Nghiên cứu tôn giáo - Islam giáo shia với chính quyền và chính trị ở iran

Tổng thống Ahmadinejad thúc giục chuẩn bị đón ngày trở về của Imam Mahdi. Tại Hội thảo quốc tế về Học thuyết Mahdi tổ chức tại Tehran các ngày 6-7/9/2006, Ahmadinejad phát biểu: “Imam ẩn dật không hiện hình trong chúng ta, nhưng Ngài luôn ở đây và chúng ta phải chuẩn bị cơ sở để đón sự xuất hiện nhanh chóng của Ngài. Nhân loại cần khẩn trương hướng tới Imam ẩn dật để tiếp cận Ngài. Người tích cực chuẩn bị cho ngày trở lại của Imam khác với người không làm điều đó. Ngày nay, nhân loại đang nhanh chóng tiến tới sự hoàn thiện, chân lý, công bằng, hòa bình và thân thiện. Điều đó chỉ có khả năng diễn ra dưới sự cai trị của một người hoàn hảo (Imam Mahdi)”. Trong số sáu hội thảo quốc tế về Học thuyết Mahdi, thì 5 cuộc diễn ra dưới thời Tổng thống Ahmadinejad từ năm 2005 đến năm 2010. Tại lễ khai mạc hội thảo lần thứ hai, Ahmadinejad nói: “Quay trở về với Học thuyết Mahdi là con đường duy nhất đối với sự tồn tại của thế giới”23. Nhưng tuyên bố của Tổng thống Ahmadinejad và các cố vấn thân cận của ông cũng làm cho một bộ phận giới tu sĩ, báo chí tức giận, phê phán mạnh. Họ cho rằng, nếu nói Imam đứng đằng sau các hoạt động của chính phủ, thì về mặt lý thuyết, Ahmadinejad không chịu trách nhiệm gì về hành động của mình24. Ayatollah Hosseinali Montazeri lưu ý rằng: “Thực tế, chúng ta tin Imam Mahdi không có nghĩa một vài quan chức chính phủ lợi dụng tên Ngài cho mục đích chính trị. Tôi phản đối kiểu lợi dụng như vậy”25. Một số giáo sĩ cảnh báo, những tuyên bố của Tổng thống Iran có thể làm giảm niềm tin của giới trẻ vào tín điều cơ bản của Islam giáo Shia. Những người chống đối Iran kết tội Ahmadinejad không quan tâm đến tình hình căng thẳng ở Iran, thậm chí nổ ra chiến tranh cũng không sao, vì thế giới càng hỗn loạn thì Imam Mahdi càng sớm trở lại.

pdf18 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Islam giáo shia với chính quyền và chính trị ở iran, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2014 51 NGUYỄN VĂN HY(*) TÔ MINH ĐỨC(**) ISLAM GIÁO SHIA VỚI CHÍNH QUYỀN VÀ CHÍNH TRỊ Ở IRAN Tóm tắt: Ít có nơi nào trên thế giới, hoạt động tôn giáo trở thành lễ nghi nhà nước và được tôn trọng như ở Iran. Tất cả các sự kiện lớn nhỏ, kể cả các sự kiện mang tính chất quốc tế đều được bắt đầu bằng nghi thức đọc “Kinh Koran”. Phát biểu của quan chức, văn bản của cơ quan nhà nước, công hàm ngoại giao đều mở đầu bằng cụm từ “nhân danh Allah”. Ngoài việc mọi người tự cầu nguyện hằng ngày, vào sáng thứ Sáu (lịch Iran) hằng tuần, một lễ cầu nguyện quy mô lớn được tổ chức với sự tham dự của hàng chục nghìn người, thường được truyền hình trực tiếp. Đây là diễn đàn để các giáo chủ hàng đầu, kể cả Lãnh tụ tối cao đưa ra thông điệp về chính sách đối nội, đối ngoại và phản ứng của Nhà nước Iran đối với các sự kiện quốc tế. Một số nhà phân tích cho rằng, muốn hiểu được tình hình Iran và lý do tại sao Iran “ương ngạnh” đương đầu với cấm vận của Hoa Kỳ và các nước Phương Tây trong nhiều năm qua, các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong mấy năm gần đây nên tìm hiểu vai trò của Islam giáo Shia ở quốc gia này. Chia sẻ với nhận xét nêu trên và từ trải nghiệm thực tế, bài viết này muốn cung cấp một số thông tin về một nhà nước tôn giáo đặc thù, nơi chính trị, chính quyền gắn bó mật thiết với giáo lý Islam giáo. Từ khóa: Islam giáo, Islam giáo Shia, Islam giáo Sunni, Cộng hòa Islam giáo Iran. 1. Khái quát về Islam giáo 1.1. Sự ra đời của Islam giáo Islam giáo khởi nguồn từ năm 610 khi một người đàn ông 40 tuổi, ở ngoại ô thành phố Mecca, tên là Muhammed nhận được thần dụ và khải thị của Allah (tiếng Arập, Allah nghĩa là Thượng đế) do thiên sứ Gabriel * Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Iran. ** Nguyên Vụ trưởng - Tiểu ban Tôn giáo, Ban Dân vận Trung ương. 52 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 52 truyền cho. Muhammed trở thành Nhà tiên tri và nhận sứ mệnh truyền lại những lời linh thiêng của Allah cho người khác với triết lý và đức tin rằng,Allah là Đấng Tối cao duy nhất trong vũ trụ, bất sinh bất diệt; là Đấng tạo thiên lập địa, sinh ra muôn loài, trong đó có con người với số phận định mệnh do Allah sắp đặt; là Đấng anh minh đưa ra luật lệ công bằng, nhân loại cần phải tuân phục; là Đấng Cứu thế phán xét con người trong ngày tận thế; không có Thượng đế nào khác để thờ phụng và tuân phục ngoài Allah1. Muhammed lĩnh nhận sứ mạngthuyết giáo với thực trạng đa thần giáo đang tồn tại ở Mecca lúc đó. Bị chống đối, xua đuổi, ông phải tiến hành truyền giáo một cách bí mật, trước hết là trong gia đình, bạn bè thân cận. Tín đồ đầu tiên là Khadja - vợ cả và Ali - con nuôi của Muhammed. Năm 621 có 12 người, năm 622 có 73 người chấp nhận tín điều và thề tuân phục Allah, nguyện bảo vệ Muhammed chống lại các thế lực ngăn cản sứ mạng truyền giáo. Bị giới quý tộc cầm quyền ở Mecca đả kích và bức hại, Muhammed đưa tín đồ di cư đến Medina (tức Yathrib cách Mecca khoảng 340 km về phía bắc). Sau một vài cuộc giao chiến, Medina quy thuận. Cộng đồng Islam giáo ra đời. Trong 13 năm truyền giáo ở Mecca một cách lặng lẽ, phi chính trị, Muhammed không thu được nhiều kết quả. Đến Medina, ông thay đổi phương pháp, tự xác định là lãnh tụ tôn giáo, chính trị và quân sự, thủ lĩnh cộng đồng Islam giáo, dẫn dắt những người tin tưởng, ủng hộ thuyết giáo của ông và truyền bá Islam giáo bằng con đường chiến tranh và dọa dẫm, buộc các bộ tộc phải quy phục. Chiến thuật mới nhanh chóng mang lại thành công, nhiều bộ tộc và thành phố bị chinh phục hoặc bị cải giáo. Tại Medina, Muhammed đã thành lập nhà nước Islam giáo đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, Muhammed quay lại