Nghiên cứu này cho thấy, giai đoạn tiền xử lý nguyên
liệu rất quan trọng đối với quá trình chiết xuất R-PE, năng
suất R-PE được chiết từ tảo sấy thăng hoa và nghiền nitơ
lỏng tăng 2.8 lần so với mẫu chiết từ tảo tươi. Hơn nữa,
nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của quá trình
thủy phân dưới sự hỗ trợ của enzyme đối với tảo đỏ
Gracilaria gracilis. Thủy phân bằng enzyme cellulase thu
được hàm lượng R-PE tăng 3 lần so với mẫu không xử lý
enzyme. Phương pháp tối ưu hóa bề mặt đáp ứng cung cấp
các thông số tối ưu nhằm nâng cao năng suất R-PE thu nhận
và năng suất R-PE tăng 3,4 lần so với mẫu không xử lý
enzyme. Vì vậy, ngoài những sản phẩm đã được ứng dụng
hiện nay trên thị trường từ loài tảo Gracilaria gracilis,
R-PE có thể là một sản phẩm mang lại một nguồn lợi nhuận
mới từ loài tảo này. Bên cạnh đó, cần tinh sạch chất màu
R-PE trong các nghiên cứu tiếp theo bằng các phương pháp
như sắc ký trao đổi ion, sắc ký lọc gel
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện thủy phân đến quá trình thu nhận r-Phycoerythrin từ gracilaria gracilis - Nguyễn Hữu Phước Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
166 Nguyễn Hữu Phước Trang
NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN ĐẾN
QUÁ TRÌNH THU NHẬN R-PHYCOERYTHRIN TỪ GRACILARIA GRACILIS
OPTIMIZATION OF HYDROLYSIS CONDITIONS TO OBTAIN R-PHYCOERYTHRIN
EXTRACTION FROM GRACILARIA GRACILIS
Nguyễn Hữu Phước Trang
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng; nhptrang@ute.udn.vn
Tóm tắt - R-phycoerythrin (R-PE) là sắc tố màu tự nhiên, là
phycobiliprotein được chiết xuất từ loài tảo đỏ. R-phycoerythrin được
ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược
phẩm, đánh dấu tế bào trong quá trình phân tích. Mục đích của nghiên
cứu này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý sơ bộ tảo
Gracilaria gracilis và ảnh hưởng của các điều kiện thủy phân bằng
enzyme đến quá trình thu nhận R-PE. Nghiên cứu đầu tiên của bài báo
tập trung vào giai đoạn xử lý sơ bộ nguyên liệu, năng suất R-PE thu được
đạt hiệu quả cao từ mẫu tảo biển được sấy thăng hoa kết hợp với
phương pháp nghiền bằng nitơ lỏng. Sau đó, bài báo nghiên cứu chiết
xuất R-phycoerythrin bằng các enzyme thủy phân polysaccharide
(xylanase, cellulase, glucanase). Kết quả nghiên cứu cho thấy, enzyme
cellulase đã cải thiện được năng suất thu nhận R-PE từ Gracilaria gracilis
(12,76 mg/g). Cuối cùng, nghiên cứu tiếp tục tối ưu hóa điều kiện thủy
phân bằng enzyme cellulase theo phương pháp tối ưu hóa bề mặt đáp
ứng, năng suất R-phycoerythrin thu được đạt giá trị cao 15,75 mg/g.
Abstract - R-phycoerythrin (R-PE) is a natural pigment and a
phycobiliprotein extracted from red macroalgal. R-phycoerythrin has
been widely used in food, cosmetics, pharmaceuticals and analytical
reagents. This research presents an efficient algal pretreatment and
an analysis of the results of the hydrolysis conditions by enzyme for the
extraction of R-phycoerythrin from the seaweed Gracilaria gracilis. The
first work- the material pretreatment - is one important stage and the
highly effective extraction of R-phycoerythrin from the Gracilaria gracilis
is achieved with freeze-dried sample and then ground with liquid
nitrogen. Then, the paper use polysaccharide-degrading enzymes
(xylanase, cellulase, β-glucanase) for the extraction of
R-phycoerythrin. In this study, enzyme cellulase enhances the
extraction yield of R-phycoerythrin from Gracilaria gracilis (12.76 mg/g).
