Nghiên cứu tôn giáo - Lễ hội kim yến diêu trì của hệ phái cao đài Tây Ninh

Lễ hội Kim Yến Diêu Trì không chỉ là nơi đồng cảm giữa các thành viên trong cộng đồng, mà còn là nơi giao cảm giữa con người và thần linh. Người Cao Đài cho rằng, chỉ tại lễ hội, lời cầu nguyện của họ mới được linh ứng hơn. Do vậy, họ háo hức chờ đợi lễ hội. Tại lễ hội, họ cầu xin thần linh ban cho những điều tốt lành, để rồi an lòng trở về cuộc sống đời thường với bao khó khăn với niềm tin luôn được phù hộ. Cho nên, lễ hội có chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Trong lễ hội truyền thống, phần lễ luôn đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, phần lễ thể hiện sự linh thiêng, mà yếu tố linh thiêng luôn là linh hồn của lễ hội. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì của đạo Cao Đài là một lễ hội tôn giáo, nên phần lễ lại càng được chú trọng. Ở lễ hội này, trong khi phần hội diễn ra rất ít, thì phần lễ tại Đền Thánh và điện thờ Phật Mẫu chiếm một thời lượn g rất lớn. Người Cao Đài về dự lễ hội chủ yếu tham dự những đàn cúng đó. Họ cho rằng, về Tòa Thánh Tây Ninh là về hợp nhất cùng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu. Với họ, thời gian tốt nhất để được thoát tục, được hợp nhất cùng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu là thời gian cúng đàn. Đó là giờ phút linh thiêng nhất mà người Cao Đài có thể cầu nguyện, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và chỉ cầu nguyện vào giờ phút linh thiêng ấy mới được ứng ng hiệm. Với niềm tin đó, cộng đồng Cao Đài lưu truyền câu thơ: “Lòng con tin Đấng Cao Đài/ Đạo đời Trời sẽ an bài cho con”. Sau khi tham dự lễ hội và được cầu nguyện, người Cao Đài an lòng trở về cuộc sống đời thường với những bộn bề lo toan và khó khăn. Như vậy, rõ ràng Lễ hội Kim Yến Diêu Trì đáp ứng được nhu cầu tâm linh của cá nhân và cộng đồng Cao Đài

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Lễ hội kim yến diêu trì của hệ phái cao đài Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 121 ĐOÀN NGỌC MINH LỄ HỘI KIM YẾN DIÊU TRÌ CỦA HỆ PHÁI CAO ĐÀI TÂY NINH Tóm tắt: Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là một nghi lễ quan trọng của tín đồ đạo Cao Đài hiến tế Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương, được tổ chức vào đêm rằm Trung thu hằng năm. Lễ hội văn hóa cộng đồng này của người Cao Đài có tính giáo dục đạo đức sâu sắc. Bài viết trình bày nguồn gốc ra đời, cách thức tổ thức, một số đặc điểm và chức năng của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì đối với tín đồ đạo Cao Đài hiện nay. Từ khóa: Lễ hội Kim Yến Diêu Trì, đạo Cao Đài, Hệ phái Cao Đài Tây Ninh. 1. Khái lược nguồn gốc Lễ hội Kim Yến Diêu Trì Lễ hội Kim Yến Diêu Trì, theo sự tích, được tổ chức từ khi chưa chính thức khai đạo Cao Đài. Năm Ất Sửu (1925), Đấng Chí Tôn lúc đó còn ẩn danh, chỉ xưng là Đấng A Ă Â, dạy ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm một tiệc chay đãi mười Đấng Vô hình ở Diêu Trì Cung là Phật Mẫu/ Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Tiên Nương. Sự tích ấy như sau: Vào thượng tuần tháng 8 năm Ất Sửu (1925), thông qua cơ bút bằng lối xây