Nghiên cứu tôn giáo - Một số vấn đề về đối thoại liên tôn giáo

Đối thoại liên tôn giáo phải góp phần hạn chế, xóa bỏ sự cực đoan trong nhận thức. Hiện nay đối thoại liên tôn giáo đã đạt được nhiều tiến bộ, xây dựng được lòng tin, sự thông hiểu lẫn nhau giữa tín đồ các tôn giáo lớn trên thế giới. Đồng thời, xây dựng được sự tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, các cộng đồng còn có sự khác biệt không nhỏ về đức tin, thậm chí tuyệt đối hóa những giá trị, đức tin của cộng đồng nhất định, dẫn đến thái độ cực đoan trong thực tế. Chẳng hạn, nhiều người Pháp vẫn tự hào về những thành tựu của tự do, dân chủ trong Cách mạng tư sản Pháp, rằng chính những giá trị tự do, dân chủ đó đã làm nên sự thành công cho nước Pháp hiện nay. Và việc vẽ những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohamet của Islam giáo trên tạp chí Charli Hebbdo không phải là phỉ báng thế giới Islam giáo mà là một hình thức của tự do ngôn luận. Nhưng những người Muslim không nghĩ như vậy, đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra, một số phần tử cực đoan đã nã súng vào tòa soạn Charli Hebbdo gây ra sự thảm sát ngày 7/1/2015. Gần đây là vụ xả súng kinh hoàng ở Pháp ngày 13/11/2015 làm hơn 130 người chết. Điều đó đòi hỏi các bên phải có sự nhận thức lại về những giá trị của mình. Từ đó cần thiết phải có sự điều chỉnh những nhận thức cực đoan của tôn giáo mình. Có thể những giá trị đó đem lại thành công cho cộng đồng nhất định nhưng không có nghĩa là phải chĩa sự chỉ trích vào niềm tin của tôn giáo khác. Nó đòi hỏi cả hai cộng đồng đều phải có sự điều chỉnh, tránh cực đoan trong việc đề cao những giá trị của mình mà xâm phạm đến niềm tin, sự sùng tín của cộng đồng khác. Có như vậy mới tránh được sự cuồng tín dẫn đến những vụ Charli Hebbdo tiếp theo.

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Một số vấn đề về đối thoại liên tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về đối thoại liên tôn giáo Đào Đình Thưởng(*) Tóm tắt: Bài viết nêu những quan điểm cơ bản về đối thoại liên tôn giáo, khái quát lịch sử quá trình hình thành và phát triển của hoạt động đối thoại liên tôn giáo và tìm hiểu một số hình thức đối thoại liên tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Từ đó xem xét vai trò, vấn đề đặt ra đối với đối thoại liên tôn giáo trong thời gian tới và bước đầu đề xuất một số khuyến nghị để thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo vì mục đích xây dựng sự thông hiểu, tôn trọng lẫn nhau vì hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Từ khóa: Tôn giáo, Đối thoại, Đối thoại liên tôn giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Islam giáo Đối thoại liên tôn giáo là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động tương tác mang tính tích cực, xây dựng và hợp tác giữa những người thuộc về những truyền thống tôn giáo khác nhau, ở mức độ cá nhân cũng như ở tầm vóc của các định chế có tổ chức. Việc đối thoại này nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người có niềm tin khác nhau để có thể chấp nhận nhau, chứ không phải để cố gắng xây dựng một niềm tin mới thống nhất cho mọi người (Quách Tâm, www. Thực chất đối thoại liên tôn giáo là hoạt động hòa giải giữa những nhóm người theo các niềm tin tôn giáo khác nhau đã từng có hận thù với nhau trong quá khứ.(*) 1. Lịch sử đối thoại liên tôn giáo Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đối thoại giữa các tôn giáo có từ khi (*) TS., Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: thuongdhgtvt@gmail.com xuất hiện các tôn giáo, vì sự khác biệt niềm tin đã và vẫn đang là một trong những nguyên nhân gây nên tranh chấp giữa loài người với nhau. Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức phương Tây đã đề xuất các cuộc đối thoại về chính trị, tư tưởng, tôn giáo. Nhất là những nhà trí thức Ki Tô giáo, họ đã nhận thấy những giá trị của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo,, từ đó hình thành nên cao trào đối thoại với phương Đông của các nhà trí thức tôn giáo phương Tây (Trác Tân Bình, 2007, tr.150). Tuy nhiên, từ những năm 1960 trở đi, cùng với sự phân liệt, đối kháng về hình thái ý thức xã hội do Chiến tranh Lạnh mang lại, các cuộc đối thoại liên tôn giáo đã không diễn ra thường xuyên như mong muốn của các bên. Phải đến tháng 2/1989, UNESCO và Viện Văn hóa của Đức mới tổ chức được một cuộc hội thảo về đề tài Các tôn giáo trên địa cầu và vấn đề nhân quyền ở Paris. Tại hội thảo này, nhà thần 12 Th«ng tin Khoa häc x· héi, sè 4.2016 học Công giáo Thụy Sĩ - giáo sư Hans Kung đã có một bài thuyết trình nhấn mạnh rằng: “Sẽ không có hòa bình giữa các quốc gia nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Sẽ không có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo”. Từ khi có bài diễn văn quan trọng trên, vấn đề đối thoại liên tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu về tôn giáo đặc biệt quan tâm, và cũng từ đó đối thoại liên tôn giáo có bước phát triển mới. Chiến tranh thế giới thứ Hai với những hậu quả khủng khiếp của nó khiến loài người đã phải xét đến vấn đề tạo sự hòa hợp trong cuộc sống nhân loại. Mặc dù chiến tranh xảy ra còn do những mâu thuẫn khác nữa về chính trị và kinh tế, những căng thẳng do nạn nhân mãn, những yếu tố tâm lý, nhưng sự tàn sát nhân loại do chiến tranh lại có một nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hiểu biết lẫn nhau về lối sống, về niềm tin. Người ta nhận ra chính ba tôn giáo lớn (Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Islam giáo) cùng thờ chung một vị thượng đế đã hăng say tham gia vào việc tàn sát lẫn nhau. Do đó, các vị lãnh đạo tinh thần của ba tôn giáo lớn này đã tìm đến phương cách đối thoại để giảm bớt sự hiểu lầm và tăng cường sự cảm thông lẫn nhau. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, những cuộc đối thoại liên tôn giáo đã được tiến hành thường xuyên hơn giữa Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Islam giáo. Hành động tích cực đầu tiên được thể hiện bởi Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã với việc thông qua tuyên bố Thời đại của chúng ta (Nostra Aetate) được Giáo hoàng Paul VI ban hành năm 1965 khi kết thúc Công đồng Vatican II. Với tuyên bố này, những nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo nhìn nhận rằng mọi tôn giáo đều có chung mục đích cuối cùng là trở về với Chúa, tuy mỗi tôn giáo có một cách thể hiện khác nhau. Thiên Chúa giáo quý trọng những người bạn Muslim(*) vì Thiên Chúa giáo và Islam giáo vẫn có những điểm chung, người Thiên Chúa giáo và người Muslim nên quên đi những hận thù và khác biệt trong quá khứ để cộng tác với nhau nhằm tăng cường sự hiểu biết và lợi ích chung. Hội nghị các tôn giáo toàn cầu để phục vụ hòa bình tại Kyoto (Nhật Bản) năm 1970 đã tuyên bố: “Là những tín đồ tin theo tôn giáo, chúng tôi thú nhận trong tinh thần khiêm nhượng và sám hối là đã nhiều lần chúng tôi phản bội lý tưởng tôn giáo, phản bội quyết định sẽ ra tay phục vụ hòa bình. Không phải tôn giáo, nhưng là người theo tôn giáo đã phản bội hòa bình. Đã trót phản bội tôn giáo như thế thì bây giờ còn có thể và phải sửa đổi lại” (Theo: Trần Văn Toàn, www.http//triethoc.edu.vn). . Năm 