Nghiên cứu tôn giáo - Sinh hoạt đạo truyền thống của công giáo tại Quảng bình

Rước kiệu cũng là một hình thức nghi lễ được nhiều giáo xứ ở Quảng Bình chuyên chú thực hiện từ nhiều đời nay. Ở Giáo xứ Hòa Ninh, truyền thống rước kiệu Xuân Thủ được tổ chức từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX. Cứ mỗi dịp xuân sang, người Công giáo trong vùng lại tổ chức rước kiệu nhằm cầu mong năm mới nhân khang vật thịnh. Kiệu mùa xuân được trang hoàng đẹp, khởi hành từ nhà thờ xứ đi lên xóm Đồng, qua Diên Trường, Vĩnh Tân rồi trở về Hòa Ninh. Có năm, hành trình của kiệu thay đổi, đi từ Diên Trường, xóm Đồng hoặc Vĩnh Tân , nhưng bao giờ kết thúc là nghi thức dâng hoa và chầu Thánh thể. Tại Vĩnh Phước, việc rước kiệu thường được tổ chức vào dịp Lễ Thánh quan thầy (Đức Mẹ Camelo) hay Lễ Đức Mẹ hồn và xác lên Trời. Giáo xứ sẽ chung một kiệu lớn (gọi là kiệu chính hay kiệu xứ), chạm trổ công phu và uy nghi. Ngoài ra, mỗi xóm lại có các kiệu nhỏ riêng của mình. Giáo xứ cắt cử tám người mặc áo thụng đỏ có dây đai thắt lưng để gánh kiệu chính. Trong những cuộc rướ c long trọng với sự tham dự của linh mục thì đoàn rước kiệu còn sử dụng cả dàn điện chạy bằng ắc quy. Dây điện chạy dài nối cả đoàn rước và được bật sáng rực cùng với máy hát phát các bài hát theo đúng chủ đề. Đoàn rước kiệ u đi đầu là Thánh giá, đến Ban Hành giáo và nhóm người đọc kinh (thường là các bà, các mẹ). Các kiệu nhỏ đi trước, kiệu xứ đi sau cùng. T ất cả tạo thành một đoàn dài xuất phát từ nhà thờ xứ đi theo bờ sông lên xóm Giữa, ra vùng Mả Hóp, qua xóm Thượng đến khu Văn Thánh và kết thúc bằng việc trở lại nhà thờ. Sau khi đi trọn vòng, tất cả vào chầu chung, linh mục dâng mình thánh, mọi người tạ ơn Chúa

pdf11 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Sinh hoạt đạo truyền thống của công giáo tại Quảng bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 ĐOÀN TRIỆU LONG* SINH HOẠT ĐẠO TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG GIÁO TẠI QUẢNG BÌNH ** Tóm tắt: Công giáo ở Quảng Bình có một thời gian dài thuộc quyền quản lý hành chính đạo của Giáo phận Vinh và Giáo phận Huế. Đến tháng 5/2005, Công giáo ở Quảng Bình mới thuộc quyền quản lý hành chính đạo của Giáo phận Vinh. Bài viết trình bày khái quát đời sống đạo tại các giáo xứ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhất là các nghi lễ Công giáo được diễn đạt thông qua và hòa nhập vào truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên nét độc đáo của vùng Công giáo Quảng Bình. Từ khóa: Sinh hoạt đạo truyền thống của Công giáo, nghi lễ Công giáo, Quảng Bình. Vùng đất Quảng Bình được biết đến với dòng sông Gianh như một vết cắt giữa lòng dân tộc, tạo nên hai vùng Đà ng Trong và Đàng Ngoài suốt nhiều thế kỷ. Với ranh giới này, Công giáo ở Quảng Bình cũng từng bị chia đôi một thời gian dài thuộc về Giáo phận Vinh và Giáo phận Huế. Đến ngày 5/5/2005, Công giáo hai nửa Bắc và Nam của tỉnh này mới nhập lại để thuộc sự quản lý hành chính đạo của G iáo phận Vinh. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình, vùng đất có những hang động thiên nhiên kỳ thú bậc nhất thế giới, chứng kiến sự hiện diện của Công giáo và Phật giáo. Trong hai tôn giáo ở Quảng Bình hiện nay, Công giáo có số lượng nhiều hơn so với Phật giáo. Tính đến đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Công giáo có mặt trong 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 69 đơn vị hành chính cấp xã , với 36 chức sắc, 101.070 tín đồ, chiếm trên 11% dân số toàn tỉnh. Tổ chức của Công giáo ở Quảng Bình hiện có 2 giáo hạt, 32 giáo xứ, 94 giáo họ, 88 cơ sở thờ tự, trong đó có 87 nhà thờ và 1 tu viện Dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương. Trong khi đó, Phật giáo ở Quảng Bình phân bố trên 29 xã của 6 huyện , với 8 cơ sở thờ tự, 16 * TS., Học viện Chính trị khu vực 3, Đà Nẵng. ** Nghiên cứu này đư ợc tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (NAFOSTED) trong Đề tài mã số I2.3 -2012.17. Đoàn Triệu Long. Sinh hoạt đạo truyền thống... 81 81 chức sắc, 3.131 tín đồ, chiếm khoảng 0,3% dân số toàn tỉnh . Như vậy, số lượng tín đồ Công giáo tại Quảng Bình nhiều hơn 30 lần so với số lượng tín đồ Phật giáo trên địa bàn . Trong số các đơn vị hành chính cấp huyện có Công giáo thì thành phố Đồng Hới là nơi có ít giáo dân nhất. Tại đây, hiện có 261 người theo Công giáo, hầu hết từ các địa phương khác đến làm ăn sinh sống. Trong quá khứ, khu vực trung tâm tỉnh lỵ vốn có nhiều giáo xứ, giáo họ tồn tại một cách khá đông đảo và sầm uất. Lịch sử Công giáo Việt Nam vẫn lưu danh những vùng giáo ở đây như các giáo xứ Tam Tòa, Sáo Bùn, Kẻ Sen, v.v Tuy nhiên, năm 1954, tất cả giáo xứ, giáo họ nêu trên đều di cư vào Nam. Giáo xứ Tam Tòa là một ví dụ. Trước năm 1954, Tam Tòa là một giáo xứ lớn ở Quảng Bình. Nhà thờ Tam Tòa là một tro ng những cơ sở thờ tự cổ kính và khang trang có tiếng lúc bấy giờ. Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1886 phục vụ nhu cầu sinh hoạt đạo của tín đồ Công giáo trên địa bàn thị xã Đồng Hới. Năm 1954, hầu hết người Công giáo ở Đồng Hới và các vùng phụ cận di cư vào Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều làng thuộc vùng đất thép Vĩnh Linh, Quảng Trị và Đồng Hới bị đế quốc Mỹ ném bom hủy hoại hoàn toàn. Đặc biệt, trận bom ngày 11/2/1965 đã đánh sập Nhà thờ Tam Tòa, chỉ còn lại tháp chuông với chi chít vết đạn. Ngày nay, cùng với cây đa Chùa Ông và tháp nước Đồng Hới thì tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa là những chứng tích của một thời bom đạn . Một trong những vùng Công giáo đông đảo tại Quảng Bình hiện nay là huyện Bố Trạch. Bố Trạch có dân số khoảng 180.000 người , sinh sống tại 28 xã và 2 thị trấn. Hiện nay, Công giáo hiện diện ở 8 xã trên địa bàn huyện Bố Trạch (Phúc Trạch, Lâm Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Liên Trạch, Hòa Trạch, Thanh Trạch) , với 28.426 tín đồ, sinh hoạt đạo trong 8 giáo xứ, 21 giáo họ với 7 linh mục đảm trách. Tuyên Hóa tuy là một huyện miền núi nhưng cũng được biết đến với nhiều xứ đạo sầm uất và lâu năm. Năm 2014, dân số của huyện này khoảng 80.000 người, trong đó có 17.173 tín đồ Công giáo. Công giáo ở