Ngoài những nội dung đã đề cập, Tin Lành phát triển nhanh trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay còn do các
nguyên nhân sau đây:
- Do đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đời sống người dân
vùng Tây Nguyên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn là
vùng nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh
đó, một bộ phận đồng bào nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ dù rất
nhỏ của lực lượng truyền giáo Tin Lành khiến họ dễ dàng có cảm tình và
tin theo đạo.
- Do bất cập của công tác tôn giáo. Các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị xã hội và cán bộ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên hiện nay nhìn chung còn thiếu và yếu. Hạn chế lớn nhất
của đội ngũ cán bộ cơ sở tại Tây Nguyên hiện nay là thiếu năng lực
chuyên môn và thiếu tâm huyết đối với công việc. Ở hầu hết các xã vùng
sâu vùng xa, chức vị chủ chốt trong bộ máy quản lý nhà nước thường do
người dân tộc thiếu số tại chỗ đảm nhận. Trình độ học vấn thấp và kỹ
năng quản lý yếu khiến họ lúng túng khi đối diện với các vấn đề thực
tiễn. Trong khi đó, những người có năng lực chuyên môn tốt (chủ yếu là
cán bộ người Kinh) lại không đủ tâm huyết và hiểu biết để thực sự tham
dự vào đời sống địa phương. Điều này dần tạo ra một khoảng cách vô
hình giữa cán bộ và người dân địa phương9.
11 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Nguyên nhân tin lành phát triển nhanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
VŨ THỊ THU HÀ*
NGUYÊN NHÂN TIN LÀNH PHÁT TRIỂN NHANH
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
Tóm tắt: Tin Lành có mặt ở Tây Nguyên vào thập niên 30 của thế
kỷ XX. Trước năm 1975, mặc dù có lực lượng giáo sĩ hùng hậu, các
phương tiện truyền giáo dồi dào, chính quyền Mỹ - ngụy ủng hộ tối
đa về mọi mặt, nhưng kết quả truyền giáo của Tin Lành ở Tây
Nguyên chưa cao. Những năm gần đây, Tin Lành phát triển nhanh
đột biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả nước, trong đó có
Tây Nguyên. Bài viết tập trung phân tích nguyên nhân Tin Lành
phát triển nhanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ ở Tây
Nguyên hiện nay.
Từ khóa: Tin Lành, đạo đức Tin Lành, dân tộc thiểu số, Tây
Nguyên.
1. Dẫn nhập
Ở Việt Nam, ngay từ thập niên 30 của thế kỷ XX, các giáo sĩ Tin Lành
đã chú trọng truyền giáo lên Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngay cả trong thời
kỳ thuận lợi nhất với lực lượng giáo sĩ hùng hậu, phương tiện truyền giáo
dồi dào, các tổ chức Tin Lành ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới tham gia
tích cực, được chính quyền Mỹ - ngụy ủng hộ tối đa về mọi mặt, nhưng
kết quả truyền giáo của Tin Lành lên Tây Nguyên thu được chưa cao.
Đến năm 1975, Tin Lành có khoảng 15.000 tín đồ tại khu vực Nam
Trường Sơn - Tây Nguyên trên tổng cộng hơn 60.000 tín đồ cả nước.
Những năm gần đây, Tin Lành phát triển nhanh đột biến trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số cho dù điều kiện truyền giáo không thuận lợi như
trước. Hiện nay, số người theo Tin Lành ở một số địa phương tăng gấp
vài ba lần, thậm chí cả chục lần so với năm 1975. Bài viết này tập trung
phân tích nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay.
*
TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin Lành phát triển 113
2. Một số nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay
2.1. Sự thay đổi về thiết chế xã hội và hoàn cảnh sống của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Từ năm 1975 đến nay, khu vực Tây Nguyên có nhiều biến đổi sâu sắc
về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong quá khứ, các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên cư trú tương đối biệt lập, tự cấp tự túc gắn kết chặt chẽ với rừng.