1986, Đức Giáo hoàng John Paul II đã mời một số vị đại diện các tôn giáo đến họp ở Assisi (Italia) và cầu nguyện cho hòa bình. Đến năm 1999, ông chính thức thừa nhận tội lỗi của người Công giáo từ xưa đến nay. Có thể nói đó không phải là sáng kiến có tính đột phá, mới lạ, nhưng là động thái cần thiết để lấy lại uy tín của Giáo hội Công giáo. Thực chất đó là thái độ có ý thức trách nhiệm và nỗ lực của những người thành tâm theo đuổi lý tưởng tôn giáo, muốn đóng góp thiết thực vào việc xây dựng hòa bình. Vào tháng 9/2006, trong một bài diễn giảng có chủ đề Niềm tin, lý lẽ và đại học; ký ức và suy nghĩ (Faith, Reason, and university; memories and reflections) trình bày tại Đại học Regenbursg, Cộng hòa liên bang Đức (nơi Giáo hoàng Benedict XVI đã từng là giáo (*) cách gọi các tín đồ của Islam giáo. Mét sè vÊn ®Ò vÒ 13 sư thần học), vị chủ chăn của thế giới Thiên Chúa giáo đã khiến người Muslim toàn thế giới không hài lòng khi ngài nhắc lại một cách không khéo léo lời nhận xét của vị hoàng đế Byzantine thế kỷ thứ XIV về người Muslim. Mặc dù vậy, tháng 10/2007, người Muslim đã quy tụ 138 giáo sĩ, học giả và các nhà trí thức hàng đầu của thế giới Islam giáo đưa ra thông điệp Một lời chung giữa chúng tôi và quý ngài (A common word between us and you), trong đó nhấn mạnh rằng lời chung giữa người Muslim và người Thiên Chúa giáo, và cả người Do Thái giáo nữa, chính là lời yêu thương, yêu thương Chúa Trời và yêu thương người bên cạnh, với mong muốn: “Chúng ta hãy tôn trọng lẫn nhau, thẳng thắn, công bằng, và tử tế với nhau, cùng sống trong một nền hòa bình thành thật, hòa hợp và có thiện chí đối với nhau” (Theo: Tý Linh, www.http: //xuanbichvietnam). Thời gian sau đó, Học viện Hoàng gia Giordani Nghiên cứu liên tôn giáo và Hội đồng Đối thoại liên tôn giáo của Tòa Thánh đã nhóm họp lần thứ hai tại Roma (ngày 18-19/05/2011) dưới sự chủ tọa của Giáo sư Kamel Abu Jaber và Đức Hồng y Jean-Louis Tauran để suy nghĩ về những giá trị được chia sẻ giữa người Muslim và các Ki Tô hữu về vấn đề giáo dục. Đây là những điểm thông cáo chung của cuộc họp: 1/ Ki Tô hữu và người Muslim chia sẻ những giá trị căn bản như tính thánh thiêng của sự sống, phẩm giá con người và các quyền bất khả xâm phạm của nó. 2/ Một số giá trị tôn giáo là chung cho người Muslim và Ki Tô hữu, một số khác là đặc thù cho mỗi cộng đoàn. Do đó, điều quan trọng là nhấn mạnh những điểm chung cũng như những khác biệt. Vả lại, việc tôn trọng sự khác biệt là một điều kiện căn bản cho một cuộc đối thoại đích thực. 3/ Việc giáo dục, cách riêng giáo dục tôn giáo, không được đẩy đến sự đối kháng hay bạo lực, nhưng giúp giới trẻ bén rễ sâu trong căn tính riêng của mình, đồng thời mở ra cho các căn tính tôn giáo khác. 4/ Nơi chốn ưu tiên của việc giáo dục là việc giảng dạy tư hay công, nơi mà các Ki Tô hữu và người Muslim trẻ có thể học hỏi cùng nhau. Cần phải gìn giữ không gian chung cho phép thiết lập những tình bằng hữu chắc chắn này (Theo: Tý Linh, www.). Cùng tinh thần đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Kimoon đã kêu gọi cộng đồng thế giới sống khoan dung để thế giới bình yên hơn nhân Ngày Quốc tế khoan dung (16/11/2011). Tất cả cần tôn trọng sự đa dạng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử, cùng tồn tại hòa bình thông qua đối thoại liên tôn giáo, chính trị, Mới đây, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Tôn giáo vì hòa bình thế giới đã được tổ chức tại Hàn Quốc (ngày 17/9/2014) với sự tham dự của khoảng 1.500 nhà lãnh đạo thuộc các tổ chức tôn giáo trên thế giới, với mong muốn bước đầu tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết những cuộc xung đột thông qua xây dựng một liên minh tôn giáo vì hòa bình, nhất là trong tình hình thế giới Islam giáo có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện của Nhà nước tự xưng IS. Hội nghị quốc tế “Con người và Tôn giáo” lần thứ 28 do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại Antwerp, Vương quốc Bỉ (tháng 9/2014) đã lấy chủ đề Các tôn giáo và các nền văn hóa đối thoại với nhau, một trăm năm sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất - Hòa bình và tương lai. Giáo hoàng Francis cho rằng, sự kiện này quy tụ nhiều người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau, để cùng nhau cầu nguyện và đối thoại, đồng thời lên án các 14 Th«ng tin Khoa häc x· héi, sè 4.2016 cuộc xung đột đều là những cuộc tàn sát vô ích (Đặng Tài Tính, 2015, tr.58-60). Cũng trong Hội nghị này, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: “Tôn giáo chân chính là nguồn hòa bình chứ không phải là nguồn bạo lực. Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là một việc bất nhân”, “bất khoan dung đối với những người có xác tín tôn giáo khác với mình quả là một kẻ thù hết sức xảo quyệt” (Theo: Đặng Tài Tính, 2015, tr.58-60). Hội nghị lần thứ nhất của các tôn giáo vì hòa bình trong cộng đồng các nước Đông Nam Á tại Thailand (ngày 25- 29/9/2014) cũng đã lấy chủ đề Bao dung Tôn giáo, đại biểu là chức sắc các tôn giáo: Phật giáo, Ki Tô giáo, Islam giáo, đạo Hin Đu, đạo Sikh và đạo Bahai đến từ các quốc gia của khu vực Đông Nam Á. Hội nghị đã đưa ra tuyên bố chung về sự cần thiết xây dựng lòng bao dung giữa các tôn giáo, lên án những hành động nhân danh tôn giáo để thực hiện hành vi khủng bố vì mục đích chính trị của các phần tử cực đoan như Nhà nước tự xưng IS. Trong Hội nghị chống khủng bố và cực đoan tại Ai Cập (ngày 3/12/2014) với khoảng 600 giáo sĩ Islam giáo và người đứng đầu nhà thờ Thiên Chúa giáo của 120 quốc gia tham dự, Giáo chủ Ahmed El-Tayeb cũng đã lên án tội ác man rợ của Nhà nước tự xưng IS, ông cũng cáo buộc các chiến binh thánh chiến lợi dụng chiêu bài tôn giáo để xuất khẩu “tư tưởng Islam dối trá” (Theo: Đặng Tài Tính, 2015, tr.58-60), đồng thời kêu gọi liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu tiêu diệt Nhà nước tự xưng IS. Như vậy, lịch sử đối thoại liên tôn giáo đã nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của tôn giáo, chủ yếu là những cuộc xung đột tôn giáo. Với mong muốn đưa ra những giải pháp để xây dựng hòa bình giữa các tôn giáo, quốc gia. Nhưng để những mong muốn đó trở thành hiện thực thì con đường còn nhiều chông gai, trở ngại mà những hình thức đối thoại sẽ đóng góp một phần không nhỏ. 2. Một số hình thức của đối thoại liên tôn giáo Cũng như các hình thức đối thoại khác, đối thoại liên tôn giáo có mục đích để các bên tìm hiểu nhau, thượng lượng, dàn xếp với nhau, nhằm cộng tác với nhau hay tránh xung đột. Về thực chất, đối thoại là một hình thái của đối ngoại, ngoại giao. Muốn có sự thông hiểu lẫn nhau trước hết phải biết kính trọng người khác, lắng nghe người khác, coi họ là người có lương tri, có tự do. Muốn đối thoại thành công thì các bên phải ý thức rõ về mục đích, hiểu rõ lập trường của mình và hiểu biết nhất định về lập trường của đối tác. Chỉ có đối thoại trên tinh thần cầu thị, lắng nghe mới tránh được những cuộc tranh cãi vô ích. Có thể khái quát một số hình thức đối thoại liên tôn giáo cơ bản sau: Thứ nhất, đối thoại thông qua những cuộc gặp gỡ chính thức giữa các vị lãnh đạo tôn giáo hay giữa các tông phái. Hình thức này có một vai trò rất quan trọng, có