bàn, các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang được Thất Nương tiết lộ về Diêu Trì Cung ở tầng Tạo Hóa Thiên, trên có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cửu Tiên Nương phụ tá, mà vị ở hàng thứ bảy gọi là Thất Nương . Ba ông xin Thất Nương cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương. Thất Nương bảo , ba ông muốn cầu Nương Nương thì phải ăn chay ba ngày và tìm ngọc cơ mới cầu được Lệnh Bà. Ba ông không biết ngọc cơ như thế nào. Thất Nương mô tả ngọc cơ1, giải thích rõ căn cội buổi xưa lấy hình dạng chùm sao Bắc Đẩu mà tạo thành, lại dạy cho cách ph ù cơ. Thất Nương cũng dặn mỗi ông làm sẵn một bài thơ chuẩn bị đón mừng Cửu Thiên Nương Nương.  TS., Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 122 Ba ông không biết tìm ngọc cơ ở đâu, nhưng theo linh tính, ông Cao Quỳnh Cư sang nhà một người bạn hàng xóm là ông Phán Tý hỏi thăm. Ông Phán Tý cho biết , ông có một ngọc cơ đang cho ông Âu Kính ở Tam Tông Miếu (hiện ở số 82 Cao Thắng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) mượn, để ông lấy về cho ông Cao Quỳnh Cư mượn mà cầu thay cho lối xây bàn đang áp dụng tốn nhiều thời giờ. Ba ông rất mừng rỡ, ăn chay ba ngày để chuẩn bị cầu Cửu Thiên Nương Nương vào ngày trung thu sắp tới. Đêm ấy, Đấng A Ă Â giáng đàn phán bảo ba ông làm một tiệc chay đãi mười Đấng Vô hình ở Diêu Trì Cung là Cửu Thiên Nương Nương và Cửu Tiên Nương. Đấng A Ă Â còn dạy ba ông cách sắp đặt bàn ghế và trang hoàng nhà cửa. Qua ba ngày trai giới, đến đêm 14 rạng rằm tháng 8 năm Ất Sửu (2/10/1925), một lễ yến được tổ chức tại nhà ông Cao Quỳnh Cư. Việc chuẩn bị được chăm chút kỹ lưỡng : “... lập bàn hương án, chưng hoa thơm, xông trầm trọn ngày (nhà không tiếp khách nào hết)” 2. “Sắp tiệc ấy do tay Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu vâng mạng lệnh tạo thành một tiệc. Trên là bàn thờ Phật Mẫu. Ở dưới đặt một chiếc bàn lớn, sắp chín cái ghế nhỏ như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muỗng, dĩa bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy ”3. Đến giờ Tý ngày rằm, sau khi lên nhang đèn quỳ lạy thành kính, ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang thiết đàn cơ. Chư Thiên giáng lâm chào mừng. Tạm xả đàn, như được Thất Nương hướng dẫn trước, ba ông đồng hiến lễ. Tiếp đó, ba ông ngâm ba bài thơ đã chuẩn bị sẵn, kính dâng lên Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Tiên Nương. Bước vào phần tiệc, ba ông được phép sắp thêm ba chiếc ghế ngồi phía sau, trong lúc ấy bà Nguyễn Thị Hương hầu tiếp chư Thiên. Bà trịnh trọng dâng lễ lên Diêu Trì Kim Mẫu, tiếp đến hiến lễ phẩm mời từng vị Tiên Nương. Sau phần dâng lễ, các ông lập đàn tái cầu. Theo lời hứa trước, bốn vị Tiên Nương là Nhất Nương, Lục Nương, Thất Nương và Bát Nương giáng tặng bốn bài thơ. Cuối đàn, trước khi giã từ, các Tiên Nương cho biết: “Từ đây có ngọc cơ rồi thì tiện cho Diêu Trì Cung đến dạy việc”. Kể từ đó, vào trung thu hằng năm, Lễ hội Kim Yến Diêu Trì (còn gọi là Hội Yến Bàn Đào) được người Cao Đài tổ chức trọng thể ở Tòa Thánh Tây Ninh. Đây là dịp để chức sắc và tín đồ đạo Cao Đài bày tỏ lòng kính ngưỡng của mình với Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Tiên Nương. Đoàn Ngọc Minh. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì ... 123 123 2. Quy trình và cách thức tổ chức Lễ hội Kim Yến Diêu Trì 2.1. Mục đích tổ chức lễ hội Theo giáo lý đạo Cao Đài, Phật Mẫu đã xin Đấng C hí Tôn mở đạo Cao Đài và dẫn dắt các ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang trong những ngày đầu khai đạo. Tổ chức Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là để tạ ơn Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương có công lớn trong việc mở đạo , cũng để kỷ niệm lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức tại nhà ông Cao Quỳnh Cư năm 1925. Người Cao Đài tin rằng, về dự Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là về hội hợp với Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương. Những lễ phẩm hiến tế trong lễ hội này sẽ được Đấng Chí Tôn, Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương ban ân lành vào đó. Do vậy, sau khi mãn hội, những lễ phẩm đó được chia đều cho tín đồ đạo Cao Đài, gọi là lộc của Phật Mẫu. Dùng phần lộc đó, người Cao Đài tin rằng, họ sẽ được mạnh khỏe và bình an cả năm. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì cũng là dịp giỗ hội những người có công với đạo Cao Đài và Cửu Huyền Thất Tổ. Nhân dịp này, tín đồ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên của mình và những người có công với đạo Cao Đài. Bên cạnh đó, lễ hội còn là ngày truyền thống nữ phái đạo Cao Đài. 2.2. Thời gian tổ chức và thành phần tham dự Kim Yến Diêu Trì là một đại lễ của đạo Cao Đài được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16/8 âm lịch hằng năm tại Báo Ân Từ trong Tòa Thánh Tây Ninh. Thời gian tổ chức lễ hội này cụ thể như sau: Ngày 14/8: khai mạc lễ hội và các gian trưng bày lễ phẩm. 0 giờ, ngày 15/8: trình Đấng Chí Tôn về việc tổ chức lễ hội tại Đền Thánh. 12 giờ, ngày 15/8: cúng Phật Mẫu tại Báo Ân Từ. 19 giờ, ngày 15/8/: xe hoa rước Tiên. 22 giờ, ngày 15/8: Lễ hội Kim Yến Diêu Trì tại Báo Ân Từ. 6 giờ, ngày 16/8: Cầu an cho thiếu niên nhi đồng tại Đề n Thánh Ban Tổ chức lễ hội là Hội đồng Chưởng quản gồm chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài (chủ tế tại Báo Ân Từ). Thành phần tham dự lễ hội gồm: chức sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Phước Thiện, tín đồ đạo Cao Đài, đại diện chính quyền các cấp và khách thập phương . 124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 124 2.3. Trang phục và lễ phẩm trong lễ hội Khác với Lễ vía Đấng Chí Tôn, tại Lễ hội Kim Yến Diêu Trì, chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đều mặc áo dài màu trắng, quần màu trắng (nam đội khăn đóng đen). Giáo lý đạo Cao Đài giải thích, mọi chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đều bình đẳng trước Phật Mẫu. Riêng 18 nữ đồng nhi hầu Bàn Đào mặc áo rộng màu trắng, đội khăn choàng màu vàng. Lễ phẩm hiến tế Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương mang tính biểu trưng, gồm: hương, đăng/ đèn, hoa, quả, rượu, trà. Các lễ phẩm này được giáo lý đạo Cao Đài giải thích như sau: Năm cây hương tượng trưng ngũ khí , còn gọi ngũ hành chi khí (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Năm cây hương được cắm thành hai hàng , hàng trong ba cây tượng trưng tam tài (Thiên, Địa, Nhân), hàng ngoài hai cây gọi là án tam tài. Ngoài ra, năm cây hương này còn tượng trưng cho: giới hương, định hương, tuệ hương, tri kiến hương, giải thoát hương. Trên Thiên bàn có một cây đèn thái cực và hai cây đèn lưỡng ng hi. Đèn thái cực là linh hồn của vũ trụ , cũng là linh hồn của con người, nên còn gọi là tâm đăng. Hai cây đèn lưỡng nghi tượng trưng âm dương. Hoa năm màu, quả năm loại tượng trưng ngũ hành . Trong các lễ phẩm cúng tế Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương, thì hoa, rượu và trà có ý nghĩa rất quan trọng. Hoa tượng trưng là Tinh. Rượu tượng trưng là Khí. Trà tượn g trưng là Thần. Hoa, rượu, trà là Tinh, Khí, Thần - ba món báu trong cơ thể con người. Nếu con người không có ba yếu tố này thì không thể tồn tại và luyện đạo được . Theo y lý Phương Đông, Tinh là chất dinh dưỡng, tinh hoa được chiết tạo ra từ thức ăn uống trong quá trình tiêu hóa, có thể giúp con người năng lượng hoạt động và duy trì nòi giống. Khí là khí lực giúp con người duy trì sự sống và hoạt động. Thần là một dạng năng lượng cao cấp giúp con người có thể tư duy, ý chí, tình cảm, v.v Còn theo giáo lý đạo Cao Đài, Tinh là xác thân phàm tục do tinh cha huyết mẹ tạo thành. Khí là chân thần, là xác thân thứ hai do Phật Mẫu tạo ra. Thần là chân linh, linh hồn do Đấng Chí Tôn ban cho. Phương pháp tu tập của đạo Cao Đài hướng dẫn cách tu luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hóa Vô. Khi Tinh, Khí, Thần hợp nhất là đắc đạo. Đoàn Ngọc Minh. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì ... 125 125 2.4. Diễn trình của lễ hội Ngày 10/8, công việc chuẩn bị Lễ hội Kim Yến Diêu Trì được bắt đầu. Đến sáng ngày 14/8, các gian trưng bày mừng lễ hội này được trang trí hoàn tất. Sau khi Ban Tổ chức cắt băng khai mạc, người dự hội có thể vào tham quan khu trưng bày. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì được cử hành chính thức vào 22 giờ ngày 15/8, nhưng từ 12 giờ trưa ngày hôm ấy, sau giờ cúng đại đàn, người Cao Đài đã vào bảo điện ngồi chờ để được chứng kiến đại lễ này. Trong đền Phật Mẫu, sau bàn thờ nội nghi, một bàn tiệc (bàn đào) được chuẩn bị. Đó là một cái bàn dài, trải thảm trắng có thêu hoa sen, trên bàn bày 12 lọ hoa, 12 đĩa quả, 12 tách trà, 12 ly rượu, xung quanh để 12 cái ghế bọc vải trắng có thêu hoa văn. Mười hai ghế này dành để thỉnh Cửu Tiên Nương và các ông Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư và Cao Hoài Sang an vị chứng lễ. Trên mỗi ghế có thêu tên và bảo pháp của mỗi vị. Đúng 22 giờ, lễ hội được chính thức cử hành. Lúc này, trong nội điện, trước bàn ngoạ i nghi, hai gian hai bên, người Cao Đài đã ngồi kín. Ban nhạc vào lạy Phật Mẫu, rồi đến vị trí của mình chuẩn bị nhạc cụ. Tiếp theo, 18 nữ đồng nhi vào lạy Phật Mẫu, rồi đến bên bàn đào đứng hầu thành hai hàng. Sau cùng, chức sắc Hiệp Thiên Đài vào lạy Phật Mẫu và đứng chứng lễ cho đến hết buổi lễ. Vị chấp sự tuyên bố lý do buổi lễ. Mọi người đứng nghiêm trang. Một chức sắc Hiệp Thiên Đài đến bên bàn đào làm phép bí tích khử trược bằng cách