Tuyên Hóa có 4 giáo xứ (Kim Lũ, Đá Nện, Minh Cầm và Tân Hội) , 20 giáo họ và 8 cụm giáo dân. Dưới đây là số liệu cụ thể về Công giáo ở huyện Tuyên Hóa 1: 82 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 Dân số giáo dânTT Đơn vị Năm thành lập Số hộ Số khẩu I Giáo xứ 1 Minh Cầm 1923 841 4.232 2 Tân Hội 2009 544 2.658 3 Kim Lũ 1885 692 3.641 4 Đá Nện 1918 683 3.227 II Giáo họ 1 Minh Tiến 2006 411 2.120 2 Lạc Thủy 1984 231 1.251 3 Minh Tú 1835 151 687 4 Kinh Thanh 1950 25 110 Minh Cầm (xã Mai Hóa) 1923 5 Minh Cầm (xã Phong Hóa) 6 Phong Phú 1876 85 440 7 Phong Lan 2010 56 249 8 Kinh Trừng 1903 66 315 9 Kim Lan 1932 194 991 10 Tân Hội 1954 224 1.121 11 Đò Vàng 2012 57 310 12 Đồng Lào 2006 126 546 13 Kim Lũ 1885 312 1.607 14 Xuân Ninh 1885 134 754 15 Xuân Hòa 1885 112 612 16 Khe Nét 1885 41 210 17 Kim Tiến 1885 36 147 18 Đồng Tre 1918 307 1.438 19 Đồng Bàu 2006 175 934 20 Đình Sơn 1927 131 573 III Cụm Giáo dân 1 Văn Hóa 27 115 2 Ngư Hóa 0 3 3 Cao Quảng 2 5 4 Sơn Hóa 10 57 5 Đồng Lê 75 286 Đoàn Triệu Long. Sinh hoạt đạo truyền thống... 83 83 6 Đá Nhăng 70 282 7 Hương Hóa 5 26 8 Lâm Hóa 0 6 Tổng cộng 3.466 17.173 Điển hình cho sự nhiều hơn của Công giáo so với Phật giáo ở Quảng Bình là trường hợp huyện Quảng Trạch. Đây là một huyện ven biển cực Bắc của tỉnh Quảng Bình, nơ i có Đèo Ngang giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Quảng Trạch có trên 54.000 tín đồ Công giáo, sinh sống tại 66 thôn của 24 xã, thị xã. Số giáo dân ở đây chiếm khoảng 1/4 dân số toàn huyện và khoảng 55% số giáo dân của toàn tỉnh Quảng Bình. Nét đặc biệt là, huyện Quảng Trạch chỉ có sự hiện diện Công giáo. Địa bàn này có số lượng cơ sở thờ tự và tín đồ Công giáo đông nhất so với các đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh Quảng Bình. Đây còn là trung tâm của Giáo hạt Bình Chính có cơ sở đóng tại Nhà thờ Hướng Phương, xã Quảng Phương. Huyện Quảng Trạch hiện có khá nhiều giáo xứ, giáo họ toàn tòng. Xét trên góc độ hành chính nhà nước, một số xã, chẳng hạn như xã Quảng Phúc (nay là phường Quảng Phúc), là nơi 100% đồng bào là tín đồ Công giáo. Các thôn Công giáo toàn tòng ở huyện Quảng Trạch thì rất phổ biến như Quảng Hòa, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Văn, Qu ảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn , Cảnh Hóa, Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng Thanh, Quảng Phong, Quảng Phương, Quảng Thọ, Quảng Xu ân,v.v... Công giáo ở Quảng Bình để lại nhiều ấn tượng về những vù ng giáo có bề dày truyền thống với nếp sống đạo phong phú và bền vững. Những cơ sở thờ tự được xây dựng từ thế kỷ XIX như Nhà thờ Hòa Ninh, Nhà thờ Vĩnh Phước (cũ) , Nhà thờ Phù Kinh, Nhà thờ Hướng Phương, Nhà thờ Tân Mỹ, cùng những cộng đoàn tín đồ Công giáo khá đông đúc, sống quần tụ với đời sống sinh hoạt vật chất tương đồng cao đã tạo nên cho các giáo xứ ở Quảng Bình một đời sống đạo nền nếp và có niềm tin sâu sắc. Nhiều nhà thờ Công giáo ở Quảng Bình cũng tạo được nhiều ấn tượng với dáng vẻ gothique cổ kính sang trọng, thường có không gian rộng rãi và được bố cục theo hướng