Nghiên cứu tôn giáo - Ma thuật nhận diện và nghiên cứu trong nhân học (tiếp theo kỳ trước)

Dưới góc độ nhân học, theo A. Gell, nguyên nhân gây ra những tai họa bị quy kết cho những hành động phạm thượng, báng bổ thần thánh, nói cách khác là có ma lực. Như một cách suy luận xã hội và văn hóa, những bức tượng thần thánh, những hiện vật và không gian thiêng đã gây ra những sự việc diễn ra. Giống như các nhà nhân học xã hội và văn hóa khác như B. Malinowski và S.J. Tambiah nghiên cứu về ma thuật và khoa học, A. Gell nhấn mạnh, ma lực bị quy kết là một hành động của tư duy, suy luận có thể nghiên cứu tách riêng khỏi lối lập luận và suy d iễn của quy luật tự nhiên và các ngành khoa học thực nghiệm. Trong nhân học tôn giáo, các nhà nhân học tiếp cận vấn đề thực hành tâm linh của cá nhân hay cộng đồng từ những lý giải và trải nghiệm của đối tượng nghiên cứu, không phải là sự áp đặt những ý nghĩ c hủ quan của nhà nghiên cứu. Vì vậy, những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề tâm linh như liệu các nhà nhân học có tin hay không tin vào nguyên nhân diễn ra mà bị quy kết là có ma lực thì không quan trọng. Nhiệm vụ của các nhà nhân học là nghiên cứu về mặt xã hội và văn hóa những nguyên nhân được đưa ra từ đối tượng nghiên cứu.

pdf15 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Ma thuật nhận diện và nghiên cứu trong nhân học (tiếp theo kỳ trước), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 NGUYỄN THỊ HIỀN* MA THUẬT NHẬN DIỆN VÀ NGHIÊN CỨU TRONG NHÂN HỌC (Tiếp theo kỳ trước) Tóm tắt: Trong ngành nhân học , việc tạo ra môi trường học thuật dành cho các cuộc thảo luận về ma thuật với nghĩa một dạng trải nghiệm và biểu đạt tôn giáo là chính đ áng và cấp bách. Bài viết đề cập đến những quan điểm, những cuộc tranh luận về khái niệm ma thuật như một phần của nhân học tôn giáo và mối quan hệ giữa ma thuật, tôn giáo và khoa học; phân tích một số quan điểm tiêu biểu trong nghiên cứu ma thuật từ góc độ nhân học hơn một thế kỷ qua; nhấn mạnh những vấn đề xã hội, tinh thần mà ma thuật đóng góp; đặt ra những vấn đề mà khoa học hiện đại cần quan tâm và có ứng xử đúng với các thực hành ma thuật chưa thể giải thích bằng khoa học thực nghiệm. Những ví dụ sống động từ cuộc sống của con người liên quan đến thực hành ma thuật ở Việt Nam và các nước trên thế giới cần được nghiên cứu dưới góc độ của các ngành khoa học liên quan một cách nghiêm túc và có hệ thống nhằm khám phá sự đa dạng của cuộc sống, của các hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng. Từ khóa: Ma thuật, nhân học, nhân học tôn giáo, tôn giáo và khoa học, ma thuật và khoa học, thực hành ma thuật. 4.Một số nhà nhân học tiêu biểu trên thế giới nghiên cứu về ma thuật 4.1. Bronislaw Malinowski và sự cần thiết của ma thuật Một trong những nhà nhân học tiên phong nghiên cứu điền dã là nhà nhân học người Ba Lan, Bronislaw Malinowski. Vào thời gian đầu của Đại chiến Thế giới I, để tránh là một sinh viên xa lạ ở Vương quốc Anh vào mùa hè, B. Malinowski được người thầy bố trí cho nghiên cứu điền dã về cuộc sống và thực hành ma thuật của người dân ở đảo Trobriands. Nhờ ba cùng với người địa phương, B. Malinowski đã phát hiện ra nhiều vấn đề thực hành ma thuật của người dân, mà trước đó các nhà nhân học * PGS.TS., Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 21 21 “ghế bành” không đề cập tới. Nhờ số liệu nghiên cứu điền dã, ông đã phát triển nhiều quan điểm học thuật mới trong nghiên cứu nhân học nói chung, ma thuật nói riêng từ quan điểm của người trong cuộc, người thực hành ma thuật. Người dân ở đảo Trobriands kiếm sống bằng cách ra khơi săn bắt và làm vườn. Họ ra khơi xa nhiều ngày, trao đổi hàng hóa với láng giềng. B. Malinowski quan sát thấy, việc làm canô và trồng khoai môn của người dân trên đảo Trobriands đều kết hợp với thần chú và ma thuật. Ông coi ma thuật không chỉ là sự hiểu lầm nguyên thủy về thế giới tự nhiên, mà còn là kỹ thuật nguyên thủy của người dân trên đảo Trobriands. Bởi vì, cả việc đi biển lẫn việc làm vườn của những cư dân này đều mang tính rủi ro cao. Cho nên, ma thuật là cách đề cập đến sự cần thiết về tâm lý và không chắc chắn liên quan đến việc làm vườn trên đảo và đi biển. Vì vậy, theo B. Malinowski, cần có một sự phân chia rõ ràng, trước hết là một lĩnh vực bao gồm các điều kiện được biết đến, sự tăng trưởng tự nhiên, cũng như các côn trùn g bình thường và nguy hiểm có thể được ngăn chặn bằng hàng rào và làm cỏ. Mặt khá c, có một lĩnh vực bao gồm những ảnh hưởng không giải thích được, cũng như những may mắn đầy bất ngờ . Các điều kiện của lĩnh vực thứ nhất có thể giải quyết bằng kiến thức và lao động, còn điều kiện của lĩnh vực thứ hai giải quyết bằng ma thuật1. Trong công trình nghiên cứu của mình, B. Malinowski phản đối quan điểm cho rằng, người nguyên thủy có một tư duy được hình thành