lấy một bát trầm hương và quạt khói trầm vào những chiếc ghế. Sau khi làm phép khử trược xong, vị chấp sự ra lệnh cho ban nhạc hòa nhạc cung nghênh Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương. Sau phần hòa nhạc, vị chấp sự xướng: “Thài dâng hoa Đức Phật Mẫu”. Nhạc đệm, nữ đồng nhi thài bài Cửu Thiên Nương Nương. Thài dâng hoa Phật Mẫu xong, vị chấp sự xướng, nữ đồng nhi lần lượt thài dâng hoa Phật Mẫu, Cửu Tiên Nương, Hộ Pháp, Thượng Sanh, Thượng Phẩm, mỗi vị có bài thài riêng. Một chức sắc Hiệp Thiên Đài rót rượu dâng Phật Mẫu, Cửu Tiên Nương, Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh. Nghi thức thài dâng rượu giống như nghi thức thài dâng hoa. Tiếp theo là nghi thức thài dâng trà giống như thài dâng rượu và dâng hoa. Sau khi thài dâng trà xong, chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đồng lạy chín lạy và đứng lên hai bên, quay mặt đối diện. Nữ đồng nhi và nhạc 126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 126 công vào lạy chín lạy. Nghi lễ hiến tế Lễ hội Kim Yến Diêu Trì chấm dứt. Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài thứ tự đi ra ngoài Báo Ân Từ. Khoảng 3 giờ, ngày 16/8, bế mạc khu triển lãm , các họ đạo Cao Đài thu dọn các gian hàng trưng bày của mình. Sau khi hiến tế Lễ hội Kim Yến Diêu Trì, Ban Tổ chức dành một phần quà bánh trái tặng thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, phần còn lại chia đều cho toàn thể tín đồ đạo Cao Đài mỗi người một phần, gọi là lộc của Phật Mẫu như đã đề cập . 2.5. Một số đặc điểm của lễ hội Đặc điểm đầu tiên của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là tính dung hợp. Điều này thể hiện ở ba điểm: Thứ nhất, trong lễ hội , toàn thể chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đều mặc đạo phục màu trắng. Thứ hai, lễ hội do chức sắc Hiệp Thiên Đài chủ trì. Họ mặc đạo phục màu trắng khác với chức sắc Cửu Trùng đài mặc đạo phục màu vàng, màu xanh và màu đỏ tượng trưng cho Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Trong giáo lý của đạo Cao Đài, chức sắc Hiệp Thiên Đài có chức năng thông công cùng Trời và các đấng thiêng liêng. Đó là sự hiệp thông giữa con người hữu hình với đấng vô hình thiêng liêng. Thứ ba, Kim Yến Diêu Trì là đại lễ mà chức sắc hữu hình và chức sắc vô hình trong đạo Cao Đài cùng dự yến và thụ ẩm. Đặc điểm thứ hai của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là tính dân tộc vùng miền. Tính dân tộc vùng miền thể hiện ở chỗ, nhạc lễ dùng trong lễ hội là các làn điệu truyền thống như Nam xuân, Nam ai, v.v... Nhạc lễ này được sử dụng với những nhạc cụ tiêu biểu của Nam Bộ như đàn cò, đàn kiềm, đàn tranh, v.v... Đặc điểm thứ ba của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là tôn vinh nữ phái. Bởi vì, chủ lễ trong lễ hội này là chức sắc nữ phái của đạo Cao Đài (hầu hết nghi lễ khác của đạo Cao Đài do chức sắc nam phái chủ lễ). 3. Chức năng của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì 3.1. Chức năng giáo dục Lễ hội Kim Yến Diêu Trì có chức năng giáo dục cộng đồng đạo Cao Đài phẩm chất đạo đức của những vị thần linh mà họ hiến tế. Mong ước được hoàn thi ện của người Cao Đài là ước mong chính đáng và có thể trở thành hiện thực. Bởi vì, người Cao Đài cho rằng, trong không khí linh thiêng của lễ hội, ước mong đó sẽ được các vị thần linh chứng giám, che Đoàn Ngọc Minh. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì ... 127 127 chở, cảm thông và phù hộ. Điều này nếu chưa thành hiện thực ngay thì chí ít cũng đem lại cho người ta niềm tin và hy vọng. Với sự trang trọng của Lễ hội Kim Yến Diêu Trì, sự linh thiêng nơi thờ tự và đối tượng thờ tự , người Cao Đài dự hội tỏ lòng tôn kính và tự giác tuân thủ những quy định của lễ hội. Ở đó, mọi người muốn hướng thiện, muốn trở về với bản chất tốt đẹp vốn có của mình. Do vậy, người dự hội ứng xử lịch lãm hơn, tốt bụng hơn, hòa nhã hơn, nhẹ nhàng hơn, ăn mặc đẹp đẽ hơn ngày thường. Cách bài trí nơi thờ tự và nội dung của những gian trưng bày tri ển lãm trong Lễ hội Kim Yến Diêu Trì đều thể hiện chủ đích một cách rõ rệt. Đó là, thông qua những biểu tượng, những tích sử, chức sắc đạo Cao Đài muốn giáo dục tín đồ lòng yêu nước, gương hiếu thảo, đức hy sinh và những đức tính tốt đẹp khác của con người như cần kiệm, liêm chính, trung nghĩa, v.v Trước Đền Thánh có bậc thềm năm cấp tượng trưng ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín). Hai bên bảng hiệu trước Đền Thánh có chữ Nhân và chữ Nghĩa bằng Hán tự. Đền Thánh và Báo Ân Từ được trang trí nhiều phù điêu, tranh vẽ , mỗi bức là một tấm gương đạo đức. Tại khu triển lãm của lễ hội, nhiều tích sử, gương đạo đức được trưng bày như: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Đức Phật giảng pháp, Đức Phật thành đạo, Bồ Đề Đạt Ma, Bát Tiên, Hải Thượng Lãn Ông, v.v Lễ hội Kim Yến Diêu Trì không chỉ nhắc nhở tín đồ Cao Đài lòng tôn kính những đấng thiêng liêng của mình, mà còn là dịp dạy dỗ họ lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ. Cho nên, sau lễ hội này, các phủ thờ đồng loạt tổ chức giỗ hội ông bà tộc mình. 3.2. Chức năng nối kết cộng đồng Lễ hội Kim Yến Diêu Trì là dịp để người Cao Đài gần gũi, thân mật và chia sẻ với nhau mọi tâm trạng mà ngày thường khó nói. Hơn nữa, các nghi thức tế lễ và các trò diễn vui vẻ đã liên kết mọi người với nhau, gắn bó tình cảm cộng đồng. Chính vì thế, những cách biệt xã hội, nhữn g mâu thuẫn hay xích mích ngày thường nhiều lúc được xóa nhòa trong lễ hội. Có thể nói, tính cộng đồng trong lễ hội là sợi dây liên kết mọi người Cao Đài lại với nhau trong hành động thống nhất, cùng thờ cúng các vị thần linh và chung vui những trò diễn tập thể. 128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 128 Lễ hội Kim Yến Diêu Trì cũng thể hiện sự đồng cảm giữa các thành viên trong cộng đồng đạo Cao Đài . Đây là một lễ hội tôn giáo, nên điểm tương đồng giữa các thành viên rất nhiề u, sự nối kết cộng đồng vì thế cũng rất mạnh. Điểm tương đồng thứ nh ất là các thành viên dự hội có cùng niềm tin tôn giáo, cùng hướng về Đấng Chí Tôn và Phật Mẫu. Họ từ nhiều nơi tựu hợp về Tòa Thánh Tây Ninh cùng lo công việc của đạo. Điểm tương đồng thứ hai là các thành viên dự hội đều mặc một loại đạo phục. Chính cách ăn mặc này mà những người Cao Đài trước đó dù chưa biết nhau cũng nhận ra nhau là đồng đạo và cảm thấy gần gũi, thân thiện đúng như câu Thánh ngôn: “Chẳng quản đồng tông mới một nhà, Cùng nhau một đạo tức một cha. Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi, Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa”4. Lời dạy này khiến người Cao Đài từ khắp mọi miền cả nước hay ở nước ngoài khi hành hương về Tòa Thánh Tây Ninh nhìn Đấng Chí Tôn là cha chung, nhìn nhau là anh em không phân biệt đẳng cấp xã hội. Theo họ, về Tòa Thánh là về ngôi nhà chung, gạt bỏ những lo toan đời thườ ng để được sum vầy, hàn huyên, tâm sự. Họ cùng ăn chung một mâm, cùng ngủ chung một chiếu và cùng tham gia phục vụ lễ hội và những trò diễn trong lễ hội. Tại trai đường, mọi thành viên cùng quây quần ă n cơm chung. Qua bữa ăn, người Cao Đài có dịp gần nhau hơn, thân mật hơn , tình cảm giữa các thành viên do đó được gắn kết chặt hơn. Tuy mỗi năm chỉ một đôi lần được hưởng bữa ăn cộng cảm như thế , người Cao Đài vẫn cảm thấy hài lòng. Thực ra, những bữa ăn chung đó không chỉ đơn thuần là bữa ăn vật chất, mà còn là bữa ăn tinh thần, bữa ăn của tình đoàn kết và sự thống nhất ý chí. Tóm lại, đó là những bữa ăn của tình người . Sự đồng cảm giữa các thành viên trong cộng đồng Cao Đài được thể hiện qua các nghi thức hiến tế trong Lễ hội Kim Yến Diêu Trì . Trong không khí trang nghiêm, tiếng nhạc thánh đường trầm bổng hòa cùng tiếng thài, giọng đọc kinh êm ả, người dự hội đều cảm nhận như được đắm mình trong thế giới linh thiêng và đang được Đấng Chí Tôn, Phật Mẫu ban nhiều ân huệ. Ngoài ra, sự nối kết cộng đồng người Cao Đài trong Lễ hội Kim Yến Đoàn Ngọc Minh. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì ... 129 129 Diêu Trì còn thể hiện qua đám rước Cửu Tiên Nương. Đây là cuộc biểu diễn nghệ thuật tập thể cần rất nhiều người tham dự và sự thống nhất ý chí của mỗi thành viên. Đám rước phản ánh rõ nét niềm tin và sức mạnh của cộng đồng Cao Đài. 3.3. Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh Lễ hội Kim Yến Diêu Trì không chỉ là nơi đồng cảm giữa các thành viên trong cộng đồng, mà còn là nơi giao cảm giữa con người và thần linh. Người Cao Đài cho rằng, chỉ tại lễ hội, lời cầu nguyện của họ mới được linh ứng hơn. Do vậy , họ háo hức chờ đợi lễ hội. Tại lễ hội, họ cầu xin thần linh ban cho những điều tốt lành , để rồi an lòng trở về cuộc sống đời thường với bao khó khăn với niềm tin luôn được phù hộ. Cho nên, lễ hội có chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Trong lễ hội truyền thống, phần lễ luôn đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, phần lễ thể hiện sự linh thiêng, mà yếu tố linh thiêng luôn là linh hồn của lễ hội. Lễ hội Kim Yến Diêu Trì của đạo Cao Đài là một lễ hội tôn giáo, nên phần lễ lại càng được chú trọng. Ở lễ hội này, trong khi phần hội diễn ra rất ít, thì phần lễ tại Đền Thánh và điện thờ Phật Mẫu chiếm một thời lượn g rất lớn. Người Cao Đài về dự lễ hội chủ yếu tham dự những đàn cúng đó. Họ cho rằng, về Tòa Thánh Tây Ninh là về hợp nhất cùng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu. Với họ, thời gian tốt nhất để được thoát tục, được hợp nhất cùng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu là thời gian cúng đàn. Đó là giờ phút linh thiêng