Nghiên cứu tôn giáo - Quan niệm về khoan dung tôn giáo của charles montesquieu

C. Montesquieu còn khảo cứu sự tác động của luật tôn giáo và luật dân sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ông nhận xét khái quát về vấn đề này như sau: “Mục tiêu lớn của hôn nhân là xóa bỏ những hồ nghi về quan hệ nam nữ bất hợp pháp. Do đó, hôn nhân mang đậm tính cách tôn giáo. Các điều luật dân sự cũng tham gia vào để làm cho cuộc hôn nhân có đủ tính hợp lệ”25. Như vậy, trong quan niệm của C. Montesquieu, tôn giáo và luật pháp có mối tương quan mật thiết với nhau. Luật pháp có vai trò uốn nắn những sai lầm của tôn giáo và ngược lại. Ngoài tính đặc thù, chúng có sự tác động tương hỗ tích cực tới nhau. Quan điểm này của Montesquieu, theo chúng tôi, hoàn toàn có cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, với sự nhạy cảm về tôn giáo và chính trị, việc phát huy lợi thế riêng và tác động tương hỗ giữa chúng có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới.

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Quan niệm về khoan dung tôn giáo của charles montesquieu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 – 2014 3 NGUYỄN THỊ HOÀN∗ QUAN NIỆM VỀ KHOAN DUNG TÔN GIÁO CỦA CHARLES MONTESQUIEU Tóm tắt: Charles de Secondat Montesquieu (1689 - 1755) là triết gia, luật gia người Pháp. Cùng với Francois Marie Voltaire, Jean Jacques Rousseau, C. Montesquieu đã góp phần tạo nên thời kỳ Khai sáng huy hoàng trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn hóa Pháp nói riêng. Khi luận bàn về tôn giáo, C. Montesquieu thẳng thắn thừa nhận: “Tôi chưa hề là một nhà thần học. Tôi là một văn gia chính trị nên trong tác phẩm này có thể có điều chỉ hoàn toàn đúng trong cách suy nghĩ của người đời, chứ không xem xét trong mối tương quan với các chân lý cao xa”1. Tuy nhiên, những luận bàn của ông về tôn giáo, mối tương quan giữa tôn giáo với luật pháp trong đời sống chính trị xã hội, nhất là những nét độc đáo về khoan dung tôn giáo không chỉ gợi lên những suy ngẫm về văn minh Châu Âu và văn hóa Pháp, mà còn đặt ra những vấn đề có tính chất thời đại. Từ khóa: Charles Montesquieu, khoan dung tôn giáo, thần luật, thế luật. 1. Quan niệm của Charles Montesquieu về khoan dung tôn giáo C. Montesquieu dành toàn bộ Chương 9 trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật để luận giải về “Sự khoan dung tôn giáo”. Ông đặt vấn đề ngay từ đầu chương: “Chúng ta là nhà chính trị, không phải là nhà thần học, mà ngay cả nhà thần học cũng cần phân biệt sự khoan dung đối với tôn giáo và sự tán thành tôn giáo ấy”2. Ở đây, C. Montesquieu khẳng định, khoan dung tôn giáo không đồng nhất với sự tán thành tôn giáo. Khoan dung tôn giáo bao hàm sự tán thành tôn giáo, nhưng hai khái niệm này không đồng nhất. Trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, C. Montesquieu chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về khoan dung tôn giáo. Nhưng thông qua ∗ ThS., Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 sự phân tích của ông về nguồn gốc ra đời tôn giáo, vai trò tôn giáo trong đời sống tinh thần của con người và thái độ với tôn giáo đã gợi cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn về khái niệm này. C. Montesquieu xuất phát từ tình cảm tôn giáo để luận giải về nguồn gốc ra đời tôn giáo. Theo ông, trong đời sống xã hội, người mộ đạo và người vô thần đều nói về tôn giáo, người này nói về điều anh ta yêu, người kia nói về điều anh ta e ngại. Từ việc nhận thức sự tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội của tôn giáo, C. Montesquieu kết luận: “Không có gì an ủi hơn là tìm thấy thần thiêng hiện diện để cùng họ nói lên niềm đau khổ và sự yếu đuối của mình”3. Bằng việc phân tích yếu tố tình cảm ở góc độ sợ hãi và cần sự an ủi trong tinh thần con người, C. Montesquieu khẳng định nhân tố tâm lý là nguyên nhân xuất hiện tôn giáo. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới niềm tin tôn giáo khi cho rằng, sức mạnh chủ yếu của tôn giáo từ chỗ “người ta tin vào tôn giáo”. Do đó, bất cứ khi nào nhu cầu tâm lý của con người cần một sự che chở, an ủi thì tôn giáo sẽ xuất hiện. Có thể thấy, tư tưởng trên của C. Montesquieu có nhiều nét tương đồng với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Xuất phát từ tình cảm tôn giáo, C. Montesquieu cảnh báo tránh hình phạt với tôn giáo. Bởi lẽ, theo ông: “Hình phạt gây nên sự sợ hãi. Cái sợ này xóa cái sợ kia. Đứng giữa hai cái sợ đó, tâm hồn giáo dân trở nên hung tàn”4. Ông khuyên các nhà làm luật rằng, biện pháp chắc chắn với tôn giáo là “ân sủng, bằng tiện nghi đời sống, bằng hy vọng làm giàu. Đừng gây ra tức giận mà hãy làm cho người ta lạnh nhạt, đó là khi các ham muốn thế tục lay động tâm hồn, còn ham muốn do tôn giáo gợi lên thì chìm vào im lặng”5. Đánh giá về điều này, Lê Tuấn Huy cho rằng, C. Montesquieu xem đây là “quy luật chung trong việc thay đổi tôn giáo”6. Đi sâu phân tích nhân tố tình cảm làm xuất hiện tôn giáo, C. Montesquieu chỉ ra vai trò to lớn của tôn giáo với đời sống xã hội. Theo ông, luật của tôn giáo được xác lập trên cái ưu việt. Người ta có thể thay đổi pháp luật, thay đổi thể chế nhà nước, nhưng thiết chế tôn giáo thì bao giờ cũng được coi là ưu việt. Hơn thế, C. Montesquieu còn khẳng định, khi con người có tự do tôn giáo thì chúng ta được nhiều mà chẳng mất gì cả. Quyền tự do tôn giáo của công dân đòi hỏi nhà nước, pháp luật đảm bảo. Ngược lại, bất kỳ một tôn giáo hay một công dân nào không những không được quấy rối nhà nước, mà còn không được quấy rối lẫn nhau, không được quấy rối nhu cầu tôn giáo hay không tôn giáo của công dân Nguyễn Thị Hoàn. Quan niệm về khoan dung 5 khác. Luận giải về tình cảm tôn giáo của C. Montesquieu đã gợi mở những suy ngẫm về tự do và bình đẳng tôn giáo giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong đời sống xã hội, C. Montesquieu đặt vấn đề: “Nguyên tắc cơ bản của một luật chính trị trong vấn đề tôn giáo là: khi một nước có thể tự chủ cân nhắc giữa việc công nhận hay không công nhận tôn giáo mới thì chớ nên công nhận, nhưng một khi tôn giáo đã thiết lập rồi thì nên khoan dung”7. C. Montesquieu còn thể hiện rõ quan điểm bác bỏ tư tưởng xem thường vai trò của tôn giáo trong các thuyết vô thần hay thái độ phủ nhận tôn giáo. Điều này được minh chứng rõ hơn trong Chương 2, Quyển XXIV, tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật với nhan đề “Nghịch lý của Bayle”. C. Montesqueiu bác bỏ quan điểm của Bayle, một trong những người giữ vị trí lớn trong lịch sử tư tưởng Pháp, khi ông này muốn chứng minh vô thần tốt hơn là sùng bái ngẫu tượng, hay nói cách khác là, không theo tôn giáo nào thì ít nguy hiểm hơn. C. Montesquieu chỉ ra nghịch lý của tư tưởng trên bằng kết luận: “Nói như thế chẳng qua là ngụy biện theo kiểu: Con người tồn tại thì chẳng ích gì, mà Thượng đế tồn tại mới là có ích”8 và “Nếu chỉ kể ra một tràng dài những điều tôn giáo gây nên mà không nói gì đến những điều tôn giáo đưa lại thì đó là cách luận giải sai lạc về tôn giáo”9. C. Montesquieu có thời gian dài làm việc tại Tòa án Pháp. Bên cạnh việc quan tâm đến chính trị xã hội, ông còn thích khám phá nhiều quốc gia và vùng miền văn hóa khác nhau. Ông đi nhiều nước Châu Âu như Áo, Hungary; sống một thời gian tại Italia và Anh trước khi trở về Pháp. Chính những trải nghiệm thực tiễn này giúp ông tích lũy được vốn kiến thức uyên thâm và tư liệu thực tế phong phú trên nhiều lĩnh vực. Khi tìm hiểu về các tôn giáo khác nhau cũng như những quy định tôn giáo có dịp tận mắt chứng kiến, C. Montesquieu bộc lộ khá rõ quan điểm phê phán hay tán đồng về những tôn giáo ấy. Trong Chương 13 “Lời khuyên can rất cung kính trình lên tôn giáo pháp đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha”, C. Montesquieu bất bình tới việc một cô gái 18 tuổi bị thiêu trong lễ hỏa hình. Ông tin đây là “điều vô ích nhất, chưa bao giờ tôi làm như thế này”10. Ông không chỉ gay gắt phê phán, mà còn khước từ những quy tắc tôn giáo xâm phạm tới con người, đặc biệt là tính mạng và nhân phẩm con người. Ngược lại, khi nghiên cứu về phái Khắc kỷ, C. Montesquieu đã ngợi ca những giá trị đạo đức của phái này. Theo ông, đó là dạng thức 6 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 tôn giáo “coi giàu sang, danh vọng, khổ đau, phiền não, lạc thú đều là vô nghĩa, họ chỉ lo toan cho hạnh phúc con người, lo toan thực hành nghĩa vụ xã hội”11. Hơn thế, ông còn vui sướng khi phát hiện ra những giá trị nhân bản của phái này. Theo ông: “Hình như chỉ có hạnh phúc của người khác là có thể làm tăng hạnh phúc của bản thân mình”12. Với thái độ ca ngợi việc chăm lo hạnh phúc cho người khác của phái Khắc kỷ, C. Montesquieu coi việc tiêu diệt môn phái của Zenon khắc kỷ là một tai họa cho nhân loại. Không chỉ vậy, ông còn ca ngợi tình yêu thương con người là một giá trị cao đẹp của Công giáo. C. Montesquieu có thiên hướng đề cao những giá trị của Công giáo. Bởi vì, theo ông, tôn giáo này đề cập tới tình thương yêu con người một cách đầy đủ nhất. Với thái độ ca ngợi và phê phán rõ ràng như thế, C. Montesquieu đã đặt vấn đề có tính chất gợi mở về cách hiểu sự khoan dung tôn giáo theo một cách đầy đủ. Theo ông, khoan dung tôn giáo không chỉ là tán thành tôn giáo, mà còn phải thấy được vai trò quan trọng của tôn giáo trong đời sống tâm lý của con người trong xã hội. Ông bác bỏ không khoan nhượng quan điểm quét sạch tôn giáo và xem thường vai trò tôn giáo của một số nhà tư tưởng trong lịch sử. Đồng thời, ông cũng yêu cầu phải có thái độ đúng đắn và khách quan khi đánh giá về những tôn giáo khác nhau trong lịch sử. Như vậy, ở đây, tư tưởng khoan dung tôn giáo của C. Montesquieu có nhiều nét tương đồng với tư tưởng tự do tôn giáo và không tôn giáo của công dân trong xã hội. Tự do này đòi hỏi sự tôn trọng và bảo vệ của xã hội. Đồng thời, ông cũng đặt ra yêu cầu người tham gia tôn giáo phải có thái độ tôn trọng các tôn giáo khác và tôn trọng nhà nước cũng như pháp luật. 2. Mối quan hệ giữa thần luật và thế luật, nét độc đáo trong quan niệm khoan dung tôn giáo của Charles Montesquieu C. Montesquieu nhấn mạnh tới việc “xem xét các tôn giáo khác nhau trong mối tương quan về lợi ích mà tôn giáo có thể tạo ra trong trạng thái dân sự, dù đó là tôn giáo có nguồn gốc trên trời hay các tôn giáo có nguồn gốc dưới đất”13. Ở đây, C. Montesquieu nhấn mạnh tới việc xem xét lợi ích của tôn giáo nói chung (thần luật) tác động tới trạng thái dân sự (thế luật) như thế nào. Ông giải quyết mối quan hệ này như sau: Thứ nhất, giữa tôn giáo và luật pháp đều có lợi ích đặc thù. Lợi ích của luật pháp là duy trì trật tự khi con người sống trong một xã hội. Muốn duy trì trật tự ấy cần phải “quy định rõ quan hệ giữa người cai trị với Nguyễn Thị Hoàn. Quan niệm về khoan dung 7 người bị cai trị”14. Lợi ích của tôn giáo là an ủi con người, giúp họ vượt lên những trạng thái đau khổ và yếu đuối của bản thân. Trong việc giải quyết quan hệ giữa thần luật/ tôn giáo và thế luật/ luật pháp, C. Montesquieu khẳng định tính đặc thù của từng lĩnh vực. Theo ông: “Một tôn giáo chân chính, chỉ cần một chút vô tư cũng đủ thấy rằng tôi không bao giờ có ý định buộc lợi ích của tôn giáo phải nhường bước cho lợi ích của chính trị, mà là liên kết hai lợi ích này. Muốn thế thì phải hiểu rõ hai lợi ích ấy”15. Quan điểm này của C. Montesquieu cho tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi lẽ, tôn giáo và chính trị là hai thành tố của kiến trúc thượng tầng có nét đặc thù cũng như lợi ích riêng. Khi xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị/ luật