chinh phục Mecca với lực lượng hùng mạnh, xóa bỏ tất cả biểu tượng đa thần giáo ở Mecca. Lịch sử đã ghi lại gần 30 trận chiến do Muhammed lãnh đạo từ năm 623 đến khi ông từ trần vào năm 632. Thành công của các cuộc chiến đi cùng với việc mở rộng phạm vi truyền giáo bằng sức mạnh quân sự và đe dọa chiến tranh đã buộc các bộ lạc phải quy thuận Islam giáo. Muhammed thống nhất các bộ lạc trên bán đảo Arab thành một quốc gia Islam giáo hùng mạnh. Abu Bark, người bạn tin cẩn và là bố vợ của Muhammed kế nghiệp trong giai đoạn 632 - 634, rồi đến Umar trong giai đoạn 634 - 644 và Uthman trong giai đoạn 644 - 656 tiếp tục chinh phục và áp đặt Islam giáo lên các lãnh thổ Palestine, Syria, Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 53 53 Mesopotamia, Persia (Ba Tư), Egypt (Ai Cập), Bắc Phi và Tây Ban Nha, đưa tôn giáo nhất thần thay cho các tôn giáo đa thần trước đó. Islam giáo trở thành một hệ thống chính trị - xã hội - tôn giáo chỉ trong gần nửa thế kỷ. Lưu ý Islam giáo được truyền bá nhanh nhờ sức mạnh quân sự và ngay từ thời kỳ hình thành đã xây dựng cho mình một nhà nước tôn giáo. Chưa có tôn giáo làm được như vậy. Hiện nay, với khoảng gần 1,6 tỷ tín đồ, Islam giáo vẫn được coi là một tôn giáo có tốc độ phát triển khá, số lượng tín đồ tăng không chỉ ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Á mà còn ở Châu Âu và Châu Mỹ. Nét đặc biệt là cộng đồng Islam giáo hình thành ở nơi nào, thì nơi đó, các tín đồ coi như lãnh địa riêng của Islam giáo, như một nhà nước Islam giáo. Sức hấp dẫn của Islam giáo có thể xuất phát từ giáo lý hướng tới mục tiêu công bằng, bình đẳng cho mọi người, dễ hiểu và đơn giản trong thực hành. Giáo lý khuyên tín đồ tin Allah, sống nhân từ, độ lượng, trung thực, kiên nhẫn; kính trọng cha mẹ, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người; chia sẻ của cải qua việc bố thí, không tham; sống lành mạnh, không dùng chất gây nghiện như rượu bia, ma túy, không ăn những thứ bẩn thỉu; cấm giết người trừ khi phải bảo vệ bản thân và dân lành; cấm ngoại tình, cờ bạc. Đó là tín điều ghi trong Qur’an (kinh) ghi lại mặc khải của Allah, thông qua thiên sứ Gabriel và được Muhammed thuật lại dưới dạng những đoạn thơ bằng tiếng Arab, trở thành quy chuẩn đạo đức và luật lệ của xã hội Islam giáo. Có thể đồng ý với Lương Ninh là Islam giáo “mang nặng đức tin tuyệt đối, sự phục tùng không điều kiện, tính kiên nhẫn và tinh thần thánh chiến quên mình, cố kết những người tin tưởng và phục tùng lại với nhau, tạo nên tổ chức chặt chẽ và có sức mạnh đáng kể trong đời sống xã hội ở nhiều quốc gia”2. Cuốn sách Al-Halal Wal-Haram Fil Islam (Những điều được phép và bị cấm trong Islam giáo) của Youif Al-Qaradhawi, một học giả Islam giáo Ai Cập có tên tuổi và những lý giải của Shaikh Hasan Muhammad Taqi Al- Jawahiri giúp chúng ta hiểu thêm về những điều nêu trên. Theo họ: “Các dân tộc trên thế giới đã đi trệch hướng quá xa”, “phạm sai lầm nghiêm trọng, rơi vào quá tả hoặc quá hữu”; “Islam giáo thiết lập những nguyên tắc, chuẩn mực luật pháp vững chắc để sửa chữa lỗi lầm, rối loạn, chệch hướng”; “Islam giáo là một phương thức sống phù hợp với tự nhiên, đưa ra những giải pháp nhân đạo cho các tình huống tổng thể và tránh những cực đoan”; “Islam giáo là phán truyền cuối cùng, kết thúc chuỗi thông điệp của 54 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 54 Đấng Tối cao đến nhân loại. Vì thế, Islam giáo đi cùng với một bộ luật tổng quát phù hợp mọi lúc, mọi nơi cho tất cả nhân loại. Luật không chỉ xây dựng cho người ở thành thị mà bỏ quên người du mục, không chỉ cho vùng lạnh giá mà bỏ qua vùng nóng nực, không chỉ cho hiện tại mà cả quá khứ và các thế hệ tương lai. Islam giáo thừa nhận nhu cầu, lợi ích của mọi dân tộc, mọi cá nhân và mọi nhóm người. Đặc trưng này có thể quan sát được một cách rõ ràng nhất trong quan niệm liên quan đến việc cho phép tín đồ lấy bốn vợ để giải quyết nhiều vấn đề nhân đạo, cá nhân và xã hội cấp bách. Nhiều dân tộc và tôn giáo trước Islam giáo đã cho phép cưới nhiều vợ, con số có thể đến cả chục, cả trăm mà không có điều kiện hay sự hạn chế nào. Islam giáo đưa ra giới hạn nhất định và nghiêm ngặt với chế độ đa thê. Có thể thấy, trong cộng đồng có cá nhân khao khát mãnh liệt về con cái nhưng vợ anh ta bị hạn chế, bị đau yếu hoặc những vấn nạn khác. Phải chăng số phận của người phụ nữ vẫn được quan tâm hơn khi cho chồng bà lấy hai vợ, người có thể sinh con mà vẫn giữ vợ cả với tất cả quyền lợi được bảo đảm? Rồi cũng có những trường hợp sự ham muốn tình dục của người đàn ông mạnh mẽ, trong khi vợ anh ta không ham muốn, hoặc bị ốm đau, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên cho đàn ông cưới thêm vợ thay vì tìm kiếm bồ bịch. Thời đó, do chiến tranh, số lượng đàn bà nhiều hơn đàn ông. Trong bối cảnh như vậy, lợi ích của xã hội cũng như của bản thân phụ nữ là trở thành vợ chung chồng thay vì sống quãng đời không có hôn nhân, thiếu sự an bình, tình cảm, sự bảo vệ và được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ, bản năng tự nhiên của người phụ nữ. Về mặt này, chế độ đa thê của Islam giáo bị Phương Tây soi xét quá đáng và phản ứng một cách thù địch, trong khi đó, đàn ông của họ quan hệ ngoài hôn nhân tự do, không giới hạn số lượng, không có bất cứ trách nhiệm pháp luật hoặc đạo đức nào đối với số phụ nữ và con cái sinh ra do các mối quan hệ bất chính ngoài hôn nhân. Hãy so sánh hai kịch bản đa thê và đa tình bất hợp pháp và hãy để người ta tự hỏi họ thích kịch bản nào hơn và nhóm người nào được bảo vệ hơn”3. 