thì việc tiến hành còn mang tính chất bắt buộc, chưa thường xuyên, hình thức còn mang tính truyền thống, chưa khai thác được nhiều vai trò của công nghệ thông tin vào hoạt động này, vì vậy kết quả thu được còn thấp.
Phần “Quang học” chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình Vật lí của
THPT. Kiến thức phần “Quang học” tương đối khó, có nhiều hiện tượng không quan sát được trực tiếp và hiếm khi xảy ra. Hơn nữa do thiết b ị thí nghiệm còn ít, không chính xác, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải sử dụng nhiều phương tiện truyền thống như tranh vẽ, bảng, phấn và phải vẽ rất nhiều hình do đó việc truyền thụ kiến thức phần này chưa thật hiệu quả. Cũng vì vậy việc hiểu rõ bản chất của các khái niệm, hiện tượng và vận dụng chúng vào để giải thích các hiện tuợng thực tế đối với học sinh tương đối khó khăn.
Với tất cả những lí do trên chúng tô i lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá phần “Quang học” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh THPT” để khắc phục được phần nào những khó khăn mà GV và HS gặp phải trong quá trình dạy và học kiến thức phần Quang học , góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”.
Mục lục
Mở đầu 1
Chãơng I: Cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí
ở trãờng phổ thông . 6
1.1. Một số nội dung lí luận về dạy học ở nhà trãờng phổ thông 6
1.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở nhà trãờng phổ thông . 6
1.1.2. Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở nhà trãờng phổ thông 9
1.1.3. Tính tích cực của học sinh trong học tập . 13
1.2. Các nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Vật lí ở trãờng phổ thông 16
1.2.1. Đặc điểm của môn vật lí ở trãờng phổ thông . 16
1.2.2. Các nhiệm vụ của việc dạy học môn lý ở trãờng phổ thông 16
1.3. Định hãớng đổi mới PPDH Vật lí ở trãờng phổ thông 18
1.3.1. Đổi mới PPDH nhã thế nào? 18
1.3.2 Những định đổi mới PPDH Vật lí ở THPT . 19
1.3.3 Hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trãờng phổ thông . 24
1.4 CNTTluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành CNTT với dạy học 27
1.4.1 Vai trò của CNTT trong dạy học nói chung 27
1.4.2 Những hỗ trợ cơ bản của CNTT trong dạy học Vật lí 30
Kết luận chãơng I 33
Chãơng II: Nghiên cứu xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng và tổ chức hoạt động ngoại khoá
phần ''quang học" với sự hỗ trợ của CNTT 34
2.1 Nội dung, kiến thức phần "Quang học" trong chãơng trình Vật L í THPT - SGK mới 34
2.1.1 Phân phối chãơng trình . 34
2.1.2 So sánh về nội dung kiến thức phần "Quang học" giữa SGK mới và SGK
cải cách giáo dục 35
2.1.3 Các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà học sinh cần phải đạt đãợc khi học phần "Quang học" . 36
2.1.4 Những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy và học kiến thức phần
"Quang học" . 46
2.2 Quan điểm sử dụng CNTT trong hoạt động ngoại khoá để góp phần giải quyết những khó khăn trên .467
2.2.1 Tính hiệu quả sã phạm 47
2.2.2 Tính hiện đại 48
2.2.3 Tính thực tiễn . 49
2.2.4 Tính thẩm mỹ . 49
2.2.5 Tính mềm dẻo 49
2.3 Kế hoạch hoạt động ngoại khoá phần "Quang học" cho học sinh TTPT 50
2.3.1 ý đồ sã phạm của việc xây dựng nội dung, hình thức hoạt động ngoại khoá 50
2.3.2 Nội dung của hoạt động ngoại khoá phần "Quang học" 50
Kết luận chãơng II . 74
Chãơng III: Thực nghiệm sã phạm . 75
3.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sã phạm 75
3.1.1 Mục đích 75
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sã phạm 75
3.2 Đối tãợng, thời gian tiến hành TNSP 75
3.2.1 Đối tãợng . 75
3.2.2 Thời gian tiến hành . 76
3.3 Phãơng pháp TNSP 76
3.4 Phân tích và đánh giá kết qủa TNSP . 76
3.4.1 Thực trạng việc tổ chức DHNK về vật lý tại các trãờng THPT ở Quảng Ninh 76
3.4.2 Đánh giá và thực trạng của việc dạy và học kiến thức phần " Quang học"77
3.4.3 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP đối với giáo án 1 78
3.4.4 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP đối với giáo án 2 82
Kết luận chãơng III 85
Kết luận chung 86
Bài báo của học viên liên quan đến luận vănCung cấp luận văn cách ngành đã đãợc công bố . 88
Tài liệutài liệu trực tuyến, tài liệu điện tử, thư viện tài liệu tham khảo . 89
Phụ lục 92
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Quang học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho thấy cái phong phú, vô tận của nó. Do
được phản chiếu qua gương nên các hình ảnh kính tạo ra luôn đối xứng, rất
thích hợp cho mẫu trang trí. Vậy là sự đa dạng đầy ngẫu hứng này thường
được các nhà thiết kế ứng dụng vào hoạ tiết trang trí của vải, thảm. Bởi vậy,
không còn gì là lạ khi gọi kính vạn hoa là món đồ chơi không bao giờ cũ theo
thời gian.
Hình 6 Hình 7
3. Tổng kết, bế mạc hội vui
- Kết thúc phần trò chơi ô chữ người dẫn chương trình công bố tổng số điểm
của các đội chơi qua ba phần chơi. Thông báo kết quả đội đứng thứ nhất, thứ
hai, thứ ba.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- Mời đại biểu lên phát phần thưởng và tuyên bố bế mạc.
- Hội vui ra về trong tiếng nhạc của bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại
thắng”.
2.3.2.2 Thiết kế giáo án số 2 (Theo SGK chuẩn)
Chủ đề
Mắt. Các tật của mắt. Các cách
chăm sóc để có một đôi mắt khoẻ.
1.Hình thức tổ chức
Thảo luận
2. Thời gian tiến hành
Sau khi HS học xong các bài :
+ Thấu kính mỏng
+ Mắt
+ Các tật của mắt và cách khắc phục
3. Phương tiện hỗ trợ
- Máy tính, máy chiếu, thí nghiệm ảo, phòng học, SGK...
