Nghiên cứu tôn giáo - Giáo dục tư tưởng nghiệp cho thanh niên phật tử ở Việt Nam hiện nay

Tam Tạng kinh điển Phật giáo đề cập rất nhiều về đạo hiếu. Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân nói về gương hiếu thảo của Đức Phật, các vị Bồ tát trong nhiều kiếp, nên sau này các vị ấy được hưởng uy quyền và giàu sang. Kinh Mục Liên Sám Pháp nói về sự hiếu hạnh của Mục Kiền Liên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, đã tu hành và làm việc phúc thiện để cứu mẹ,v.v Khóa tu trong mùa Vu Lan được giới Phật giáo Việt Nam tổ chức khá thường xuyên những năm gần đây giúp giới trẻ giữ gìn và tiếp nối truyền thống đạo hiếu của Phật giáo, đền đáp tứ trọng ân, thể hiện sự hiếu thảo của người làm con. Trong khóa tu này, các tăng ni chú trọng thuyết giảng về “mười ân báo đáp” (Kinh Báo Ân Cha Mẹ), đại ý là tình thương cha mẹ thật sâu nặng, không bao giờ nhạt phai. Vì con cái, cha mẹ nhả ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Mọi việc cha mẹ làm đều mong cho con cái được no ấm, yên ổn. Có khi vì con cái mà cha mẹ làm điều trái với lương tâm. Khi con khôn lớn, cha mẹ lại lo tạo công danh sự nghiệp, gây dựng gia đình cho con. Ân đức của cha mẹ trời cao khó thấu.

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Giáo dục tư tưởng nghiệp cho thanh niên phật tử ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 NGUYỄN THỊ ĐIỆP* GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN PHẬT TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tóm tắt: Tư tưởng Nghiệp của Phật giáo không chỉ mang tính chất lý thuyết kinh điển, mà còn là bài học thực tiễn có giá trị đối với con người và cộng đồng. Học tập và thực hành tư tưởng Nghiệp giúp con người hiểu biết toàn diện hơn về cuộc sống bản thân. Việc giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử giúp họ hoàn thiện về tinh thần và thể chất, từ đó góp phần giải quyết một số vấn nạn của xã hội hiện nay. Từ khóa: tư tưởng Nghiệp, Phật giáo, thanh niên Phật tử. 1. Dẫn nhập Xã hội hiện đại giúp con người đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, xã hội hiện đại cũng có mặt trái của nó, trong đó đáng lưu tâm là sự suy thoái về đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên, thể hiện ở các hành vi như: không lễ phép với người lớn, không hiếu thảo với cha mẹ, không kính trọng thầy cô, không trung thực với bạn bè, thích sống hưởng thụ, ăn chơi trác táng. Trước tình hình đó, muốn xây dựng xã hội Việt Nam an lành thì việc bồi dưỡng đạo đức cho giới trẻ cần phải được hết sức chú ý. 2. Một số yếu tố tác động đến thanh niên Việt Nam hiện nay Về tâm sinh lý, thanh niên là người đang phát triển mạnh về thể chất và tinh thần với những đặc điểm như dễ bị lôi kéo và kích động, có nhu cầu giao tiếp rất lớn, nhất là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó hình thành các nhóm bạn cùng sở thích. Về phía gia đình, nhiều cha mẹ do mải mê kiếm sống nên lãng quên bổn phận đối với con cái, hoặc do không có kiến thức giáo dục con cái, hoặc do quá nuông chiều con cái, hoặc do sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan,... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành lối sống của con em đang trong độ tuổi trưởng thành. * ThS., nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Thị Điệp. Giáo dục tư tưởng nghiệp... 