Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam thời Bắc thuộc,
biểu tượng này được Hán hóa thành Đa Văn Thiên. Sau khi Đại Việt
giành độc lập, biểu tượng này dần được Việt hóa thành Tỳ Sa Môn Thiên
vương/ Xung Thiên Thần Vương/ Phù Đổng Thiên Vương/ Thánh Gióng,
một biểu tượng anh hùng quốc gia trong văn hóa Việt Nam.
Thờ cúng Thần Tài ở Trung Hoa được hình thành từ nhiều thế kỷ
trước ở nhiều giai đoạn khác nhau (chưa xác định niên đại chính xác của
biểu tượng này) với nhiều biểu tượng như Bỷ Can, Phạm Lãi, Triệu Công
Minh, Quan Vũ, Hình thức thờ cúng này du nhập vào Việt Nam từ
khoảng đời Minh theo chân Hoa kiều tị nạn chính trị, ảnh hưởng rộng rãi
ở khu vực phía Nam, sau phổ biến ra phía Bắc và cả nước.
Trong bối cảnh bùng nổ kinh tế hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện thêm
một vị Thần Tài mới là Di Lặc - Thần Tài, một sự kết hợp giữa thờ cúng
Thần Tài và thờ cúng Di Lặc - Bố Đại Hòa thượng. Ngoài những biến đổi
để tạo thành một dạng thờ cúng mới trong xã hội hiện đại, biểu tượng
Thần Tài trong văn hóa Việt Nam còn kết hợp hết sức thú vị với một vị
thần quan trọng khác là Thần Đất tạo nên loại hình thờ cúng Thần Tài -
Ông Địa. Nghiên cứu hình thức thờ cúng Thần Đất và những biến đổi của
nó trong văn hóa Việt Nam sẽ lý giải các vấn đề như việc mua nhầm
tượng Thần Tài hay đặt các vị thần này nhầm chỗ (bên cạnh việc đặt
chung chỗ như Thần Tài - Ông Địa) đang ngày càng phổ biến trong giai
đoạn hiện nay
22 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Thần tài nguồn gốc và những biến đổi trong văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
ĐINH HỒNG HẢI*
THẦN TÀI
NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Tóm tắt: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, đời sống vật
chất của người dân nhìn chung được nâng lên đáng kể, nhưng nhiều
người bị nghèo đi hoặc trắng tay. Một bộ phận không nhỏ trong xã
hội giàu lên nhanh chóng do những cơ hội Trời cho. Những người
này cho rằng, họ có được như vậy là do âm phù, dương trợ. Để tri
ân lực lượng vô hình tạo nên may mắn, người ta cần tìm ra vị thần
đã hỗ trợ họ. Việc tìm ra tên vị thần đó không quá khó, bởi vị thần
mang đến tài lộc có tên gọi Thần Tài. Gần như ngay lập tức, nhiều
người cả giàu lẫn nghèo đang muốn cầu tài lộc nhanh tay rước
những pho tượng Thần Tài về thờ cúng. Từ đây, nhu cầu về Thần
Tài bùng nổ khắp nơi. Mặc dù thờ cúng Thần Tài từng tồn tại trong
văn hóa Việt Nam từ trước, nhưng sự phát triển bùng nổ như hiện
nay là một hiện tượng xã hội mới lạ. Thờ cúng Thần Tài dường như
ai cũng hiểu là để cầu tài, nhưng nhiều người còn mù mờ về nguồn
gốc xuất xứ của vị thần này. Có lẽ, đến lúc cần phải tìm hiểu lai lịch
và hành trạng của vị thần mà ai cũng cần này.
Từ khóa: Thần Tài, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa, văn hóa
Việt Nam.
1. Tên gọi của Thần Tài
Thần Tài trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Tài1 (giản thể: 财, phồn
thể: 財) trong âm Hán Việt dùng để chỉ vị thần mang tài lộc đến cho con
người2. Theo Hán - Việt từ điển trích dẫn, chữ Tài (财) được hợp thành
bởi chữ Bối (贝, phiên âm “bèi” - nghĩa gốc là chiếc vỏ sò, một vật trung
gian để trao đổi tương tự như một loại tiền sơ khai trong văn hóa cổ đại
Trung Hoa) với chữ Tài (才, phiên âm “cai” - nghĩa là tài năng, trí tuệ).
