Năm là, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tranh thủ chức sắc,
chăm lo xây dựng cơ sở cốt cán, xây dựng thực lực chính trị trong quần
chúng. Nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm
hoạt động truyền đạo trái pháp luật và các hoạt động lợi dụng tôn giáo
phá hoại đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức
năng từ tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
của các tổ chức tôn giáo nói chung, Tin Lành nói riêng. Chú trọng bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, nhất là đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đủ năng lực và phẩm chất nhằm
làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết vấn đề về
tôn giáo nói chung và Tin Lành nói riêng.
7 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Hoạt động của tin lành trên địa bàn tỉnh kon tum và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 99
PHẠM THỊ TRUNG*
TRUNG THỊ THU THỦY**
HOẠT ĐỘNG CỦA TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY
Tóm tắt: Ở tỉnh Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung, mặc dù
có mặt các tôn giáo khác như Công giáo, Phật giáo, Cao Đài,...
nhưng có thể nói, Tin Lành là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ
không chỉ đối với đời sống tôn giáo, mà còn các lĩnh vực khác của
đời sống xã hội đồng bào dân tộc thiểu số khu vực này. Vì vậy, giải
quyết vấn đề Tin Lành là một nội dung quan trọng trong chiến lược
phát triển bền vững của tỉnh Kon Tum cũng như khu vực Tây
Nguyên hiện nay. Đây là nội dung chính mà bài viết này muốn đề
cập đến.
Từ khóa: Tin Lành, Kon Tum, Tây Nguyên, phát triển bền vững.
1. Quá trình du nhập và phát triển của Tin Lành tại tỉnh Kon Tum
Tin Lành chính thức có mặt ở vùng Đăk Glei của tỉnh Kon Tum vào
năm 1959. Với nỗ lực của các nhà truyền giáo thuộc Hội Cơ Đốc Việt
Nam (trụ sở tại Đà Nẵng), người Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Hà Lăng ở Đăk
Sút (nay là xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei) là đối tượng truyền đạo đầu
tiên. Việc đẩy mạnh truyền đạo lên Kon Tum gắn với thời điểm thành lập
địa hạt Thượng Du cho các dân tộc ở Tây Nguyên năm 1960 của Đại Hội
đồng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam).
Quá trình du nhập và phát triển của Tin Lành ở tỉnh Kon Tum gắn với
hoạt động của từng hệ phái. Thời điểm truyền giáo ban đầu có bốn hệ
phái tham gia, bao gồm: Truyền Giáo Cơ Đốc, Tin Lành Việt Nam (Miền
Nam), Liên Hữu Cơ Đốc và Báp Tít Liên Hiệp. Quá trình truyền giáo của
các hệ phái này ở Kon Tum thường song trùng với các hoạt động an sinh
xã hội như thành lập trường tư thục nuôi dạy tín đồ, thành lập cô nhi
*
ThS., Sở Giáo dục tỉnh Kon Tum.
**
Khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực
III, Đà Nẵng.
100 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014
100
viện, mở các lớp dạy cắt may, các hoạt động giúp đỡ người nghèo và
người tàn tật, v.v...
Cùng với sự phát triển tín đồ, việc xây dựng cơ sở thờ tự của các hệ
phái Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn này cũng được chú
trọng. Năm 1959, Hệ phái Truyền Giáo Cơ Đốc đã xây dựng nhà thờ tại
đường Lê Hồng Phong (trước đây là đường Trịnh Minh Thế). Năm 1969,
Hệ phái Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) xây dựng nhà thờ tại đường Bà
Triệu (trước đây là đường Thiên Ân).