Finally, results of analysis by the response surface methodology show
that the maximum yield of R-phycoerythrin obtains 15.75 mg/g with the
optimal hydrolysis conditions from enzyme cellulase.
Từ khóa - Tảo đỏ; R-phycoerythrin; Phycobiliprotein; Enzyme;
Gracilaria gracilis.
Key words - Red seaweed; R-phycoerythrin; Phycobiliprotein;
Enzyme; Gracilaria gracilis.
1. Đặt vấn đề
Phycobiliprotein là phức hợp protein mang sắc tố được
thu nhận từ lục lạp của tảo đỏ và vi khuẩn lam.
Phycobiliprotein được phân chia thành ba loại phụ thuộc
vào đặc tính hấp thụ của chúng: phycoerythrin (PE;
λmax = 490-570 nm), phycocyanin (PC; λmax = 610 -625
nm) và allophycocyanins (AP; λmax = 650-660 nm). Trong
đó, phycoerythrin (PE) được chia thành ba loại chính, phụ
thuộc vào phổ hấp thụ: B-phycoerythrin (B-PE;
λmax = 545-563 nm), R-phycoerythrin (R-PE;
λmax = 498-565 nm) và C-phycoerythrin (C-PE;
λmax = 565 nm) [1].
R-phycoerythrin là phycobiliprotein chính trong tảo
biển đỏ. Cấu trúc tiểu đơn vị của R-PE phổ biến nhất là
(αβ)6γ. R-PE có khối lượng phân tử khoảng 240.000 Da.
R-PE hiện đang được sử dụng trong sản xuất thực phẩm và
mỹ phẩm như chất tạo màu tự nhiên [1]. Nó cũng thường
được sử dụng như một phần trong chuyển giao năng lượng
huỳnh quang, trong miễn dịch học và lưu lượng tế bào. Hơn
nữa, R-PE còn được sử dụng như chất chống oxy hóa, chất
chống ung thư, ức chế miễn dịch và hạ huyết áp. Hiện nay,
giá thành của sắc tố R-PE trên thị trường rất cao (408€/mg,
Sigma Aldrich 2018).
Gracilaria là giống tảo đỏ mang lại giá trị kinh tế cao
cho ngành thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sinh học.
Gracilaria là nguồn cung cấp agar, khoảng 60% các sản
phẩm agar được thu nhận và sản xuất từ giống tảo biển này.
Gracilaria phân bố tại các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn
đới [2]. Chúng được nuôi trồng theo quy mô lớn ở một số
quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Chile, Việt
Nam... Gần đây, Gracilaria gracilis đã được nghiên cứu và
báo cáo là nguồn nguyên liệu chứa nhiều hợp chất có giá trị
với các ứng dụng như: polyme agar được sử dụng làm vật
liệu mao quản và mẫu sinh học trong sản xuất hạt nano, sản
xuất protein cho công nghiệp thực phẩm [3], [4], [5].
Theo các nghiên cứu trước đó, R-phycoerythrin có thể
được chiết xuất bằng phương pháp cổ điển: ngâm nguyên
liệu trong dung môi (nước, nước cất, dung dịch đệm...) [6].
Tuy nhiên, lớp vỏ thành tế bào của tảo là nguyên nhân gây
cản trở cho quá trình chiết xuất nên phương pháp này chưa
mang lại hiệu quả cao [7]. Hiện nay, enzyme thủy phân đã
được nghiên cứu và chứng minh mang lại những thuận lợi
cho quá trình thu nhận R-PE đối với một số loài tảo [1], [6],
[7]. Trong nghiên cứu này, các enzyme polysaccharides
được sử dụng trong quá trình chiết xuất protein và
R-phycoerythrin từ Gracilaria gracilis nhằm thủy phân và
phá vỡ các liên kết polysaccharide của vỏ tế bào tảo.