nên theo cách khác người hiện đại, hay là tư duy của họ đầy những quan điểm về ma thuật. Ông miêu tả những người làm vườn và đóng canô trên đảo Trobriands như những người duy lý. Họ biết sự khác nhau giữa ma thuật và công việc khó khăn của họ. Nhận định này của ông giống như quan điểm của các nhà tạc tượng ở Việt Nam. Họ miêu tả về công việc nặng nhọc, nhưng vẫn làm lễ phát mộc để giải quyết các vấn đề mà họ không kiểm soát được như tai nạn xảy ra trong xưởng mộc , khách hàng không trả tiền mua tượng, trốn tránh sự kiểm soát của chính quyền trong thời kỳ cấm đoán sản xuất tượng thờ và đồ vật phục vụ nghi lễ tôn giáo. Theo B. Malinowski, ma thuật giải quyết những vấn đề mang tính không chắc chắn trong cuộc sống của người dân trên đảo Trobriands, đặc biệt là những thế lực thiên nhiên tác động đến làm vườn và đi biển. Ông chấp nhận ý tưởng của James Frazer, ma thuật của người nguyên thủy là khoa học nguyên thủy. Theo ông, ma thuật là sự thay thế nghèo nàn cho 22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 khoa học, ít ra là khoa học nguyên thủy. Mặc khác, ông nhận thấy, ma thuật là sự cần thiết của người dân trên đảo Trobriands bên cạnh những trí thức bản địa về làm vườn và đi biển. B. Malinowski cho rằng, khi không có một nền khoa học phát triển, với những giới hạn của công nghệ nguyên thủy, ma thuật và tôn giáo tạo cho người nguyên thủy sự dũng cảm. Ông cảm nhận, khi người dân trên đảo Trobriands có kỹ thuật làm vườn và đi biển tốt hơn, họ sẽ ít cần đến ma thuật. Trên thực tế, điều này đã diễn ra , và sau này, Stanley J. Tambiah cũng đồng tình cho rằng , khi người da đỏ sử dụng thuốc trừ sâu, họ không tổ chức nghi lễ đuổi sâu bọ nữa2. Người Hàn Quốc trước đây mời thầy shaman làm lễ cầu mưa mỗi khi hạn hán. Nhưng ngày nay, họ có máy bơm nên không cần thầy saman làm lễ cầu mưa nữa. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của S.J. Tambiah về áp dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất đã xóa bỏ sự cần thiết và nhu cầu tổ chức một số nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Thuốc trừ sâu làm mất đi nghi lễ đuổi sâu bọ. Máy bơm bỏ đi sự cần thiết tổ chức lễ cầu mưa. Trong nhiều trường hợp , kỹ thuật thay thế ma thuật, nhưng liệu kỹ thuật có thể thay thế được tất cả rủi ro là nguyên nhân tạo nên sự cần thiết phải có nghi lễ ma thuật. Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số nghi lễ ma thuật bị mai một vì không còn ý nghĩa trong cuộc sống nữa, thì nhiều nghi lễ ma thuật khác vẫn tồn tại như lễ phát ấn Đức Thánh Trần, trấn trạch, nhập trạch, hầu đồng, chữa bệnh tâm linh, cúng sao giải hạn, các nghi lễ liên quan đến hô thần nhập tượng, cầu cúng cho người bệnh hoặc người chết, động thổ công trình xây dựng. Nhiều nhà nhân học được đào tạo ở Phương Tây, đặc biệt ở Anh và Mỹ, đã theo cách nghiên cứu của B. Malinowski cho rằng, những tộc người là đối tượng nghiên cứu có lối tư duy và ứng xử theo các hình thức duy lý. Evans Pritchard nghiên cứu những ý tưởng của người Azande ở Nam Phi liên quan đến ma thuật3. Ông thể hiện ý tưởng l ogic của người Azande về nguyên nhân tối thượng như sau: Nếu kho lương thực b ị đổ, nguyên nhân có thể là có mối. Nếu kho bị đổ vào người tôi mà không phải là người hàng xóm, nguyên nhân có thể là thuật phù thủy. Chẳng hạn, người Tày ở Việt Nam thực hiện nghi lễ Then để cầu an, chữa bệnh. Bình thường, khi bị ốm họ chữa bằng thuốc Tây. Nhưng lý do tối thượng đối với những bệnh kéo dài và bí ẩn có thể do vía bỏ đi và tà ma quấy rầy. Vì vậy, họ phải mời thầy Then đến nhà làm lễ, để thoát hồn cùng âm Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 23 23 binh đi tìm vía thất lạc trở về. Người Hàn Quốc cũng có nhữ ng quan điểm tương tự . Họ sử dụng thuốc chữa bệnh nhưng vẫn cho rằng, những bệnh khó đoán là do thần thánh giận dữ hay do tổ tiên mồ mả không yên. 4.2. Stanley J. Tambiah và quan điểm diễn năng, công năng và làm phép Một số cách tiếp cận nhân học đã xem xét lại khái niệm ma thuật và vị trí của nó trong thế giới hiện đại. Vào những năm 1970, công trình của S. J. Tambiah là một phần rất quan trọng trong sự phát triển này. S. J. Tambiah đưa ra một quan điểm mới về nghiên cứu ma thuật, phủ nhận sự so sánh nó với khoa học. Ông tranh luận, suy nghĩ tương tự là thái độ của con người. Tương tự của khoa học tập trung vào việc đồng ý hay không đồng ý những giả thuyết là cơ bản khác nhau. Đối với những tương tự trong ma thuật, kết quả không thể trở thành đối tượng được chứng minh bằng thực tiễn và ý nghĩa của nó có thể bị sai lệnh nếu bất kể nỗ lực nào muốn chứng minh4. S. J. Tambiah cho rằng, ma thuật không được thực hành bởi nhữ ng tương tự tiên đoán theo khoa học, giống như sự giống nhau gây nên sự tương tự (like causes like), trứng gà chữa mụn, nhưng theo một cách tương tự chung khác trong ứng xử của con người, còn gọi