105 105 Về phía nhà trường, một số cán bộ quản lý và giáo viên có những định kiến, sử dụng các biện pháp hành chính thái quá, sự lạm dụng quyền lực của thầy cô, sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục, việc đánh giá kết quả học tập thiếu khách quan,... đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của học sinh. Về phía xã hội, lối sống ham mê vật chất và thực dụng dẫn đến những lệch lạc về đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên như: thiếu hoài bão, chạy điểm thi, chạy bằng cấp, chạy thành tích,... Giới trẻ Việt Nam hiện nay đang bâng khuâng giữa những cặp nhị nguyên như: tâm linh hay vật chất, lý tưởng hay thực dụng, cảm tính hay lý tính, vì ta hay vì người. Những cặp nhị nguyên như thế khiến giới trẻ hoang mang. Cho nên, việc nắm bắt một khái niệm định hướng giá trị vừa thích hợp, vừa đúng đắn trong xã hội hiện nay không hề đơn giản. Sức ép mạnh mẽ từ phía xã hội và gia đình khiến giới trẻ không biết phản ứng thế nào cho thích hợp. Trong bối cảnh đó, giáo dục tư tưởng Nghiệp của Phật giáo là một trong những phương hướng thích hợp giúp thanh niên Phật tử không bị lạc đường, giảm thiểu một số tệ nạn xã hội hiện nay. 3. Mục tiêu và phương pháp giáo dục Phật giáo đối với thanh niên Phật tử Mục tiêu giáo dục Phật giáo đối với thanh niên Phật tử là nhằm đào tạo giới trẻ trở thành Phật tử chân chính, cũng là công dân tốt của đất nước. Một thanh niên Phật tử chân chính mà giáo dục Phật giáo hướng đến là một người có hiểu biết, nhân hậu và ngay thẳng; có nghề nghiệp lương thiện để sinh tồn; có kiến thức Phật học cơ bản để suy nghĩ và thực hành trong đời sống; có tinh thần cầu tiến bộ; biết hòa hợp giữa cá nhân và gia đình, giữa gia đình và xã hội, giữa dân tộc và đạo pháp. Tóm lại, thanh niên Phật tử mà giáo dục Phật giáo cần hướng đến phải là người thành tựu ở cả ba mặt: từ bi, trí tuệ và dũng mãnh. Từ Bi là tình thương không phân biệt. Người có lòng từ bi lấy đôi mắt thương yêu nhìn cuộc đời. Tình thương xuất phát từ lòng từ bi không phải là một sự ban phát tình cảm của một người đứng trên tư thế cao hơn hay hạnh phúc hơn nhìn xuống kẻ bất hạnh bên dưới. Từ bi là sự cảm thông và chia sẻ bình đẳng, nhìn người được giúp với sự trân trọng. Từ bi là nguyên tắc sống cơ bản của thanh niên Phật tử cần được vun đắp và thực hành thường xuyên mới đem lại lợi ích cho mình và cho người. 106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 106 Về trí tuệ, quá trình lắng nghe, suy tư và thực hành theo lời dạy của những bậc thiện tri thức, thanh niên Phật tử có được kiến thức bao quát và sâu sắc, sẵn sàng học hỏi cái mới. Nếu quá chú trọng bảo thủ cái cũ hay nhắm mắt chạy theo cái mới đều là biểu hiện của sự thiếu trí tuệ. Trong một xã hội đang thay đổi chóng mặt về khoa học kỹ thuật, phương tiện truyền thông như hiện nay, thanh niên Phật tử rất cần được giáo dục về trí tuệ. Dũng mãnh là tinh thần không sợ hãi, vượt thắng những chướng ngại, hành xử quyết đoán, khai quang con đường phải đi và vững vàng tiến tới. Đó là sự tinh tiến cần phải có của thanh niên Phật tử. Dũng mãnh không đồng nghĩa với thái độ xốc nổi mù quáng, lăn xả vào hiểm