Chữ Tài có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa căn bản là giàu sang, phú quý, nhất
*
TS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 109
109
là những gì liên quan đến tiền tài như tài chính (财 政), tài sản (财 產),
phát tài (發 财), Chữ Thần (神) trong tiếng Hán có các nghĩa căn bản
như sau: Một là, Trời đất sinh ra muôn vật, Đấng chủ tể gọi là thần,
chẳng hạn như sơn thần (山 神/ thần núi), hải thần (海 神/ thần biển). Hai
là, bậc thánh, không ai lường biết được gọi là thần. Ba là, bậc hiển thánh
sau khi chết được sùng bái linh hồn, gọi là thần. Như vậy, Thần Tài trong
tiếng Việt là tên gọi chỉ vị thần mang đến tài lộc cho con người, đặc biệt
là những người kinh doanh.
Việc tìm ra tên gọi của vị thần mang đến tài lộc có vẻ khá dễ dàng,
trong khi việc tìm ra nguồn gốc của vị thần này là một việc khó bội phần.
Tại sao Thần Tài lúc thì đội mũ có râu, lúc thì đầu trọc không râu, lúc thì
quần áo chỉnh tề, lúc thì phanh ngực hở bụng? Tại sao cùng một pho
tượng, người gọi là Thần Tài, người gọi là Di Lặc? Vô số câu hỏi liên
quan đến lai lịch của vị thần này cần được đặt ra. Tuy nhiên, những cách
lý giải đưa ra ở nhiều tài liệu mà chúng ta có thể tìm trong thư viện hay
trên internet ở Việt Nam chủ yếu nói đến phần ngọn, nghĩa là đền cập đến
lai lịch Thần Tài có nguồn gốc Trung Hoa. Những thông tin ít ỏi đó cùng
với cách nhìn phiến diện, chúng ta sẽ khó có thể trả lời được những câu
hỏi đã nêu.
Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta cần đặt Thần Tài trong tương quan
so sánh liên văn hóa dưới góc nhìn khu vực học3. Từ đó mới có thể nhận
diện các lớp văn hóa đã bị bồi lấp hoặc chồng xếp lên nhau trong quá
trình giao thoa văn hóa ở Việt Nam. Nói cách khác, cần có một phổ nhìn
đủ rộng mới có thể mục sở thị được bản lai diện mục của vị thần này.
Theo hướng tiếp cận đó, nghiên cứu này sẽ đặt Thần Tài ở vị trí của Việt
Nam trong cái nhìn tham chiếu với hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ,
từ đó định dạng hình thức thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam. Xa hơn là tìm
hiểu những biến đổi của vị thần này ở Việt Nam trong tương quan khu
vực văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ. Với vai trò của một vị thần
mang sự giàu sang, phú quý đến cho con người, nên thờ cúng Thần Tài
đã phổ biến một cách sâu rộng ở Trung Hoa, Ấn Độ và Việt Nam. Nằm
giữa hai nền văn minh khổng lồ đó, Thần Tài ở Việt Nam có gì khác biệt,
sự tồn tại của vị thần này ở Việt Nam ra sao là những câu hỏi cần được
giải quyết trong nội dung nghiên cứu này.
110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
110
2. Thần Tài trong văn hóa Trung Hoa
Thần Tài không phải là một vị thần duy nhất, mà là một cái tên chung
hay một hình thức thờ cúng. Vì vậy, chúng ta thấy vị thần này có vô số
tên gọi khác nhau tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa, mỗi giai đoạn văn hóa
ở Trung Hoa, Ấn Độ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Trung Hoa có
tới hàng tá Thần Tài với những vai trò và vị trí khác nhau, hình thành
trong các giai đoạn văn hóa khác nhau. Vì vậy, cách giải thích về lai lịch
và hành trạng của mỗi vị ở mỗi nơi và mỗi giai đoạn có những khác biệt
rất lớn. Chuyên mục này sẽ xác định và phân loại các biểu tượng Thần
Tài trong văn hóa Trung Hoa để có cái nhìn tổng thể về hình thức thờ
cúng cũng như tên gọi cùng vai trò và vị trí của các biểu tượng Thần Tài.
Tuy nhiên, đây là những thông tin căn bản nhất, việc tìm hiểu chi tiết về
mỗi vị thần này cần có những nghiên cứu dài hơi hơn.
Về thời điểm ra đời Thần Tài cho đến nay vẫn chưa ai có thể xác định
một cách chính xác. Vô số truyền thuyết đề cập đến sự ra đời của Thần Tài
Trung Hoa từ đời Chu đến đời Thanh. Vị Thần Tài đầu tiên được biết đến
theo truyền thuyết là Bỷ Can (hay Tỷ Can) từ đời Thương (1075 - 1046).
Thần Tài Trung Hoa có rất nhiều loại dựa trên nhiều truyền thuyết
khác nhau, ở nhiều thời đại khác nhau. Để xác định vai trò và vị trí của
các vị thần này, chúng ta có thể phân thành ba tập hợp như sau: các vị
Thần Tài phổ biến, các vị Thần Tài sắp xếp theo phương hướng, và các vị
Thần Tài sắp xếp theo đặc tính. Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang
tính tương đối vì có những vị thuộc loại này lại có mặt trong các tập hợp
khác tùy thuộc vào mục đích người sử dụng.