là tính thuyết phục theo thông lệ (conventional persuasive). Ông đưa ra một ví dụ không phải là ma thuật: Người cha là ông chủ cũng như con cái là những người làm thuê. Mục đích của tương tự này là tuyên truyền, mục đích gợi ra một số thái độ của những người công nhân làm vì lợi ích của ông chủ, khuyến khích công nhân nghĩ về những đứa con và những đứa con chịu sự hướng dẫn, chỉ bảo của người cha, ông chủ. Ông tranh luận, mục đích của tư duy l ogic là tiến tới tương tự khêu gợi một số thái độ. Ông tuyên bố, những điều xảy ra đối với khoa học Phương Tây rất khác với những điều xảy ra trong nghi lễ ma thuật . Trong khoa học Phương Tây, tương tự được sử dụng để tiên đoán và quá trình khoa học tìm kiếm sự xác thực thông qua thí nghiệm. Không giống như khoa học, một hành động ma thuật có thể không được kiểm chứng và sai. Nghi lễ có thể không đúng với tình huống, hoặc được thực hi ện một cách tồi tệ dẫn tới hậu quả không đúng, nhưng hệ thống của ma thuật bảo vệ ý tưởng mà nghi lễ được tổ chức trong hoàn cảnh đúng đắn. Một hành động nghi lễ liên quan đến cả việc diễn năng và lời nói (lời cầu cúng, thần chú), niềm mong muốn có tác động 24 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 được cho là diễn ra đồng thời với việc t iến hành các hành động nghi lễ. Trong khoa học, một nhà khoa học chỉ có thể giải thích hành động của anh ta khi tiến hành thí nghiệm trước mặt sinh viên v à không trông chờ những lời của anh ta có liên quan đến thí nghiệm sẽ trở nên đúng, diễn ra theo đúng như vậy. Hành động ma thuật là hành động nghi lễ mang tính diễn năng (performative)5 và tính công năng (efficancy). Trong các nghiên cứu nhân học về ma thuật, người ta thường quan tâm nhiều đến câu hỏi liệu những người thực hành có chủ ý để cho các buổi lễ của họ có hiệu quả (đối với bản thân họ hoặc với thế giới xung quanh) hay không6. Tuy nhiên, trong cuốn General Theorie of Magic (xuất bản lần đầu năm 1902), Marcel Mauss và Henri Hubert chỉ ra khả năng đem lại những yếu tố phát sinh (emergent quality) của nghi lễ. Họ cho rằng, các nghi lễ được thực hiện với mong muốn đạt được một kết quả nào đó. Điều này nhắc đến chức năng của nghi lễ mà B. Malinowski đã đưa ra trong những công trình đầu tiên của mình về thực hành nghi lễ và khoa học 7. Trong các công trình về nhân học tôn giáo, S. J. Tambiah lại đưa ra khái niệm “công năng mang tính diễn năng” (performative efficacy)8 của hành động nghi lễ, chẳng hạn như sự hiệu nghiệm của phép chữa bệnh ma thuật, lễ rửa tội hay lễ đánh dấu sự chuyển đổi vị thế xã hội của con người, shaman giáo, lên đồng. Một cách lý giải ma thuật khác của S. J. Tambiah về ma thuật cũng được quan tâm nhiều khi ông dùng khái niệm “hành động diễn ra cùng với lời nói” (illocutory act) 9. Chức năng của các nghi lễ đôi khi được hình thành từ sự kết hợp giữa lời nói và hành động, trong tiếng Việt, một số trường hợp và bối cảnh, tương đương với từ “làm phép”. Lời nói và động tác của các thầy cúng tạo nên niềm tin là thần thánh ngự ở tượng thánh trong lễ hô thần nhập tượng, hay các bùa chú có ma lực để trấn trạch, trừ tà , bảo vệ đứa bé khỏi bị ốm, hay xua đuổi tà ma ra khỏi cô gái bị ma ám. Để làm thiên g các lá bùa, như Vũ Hồng Thuật mô tả, thầy cúng phải thực hiện nhiều lễ nghi mang tính ma thuật từ khi chặt gỗ, xẻ gỗ lấy ván in bùa, lấy nguyên liệu làm bùa, chọn ngày giờ tốt, lễ sắc ván, vẽ bùa. Các thầy cúng vừa vẽ vừa niệm chú, vẽ xong làm lễ “hấp thiên cương” , cuối cùng đóng triện trên chữ “sắc lệnh”. Các thầy cúng đã làm phép để “sắc lệnh” có thể thay mệnh lệnh của Thái Thượng Lão Quân, Vua Cha Ngọc Hoàng chứng nhận các vị thánh thần nhập vào đạo bùa sau khi niệm chú. Sau mỗi lần làm lễ và lời niệm chú Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 25 25 của thầy cúng, lá bùa có thêm chức năng và trở thành một hiện vật mang tính thiêng10. Điều này có thể giải thích phần nào về tính thiêng của lá bùa, của ấn Đức Thánh Trần trong lễ hội mùa xuân đền Trần ở Nam Định và sự thu hút của lễ hội đối với người dân và công năng của nó đối với sức khỏe, cũng như những mong muốn khác được công thành danh toại. S. J. Tambiah mượn khái niệm “hành động diễn ra cùng với lời nói” của nhà ngôn ngữ J. L. Austin. Nhà ngôn ngữ này miêu tả hành động diễn ra cùng với lời nói là cách thực hiện công việc cùng với lời nói. Người nói, đơn giản là nói, nhưng hy vọng điều gì đó diễn ra, hoặc theo nghi thức (chuyển đổi) về mặt xã hội, làm thay đổi vị thế, trạng thái của con người, mùa màng. Ông lấy ví dụ điển hình từ nghi lễ đám cưới của Công giáo khi vị linh mục nói với cô dâu, chú rể: “Ta tuyên bố, các con là vợ chồng của nhau”. Trước khi nói những điều này, họ chưa là vợ chồng của nhau và ngược lại. Theo quan điểm của J. L. Austin, hành động diễn ra cùng với lời nói là một hành động chung của con người. S. J. Tambiah miêu tả