1.2. Nguyên nhân sự phân rẽ Islam giáo Nhìn bên ngoài, thế giới Islam giáo có vẻ thống nhất, đặc biệt trong hoạt động chống lại ảnh hưởng và sự thâm nhập của văn minh Âu - Mỹ. Tổ chức các nước Islam giáo (OIC), nhóm các nước Islam giáo lớn (D8), Ngân hàng Islam, là những tổ chức quốc tế mạnh, có tiếng nói quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế. BBC News, ngày 27/2/2006, thuật Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 55 55 lại lời ông Lý Quang Diệu: “Với Islam giáo, người ta tin tưởng nhau hoàn toàn. Anh là chiến sĩ Islam giáo và tôi cũng vậy. Chúng ta thề sát cánh”. Nhưng bên trong, Islam giáo cũng có nhiều phái, trong đó hai phái lớn nhất là Sunni và Shia. Sự phân rẽ xuất hiện ngay sau cái chết của Nhà tiên tri Muhammed năm 632. Phái thứ nhất ủng hộ Ali Ibn Abi Talib kế nghiệp Muhammed làm thủ lĩnh tôn giáo, chính trị, tinh thần của cộng đồng Islam giáo (Caliph hay Khalifa). Đó là những người trong gia đình, hậu duệ, bạn bè thân cận, tín đồ Islam giáo đầu tiên (Muharjum). Họ cho rằng, Ali là con nuôi, là cháu, là con rể của Muhammed làm người kế vị là đương nhiên và Caliph kế nghiệp Nhà tiên tri chỉ nên thuộc vào hậu duệ trực tiếp của Muhammed qua Ali và vợ là Fatima, con gái của Muhammed. Islam giáo Shia tuyên bố: “Không có Đấng Tối cao nào khác, chỉ có Allah. Ali là người kế vị Nhà tiên tri và là vị Caliph đầu tiên của Islam giáo4. Islam giáo Shia (Shī’a Islam, Shi’ite Islam hay Shi’ism) bắt nguồn từ thuật ngữ Shia, hay Shiit, nói tắt của Shiat Ali, nghĩa là ủng hộ Ali. Islam giáo Shia có một số trường phái, số đông thuộc trường phái Jafaryia hay “Twelvers” thừa nhận Ali là Imam thứ nhất, không thừa nhận tất cả số Imam còn lại. Nói đến Islam giáo Shia ngày nay là nói tới phái Twelver, chiếm khoảng 15% tín đồ. Iran là quốc gia Islam giáo Shia, vì trong số 99% dân số theo Islam giáo, hơn 90% là tín đồ phái Shia. Tiếp theo là các nước Azerbaijan, Bahrain khoảng 75%. Các nước có tỷ lệ tín đồ Islam giáo Shia lớn là Iraq, Syria, Lebanon, Kuwait, Pakistan, India, Afghanistan, Saudi Arabia, Turkey, United Arab Emirates, Mauritius, Trinidad and Tobago, Guyana, Oman và Yemen5. Phái thứ hai không ủng hộ Ali làm người thừa kế. Họ cho rằng, Muhammed chưa công bố ai là người kế vị nên cần có ban lãnh đạo để bầu ra một Caliph làm lãnh tụ tinh thần, tôn giáo và chính trị của cộng đồng Islam giáo. Trong khi Ali, gia đình và những người thân cận của Muhammed bận rộn với việc tang lễ, thì Abu Bakr, Umar, Abu Ubayda cùng thủ lĩnh các bộ tộc ở Mecca và Medina đã họp kín ở Saqifa để quyết định bầu người đứng đầu nhà nước và cộng đồng Islam giáo. Abu Bark, một người bạn đồng niên và là bố vợ của Muhammed được đề cử. Ban đầu, nhiều người không đồng ý, kể cả kẻ đối địch trước đó của Muhammed. Nhưng cuối cùng, Abu Bark cũng được bầu làm Caliph đầu tiên của cộng đồng Islam giáo. Trước khi chết, Abu Bark chỉ định một 56 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 56 hội đồng để bầu người thay ông làm Caliph. Umar được chọn làm Caliph thứ hai, rồi ông cũng làm tương tự để chọn Uthman làm Caliph thứ ba. Phương thức đó được coi là “truyền thống”. Islam giáo Sunni bắt nguồn từ nghĩa của Sunna trong tiếng Arab là truyền thống. Khoảng 85% tín đồ Islam giáo trên thế giới thuộc phái Sunni, trong đó có Saudi Arabia là cái nôi của Islam giáo, Egypt là trung tâm của các học giả Islam giáo, Indonesia, Ấn Độ có số tín đồ Islam giáo Sunni rất lớn. 1.3. Đấu tranh giành ngôi vị Caliph Vì sự đoàn kết của cộng đồng Islam giáo, phái Ali phải chấp thuận Abu Bark làm Caliph thứ nhất. Điều đó gây tranh cãi giữa những người bạn đầu tiên của Muhammed. Bởi vì, theo quan niệm của họ, Ali đã được Muhammed chọn làm người kế nghiệp. Caliph thứ ba là Uthman bị ám sát và Ali được mời làm Caliph thứ tư. Do nghi ngờ phái Ali tiến hành vụ ám sát, nên Aisha, vợ của Muhammed, là con gái của Abu Bark chống đối, kết tội Ali không tìm được kẻ giết Uthman đưa ra xét xử. Ali cũng không thắng nổi lực lượng của Mu’awiya, gồm con cháu Ummayad, Uthman và thủ lĩnh vùng Damascus. Họ tuyên bố không công nhận Ali là Caliph chừng nào chưa đưa những kẻ giết Uthman ra xét xử. Ali buộc phải chấp nhận thỏa hiệp với Mu’awiya. Điều đó đã làm sốc nhiều người từng quyết tử ủng hộ ông. Họ coi đó là sự phản bội. Ali bị ám sát năm 661. Mu’awiya tự phong là Caliph. Con trai cả của Ali là Hasan chấp nhận một khoản trợ cấp để đổi lấy việc không đòi quyền thừa kế Caliph. Nhưng Hasan bị đầu độc và chết ngay trong năm đó. Con trai thứ của Ali là Husain thỏa thuận sẽ làm Caliph sau khi Mu’awiya chết. Nhưng khi Mu’awiya chết vào năm 680, con trai ông này là Yazid tiếm quyền làm Caliph. Husain lãnh đạo quân đội chống lại, nhưng do quân số ít, ông và cộng sự bị tàn sát trong trận chiến Karbala (thuộc Iraq ngày nay). Yazid lập Đế chế Ummayad cha truyền con nối. Con trai của Husain chưa trưởng thành nhưng vẫn tiếp tục cuộc chiến với Yazid. Hai phái Shia và Sunni trở nên thù địch. Hố ngăn cách giữa hai phái không thể san lấp và tồn tại cho đến ngày nay. 1.4. Giáo lý của Islam giáo Shia Về cơ bản, tín điều của Islam giáo Shia vẫn là năm trụ cột cốt lõi của Islam giáo gồm: Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 57 57 - Đức tin (Shahada) thể hiện qua tuyên xưng “không có Thượng đế nào khác ngoài Allah; Muhammed là sứ giả của Allah”; - Cầu nguyện (Salat) ngày năm lần vào lúc bình minh, trưa, xế trưa, hoàng hôn và tối; mỗi lần đọc một đoạn trích trong Qur’an. - Bố thí (Zakat) là đưa một phần tài sản của mình cho người nghèo khổ. - Nhịn (Sawn) ăn uống, hút thuốc, quan hệ tình dục trong tháng Ramadan từ trước lúc Mặt Trời mọc đến sau hoàng hôn. - Hành hương (Hajj) đến Thánh địa Mecca đối với người có điều kiện sức khỏe và kinh tế. Phái Shia tin Allah là Đấng Tối cao bất sinh bất tử, sinh ra muôn vật, muôn loài; tin vào Muhammed là thiên sứ cuối cùng, xuất sắc nhất và nhận được thiên