Sau năm 1975, chủ trương phát triển thế mạnh nông nghiệp và lâm nghiệp
của Tây Nguyên dần hình thành một phương thức sản xuất mới thay thế
phương thức sản xuất nương rẫy truyền thống, mở đường cho sự hình
thành mô hình kinh tế hàng hóa: mô hình vườn rẫy chuyên canh cây công
nghiệp. Trong các thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên dần tiếp nhận mô hình kinh tế mới. Cùng với chính sách
mở cửa thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp, phát triển
vùng chuyên canh cây công nghiệp và công nghiệp chế biến, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng của các ngành công nghiệp - dịch
vụ đã làm thay đổi diện mạo kinh tế của toàn khu vực Tây Nguyên. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống cơ sở giao thông,
viễn thông liên lạc, hệ thống điện lưới quốc gia phát triển nhanh chóng tạo
nên biến đổi sâu sắc trong đời sống của các dân tộc thiểu số nơi đây. Sự
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình chuyên
canh cây công nghiệp theo hướng kinh tế thị trường khiến cho một số
lượng đáng kể người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chuyển từ sản xuất tự
cấp tự túc thành nông dân tư hữu trên mảnh đất của gia đình họ. Quá trình
tư hữu hóa về tư liệu sản xuất đồng nghĩa với sự hình thành một nếp tư
duy mới và một lối sống mới mang màu sắc hiện đại. Việc phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng như điện lưới, đường bê tông, bưu điện, đài phát
thanh và các tiện nghi hiện đại như tivi, điện thoại, radio, ô tô, xe máy...
khiến cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên dần chuyển hóa từ cộng
đồng truyền thống sang cộng đồng đô thị, cộng đồng hiện đại.
Trước năm 1975, Tây Nguyên là khu vực đất rộng người thưa so với
các vùng lãnh thổ khác ở Việt Nam. Từ sau năm 1975, chính sách di dân
xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển cây công nghiệp, v.v... đã mở
đường cho làn sóng di cư lên Tây Nguyên. Quá trình này kéo theo sự gia
tăng đột biến về dân số và sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu tộc người.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Tây Nguyên năm 1975 là
114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
1.200.000 người, đến năm 2012 tăng lên 5.338.434 người. Dân số tăng
lên nhanh chóng tạo nên những xáo trộn lớn về tự nhiên, môi trường, văn
hóa, xã hội cho khu vực Tây Nguyên.
Quá trình di dân cũng khiến cho cơ cấu tộc người ở Tây Nguyên biến
đổi nhanh chóng. Từ 19 tộc người vào năm 1954, Tây Nguyên đã có 40
tộc người vào năm 1989. Đến năm 2012, Tây Nguyên có sự hiện diện của
hầu hết các tộc người ở Việt Nam. Các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên
từ nhóm đa số tuyệt đối (90% năm 1945) và đa số (55% năm 1975) đã trở
thành nhóm thiểu số tuyệt đối (26,58% năm 2009) trên chính quê hương
ngàn đời của họ1.
Việc gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu thành phần tộc người ở Tây
Nguyên tạo nên hình thái cư trú xen cư giữa dân tộc thiểu số tại chỗ và
tộc người mới đến thay cho hình thái truyền thống. Trước kia, các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên cư trú thành khu vực tương đối biệt lập, tự cấp tự
túc, ít tiếp xúc với bên ngoài, ít có điều kiện so sánh với cuộc sống của
các tộc người khác. Đời sống tự cấp tự túc của họ khá đầy đủ do đất rộng
người thưa, sản vật rừng phong phú. Khi xen cư với các tộc người khác,
nhất là người Kinh, họ có điều kiện so sánh và nhận ra cuộc sống của họ
kém hơn về mọi mặt. Từ đó, họ có nhu cầu đi tìm “một con đường mới”
nhằm thay đổi cuộc sống.
Trước đây, Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Rừng và đất rừng là không gian văn hóa, không gian tôn giáo, không gian
sinh tồn gắn với cuộc sống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
Sau năm 1975, toàn bộ tài nguyên rừng ở Tây Nguyên được quốc hữu hóa.
Việc này dẫn đến tình trạng hơn 70% đất rừng và đất canh tác (nương rẫy)
thuộc quyền quản lý của các tổ chức Nhà nước, tổ chức kinh tế. Tình
trạng khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng lấy đất sản xuất, chuyển mục đích sử
dụng đất ở Tây Nguyên đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, chưa có giải
pháp ngăn chặn hiệu quả. Theo báo cáo tại Hội thảo Bảo vệ và Phát triển
rừng Tây Nguyên (ngày 14/3/2012 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk), kết quả giải đoán ảnh viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi
trường năm 2012, diện tích rừng có trữ lượng ở Tây Nguyên chỉ còn
khoảng 1,8 triệu ha, độ che phủ chỉ đạt 32,4%2.