Tối ưu hóa bề mặt đáp ứng (Response Surface
Methodology, RSM) là phương pháp bao gồm một nhóm
các kĩ thuật toán học thống kê dựa trên sự phù hợp của mô
hình thực nghiệm và thí nghiệm thiết kế để đưa ra các thông
số tối ưu [1]. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tối ưu
hóa các điều kiện thủy phân bằng enzyme nhằm thu nhận
R-PE với năng suất cao.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
Gracilaria gracilis được thu hoạch tại bờ biển Đại Tây
Dương, Pháp. Tảo được rửa sạch và loại bỏ các thực vật biểu
sinh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát
quy trình chiết xuất R-PE từ các mẫu nguyên liệu đã được
xử lý sơ bộ, bao gồm: tảo tươi (được cắt nhỏ thành miếng,
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 167
kích thước trung bình < 1cm), tảo sấy (sấy thăng hoa và được
nghiền mịn (<10mm) bằng dung dịch nitơ lỏng).
Enzyme thủy phân: cellulase, xylanase và β-glucanase
từ Trichoderma longibrachiatum mua từ Sigma-Aldrich.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chiết xuất R-PE bằng phương pháp thủy phân enzyme
Thí nghiệm thủy phân enzyme được thực hiện bằng một
bộ phản ứng thủy tinh thể tích 500 ml trong điều kiện kiểm
soát (nhiệt độ và tốc độ khuấy). Tảo tươi (4g) và tảo sấy
(2g) được đồng nhất cùng với enzyme (20 mg/g tảo, trọng
lượng khô) trong 200 ml dung dịch đệm acetate 50 mM,
pH 5. Hệ thống liên tục được khuấy ở 150 vòng/phút,
35oC trong 6 giờ, thực hiện trong bóng tối [1], [7].
Các thí nghiệm được thực hiện ba lần lặp và một mẫu
chứng (mẫu không có enzyme) được thực hiện đồng thời
trong cùng điều kiện. Sau khi thủy phân, các mẫu được ly
tâm ở 15.000 vòng/phút trong 20 phút ở 4oC và thu dịch
chiết thô [1], [7].
2.2.2. Xác định R-phycoerythrin
a. Hàm lượng R-PE
R-phycoerythrin có phổ hấp thu ánh sáng cực đại ở
565 nm, độ hấp thu ở bước sóng này biểu thị cho cường độ
sắc tố phycoerythrin hay lượng phycoerythrin có trong
dung dịch. Dựa vào tính chất này người ta đo các giá trị
hấp thu và xác định lượng R-phycoerythrin [1]:
[R-PE] =[(A565-A592) - (A455-A592) × 0,20] ×0,12 (mg/ml)
b. Độ tinh khiết R-PE
Chỉ số tinh khiết R-PE: PI= A565/A280
Trong đó: A455, A592, A565, A280 lần lượt là mật độ quang
tại các bước sóng 455 nm, 592 nm, 565 nm, 280 nm [1].
2.2.3. Xác định protein hòa tan
Tổng số protein hòa tan trong dịch chiết thô được phân
tích và xác định bằng phương pháp Bradford. Thuốc thử
Bradford (Sigma) (200 µL) được thêm vào 800 µL dung
dịch mẫu thô (mẫu thu được sau khi chiết xuất và ly tâm).
Sau khi đồng nhất dung dịch mẫu cùng thuốc thử và để mẫu
ở nhiệt độ phòng trong thời gian 5 phút. Đo độ hấp thụ của
mẫu ở 595 nm. Dung dịch mẫu chuẩn trong phương pháp
này protein BSA (Bovine Serum Albumin). Lập đường
chuẩn và tiến hành xác định hàm lượng protein của mẫu
dịch chiết thô [1].