nguy không đúng lúc, chỉ biết tiến mà không biết lùi. Giáo dục thanh niên Phật tử về tinh thần dũng mãnh là phải biết tiến thoái đúng lúc. Một mô hình và chương trình hướng dẫn chính pháp cho thanh niên Phật tử cần được các nhà giáo dục Phật giáo Việt Nam xây dựng nhằm cung cấp cho giới trẻ kỹ năng và nghệ thuật sống hạnh phúc, cũng như nhận thức về giá trị cuộc sống theo tinh thần Phật giáo. Về vấn đề này, chúng tôi xin có một vài ý kiến như sau: Trước tiên phải có chương trình giảng dạy cơ bản cho Phật tử thấu hiểu được lợi ích của việc thực hành Phật pháp, từ đó họ sẽ động viên con em của mình đến chùa thường xuyên để lễ Phật, tạo niềm tin tôn giáo ngay khi chúng còn nhỏ tuổi. Khi ấn tượng tốt ban đầu đã gieo vào cuộc đời giới trẻ thì chúng sẽ nhớ mãi, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Tiếp theo, nhiều loại hình sinh hoạt Phật giáo được tổ chức thường xuyên dành cho thanh niên Phật tử, chẳng hạn như việc cắm trại kết hợp với học Phật pháp đơn giản. Khi giới trẻ hướng về Phật pháp, họ sẽ tham gia các hoạt động Phật giáo và muốn sống trong môi trường Phật giáo. Những buổi sinh hoạt đầu tiên nên giáo dục các em lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần cộng đồng, hiếu thảo với cha mẹ, rèn luyện kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi và lành mạnh như tìm hiểu và phát huy giá trị di tích tôn giáo, di tích cách mạng ở địa phương. Sau đó, hướng dẫn giới trẻ ứng dụng Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày như: quan hệ trong gia đình, quan hệ nơi công sở, quan hệ với bạn bè, lý tưởng và kỹ năng sống. Thiết lập một niềm tin vững trãi cho thế hệ trẻ về giá trị cuộc sống và kỹ năng sống là một yếu tố thiết thực cần thực hiện cấp thời. Điều quan trọng là giáo dục cho giới trẻ biết phân biệt tốt xấu, Nguyễn Thị Điệp. Giáo dục tư tưởng nghiệp... 107 107 hư thực bằng những câu chuyện Phật pháp kể về tấm gương cao đẹp thực hành Bồ tát hạnh không biết mệt mỏi vì lợi ích cho mọi người. Tiếp theo, giáo lý căn bản của Phật giáo, trong đó có tư tưởng Nghiệp, mới được đưa vào giảng dạy giúp các em có khả năng kiểm soát hành vi của mình, tự tìm đường đi cho mình, tự quy định giá trị sống cho mình. Để thực hiện điều này đòi hỏi những vị tu sĩ Phật giáo tâm huyết giáo dục phải được trang bị đầy đủ cả Phật học lẫn thế học, nhất là kiến thức về tâm sinh lý của giới trẻ và sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông hiện đại. Các em dễ bị cuốn hút theo những vị tu sĩ Phật giáo năng động, sẵn sàng chia sẻ những điều không thể thổ lộ cùng người thân. Khi các em thấy được sự an lạc khi thực hành đời sống tâm linh, thì những tệ nạn bên ngoài xã hội cũng sẽ được hạn chế bớt. 4. Nội dung giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử Nghiệp là một phạm trù cơ bản trong giáo lý Phật giáo, dùng để chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo Phật giáo, có nhân tất có quả; nói cách khác, không quả nào không có nhân. Nghiệp cũng được mô tả như quy luật của hành động và phản ứng. Có hành động tất có phản ứng của hành động. Giống như định luật vạn vật hấp dẫn, vận hành của Nghiệp là một quy luật tự nhiên: “Thuyết Nghiệp phản ánh luật nhân quả, thuyết Nghiệp không phải là quyết định