ra phía sông hồ, chẳng hạn như Nhà thờ Hướng Phương. Một số nhà thờ như Vĩnh Phước, Hòa Ninh được xây dựng với phong cách kiến trúc đậm chất Á Đông từ vòm mái cho đến nội thất. Khảo sát tại Giáo xứ Hòa Ninh, chúng tôi được biết, Nhà thờ Hòa Ninh bị chập điện và cháy trụi vào tháng 7/1997. Như vậy, một nhà thờ đẹp nổi tiếng ở Quảng Bình đã không còn 2. Tuy vậy, Giáo xứ Hòa Ninh 84 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 hiện còn lưu bài Vè Nhà thờ Hòa Ninh được cho là của cụ Bộ Chung / Trương Sọi sáng tác năm 1920 - 1922, đã kịp “ghi hình” ngôi nhà thờ khang trang nêu trên: “Bước sang năm Ất Sửu Chỉ ra làm nhà Tràng Bách nghệ quý như vàng Thợ nam tầm thiên lý Trần ai cũng không nghĩ Lao khổ cũng không kỳ Bổ ra hạng nhất nhì Bổ ra hạng tam tứ Xuống hạng lục hạng ngũ Ai nấy cũng sẵn sàng Đoạn rồi mới bổ săng Ước dư chừng ngàn lẻ Hạng nhất chịu cột mệ Hạng nhì chịu cột con Xuyên xà rồi thượng lương Bổ cho hạng ba, bốn”3. Đoạn vè trên không chỉ nêu thời điểm xây dựng nhà thờ , mà còn trình bày rõ cách thức huy động tiền của, công sức của các hộ gia đình trong giáo xứ lúc bấy giờ để xây dựng nhà thờ. Không những thế, đây còn là cứ liệu như những thước phim quay lại quy trình mà người Công giáo vùng Hòa Ninh đã trả i qua trong việc xây cất ngôi nhà thờ của mình: “Săng chở về bến Mây Nhân dân xếp hàng hai Ngọn cờ đào phất kéo Trống thành lai giục réo Kẻ thì đi rước thợ Người sang rước Đức thầy Đoàn Triệu Long. Sinh hoạt đạo truyền thống... 85 85 Săng kéo về chất đầy Núi Thái Sơn thượng đỉnh Mười ông thợ chính Làm một năm thẳng rẵng Đoạn rồi mới sử thanh Chọn ngày lành tháng tốt Thợ ra tay mực thước Muốn chạm trổ tứ tung Ước chạm phượng, chạm rồng Bởi vì khuôn phép nước Bên ngoài thì ngói lợp Trong mái luyện ba tòa Cột cánh đầu thước mốt Lại mười tám bề trường Xuyên xà với thượng lương Cũng cân xứng rứa cả Thợ ba mươi có lẻ Hai ông cả làm đầu Ngoài tường xây, mái lợp Trong nền kết gạch hoa Trên mái luyện sáng lòa Ba bàn thờ sang trọng Cẩn sơn son thếp vàng Trên nhấp nhánh hào quang Giữa nhà chầu Chúa ngự Nhìn xem các cửa Kính ngũ sắc xanh vàng Cột mã với thượng lương Thì sơn dầu bóng rọi 86 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 Giữa cầu lơn sang chói Tả hữu có bàn quỳ Nhìn thể thức uy nghi Có tầng đờn hát lễ”4. Với cách miêu tả nêu trên, rõ ràng Nhà thờ Hòa Ninh được xây dựng theo lối kết hợp nhà thờ Nam với nhà thờ Tây: kết hợp một số đặc thù kiến trúc và chất liệu của C hâu Âu như tháp chuông cao, vòm gọng vó, có bao lơn và hệ thống kính ngũ sắc với việc chạm trổ, sơn son thếp vàng tựa kiến trúc cơ sở thờ tự người Việt truyền thống. Đời sống đạo tại nhiều giáo xứ ở Quảng Bình vẫn giữ được n ét riêng xưa truyền thống và độc đáo. Các nghi lễ Công giáo được diễn đạt thông qua và hòa nhập vào truyền thống văn hóa dân tộc . Trong bài vè nêu trên, tư tưởng không rập khuôn này cũng được thể hiện rõ: “Thể thức thì như cũ Hủy lệ đã nhiều lần Không bắt chước Tây dân Mà độc hành tự ý” 5. Ý thức này được thể hiện rõ ràng trong các hình thức sống đạo cụ thể. Lấy nghi thức ngắm