2.2.4. Tối ưu hóa các điều kiện thủy phân bằng enzyme
Sau khi nghiên cứu thủy phân, các điều kiện chiết R-PE
từ tảo Gracilaria gracilis được tối ưu hóa bằng phương
pháp bề mặt đáp ứng (RSM), xác định ảnh hưởng của các
biến thủy phân, bao gồm: thời gian thủy phân (120 đến
360 phút), nhiệt độ thủy phân (20 đến 50oC) và enzyme/chất
nền (E/S) tỷ lệ (20 đến 40 mg/g). Trong nghiên cứu này,
19 thí nghiệm đã được thực hiện và thiết kế bao gồm: 23 giai
thừa trực giao, sáu điểm sao và năm điểm trung tâm. Ma trận
thiết kế phức hợp trung tâm CCD 23 (CDD), nhiệt độ thủy
phân, thời gian thủy phân và tỷ lệ E/S thay đổi một cách có
hệ thống ở mức cao và thấp (Bảng 1). Ngoài ra, mức trung
bình của cả ba yếu tố trong nghiên cứu này được sử dụng để
kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa mức cao và thấp của
các biến được thử nghiệm.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phần mềm
Statgraphics Plus v.5 Experiment Design đối với phương
pháp RSM. Ngoài ra, phân tích thống kê cũng được tiến
hành bằng cách sử dụng Minitab 16, ANOVA (p <0,05).
3. Kết quả nghiên cứu và biện luận
3.1. Nghiên cứu chiết xuất R-phycoerythrin bằng enzyme
thủy phân
3.1.1. Hàm lượng protein thu nhận sau quá trình thủy phân
Hình 1. Chú thích hình
Hình 1. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý nguyên liệu và
thủy phân bằng enzym đến quá trình chiết xuất: hàm lượng
protein (A), sản lượng chiết R-PE (B), chỉ số độ tinh khiết PI (C)
từ tảo đỏ Gracilaria gracilis (n = 3, bars = s.d.)
Hàm lượng protein thu được sau quá trình chiết bằng
enzyme từ tảo tươi và tảo sấy được thể hiện theo Hình 1A.
Kết quả thu được cho thấy, hàm lượng protein được
chiết xuất từ tảo khô hay tảo sấy thăng hoa và được nghiền
mịn bằng nitơ lỏng cho năng suất cao hơn so với các thí
nghiệm được thực hiện cùng điều kiện nhưng sử dụng
nguyên liệu tảo tươi. Trong nghiên cứu này, hàm lượng
protein thu nhận đạt trung bình từ 4,65-9,17 mg/g đối với
mẫu tảo tươi và đạt từ 14,62-27,53 mg/g đối với mẫu tảo
sấy (p<0,05). Điều này cho thấy, quá trình tiền xử lý
nguyên liệu là một công đoạn quan trọng trong chiết xuất
protein từ tảo biển đỏ.
Bên cạnh đó, thủy phân bằng enzyme ở cả 2 mẫu tảo
đều đạt giá trị cao hơn so với các mẫu đối chứng (mẫu
control) từ 1,5 đến 2 lần. Đối với mẫu tảo ướt, hàm lượng
của chúng dao động từ 4,65 -5 mg/g (mẫu đối chứng) đến
0
10
20
30
40
Ce Xy Glu Ce Xy Glu
H
à
m
l
ư
ợ
n
g
P
ro
te
in
(
m
g
/g
)
Control Enzyme
Tảo sấyTảo tươi
0
5
10
15
20
Ce Xy Glu Ce Xy Glu
H
à
m
l
ư
ợ
n
g
R
-P
E
(
m
g
/g
)
Control Enzyme
Tảo sấyTảo tươi
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
Ce Xy Glu Ce Xy Glu
C
h
ỉ
s
ố
ti
n
h
k
h
iế
t
R
-P
E Control Enzyme
Tảo sấyTảo tươi
A
B
C
168 Nguyễn Hữu Phước Trang
9-9,17 mg/g (xử lý bằng enzyme). Đối với mẫu tảo sấy,
nồng độ protein thu được đạt từ 14,65-15 mg/g (mẫu đối
chứng) đến 22-27,53 mg/g (xử lý bằng enzyme). Kết quả
thu được đạt tốt nhất khi thủy phân bằng enzyme cellulase
đối với tảo sấy (27,53 mg/g).