khải đầy đủ nhất của Allah truyền cho nhân loại; tin vào Qur’an là bộ kinh đầy đủ, chính xác nhất; tin vào các thiên sứ do Allah tạo ra; tin vào ngày tận thế, Allah sẽ phán xét người thiện được lên Thiên đường, kẻ ác bị xuống Địa ngục. Sunni và Shia đều thừa nhận là tín đồ Islam giáo trên cơ sở nhất trí các nguyên tắc cơ bản: coi Qur’an là lời của Đấng Tối cao Allah phán truyền thông qua Muhammed; tin Muhammed là sứ giả của Allah và cuộc đời của Muhammed là tấm gương để sống; coi Hadith là những lời nói của Muhammed cần được cân nhắc đối với các quyết định đạo lý và thực tiễn. Tuy nhiên, phái Sunni không chia sẻ với phái Shia về Thánh chiến (Jihad) là chiến đấu bảo vệ đất đai, niềm tin và các thể chế Islam giáo và luật lệ quy định những việc làm tốt, tránh suy nghĩ, lời nói và hành vi xấu xa. Phái Sunni chỉ thừa nhận Muhammed là Caliph thứ nhất, không tin có sự tồn tại của Đấng Cứu thế, Imam “ẩn dật” như phái Shia. Một trong những tín điều cơ bản của Islam giáo Shia là tin vào Imam (Guide), một tước hiệu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo chính trị, tinh thần của cộng đồng Islam giáo, mà còn liên quan đến quan điểm người thừa kế Muhammed. Họ cho rằng, sau khi Muhammed chết, Allah chỉ định các Imam để bảo vệ và dẫn dắt nhân loại tránh khỏi lầm lạc. Imam là sứ thần của Allah ở Trái Đất, những người được trời phú cho tài đức siêu phàm, có năng lực diễn giải những điều thần bí trong Qur’an và luật Islam giáo (Sharia), là những người hoàn hảo, không bao giờ phạm tội, không mắc sai lầm. Chỉ Allah mới có quyền chỉ định Imam. Các Imam nhận được tri thức trực tiếp từ Allah, phán quyết của Imam là 58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 58 phán quyết của Allah, mọi người phải tuân phục, nếu không sẽ bị thiệt thòi. Phái Shia còn tin rằng, Allah chỉ lựa chọn Imam là người kế nghiệp Nhà tiên tri trong số hậu duệ trực tiếp của Muhammed, vì sau Muhammed thì chỉ có Imam là người có thể dẫn dắt nhân loại6. Imam thứ nhất là Alī ibn Abī Tālib, một trong ba tín đồ Islam giáo đầu tiên, là cháu và con nuôi của Muhammed, là chồng của Fatima, con gái Muhammed. Tín đồ phái Shia tin rằng, Ali là Caliph đầu tiên, còn tất cả Caliph khác, những người ngoài gia tộc Ali đều là lựa chọn sai lầm, không phải là lãnh tụ thực sự của cộng đồng Islam giáo. Nhiều trích dẫn từ Hadith (lời nói và việc làm của Nhà tiên tri được chép lại) khẳng định, Muhammed đã nhiều lần nói rằng, Ali sẽ là người kế vị, trong đó có những lần trên giường bệnh vào những ngày cuối cùng. Thậm chí, họ còn có lễ kỷ niệm ngày Muhammed nói Ali là thủ lĩnh thứ nhất. Đó là lễ Eid Al-Ghadir, xuất phát từ địa danh Ghadir là tên một thung lũng ở Saudi Arabia, nơi Muhammed nói điều đó. Nhiều nhà sử học nổi tiếng đã viết về việc Ali được sinh ra trong Thánh đường Kaaba, được Nhà tiên tri Muhammed nhận làm con nuôi, sống tại nhà Muhammed ngay sau khi lọt lòng được ba ngày7. Imam thứ hai là Hasan, Imam thứ ba là Husain đều là con trai của Ali, các Imam kế tiếp là cháu chắt của Ali. Từ Imam thứ nhất đến Imam thứ mười một đều có lai lịch rõ ràng. Nhưng lai lịch Imam thứ mười hai thì rất huyền bí. “Học thuyết Mahdi” là một trong những tín điều cơ bản của Islam giáo Shia gắn với Imam thứ mười hai, còn gọi là “Imam thời đại”, “Imam ẩn dật”, “Đấng Cứu thế đang ẩn dật”, sẽ xuất hiện trước ngày tận thế để đứng đầu lực lượng công lý chiến đấu với lực lượng ma quỷ, trừ diệt bạo lực và áp bức trong trận chiến cuối cùng, đưa lại công lý, hòa bình tuyệt đối cho nhân loại. Theo Hadith, Muhammed nói rằng: “Thế giới sẽ không đi đến tận cùng cho đến khi một người đàn ông trong gia đình Ta, mang tên Ta trở thành chủ nhân. Khi thấy cờ hiệu màu xanh đến từ hướng Khorasan thì gia nhập với họ để đón Imam của Thượng đế xuất hiện. Người đó được gọi là Al-Mahdi, là hậu duệ của Ta, là một người đàn ông nghiêm trang với vẻ mặt cởi mở, mũi cao. Anh ta sẽ làm cho trái đất đầy rẫy bạo ngược và áp bức trở nên bình đẳng và công bằng”8. Imam thứ mười hai tên là Abu Al-Qasim Muhammad, còn gọi là Muhammad Al Madhi (nghĩa là ẩn dật), là con trai của Imam thứ mười Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 59 59 một, tức con trai của Hassan Al Askari và vợ là Fatima hay Margis Khatoon, con gái một quốc vương. Tương truyền, ngày 8 tháng Rabiul năm 260 (lịch Islam giáo), mới chỉ năm tuổi, Imam Mahdi đã chủ trì lễ tang cầu nguyện cho cha ông là Imam thứ mười một. Những người tham dự, kể cả thủ lĩnh xứ Abbasis lúc đó là Al-Mu’tamid vô cùng tức giận các bộ trưởng và quan chức bất tài vì không tìm thấy cậu bé năm tuổi vừa dẫn dắt buổi cầu nguyện lại biến mất. Ông không thể biết là Allah đã đưa Mahdi vào nơi ẩn dật với ý đồ sâu xa. Phần lớn tài liệu lịch sử nói rằng Al Madhi ẩn mình vào thế kỷ X, lúc khoảng năm tuổi, trong một hang động dưới một nhà thờ ở Samarra. Học thuyết phái Shia liên quan đến Imam ẩn dật là học thuyết che giấu (Ghayba) cho rằng, Đấng Tối cao giấu Madhi khỏi sự chú ý của con người nhằm bảo toàn tính mạng cho Madhi. Hai mức độ giấu Madhi. Mức thấp là chỉ chuyển thân thể rời khỏi thế giới, còn tinh thần vẫn ở lại dẫn dắt nhân loại. Tuy nhiên, do sự đe dọa của tín đồ Islam giáo “chính thống”, việc che giấu Imam Madhi chuyển sang mức độ cao hơn, là tinh thần vẫn dẫn dắt, soi sáng cho nhân loại, nhưng không có bất cứ tiếp xúc trực tiếp nào giữa nhân loại với Imam Madhi. Theo niềm tin của tín đồ phái Shia, đó là một thảm họa tinh thần đối với thế giới. Trong giai đoạn Imam Madhi ẩn mình, không ai ngoài Allah biết thời khắc trở về của Imam Madhi và không người nào có thể đoán trước thời khắc đó. Họ được lệnh chờ đợi sự quay trở lại của Imam Madhi vào bất cứ lúc nào. Từ khi Imam Muhammad Al-Madhi biến mất vào năm 