4. Nội dung giáo án
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Sau buổi thảo luận HS nắm vững và có thêm hiểu biết về các kiến thức
- Cấu tạo của mắt, thế nào là sự điều tiết của mắt.
- Các tật của mắt và cách khắc phục.
- Các cách chăm sóc cơ bản để có một đôi mắt khoẻ.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
- Bồi dưỡng cho HS biết cách tra cứu, tổng hợp thông tin, vận dụng kiến thức
khoa học vào thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các nội dung câu hỏi cho buổi thảo luận, đặc biệt các câu hỏi cơ
bản khắc sâu kiến thức, mở rộng kiến thức.
- Các phương tiện phục vụ cho buổi thảo luận như máy vi tính, máy chiếu,
đăng kí phòng học thực hành.
- Phân chia các nhóm và đưa nội dung cần tìm hiểu trên mạng internet để HS
chủ động tìm kiếm thông tin.
- Dự kiến chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm không quá 15 em, cử các em tổ
trưởng làm nhóm trưởng.
2. Học sinh
- Ôn tập lại các kiến thức về thấu kính mỏng, về mắt, các tật của mắt và cách
khắc phục.
- Tìm hiếu các thông tin trong sách báo, các trang web về sức khoẻ về các tật
của mắt, các cách chăm sóc để có một đôi mắt khoẻ.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ trong nhóm của mình. Cụ thể tìm các
thông tin trên mạng internet nói về tật cận thị và cách chăm sóc mắt.
III. Tiến trình buổi thảo luận
1. Mở đầu
GV nêu lên chủ đề, mục đích của buổi ngoại khoá:
Các cụ ta đã có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” hay như “Đôi
mắt là cửa sổ tâm hồn”, qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của đôi mắt.
Trong buổi thảo luận ngày hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra lại các kiến thức
về “Mắt” mà các em đã được học. Và cũng qua buổi thảo luận chúng ta sẽ biết
cách để chăm sóc để có một đôi mắt khoẻ, đẹp.
2. Tiến trình hoạt động
GV: Em hãy kể tên các bộ phận chính của mắt dọc theo trục chính tính từ
ngoài vào trong?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
HS: Các bộ phận chính của mắt dọc theo trục chính tính từ ngoài vào trong,
đó là: giác mạc, thuỷ dịch, con ngươi,màng mống mắt, thuỷ tinh thể, cơ vòng,
dịch thuỷ tinh, màng lưới.
GV: Sau khi HS trả lời cho HS quan sát trên mà chiếu hình ảnh mô phỏng cấu
tạo của mắt, hình ảnh mắt bổ dọc.
Gi¸c m¹c
Thuû dÞch
Con ng•¬i
Mµng mèng m¾t
C¬ vßng
Mµng l•íi
Thuû tinh
thÓ
DÞch thuû tinh
V
M
O ã
Hình 8 Hình 9
HS : quan sát và khắc sâu những kiến thức đã học.
GV: Thế nào là sự điều tiết của mắt?
HS: Sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể (dẫn đến sự thay đổi tiêu cự của
thấu kính mắt) để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới gọi
là sự điếu tiết của mắt.
GV: Khi nhìn vật mắt phải điều tiết như thế nào? Giải thích?
HS: Nhìn các vật ở gần thuỷ tinh thể phồng lên. Nhìn các vật ở xa, thuỷ tinh
thể xẹp xuống.
Giải thích: Theo công thức thấu kính:
1 1 1
f d d
Như vậy từ công thức này ta thấy : để
d
không đổi khi d thay đổi thì f phải
thay đổi.
Hơn nữa, theo công thức:
1 2
1 1 1
1n
f R R
Để f tăng thì R phải tăng hay thuỷ tinh thể phải xẹp xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Để f giảm thì R phải giảm hay thuỷ tinh thể phải phồng lên.
GV : cho HS quan sát sự điều tiết của mắt bằng thí nghiệm ảo để HS thấy rõ
về sự co bóp của thuỷ tinh thể dẫn đến sự thay đổi độ cong của nó.
GV: Thế nào là mắt cận thị? Người
bị cận thị phải đeo kính loại gì? Tại
sao?
HS : Mắt cận thị là mắt khi không
điều tiết, tiêu điểm của thấu kính
mắt nằm trước võng mạc.
GV : Cho HS quan sát mắt cận thị
trên thí nghiệm ảo.
Hình 10
GV : Người bị cận thị phải đeo kính loại gì? tại sao?
Sau khi cho HS trả lời, cho HS quan sát các trường hợp đeo kính hội tụ, đeo
kính phân kì bằng thí nghiệm ảo để HS chọn lựa phương án phù hợp và ghi
nhớ, khắc sâu:
Hình 11 Hình 12
Người cận thị phải đeo thấu kính phân kì. Vì thấu kính phân kì cho
ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và nằm gần thấu kính hơn vật. Điều đó có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
nghĩa khi đeo thấu kính phân kì thì ảnh của các vật ở xa sẽ hiện lên trong
khoảng nhìn rõ của mắt.
Kính phải đeo phù hợp có tiêu cự : fk = - OCV
GV: Thế nào là mắt viễn thị ?
HS : Mắt viễn thị là mắt khi không
điều tiết tiêu điểm của mắt nằm sau
võng mạc.
Cho HS quan sát mắt viễn thị trên
thí nghiệm ảo.
GV : Người mắc tật viễn thị phải
đeo kính loại gì? Tại sao?
Hình 13
Sau khi HS trả lời GV cho HS quan sát các trường hợp mắt viễn thị đeo thấu
kính phân kì và mắt viễn thị đeo thấu kính hội tụ để HS ghi nhớ, khắc sâu kiến
thức.
Hình 14
Hình 15
Mắt viễn thị đeo thấu kính hội tụ. Vì thấu kính hội tụ khi vật nằm trong
khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và ở xa thấu kính hơn vật.
Mắt quan sát ảnh của vật qua kính nên sẽ quan sát được những vật ở gần.
GV : Mắt viến thị và mắt lão thị có gì khác nhau?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
HS : Mắt lão thị nhìn các vật ở vô cực không phải điều tiết. Còn mắt viến thị
nhìn các vật ở vô cực đã phải điều tiết.
GV: Tại sao mắt người già nhìn các vật ở vô cực không cần phải đeo kính
viễn thị?