3.1.2. Hàm lượng R-phycoerythrin
Năng suất chiết R-phycoerythrin thu nhận được mô tả
theo Hình 1B. Tương tự như hàm lượng protein sau quá
trình chiết xuất, năng suất R-PE thu được từ tảo sấy
(4,26-12,76 mg/g) cao hơn so với mẫu tảo tươi (1,56 -
6,97 mg/g). Trong nghiên cứu này, tất cả các thí nghiệm
thủy phân đều cho thấy giá trị R-PE đạt được từ tảo sấy cao
hơn đáng kể so với tảo tươi (p <0,05).
Ngoài ra, kết quả thu được còn cho thấy sự khác biệt đáng
kể giữa các mẫu đối chứng và mẫu xử lý bằng enzyme
(p<0,05). Ví dụ, nồng độ R-PE dao động từ 1,69 mg/g (mẫu
đối chứng, tảo tươi) đến 6,97 mg/g (cellulase, tảo tươi) và
4,62 mg/g (mẫu đối chứng, tảo sấy) đến 12,76 mg/g (cellulase,
tảo sấy). Do đó, nghiên cứu này có thể chứng minh năng suất
R-PE có thể được cải thiện và gia tăng bằng cách sử dụng
enzyme, đặc biệt thực hiện bởi enzyme cellulase. Hơn thế nữa,
đối với mẫu tảo sấy, hàm lượng R-PE thu khi thủy phân bằng
cellulase (12,76 mg/g) tốt hơn so với xử lý bằng xylanase
(7,92 mg/g) hoặc β-glucanase (9,44 mg/g).
3.1.3. Chỉ số tinh khiết R-phycoerythrin thu nhận sau quá
trình thủy phân
Chỉ số tinh khiết R-PE (PI) được trình bày theo Hình
1C. Quá trình tiền xử lý tảo và xử lý enzyme cũng dẫn đến
sự gia tăng đáng kể giá trị PI (p<0,05). Đối với mẫu đối
chứng, giá trị PI thu được từ 0,02 (tảo tươi) đến 0,04 (tảo
sấy). Đối với tảo biển được thủy phân bằng enzyme
cellulase, PI tăng từ 0,05 (tảo tươi) lên 0,12 (tảo sấy).
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất R-PE
hay protein thu nhận có giá trị khác nhau giữa các mẫu
chiết là do quá trình tiền xử lý tảo. Sấy thăng hoa tảo đỏ
Gracilaria gracilis kết hợp nghiền mẫu trong nitơ lỏng
giúp cho quá trình chiết xuất thuận lợi hơn do bột tảo mịn,
nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với dung môi chiết, cấu trúc
thành tế bào bị phá vỡ khi nghiền. Theo các nghiên cứu
trước đó, một số loài tảo sấy thăng hoa kết hợp nghiền trong
nitơ lỏng đã mang lại hiệu quả cao cho quá trình chiết xuất
và thu nhận R-PE như: Grateloupia turuturu [6], Palmaria
palmata [1], Mastocarpus stellatus [7].
Hơn thế nữa, nghiên cứu này cũng đã chứng minh rằng
thủy phân bằng enzyme mang lại hiệu quả trong quá trình
chiết xuất chất màu R-PE từ Gracilaria gracilis. Nghiên
cứu ảnh hưởng của các enzyme thủy phân đến cấu trúc
polysaccharid của thành tế bào đã được nghiên cứu trong
một số các nghiên cứu trước đây và họ cũng đã kết luận
rằng việc sử dụng enzyme có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá
trình khai thác R-PE [1], [6], [7], [8], [9].
Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy sự khác biệt
đáng kể giữa các mẫu đối chứng (không bổ sung enzyme)
và mẫu bổ sung enzyme, đặc biệt là enzyme cellulase.