kè o làm một dẫn chứng. Bước vào M ùa Chay (còn gọi là Mùa Thương khó)6, nghi thức “ngắm”7 sẽ được thực hiện . Người Công giáo vẫn giữ được nếp truyền thống bằng việc rước kiệu Đức Mẹ đi ngắm vào thứ sáu. Toàn bộ tín đồ Công giáo trong giáo xứ sẽ ngắm tập trung tại nhà thờ trong ba ngày là thứ tư, thứ năm và thứ sáu, trong đó thứ sáu sẽ ngắm cả ngày. Khi ngắm vào thứ sáu, họ thực hiện ăn chay và ngắm giữa nhà thờ. Lúc này, nhiều nhà thờ s ẽ tháo bớt bàn ghế ra để lấy chỗ ngắm. Bàn ngắm được sắp xếp chính giữa lối đi trong nhà thờ nhìn lên Cung Thánh với việc thắp các ngọn nến bố trí như một vì kèo nhà (nên còn gọi là ngắm kèo) ở phía sau bàn ngắm và được thổi tắt từng ngọn sau mỗi lượt ngắm. Trên bàn ngắm đặt một quyển sách ngắm và cây Thánh giá. “Ngắm 15 sự thương khó” đ ược tổ chức vào tuần Thánh của Lễ Phục sinh. Để thực hiện nghi thức này, những ngày trước đó, người Công giáo trong vùng đều đến nhà thờ xưng tội, rước lễ và “dọn mình” để đó n Chúa phục sinh. Bước vào cuộc ngắm, các giáo họ cử người được lựa chọn Đoàn Triệu Long. Sinh hoạt đạo truyền thống... 87 87 luyện tập từ trước xung phong lên ngắm. Khi được lên ngắm , người ngắm đứng chính giữa, có hai người được cắt cử đứng hai bên để dò xem ngắm đúng không. (Một số giáo xứ còn cử hẳn Ban Hành giáo đứng phía trên nhà thờ để dò). Những người dò, tay cầm sẵn trắc, nếu người ngắm đọc sai một dấu thì trắc một trắc (ở Giáo xứ Vĩnh Phước, mỗi lần bị trắc sẽ phạt 5 nghìn đồng). Những ai ngắm hết một lượt mà không phải gõ một tiếng trắc nào sẽ được khen thưởng. Hình thức ngắm trắc này tương tự như việc cầm chầu trong các phiên chầu hát ở đình làng người Việt truyền thống. Trước đây, nhiều giáo xứ ở Miền Bắc thường thực hiện như trên, nhưng hiện nay đã dần mai một. Rước kiệu cũng là một hình thức nghi lễ được nhiều giáo xứ ở Quảng Bình chuyên chú thực hiện từ nhiều đời nay. Ở Giáo xứ Hòa Ninh , truyền thống rước kiệu Xuân Thủ được tổ chức từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX. Cứ mỗi dịp xuân sang, người Công giáo trong vùng lại tổ chức rước kiệu nhằm cầu mong năm mới nhân khang vật thịnh. Kiệu mùa xuân được trang hoàng đẹp, khởi hành từ nhà thờ xứ đi lên xóm Đồng, qua Diên Trường, Vĩnh Tân rồi trở về Hòa Ninh. Có năm , hành trình của kiệu thay đổi, đi từ Diên Trường, xóm Đồng hoặc Vĩnh Tân, nhưng bao giờ kết thúc là nghi thức dâng hoa và chầu Thánh thể. Tại Vĩnh Phước, việc rước kiệu thường được tổ chức vào dịp Lễ Thánh quan thầy (Đức Mẹ Camelo) hay Lễ Đức Mẹ hồn và xác lên Trời. Giáo xứ sẽ chung một kiệu lớn (gọi là kiệu chính hay kiệu xứ), chạm trổ công phu và uy nghi. Ngoài ra, mỗi xóm lại có các kiệu nhỏ riêng của mình. Giáo xứ cắt cử tám người mặc áo thụng đỏ có dây đai thắt lưng để gánh kiệu chính. Trong những cuộc rướ c long trọng với sự tham dự của linh mục thì đoàn rước kiệu còn sử dụng cả dàn điện chạy bằng ắc quy. Dây điện chạy dài nối cả đoàn rước và được bật sáng rực cùng với máy hát phát các bài hát theo đúng chủ đề. Đoàn rước kiệ u đi đầu là Thánh giá, đến Ban Hành giáo và nhóm người đọc kinh (thường là