thể đánh dấu bước đầu cho cuộc gặp gỡ tiếp theo, có thể khuyến khích các tín hữu tham gia cùng đối thoại. Vì tính chất quan trọng của các cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ các tôn giáo cho nên những cuộc gặp gỡ thường mang tính công cộng, có những hình ảnh, những lời tuyên bố được thông cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ như khi Giáo hoàng Paul VI và đức thượng phụ Athenagoras đưa hai cánh tay vòng lấy nhau để chào hỏi, hay Giáo hoàng John Paul II tọa đàm ở thành Assisi (năm 1986) với 130 vị lãnh đạo các tôn giáo trên thế Mét sè vÊn ®Ò vÒ 15 giới. Đó là những hình ảnh, những dấu hiệu có tác động lớn tới dư luận. Những cuộc gặp gỡ như trên cho dù chưa bàn bạc cụ thể về đề tài nào nhưng đó là chỉ dấu quan trọng cho sự lắng nghe nhau, muốn lại gần nhau để hiểu nhau hơn và để cùng nhau xây dựng hòa bình trong một chương trình dài hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những hình thức có tính tượng trưng thì chưa đi sâu, chưa giải quyết được vấn đề cụ thể mà hai bên cùng quan tâm. Thứ hai, đối thoại trên bình diện giáo lý hay đạo pháp. Giáo lý là phần cốt yếu định hình cho lối sống đạo của từng tôn giáo. Để đối thoại trên bình diện giáo lý đòi hỏi người muốn đối thoại phải có lập trường của mình, đồng thời cũng phải hiểu lập trường của người đối diện. Người đối thoại phải có thái độ khiêm tốn và kiên nhẫn. Vì mỗi tôn giáo có những nét đặc thù nên những tín hữu của một tôn giáo nhất định muốn hiểu tôn giáo khác phải nghiên cứu, học hỏi để hiểu được về lập trường khác với mình. Khó khăn nhất của cuộc đối thoại về niềm tin, về giáo lý là phải tìm cho được chỗ đứng chung. Cho nên đối thoại cũng cần thời gian và sự cố gắng của các bên. Phong trào Ki Tô giáo phổ thế là một cố gắng như vậy. Bắt đầu là tư tưởng của nhà thần học Paul Tillich khi ông đề xuất chủ trương giáo hội tương lai là “Giáo hội Thiên Chúa có đặc tính Tin Lành”, tức chủ trương Công giáo và Tin Lành thống nhất làm một. Tin Lành và Công giáo nên tìm sự cảm thông lẫn nhau, cùng nhau xây dựng giáo hội hợp nhất của thời đại mới vừa có tinh thần khai phá và phát triển của đạo Tin Lành, vừa bảo lưu được bản chất và truyền thống công đồng của Công giáo. Ngoài ra, Công giáo và Tin Lành còn tiến hành đối thoại với Chính Thống giáo thông qua các buổi thuyết giảng riêng về thần học Chính Thống, mời các học giả Chính Thống giáo làm giáo sư trong các trường thần học của Công giáo và Tin Lành (Trác Tân Bình, 2007, tr.151). Thứ ba, đối thoại liên tôn giáo trong đời sống thường ngày. Mỗi tín hữu của các tôn giáo sống trong các xã hội có văn hóa và lịch sử riêng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, những nỗi lo lắng, những dự định, những hy vọng. Nên trong cuộc sống, sinh hoạt cần sự liên kết, thông hiểu, hợp tác với nhau, qua đó tìm biện pháp để giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan mà các bên cùng quan tâm như nhân quyền, tự do, hòa bình,... Thông qua đối thoại trong sinh hoạt tôn giáo, các tín đồ có sự thay đổi trong nhận thức. Chẳng hạn, Công giáo không còn nhắc đến quan điểm truyền thống “không cứu rỗi những người ngoài giáo hội” (Trác Tân Bình, 2007, tr.151), thay vào đó là tìm những giá trị tích cực của các tôn giáo khác. Từ đó Công giáo kêu gọi các tín đồ của mình, đứng trước các tôn giáo thế giới hết sức phong phú và đa dạng, cần phải nhận thấy giá trị bên trong và đặc sắc văn hóa của các tôn giáo đó, chuẩn bị hợp tác và đối thoại hữu hảo với họ. Thứ tư, đối thoại giữa tôn giáo với chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa xã hội và