luận. Nghiệp là hành động, Nghiệp do hành động tạo ra thì Nghiệp cũng do hành động của con người mà thay đổi. Chúng ta có thể thay đổi quá trình Nghiệp bằng cách tác động vào nó, trước khi hình thành quả vui hay buồn, tốt hay xấu. Cũng như quả bóng đang rơi, chúng ta có thể bắt lấy nó và ném nó ở một độ cao hơn”1. Nghiệp là hành động, hành vi hay sự tạo tác. Hành động, hành vi hay sự tạo tác này có hai trường hợp là hành động có chủ ý và hành động không chủ ý. Tư tưởng, lời nói, việc làm thường theo ý muốn mà phát khởi. Tất cả những hành động có ý muốn đều tạo Nghiệp. Những hành động không cố ý, biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp. Ý chí là yếu tố tối quan trọng để tạo Nghiệp. Hành động của mỗi cá nhân lại xuất phát từ thân, khẩu và ý. Việc làm có dụng tâm được gọi là Thân Nghiệp. Lời nói có chủ ý được gọi là Khẩu Nghiệp, có dụng tâm thiện hay ác được gọi là Ý Nghiệp. Như vậy, hành động có chủ ý mới gọi là Nghiệp, còn hành động không có chủ ý thì không gọi là Nghiệp. 108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 108 Nghiệp là quy trình vận hành có sự tham gia của tư tưởng con người. Chính ở đây, những hành động và phản ứng tâm lý có ý thức, mang tính luân lý (thiện, bất thiện) mới tạo ra Nghiệp. Đó là quy luật nhân quả nghiệp báo hay sự tiến triển từ hành động thiện, ác đến quả lành, dữ. Nhân gieo thì quả trổ, nhân lành đem lại quả tốt, nhân ác đem lại quả xấu. Theo Phật giáo, đó là định luật tự nhiên chứ không phải là hình thức thưởng phạt. Bất cứ hành động nào có dụng tâm đều gọi là Nghiệp cả. Phật giáo chủ trương Nghiệp là bất định, tức Nghiệp có thể chuyển hóa được. Đức Phật không chỉ dừng lại ở việc phân tích sức mạnh và tác dụng của Nghiệp, mà còn chỉ ra cách thức tu tập chuyển Nghiệp. Theo đó, con người có thể hoá giải được Nghiệp của mình, không nhất thiết phải gặt hái hết tất cả những Nghiệp xấu đã gieo. Nghiệp có nhiều loại. Tựu trung lại, có thể chia Nghiệp thành hai loại chính là Nghiệp thiện và Nghiệp bất thiện (Nghiệp ác). Loại Nghiệp khác nhau sẽ có thời gian trả quả khác nhau. Xét về thời gian trả quả, Nghiệp được chia làm bốn loại: Hiện báo Nghiệp là những Nghiệp đưa đến kết quả ngay trong kiếp hiện tại. Sinh báo Nghiệp là những Nghiệp đưa đến kết quả trong kiếp kế tiếp. Vô hạn định Nghiệp là những Nghiệp không trả quả trong kiếp hiện tại và kiếp kế tiếp, mà có thể trả quả ở bất cứ kiếp nào. Vô hiệu Nghiệp là những Nghiệp không có cơ hội trả quả trong bất cứ kiếp nào. Phật giáo cho rằng, con người là chủ nhân của Nghiệp. Mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm của con người đều tạo Nghiệp. Nghiệp có thể làm thay đổi cuộc sống của con người hiện tại và mai sau. Nghiệp thiện hay Nghiệp ác, Nghiệp lành hay Nghiệp dữ, Nghiệp nặng hay Nghiệp nhẹ đều do dụng tâm mà ra. Dụng tâm thiện đưa tới quả báo thiện, dụng tâm ác đưa tới quả báo ác. Tuy nhiên, Nghiệp ác hay Nghiệp thiện phải có đủ nhân duyên và thời gian thích hợp thì mới có quả báo thiện hay ác. Vì thế, trong cuộc sống, có người tuy hiện tại tạo ra nhiều Nghiệp ác, nhưng vẫn sống giàu sang, là vì người ấy trong một kiếp trước đã tạo ra nhiều Nghiệp thiện, đến đời này vừa đúng thời gian lại có điều kiện thích hợp nên được quả báo lành. Còn những Nghiệp ác người ấy tạo ra trong đời sống hiện tại, do chưa đến thời gian chín muồi, lại chưa có nhân duyên thích hợp, nên quả báo ác chưa đến chứ không phải không đến. Đề cập đến Nghiệp không thể không nói đến hiếu đạo, một trong những nội dung được Phật giáo quan tâm hàng đầu. Kinh Phạm Võng có Nguyễn Thị Điệp. Giáo dục tư tưởng nghiệp... 