các bà, các mẹ). Các kiệu nhỏ đi trước, kiệu xứ đi sau cùng. T ất cả tạo thành một đoàn dài xuất phát từ nhà thờ xứ đi theo bờ sông lên xóm Giữa, ra vùng Mả Hóp, qua xóm Thượng đến khu Văn Thánh và kết thúc bằng việc trở lại nhà thờ. Sau khi đi trọn vòng, tất cả vào chầu chung, linh mục dâng mình thánh, mọi người tạ ơn Chúa và Đức Mẹ rồi trở về nhà. Nghi thức rước kiệu nêu trên từ lâu đã trở thành một nếp sinh hoạt truyền thống và đi vào những bài vè của người dân vùng Công giáo nơi đây: 88 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 “Đến kỳ kiệu Thánh thể Có bổn đạo gần xa Kẻ rời gót vào ra Có thuyền bè lai vãng Trên nến thắp, đèn sáng Ngoài cờ, trống huy hoàng Trên các đấng sách đèn Dưới con chiên kinh hạt ”8. Ngoài ra, ở các giáo xứ Hòa Ninh, Vĩnh Phước , Hướng Phương, Cồn Sẻ, việc đọc kinh liên gia vẫn được thự c hiện đều đặn vào tối thứ tư hằng tuần và luân phiên từ nhà này đến nhà khác. Mỗ i giáo họ sẽ chia thành nhiều nhóm liên gia, mỗi nhóm khoảng mười nhà và lần lượt gánh kiệu đến từng nhà đọc kinh. Như Đội 3 của Vĩnh Phước chẳng hạn. Đội này được chia thành chín nhóm, mỗi nhóm từ 10 đến 15 nhà. Nhà nào đến lượt tổ chức đọc kinh thì từ chiều, chủ nhà huy động con cháu chuẩn bị nước uống, chỗ ngồi chu đáo để phục vụ mọi người đến đọc kinh. Khi đọc xong, bà con còn nán lại trò chuyện vui vẻ rồi về, còn kiệu t hì để lại, chờ đến tối thứ tư tuần sau lại gánh đến nhà khác. Cách thức sống đạo truyền thống và nền nếp đã trở thành một nét độc đáo của nhiều vùng Công giáo tại Quảng Bình. T rải qua thời gian, truyền thống này vẫn được bảo lưu và ít bị mai một. Điều này xuất phát từ nhi ều nguyên nhân. Đầu tiên, do Quảng Bình có nhiề u giáo xứ khá lâu đời và toàn tòng, đồng bào trong giáo xứ thường có chung đời sống sinh hoạt vật chất (nông nghiệp), nên việc bảo lưu và gìn giữ sinh hoạt đạo truyền thống có thể dễ dàng hơn. Không những vậy, do điều kiện khó khăn về giao thông, nên các vùng Công giáo ở Quảng Bình thường có tính biệt lập khá cao. Ở Quảng Trạch chẳng hạn, cách đây khoảng hai năm, khi cầu Quảng Hải chưa làm xong, người Công giáo các vùng Vĩnh Phước, Hòa Ninh muốn xuống Ba Đồn phải đi cả một ngày. Hiện nay, ở Quảng Bình vẫn còn nhiều khu vực người Công giáo sống giữa các cồn bãi đi lại rất khó khăn, nên kinh tế ít phát triển và đời sống khá khép kín. Sự phát triển theo thời cuộc của những cộng đồng Công giáo này cũng trầm lắng hơn, cuộc sống đạo và đời đều thuần phác hơn. Chính điều kiện không thuận lợi nêu trên ở một khía cạnh nào đó lại giúp cho việc bảo lưu Đoàn Triệu Long. Sinh hoạt đạo truyền thống... 89 89 truyền thống sinh hoạt đạo của người Công giáo ở Quảng Bình được giữ gìn và ít bị lai tạp hay hiện đại hóa. Lấy thêm một ví dụ nữa để minh chứng cho điều này, đó là việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Sự song song trong văn hóa giữa Công giáo và truyền thống tâm linh của giáo dân ở Quảng Bình thể hiện rõ trong việc thực hiện điều răn Kính, Mến, Vâng và Giúp đỡ cha mẹ. Ở đây, chữ Hiếu rất được đề cao. Nhà nào cũng có hai bàn thờ, một thờ Chúa và