các hình thái tư tưởng khác. Có nghĩa là không chỉ đối thoại giữa tôn giáo với nhau, đối thoại tôn giáo theo nghĩa rộng còn có nghĩa là đối thoại với các hình thái tư tưởng, niềm tin, tín ngưỡng khác. Nhà thần học Công giáo nổi tiếng Karl Rahner đã đưa ra khái niệm “Công giáo có tính giải phóng”, mong muốn xây dựng được mối quan hệ chỉnh thể giữa thần học Công giáo với các trào lưu tư tưởng và các thế lực xã hội khác. Trong thế giới đa dạng các giá trị, có thể dùng một loại tiêu chuẩn chân lý chân - thiện - mỹ làm căn cứ. 16 Th«ng tin Khoa häc x· héi, sè 4.2016 Trong mọi tôn giáo, mọi hình thái ý thức, mọi lý tưởng xã hội đều tiềm ẩn một loại tác dụng Ki Tô giáo. Theo loại tiêu chuẩn cơ bản này, Karl Rahner chỉ ra, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội cống hiến cho nhân loại tiến bộ, cần được khẳng định và ca ngợi thích đáng. Về điểm này, tín đồ Ki Tô giáo và người cộng sản không hề có mâu thuẫn và khác biệt về bản chất (Theo: Trác Tân Bình, 2007, tr.153). Như vậy, đối thoại liên tôn giáo nhằm tìm ra điểm tương đồng, những giá trị chung không chỉ của các tôn giáo mà còn với các trào lưu tư tưởng khác nhằm xây dựng sự thông hiểu, thái độ ứng xử hài hòa trong thế giới đa cực, đa dạng hiện nay. 4. Vai trò của đối thoại liên tôn giáo Con người có một chiều kích thiêng liêng là tôn giáo. Đối thoại liên tôn giáo có thể đưa người ta đến chỗ suy nghĩ về chính mình và người khác ở những chiều cạnh khác nhau, để mỗi người vừa giữ được sự thiêng liêng trong niềm tin cá nhân, đồng thời tôn trọng sự thiêng liêng trong niềm tin của người khác. Có thể khái quát vai trò của đối thoại liên tôn giáo ở nhiều phương diện. Trước hết, đối thoại liên tôn giáo làm cho các thành viên trong các tôn giáo khác nhau học hỏi lẫn nhau, mở rộng sự hiểu biết. Hồng Y người Pháp Jean-Louis Tauran từng nói, không thể nói rằng mọi tôn giáo đều ít nhiều ngang nhau, nhưng có những giá trị mà chúng ta có thể chia sẻ với người khác, “Từ những người Công giáo, người ta có thể học ‘nhiều thứ’, nhất là sự phong phú của một vị Thiên Chúa có khuôn mặt nhân loại, như Đức Benedict XVI đã viết trong thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, một vị Thiên Chúa là tình yêu và chăm lo cuộc sống của con người trong mọi hoàn cảnh” (Theo: Xuân Bích, www. Bên cạnh đó, đối thoại liên tôn giáo làm cho các tôn giáo mở rộng tinh thần khoan dung, thừa nhận những giá trị của nhau. Cuộc đối thoại giữa các tôn giáo lúc ban đầu không hề đơn giản vì văn hóa, lịch sử khác nhau, nhiều khi còn hiềm khích nhau vì những xung đột trong quá khứ, nhất là vì không có một chỗ đứng chung, vì kinh nghiệm nền tảng về tôn giáo. Ví dụ Do Thái giáo, Công giáo và Islam giáo thì tin có một vị Thiên Chúa, còn các tôn giáo khác của Trung Quốc và Ấn Độ thì không tin như vậy. Từ đó ngôn ngữ và luận thuyết khó phù hợp với nhau. Tuy nhiên, thông qua đối thoại liên tôn giáo, các tôn giáo khác nhau đã dần dần chấp nhận niềm tin của nhau, rằng niềm tin là đa dạng và các niềm tin có thể khác nhau đều được tôn trọng. Thực tế hiện nay, trong đời sống tôn giáo của nhiều quốc gia văn minh đã đạt được sự tự do về niềm tin, trong cộng đồng có sự đa dạng tôn giáo và họ sống hòa đồng với nhau. Ngoài ra, đối thoại liên tôn giáo còn góp phần làm phong phú giá trị văn hóa. Đối thoại liên tôn giáo có thể thực hiện thông qua sự gặp gỡ của các lãnh tụ tôn giáo, đối thoại giáo lý, giáo luật và đặc biệt là đối thoại giữa các thành viên của các tôn giáo khác nhau. Trong quá trình đó, các tôn giáo trao đổi với nhau các vấn đề về niềm tin, lối sống, phong tục, thói quen