2.1. Các vị Thần Tài phổ biến ở Trung Hoa
Nhóm Thần Tài phổ biến nhất trong văn hóa Trung Hoa gồm có Bỷ
Can, Tài Bạch Tinh Quân, Triệu Công Minh và Quan Vũ. Đây là những
vị thần được thờ ở nhiều nơi trên đất Trung Hoa và các cộng đồng Hoa
kiều. Ở Việt Nam, Triệu Công Minh và Quan Vũ được thờ phổ biến
không chỉ ở người Hoa, mà còn ở người Việt. Trong các bảng phân loại
Thần Tài, chúng ta có thể thấy sự lặp lại tên của Triệu Công Minh, Bỷ
Can hay Quan Vũ thể hiện mức độ phổ biến của các vị thần này.
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 111
111
Bảng 1: Các vị Thần Tài phổ biến ở Trung Hoa
TT Tên gọi Nhân vật Phiên âm Hán tự Tên khác
1 Bỷ Can
Bỷ Can/
Tỷ Can
Bi Gan,
Bi Can
比 干
Lâm Bỷ Can
(林 比 干),
Văn Khúc
Tinh Quân
(文 曲 星 君)
2 Tài Bạch
Tinh Quân
Tài Bạch Tinh
Quân
Cai Bo Xing
Jun
财 帛 星
君
Lý Quỷ Tổ
(李 诡 祖),
Tăng Phúc
Tướng Công
(增 福 相 公),
Tăng Phúc
Tài Thần
(增 福 财 神),
Phúc Thiện
Bình Dị
Công (福 善
平 施 公)
3 Triệu Công
Minh
Triệu Công
Minh
Zhao Gong
Ming
赵 公 明
Triệu Huyền
Đàn (趙 玄
壇),Triệu
Nguyên soái
(趙 元 帥),
Thần Tiêu
Phó Nguyên
Soái (神 霄 副
元 帥)
4 Quan Vũ/
Quan Công
Quan Vũ/
Quan Công
Guan Yu/
Guan Gong
關 羽/ 關
公
Vân Trường
(雲 長),
Trường Sinh
(長 生)
2.2. Các vị Thần Tài sắp xếp theo phương hướng
Tuy không phổ biến rộng rãi, nhưng các vị Thần Tài sắp xếp theo
phương hướng tạo nên một hệ thống các vị thần có bố cục chặt chẽ và
logic trong cấu trúc.
Bảng 2: Các vị Thần Tài sắp xếp theo phương hướng
TT Tên gọi Nhân vật Phiên âm Hán tự Vai trò
1 Thần Tài
trung ương
正 一 玄 壇
真 君
Triệu Công Minh Zhao Gong
Ming
赵 公 明
Thần
chủ về
tài binh
2 Thần Tài phía
đông
東 路 财 神
Tiêu Thăng Xiao Sheng
萧 升
Thần
chủ về
châu
báu
3 Thần Tài phía
tây
Tào Bảo Cao Bao
曹 宝
Thần
chủ về
112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
112
西 路 财 神
trang
sức
4 Thần Tài phía
nam
南 路 财 神
Trần Cửu Công Chen Jiu
Gong
陈 九 公
Thần
chủ về
hấp tài
5 Thần Tài phía
bắc
北 路 财 神
Diêu Thiếu Tư Yao Shao Si
姚 少 司
Thần
chủ về
sinh lợi
6 Thần Tài phía
đông nam
東 南 路 财 神
Hàn Tín
Gia
Han Xin Ye
韩 信 爷
Thần
chủ về
cờ bạc
7 Thần Tài phía
tây nam
西 南 路 财 神
Lưu Hải Liu Hai
刘 海
Thần
chủ về
may
mắn
8 Thần Tài phía
đông bắc
東 北 路 财 神
Thẩm Mặc (Vạn)
Sơn
Shen Wan
Shan
沈 万 山
Thần
chủ về
vàng
bạc
9 Thần Tài phía
tây bắc
西 北 路 财 神
Đào Chu Công Dao Zhu
Gong
陶 朱 公
Thần
chủ về
văn
chương
Theo bảng tổng hợp trên, chúng ta có thể sắp xếp các vị Thần Tài theo
phương hướng như sau:
Đồ hình bảng 2:
2.3. Các vị Thần Tài sắp xếp theo đặc tính
Tùy lúc, tùy nơi, các vị Thần Tài trong văn hóa Trung Hoa được thờ
theo những tính chất riêng của vùng miền, loại hình công việc hoặc mục
đích thờ tự, Nhóm hỗn hợp này tạo nên tính chất đặc biệt phức tạp của
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 113
113
hình thức thờ cúng Thần Tài mà biểu hiện của nó vẫn còn hết sức đậm
nét trong xã hội hôm nay.