nhất mà người Cao Đài có thể cầu nguyện, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và chỉ cầu nguyện vào giờ phút linh thiêng ấy mới được ứng ng hiệm. Với niềm tin đó, cộng đồng Cao Đài lưu truyền câu thơ: “Lòng con tin Đấng Cao Đài/ Đạo đời Trời sẽ an bài cho con”. Sau khi tham dự lễ hội và được cầu nguyện, người Cao Đài an lòng trở về cuộc sống đời thường với những bộn bề lo toan và khó khăn. Như vậy, rõ ràng Lễ hội Kim Yến Diêu Trì đáp ứng được nhu cầu tâm linh của cá nhân và cộng đồng Cao Đài. 3.4. Chức năng bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống Lễ hội truyền thống như một kho tàng tích tụ rất nhiều lớp văn hóa, nghệ thuật , tôn giáo và cả các sự kiện xã hội, sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Cũng như lễ hội truyền thống, Lễ hội Kim Yến Diêu Trì của đạo Cao Đài cũng bảo lưu nh iều giá trị văn hóa truyền thống như: thờ Trời, thờ Mẫu; tục rước đèn, đánh trống cầu mưa ; lễ nhạc truyền thống Việt Nam nói chung, lễ nhạc Nam Bộ nói riêng; truyền thống tôn trọng 130 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 130 phụ nữ; các hình thức nghệ thuật biểu diễn và hình thức rước sách truyền thống trong dân chúng, v.v... 4. Kết luận Lễ hội Kim Yến Diêu Trì mang tính giáo dục cao cho cộng đồng đạo Cao Đài. Lễ hội này giúp người Cao Đài tự tu sửa nhân cách, đạo đức và mở lòng vị tha , nhân ái để xứng đáng dự lễ cùng với Đấng Chí Tôn, Phật Mẫu và Cửu Tiên Nương. Tham dự lễ hội này là một diễm phúc lớn đối với người Cao Đài. Qua đại lễ, họ có những giờ phút thăng hoa, quên đi những vất vả và khó khăn của đời sống thường nhật để hội nhập với các vị thần linh với cái tâm thanh tịnh. /. CHÚ THÍCH: 1 Ngọc cơ hay đại ngọc cơ là một c ông cụ để phù cơ. Ngọc cơ gồm một chiếc giỏ đan bằng tre phết giấy, đường kính miệng khoảng 20 -30cm, một chiếc cần dài khoảng 40-50cm. Chiếc cần buộc ngang qua miệng giỏ tre, một đầu kéo dài ra chạm hình đầu chim loan (con ch im thần thoại của thần linh cưỡi xuống trần), nên còn được gọi là phù loan. 2 Hương Hiếu, Đạo sử 1, Tòa Thánh Tây Ninh, 1925 (bản in ronéo): 7. 3 Trích lời thuyết đạo của ông Phạm Công Tắc tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Sửu (1949). 4 TTTN (1973): 16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cơ quan Phổ thông Giáo lý (2008), Sử đạo. 2. Kim Hương, Báo Ân Từ và Lễ Hội Yến Bàn Đào,Tòa Thánh Tây Ninh. 3. Nguyễn Mạnh Tiến (2006), Lễ hội Cao Đài nhìn từ góc độ văn hóa, Luận văn Thạc sĩ. Abstract KIM YẾN DIÊU TRÌ FESTIVAL OF THE TÂY NINH CAODAISM Kim Yến Diêu Trì festival is one of the important rites of Caodaists to worship Phật Mẫu and Cửu Tiên Nương which is organized in the full moon night of the Mid-Autumn. This cultural festival of Caodaists has the moral education value. This article presented the origin of the establishment, the mode of organization, some characteristics and functions of the Kim Yến Diêu Trì festival towards Caodaists at the present. Keywords: Kim Yến Diêu Trì festival, Caodaism, sect of the Tây Ninh Caodaism.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_hoi_kim_yen_dieu_tri_cua_he_phai_cao_dai_tay_ninh_8106.pdf
Tài liệu liên quan