Gracilaria được xem là nguồn sinh khối cellulose để sản
xuất sản phẩm ethanol sinh học [10]. Trong nghiên cứu
này, kết quả thí nghiệm cho thấy sự xuất hiện của cellulose
trong cấu trúc thành tế bào có vai trò rất quan trọng. Hợp
chất này được xem là một thành phần kết nối với.các
polysaccharides khác. Nghiên cứu của Martin (1988) đã
chỉ ra rằng, khi sử dụng enzyme cellulase đối với tảo đỏ đã
tạo ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt thành tế bào, có thể là do
sự phá vỡ và thủy phân cellulose đối với nguyên liệu này
[11]. Do đó, sử dụng enzyme cellulase có thể tăng hiệu quả
chiết của các hợp chất hòa tan trong nước như
R-phycoerythrin từ nguồn tảo đỏ Gracilaria gracilis.
Nghiên cứu này cho thấy quá trình thủy phân bằng
enzyme rõ ràng rất phù hợp để làm suy thoái và phá vỡ thành
tế bào của tảo Gracilaria gracilis và tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình chiết xuất protein cũng như R-PE. Do đó, trong
các thí nghiệm tiếp theo, enzyme cellulase và tảo sấy sẽ được
sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chiết
xuất, khai thác và tối ưu hóa quá trình.
3.2. Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất bằng phương pháp
bề mặt đáp ứng (RSM)
Các thí nghiệm được mô tả và bố trí theo Bảng 1.
Sau khi nhận được hàm lượng R-PE từ mỗi thí nghiệm
theo bố trí như ma trận Bảng 1, thu nhận được kết quả tối ưu
hóa các điều kiện thủy phân thể hiện ở Hình 2.
Hình 2. Biểu đồ bề mặt đáp ứng năng suất R-PE (mg/g) theo
thời gian thủy phân, ES và nhiệt độ thủy phân. A: mặt đáp ứng
tương tác giữa thời gian và tỷ lệ ES; B: mặt đáp ứng tương tác
giữa nhiệt độ và tỷ lệ ES; C: mặt đáp ứng tương tác giữa nhiệt
độ và thời gian thủy phân
topt = 32
oC
Topt = 286 phút
E/Sopt = 47 mg/g
M
ứ
c
đ
ộ
m
o
n
g
m
u
ố
n
M
ứ
c
đ
ộ
m
o
n
g
m
u
ố
n
M
ứ
c
đ
ộ
m
o
n
g
m
u
ố
n
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 169
Phân tích các số liệu thu thập theo phương pháp RSM,
năng suất R-PE đạt giá trị cao khi thực hiện ở các điều kiện
tối ưu như sau: nhiệt độ thủy phân (320C), thời gian thủy
phân (286 phút), tỷ lệ enzyme/chất nền (47 mg/g).
Ngoài ra, kết quả thu được sau quá trình thủy phân và
tối ưu các thông số công nghệ được thể hiện qua bảng tóm
tắt (Bảng 2).