Sau năm 1975, hệ thống tổ chức Tin Lành ở Kon Tum đã có sự phân
hóa nhất định. Một số mục sư chạy ra nước ngoài hoặc trở về quê quán,
dẫn đến sự phân rã hoạt động của một số hệ phái. Nếu như trước năm
1975, Hệ phái Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) khá phát triển với việc xây
dựng trường tiểu học giảng dạy cho con em tín đồ, thành lập Đoàn Thiếu
nhi Tin Lành, thì sau giải phóng Miền Nam, cùng với sự tan rã của tổ chức,
tín đồ phân hóa co cụm lại chỉ còn khoảng 40 người trong một dòng họ
(theo khảo sát năm 2001). Tuy nhiên, một số hệ phái Tin Lành, do chuyển
đổi phương thức hoạt động, vẫn tiếp tục phát triển khá nhanh chóng như
Hệ phái Truyền Giáo Cơ Đốc. Năm 1975, ở tỉnh Kon Tum, hệ phái này có
khoảng 2.500 tín đồ, đến năm 1986 con số đó đã tăng lên 5.245 người.
Từ năm 1986 đến nay, nhất là khi tái lập tỉnh Kon Tum (1991), Đảng và
Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, các tín đồ Tin Lành ly
tán đến các địa phương khác đã quay trở lại, tiếp tục truyền đạo. Tình hình
này làm cho số lượng tín đồ tôn giáo này tăng lên nhanh chóng. Nhiều tổ
chức, hệ phái Tin Lành mới tiếp tục du nhập vào Kon Tum. Tính đến tháng
8/2008, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 13.419 tín đồ, với 11 hệ phái Tin
Lành, trong đó có năm hệ phái mới du nhập là: Menonite, Ngũ Tuần,
Trưởng Lão, Cơ Đốc Phục Lâm, Phúc Âm Đấng Christ. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có hai chức sắc thuộc Hệ phái Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) và
Hệ phái Truyền Giáo Cơ Đốc, 83 chức việc là người đứng đầu các điểm
nhóm, 28 thành viên Ban Chấp sự, ba chi hội, 83 điểm nhóm và 94 thôn,
làng tại 37 xã, phường, thị trấn có tín đồ theo đạo1.
2. Hoạt động của Tin Lành ở tỉnh Kon Tum hiện nay
Du nhập và phát triển ở tỉnh Kon Tum từ nửa cuối thế kỷ XX, một bộ
phận tín đồ Tin Lành có niềm tin tôn giáo khá sâu sắc, trở thành một thực
thể tôn giáo có vai trò và vị trí nhất định đối với các mặt của đời sống xã
hội trên địa bàn.
Phạm Thị Trung, Trung Thị Thu Thủy. Hoạt động của Tin Lành 101
101
Trước năm 2005, mặc dù chưa được phép hoạt động bình thường,
nhưng các hệ phái Tin Lành ở tỉnh Kon Tum vẫn tăng cường phát triển
đạo, mở rộng hình thức sinh hoạt công khai ở một số địa bàn. Trong thời
điểm này, việc sinh hoạt tôn giáo của tín đồ các hệ phái thiếu ổn định.
Chẳng hạn, khoảng 400 tín đồ Hệ phái Truyền Giáo Cơ Đốc ở huyện Sa
Thầy và huyện Đăk Glei cùng trên 100 tín đồ Hệ phái Cơ Đốc Liên Hữu
ở huyện Kon Plong, Kon Rẫy chuyển sang Hệ phái Tin Lành Việt Nam
(Miền Nam); trên 80 tín đồ Hệ phái Nguồn Sống chuyển sang Hệ phái
Ngũ Tuần. Điều này cho thấy, sự cố kết tín đồ với hệ phái chưa chặt chẽ,
niềm tin của một bộ phận tín đồ chưa thực sự sâu sắc.