HS: Với người già, tuổi càng cao khả năng điều tiết của mắt càng giảm nên
điểm cực cận lùi ra xa mắt, còn điểm cực viễn lại không thay đổi. Vì điểm cực
viễn không thay đổi, mà đối với mắt bình thường thì điểm cực viễn ở vô cực
nên khi nhìn vật ở xa, trong giới hạn nhìn rõ của mắt, mắt vẫn đủ khả năng
điều tiết nên không cần đeo kính. Vì vậy các cụ già lúc nhìn xa không nhất
thiết phải dùng kính.
GV : Hiện nay tình trạng HS bị mắc tật cận thị trở nên khá phổ biến. Tật này
gây không ít khó khăn, cản trở đến học tập và sinh hoạt trong đời sống hàng
ngày của các em. Để phòng tránh tật cận thị chúng ta hãy tìm hiểu những
nguyên nhân gây ra tật cận thị và các cách chăm sóc cơ bản để có một đôi
mắt khoẻ , đẹp.
- Em hãy nêu những nguyên nhân chính gây ra tật cận thị ?
HS : Trả lời câu hỏi : do đọc sách, xem tivi, ngồi trước máy vi tính... ở cự ly
quá gần và lâu; do di truyền.
GV : Nhận xét câu trả lời, đư ra đáp án chính xác và nhấn mạnh để HS khắc
sâu, ghi nhớ kiến thức
* Cận thị chưa có một nguyên nhân cụ thể nhưng có nhiều yếu tố liên quan
trong đó có những yếu tố quan trọng nhất là di truyền và môi trường.
* Cận thị do môi trường thường liên quan đến cận thị nặng, cận bệnh lí từ -
6diôp trở lên. Cận thị nhẹ đa số có ảnh hưởng của môi trường. Người ta nhận
thấy những người hay phải làm việc cần nhìn gần trong thời gian dài, đặc biệt
trong môi trường thiếu ánh sáng có tỉ lệ cao hơn. Ngoài ra những trẻ sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
non, sinh thiếu tháng khi trưởng thành cũng có tỉ lệ cận thị cao hơn so với các
cháu sinh đủ tháng.
* Cận thị là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất giảm thị lực trên toàn
thế giới, và là nguyên nhân đứng thứ hai gây nên tình trạng mù có thể điều trị
được.
Những năm gần đây các cuộc điều tra tại các khu vực địa lí khác nhau
trên thế giới, trên những quần thể khác nhau có những tỉ lệ riêng biệt về cận
thị, nhưng nhìn chung đều có tỉ lệ 20% trở lên. Cận thị có xu hướng tăng lên
trong những năm gần đây, đặc biệt là trên HS.
GV: Người bị cận thị nên đeo kính hay bỏ kính ra khi đọc sách? Tại sao?
HS: Trả lời câu hỏi
- Nên bỏ kính ra khi người đó bị cận nhẹ vì lúc đó mắt không phải điều tiết sẽ
tránh được hiện tượng tăng số.
- Nên đeo kính vì khi đọc sách thì cự ly để sách là xa so với mắt người cận thị.
Nếu không đeo kính mắt sẽ phải điều tiết nhiều dẫn đến kết quả lâu dần mắt sẽ
cận nặng hơn.
GV: Nhận xét các câu trả lời, đưa ra câu trả lời chính xác và nhấn mạnh để
HS khắc sâu, ghi nhớ, áp dụng trong thực tiễn.
- Khi đọc, viết thường để sách cách mắt chừng 25 – 30 cm để đỡ mỏi cổ và để
nhìn được bao quát cả trang sách. Người cận thị khi không đeo kính chỉ nhìn
rõ được các vật trong phạm vi nhìn rõ nét.
- Đối với người cận thị nhẹ đeo kính số nhỏ hơn 4, điểm cực viến ở cách mắt
trên 25cm nên không cần đeo kính họ cũng đọc được chữ trên quyển sách ở xa
trên 25cm mà không cần phải điều tiết hoặc điều tiết ít.
Khi mắt không điều tiết hoặc điều tiết ít, cơ vòng đỡ thuỷ tinh thể làm
việc không quá căng nên lâu mỏi, và khi không điều tiết nữa, thuỷ tinh thể dễ
trở lại bình thường nên tật mắt không nặng thêm. Nếu đeo kính để đưa điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
cực viễn ra xa vô cực thì lúc đọc sách lại phải điều tiết nhiều, thuỷ tinh thể ở
trạng thái căng quá lâu khó trở lại bình thường. Nếu thường xuyên đọc sách
như thế sẽ làm cho mắt càng ngày càng nặng thêm.
Vì vậy người ta thường khuyên người cận thị bỏ kính ra mà đọc được
sách, hoặc đeo kính số nhỏ hơn để giữ cho khỏi cận nặng hơn. Tuy nhiên, nếu
cứ giữ cho mắt luôn không phải điều tiết, cơ mắt không phải hoạt động sẽ
chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng điều tiết và chóng trở thành mắt lão.
Vì vậy, thỉnh thoảng nên cho cơ mắt hoạt động (tức là đeo kính để đọc sách để
mắt phải điều tiết), nhưng hoạt động có điều độ để vừa giữ cho mắt không cận
nặng thêm, vừa giữ cho mắt lâu già.
GV : Theo em có những cách chăm sóc cơ bản nào để có một đôi mắt khoẻ?
HS : Đọc sách hay làm việc ở những cự ly thích hợp, không làm việc lâu trước
máy vi tính, tập thể dục cho mắt, ...
GV : Nhận xét các câu trả lời và tổng kết lại
Có những cách cơ bản sau:
- Kiểm tra mắt định kì 1 lần/năm
- Dùng kính đạt chất lượng
- Luôn đeo kính râm khi ra nắng
- Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho mắt
- Đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt khi làm việc
- Nên thay mắt kính theo định kì
- Tập thể dục cho mắt
(Các thông tin này được download trên trang web suckhoe.com)
3. Tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm buổi thảo luận
- GV tổng kết những nội dung kiến thức chính của buổi thảo luận.
- Nhận xét về ý thức tham gia buổi thảo luận của HS, tính tích cực trong việc
tìm kiếm thông tin của các nhóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
So với SGK cải cách giáo dục, kiến thức phần “Quang học” thuộc chương
trình SGK Vật lí THPT mới đã có nhiều thay đổi cả về nội dung chương trình
cũng như sự phân bố thời gian học cho từng đơn vị kiến thức. Điều này đã ít
nhiều gây khó khăn cho quá trình dạy và học của GV cũng như của học sinh.