941, sự liên hệ giữa ông với tín đồ Islam giáo Shia bị gián đoạn. Trong thời gian chờ đợi, các giáo chủ cao cấp phái Shia là đại diện của Imam Madhi, được trao quyền giải quyết các vấn đề của cộng đồng này, chủ yếu trong lĩnh vực tôn giáo và pháp lý cho đến khi Mahdi trở lại. Học thuyết trở lại (Raj’a) cho rằng, Imam Mahdi sẽ quay lại một cách siêu nhiên ngay trước ngày phán quyết/ngày tận thế. Sự trở lại của ông sẽ được báo trước bằng một số sự kiện bất thường trong vòng ba năm như thế giới hỗn loạn, đầy rẫy bạo lực, áp bức và tham nhũng. Sự trở lại của Mahdi chợt đến trước ngày kết thúc lịch sử. Ngay sau khi Imam Madhi tái xuất hiện, mọi sai lầm sẽ được điều chỉnh đúng đắn, sự công bằng sẽ được lập lại, chân lý Islam giáo Shia sẽ được chấp nhận trên toàn thế giới. Imam Madhi sẽ đứng đầu lực lượng công lý chiến đấu với lực lượng ma quỷ, trừ diệt hết bạo lực và áp bức trong trận chiến cuối cùng mang 60 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 60 tính mặc khải. Khi ma quỷ và sự xấu xa bị đánh bại hoàn toàn, hòa bình toàn diện được lập lại, Imam Madhi sẽ cai quản thế giới một vài năm dưới một chính phủ hoàn hảo, mang lại tinh thần bình đẳng, bác ái cho các dân tộc trên thế giới. Sau khi Imam Mahdi trị vì một vài năm sẽ chủ trì một buổi cầu nguyện ở Mecca, bên cạnh có Jesus Chirst trở lại sau Madhi, rồi đến Husain và những sứ giả khác lần lượt quay lại trái đất. Học thuyết Mahdi là một vấn đề quan trọng để hiểu văn hóa triết lý chính trị của Islam giáo Shia. 2. Quan hệ giữa Islam giáo Shia với Nhà nước Iran 2.1. Quan hệ giữa Islam giáo Shia với chính quyền Iran Trên thế giới hiện nay có ba tôn giáo có nhà nước riêng của mình. Do Thái giáo có nhà nước Israel được khẳng định một cách mạnh mẽ. Ấn Độ giáo có Nepal và trong một chừng mực nào đó là các bang của Ấn Độ. Islam giáo có nhiều nhà nước Islam giáo như Iran, Iraq, Pakistan, Saudi Arabia, Malaysia, Sudan, Afghanistan dưới thời Taliban9. Trong số đó, Iran có những đặc trưng rõ nét nhất của Islam giáo Shia. Điều 2, Hiến pháp Iran nêu rõ: “Cộng hòa Islam giáo là thể chế dựa trên niềm tin chỉ có một Thượng đế duy nhất (như tuyên cáo trong cụm từ “không có Thượng đế nào khác ngoài Allah”); quyền tối thượng và quyền lập pháp là của Allah; thiên khải linh thiêng và vai trò cơ bản của Qur’an phải đặt trước pháp luật, phải thể hiện trong tất cả các luật; Allah công minh trong việc sáng tạo thế giới và luật pháp”10. Điều 144 tuyên bố: “Quân đội của nước Cộng hòa Islam giáo Iran phải là một quân đội Islam giáo trung thành với tư tưởng Islam giáo và phải tuyển người có niềm tin vào mục đích của cuộc cách mạng Islam giáo, tận tâm cống hiến để đạt mục tiêu của cách mạng”11. Tuyên bố nêu trong Hiến pháp Iran dựa trên những tiền đề lịch sử lâu đời. Nhà nước Islam giáo Shia đầu tiên trên đất Persia được thành lập năm 1505 dưới triều đại Safavi ở vùng Mazaradan của Iran ngày nay. Hiến pháp đầu tiên của Iran được Quốc hội thông qua sau Cách mạng Lập hiến 1905-1911 xác định rõ: Islam giáo là quốc giáo của Iran; Islam giáo Shia có vai trò đặc biệt quan trọng; giới tăng lữ được quyền quyết định các luật do Quốc hội thông qua khi phù hợp với nguyên tắc của Islam giáo; một ủy ban tăng lữ Islam giáo được lập ra để thông qua các đạo luật; Shah phải tích cực ủng hộ Islam giáo Shia và phải triệt để trung thành với nguyên tắc của nó12. Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 61 61 Vào đầu những năm 1970, trong loạt bài thuyết giáo sau này được xuất bản thành cuốn Hokumal-e Islami: Velayat-e faqih (Chính quyền Islam giáo: hộ pháp của giám luật), Ayatollah Khomenei đã khẳng định: “Islam giáo chỉ tuân theo Sharia (luật Islam giáo) và phải có chính quyền hoạt động theo luật do các giám luật của Islam giáo soạn thảo và ban hành”; “một số giám luật Islam giáo hàng đầu phải điều hành chính quyền”13. Tư tưởng của Khomenei đã được hiện thực hóa trong Hiến pháp Iran năm 1979. Islam giáo Shia trở thành nhân tố không thể tách rời khỏi cơ cấu chính trị quốc gia này. Chính quyền gắn chặt vào quan niệm về Velayat-e faqih, tức là sự cai trị của giám luật Islam giáo; vận hành theo Sharia. Một luật gia Islam giáo cao cấp giám sát toàn bộ cấu trúc chính trị của đất nước. Một hệ thống chính quyền dựa trên ba cột trụ quyền lực là lập pháp, hành pháp và tòa án. Đứng đầu cơ cấu quyền lực của Iran là Khomenei, người đã làm thay đổi bức tranh chính trị của nhà nước Islam giáo, làm cho Islam giáo chính trị (Islamism) thành một lực lượng có thể làm thay đổi nền chính trị của các nước Islam giáo từ Marocco đến Malaysia14. Cơ cấu quyền lực của Iran không giống bất cứ cơ cấu quyền lực của các nước trên thế giới. Cấu trúc hệ thống quyền lực của Iran gồm tám chủ thể15: trên hết là Lãnh tụ tối cao (Supreme leader), tiếp đến là Tổng thống, Quốc hội, Hội đồng Chuyên gia, Hội đồng Giám hộ Hiến pháp, Hội đồng Phân giải, Tòa án Tối cao và Bộ An ninh - Tình báo. Lãnh tụ tối cao là người đứng đầu nhà nước, chịu trách nhiệm quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tổng thể của Iran; có quyền tuyên bố chiến tranh hay hòa bình; là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, chỉ huy toàn bộ ngành an ninh, tình báo; toàn quyền quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm người đứng đầu ngành tòa án, hệ thống truyền thanh và truyền hình quốc gia; tổng chỉ huy lực lượng cận vệ cách mạng, các tư lệnh quân đội, cảnh sát; chỉ định 6 trong số 12 giám luật của Hội đồng Giám hộ Hiến pháp; chuẩn y danh sách những người được chấp nhận làm ứng cử viên Tổng thống, ứng cử viên đại biểu Quốc hội, ứng cử viên Hội đồng Chuyên gia. Lãnh tụ tối cao thực hiện quyền lực thông qua các đại diện của mình ở tất cả các cơ quan quyền lực và các tỉnh thành, tổng cộng khoảng 2.000 giáo sĩ cao cấp, trong đó có những người quyền lực lớn hơn cả bộ trưởng, tỉnh trưởng khi nhân danh Lãnh tụ tối cao. 