Bảng 3: Các vị Thần Tài sắp xếp theo đặc tính4
TT Tên gọi Nhân vật Phiên âm Hán tự Đặc điểm
1 Thần Tài Nhị
Địa Ngục
Hắc Bạch Vô
Thường
Hei Bai Wu
Chang
黑 白 無
常
Cai quản Địa
Ngục
2 Thần Tài
chính trực
Quan Vũ Guan Yu
關 羽
Vị võ thần
công minh,
chính trực
3 Thần Tài
điên
Tế Công Ji Gong
濟 公
Vị thần tính
tình cuồng
phóng
nhưng tốt
bụng
4 Thần Địa Tài
Phúc Đức
Chính Thần
Fu De Zheng
Shen
福 德 正
神
Sự giao thoa
giữa Thần
Đất và Thần
Tài
5 Thần Tài
Trung - Mã
Nã Đốc Công Datok Gong
拿 督 公
Vị thần hình
thành từ
giao thoa
văn hóa
6 Hộ dân Thần
Tài
Bỷ Can,
Tỷ Can
Bi Gan,
Bi Can
比 干
Vị thần
mang tài lộc,
an lành cho
dân chúng
7 Thần Tài trẻ
em/ Ấu tài
thần
Thiện Tài
Đồng Tử
Shan Chai
Tong Zi
善 財 童
子
Vị thần gốc
Ấn Độ
(Sudhanaku
mâra),
trong Phẩm
Nhập Pháp
Giới của Kin
h Hoa
Nghiêm
8 Thần Tài
Phạm Lãi
Thiếu Bá Đào
Chu Công
Fan Li
范 蠡
Bậc thầy
kinh doanh,
hảo tâm từ
thiện, cũng
được coi là
văn tài thần
Qua các bảng thống kê nêu trên, có thể thấy, Thần Tài là một hình
thức thờ cúng phổ biến trong văn hóa Trung Hoa cũng như nhiều nền văn
hóa khác trên thế giới từ hàng nghìn năm trước. Trong nền văn hóa Trung
Hoa, loại hình thờ cúng này được lịch sử hóa qua nhiều triều đại, tạo nên
một hệ thống Thần Tài với các mức độ phổ biến khác nhau, các chức
năng khác nhau và các đặc tính khác nhau. Quá trình lịch sử hóa này
khiến cho Thần Tài ở Trung Hoa trở thành một hệ thống được văn bản
114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
114
hóa rộng rãi. Trong khi đó, thờ cúng Thần Tài ở các nền văn hóa thiểu số
tại Trung Hoa hay đồng văn Trung Hoa như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa thành văn (chữ viết), khiến
cho chúng bị đồng nhất với thờ cúng Thần Tài ở Trung Hoa. Tuy nhiên,
nếu bóc tách các lớp văn hóa chồng xếp lên nhau bởi quá trình giao thoa
văn hóa (acculturation), có thể phát lộ nhiều yếu tố phi Trung Hoa qua
các biểu tượng Thần Tài bản địa ở ngoại vi văn hóa Trung Hoa như Việt
Nam. Qua đây, chúng ta có thể tìm hiểu quá trình ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ tới văn hóa Trung Hoa trong quá khứ thông qua biểu tượng Thần
Tài Ấn Độ và những ảnh hưởng của nó tới văn hóa Trung Hoa.
3. Thần Tài trong văn hóa Ấn Độ
3.1. Thần tài Kubera trong văn hóa Ấn Độ
Chắc hẳn nhiều người Việt Nam chưa từng nghe tới danh xưng Thần
Tài Ấn Độ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, Ấn Độ cũng có Thần Tài và biểu
tượng Thần Tài Ấn Độ đang hiện diện trong văn hóa Việt Nam5. Vậy
Thần Tài Ấn Độ là ai, ra đời từ bao giờ, biểu hiện như thế nào, có nguồn
gốc Trung Hoa không... sẽ là những câu hỏi cần được giải đáp trong
nghiên cứu này. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về Thần Tài Ấn
Độ tại nơi vị thần này ra đời. Mặc dù phức tạp không kém các vị Thần
Tài Trung Hoa, nhưng việc tìm ra manh mối để tiếp cận nguồn gốc Thần
Tài Ấn Độ có vẻ như dễ hơn, bởi hệ thống các vị thần trong văn hóa Ấn
Độ thường có mối quan hệ huyết thống với nhau trên nền tảng văn hóa
Hindu. Cho nên, chúng ta có thể tìm ra vị thần này theo phả hệ của các vị
thần trong Ấn Độ giáo, gọi tắt là phả hệ Hindu. Theo Lạt Ma Gyalten
Sogdzin Rinpoche, Jambhala là Thần Tài trong Phật giáo Mật tông, còn
được biết tới với những cái tên như Dzambhala, Dzambala, Zambala.