109 109 câu: “Hiếu là tâm Phật, hiếu là hạnh Phật”. “Hiếu thuận với cha mẹ Hiếu là pháp chí đạo. Hiếu là giới cũng gọi là cấm ngăn”2. Tam Tạng kinh điển Phật giáo đề cập rất nhiều về đạo hiếu. Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân nói về gương hiếu thảo của Đức Phật, các vị Bồ tát trong nhiều kiếp, nên sau này các vị ấy được hưởng uy quyền và giàu sang. Kinh Mục Liên Sám Pháp nói về sự hiếu hạnh của Mục Kiền Liên, một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, đã tu hành và làm việc phúc thiện để cứu mẹ,v.v Khóa tu trong mùa Vu Lan được giới Phật giáo Việt Nam tổ chức khá thường xuyên những năm gần đây giúp giới trẻ giữ gìn và tiếp nối truyền thống đạo hiếu của Phật giáo, đền đáp tứ trọng ân, thể hiện sự hiếu thảo của người làm con. Trong khóa tu này, các tăng ni chú trọng thuyết giảng về “mười ân báo đáp” (Kinh Báo Ân Cha Mẹ), đại ý là tình thương cha mẹ thật sâu nặng, không bao giờ nhạt phai. Vì con cái, cha mẹ nhả ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Mọi việc cha mẹ làm đều mong cho con cái được no ấm, yên ổn. Có khi vì con cái mà cha mẹ làm điều trái với lương tâm. Khi con khôn lớn, cha mẹ lại lo tạo công danh sự nghiệp, gây dựng gia đình cho con. Ân đức của cha mẹ trời cao khó thấu. Mỗi ân đức đều được giảng giải rõ ràng và nêu cách thức báo đáp với mong muốn các em nhớ nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục tựa trời biển của cha mẹ. “Cây tươi tốt (nhân) nhờ gốc (quả)/ Người phúc lộc (nhân) nhờ nguồn (quả)”. Cặp phạm trù nhân quả này luôn được nhấn mạnh nhằm hướng các em biết sống tốt, trở thành người con ngoan, người công dân mẫu mực. Khi hiểu được quy luật nhân quả, thanh niên Phật tử sẽ không còn tin vào vận may, bởi vì chẳng có thứ gì gọi là may mắn hay bất hạnh cả. Thay vào đó, “chúng ta tin vào Nghiệp lực, việc nói vận tốt, vận xấu chỉ là một cách biểu thị sự tình mà thôi”3. 5. Một số bài học thực tiễn từ giáo dục tư tưởng Nghiệp cho thanh niên Phật tử Lý luận về Nghiệp/ nhân quả nêu trên giúp thanh niên Phật tử một số bài học thực tiễn có giá trị tích cực sau đây: Bài học thứ nhất là sự nhẫn nại và bình thản. Mọi việc xảy đến với chúng ta đều là một sự trả giá công bằng cho một Nghiệp nhân mà chúng ta đã gieo từ trước. Hiểu như thế, cho dù gặp việc tốt hay việc xấu, các 110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 110 em không quá vui mừng hay quá bực dọc. Trên cơ sở bài học về nhẫn nại và bình thản, các em không ngừng sống tốt, tức gieo Nghiệp thiện. Điều đó không khác gì việc chúng ta dành dụm một số tiền vừa đủ cho một thời điểm cần dùng đến trong tương lai. Bài học thứ hai là niềm tin chân chính và nỗ lực tối đa. Niềm tin chân chính là gốc của mọi điều thiện, Phật giáo gọi là tín căn. Niềm tin mạnh mẽ ấy thúc đẩy con người làm điều thiện, Phật giáo gọi là tín lực. Niềm tin chân chính vào Nghiệp thúc đẩy các em