ma thuật như một hình thức của hàn h động diễn ra cùng với lời nói, một nỗ lực để cho thế giới phù hợp với lời nói và hành đ ộng. Ma thuật được thực hành là sự kết hợp giữa lời nói và hành động. Thông qua hình thức thực hành nghi lễ, trong điều kiện phù hợp, m a thuật có thể đạt được trạng thái thay đổi. Khái niệm của S. J. Tambiah về hành động diễn ra cùng với lời nói có thể áp dụng giải thích một số nghi lễ mang tính ma thuật ở Việt Nam. Lời nói và động tác của các thầy cúng khiến cho thần thánh ngự ở tượng thánh trong lễ hô thần nhập tượng. Dùng bùa chú, động tác như thầy cúng có thể làm cho lá bùa có phép, giống như lời nói và động tác của thầy cúng xua đuổi tà ma và nhốt chúng vào ngục. Hành trình của những âm binh trong lễ Then của người Tày là một hành động làm phép. Bà Then và con hương hát kể về cuộc hành trình của âm binh và bắt chước một số động tác của âm binh khi đoàn âm binh tiến vào thế giới s iêu nhiên tìm hồn vía thất lạc. Khi thả hồn chu du vào thế giới bên ngoài, bà Then cùng âm binh bắt hồn vía bị thất lạc đưa về nhà, dùng áo của người bị ốm để làm phép cho vía nhập về với thể xác con người. Nghi lễ kết thúc, những cầu mong khỏi bệnh với hy vọng khỏi bệnh. Trong nghiên cứu của mình về nghi lễ chữa bệnh của người T ày, hay trong lễ chữa bệnh của lên đồng, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề chữa bệnh bằng thuốc Tây, thuốc Bắc với phương châm “có bệnh thì vái tứ 26 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 phương”. Nhưng lý do tâm linh đối với những bệnh kéo dài, chữa không khỏi có thể do vía bỏ đi (người Tày), hay do phạm tội tổ tông, do xây nhà lên mồ mả, ăn trộm vật thiêng của cơ sở thờ tự (người Việt)11. Theo Nguyễn Cung Hà, có ba nguyên nhân sinh ra bệnh điên và chuyện chẳng lành cho gia đình và dòng tộc: phạm lỗi với phần âm; phạm lỗi về phong thủy; ma nhập, vong trêu, phạm lỗ i với thánh thần ở cơ sở thờ tự12. Hoàn thành nghĩa vụ về phần âm cho phần dương được tốt đẹp hơn đã ngấm sâu vào người Việt Nam một cách vô thức đến nỗi có nhiều người quá trăn trở với những điều chưa làm trọn vẹn về đường âm, nhất là việc chưa tìm được hài cốt củ a người thân. Nguyễn Anh Tuấn lý giải việc tìm mộ như một hiện tượng huyền bí, khó tin, được các nhà ngoại cảm đảm nhiệm13. Theo tác giả, nghĩa vụ và trách nhiệm với ng ười âm là một tập tục từ lâu đời trong truyền thống và có tác động đến đời sống, giải quyết các vấn đề sức khỏe, tài chính, kinh tế, danh dự, quyền lực, tâm lý, đạo hiếu của người sống. Điểm mấu chốt của hiện tượng là giúp người còn sống hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với người thân đã chết có mồ yên mả đẹp, điểm tựa tâm linh để có sự cân bằng trong cuộc sống14. Một ví dụ khác, thầy shaman và cộng đồng người Thái tổ chức nghi lễ có âm nhạc, nhảy múa và bắt chước động tác đưa cây phi (thần) lên Trời là cây hoa được trang trí với nhiều đồ thờ cúng thể hiện thế giớ i trần gian sung túc. Việc làm lễ của thầy cúng và cây hoa đều là phép mầu. Những hiện vật được chọn trong ma thuật đều theo cách tương tự để chuyển tải ý nghĩa. Ví dụ, chiếc kim được cắm vào tượng để xua đuổi tà ma là việc làm phép; dùng các đồng xu xin âm dương (sấp, ngửa) khi cầu khấn là làm phép. Tóm lại, theo S. J. Tambiah, thực hành ma thuật tồn tại trong các tộc người trên thế giới với đặ c điểm chung là diễn ra cùng lời nói và hành động với các phép thuật cố gắng đạt được kết quả mong muốn . Ông không cho rằng, con người làm ma thuật khô ng có khả năng tham dự vào tư duy khoa học. Ông nói, ma thuật không phải là một khoa học tồi tệ. Ma thuật và khoa học là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau của hoạt động con người . Đặt ma thuật trong khuôn khổ của ngôn ngữ và l ogic khác biệt với logic của bằng chứng khoa học, S. J. Tambiah chuyển tranh luận của mình về ma thuật ra khỏi mọi quan điểm cho rằng ma thuật mà người nguyên thủy sử dụng khi thiếu vắng khoa học và kỹ thuật tốt hơn vào một lĩnh vực chung của ứng xử con người. Đa số nghi Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 27 27 lễ, bao gồm cả những nghi lễ đơn giản nhất trong đám cưới của Tin Lành và nghi lễ thờ cúng tổ tiên của Khổng giáo có một nghĩa nào đó là làm phép và một nghĩa nào đó là ma thuật. Sự có mặt ở khắp nơi của hoạt động ma thuật là một phần quan điểm của S. J. Tambiah. Nhưng khái niệm làm phép rất rộng , bao gồm cả những thủ tục chính thức và thông thường mà kết quả của chúng nhìn chung là tích cực và những việc có nhiều rủi ro là một phần của ma thuật. 