Theo đó, “Dzam” là thần hội tụ, “bha” là vàng bạc - châu báu - tiền tài và
“la” là vinh danh. Trong phả hệ Hindu, vị thần này chính là Kubera
(Kuvera trong tiếng Bali)6.
Tới đây, chúng ta có thể xác định được vị Thần Tài trong văn hóa Ấn Độ
là Kubera. Theo Từ điển huyền thoại (Mythology Dictionary), Kubera trong
Phật giáo chính là Thần Tài (God of Wealth), một trong tám vị thần của Bát
Bảo Pháp (Dharmapalas). Kubera là con trai của thần Vishravas và thần
Idavida; là vị thần Ấn Độ giáo được đưa vào Phật điện trong vai trò hộ pháp.
Kubera còn là vua xứ Alaka, là người anh em của Ravana, là chồng của
Rambha, Riddhi hoặc Yakshi và là cha của Minakshi; là vị thần cai quản vũ
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 115
115
trụ phía Bắc, thường cưỡi trên lưng con ngựa bay có tên Pushpaka; là vị thần
đã hạ bệ Ravana và giúp Rama (có tài liệu nói là Indra) giành ngôi từ đối
thủ. Vì vậy, Rama đã giao cho Kubera cai quản ngọc ngà châu báu. Trong
nghệ thuật, Kubera được mô tả là một vị thần béo lùn, có ba chân và một
mắt giữa trán7. Tuy nhiên, trên thực tế, các pho tượng Thần Tài được khai
quật ở Ấn Độ ít thấy đặc điểm ba chân, một mắt.
3.2. Biến đổi của Thần Tài Kubera trong văn hóa Ấn Độ
Trong nền văn hóa Ấn Độ, sự phổ biến của thờ cúng Thần Tài Kubera
hết sức rộng lớn, tới mức hầu hết các tôn giáo hình thành trong văn hóa
Ấn Độ đều có biểu tượng Kubera. Trong Bách khoa thư Jain giáo,
Nagendra Kumar Singh nhận định: “Mọi tôn giáo Ấn Độ đều có Kubera
theo nguyên mẫu Hindu”8. Khi Phật giáo truyền bá ngoài Ấn Độ, biểu
tượng Kubera theo đó ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia Phật giáo như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Từ
đây, Thần Tài Ấn Độ Kubera không chỉ biến thành Ngũ Tính Tài Thần
(五 姓 财 神) trong Phật giáo Mật tông, mà còn trở thành Vaisravana/
Đa Văn Thiên (多 闻 天) hay Tỳ Sa Môn Thiên Vương (毘 沙 門 天
王) trong Tứ Thiên Vương (四 天 王), các vị hộ pháp trong Phật giáo.
Ở đây, biểu tượng Ngũ Tính Tài Thần mặc dù được Phật giáo hóa,
nhưng những đặc tính của Kubera vẫn được giữ nguyên như cởi trần,
bụng phệ, tay cầm quyền trượng (mace) hoặc quả lựu (pomegranate), tay
cầm túi tiền vàng hoặc con chồn báu (mongoose). Chỉ khi biến thành Đa
Văn Thiên Vương, một vị hộ pháp trong Phật giáo Trung Hoa và Việt
Nam, những đặc tính Ấn Độ của Kubera mới có những biến đổi lớn: từ
một vị Thần Tài béo tốt, hiền lành trở thành một vị hộ pháp quắc thước,
mạnh mẽ, dữ tợn. Chính sự biến đổi mang tính đột biến này khiến cho
đặc tính của Thần Tài Ấn Độ Kubera ngày càng trở nên mờ nhạt. Sự khắc
họa đậm nét của một vị hộ pháp ở Trung Hoa khiến cho nguồn gốc
Kubera dần bị lãng quên.
Bảng 4: Vị trí của Kubera trong Tứ Thiên Vương
Sanskrit
Phiên âm
वैवण (कुबेर)
Vaiśravaṇa (Kubera)
िवढक
Virūḍhaka
धतृरा
Dhṛtarāṣṭra
िवपा
Virūpākṣa
Khi đã định hình trong nền văn hóa bản địa, biểu tượng Kubera không
còn giữ nguyên mẫu như tại quê hương. Biều tượng này dần dung hợp
với văn hóa của các dân tộc bản địa để tạo thành biểu tượng văn hóa mới
116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
116
với nhiều khác biệt cả hình thức lẫn tên gọi. Bảng thống kê dưới đây cho
thấy mức độ phổ biến hết sức rộng lớn của biểu tượng này tại một số
quốc gia Châu Á mà nó góp mặt.