trên tinh thần khoan dung. Từ đó các bên học hỏi, ảnh hưởng những giá trị của nhau. “Thực tế chúng ta thấy chúng ta có thể học từ những người Muslim cầu nguyện thế nào, ăn chay thế nào và sống từ thiện thế nào; từ những người Hinđu, chúng ta học suy niệm và chiêm niệm; từ những người Phật giáo, lòng không dính bén của cải vật chất, ý thức sâu xa về việc tôn trọng sự sống; từ Khổng giáo, lòng sùng đạo và sự tôn trọng đối với người già; từ Lão giáo, sự đơn sơ và lòng khiêm Mét sè vÊn ®Ò vÒ 17 tốn” (Xuân Bích, www.). Đối thoại liên tôn giáo còn góp phần phát triển kinh tế. Trong xã hội có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển, đối thoại liên tôn giáo nhìn từ khía cạnh ngoại giao cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế. Các cuộc đối thoại liên tôn giáo không chỉ quan tâm đến những vấn đề thuần túy tôn giáo mà còn quan tâm đến sự giao lưu, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, vì mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là một cá nhân tham gia các mối quan hệ xã hội để phát triển. Chẳng hạn, có thời điểm người ta từng tranh luận rằng Khổng giáo có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của các con Rồng châu Á, cuối cùng đi đến kết luận Khổng giáo với những giá trị như ham học, tiết kiệm, tôn trọng người chủ, đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của các con Rồng châu Á, và chính các giá trị này có ảnh hưởng đến các cộng đồng ngoài châu Á thông qua đối thoại liên tôn giáo. 5. Một số vấn đề đặt ra đối với đối thoại liên tôn giáo hiện nay Đối thoại liên tôn giáo phải góp phần hạn chế, xóa bỏ sự cực đoan trong nhận thức. Hiện nay đối thoại liên tôn giáo đã đạt được nhiều tiến bộ, xây dựng được lòng tin, sự thông hiểu lẫn nhau giữa tín đồ các tôn giáo lớn trên thế giới. Đồng thời, xây dựng được sự tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, các cộng đồng còn có sự khác biệt không nhỏ về đức tin, thậm chí tuyệt đối hóa những giá trị, đức tin của cộng đồng nhất định, dẫn đến thái độ cực đoan trong thực tế. Chẳng hạn, nhiều người Pháp vẫn tự hào về những thành tựu của tự do, dân chủ trong Cách mạng tư sản Pháp, rằng chính những giá trị tự do, dân chủ đó đã làm nên sự thành công cho nước Pháp hiện nay. Và việc vẽ những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohamet của Islam giáo trên tạp chí Charli Hebbdo không phải là phỉ báng thế giới Islam giáo mà là một hình thức của tự do ngôn luận. Nhưng những người Muslim không nghĩ như vậy, đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra, một số phần tử cực đoan đã nã súng vào tòa soạn Charli Hebbdo gây ra sự thảm sát ngày 7/1/2015. Gần đây là vụ xả súng kinh hoàng ở Pháp ngày 13/11/2015 làm hơn 130 người chết. Điều đó đòi hỏi các bên phải có sự nhận thức lại về những giá trị của mình. Từ đó cần thiết phải có sự điều chỉnh những nhận thức cực đoan của tôn giáo mình. Có thể những giá trị đó đem lại thành công cho cộng đồng nhất định nhưng không có nghĩa là phải chĩa sự chỉ trích vào niềm tin của tôn giáo khác. Nó đòi hỏi cả hai cộng đồng đều phải có sự điều chỉnh, tránh cực đoan trong việc đề cao những giá trị của mình mà xâm phạm đến niềm tin, sự sùng tín của cộng đồng khác. Có như vậy mới tránh được sự cuồng tín dẫn đến những vụ Charli Hebbdo tiếp theo. Đối thoại phải trên tinh thần thật sự khoan dung, để thừa nhận những giá trị, niềm tin của nhau nhằm xây dựng hòa bình thế giới. Đối thoại liên tôn giáo có mục đích cao nhất là thừa nhận niềm tin của nhau trên tinh thần khoan dung. Tuy nhiên, hiện nay một số tôn giáo được sự trợ giúp của các