Rừng là không gian tâm linh có vai trò tối hậu trong đời sống các dân
tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Việc diện tích đất rừng thu hẹp nhanh
chóng khiến mối liên hệ giữa rừng và con người bị hạn chế, đồng bào mất
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin Lành phát triển 115
dần không gian sinh hoạt tôn giáo của mình. Quá trình đô thị hóa, hiện đại
hóa làm cho sinh hoạt tâm linh gắn với rừng không còn phù hợp với xã hội
hiện đại, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đi tìm một chỗ dựa tinh
thần mới. Điều này đúng như nhận định của Claude Levi-Strauss: “Người
ta phải rất ngây thơ và ác ý khi cho rằng, con người chọn các niềm tin tôn
giáo của mình mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống”3.
Tin Lành gần đây truyền giáo đúng thời điểm các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên có nhu cầu đi tìm “một con đường mới”. Tính hiện đại và gắn chặt
với nền kinh tế thị trường của Tin Lành phần nào đáp ứng được nhu cầu
sinh hoạt tinh thần hiện nay của người dân nên dễ dàng được tiếp nhận.
2.2. Đối tượng truyền giáo và phương pháp truyền giáo của Tin
Lành
Hoạt động truyền giáo là cơ sở quyết định việc một tôn giáo có tạo
được chỗ đứng vững chắc tại một miền đất mới hay không. Truyền giáo
là phương pháp bảo vệ sự sinh tồn của một tôn giáo. Đối với Tin Lành,
hoạt động truyền giáo luôn được đặt lên hàng đầu, vì đó là trách nhiệm và
sứ mệnh vinh quang (theo lời Chúa Giêsu) của từng tín đồ. Sứ mệnh này
được đề cao bởi mệnh lệnh của Chúa Giêsu ghi trong Kinh Thánh:
“Nhưng khi Thánh-Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy
quyền năng, rồi làm chứng nhân cho ta tại Giê-ru-sa-lem, cả Giu-đê, Sa-
ma-ri và cho đến cùng trái đất” (Công vụ các sứ đồ 1: 8); “Hãy đi khắp
thế gian, giảng tin lành cho mọi người” (Mac 16: 15); và “Hãy đi khiến
muôn dân trở nên môn-đồ ta, làm báp-têm cho họ nhơn danh Cha, Con,
và Thánh-Linh” (Mathiơ 28: 19 - 20).
Ở Việt Nam, truyền giáo luôn được Tin Lành chú trọng, trở thành một
trong những đặc trưng và là hoạt động chủ yếu của tôn giáo này. Tính
chất đó được nhấn mạnh ngay từ khi Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền
giáo (C&MA) truyền giáo vào Việt Nam. Trong một tài liệu dùng để
huấn luyện cốt cán Tin Lành, Tiến sĩ Louis L. King, cựu Hội trưởng
C&MA phát biểu: “Mục đích chúng ta nhằm phát động một phong trào
truyền bá phúc âm mạnh mẽ, có thể quét qua thế giới ngoại giáo và rao
giảng phúc âm cứu rỗi cho mọi người càng nhanh càng tốt”4. Trong
chương trình nghị sự đại hội đồng thường niên của các tổ chức Tin Lành
ở Việt Nam, nội dung bàn thảo về truyền giáo luôn là yếu tố hàng đầu.
“Sứ mệnh truyền giáo” cũng được ghi rõ trong Điều lệ của Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam. Điều 2, Điều lệ năm 1963 của Hội Thánh Tin Lành
116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
Việt Nam (Miền Bắc) ghi: “Mục đích của Hội Thánh Tin Lành là hội họp
những người Việt Nam có lòng kính thờ Đức Chúa Trời và có lòng tin
cậy Tin Lành cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ để thành lập Hội Thánh
duy nhất theo như giáo lý đã bày tỏ trong Kinh Thánh Cựu - Tân ước.
Cũng lo truyền bá Tin Lành”. Điều 3, Hiến chương năm 2001 của Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ghi: “Mục đích của Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) là kết hợp những người Việt Nam cùng
một lòng tin kính Đức Chúa Trời, cùng được cứu rỗi bởi Đức Chúa Jesus
Christ và cùng một trách nhiệm trong quyền năng và ân tứ của Đức
Thánh Linh, để xây dựng Hội Thánh và rao giảng Tin Lành”. Điều 3,
Hiến chương 2009 của Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam ghi:
“Mục đích của Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam là kết hợp
những người Việt Nam kính sợ Đức Chúa Trời và hưởng được ơn cứu rỗi
của Ngài qua Chúa cứu thế Jesus để thờ phượng Chúa, xây dựng Hội
Thánh, bảo vệ chân lý và truyền bá phúc âm”.