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 62 Ayatollah Ruhollah Khomeini được tôn vinh là Lãnh tụ tối cao đầu tiên. Sau khi Ayatollah Khomeini mất năm 1989, Hội đồng Chuyên gia gồm 86 giáo chủ hàng đầu đã bầu Ayatollah Khamenei, đương kim Tổng thống lúc đó làm Lãnh tụ tối cao và hiện nắm quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước. Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp với nội các gồm 22 bộ trưởng, chịu trách nhiệm điều hành kinh tế, không có quyền kiểm soát và chỉ huy các lực lượng vũ trang. Đây là điều khác thường trên thế giới: Người đứng đầu cơ quan hành pháp không quản lý lực lượng vũ trang. Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ bốn năm. Quốc hội có 290 đại biểu, nhiệm kỳ bốn năm.Quốc hội thông qua luật, ngân sách, phê chuẩn các bộ trưởng và hiệp định quốc tế. Luật chỉ có hiệu lực khi Hội đồng Giám hộ Hiến pháp chấp thuận nếu phù hợp với luật Islam giáo. Hội đồng Chuyên gia là một cơ quan gồm 86 giáo sĩ cao cấp do cử tri bầu trực tiếp với nhiệm kỳ tám năm, mỗi năm họp một lần. Hội đồng này là cơ quan duy nhất được trao quyền bầu cử, bãi miễn và đánh giá Lãnh tụ tối cao. Hội đồng Giám hộ Hiến pháp là cơ quan quyền lực tương tự Thượng Nghị viện, gồm 12 thành viên, 6 người do Lãnh tụ tối cao chỉ định, 6 giám luật còn lại do Quốc hội bầu. Hội đồng này xem xét các luật mới có phù hợp với Hiến pháp và luật lệ Islam giáo; quyết định chấp thuận ứng cử viên Tổng thống, đại biểu Quốc hội và Hội đồng Chuyên gia. Hội đồng Phân giải gồm các giám luật do Lãnh tụ tối cao chỉ định, có nhiệm vụ cố vấn cho Lãnh tụ tối cao và phân xử những vấn đề bất đồng về luật pháp giữa Quốc hội và Hội đồng Giám hộ Hiến pháp. Tòa án Tối cao do Lãnh tụ tối cao trực tiếp chỉ đạo. Chánh án Tòa án Tối cao phải là giáo sĩ cao cấp, do Lãnh tụ tối cao bổ nhiệm và bãi miễn, được trao quyền bổ nhiệm các chánh án và thẩm phán tối cao. Iran có bốn loại tòa án. Tòa án công xét xử các vụ án dân sự và hình sự. Tòa án Cách mạng xét xử các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại đất nước, buôn lậu ma túy. Phán quyết của Tòa án Cách mạng có hiệu lực ngay lập tức, không được kháng cáo. Tòa án Tu sĩ có chức năng đặc biệt, độc lập với khuôn khổ pháp lý thông thường, chỉ trực thuộc Lãnh tụ tối cao. Tòa án này chuyên xét xử những tu sĩ Islam giáo phạm Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 63 63 tội. Phán quyết của tòa án này cũng có hiệu lực ngay lập tức, không được kháng cáo. Hội đồng An ninh Quốc gia gồm Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án Tối cao, các tư lệnh lực lượng liên quân, cận vệ cách mạng, quân đội chính quy, bộ trưởng các bộ ngoại giao và tình báo. Về hình thức, Tổng thống đứng đầu Hội đồng An ninh, nhưng thực tế, mọi chính sách đối nội và đối ngoại đều do Lãnh tụ tối cao quyết định. Lực lượng quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia là Binh đoàn Cận vệ Cách mạng (IRGC), một lực lượng vũ trang thiện chiến có căn cứ hải quân, lục quân, không quân riêng, được trang bị vũ khí tiên tiến, một tổ chức tình báo đầy uy lực, một tập đoàn kinh tế khổng lồ gồm nhiều công ty nắm các ngành kinh tế then chốt và các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn của Iran. Chỉ có Lãnh tụ tối cao mới biết rõ quân số, tiềm lực tài chính, hoạt động của IRGC. Bộ An ninh - Tình báo có nhiệm vụ cung cấp thông tin bí mật nhất về nội bộ và quốc tế nhằm chống lại các âm mưu phá hoại an ninh, chủ quyền lãnh thổ Iran. Lãnh tụ tối cao chỉ đạo trực tiếp tất cả các vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Theo một sắc lệnh đặc biệt, người đứng đầu Bộ An ninh - Tình báo phải là một giáo chủ cao cấp thân cận của Lãnh tụ tối cao. 2.2. Quan hệ giữa Islam giáo Shia với chính trị Iran Nền chính trị Iran gắn liền với giáo lý cơ bản của Islam giáo Shia. Đa phần lịch sử Iran chỉ có thể hiểu được trong mối quan hệ với Học thuyết Mahdi về “sự trở lại” và những điều liên quan đến học thuyết đó. Trong Cách mạng Islam giáo Iran, một số người tin rằng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh tụ tinh thần, người sáng lập học thuyết cách mạng Islam giáo là Imam ẩn dật16. Khomenei chưa bao giờ thừa nhận và cũng không phủ nhận điều đó. Bằng nhiều cách khác nhau, những người cách mạng tin rằng, họ bắt đầu hoặc đang xây dựng một triều đại công bằng trên thế giới. Một số báo chí coi Cách mạng Islam giáo Iran là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử”, sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga, và là một sự kiện “biến chủ nghĩa phong kiến Islam giáo thành một lực lượng chính trị từ Marocco đến Malaysia”17. Cuộc cách mạng độc đáo mà nó tạo ra trên toàn thế giới, thiếu rất nhiều động cơ thông thường của một cuộc cách mạng như: thất bại trong một cuộc chiến tranh, một cuộc khủng hoảng kinh tế, một cuộc nổi dậy của nông dân, 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 64 hoặc sự bất mãn của giới quân sự; tạo ra sự bảo hộ mạnh mẽ của lực lượng vũ trang, các dịch vụ bảo an được đầu tư dồi dào; đã thay thế một vương triều cổ đại bằng một chế độ chính trị thần quyền dựa trên hộ pháp của giám luật Islam giáo. Kết quả của nó, một nước Cộng hòa Islam giáo “dưới sự lãnh đạo của một học giả tôn giáo lưu vong 80 tuổi”, như một nhà nghiên cứu đã nói, “rõ ràng là một sự cố cần được giải thích”18. Tuy được gắn cho những phẩm chất siêu nhiên, đưa lên hàng Imam, nhưng dưới kỷ nguyên Khomenei, học thuyết Madhi vẫn nằm ngoài lĩnh vực chính trị. Khomenei không xác nhận có quan hệ trực tiếp với Thượng đế, cũng không