pháp, cần phải tôn trọng những lợi ích riêng của chúng, không thể bắt lợi ích tôn giáo phải nhường bước cho lợi ích chính trị hay lợi ích luật pháp; cũng không thể có trường hợp ngược lại, lợi ích luật pháp phải nhường bước cho lợi ích tôn giáo. Điều này do tôn giáo khác chính trị ở chỗ: “Sức mạnh chủ yếu của tôn giáo nảy sinh từ chỗ con người ta tin vào tôn giáo. Sức mạnh chủ yếu của pháp luật nảy sinh từ chỗ người ta sợ pháp luật”16. Trong thời đại ngày nay, chúng ta vẫn thấy một số dân tộc khi giải quyết vấn đề chính trị chưa quan tâm tới đặc thù tôn giáo, làm cho lợi ích tôn giáo bị xâm hại, dẫn đến việc phải trả giá đắt cho hành động đó. Họ chưa nhận thức được tôn giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. C. Montesquieu đã cảnh báo việc cần quan tâm tới lợi ích tôn giáo qua cách sự ví von khá độc đáo: Một ông vua yêu tôn giáo mà biết sợ tôn giáo giống như con sư tử chịu làm theo bàn tay hay lời nói vuốt ve của người dạy thú. Hoặc: “Kẻ nào sợ tôn giáo và ghét tôn giáo thì giống như con thú dữ đang cắn phá dây xích, toan vồ lấy người qua mặt nó. Kẻ nào không có tôn giáo thì giống như con dã thú kia chỉ cảm thấy tự do khi được chồm lên vồ lấy con mồi”17. Với cách ví von hóm hỉnh này, C. Montesquieu muốn khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc chế ngự bản năng con người, cũng như vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội; đòi hỏi phân biệt giữa việc có tôn giáo và việc lạm dụng tôn giáo. Ông còn cảnh báo: “Khi người ta đem tôn giáo đến cho một dân tộc bằng bàn tay của một kẻ chinh phục thì đó là điều đau khổ cho bản chất người”18. Có thể thấy, C. Montesquieu đã đứng trên quan điểm khách quan khi xem xét vấn đề tôn giáo. 8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 Thứ hai, trong tác phẩm của mình, C. Montesquieu cũng khẳng định, giữa thần luật và thế luật có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Mối quan hệ tương tác ấy thể hiện ở việc: “Các luật dân sự đôi khi uốn nắn lỗi lầm tôn giáo”19. Ông giải thích luận điểm này như sau: Tồn tại tôn giáo, bên cạnh mặt tích cực thì vẫn còn mặt hạn chế như “tính đơn giản hay mê tín đôi khi dựng lên chuyện thần bí, bày ra lễ lạt, xâm phạm đến trinh tiết của con gái”20. Khi đó, việc người cha tới miếu thờ để làm lễ thần bí cho vợ con mình được luật pháp cho phép. C. Montesquieu khẳng định, đây là “điều luật dân sự rất hay nhằm duy trì phong tục và chống lại sự lầm lẫn trong tôn giáo”21. Tiếp theo, ông viện dẫn việc Auguste cấm một nam thanh niên và một nữ thanh niên cùng tham gia lễ hội vào ban đêm nếu không có người thân đứng tuổi cùng đi; hay việc không cho phép thanh niên nam nữ trần truồng tham gia cuộc chạy đua trong lễ tế thần ở đồi Lupercaless,... để khẳng định những quy định khắt khe của luật dân sự đó góp phần hạn chế tiêu cực của tôn giáo. Theo C. Montesquieu, mối tương tác giữa luật pháp và tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, tôn giáo tham gia vào việc khắc phục khuyết điểm của thể chế chính trị22. Ông giải thích, tôn giáo có thể ủng hộ nhà nước khi luật chính trị bất lực. Với những nước hay xảy ra nội chiến, tôn giáo có thể thiết lập lại hòa bình trong một bộ phận của quốc gia đó, chẳng hạn: người Eleens ở Hy lạp với tư cách là kẻ truyền giáo của thần Apollon được hưởng nền hòa bình vĩnh cửu; hay thành phố Meaco của Nhật Bản luôn duy trì được bình yên, vì đó là thành phố của thần. Ông cũng cho rằng, với những nước thường nổ ra chiến tranh, khi luật pháp không thể ngăn ngừa chiến tranh, khi ấy tôn giáo có vai trò rất lớn. Bởi lẽ, tôn giáo có thể tuyên bố thời điểm hòa bình hay đình chiến để dân chúng sinh sống. Ông lấy ví dụ ở các bộ lạc Arab quy định một năm có bốn tháng không ai được làm chuyện thù hằn nhau hay gây rối, nếu có thời nhỏ nhặt nhất đều bị coi là vi phạm luật tôn giáo. Còn ở Pháp, mỗi