Tóm lại, truyền giáo là một trong những mục đích quan trọng của các
tổ chức Tin Lành ở Việt Nam, là bổn phận thiêng liêng và sứ mệnh cao
cả của mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin Lành. Điều này giải thích tại sao
Tin Lành chú trọng truyền giáo hơn các tôn giáo khác.
Trong lịch sử truyền giáo của mình, các dân tộc thiểu số luôn là đối
tượng đặc biệt mà Tin Lành hướng tới. Hơn nữa, khi mới du nhập vào
Việt Nam, do cư dân thành thị ít ỏi lại bị Công giáo chiếm ưu thế trong
truyền giáo, điều kiện pháp lý vô cùng khó khăn, nên giáo sĩ Tin Lành đã
tìm đến các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, nơi chính quyền buông
lỏng quản lý, cũng là nơi văn hóa - tôn giáo còn tương đối biệt lập khiến
Tin Lành dễ dàng thâm nhập.
Để thực hiện mục tiêu truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số, ngay từ
đầu, Tin Lành nghiên cứu kỹ về đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý,
nhận thức của từng tộc người. Từ năm 1957, Hội Phiên dịch Kinh Thánh
Wycliffe của Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Mùa hè (Summer Institute of
Lingguistics - SIL) thuộc Trường Đại học North Dakota đã có mặt ở Việt
Nam. Hội tiến hành các chương trình nghiên cứu, xác định yếu tố ngôn
ngữ, dựng chữ viết cho các dân tộc thiểu số sau đó in kinh sách để truyền
đạo. Đến năm 1973, Hội dịch được 27 tài liệu kinh sách sang 22 ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số ở vùng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên như:
Chu Ru, Stiêng, Mnông, Ba Na, Bru, Gia Rai, Giẻ, Sơ Đăng, v.v... Trong
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin Lành phát triển 117
quá trình truyền giáo, Tin Lành khéo léo khai thác đặc điểm văn hóa của
từng tộc người, thực hiện bản địa hóa Tin Lành để có nội dung phương
thức phù hợp dễ thâm nhập. Ví dụ, Tin Lành truyền giáo vào người Mông
được “Mông hóa” thành Vàng Chứ, truyền giáo vào người Dao được
“Dao hóa” thành Thìn Hùng. Còn ở Tây Nguyên, Giêsu được đồng nghĩa
với Yang, gọi là Yang Giêsu.
Một trong những phương pháp truyền giáo tiêu biểu của Tin Lành là
chứng đạo cá nhân. Đây là phương pháp vô cùng đơn giản, dễ thực hiện,
chi phí thấp mà hiệu quả lại rất cao. Phương pháp này được Tin Lành sử
dụng một cách triệt để tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
2.3. Những giá trị đạo đức Tin Lành
Thần học của Tin Lành thể hiện ở ba nội dung cơ bản: chỉ có Chúa
Trời, chỉ có Kinh Thánh và chỉ có ân điển5. Tin Lành đề cao vị trí của
Kinh Thánh, coi đó là quy luật đức tin và chuẩn mực đạo đức cao nhất.
Dựa trên cơ sở quy định trong Kinh Thánh, theo chúng tôi, Tin Lành có
một số giá trị đạo đức sau đây:
Thứ nhất, đạo đức Tin Lành hình thành trên cơ sở niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo có sức mạnh cực kỳ to lớn, biến nhiều ước vọng của
con người thành hiện thực. Niềm tin tôn giáo liên quan đến ý chí và lý trí
của con người, là khởi nguồn làm nên sự thành đạt. Sẽ không có người
nào trở thành lương thiện, nhân ái, chính trực nếu không có niềm tin tôn
giáo hướng đến cái thiện. Tín đồ Tin Lành tin vào Chúa Trời và Kinh
Thánh. Họ cho rằng, ân sủng là điều mà mọi tín hữu có thể đạt được trực
tiếp qua niềm tin tôn giáo. Kinh Thánh có câu: “Người công chính sống
bởi đức tin” (Roma 1: 17).