Bảng 5: Sự phổ biến của biểu tượng Kubera tại một số quốc gia Châu Á
Quốc gia Tên gọi phiên âm Ngôn ngữ bản địa
Ấn Độ Vaisravana (Kubera) वैवण (कुबेर)
Trung Hoa Duō Wén Tiān
多 闻 天
Tây Tạng Namthose
Hàn Quốc Damuncheon
다 문 천)
Nhật Bản Tamonten
多 聞 天
Việt Nam Da Van Thien Đa Văn Thiên
Philippines Bathala Bathala
Tamil Vaicciravanan Vaicciravanan
Thái Lan Thao Kuwen/ Thao Vessuwan ท้าวกุเวร / ท้าวเวสสวุรรณ
Mông Cổ Bayan/ Namsrai Баян/ Намсрай
Như vậy, biểu tượng Đa Văn Thiên/ Đa Văn Thiên Vương/ Tỳ Sa
Môn Thiên Vương trong văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam,
Damuncheon trong văn hóa Hàn Quốc, Tamonten trong văn hóa Nhật
Bản, đều bắt nguồn từ Kubera trong văn hóa Ấn Độ. Thậm chí, sự sắp
đặt các vị Thần Tài theo phương hướng cũng được người Ấn Độ thực
hiện trước (giai đoạn hình thành sử thi Ramayana và Mahabharata trong
văn hóa Hindu). Vì vậy, có thể nói, rất nhiều yếu tố văn hóa liên quan
đến Phật giáo và Ấn Độ giáo (như Thần Tài Kubera) được du nhập vào
văn hóa Trung Hoa từ Ấn Độ (mà không phải là ngược lại). Vì vậy, nhiều
biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam (trong đó có Đa Văn Thiên
Vương) vốn được xem như có nguồn gốc Trung Hoa (vì du nhập từ
Trung Hoa), nhưng thực tế lại có nguồn gốc từ Ấn Độ vượt qua
Hymalaya, định hình ở Khotan để hội nhập với Trung Hoa rồi vào Việt
Nam, hoặc thông qua văn hóa Chăm, Khmer rồi du nhập vào văn hóa Đại
Việt - Việt Nam9.
3.3. Phả hệ Hindu trong văn hóa Châu Á
Không chỉ có Thần Tài Kubera hay các biểu tượng Phật giáo, mà còn
nhiều vị thần khác như Yama/ Diêm Vương, Indra/ Phạm Thiên, trong
phả hệ Hindu của văn hóa Ấn Độ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa
các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Myanmar, Các vị thần này hoặc biến thành những biểu tượng Phật giáo
bản địa với tên gọi mới hoặc giữ nguyên hành trạng là các vị thần Hindu
với đặc tính Ấn Độ. Chính đặc tính Ấn Độ là cứ liệu quan trọng để chúng
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 117
117
ta có thể phân biệt các lớp văn hóa phi Trung Hoa trên mỗi biểu tượng
văn hóa Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng văn hóa của cả Trung Hoa và Ấn
Độ. Dưới đây là tập hợp các vị thần chủ về phương hướng hay bảo hộ
phương hướng (Dikpala) theo phả hệ Hindu ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhiều quốc gia Ấn Độ hóa ở Châu Á.
Bảng 6. Các vị thần chủ về phương hướng trong văn hóa Hindu
TT Tên thần Hướng Vật biểu
tượng
Phối ngẫu Hành chủ
1 Kubera Bắc Gada/ chùy Kuberayaja Budha/ Sao
Thủy
2 Yama Nam Danda/
quyền
trượng
Yami Mangala/ Sao
Hỏa
3 Indra Đông Vajra/ tầm
sét
Saci Surya/ Mặt Trời
4 Varuna Tây Pasa/ nút
dây
Nalani Sani/ Sao Thổ
5 Isana Đông bắc Trisula/ đinh
ba
Pravati Brhaspati/ Sao
Mộc
6 Agni Đông
nam
Sakti/ ngọn
giáo
Svaha Sukra/ Sao Kim
7 Vayu Tây bắc Ankusa/ gậy
quản tượng
Bharati Candra/ Mặt
Trăng
8 Nirrti/
Raksasa
Tây nam Khadga/
kiếm
Khadgi Rahu/ Nút quỹ
đạo bắc của Mặt
Trăng
9 Brahma Zenith Padma/ hoa
sen
Sarasvati Ketu/ Nút quỹ
đạo nam của
Mặt Trăng
10 Visnu Nadir Cakra/ đĩa Lakasmi Lagna/ Thiên
đỉnh
Qua bảng trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Kubera trong văn hóa Ấn
Độ có vai trò đặc biệt quan trọng trong các vị thần bảo hộ phương hướng,
được mệnh danh là chủ về tài lộc (Dhanadhipati) và ban lộc (Dhanada).