khi các quận chúa tiến hành chiến tranh hay ký kết hòa bình thì tôn giáo tổ chức lễ đình chiến vào một mùa nào đó. Ngoài ra, C. Montesquieu khẳng định, con người trong xã hội bị cai trị bởi nhiều thứ luật khác nhau. Mỗi luật cấu thành bởi các nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc đầu tiên là nhà làm luật phải phân biệt sự khác nhau giữa thần luật và thế luật: “Không nên dùng luật của trời để xác lập cái gì cần phải xác lập bằng luật của người. Cũng không nên dùng luật của Nguyễn Thị Hoàn. Quan niệm về khoan dung 9 người để điều chỉnh cái gì cần phải điều chỉnh bằng luật của trời”23. Các luật đó, theo ông, khác nhau về nguồn gốc, đối tượng và tính chất. Thế luật phụ thuộc và phát sinh bởi ý chí của con người, trong khi thần luật mang tính vĩnh hằng: “Luật của con người được xác lập trên cái thiện. Luật của tôn giáo xác lập trên cái ưu việt. Cái thiện có thể là nhiều thứ nên có thể thay đổi mục tiêu. Cái ưu việt thì chỉ có một nên không thay đổi”24. Trong xã hội dân sự, cai trị không phải là nhất thành bất biến mà luôn có sự biến đổi, do đó cần phải có “dây cương” để kiểm soát sự biến đổi, nơi mà luật tôn giáo vừa cố định, vừa làm được điều đó. Sức mạnh của tôn giáo là lòng tin, còn sức mạnh của luật pháp là sự cưỡng chế, do đó phải lưu ý điều chỉnh sự cân bằng giữa luật pháp và tôn giáo. C. Montesquieu còn khảo cứu sự tác động của luật tôn giáo và luật dân sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ông nhận xét khái quát về vấn đề này như sau: “Mục tiêu lớn của hôn nhân là xóa bỏ những hồ nghi về quan hệ nam nữ bất hợp pháp. Do đó, hôn nhân mang đậm tính cách tôn giáo. Các điều luật dân sự cũng tham gia vào để làm cho cuộc hôn nhân có đủ tính hợp lệ”25. Như vậy, trong quan niệm của C. Montesquieu, tôn giáo và luật pháp có mối tương quan mật thiết với nhau. Luật pháp có vai trò uốn nắn những sai lầm của tôn giáo và ngược lại. Ngoài tính đặc thù, chúng có sự tác động tương hỗ tích cực tới nhau. Quan điểm này của Montesquieu, theo chúng tôi, hoàn toàn có cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, với sự nhạy cảm về tôn giáo và chính trị, việc phát huy lợi thế riêng và tác động tương hỗ giữa chúng có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới. Quan niệm về khoan dung tôn giáo của Montesquieu có nhiều nét tương đồng với ý kiến John Locke. Trong tác phẩm A Letter Concerning Toleration 1689, John Locke từng viết: “Công việc của tôn giáo chân chính không phải ở chỗ nó được thiết lập để dựng lên một vẻ tráng lệ bề ngoài, không phải là để có được thống trị tăng lữ, mà cũng không thể thực hiện một sức mạnh áp chế, mà là điều chỉnh đời sống theo những quy luật đạo đức và tín ngưỡng”26. C. Montesquieu đồng ý với quan điểm của J. Locke khi cho rằng, tổ chức tôn giáo là một hội đoàn tự nguyện và tự do. Nhưng tư tưởng khoan dung tôn giáo của C. Montesquieu còn tiến xa hơn J. Locke và nhiều nhân vật cùng thời với ông khi chỉ ra nguồn gốc nhận thức luận của tôn giáo một cách duy vật, phương thức hạn chế tôn giáo bằng luật dân sự, vai trò to lớn của tôn giáo đối với đời sống xã hội. 10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 Những hạn chế của thời đại và giai cấp ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng khoan dung tôn giáo của ông. Tuy nhiên, những giải pháp mà ông đưa ra về tôn giáo không chỉ là “một sự dung hợp khách quan khoa học cần có, mà còn mang giá trị hoàn toàn hiện thực mà không một quốc gia nào không xem như một chủ trương khả thi nhằm hạn chế thần quyền, nếu không muốn thất bại trong cuộc đấu tranh giữa thế giới trần tục và thế giới thần linh”27. 