thế lực kinh tế, chính trị đã áp đặt những giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền theo tiêu chuẩn phương Tây cho các cộng đồng tôn giáo khác, và coi đó là những giá trị phổ biến đòi hỏi các cộng đồng tôn giáo khác phải thực hành mới đem lại hòa bình, ổn định, phát triển. Những nhận thức có tính áp đặt như trên đã từng gây ra những cuộc xung đột đẫm máu, khiến các lãnh tụ của các tôn giáo 18 Th«ng tin Khoa häc x· héi, sè 4.2016 mất nhiều công sức, thời gian để lấy lại niềm tin của nhau, nhưng dường như các bên vẫn chưa thấm nhuần bài học của quá khứ. Thực tế vẫn chưa có sự khoan dung thật sự. Vì vậy, đối thoại liên tôn giáo trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự tôn trọng thật sự những giá trị, niềm tin, dù thiểu số hay đa số, dù mới hay cũ đều được tôn trọng như nhau trên tinh thần khoan dung. Đối thoại để nhận thức được những biểu hiện nhân danh niềm tin tôn giáo nhằm thực hiện những mục đích chính trị cực đoan. Có thể nói các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các chính khách đều quan ngại trước những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và mong muốn sớm tìm ra giải pháp xây dựng nền hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Nhưng sự toan tính của các thế lực chính trị nhân danh tôn giáo, hoặc lợi dụng tôn giáo cho những tham vọng chính trị đang trở thành yếu tố gây nguy hiểm cho hòa bình thế giới. Sự xuất hiện của Nhà nước tự xưng IS là một hiện thực trực tiếp của tư tưởng nhân danh niềm tin tôn giáo nhằm mục đích chính trị cực đoan. Bắt đầu từ mưu toan của Mỹ ủng hộ phe đối lập lật đổ chế độ cầm quyền của Tổng thống Bashar Al- Assad ở Syria, nhưng ngay lập tức lực lượng do Mỹ hậu thuẫn đã quay súng về phía Mỹ và đồng minh, nhanh chóng thành lập tổ chức khủng bố quốc tế với tên gọi Nhà nước IS, chiêu mộ hàng ngàn tay súng nước ngoài gây ra những tội ác man rợ, đẫm máu cho cộng đồng người Iraq, Syria, Pháp... Ngày 24/9/2014, hơn 120 học giả Islam giáo trên khắp thế giới đã cùng ký tên trong một bức thư ngỏ dài 18 trang sử dụng chính các thuật ngữ của Islam giáo trong kinh Koran gửi cho các chiến binh và tín đồ của IS, tố cáo tổ chức này là phi Islam giáo, vạch trần tư tưởng cực đoan của các chiến binh, những kẻ đã ra tay giết người man rợ, hủy diệt thành tựu văn hóa của nhân loại (Đặng Tài Tính, 2015, tr.58-60). Đồng thời bức thư kêu gọi cộng đồng thế giới chống lại những kẻ nhân danh tôn giáo để khủng bố và giết người, đó là những kẻ phản lại Islam giáo. Vì vậy, cách thức để giải quyết xung đột ở khu vực Trung Đông không thể chỉ bằng súng đạn mà phải bằng đối thoại liên tôn giáo. Cách thức mà các nhà trí thức Islam giáo đưa ra là một phương án như vậy  Tài liệu tham khảo 1. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 2. Xuân Bích, Đối thoại liên tôn: chuyển từ sợ người khác đến sợ cho người khác, www. wordpress.com/009/02/30:2 3. Tý Linh, Những giá trị được chia sẻ giữa Ki tô hữu và người Hồi giáo, www. .com 4. Quách Tâm, Phật giáo với đối thoại liên tôn và những thách thức, www. s.com/009/02/30:2 5. Trần Văn Toàn, Đối thoại giữa các tôn giáo vì hòa bình trên thế giới, www.http//triethoc.edu.vn. 6. Đặng Tài Tính (2015), “Sự can thiệp từ bên ngoài là đổ dầu vào sự xung đột sắc tộc, tôn giáo”, Công tác tôn giáo, số 6. 7. Lê Minh Thiện, Bùi Ngọc Tú (2015), “Tác động của Hồi giáo đến tình hình chính trị-xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian biến động Mùa xuân Arab”, Công tác tôn giáo, số 5.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26180_87934_1_pb_1991.pdf
Tài liệu liên quan