Tín đồ Tin Lành tìm thấy ở niềm tin tôn giáo một mối ràng buộc về
tâm linh. Từ đó, họ thực hiện những lời răn dạy của Chúa Trời về đạo
đức và lối sống hay tham gia vào tổ chức từ thiện xã hội với tinh thần tự
nguyện. Lương tâm của mỗi tín đồ ngoan đạo thôi thúc họ tự áp dụng
những điều răn dạy vào cuộc sống của mình mà không cần chế tài pháp
luật nào.
Niềm tin tôn giáo đối với tín đồ Tin Lành là hướng đến Chúa Trời với
mục tiêu thay đổi cuộc sống. Max Weber chỉ ra rằng, tín đồ Tin Lành
sống đạo đức để tìm kiếm sự hài hòa, đồng nhất giữa ý nguyện con người
trong cuộc sống hiện tại và ý chí Thượng Đế cho tương lai. Đó là một
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
cuộc sống đạo đức mang tính tích cực, năng động tiến về phía trước và
hướng đến tương lai. Thần học luân lý của Martin Luther và Jean Calvin
khai triển và nhấn mạnh đến chủ thể hành động đạo đức là con người
phải được biến đổi tâm linh để xây dựng hạnh phúc bền vững6. Tín đồ
Tin Lành tin tưởng và thực hiện lối sống công chính theo chuẩn mực của
Chúa Trời sẽ hướng đến sự hoàn thiện bản thân, sống tận tụy vì người
khác, xây đắp tình yêu thương, hướng đến một thế giới tốt lành.
Thứ hai, đạo đức Tin Lành được hình thành trên cở sở tình yêu
thương. Nói cách khác, tình yêu thương là giá trị cốt lõi của Kitô giáo nói
chung, Tin Lành nói riêng. Chúa Giêsu khi tổng kết các điều răn của
Chúa Trời chỉ gói gọn trong hai điều: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn,
hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ
nhất. Còn điều răn thứ hai đây. Cũng như vậy. Ngươi hãy yêu kẻ lân cận
như mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra”
(Mathiơ 22: 37 - 40).
Trong đạo đức Tin Lành, con người trước hết phải yêu Chúa Trời, yêu
bản thân, từ đó yêu tha nhân. Tình yêu thương trong đạo đức Tin Lành
phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Kinh Thánh có câu: “Đức
tin không hành động là đức tin chết” (Giacôbê 2: 17).
Tình yêu thương trong đạo đức Tin Lành phù hợp với truyền thống
“thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt
trong xã hội hiện nay, con người sống trong áp lực từ nhiều phía. Họ bị
cuốn vào guồng quay của nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa con người
với con người bị xói mòn, tình trạng vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều.
Tình yêu thương thực sự là giá trị cần được phát huy và nhân rộng.
Thứ ba, đạo đức Tin Lành nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân. Tín đồ
biểu hiện niềm tin tôn giáo của mình qua tinh thần phục vụ và thái độ
ứng xử lẫn nhau trong cuộc sống theo những lời răn trong Kinh Thánh.
Từ Điều răn thứ 5 đến Điều răn thứ 10 là phép tắc điều chỉnh hành vi cá
nhân trong quan hệ giữa người với người: hiếu kính cha mẹ, không giết
người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói dối, không tham của
cải người khác (Xuất Edipto 20: 12 - 17). Đây là những chuẩn mực đạo
đức nhằm giữ gìn trật tự xã hội, cũng là những chuẩn mực đạo đức trong
xã hội ngày nay.
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin Lành phát triển 119
Mỗi tín đồ Tin Lành có trách nhiệm xã hội như một sứ mệnh do Chúa
Trời giao cho. Max Weber tóm tắt quan niệm đạo đức của Giáo phái
Calvin như sau: “Cách duy nhất để có một cuộc sống đẹp lòng Thiên
Chúa không phải là vượt lên trên nền đạo đức của đời sống trần thế bằng
lối sống khổ hạnh trong tu viện, mà chính là chu toàn trong thế gian các
bổn phận tương ứng với chức phận mà cuộc sống dành cho mỗi người
trong xã hội. Chính vì thế mà các bổn phận trở thành thiên chức của mỗi
người”7. Theo M. Weber, đây là một trong những nhân tố góp phần tạo
nên tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Với tinh thần trách nhiệm cá nhân, tín
đồ Tin Lành thể hiện sự năng động trong cuộc sống với mục đích đem lại
lợi ích cho xã hội bằng lối sống nhiệt tình, giản dị và tiết kiệm. Những
quy tắc ứng xử cùng lối sống của tín đồ Tin Lành phù hợp với xã hội hiện
đại, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xây
dựng và phát triển đất nước hiện nay cần được khuyến khích và phát huy.