sống và làm việc hết mình cho lý tưởng của bản thân. Với động lực chân chính như vậy thì bất cứ việc làm của chúng ta đều có giá trị đối với bản thân và cộng đồng. Nói cách khác, với tín căn và tín lực như vậy, mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của cá nhân đều có giá trị tích cực đối với bản thân và xã hội. Bài học thứ ba là sự tỉnh thức và tinh thần trách nhiệm. Sống trong sự tỉnh thức đồng nghĩa với việc hạn chế được sự chi phối của Nghiệp lực. Các em sẽ có cuộc sống thanh thản bởi không có sự hiện hữu của những bức xúc, chán nản và thiếu trách nhiệm. Sống trong sự tỉnh thức, các em biết rõ những gì đã làm và sẵn sàng nhận lĩnh trách nhiệm. Khi hiểu rõ phần trách nhiệm ấy, tự mỗi em sẽ nhận thức được việc cần làm để đối diện với thực tế, không trốn chạy hay chối bỏ. Khi có sự tỉnh thức, mỗi em sẽ hạn chế được những mặt tiêu cực của hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. 6. Kết luận Con người trong xã hội ngày nay đang mất cân đối giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất được nâng lên rõ rệt, trong khi đó luân lý trong gia đình và ngoài xã hội bị xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ xem chuẩn mực đạo đức truyền thống như một định kiến cổ hủ. Nhiều đam mê dục vọng của cái gọi là thời buổi tân tiến hiện đại khiến cho bao nhiêu người trở nên điên đảo. Đó là những dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự suy thoái đạo đức trong thời đại mới. Trước thực trạng ấy, vấn đề giáo dục tư tưởng Nghiệp của Phật giáo cho thanh niên Phật tử trở nên cấp thiết./. CHÚ THÍCH: 1 Trịnh Xuân Thuận, Matthiew Ricard (Minh Chi dịch, 2000), Vô biên trong lòng bàn tay, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh: 113. Nguyễn Thị Điệp. Giáo dục tư tưởng nghiệp... 111 111 2 Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch (1997), Kinh Phạm Võng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh: 14. 3 Pháp vương Gyalwang Drukpa (Vô Úy dịch, 2011), Tâm linh thời hiện đại, Nxb. Tôn giáo: 117. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thích Minh Châu dịch (1990), Kinh Pháp Cú, Thiền viện Vạn Hạnh ấn hành, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Đại Bổn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Tăng Chi, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Thích Minh Châu dịch (1992), Kinh Trung Bộ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Trịnh Xuân Thuận, Matthiew Ricard (Minh Chi dịch, 2000), Vô biên trong lòng bàn tay, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Pháp vương Gyalwang Drukpa (Vô Úy dịch, 2011), Tâm linh thời hiện đại, Nxb. Tôn giáo. 7. Thích Huyền Dung dịch (2008), Kinh Thủy Sám, Nxb. Tôn giáo. 8. Thượng tọa Giới Đức (2003) Phật học căn bản, Tủ sách Huyền Không. 9. Thích Thiện Hoa (1992), Phật học phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Như Hòa dịch (2013), Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Nxb. Hồng Đức . 11. Thích Thiện Siêu (1994), Chữ Nghiệp trong đạo Phật, Nxb. Tôn giáo. 12. Thích Chơn Thiện (1999), Phật học khái luận, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch (1997), Kinh Phạm Võng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26508_89138_1_pb_8452.pdf