Để thực hiện sâu sắc và có hiệu quả quá trình đổi mới PPDH, trong quá
trình dạy học GV phải phối kết hợp nhiều hình thức dạy học ngoài hình thức
“Lớp – bài”, trong đó hình thức dạy học ngoại khoá cũng là một trong những
hình thức tổ chức dạy học mà GV nên lựa chọn.
Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khoá, để đạt được hiệu quả cao,
ngoài việc sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống thì phải kết hợp
cả những phương tiện dạy học hiện đại. Cụ thể là việc sử dụng CNTT. Việc sử
dụng CNTT trong hoạt động ngoại khoá phải đảm bảo các yêu cầu : tính hiệu
quả sư phạm, tính hiện đại, tính thực tiễn, tính thẩm mỹ, tính mềm dẻo.
Trên tinh thần đó chúng tôi đã thiết kế hai giáo án dạy học ngoại khoá
thuộc nội dung kiến thức phần “Quang học”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Chƣơng III
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm (TNSP)
3.1.1 Mục đích
Mục đích của TNSP nhằm kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết khoa học
của đề tài. Nếu các giáo án hoạt động ngoại khoá được thiết kế tốt với sự hỗ
trợ của CNTT sẽ góp phần đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực cho HS, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, nâng cao chất lượng dạy học.
Thực nghiệm sư phạm nhằm trả lời các câu hỏi : Dạy học ngoại khoá vật
lí đã tác động đến tư tưởng, thái độ tình cảm của HS đối với bộ môn như thế
nào? Trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, CNTT có đóng vai trò phát
huy tính tích cực, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS, góp phần đổi
mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học hay không?
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành điều tra cơ bản để nắm tình hình dạy học vật lí, dạy học kiến
thức phần “Quanhg học” ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Cẩm Phả.
- Tiến hành công tác chuẩn bị cho TNSP : xây dựng chương trình, nội
dung và kế hoạch TNSP.
- Thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo các phương án đã chuẩn bị.
- Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận.
3.2 Đối tƣợng, thời gian tiến hành TNSP
3.2.1 Đối tượng
- 52 GV giảng dạy bộ môn Vật lí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 65 HS lớp 11A1 và 12A1 trường THPT Lê Quí Đôn – Quang Hanh -
Cẩm Phả - Quảng Ninh. Trong đó 35 HS nữ chiếm tỉ lệ 56.92%; số HS nam
30 em chiếm tỉ lệ 43,08%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
- 45 HS lớp 12A4 trường THPT Lê Quí Đôn
3.2.2 Thời gian tiến hành
Từ trung tuần tháng 3 cho đến hết tháng 4 năm 2008.
3.3 Phƣơng pháp TNSP
Quá trình TNSP được chúng tôi tiến hành với các GV trực tiếp tham gia
giảng dạy bộ môn Vật lí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, HS lớp 11 và 12
trường THPT Lê Quí Đôn.
Trước khi tiến hành TNSP chúng tôi trao đổi với một số GV dạy lâu năm
về những khó khăn mà GV và HS gặp phải khi học phần Quang học, đặc biệt
là phần Quang hình thuộc chương trình vật lí THPT; những biện pháp mà các
GV đã sử dụng để khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học phần
“Quang học”.
Để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài chúng tôi
đã sử dụng các phiếu học tập, phiếu phỏng vấn đối với GV và HS trước và sau
khi tổ chức các chủ đề mà hoạt động ngoại khoá hướng tới.
3.4 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP
3.4.1 Thực trạng việc tổ chức DHNK về vật lí tại các trƣờng THPT ở
Quảng Ninh
Bằng việc sử dụng phiếu điều tra đối với 52 giáo viên giảng dạy Vật lí
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi thu được kết quả như sau :
* Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học ngoại khoá
cho HS :
STT
Ý kiến
Số ý kiến và tỉ lệ
Số ý kiến Tỉ lệ (%)
1 Quan trọng 39 75.00
2 Bình thường 11 21.15
3 Không cần thiết 2 3.85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Nhận xét :
Qua bảng tổng kết trên cho thấy, hầu hết GV đều xác định tầm quan
trọng và hiệu quả của hình thức dạy học ngoại khoá. Chỉ có một số ít GV cho
rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá là không cần thiết vì đây là số GV
ở các trường đóng trên địa bàn khó khăn, việc thực hiện dạy học bộ môn ở
trên lớp đối với HS ở các trường này đã gặp nhiều khó khăn rồi.
* Đánh giá về vai trò của CNTT trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá :
STT
Ý kiến
Số ý kiến và tỉ lệ
Số ý kiến Tỉ lệ (%)
1 Quan trọng 35 67.31
2 Bình thường 17 36.69
3 Không cần thiết 0 0.00
Nhận xét :
Hầu hết các GV đều khẳng định rằng CNTT có vai trò to lớn trong hoạt
động ngoại khoá. Việc một số GV cho rằng sử dụng CNTT trong hoạt động
ngoại khoá là không cần thiết là do họ chưa khai thác hết những ưu thế của
CNTT hoặc do năng lực sử dụng CNTT còn hạn chế.
3.4.2 Đánh giá và thực trạng của việc dạy và học kiến thức phần
“Quang học”
* Đánh giá về mức độ nội dung kiến thức:
- 76% GV cho rằng nội dung kiến thức phần “Quang học” – SGK mới
đối với học sinh THPT là phù hợp.
- 24% GV cho rằng khó.
- Không GV nào đánh giá là dễ.
* Các biện pháp thực hiện để giải quyết những khó khăn khi dạy học kiến
thức phần Quang học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
STT
Ý kiến
Số ý kiến và tỉ lệ
Số ý kiến Tỉ lệ (%)
1 Phụ đạo cho HS 30 57.69
2 Tổ chức các HĐNK dưới nhiều hình thức 8 15.39
3 Sử dụng CNTT để hỗ trợ các phương
tiện dạy học khác
14 26.92
Nhận xét :
Việc sử dụng biện pháp “Phụ đạo cho HS” nhằm giải quyết những khó
khăn trong quá trình học kiến thức phần “Quang học” đã được số đông GV
lựa chọn. Đây là phương pháp dạy học truyền thống đã trở thành thói quen đối
với nhiều GV nên đã được họ lựa chọn cũng là điều dễ hiểu.
Biện pháp sử dụng CNTT cũng đã được nhiều GV quan tâm nhưng chủ
yếu là các trường đóng trên địa bàn thành thị. Ngoài ra, do trình độ sử dụng
máy vi tính của nhiều GV còn hạn chế, nhất là đối với những GV lớn tuổi nên
biện pháp này chưa được quan tâm đúng mức.