dự đoán thời khắc trở lại của Imam Madhi. Sau khi Khomenei chết vào năm 1989, học thuyết Madhi càng tách khỏi lĩnh vực chính trị19. Nhưng từ năm 2005, sau khi trúng cử Tổng thống Iran, Ahmadinejad đã nhiều lần khẳng định niềm tin vào việc trở lại của Imam Madhi là cơ sở cho hoạt động chính trị của mình. Qassem Ravanbakhsh, người phát ngôn của Ayatollah Yazdi, cố vấn của Tổng thống Ahmadinejad bày tỏ hy vọng: “Trong thời gian Ahmadinejad cầm quyền, luật Islam giáo bị ngừng trệ và các giá trị Islam giáo trở nên yếu dưới thời Ahmadinejad và Khatami sẽ lại nhận được sự quan tâm nhằm chuẩn bị cơ sở cho sự trở lại của Imam Mahdi”20. Kết thúc bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 17/9/2005, Tổng thống Iran Ahmadinejad nói: “Từ thuở đầu, nhân loại đã mong chờ ngày mà công lý, hòa bình, bình đẳng và tình thương bao trùm toàn thế giới. Tất cả chúng ta có thể góp phần vào việc thiết lập một thế giới như vậy. Khi ngày đó đến, lời hứa cơ bản của tất cả các tôn giáo thiêng liêng sẽ được thỏa nguyện với sự xuất hiện của một con người hoàn hảo, kế thừa tất cả các đấng tiên tri. Ngài sẽ dẫn dắt thế giới đến công lý và hòa bình tuyệt đối. Hỡi Thượng đế vĩ đại, cầu xin Ngài đẩy nhanh sự xuất hiện của người được ký thác điều bí mật sau cùng của Ngài, hứa hẹn là một con người hoàn hảo, thanh khiết, làm cho thế giới này tràn đầy công lý và hòa bình”21. Tuy không nêu tên, nhưng ai cũng hiểu người mà Tổng thống Ahmadinejad nhắc đến là Imam Madhi. Trái với niềm tin truyền thống là không ai có thể biết trước thời khắc trở lại của Mahdi, Tổng thống Ahmadinejad đã nhiều lần tuyên bố, Imam Madhi tái xuất hiện “trong vòng hai năm tới”22. Trong phát biểu chúc tín đồ Công giáo vào Lễ Nöel năm 2006 tại Kermanshah, Tổng thống Ahmadinejad Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 65 65 nói: “Nhân đây, tôi thông báo rằng, với sự giúp đỡ của Thượng đế, ngày mà Jesus trở lại bên cạnh Imam Madhi sẽ không còn xa nữa”. Tổng thống Ahmadinejad thúc giục chuẩn bị đón ngày trở về của Imam Mahdi. Tại Hội thảo quốc tế về Học thuyết Mahdi tổ chức tại Tehran các ngày 6-7/9/2006, Ahmadinejad phát biểu: “Imam ẩn dật không hiện hình trong chúng ta, nhưng Ngài luôn ở đây và chúng ta phải chuẩn bị cơ sở để đón sự xuất hiện nhanh chóng của Ngài. Nhân loại cần khẩn trương hướng tới Imam ẩn dật để tiếp cận Ngài. Người tích cực chuẩn bị cho ngày trở lại của Imam khác với người không làm điều đó. Ngày nay, nhân loại đang nhanh chóng tiến tới sự hoàn thiện, chân lý, công bằng, hòa bình và thân thiện. Điều đó chỉ có khả năng diễn ra dưới sự cai trị của một người hoàn hảo (Imam Mahdi)”. Trong số sáu hội thảo quốc tế về Học thuyết Mahdi, thì 5 cuộc diễn ra dưới thời Tổng thống Ahmadinejad từ năm 2005 đến năm 2010. Tại lễ khai mạc hội thảo lần thứ hai, Ahmadinejad nói: “Quay trở về với Học thuyết Mahdi là con đường duy nhất đối với sự tồn tại của thế giới”23. Nhưng tuyên bố của Tổng thống Ahmadinejad và các cố vấn thân cận của ông cũng làm cho một bộ phận giới tu sĩ, báo chí tức giận, phê phán mạnh. Họ cho rằng, nếu nói Imam đứng đằng sau các hoạt động của chính phủ, thì về mặt lý thuyết, Ahmadinejad không chịu trách nhiệm gì về hành động của mình24. Ayatollah Hosseinali Montazeri lưu ý rằng: “Thực tế, chúng ta tin Imam Mahdi không có nghĩa một vài quan chức chính phủ lợi dụng tên Ngài cho mục đích chính trị. Tôi phản đối kiểu lợi dụng như vậy”25. Một số giáo sĩ cảnh báo, những tuyên bố của Tổng thống Iran có thể làm giảm niềm tin của giới trẻ vào tín điều cơ bản của Islam giáo Shia. Những người chống đối Iran kết tội Ahmadinejad không quan tâm đến tình hình căng thẳng ở Iran, thậm chí nổ ra chiến tranh cũng không sao, vì thế giới càng hỗn loạn thì Imam Mahdi càng sớm trở lại. Một đặc điểm đã được lịch sử Iran ghi nhận là truyền thống thỏa hiệp cần thiết giữa các lực lượng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cơ bản của đất nước. Trong hoàn cảnh bắt buộc, các phái chính trị và các nhóm lợi ích đều cố gắng tìm tiếng nói chung. Iran tự hào là quốc gia duy nhất ở Trung Đông không bị thực dân đô hộ sau khi Đế quốc Ottoman tan rã là nhờ truyền thống lâu đời của mình. Sau khi lãnh tụ Khomenei từ trần, vai trò của luật Islam giáo và ảnh hưởng của Islam giáo Shia có xu hướng giảm. Dưới thời Tổng thống Rafsaniani (1989-1997) và Tổng thống 66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 66 Khatami (1997-2005), những nỗ lực cải cách kinh tế - xã hội, cải thiện quan hệ với Phương Tây có xu hướng gia tăng trong nền chính trị Iran. Để cân bằng lại, cuộc bầu cử Quốc hội năm 2004 và bầu cử Tổng thống Iran năm 2005 đã được điều chỉnh. Kết quả là, phái bảo thủ chiếm đa số trong Quốc hội và Ahmadinejad, một nhân vật bảo thủ, cứng rắn trở thành Tổng thống Cộng hòa Islam giáo Iran. Sau khi Ahmadinejad nhậm chức Tổng thống, Lãnh tụ tối cao Khamenei giải thích vấn đề đó như sau: “Chúng ta tin rằng, sự tồn tại của hai phái trung thành với hiến pháp là phục vụ cho chính quyền. Hai phái cải cách và bảo thủ như hai cánh của con chim làm cho nó bay trong bầu không khí cạnh tranh và tiến bộ. Chúng ta sẽ không cho phép những người không tin vào hiến pháp và chính quyền lãnh đạo. Con đường ở giữa và cách tiếp cận hợp lý vào chủ nghĩa bảo thủ chủ cải cách”26. Nền chính trị thần quyền của Cộng hòa Islam giáo Iran hiện nay do Lãnh tụ tối cao quyết định. Sự thay đổi xu hướng (nếu có) và tương lai chính trị quốc gia này tùy thuộc vào Ayatollah Khamenei và người kế nhiệm ông do Hội đồng Chuyên gia gồm 86 giáo sĩ cấp cao lựa chọn./. CHÚ THÍCH: 1 Xem Lương Ninh (2000), “Hồi giáo trong thế giới hiện đại”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1; The Origins of the Sunni/Shia Split in Islam, by Hussein Abdulwaheed Amin, Editor of Islamfortoday.com. 2 Lương Ninh (2000), “Hồi giáo trong thế giới hiện đại”, sđd. 3 Shaikh Hasan Muhammad Taqi Al-Jawahiri, Annotation & Commentary on The Lawful and The Prohibited in Islam (of Dr. Yousif Al-Qaradhawi), ICRO - Islamic Culture & Relation OrganisationPublisher. 