4.3. Michael Taussig và quan điểm bắt chước Những công việc có nhiều rủi ro là một phần nghiên cứu về ma thụât của Michael Taussig trong Mimesis and Alterity (xuất bản năm 1993). Trong công trình này, M. Taussig đưa ra một hình thức bắt chước, một tính chất mà văn hóa sử dụng để tạo ra bản chất thứ hai, một hình thức sao chép, làm thành khuôn mẫu, khám phá sự khác nhau, nhường cho và trở nên là cái khác. Cái gì khác cái của mình, một quyền năng là ở đâu đó ngoài kia, đó là điều ông muốn gọi là “khác” (alterity). Theo nhà nhân học này, tất cả loài người đều có khả năng bắt chước và họ sử dụng khả năng đó trong thực hành ma thuật. Một thầy shaman ở Nam Mỹ nhập vào con báo bằng cách bắt chước hành động của con báo. Hành động gọi con báo phù hợp với hình ảnh và linh hồn của nó tạo ra một hình ảnh thật . “Nói cách khác, người ta bắt chước một hình thức thần thánh, và t heo bản chất của thần thánh, gọi là ma thuật bắt chước, mang thần thánh vào trong thế giới trần tục”15. Như vậy, quan điểm của M. Taussig đã tiến xa hơn S.J. Tambiah một chút. Ông gợi ý, quyền năng thể hiện và chuyển t ải một trải nghiệm về con báo, tạo cho những người tham dự nghi lễ shaman có một ý nghĩa nào đó về sự hiện diện của quyền năng. Bởi hành động bắt chước, thầy shaman, người tạc tượng, hay người sơn tượng có thể nắm bắt được quyền năng của hiện vật mà họ thể h iện16. Ở Việt Nam, thánh nhập trong lên đồng, dựng một cây hoa để lôi kéo thần thánh của người Thái, những bà then của người Tày bắt chước chuyến đi có thể được miêu tả là hành động bắt chước có dụng ý khơi gợi quyền năng từ một nơi nào đó ngoài kia vào trần gian này. Chúng ta có thể phê phán cách giải thích này của M. Taussig là quá rộng lớn, quá bao gộp và quá suy diễn , không tính đến những vấn đề văn hóa, xã hội, tâm lý, tâm linh liên quan. Trên thực tế, quá nhiều hoạt động của con người, không chỉ là ma thuật , có thể được miêu tả là bắt chước. 28 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 4.4. Alfred Gell về công nghệ và ma lực Trong bài viết Technology and Magic, Alfred Gell cho rằng, ma thuật là một phương thức nghệ thuật thu hút và dụ dỗ thánh thần chiều theo ý nguyện của con người17. Ông nhấn mạnh vào cái đẹp của nghệ thuật hoặc nghệ thuật của những hành động ma thuật, của một vật ma thuật như chiếc chìa khóa mở vào công năng của ma thuật. Theo ông: “Công nghệ thu hút thần thánh vì n ó rất hấp dẫn, vì nó là sản phẩm bậc thầy thể hiện ý tưởng có công hiệu huyền diệu mà con người đấu tranh để hiện thực hóa trong những lĩnh vực khác”18. Alfred Gell bắt đầu nghiên cứu của mình ở nơi mà F. Engel bắt đầu trong công trình Nguồn gốc gia đình, tài sản cá nhân và nhà nước, nhận thức điều kiện của con người thông qua lịch sử của các loài linh trưởng, xác định và thể hiện trong mối quan hệ với công nghệ. Bảo tàng Dân tộc học có rất nhiều bẫy, cung tên, rìu đá thể hiện nghệ thuật của các tộc người. Trong quá trình tiến hóa, khi loài người trở thành con người hiện đại, những hiện vật này rất đẹp. Cái đẹp bao hàm nhiều ý: kỹ thuật chế tác, tính thẩm mỹ, tính hữu dụng trong sử dụng với những mục đích khác nhau. Giống như B. Malinowski, A. Gell thảo luận về ma thuật và công nghệ, nhưng theo một cách khác, đó là về thẩm mỹ. Giống như S.J. Tambiah, A. Gell quan tâm đến việc thực hành ma thuật sẽ đem lại kết quả nào đó mà con người sử dụng trông chờ. Ông miêu tả ma thuật tự nó là công nghệ để đảm bảo những ý nguyện tốt đẹp của Chúa Trời và thần thánh. Ông bắt đầu bằng công nghệ đi săn. Kỹ thuật làm bẫy bắt nguồn từ ý tưởng thu hút con mồi và cách làm cho con mồi sập bẫy. Như vậy, ma thuật hỗ trợ công nghệ trong việc thu hút và làm con mồi sập bẫy. Trong công trình nổi tiếng nhất của mình, được xuất bản sau khi Alfred Gell qua đời, Art and Agency: An Anthrological Theory, nhà nhân học này cho rằng, con người, đồ vật, thần thánh và quyền năng bị quy kết có ma lực, thì chúng được cho là gây nên các sự việc. Theo ông, ý tưởng về ma lực được xác định là một khung văn hóa, xã hội để suy nghĩ về nguyên nhân, gán cho các sự việc diễn ra tốt hay xấu19. Về điều này, có thể lấy nhiều ví dụ ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ chống mê tín vài thập niên trước đây, những người tham gia phá cơ sở thờ tự, vứt tượng thờ xuống ao hồ, mang đồ của cơ sở thờ tự về nhà thường có nhiều câu chuyện thêu dệt về sự trừng phạt như bị tai nạn, gia đình lụn bại, con cái hư hỏng. Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 29 29 Dưới góc độ nhân học, theo A. Gell, nguyên nhân gây ra những tai họa bị quy kết cho những hành động phạm thượng, báng bổ thần thánh, nói cách khác là có ma lực. Như một cách suy luận xã hội và văn hóa, những bức tượng thần thánh, những hiện vật và không gian thiêng đã gây ra những sự việc diễn ra. Giống như các nhà nhân học xã hội và văn hóa khác như B. Malinowski và S.J. Tambiah nghiên cứu về ma thuật và khoa học, A. Gell nhấn mạnh, ma lực bị quy kết là một hành động của tư duy, suy luận có thể nghiên cứu tách riêng khỏi lối lập luận và suy d iễn của quy luật tự nhiên và các ngành khoa học thực nghiệm. Trong nhân học tôn giáo, các nhà nhân học tiếp