Thứ tư, Tin Lành đưa ra những chuẩn mực ràng buộc cuộc sống gia
đình. Theo đó, gia đình được coi là tế bào của xã hội loài người, có vai
trò quan trọng trong việc định hướng phẩm chất đạo đức của con người.
Kinh Thánh đưa ra nhiều lời răn liên quan đến chuẩn mực đạo đức gia
đình, nhất là mối quan giữa cha mẹ và con cái: “Hỡi con, hãy nghe lời
khuyên dạy của cha, chớ bỏ phép tắc của mẹ con” (Châm ngôn 1: 8).
“Ngọn đèn của kẻ rủa cha mẹ mình sẽ tắt giữa vùng tối tăm mờ mịt”
(Châm ngôn 20: 20). “Hãy nghe lời cha đã sanh ra con, chớ khinh bỉ mẹ
con khi người trở nên già yếu” (Châm ngôn 23: 22). “Cha người công
bình sẽ có sự vui vẻ lớn và người nào sinh con khôn ngoan sẽ khoái lạc
nơi nó” (Châm ngôn 23: 24).
Đối với người Tin Lành, hiếu kính có vai trò hết sức quan trọng trong
quan hệ gia đình. Thước đo văn hóa và nền nếp gia phong thể hiện ở sự
hiếu kính của con cái đối với cha mẹ. Đây cũng là đạo lý “uống nước nhớ
nguồn” của người Việt Nam.
Hôn nhân một vợ một chồng của người Tin Lành có điểm tương đồng
với hôn nhân của người Việt Nam và phù hợp với chủ trương, chính sách
của Nhà nước Việt Nam. Điều răn thứ bảy và thứ mười trong mười điều
răn ngăn cấm các hành vi làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình. Điều 69,
Hiến chương Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) quy định: “Mọi
người phải tôn trọng hôn nhân, chung thủy một vợ một chồng; Hội Thánh
không chấp nhận li hôn, ngoại trừ trường hợp ngoại tình; Lời Chúa lên án
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
những hình thức luyến ái như đồng tính, tiền hôn nhân, ngoại hôn nhân,
đa thê, loạn luân, vô luân; Vợ chồng, cha mẹ, con cái và mọi người
trong gia đình phải có lòng hiếu thảo, vâng phục, thương yêu, trung tín,
thủy chung và tôn trọng nhau”. Điều này phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng” và “Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa
có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ”8.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nội dung đã đề cập, Tin Lành phát triển nhanh trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay còn do các
nguyên nhân sau đây:
- Do đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đời sống người dân
vùng Tây Nguyên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn là
vùng nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh
đó, một bộ phận đồng bào nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ dù rất
nhỏ của lực lượng truyền giáo Tin Lành khiến họ dễ dàng có cảm tình và
tin theo đạo.
- Do bất cập của công tác tôn giáo. Các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị xã hội và cán bộ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên hiện nay nhìn chung còn thiếu và yếu. Hạn chế lớn nhất
của đội ngũ cán bộ cơ sở tại Tây Nguyên hiện nay là thiếu năng lực
chuyên môn và thiếu tâm huyết đối với công việc. Ở hầu hết các xã vùng
sâu vùng xa, chức vị chủ chốt trong bộ máy quản lý nhà nước thường do
người dân tộc thiếu số tại chỗ đảm nhận. Trình độ học vấn thấp và kỹ
năng quản lý yếu khiến họ lúng túng khi đối diện với các vấn đề thực
tiễn. Trong khi đó, những người có năng lực chuyên môn tốt (chủ yếu là
cán bộ người Kinh) lại không đủ tâm huyết và hiểu biết để thực sự tham
dự vào đời sống địa phương. Điều này dần tạo ra một khoảng cách vô
hình giữa cán bộ và người dân địa phương9.