3. Ý nghĩa phương pháp luận từ quan niệm về khoan dung tôn giáo của Charles Montesquieu Từ quan niệm về khoan dung tôn giáo, C. Montesquieu đã đặt ra vấn đề với các nhà chính trị và các nhà luật học khi xây dựng luật pháp cần hiểu biết sâu sắc về tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tôn giáo với luật pháp; phân định lợi ích riêng và tính đặc thù của tôn giáo và luật pháp, song cũng thấy sự tương tác giữa chúng. Quan niệm về khoan dung tôn giáo của C. Montesquieu đặt ra vấn đề cần xem xét tôn giáo như một khía cạnh của văn hóa; phát huy những giá trị của tôn giáo, phê phán và bác bỏ những quy định lạc hậu trong tôn giáo xâm phạm tới quyền tự do của con người. Đề cao tự do tôn giáo hay không tôn giáo của công dân, yêu cầu nhà nước và luật pháp phải tôn trọng vấn đề này. Xây dựng nguyên tắc bình đẳng không chỉ giữa những người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, mà còn giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Những đề xuất của C. Montesquieu là cơ sở để xây dựng luật pháp về tôn giáo cũng như các quyền con người nhìn từ khía cạnh công dân và tín đồ. C. Montesquieu kịch liệt phản đối hình phạt với tôn giáo. Ông nhấn mạnh, sức sống lâu bền của tôn giáo là niềm tin, vì thế cần chú ý tới đời sống tâm linh của các tín đồ. Vai trò tích cực của tôn giáo cần được phát huy trong việc xây dựng và quản lý nhà nước bằng luật pháp. Tuy C. Montesquieu không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về khoan dung tôn giáo. Nhưng khi luận bàn về tôn giáo, ông có những quan niệm khá độc đáo về khoan dung tôn giáo với nhãn quan của một nhà văn hóa chính trị, mang nhiều nét tiến bộ và đáng trân trọng. Bởi lẽ, tinh thần khoan dung tôn giáo đang trở thành nguyên tắc chung và trở thành xu thế của thời đại ngày nay./. Nguyễn Thị Hoàn. Quan niệm về khoan dung 11 CHÚ THÍCH: 1 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội: 193. 2 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 204. 3 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 202. 4 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 204. 5 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 205. 6 Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh: 125. 7 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 205. 8 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 193. 9 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 194. 10 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 206. 11 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 198. 12 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 198. 13 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 192. 14 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 42. 15 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 193. 16 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 211 17 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 194. 18 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 196. 19 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 199. 20 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 199. 21 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 199. 22 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 199. 23 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 210. 12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 24 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 211. 25 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 213. 26 John Locke (1990), A Letter Concerning Toleration, Prometheus Books, New Yok: 13. 27 Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, sđd: 126. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2005), Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Quang Hưng (2010), Nghiên cứu tôn giáo: Nhân vật và Sự kiện, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 4. Charles Montesquieu (Hoàng Thanh Đạm dịch, 2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội. 5. Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26496_89100_1_pb_8171.pdf
Tài liệu liên quan