Sau năm 2005, hầu hết điểm nhóm của các hệ phái Tin Lành đã được
chính quyền địa phương cho phép đăng ký hoạt động, nên việc sinh hoạt
của tín đồ được thường xuyên; sự hiểu biết về giáo lý và giáo luật được
nâng lên. Hoạt động của các chi hội được công nhận và các điểm nhóm
được đăng ký dần đi vào ổn định. Thái độ của chức sắc, chức việc và tín
đồ có những chuyển biến tích cực, thể hiện trong quan hệ với chính
quyền địa phương, chấp hành tốt chính sách, pháp luật, tích cực tham gia
các hoạt động xã hội, tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sinh hoạt của Tin Lành trên địa
bàn tỉnh Kon Tum nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung có một số
diễn biến phức tạp với các biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, các hoạt động trái pháp luật có chiều hướng gia tăng với
nhiều biểu hiện phức tạp mới. Ngoài các cơ sở được công nhận và cho
phép hoạt động tại gia đình tín đồ, một số truyền đạo (tự xưng) vẫn lén
lút giảng đạo trái phép ở các địa điểm không cố định. Một số truyền đạo
thường xuyên đến các xã vùng sâu, vùng xa củng cố đức tin tôn giáo cho
tín đồ, lôi kéo quần chúng vào đạo thông qua việc làm từ thiện. Các hệ
phái Tin Lành chú trọng quyên góp từ tín đồ (10% thu nhập) để xây dựng
cơ sở thờ tự.
Thứ hai, các thế lực xấu lợi dụng Tin Lành để hoạt động chính trị.
Sau các vụ bạo loạn năm 2001 và năm 2004, cũng như những diễn biến
phức tạp mới diễn ra ở Tây Nguyên gần đây, một số cá nhân, tổ chức
phản động trong nước và ngoài nước ráo riết móc nối với thành phần
trong các tôn giáo có tư tưởng ly khai cực đoan và cốt cán trong đồng bào
dân tộc thiểu số ở Kon Tum để tổ chức các hoạt động gây rối. Biện pháp
tổ chức thực hiện tùy theo từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đáng lưu
102 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014
102
ý là, chúng tìm mọi sơ hở của chính quyền địa phương để kích động quần
chúng tín đồ đấu tranh đòi yêu sách. Hiện nay, một số người đang thống
kê các loại công văn giấy tờ xử phạt hành chính đối với cá nhân và tổ
chức tôn giáo, về vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo... để tổ chức khiếu
kiện. Họ một mặt tố cáo chính quyền, mặt khác gửi “chứng cứ” đó ra
nước ngoài tiếp tay cho các thế lực phản động vu cáo Việt Nam vi phạm
chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc. Đồng thời, họ lợi dụng mâu
thuẫn dân sự để vu cáo chính quyền đối xử bất bình đẳng giữa người có
tôn giáo và người không có tôn giáo, người theo tôn giáo này với người
theo tôn giáo kia.
Thứ ba, kích động đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên trái phép. Sau
sự kiện năm 2001, Hội thánh Phúc Âm Đời Đời thuộc Hệ phái Tin Lành
Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật (thành lập tháng 8/2000) và Hội thánh
Tin Lành Mennonite (xuất hiện tháng 2/2003), chủ yếu ở huyện Sa Thầy
và thành phố Kon Tum, đã có một số hoạt động không thuần túy tôn giáo,
tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội. Một số thành phần tăng cường móc nối với tổ chức phản động người
Việt lưu vong ở nước ngoài nhận tiền bạc, vật chất để lôi kéo người vào
đạo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số di tản ra nước ngoài. Tính đến
tháng 4/2008, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có trên 40 người vượt biên
được UNHCR cho đi định cư tại Mỹ. Mặt khác, được các tổ chức phản
động tài trợ, những người đã định cư ở Mỹ viết thư, gửi tiền về cho thân
nhân vừa giúp đỡ về kinh tế, vừa tác động để họ tiếp tục vượt biên. Sự
cám dỗ vật chất trước mắt đã làm nảy sinh tâm lý hướng ngoại trong một
bộ phận tín đồ Tin Lành.
Thứ tư, đấu tranh đòi tự do sinh hoạt tôn giáo. Các thế lực xấu bên
ngoài ráo riết tuyên truyền rằng, chính quyền tỉnh Kon Tum không cho tôn
giáo hoạt động, nhằm chia rẽ sự đoàn kết giữa người Kinh và người dân
tộc thiểu số, giữa người có đạo và người không có đạo, giữa người có đạo
với cán bộ đảng viên, làm cho một bộ phận tín đồ Tin Lành công khai
chống đối chính quyền. Một số cá nhân trực tiếp viết đơn thư khiếu kiện
sai sự thật, tố cáo cán bộ cơ sở vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân;
vu khống chính quyền địa phương gây khó khăn đối với sinh hoạt tôn giáo,
lấy cớ đó để liên hệ với các tổ chức nước ngoài nhờ can thiệp.