4 Melvin E. Matthews, Jr., What is The Difference Between Islam and Islamism?, HNN Staff, Zetero. 5 Carolyn Ruff (1998),“The World’s Second Biggest Religion Aloso is a Way of Life”, Special to The Washington Post, Wednesday, May 13. 6 A. Savyon and Y. Mansharof (2007), The Doctrine of Mahdism: In the Ideological and Political Philosophy of Mahmoud Ahmadinejad and Ayatollah Mesbah-e Yazdi, published Friday, June 1. 7 The Origins of the Sunni/ Shia Split in Islam, by Hussein Abdulwaheed Amin, Editor of Islamfortoday.com. 8 A. Savyon (2010), The Doctrine of Mahdism: The “Second Islamic Revolution” in Iran: Power Struggle at the Top, posted on January 21, by Mohammed Abbasi. 9 The Islamic State and Religious Minorities Muqtedar Khan, PhD. Director of International Studies, Adrian College, MI. Nguyễn Văn Hy, Tô Minh Đức. Islam giáo Shia 67 67 10 The Constitution of The Islamic Republic of Iran, Iran Chamber Society, 11 Greg Bruno, Staff Writer (2008), Religion and Politics in Iran, June 19. Source: US. Library of Congress. 12 Iran, Wikipedia. 13 Cách mạng Hồi giáo Iran, Wikipedia. 14 Cách mạng Hồi giáo Iran, Wikipedia. 15 The Structure of Power in Iran, 16 Carolyn Ruff (1998),“The World’s Second Biggest Religion Aloso is a Way of Life”, Special to The Washington Post, Wednesday, May 13. 17 Cách mạng Hồi giáo Iran, Wikipedia. 18 Cách mạng Hồi giáo Iran, Wikipedia. 19 Carolyn Ruff (1998), “The World’s Second Biggest Religion Aloso is a Way of Life”, Special to The Washington Post, Wednesday, May 13. 20 A. Savyon and Y. Mansharof (2007), The Doctrine of Mahdism: In the Ideological and Political Philosophy of Mahmoud Ahmadinejad and Ayatollah Mesbah-e Yazdi, published Friday, June 1. 21 Full Tex of President Ahmadinejad’s Speech at General Assembly, IRNA - Islamic Republic News Agency United Nations, New York, September 17, 2005. 22 A. Savyon(2010), The Doctrine of Mahdism: The “Second Islamic Revolution” in Iran: Power Struggle at the Top, posted on January 21, by Mohammed Abbasi. 23 President Ahmadinejad: Turning to Mahdism is the Only Way for the Survival of Humanity, Bright Future News Agency. 24 A. Savyon and Y. Mansharof (2007),The Doctrine of Mahdism: In the Ideological and Political Philosophy of Mahmoud Ahmadinejad and Ayatollah Mesbah-e Yazdi, published Friday, June 1. 25 Motazeri’s, 26 A. Savyon (2010), The Doctrine of Mahdism: The “Second Islamic Revolution” in Iran: Power Struggle at the Top, posted on January 21, by Mohammed Abbasi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Greg Bruno, Staff Writer (2008), Religion and Politics in Iran, June 19. Source: US. Library of Congress. 2. Full Tex of President Ahmadinejad’s Speech at General Assembly, IRNA - Islamic Republic News Agency United Nations, New York, September 17, 2005. 3. Melvin E., Matthews, Jr., What Is The Difference Between Islam and Islamism?, HNN Staff, Zetero. 4. Motazeri’s, 5. Lương Ninh (2000), “Hồi giáo trong thế giới hiện đại”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1. 6. Carolyn Ruff (1998), “The World’s Second Biggest Religion Aloso Is a Way of Life”, Special to The Washington Post, Wednesday, May 13. 68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 68 7. President Ahmadinejad: Turning to Mahdism is the Only Way for the Survival of Humanity, Bright Future News Agency. A. Savyon and Y. Mansharof (2007),The Doctrine of Mahdism: In the Ideological and Political Philosophy of Mahmoud Ahmadinejad and Ayatollah Mesbah-e Yazdi, published Friday, June 1. A. Savyon (2010), The Doctrine of Mahdism: The “Second Islamic Revolution” in Iran: Power Struggle at the Top, posted on January 21, by Mohammed Abbasi. 8. Shaikh Hasan Muhammad Taqi Al-Jawahiri, Annotation & Commentary on The Lawful and The Prohibited in Islam (of Dr. Yousif Al-Qaradhawi), ICRO - Islamic Culture & Relation OrganisationPublisher. 9. The Constitution of The Islamic Republic of Iran, Iran Chamber Society, 10. The Islamic State and Religious Minorities Muqtedar Khan, PhD. Director of International Studies, Adrian College, MI. 11. The Origins of the Sunni/ Shia Split in Islam by Hussein Abdulwaheed Amin, Editor of Islamfortoday.com. 12. The Structure of Power in Iran, Abstract SHIAH ISLAM WITH POWER AND POLITCS IN IRAN In Iran, religious activities are respected. All events including international events are begun with ceremony of reading Quran. The beginning of the addressing of government officials, of diplomatic notes is the phrase “in the name of Allah”. Iranians not only pray in every Friday morning but also take part in communal prayers with tens of thousands believers. These prayers often be televised live. In these prayers, the supreme leaders enforce messages on domestic and foreign polices as well as responses Iran to international events. Some analyzers suggested that someone want to know Iranian situation and reason why Iran can face embargo of America and of other countries in last years as well as the sanction of UN Security Council in recent years, he ought to study the role of Shiah Islam. This article would like to provide some news on a religious state where politics and government connect closely with Shiah Islamic dogmas. Key words: Islam, Shiah Islam, Sunni Islam, Islamic Republic of Iran.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23849_79820_1_pb_3538.pdf