Còn biện pháp “Tổ chức các hoạt động ngoại khoá dưới nhiều hình thức”
chỉ có một số ít GV sử dụng và thực hiện. Nếu có thực hiện thì cũng thường
kết hợp với các bộ môn khác mà chưa có những buổi ngoại khoá dành riêng
cho bộ môn và cho từng phần kiến thức. Lí do là do cơ sở vật chất ở một số
trường còn yếu, nhiều GV chưa được học hoặc tập huấn về kĩ năng tổ chức
các HĐNK khi học ở trường Đại học. Ngoài ra, sức ép về thi cử cũng là một
vấn đề đối với nhiều GV, HS và phụ huynh HS.
3.4.3 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP đối với giáo án 1
Hội vui vật lí về phần “Quang học”
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức hội vui sau khi HS lớp 11 và 12 học xong
kiến thức phần Quang học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
- Trước khi tiến hành thiết kế giáo án và tổ chức HĐNK, chúng tôi đã
gặp gỡ, xin ý kiến chỉ đạo từ phía Ban giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn để
nhận được sự quan tâm giúp đỡ và phối hợp tổ chức. Trao đổi với GV bộ môn
về những kiến thức cần củng cố, mở rộng cho HS trong buổi ngoại khoá.
- Trước thời gian diễn ra hội vui, GV gặp các đội chơi thông báo về chủ
đề hội vui, yêu cầu HS ôn tập các kiến thức về phần Quang học. Phát phiếu
phỏng vấn tới HS để điều tra về những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học
kiến thức phần này.
- Thành lập các đội chơi và dự kiến số lượng HS ở hàng ghế khán giả.
- Phân công GV chỉ đạo HS chuẩn bị trang trí khánh tiết để tạo không khí
vui tươi thoải mái nhưng cũng hết sức nghiêm túc. Chuẩn bị cơ sở vật chất
như máy chiếu, máy vi tính, micrô, loa... là những phương tiện cần thiết cho
buổi ngoại khoá.
- Dự kiến về Ban cố vấn, Ban thư kí cho hội vui.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên của nhà trường để chuẩn bị một số tiết
mục văn nghệ.
Nhận xét, đánh giá kết quả sau buổi ngoại khoá:
Buổi ngoại khoá diễn ra trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ. Sau
khi buổi ngoại khoá kết thúc, nhận xét, đánh giá kết quả buổi ngoại khoá
chúng tôi thu được những kết quả sau đây :
- Việc thiết kế chương trình trên PowerPoint cho phép chúng ta trình
chiếu các nội dung lên màn ảnh rộng một cách dễ dàng, giao diện đẹp, có thể
chèn thêm cả những bài hát để thay đổi không khí của chương trình. Người
dẫn chương trình chủ động với nội dung của mình.
- Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, đánh giá về tinh thần, thái độ
của HS trong quá trình tham gia, kết quả thu được rất tốt. Các em học sinh vô
cùng hào hứng, tham gia nhiệt tình vào chương trình. Trước khi diễn ra hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
vui, các thành viên của các đội chơi đã họp nhau lại để thống nhất đặt tên cho
đội của mình. Và mỗi đội đã có một cái tên rất có ý nghĩa, hướng tới chủ đề
của buổi ngoại khoá : Kính cận, Kính lão, Cầu vồng.
Các đội chơi đã tạo nên một tổ chức chặt chẽ, thống nhất thông qua việc
cử đội trưởng, phân công người trả lời, bấm chuông. Điều này thể hiện sự
quan tâm háo hức, tò mò, nghiêm túc của các em đối với cuộc chơi. Qua đó
đã hình thành và bồi dưỡng cho các em những kĩ năng hoạt động theo nhóm,
phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập.
- Trong thời gian diễn ra hội vui, đã có lúc sự tranh luận của các em diễn
ra sôi nổi, sự ganh đua về điểm số làm cho không khí của buổi ngoại khoá
thực sự là một cuộc tranh tài. Và quan trọng hơn, qua buổi ngoại khoá các em
đã được củng cố, khắc sâu và mở rộng thêm kiến thức phần “Quang học” như
kiến thức về cầu vồng, về hiện tượng khúc xạ... Một số kiến thức gần gũi với
đời sống hàng ngày như đèn giao thông, kính vạn hoa...các em chưa có câu trả
lời nay đã được giải đáp.
- Các em HS ở hàng ghế khán giả lúc đầu còn tỏ ra rụt rè, nhưng sau một
vài phần chơi các em đã trở nên mạnh dạn hơn, tự tin trả lời câu hỏi và thậm
chí còn xung phong trả lời trước khi người dẫn chương trình đọc dứt câu hỏi,
tranh luận về các câu hỏi và câu trả lời. Các em đã cổ vũ rất nhiệt tình cho các
bạn trong các đội chơi, hâm nóng bầu không khí của chương trình.
Sau hội vui, đại đa số các em tỏ ra vô cùng phấn khởi và cho rằng nên
thường xuyên tổ chức các hội vui như thế.
- Về phía tổ chuyên môn và các đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường
đã đánh giá rất cao kết quả thu được.
Đồng chí hiệu phó, phụ trách chuyên môn của nhà trường đã phát biểu:
“Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá của tổ Vật lí hôm nay thực sự đã đem lại
một không khí học tập mới cho HS, tạo một sân chơi bổ ích cho các em, giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
các em say mê hơn với bộ môn khoa học này. Và quan trọng hơn nữa, việc sử
dụng CNTT trong HĐNK đã góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH, phát huy
tính tích cực cho HS, giúp các em chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri
thức... những vấn đề mà nền giáo dục nước nhà đang hết sức quan tâm và là
một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu.
Tôi mong rằng các tổ bộ môn khác sẽ học tập và phát huy những gì mà
tổ Vật lí đã làm được trong ngày hôm nay để thúc đẩy phong trào học tập, tiến
tới một xã hội học tập.”
Còn đối với các đồng chí trong tổ bộ môn cũng đã có chung nhận xét :
“Việc sử dụng CNTT trong HĐNK thực sự đã mang lại hiệu quả cao trong
quá trình dạy học, giúp các em HS xoá bỏ cảm giác e ngại đối với bộ môn -
một môn học mà nhiều em cho là khó. Hơn nữa việc sử dụng CNTT đã góp
phần giải quyết được rất nhiều khó khăn mà các phương tiện dạy học truyền
thống chưa giải quyết được.”