Thứ năm, tình trạng sang nhượng đất để sản xuất gây quỹ cho Hội
thánh; dùng nhà riêng làm cơ sở thờ tự diễn ra chủ yếu ở địa bàn huyện
Phạm Thị Trung, Trung Thị Thu Thủy. Hoạt động của Tin Lành 103
103
Ngọc Hồi, huyện Đăk Glei, thành phố Kon Tum, huyện Kon Plong cũng là
vấn đề đáng lưu ý trong hoạt động của Tin Lành ở Kon Tum thời gian qua.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tỉnh Kon Tum cũng như vùng
Tây Nguyên là địa bàn thuận lợi để Tin Lành và các tôn giáo mở rộng ảnh
hưởng vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phật giáo, Cao Đài giáo,... đã
nhiều lần thông qua hoạt động từ thiện để phát triển tín đồ, nhưng do sự
trừu tượng trong giáo lý, sự chặt chẽ của giáo luật, nên chưa có chỗ đứng
đáng kể trong đời sống tôn giáo của các dân tộc thiểu số. Trong khi đó, Tin
Lành lại khá thành công trong việc mở rộng “Nước Chúa” tại tỉnh Kon
Tum. Nguyên nhân chính là các nhà truyền giáo Tin Lành đã biết lựa chọn
địa điểm và tộc người để truyền đạo2; tổ chức khảo sát thực tế, nắm bắt sâu
sắc đời sống tôn giáo của đồng bào, dùng ngôn ngữ dân tộc thiểu số để
kiên trì truyền giáo; khai thác khoảng trống trong đời sống tôn giáo của các
dân tộc thiểu số để đẩy mạnh công tác truyền đạo; kết hợp truyền đạo với
công tác từ thiện xã hội, chú trọng địa bàn điểm, chọn đối tượng nòng cốt
và dùng áp lực cộng đồng để phát triển đạo3.
3. Một số giải pháp đối với hoạt động của các tổ chức Tin Lành
trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Một là, tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách đổi mới về tôn giáo
nói chung, đối với các hội thánh Tin Lành nói riêng theo tinh thần Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg trong cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quần
chúng, cũng như trong chức sắc, chức việc, tín đồ Tin Lành. Tôn trọng
quyền tự do tôn giáo, hướng dẫn tín đồ Tin Lành hoạt động tôn giáo theo
quy định của pháp luật.
Hai là, quan tâm, giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo chính đáng
và hợp pháp của quần chúng tín đồ. Tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo
của tín đồ và hoạt động tôn giáo của chức sắc, các chi hội đã được công
nhận như: việc bồi linh, tổ chức hội đồng, phong chức, đào tạo chức sắc,
xây dựng cơ sở thờ tự,... theo quy định của pháp luật.
Ba là, hướng dẫn điểm nhóm các hệ phái Tin Lành đã được đăng ký
sinh hoạt và hoạt động theo đúng Hiến chương, Điều lệ của tổ chức hội
thánh và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bốn là, đẩy nhanh việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo điểm nhóm
của các hệ phái Tin Lành ở những nơi sinh hoạt tôn giáo ổn định; mở
rộng việc công nhận các chi hội có đủ điều kiện theo quy định để thuận
lợi cho công tác quản lý.
104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014
104
Năm là, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tranh thủ chức sắc,
chăm lo xây dựng cơ sở cốt cán, xây dựng thực lực chính trị trong quần
chúng. Nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm
hoạt động truyền đạo trái pháp luật và các hoạt động lợi dụng tôn giáo
phá hoại đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Sáu là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức
năng từ tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
của các tổ chức tôn giáo nói chung, Tin Lành nói riêng. Chú trọng bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, nhất là đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đủ năng lực và phẩm chất nhằm
làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết vấn đề về
tôn giáo nói chung và Tin Lành nói riêng.