cận vấn đề thực hành tâm linh của cá nhân hay cộng đồng từ những lý giải và trải nghiệm của đối tượng nghiên cứu, không phải là sự áp đặt những ý nghĩ c hủ quan của nhà nghiên cứu. Vì vậy, những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề tâm linh như liệu các nhà nhân học có tin hay không tin vào nguyên nhân diễn ra mà bị quy kết là có ma lực thì không quan trọng. Nhiệm vụ của các nhà nhân học là nghiên cứu về mặt xã hội và văn hóa những nguyên nhân được đưa ra từ đối tượng nghiên cứu. Bằng cách đặt ma lực của các hiện vật trong mối quan hệ giữa con người và hiện vật, A. Gell đề xuất việc nghiên cứu ma thuật và hiện vật. Những hiện vật thiêng được làm đúng kiểu cách, bảo quản và sử dụng đúng mục đích có thể được nhìn nhận là vấn đề của mối quan hệ giữa con người và hiện vật từ góc độ nguyên tắc xử thế và nghi thức. Những nguyên tắc này điều phối các mối tương quan khác nhau trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Những câu hỏi v ề điều gì xảy ra, có hậu quả gì khi các hiện vật thiêng sử dụng không đúng, thiếu tôn trọng có thể được tiếp cận từ quan điểm của các mối quan hệ con người với hiện vật, các mối quan hệ được chế ngự bởi nguyên tắc xử thế đúng đắn. Từ cách nhìn nhận này, chúng ta có thể thấy hậu quả của việc ăn trộm hiện vật thiêng ở các cơ sở thờ tự. Quan điểm ma lực của A. Gell phần nào giải thích các hiện tượng bị điên, bị hành do phạm thượng với thần thánh , trộm đồ của các cơ sở thờ tự,v.v... Những nguyê n nhân mang tính tâm linh này bị quy kết là có ma lực và gây ra những hậu quả xấu cho con người. Từ quan điểm này của A. Gell, chúng ta có thể đưa ra một số ví dụ ở Việt Nam. Những đồ cúng lễ và những điện thờ lộng lẫy với nhiều tâm tư, nguyện vọng đặt vào đó. Đồ dâng lên thánh thần phải làm đẹp, thể hiện lòng thành tâm, góp phần vào sự trông mon g thần thánh phù hộ . 30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 Những bức tượng trong nơi thờ tự sẽ linh thiêng hơn nếu một người thợ tạc tượng thực hiện những nghi lễ phù hợ p trước khi cắt gỗ, cẩn thận và khéo léo tạc những bức tượng đẹp. Giống như B. Malinowski thấy người làm canô sử dụng cả kỹ thuật lẫn ma thuật , nhưng là những hành động khác nhau, A. Gell cho rằng, một sản phẩm tốt là một phần của ý định mang tính ma thuật. Chúng ta có thể nhìn thấy tính năng này không ch ỉ trong việc tạc tượng, mà còn trong việc làm lá bùa, trình diễn hát then điêu luyện của những thầy then người Tày, những cây hoa sum s uê màu mỡ của người Thái ,... thu hút ngay lập tức ý tưởng ma thuật và công nghệ có mục đích nắm bắt quyền lực. Ở Việt Nam, nhiều cách thể hiện tôn giáo trong dân chúng có nội dung mang tính nghệ thuật, một nội dung đáng giá bảo tồn như là di sản văn hóa . Có lẽ, chúng ta nhận ra các hình thức thờ cúng trong dân chúng và sự thể hiện nghệ thuật có thể kết hợp với nhau để tạo nên di sản. 5. Kết luận Nghiên cứu ma thuật từ góc độ nhân học đã phát triển hơn một thế kỷ qua, kể từ những công trình cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của các nhà nhân học “ghế bành” như Edward Tylor và James Frazer. E. Tylor nhìn nhận tôn giáo tiến hóa từ các điều kiện đơn giản, nguyên thủy. Ông coi ma thuật ở tầng lớp thấp của tiến hóa tôn giáo, trong đó hồn linh giáo là nhận thức nguyên thủy sai lầm về thế giới tự nhiên đặt linh hồn vào những vật vô tri vô giác. Còn J. Frazer nhìn nhận ma thuật là logic sai lầm về sự truyền cảm trong xã hội nguyên thủy đến nay còn sót lại như tàn dư trong một số tộc người. Bỏ lại đằng sau những cách phân tích ảnh hưởng của tiến hóa luận, ma thuật là tàn dư, là tư duy sai l ầm của người nguyên thủy, Evans Pritchard nghiên cứu quan niệm về ma thuật của người Azande ở Nam Phi. Theo ông, người Azande có lối tư duy và ứng xử theo các hình thức duy lý. Nhận định về ý kiến nêu trên, S.J. Tambiah cho rằng, những ngườ i tiên phong nghiên cứu ma thuật có quan điểm hời hợt, mang tính áp đặt, không quan tâm đến trải nghiệm tôn giáo từ thực hành của con người. Những quan điểm về ma thuật là một hành vi ngôn ngữ được thể hiện bởi lời nói có phép mầu (S.J. Tambiah), là khả năng bắt chước ( M. Taussig), là công nghệ (A. Gell) giúp chúng ta suy nghĩ về sự mở rộng cơ bản hoạt động đời sống thường nhật, kể cả những hành động mang tính phổ quát của con người. Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 31 31 Các vấn đề nêu trên cùng với công năng, diễn năng, ma lực, chữa bệnh của ma thuật gợi ra các cuộc tranh luận lớn hơn về mối qua n hệ giữa ma thuật và khoa học trong bối cảnh nghiên cứu nhân học hiện đại về thực hành ma thuậ t trong cuộc sống và y học hiện đại. Những vấn đề xã hội mà ma thuật đóng góp không phải là nhỏ đặt ra nh iều vấn đề mà khoa học hiện đại cần quan tâm và ứng xử thích hợp với các thực hành ma thuật mà chúng ta chưa thể giải thích bằng khoa học thực nghiệm. Những ví dụ sống động từ cuộc sống của con người liên quan đến thực hành ma thuật trên toàn thế giới cần được nghiên cứu dưới góc độ của các ngành khoa học liên quan một cá ch nghiêm túc và có hệ thống nhằm khám phá các vấn đề đa dạng của cuộc sống, các hiện tượng thiên nhiên và mối quan hệ giữa chúng. Để mở rộng sự chú ý của nhân học và các ngành khoa học khác vào các vấn đề thực hành ma thuật, cần phải có những nỗ lực hơn nữa của các nhà nghiên cứu để khám phá các vấn đề mang tính lý luận như việc xác định lại nội hàm khái niệm, cách tiếp cận ma thuật, mối quan hệ giữa ma thuật, tôn giáo và khoa học./. CHÚ THÍCH: 1 Bronislaw Malinowski (1992), Magic, Science and Religion, Waveland Press Inc., Illinois, sđd. 2 Stanley J. Tambiah (1973), “Form and Meaning of Magical Act”, in Culture, Thought, and Social Action: An Anthropological Perspective, Harvard University Press. 3 Evans Pritchard, E. Edward (1937), Witchcraft, Magic, and Oracles among the Azande, Clarendon, Oxford. 4 Stanley J. Tambiah (1973), “Form and Meaning of Magical Act”, in Culture, Thought, and Social Action: An Anthropological Perspective, sđd. 5 Thuật ngữ tiếng Anh “perform” (động từ), “performance” (danh từ), “performative” (tính từ) rất khó dịch ra các thứ tiếng khác. Trong bài viết của tôi , những từ này được hiểu là diễn xướng, trình diễn, thực hiện, diễn năng. Còn từ “agency” do Alfred Gell đưa ra trong công trình nổi tiếng của mình Arts and Agency: An Anthropological Theory (1998), có thể dịch ra tiếng Việt là “hấp lực”, trong bối cảnh về thực hành niềm tin tôn giáo có thể dịch là “ma lực.” 6 Emily M. Ahern (1979), “The Problem of Efficacy: Strong and Weak Illocutionary Acts”, Man: The Journal of the Royal Anthropological Institute, No. 14: 1-17. 7 Bronislaw Malinowski (1992), Magic, Science and Religion, sđd. 8 Stanley J. Tambiah (1973), “Form and Meaning of Magical Act”, in Culture, Thought, and Social Action: An Anthropological Perspective, sđd. 9 Stanley J. Tambiah (1973), “Form and Meaning of Magical Act”, in Culture, Thought, and Social Action: An Anthropological Perspective, sđd. 32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 10 Vũ Hồng Thuật (2008), “Đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa trấn trạch ”, trong Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tuyển chọn, Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay , Nxb. Thế giới . 11 Nguyễn Thị Hiền (1998), Then in Tày Traditional Culture and Soul-Calling Ritual, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Indiana, Bloomington. 12 Nguyễn Cung Hà (2013), “Hóa giải một số căn bệnh chưa rõ nguyên nhân và một vài suy nghĩ về hoạt động ngoại cảm”, trong Gặp gỡ và giao lưu giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người với những người có khả năng đặc biệt năm 2013 , Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam : 48-56. 13 Nguyễn Anh Tuấn (2008), “Tìm cốt người âm : hiện tượng tìm mộ bằng ngoạ i cảm ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới”, trong Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tuyển chọn, Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay , Nxb. Thế giới: 259-284. 14 Shaun Malarney (2002), Culture, Ritual, and Revolution in Vietnam, Routledge Curzon, London; Nguyễn Thị Hiền (2010), “Bệnh âm: chẩn đoán và chữa bệnh trong nghi lễ lên đồng của người Việt” , trong Lương Văn Hy cùng cộng sự, Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những cách tiếp cận nhân học, quyển 2, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 15 Michael Taussig (1992), Mimesi and Alterity, Routledge, London: 105. 16 Michael Taussig (1992), Mimesi and Alterity, sđd: 62. 17 Alfred Gell (1998), “Technology and Magic”, Anthropology Today, Vol. 4, No. 2: 6-9. 18 Alfred Gell (1998), Art and Agency: An Anthropological Theory, Clarendon Press, Oxford: 8. 19 Alfred Gell (1998), Art and Agency: An Anthropological Theory, sđd: 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Emily M. Ahern (1979), “The Problem of Efficacy: Strong and Weak Illocutionary Acts”, Man: The Journal of the Royal Anthropological Institute, No. 14: 1 - 17. 2. John L. Austin (1975), How to do Things with Words, Oxford University Press, Oxford. 3. Trương Bằng, Lý giải ma thuật , 4. John Butler (1979), “Magic, Astrology and the Early American Religious Heritage, 1600 - 1760”, American Historical Review, No. 2: 317 - 346. 5. Leopold Cadière (2006), “Tôn giáo người Việt”, trong Đỗ Trinh Huệ biên khảo , Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadière , Nxb. Thuận Hóa, Huế : 103 - 154. 6. Emile Durkheim (Joseph Ward Swain dịch từ tiếng Pháp, 1965), The Elementary Foms of the Religious Lifes, The Free Press, New York. 7. Edward E. Evans-Pritchard (1937), Witchcraft, Magic, and Oracles among the Azande, Clarendon, Oxford. 