Sau buổi ngoại khoá đã có nhiều đồng nghiệp ở các tổ bộ môn khác đến
học tập kinh nghiệm trong việc thiết kế chương trình. Và chương trình đã trở
thành một mô hình điển hình để các bộ môn khác của nhà trường tham khảo.
Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực nghiệm:
- Để thiết kế được một giáo án ngoại khoá dưới hình thức “Hội vui” như trên
đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, sự nhiệt tình của GV. Thêm nữa, GV phải có
những kiến thức nhất định về tin học như cách download thông tin trên mạng
Internet, cách thiết kế bài giảng trên PowerPoint, GV phải có trong tay các thí
nghiệm ảo vật lí.....
- Công việc từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tổ chức phải có sự phối kết hợp
của nhiều GV, trước hết là các GV của tổ bộ môn nên nếu thường xuyên tổ
chức với quy mô rộng cũng không phải là điều dễ dàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
- Thời gian để tổ chức hội vui cũng là một vấn đề khó khăn. Thời lượng dành
cho việc giảng dạy chính khoá đã chiếm khá nhiều thời gian của các GV. Cả
HS và GV đều chịu sức ép thi cử nên việc tổ chức thường xuyên các hội vui
không phải là công việc dễ thực hiện. Thực tế khi tổ chức hội vui chúng tôi đã
phải hoãn tới hai lần do công việc của nhà trường, của tổ chuyên môn, lịch
thi, kiểm tra của HS...
3.4.4 Phân tích và đánh giá kết quả TNSP đối với giáo án số 2
Chủ đề
Mắt. Các tật của mắt.
Các cách chăm sóc để có một đôi mắt khoẻ
- Địa điểm tổ chức : Phòng học thực hành của nhà trường.
- Đối tượng HS : 47 HS lớp 12A4 - Trường THPT Lê Quí Đôn.
Đây là lớp mà số HS đạt học lực Giỏi 4.26% ; Khá 40.43% ; Trung bình
46.8% ; Yếu 8.51%; không có HS đạt loại kém.
Kết quả bộ môn Vật lí : Giỏi 14.89% ; Khá 19.15% ; Trung bình 61.5% ;
Yếu 4.26%.
Là lớp học chương trình Vật lí Ban cơ bản.
- Qua việc chuẩn bị và tiến hành buổi thảo luận, chúng tôi phân tích và đánh
giá kết quả thu được như sau:
- Về công tác chuẩn bị: các em HS đã tỏ ra tích cực, biểu hiện ở việc các
em ghi chép cẩn thận những nội dung mà GV yêu cầu về nhà tìm hiểu và ôn
tập. Các em nhóm trưởng chủ động phân công các bạn trong nhóm của mình
tìm tài liệu trên mạng Internet.
- Trong thời gian diễn ra buổi thảo luận, các em thực hiện nghiêm túc và
nhiệt tình những nhiệm vụ được giao. Từ khâu đầu tiên là ổn định tổ chức, trả
lời phiếu học tập đến việc thảo luận các câu hỏi. Các nhóm đã tranh luận sôi
nổi về các câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi mở rộng kiến thức về bảo vệ mắt, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
bị tật cận thị nên đeo kính hay bỏ kính khi đọc sách... Ngay cả những em
thường ngày tỏ ra rụt rè, nhút nhát cũng mạnh dạn, tự tin xung phong trả lời
các câu hỏi theo sự hiểu biết của mình.
Kết quả tổng hợp bài kiểm tra trước khi thảo luận và sau khi thảo luận
được thể hiện ở bảng sau:
Nội dung
Trước khi thảo luận Sau khi thảo luận
Trả lời
đúng
Trả lời sai
(hoặc chưa
đầy đủ)
Trả lời
đúng
Trả lời sai
(hoặc chưa
đầy đủ)
SL % SL % SL % SL %
Cấu tạo của mắt 27 57.45 30 42.55 35 74.47 12 25.53
Thế nào là sự điều tiết của
mắt?
33
70.21
14
29.79
45
95.74
2
4.26
Khi nhìn vật mắt phải điều
tiết như thế nào?
35
74.47
12
25.53
43
91.49
4
8.51
Mắt cận thị, kính cận
thị........
27
57.45
20
42.55
42
89.36
5
10.64
Mắt viễn thị, kính viến
thị......
25
53.19
22
46.81
42
89.36
5
10.64
Nguyên nhân cơ bản gây
ra tật cận thị?
19
40.43
28
59.57
45
95.74
2
4.26
Đối với người cận thị, nên
đeo kính hay bỏ kính ra
khi đọc sách?
2
4.26
45
95.74
44
93.62
3
6.38
Các cách cơ bản chăm sóc
mắt..........
14
29.79
33
70.21
40
85.11
7
14.89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Nhận xét:
- Kết quả cho thấy sau buổi thảo luận, sau khi được quan sát mô hình cấu
tạo của mắt, mắt điều tiết và không điều tiết, mắt cận thị và viễn thị bằng thí
nghiệm ảo các em HS đã nắm vững, củng cố và khắc sâu kiến thức. Kết quả tỉ
lệ về số HS trả lời trả lời Đúng câu hỏi trước khi thảo luận và sau khi thảo
luận đã phản ánh điều đó.
- Đánh giá đúng tầm quan trọng của việc có một đôi mắt khoẻ mạnh,
nắm được những nguyên nhân cơ bản gây ra tật cận thị - một tật mà những
năm gần đây có tỉ lệ tăng cao ở HS phổ thông - để từ đó các em có những
cách phòng chống, giữ gìn, chăm sóc để có một đôi mắt khoẻ, đẹp.
- Ngay sau khi được trang bị kiến thức những cách chăm sóc cơ bản đối
với mắt, quan sát HS chúng tôi thấy nhiều em bị cận thị đã tháo kính ra lau, vệ
sinh kính và nói rằng sẽ về nhà nói với bố mẹ thay ngay mắt kính vì kính của
các em đeo đã lâu mà chưa được thay. Điều đó chứng tỏ các em đã vận dụng
ngay những kiến thức khoa học vào trong đời sống hàng ngày.
- Vận dụng vào thực tiễn vấn đề: nên đeo kính hay không đeo kính đối
với người cận thị khi đọc sách? Vấn đề này trước khi diễn ra buổi thảo luận
nhiều em nói rằng chưa bao giờ quan tâm tới.