Biểu tượng Kubera không chỉ hiện diện rõ nét trong Phật giáo các nước
Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, mà còn đóng vai trò là
một vị thần bảo hộ phương hướng trong văn hóa Chăm hay Khmer ở
Đông Nam Á từ hàng nghìn năm qua theo nguyên mẫu Hindu.
Tương tự như các vị thần chủ về phương hướng ở Trung Hoa, tập hợp
các vị thần bảo hộ phương hướng ở Ấn Độ cũng được sắp xếp thành hệ
thống theo một đồ hình gồm tám hướng như sau:
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
118
Đồ hình bảng 6:
Tuy nhiên, trong đồ hình này, người Ấn Độ không bố trí các vị thần
của họ trên một mặt phẳng tám hướng, mà là một không gian vũ trụ ba
chiều với bốn phương, tám hướng cùng hai điểm cực tạo nên một không
gian vũ trụ luận. Điều đó cho thấy, sự sắp đặt vị trí các vị thần linh trong
thần thoại Ấn Độ không chỉ là sự xếp đặt theo phả hệ, mà còn là sự sắp
đặt theo thiên văn học cổ đại Ấn Độ. Đây là một vấn đề khoa học hết sức
lý thú, nhưng vượt quá mục tiêu của nghiên cứu này. Hy vọng vấn đề này
sẽ được các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp như địa lý học, thiên
văn học, tiếp tục tìm hiểu trong tương lai.
Như vậy, Thần Tài Ấn Độ là Kubera hình thành từ phả hệ Hindu trên
nền tảng Veda10 trong văn hóa Ấn Độ hàng nghìn năm trước. Biểu hiện
của Thần Tài Ấn Độ là một vị thần béo lùn, bụng to, cởi trần hoặc phanh
ngực. Vị Thần Tài này không chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, mà
ngược lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Trung Hoa, hình thành nên
nhiều biểu tượng khác nhau trong Phật giáo Trung Hoa11. Biểu tượng này
cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, thậm chí, còn vươn tới Châu Âu và
Châu Mỹ qua sự truyền bá ngày một rộng khắp của Phật giáo, nhất là
Phật giáo Mật tông và Ấn Độ giáo. Biểu tượng Thần Tài Ấn Độ tuy
không bộc lộ rõ nét và chiếm số lượng lớn như Thần Tài Trung Hoa,
nhưng lại đóng vai trò quyết định trong việc định hình nên các biểu tượng
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 119
119
Phật giáo và Ấn Độ giáo nói chung, Thần Tài nói riêng ở các nền văn hóa
mà nó du nhập. Vấn đề này có thể được nhìn thấy rõ hơn qua trường hợp
Thần Tài ở Việt Nam.
4. Thần Tài trong văn hóa Việt Nam
Thờ cúng Thần Tài từ đâu đến và có mặt ở Việt Nam từ bao giờ là câu
hỏi hết sức quan trọng, nhưng chưa được giải đáp thỏa đáng. Đại đa số
các nhà nghiên cứu trước đây khi tìm hiểu Thần Tài Việt Nam đều chỉ đề
cập đến loại hình thờ cúng được Hoa kiều ở Phúc Kiến, Quảng Đông đưa
đến Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI. Tuy nhiên, như đã đề cập, thờ cúng
Thần Tài từng phổ biến lâu đời ở Việt Nam cũng như nhiều nền văn hóa
khác, chứ không phải duy nhất có ở Trung Hoa. Nghiên cứu này sẽ từng
bước tìm hiểu thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam trong sự kết nối với hai nền
văn minh ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa Việt Nam là Trung Hoa và Ấn
Độ. Qua đó bóc tách các lớp văn hóa giao thoa qua biểu tượng Thần Tài
để phân loại các thành tố có nguồn gốc Trung Hoa và Ấn Độ chứa đựng
trong mỗi biểu tượng Thần Tài ở Việt Nam.