Bảng 1. Ma trận thí nghiệm theo
phương pháp thiết kế phức hợp trung tâm CCD (n=3)
STT
Điều kiện thủy phân
t (oC) E/S (mg/g) T (phút)
1 20,0 40,0 360,0
2 20,0 20,0 360,0
3 35,0 30,0 240,0
4 60,0 30,0 240,0
5 50,0 40,0 120,0
6 50,0 20,0 120,0
7 50,0 40,0 360,0
8 35,0 46,82 240,0
9 35,0 30,0 240,0
10 35,0 30,0 38,19
11 50,0 20,0 360,0
12 35,0 13,18 240,0
13 35,0 30,0 240,0
14 35,0 30,0 240,0
15 20,0 40,0 120,0
16 35,0 30,0 240,0
17 35,0 30,0 441,82
18 20,0 20,0 120,0
19 10,0 30,0 240,0
(Lưu ý: Các thí nghiệm tại tâm được in đậm)
Bảng 2. Tổng kết hàm lượng R-PE, chỉ số tinh khiết R-PE
thu được từ tảo sấy Gracilaria gracilis
Control
(Đối chứng)
Thủy phân bằng enzyme
cellulase
Trước tối ưu Sau tối ưu
t (oC) 35 35 32
T (phút) 360 360 286
E/S (mg/g) 0 20 47
R-PE (mg/g) 4,62 ± 0,93 12,76 ± 0,58 15,75 ± 0,11
PI (A565nm /A280nm) 0,05 ± 0,00 0,12 ± 0,01 0,17 ± 0,01
Từ Bảng 2 cho thấy, thủy phân bằng enzyme cellulase
có thể gia tăng hàm lượng R-phycoerythrin khoảng 2,7 lần
so với mẫu đối chứng (không sử dụng enzyme), tối ưu hóa
các thông số công nghệ (nhiệt độ, thời gian, ES) cải thiện
năng suất R-PE khoảng 3,5 lần so với mẫu đối chứng. Hàm
lượng R-PE đạt 15,75 mg/g đạt 29,30 mg/g khi chiết xuất
tại nhiệt độ thủy phân (320C), thời gian thủy phân
(286 phút), tỷ lệ E/S (47 mg/g).
Theo phương pháp tối ưu hóa đáp ứng bề mặt, độ tin cậy
D tối đa sau khi thực hiện ma trận các thí nghiệm thu được
là 91.38%. Điều này cho thấy, giữa kết quả dự đoán theo
phương pháp này và kết quả thu được thực tế có thể đạt được
mức độ mong muốn tối đa. Mỗi tham số và sự tương tác giữa
chúng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng
R-PE thu nhận. Phân tích ảnh hưởng của các biến đối với
hàm lượng R-PE cho thấy thời gian thủy phân và tỷ lệ E/S
có ảnh hưởng mạnh và tác động tích cực đến năng suất
R-PE thu nhận.
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, enzyme thủy phân đã nâng
cao hiệu quả chiết xuất R-phycoerythrin từ Gracilaria
gracilis. Sau khi tối ưu hóa các thông số công nghệ bằng
RSM, hàm lượng R-PE tăng so với các thí nghiệm chưa
được tối ưu với thời gian thủy phân giảm đáng kể (286 phút
thay vì 360 phút). Cellulase mang lại hiệu quả thủy phân
cao, phá vỡ cấu trúc thành tế bào tảo và phản ứng thủy phân
của enzyme này thường xảy ra mạnh mẽ trong giờ đầu [11].
Thời gian thủy phân kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động
của enzyme, enzyme có khả năng hấp thụ đảo ngược và
không phục hồi trong quá trình thủy phân dẫn đến hoạt động
của enzyme có thể bị giảm [11]. Thời gian thủy phân bằng
enzyme cellulase (6h) không cải thiện được hàm lượng
R-PE đối với tảo Gracilaria gracilis. Hơn nữa, sau quá trình
tối ưu hóa, nhiệt độ thủy phân giảm (320C thay vì 350C) có
thể giúp giảm chi phí và mang lại lợi ích về mặt kinh tế.
Theo công bố của các nghiên cứu trước đó,
R-phycoerythrin được thu nhận từ các nguồn tảo đỏ khác
nhau như Grateloupia turuturu (1,6 – 4,39 mg/g) [6];
Palmaria palmata (4 mg/g-12,36 mg/g) [1]; Mastocarpus
stellatus (0,27-1,99 mg/g) [7]... Trong nghiên cứu này, hàm
lượng R-PE thu nhận từ tảo Gracilaria gracilis đạt
1,56-15,75 mg/g.
4. Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy, giai đoạn tiền xử lý nguyên
liệu rất quan trọng đối với quá trình chiết xuất R-PE, năng
suất R-PE được chiết từ tảo sấy thăng hoa và nghiền nitơ
lỏng tăng 2.8 lần so với mẫu chiết từ tảo tươi. Hơn nữa,
nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của quá trình
thủy phân dưới sự hỗ trợ của enzyme đối với tảo đỏ
Gracilaria gracilis. Thủy phân bằng enzyme cellulase thu
được hàm lượng R-PE tăng 3 lần so với mẫu không xử lý
enzyme. Phương pháp tối ưu hóa bề mặt đáp ứng cung cấp
các thông số tối ưu nhằm nâng cao năng suất R-PE thu nhận
và năng suất R-PE tăng 3,4 lần so với mẫu không xử lý
enzyme. Vì vậy, ngoài những sản phẩm đã được ứng dụng
hiện nay trên thị trường từ loài tảo Gracilaria gracilis,
R-PE có thể là một sản phẩm mang lại một nguồn lợi nhuận
mới từ loài tảo này. Bên cạnh đó, cần tinh sạch chất màu
R-PE trong các nghiên cứu tiếp theo bằng các phương pháp
như sắc ký trao đổi ion, sắc ký lọc gel...
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát
triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng trong đề tài
có mã số B2018-ĐN-06-14.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dumay, J.; Clément, N.; Morançais, M.; Fleurence, J.,
“Optimization of hydrolysis conditions of Palmaria palmata to
enhance R-phycoerythrin extraction’’, Bioresour Technol, 131,
2013, 21-27.
[2] Capo, T. R.; Jaramillo, J. C.; Boyd, A. E.; Lapointe, B. E.; Seraf, J.
E., “Sustained high yields of Gracilaria (Rhodophyta) grown in
intensive large-scale culture’’, J Appl Phycol, 11(2), 1999,143-147.
[3] Santelices, B.; Doty, M. S., “A review of Gracilaria farming’’,
170 Nguyễn Hữu Phước Trang
Aquaculture, 78 (2),1989, 95-133.
[4] Francaville, M.; Pineda, A.; Romero, A. A.; Colmenares, J. C.;
Vargas, C.;Monteleone, M.; Luque, R., “Efficient and simple
reactive milling preparation of photocatalytically active porous ZnO
nanostructures using biomass derived polysaccharides’’, Green
Chemistry16(5), 2014, 2876-2885.
[5] Francavilla, M.; Franchi, M.; Monteleone, M.; Caroppo, C., “The
red seaweed Gracilaria gracilis as a multi products source’’, Mar
Drugs, 11(10), 2013, 3754-3776.
[6] Denis, C.; Le-Jeune, H.; Gaudin, P.; Fleurence, J.,“An evaluation of
methods for quantifying the enzymatic degradation of red seaweed
Grateloupia turuturu, J Appl Phycol, 21, 2009, 153-159.
[7] Nguyen, H.P.T; Michèle, M.; Fleurence, J.; Dumay, J.,
“Mastocarpus stellatus as a source of R-phycoerythrin: optimization
of enzyme assisted extraction using response surface methodology’’,
J Appl Phycol, 29(3), 2017, 1563-1570.
[8] Wijesinghe, W. A. J. P.; Jeon Y. J., “Enzyme-assistant extraction
(EAE) of bioactive components: A useful approach for recovery of
industrially important metabolites from seaweeds: A review’’,
Fitoterapia, 83(1), 2012, 6-12.
[9] Fleurence, J., “R-Phycoerythrin from red macroalgae: Strategies for
extraction and potential application in Biotechnological area’’
Applied Biotechnology, Food Science and Policy, 1, 2013, 63-68.
[10] Ahmad, Q., “Bioethanol production from cellulose in red algae
Gracilaria verrucosa by separated hydrolysis and fermentation
system using Trichoderma viride and Zymomonas mobilis’’, IntJ
Pharm Biol Sci, 2, 2014, 445-452.
[11] Martin, R. S; Aguilera, J. M.; Hohlberg, A. L., “Effect of cellulase
pretreatment on red algae agar extractability’’, Carbohydr Polym,
8(1), 1998, 33-43.
(BBT nhận bài: 01/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 19/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdffull_2019m02d015_14_12_33_4607_2114546.pdf