Các tổ chức chính trị xã hội như Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân... hoạt động kém hiệu quả, chưa thu hút được người dân tham
gia sinh hoạt. Do kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền của các tổ
Vũ Thị Thu Hà. Nguyên nhân Tin Lành phát triển 121
chức chính trị xã hội, nên người dân chưa nắm vững chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa. Một
thời gian khá dài, hoạt động truyền giáo của các tổ chức tôn giáo bị
buông lỏng quản lý dẫn đến những diễn biến phức tạp khi phát hiện ra.
Một số nơi chậm thống nhất về quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, thiếu giải pháp giải quyết đồng bộ nên xử lý lúng
túng và nặng về biện pháp quản lý hành chính. Một số biện pháp hành
chính đôi khi tạo nên tâm lý phản cảm trong quần chúng, khiến họ dễ lôi
kéo thêm người theo đạo hoặc dẫn đến sự cố kết bền vững của những
người đã theo đạo.
- Do vị trí chiến lược về chính trị và quân sự của Tây Nguyên. Trong
mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, các thế lực nước ngoài luôn tìm
cách chia rẽ đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng, kích động li khai tự trị.
Một số phần tử lợi dụng hoạt động tôn giáo để tập hợp lực lượng đối lập,
kích động gây rối, gây mất ổn định chính trị xã hội, quốc tế hóa vấn đề
dân tộc, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số để chống Nhà nước Việt Nam.
Điển hình là các vụ bạo loạn đòi thành lập “Nhà nước Đềga” năm 2001
và năm 2004 ở Tây Nguyên.
3. Kết luận
Tin Lành có những giá trị phù hợp với đạo đức, lối sống của người
dân và công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam; đáp ứng nhu cầu của
một bộ phận người dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, ở Tây Nguyên
nói riêng đang tìm “một con đường mới” nhằm thay đổi cuộc sống. Với
mục đích hướng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tin Lành có những
phương pháp truyền giáo hiệu quả, nên nhanh chóng được một bộ phận
không nhỏ người dân ở Tây Nguyên tiếp nhận.
Tin Lành ở Tây Nguyên cần được tiếp cận một cách khách quan, đa
chiều để có chính sách hiệu quả. Cần phân biệt việc lợi dụng tôn giáo với
nhu cầu thực về tâm linh của cộng đồng dân tộc thiểu số. Những hành
động lợi dụng Tin Lành vào mục đích chính trị, chống phá Nhà nước phải
kiên quyết ngăn chặn. Nhu cầu tâm linh đích thực của người dân cần
được tôn trọng để Tin Lành có thể phát huy tối đa giá trị phù hợp với xã
hội hiện đại, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam
hiện nay./.
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014
CHÚ THÍCH:
1 Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú chủ biên (2014), Hướng tới phát triển bền vững
Tây Nguyên, Nxb. Tri thức, Hà Nội: 147.
2 Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú chủ biên (2014), Hướng tới phát triển bền vững
Tây Nguyên, sđd: 333.
3 Claude Levi-Strauss (1995), Tristes Tropiques, Penguin Edition: 148.
4 Mục sư D.R. Wetzel, “Bối cảnh truyền giáo Phúc âm Liên hiệp”, tài liệu dùng
cho việc huấn luyện mục sư, truyền đạo theo hình thức đào tạo từ xa, dẫn theo:
Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm (2007), Báo cáo tổng quan Đề tài cấp Bộ “Tin
Lành: vấn đề hôm nay và những năm sắp tới trên địa bàn Tây Nguyên”, tư liệu
lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
5 Jean Baubérot (2006), Lịch sử đạo Tin Lành, Nxb. Thế giới, Hà Nội: 9 - 22.
6 Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
Nxb. Tri thức, Hà Nội.
7 Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
sđd: 142.
8 Điều 2 và Điều 4, Luật hôn nhân và gia đình 2001,
9 Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú chủ biên (2014), Hướng tới phát triển bền vững
Tây Nguyên, sđd: 153.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jean Baubérot (2006), Lịch sử đạo Tin Lành, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
2. Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm (2007), Báo cáo tổng quan Đề tài cấp Bộ “Tin Lành:
vấn đề hôm nay và những năm sắp tới trên địa bàn Tây Nguyên”, tư liệu lưu trữ
tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú chủ biên (2014), Hướng tới phát triển bền vững
Tây Nguyên, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
4. Luật hôn nhân và gia đình 2001,
5. Class Levi Strass (1995), Tristes Tropiques, Penguin Edition.
6. Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
Nxb. Tri thức, Hà Nội.
Abstract
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26511_89142_1_pb_3535.pdf