8. Alfred Gell (1998), “Technology and Magic”, Anthropology Today, No. 2: 6 - 9. Nguyễn Thị Hiền. Ma thuật nhận diện và nghiên cứu ... 33 33 9. Alfred Gell (1998), Art and Agency: An Anthropological Theory, Clarendon Press, Oxford. 10. Valerie I.J. Flint (1990), The Rise of Magic in Early Medieval Europe, Princeton University Press, Princeton. 11. James G. Frazer (1922), The Golden Bough, Macmillan, London. 12. Carlo Ginzburg (1985), Night Battles: Witchcraft and Grarian Cults in the Sixteenth and Seventeenth Centuries, Penguin, New York. 13. O’Connor, Kathleen Malone (1997), “Magic”, trong Thomas A. Green chủ biên, An Encylcopedia of Beliefs, Customs, Tales, Music, and Art, tập II, ABC-CLIO, California: 519 - 528. 14. Nguyễn Cung Hà (2013), “Hóa giải một số căn bệnh chưa rõ nguyên nhân và một vài suy nghĩ về hoạt động ngoại cảm”, trong Gặp gỡ và giao lưu giữa Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người với những người có khả năng đặc biệt năm 2013 , Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam : 48 - 56. 15. Nguyễn Thị Hiền (1998), Then in Tày Traditional Culture and Soul-Calling Ritual, Luận văn Thạc sĩ Nhân học, Indiana University, Bloomington. 16. Nguyễn Thị Hiền (2010), “Bệnh âm: chẩn đoán và chữa bệnh trong nghi lễ lên đồng của người Việt ”, trong Lương Văn Hy cùng cộng sự , Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học , quyển 2, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: 37 - 51. 17. Nguyễn Thị Hiền (2012), “Khái niệm tôn giáo từ góc độ nhân học”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 10: 24 - 33. 18. Shaun Malarney (2002), Culture, Ritual, and Revolution in Vietnam, Routledge Curzon, London. 19. Bronislaw Malinowski (1992), Magic, Science and Religion, Waveland Press, Illinois. 20. Marcel Mauss và Henri Hurbert (R. Brian dịch từ tiếng Pháp, 1972), A General Theory of Magic, Norton, New York. 21. John Middleton (2005), “Magic: Theories of Magic”, trong Lindsay Jones chủ biên, Encyclopedia of Religion, tái bản lần thứ hai, Thomson Gale, Detroit: 5562 - 5569. 22. D.S. Pals (1986), Seven Theories of Religion, Oxford University Press, Oxford. 23. Cao Quốc Phiên (1990), Bước đầu tìm hiểu các tập tục và cổ tục lưu truyền ở Trung Quốc, tái bản lần thứ hai, Nxb. Đại học Hà Hải. 24. Stanley J. Tambiah (1969), “The Magical Power of Words”, Man, No. 3: 175 - 208. 25. Stanley J. Tambiah (1979), A Performative Approach to Ritual, The British Academy and Oxford University Press, London. 26. Stanley J. Tambiah (1990), Magic, Science, and the Scope of Rationality, Cambridge University Press, Cambridge. 27. Keith V. Thomas (1971), Religion and the Decline of Magic: Studies in Popular Beliefs in Sixteenth and Seventeenth Century England, Weidenfirld & Nicolson, London. 34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 28. Vũ Hồng Thuật và Roy W. Hamilton (2003), “Tro Tram Festival and the Veneration of Ngo Thi Thanh in a Vietnamese Village”, trong Roy W Hamilton chủ biên, The Art of Rice: Spirit and Sustenance in Asia, UCLA Fowler Museum of Cultural History, Los Angeles: 220 - 239. 29. Vũ Hồng Thuật (2004), “Nghiên cứu nghi lễ ma thuật trong động Hương Tích - Chùa Hương”, Văn hóa Phật giáo, số 1: 14 - 19. 30. Vũ Hồng Thuật (2008), “Đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa trấn trạch ”, trong Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tuyển chọn, Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay , Nxb. Thế giới: 227 - 258. 31. Vũ Hồng Thuật (2011), “Bước đầu tìm hiểu các loại hình bùa chú của người việt”, trong Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tập VII, Nxb. Khoa học xã hội: 403 - 426. 32. Vũ Hồng Thuật (2013), Nghiên cứu so sánh văn hóa bùa chúa của người Kinh hai nước Việt - Trung, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Trường Đại học Vân Nam, Trung Quốc. 33. Nguyễn Anh Tuấn (2008), “Tìm cốt người âm”: Hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới”, trong Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tuyển chọn, Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới: 259 - 284. 34. Nguyễn Quốc Tuấn (2011), “Bàn thêm về tín ngưỡng tôn giáo bản địa Việt Nam qua sự kiện ngày quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 7. 35. Nguyễn Quốc Tuấn (2013), “Nhận thức lại các khái niệm ‘tín ngưỡng’ và ‘tôn giáo’ từ góc độ nghiên cứu tôn giáo”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 8. 36. E.B. Tylor (1871), Primitive Culture: Researches into the development of Mythology, Philosophy, Religon, Language, Art and Custom, J. Muray, London. 37. Frances A. Yates (1979). Giordano Bruno and the Hermetic Tradition, University of Chicago Press, Chicago.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26676_89646_1_pb_3459.pdf
Tài liệu liên quan