Bảy là, tăng cường tuyên truyền đối ngoại về tôn giáo nhằm bác bỏ
luận điệu xuyên tạc của các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và
nhân quyền gây mất ổn định xã hội, an ninh quốc gia./.
CHÚ THÍCH:
1 Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum, Báo cáo kết quả quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ
thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công
tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2008.
2 Ở Kon Tum, Công giáo chủ yếu phát triển ở các khu vực trung tâm. Tin Lành, vì
đến sau, nên chấp nhận truyền giáo ở những địa bàn xa hơn như vùng Đăk Glei
(người Giẻ Triêng), vùng Tu Mơ Rông (người Xơ Đăng),v.v...
3 Từ thiện xã hội của các tôn giáo thường là những hoạt động an sinh. Điều này
phù hợp với tâm lý các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vốn xem tính cố kết cộng
đồng cao là một hệ giá trị cơ bản. Các nhà truyền giáo thường chọn các hoạt
động an sinh nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp trình độ nhận thức và tâm lý cụ thể
cảm tính của người thiểu số, từ đó xây dựng các điển hình tín đồ vượt khó nhờ
hoạt động từ thiện. Các điển hình này tự thân có sức lan tỏa và là mô hình để các
nhà truyền giáo dễ dàng nhân rộng, lôi kéo thêm tín đồ.
Các giáo sĩ Công giáo trước kia chú trọng kết thân với một số chủ làng qua đó
mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Ngày nay, đối tượng nòng cốt được người truyền
đạo Tin Lành xác định là vợ con cán bộ, đảng viên, già làng, người có uy tín qua
đó để lôi kéo thêm người vào đạo.
Trước đây, các giáo sĩ Công giáo khai thác tinh thần cố kết cộng đồng bằng cách
lập các làng Công giáo, khu biệt người Công giáo trong một làng. Các nhà truyền
đạo Tin Lành hiện nay cũng chú trọng khai thác tâm lý cố kết cộng đồng cao của
người dân tộc thiểu số tại chỗ để phát triển đạo: dùng áp lực cộng đồng để o ép
người vào đạo, nếu không sẽ bị cộng đồng có đạo cô lập.
Phạm Thị Trung, Trung Thị Thu Thủy. Hoạt động của Tin Lành 105
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương, Thông báo số 255-TB/TW ngày 7/10//1999 của Ban
Chấp hành Trung ương Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đối với đạo Tin
Lành trong tình hình mới.
2. Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum, Báo cáo kết quả quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ
thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công
tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2008.
3. Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum, Báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo năm 2009; phương hướng, nhiệm vụ công tác tôn giáo năm 2010.
4. Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum (2008), Báo cáo đánh giá việc quản lý, đăng ký các
điểm nhóm sinh hoạt của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
5. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 về một số công
tác đối với đạo Tin Lành.
6. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 1940/CT -TTg ngày 31/12/2008 về nhà đất liên
quan đến tôn giáo.
7. Tình hình đạo Tin lành ở Gia lai - Kon Tum, tư liệu sao chép, Thư viện Viện Dân
tộc học, Hà Nội, 1976.
8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo.
Abstract
ACTIVITIES OF PROTESTANTISM IN KON TUM
PROVINCE, VIETNAM AND SOME ISSUES RAISED
IN THE PRESENT
In Kon Tum province in particular, the Central Highlands in general,
despite the presence of other religions such as Buddhism, Catholicism,
Caodaism, it was possible to say that Protestantism was a religion
influencing strongly not only in religious life but also in other spheres of
social life of ethnic minorities in the region. So, policies to Protestantism
was an important content of the sustainable development strategy of Kon
Tum province as well as the Central Highlands area. This was the main
content of the article.
Key words: Protestantism, the Central Highlands area, Kon Tum
province, sustainable development.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24314_81324_1_pb_1526.pdf