- Qua buổi thảo luận, các bài tập về mắt HS đã giải được dễ dàng hơn.
Trước đây các em rất khó khăn trong việc nhận ra rằng : khi đeo kính, mắt
không nhìn vật trực tiếp mà nhìn ảnh của vật qua kính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Qua việc thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng
CNTT trong hoạt động ngoại khoá đã nâng cao hiệu quả của quá trình đổi mới
PPDH, góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền giáo dục trong giai đoạn
hiện nay.
Hoạt động ngoại khoá có nhiều điều kiện để phát huy tính tích cực và bồi
dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh, đem lại niềm say mê, hứng thú học tập
cho học sinh , rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành và kĩ năng hoạt động
nhóm, tạo điều kiện cho các em bộc lộ những khả năng của bản thân mình
trước đám đông.
Qua việc thực hiện kế hoạch ngoại khoá chúng tôi thấy cần phát triển
mạnh mẽ hình thức dạy học này đối với bộ môn vật lí nói riêng và các bộ môn
văn hoá nói chung trong nhà trường phổ thông nhằm đạt được mục tiêu dạy
học và góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
KẾT LUẬN CHUNG
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Với những nội dung đã trình bày ở chương I, chúng tôi đã làm sáng tỏ
thêm cơ sở lí luận về việc sử dụng CNTT trong hoạt động ngoại khoá ở
trường phổ thông.
- Nghiên cứu những định hướng về đổi mới PPDH Vật lí ở trường phổ
thông trong giai đoạn hiện nay, vai trò của CNTT trong việc tổ chức dạy học
ngoại khoá; nghiên cứu những thay đổi về nội dung, kiến thức phần “Quang
học” giữa SGK cải cách giáo dục và SGK mới, những khó khăn mà GV và HS
gặp phải khi học kiến thức phần này. Trên cơ sở đó chúng tôi đã thiết kế hai
giáo án hoạt động ngoại khoá dưới hình thức “Hội vui” và “Thảo luận” xoay
quanh kiến thức phần “Quang học”, mà chủ yếu là phần “Quang hình” với
mục đích “phát huy tính tích cực cho học sinh THPT”.
- Tiến hành TNSP bằng các giáo án đã xây dựng, kết quả TNSP đã bước
đầu cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khoá kiến thức phần “Quang học” với
sự hỗ trợ của CNTT là hết sức khả thi, HS thực sự đã được tích cực hoá trong
hoạt động nhận thức của mình và tỏ ra hứng thú hơn với môn học; các kĩ năng
hoạt động nhóm, trình bày ý kiến của mình trước đám đông của HS đã được bồi
dưỡng và phát huy. Việc sử dụng CNTT trong hoạt động ngoại khoá đã phần nào
khắc phục được một số khó khăn gặp phải khi dạy và học kiến thức phần “Quang
học” mà các phương tiện dạy học truyền thống chưa khắc phục được.
Để việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khoá với sự hỗ trợ của
CNTT đi vào thực tiến và đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi có một số kiến nghị
sau đây : - Kế hoạch hoạt động ngoại khoá cần được xây dựng ngay từ đầu
năm học với sự tham gia, ủng hộ của nhiều lực lượng như Ban đại diện cha
mẹ HS, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ bộ môn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
- Để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong
dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn là nhà nước cần
tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá
thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin
và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên
cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất mang tính pháp quy để các
tỉnh, thành có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này,
góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý
giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua
mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
BÀI BÁO CỦA HỌC VIÊN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1.Mai Thị Vân Hải, Tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Vật lí ở trường
phổ thông, Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số 35, tháng 7/2008, Tr 23 – 25.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Văn Bình, Phân tích chương trình Vật lí phổ thông, Giáo trình đào tạo
thạc sĩ (2007).
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), SGK Vật lí lớp
11, NXB Giáo dục (2007).
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), SGK Vật lí lớp
12, NXB Giáo dục (2008).
4. Trương Đức Cường, Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại
khoá phần điện học lớp 12(THPT) nhằm góp phần giáo dục kĩ thuật
tổng hợp cho học sinh, (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) ĐHSP Thái
Nguyên (20075).
5. Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu khai thác Microsoft Frontpage để thiết kế
bài giảng điện tử Vật lí lớp 7, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục)
ĐHSP Huế (2003).
6. Nguyễn Quang Đông, Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá Vật lí ở
trường THPT, Website
7. Bộ giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục trung học, Những vấn đề chung về đổi
mới giáo dục trung học phổ thông, NXB Giáo dục (2007).
8. Bộ giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục trung học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
môn Vật lí, Thực hiện chương trình SGK lớp 11, 12, NXB Giáo dục
(2007, 2008).
9. Đào Thị Hà, Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về ”Lực ma
sát” ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực
sáng tạo của học sinh, (Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục) ĐHSP Hà
Nội (2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
10. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), SGK
Vật lí lớp 11 nâng cao, NXB Giáo dục (2007).
11. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), SGK Vật
lí lớp 12 nâng cao, NXB Giáo dục (2008).
12. IA.I.Pê – Ren – Man (Người dịch: Phan Tất Đắc, Lê Nguyên Long, Thế
Trường), Vật lí vui (Tập I, II), NXB Giáo dục (2003).
13. Đỗ Thị Minh, Nghiên cứu việc tổ chức một số buổi học ngoại khoá về
phần quang hình cho học sinh lớp 8 THCS miền núi, (Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục) ĐHSP Hà Nội (2000).
14. Những câu hỏi kỳ thú - Chuyện vui vật lí, NXB Lao động – Xã hội (2007).
15. Đào Văn Phúc, Dương Trọng Bái, Nguyễn Thượng Chung, Vũ Quang,
SGK Vật lí 12, NXB Giáo dục (Tái bản lần thứ 11)
16. Phạm Xuân Quế, Sử dụng máy tính trong dạy học Vật lí, Giáo trình giảng
dạy cho sinh viên khoa Vật lí (2004).
17. Ngô Quốc Quýnh, Tuyển tập bài tập Vật lí nâng cao THPT, (Tập 5 –
Quang học và Vật lí hạt nhân), NXB Giáo dục (2005).
18. Phạm Hữu Tòng, Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí, Giáo
trình giảng dạy cho học viên Cao học khoa Vật lí (2007).