một thờ ông bà tổ tiên. Khi cha mẹ qua đời , họ cũng lập bàn thờ, thắp hương nhưng sau tuần ba, tuần bảy thì bỏ bàn thờ , chuyển di ảnh lên thờ chung. Còn người Công giáo ở Vĩnh Phước vẫn giữ bàn thờ cúng hoa quả, hoa màu theo mùa màng. Đến các dịp kị giỗ, đồng bào vẫn có lễ với người đã khuất và ra thăm mồ mả một cách đều đặn và thành kính. Một vài nét nêu trên cho thấy cách thức sống đạo của tín đồ Công giáo ở Quảng Bình vừa có tính nề n nếp, lâu đời lại vừa có sự kết hợp hài hòa với các yếu tố văn hóa truyền thống. Điều này đã tạo nên một diện mạo thanh bình và thuần phác của một vùng Công giáo lâu đời trên dải đất Miền Trung./. CHÚ THÍCH: 1 Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa (2013), Thống kê các giáo xứ và chức sắc, chức việc trên địa bàn huyện Tuyên Hóa . 2 Điều này còn được phản án h rõ trong: Phạm Thanh Dung (2007), Hòa Ninh giáo xứ xưa và nay , lưu hành nội bộ: 134. 3 Bài vè được bà Trương Thị Thanh, con gái cụ Trương Sọi đọc lại. Chúng tôi cũng tìm thấy một bản t ương tự trong Hòa Ninh, làng Đoàn, lưu hành nội bộ, 2001: 154. 4 Hòa Ninh, làng Đoàn, tài liệu đã dẫn. 5 Hòa Ninh, làng Đoàn, tài liệu đã dẫn. 6 Công giáo quy định về các mùa phụng vụ trong năm như Mùa Vui hay còn gọi là Mùa Sinh nhật, Mùa Hiện xuống/ Chúa giáng sinh, Mùa Mừng là Mùa Phục sinh và Mùa Thương hay Mùa Thương khó. 7 “Ngắm” là một từ được Công giáo sử dụng nhằm chỉ việc đọc kinh một cách ngâm nga cùng với sự ngắm nhìn và suy ngẫm . 8 Phạm Thanh Dung (2007), Hòa Ninh giáo xứ xưa và nay, tài liệu đã dẫn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adrien Launay (1927), Lịch sử truyền giáo ở Đàng Ngoài (Historie de la Mission du Tonkin), Documents Hostoriques, Paris. 2. A. D. Rhodes (Hồng Nhuệ dịch, 1994), Hành trình và truyền giáo , Ủy ban Đoàn kế t Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Tủ sách Đại kết. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (1954 - 1975), tập II , Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. 90 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 4. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong 1621 , Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Quang Hưng (2004), “Vài nét cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ 1954”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 6. 6. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội. Abstract RELIGIOUS ACTIVITIES IN TRADITION OF THE CATHOLICISM IN QUẢNG BÌNH Catholicism in Quang Binh was administratively governed by Vinh and Hue dioceses for a long time. From May 2005, Quang Binh’s Catholicism has been conducted by Vinh diocese. This text presented generally the religious life of the parishes in Quang Binh province, especially the Catholic liturgy was interpreted and integrated into the nation’s traditional culture that created typical characteristics of the Catholicism in Quang Binh. Keywords: Catholicism, Quảng Bình, religious activities, tradition, liturgy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26681_89666_1_pb_8041.pdf
Tài liệu liên quan