19. Phạm hữu Tòng, Hình thành kiến thức, kĩ năng phát triển trí tuệ và năng
lực sáng tạo của HS trong dạy học Vật lí, NXB Giáo dục (2004).
20. Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB
Giáo dục (1999).
21. Vũ Bội Tuyền, Vật lí và đời sống, NXB Phụ nữ (2007).
22. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh trong dạy học Vật lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1999).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
23.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Phương pháp
giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm (2002).
24. Nhóm biên dịch : Hoàng Hữu Thư (chủ biên ), Phan Văn Thích, Phạm
Văn Thiều, Cơ sở vật lí (Tập 6): Quang học và vật lí lượng tử, NXB
Giáo dục (1999).
25. Lê Công Triêm, Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lí, NXB Giáo dục
(2005).
26. Trần Đức Vượng (chủ biên), Hoàng Phụng Hịch, Phan Anh, Vương Ngọc
Hiếu, Tài liệu tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí ở trường
THCS, Dự án phát triển giáo dục THCS II (2007).
27. Một số website : Wikipedia. org
http:// www.vatlysupham.com
http:// www.thuvienvatly.com
http:// www.vatlituoitre
http:// www.giaovien.net
http:// www.dantri.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN
( Xin đồng chí vui lòng cho biết các thông tin theo các câu hỏi )
Họ và tên:.......................................................................
Đơn vị công tác..............................................................
Năm vào ngành..............................................................
Đồng chí hãy khoanh tròn vào những lựa chọn của mình
trong các câu hỏi sau
Câu 1: Để nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông, ngoài hình
thức dạy học trên lớp, đồng chí còn sử dụng hình thức dạy học nào sau đây?
A. Phụ đạo B. Dạy học ngoại khoá
Câu 2: Trường đ/c có thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá cho các
môn học hay không?
A. Có B. Không
Câu 3: Nếu có tổ chức hoạt động ngoại khoá cho các môn học, trường đ/c
thường tổ chức dưới hình thức nào nhất?
A. Hội vui B. Ra báo tường C. Tham quan D. Thảo luận
E. Hình thức khác. Đó là.................................................................
Câu 4: Đ/c có được học hoặc tập huấn về kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại
khoá vật lí khi học ở trường Đại học hay không?
A. Có B. Không
Câu 5: Theo đ/c, dạy học ngoại khóa vật lí có nên đưa vào chương trình bắt
buộc hay không?
A. Nên B. Không nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Câu 6: Đ/c đánh giá tầm quan trọng của việc dạy học ngoại khoá vật lí theo
mức độ nào sau đây?
A. Quan trọng B. Bình thường C. Không cần thiết
Câu 7: Theo đ/c, hoạt động ngoại khoá có làm ảnh hưởng xấu đến học tập nội
khoá hay không?
A. Có B. Không C. Có, nhưng không đáng kể
Câu 8: Ở trường đ/c có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoại
khoá hay không?
A. Có B. Không C. Ít, không đáng kể
Ý kiến khác..........................................................................................................
.............................................................................................................................
.......................................................................................... ...................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................. ...............................
Câu 9: Đ/c đánh giá thế nào về vai trò của công nghệ thông tin trong việc tổ
chức hoạt động ngoại khoá?
A. Quan trọng B. Bình thường C. Không cần thiết
Ý kiến khác..........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
PHỤ LỤC 2:
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN
( Xin đồng chí vui lòng cho biết các thông tin theo các câu hỏi )
Họ và tên:.......................................................................
Đơn vị công tác..............................................................
Năm vào ngành..............................................................
Đồng chí hãy khoanh tròn vào những lựa chọn của mình
trong các câu hỏi sau
Câu 1: Theo đ/c, nội dung kiến thức phần Quang học - SGK mới đối với học
sinh THPT là
A. Dễ B. Khó C. Phù hợp
Ý kiến khác
............................................................................................................. ................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 2: Việc đưa kiến thức phần “Quang hình” từ chương trình Vật lí 12
(SGK Cải cách giáo dục) xuống chương trình Vật lí 11 (SGK mới ) là :
A. Phù hợp
B. Không phù hợp
Ý kiến khác
................................................................................................... ..........................
.............................................................................................................................
......................................................................................................... ....................
Câu 3: Những khó khăn cơ bản mà đ/c gặp phải khi dạy kiến thức phần
“Quang học”?
A. Thiếu dụng cụ thí nghiệm trực quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
B. Thời lượng cho các giờ bài tập ít
C. Kiến thức trừu tượng
D. HS không hứng thú
Ý kiến bổ sung
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 4: Đ/c đã làm gì để khắc phục những khó khăn trên?
A. Phụ đạo cho HS
B. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá dưới nhiều hình thức
C. Sử dụng CNTT để hỗ trợ cho các phương tiện dạy học khác
Ý kiến khác
.......................................................................................................... ...................
.............................................................................................................................
................................................................................................................ .............
.............................................................................................................................
...................................................................................................................... .......
.............................................................................................................................
............................................................................................................................ .
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đồng chí!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
PHỤ LỤC 3
PHIẾU HỌC TẬP
Chủ đề
Mắt. Các tật của mắt và cách sửa.
Các cách chăm sóc để có đôi mắt khoẻ
Họ và tên...................................................
Lớp............................................................
Hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây
Câu 1: Em hãy kể tên các bộ phận chính của mắt người dọc theo trục của mắt
tính từ ngoài vào trong?
.............................................................................................................................
................................................................................................... ..........................
.............................................................................................................................
......................................................................................................... ....................
Câu 2: Thế nào là sự điều tiết của mắt ?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 3: Khi nhìn vật, mắt phải điều tiết như thế nào? Giải thích?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Câu 4: Thế nào là mắt cận thị? Kính phải đeo cho mắt người cận thị là loại
kính gì? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.................................................................................. ...........................................
Câu 5: Thế nào là mắt viễn thị? Kính phải đeo cho mắt người viễn thị là loại
kính gì? tại sao?
..................................................................................................................... ........
.............................................................................................................................
........................................................................................................................... ..
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 6: Mắt viễn thị và mắt lão thị có gì khác nhau?
.............................................................................................................................
........................................................................................ .....................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................. ...............................
.............................................................................................................................
Câu7: Em hãy kể một số nguyên nhân cơ bản gây ra tật cận thị?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 8: Người bị cận thị nên đeo kính hay bỏ kính ra khi đọc sách? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 7: Theo em, có những cách chăm sóc cơ bản nào để có một đôi mắt
khoẻ?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc30.pdf