4.1. Thánh Gióng, vị Thần Tài đầu tiên của Việt Nam
Đa số chúng ta có lẽ cảm thấy bất ngờ khi biết rằng, Thánh Gióng có
nguồn gốc là một vị Thần Tài. Bởi vì, hầu hết người Việt Nam biết đến vị
thần này như một vị anh hùng dân tộc có công đánh giặc Ân bảo vệ đất
nước; hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam được
UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011; tượng Thánh
Gióng trên Núi Sóc là một trong những pho tượng đồng cao nhất, lớn nhất
và đắt tiền nhất Việt Nam, v.v... Những thông số đó hầu như lấn át những
gì liên quan đến nguồn gốc của Thánh Gióng. Bỏ qua hiện tượng vô thức
tập thể (collective unconscious - thuật ngữ của Carl Jung12) với việc mặc
nhiên công nhận các truyền thuyết hư cấu về Thánh Gióng (từ một cậu bé
lên ba ở làng Phù Đổng sau khi ăn “bảy nong cơm, ba nong cà” bỗng chốc
biến thành người khổng lồ cưỡi ngựa sắt biết chạy,13), nghiên cứu này
muốn tìm hiểu nguồn gốc của Thánh Gióng dựa trên các cứ liệu cụ thể và
các biểu tượng văn hóa trong quá trình biến đổi của chúng.
Tư liệu thành văn đề cập đến nguồn gốc Thánh Gióng ở Việt Nam từ
trước đến nay có khá nhiều. Tuy nhiên, tư liệu đề cập đến nguồn gốc của
Thánh Gióng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Loại trừ các truyền thuyết
được hư cấu về nguồn gốc Thánh Gióng gần đây thì Việt điện u linh, Thiền
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
120
uyển tập anh và Lĩnh Nam chích quái là những tư liệu cổ nhất đề cập đến
nguồn gốc Thánh Gióng. Những cứ liệu thành văn này ghi lại nguồn gốc
Thánh Gióng liên quan đến Đa Văn Thiên hay Kubera với các thông tin
như sau: Việt điện u linh đề cập đến việc Lý Thái Tổ ban hiệu cho vị thần ở
chùa Kiến Sơ, bộ Vũ Ninh (nay là làng Phù Đổng, Hà Nội) hiệu là Xung
Thiên Thần Vương. Thiền uyển tập anh ghi lại câu nói của một vị thần
(Thánh Gióng) với Đại sư Khuông Việt rằng: “Ta là Tỳ Sa Môn Thiên
Vương, những người theo ta là Dạ Xoa. Thiên Đế có sắc sai ta đến nước
này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với
ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết”. Trong Lĩnh Nam chích quái có
đoạn: “Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương lập miếu
thờ ở Phù Đổng”. Ngoài ra, trong Đại Nam nhất thống chí và nhiều bộ sử
ngày nay ít nhiều dẫn lại sự tích Thánh Gióng theo các tài liệu cổ ở trên
hoặc các thần tích, thần phả được sáng tác rất muộn sau này.
Như vậy, vị thần có tên là Tỳ Sa Môn/ Tỳ Sa Môn Thiên Vương/
Xung Thiên Thần Vương trong các tác phẩm nói trên là chứng cứ thành
văn cụ thể về nguồn gốc Sóc Thiên Vương/ Phù Đổng Thiên Vương hay
Thánh Gióng hiện nay. “Từ một thần linh Ấn giáo, Tỳ Sa Môn trở thành
hộ pháp trong Phật giáo Ấn Độ, thần bảo vệ thành phố và tự viện trong
tôn giáo Trung Hoa. Cuối cùng, ở Việt Nam, Tỳ Sa Môn lại trở thành hộ
pháp giúp Việt Nam đánh đuổi quân Trung Hoa. Những dữ kiện trên
chứng thực một nguyên lý về tôn giáo bình dân rằng, thần linh phải
(được) thay đổi để phù hợp với nguyện vọng của tín đồ. Còn nếu như
hoặc vì thiếu động lực sáng tạo hoặc không đủ thành tố để thúc đẩy sự
thay đổi thì thần linh sẽ không còn được thờ phượng nữa”14. Rõ ràng,
biểu tượng Tỳ Sa Môn được biến hóa trong văn hóa Việt Nam15 để trở
thành Thánh Gióng, một vị thần bảo hộ Phật pháp và bảo vệ bờ cõi của
nhà Lý. Như vậy, có thể khẳng định, biểu tượng Thánh Gióng hay Phù
Đổng Thiên Vương là một phiên bản của Sóc Thiên Vương, Xung Thiên
Thần Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương vốn bắt
nguồn từ Vaisravana hay Kubera, vị Thần Tài nguồn gốc từ Ấn Độ.
4.2. Biểu hiện của Thần Tài trong văn hóa Việt Nam
Dễ dàng nhận thấy, thờ cúng Thần Tài và nhu cầu cầu tài lộc là một
trong những nhu cầu phổ quát trong xã hội loài người. Có thể nói, ở đâu
tồn tại sinh kế thì ở đó có nhu cầu về tài lộc. Tài lộc hiển nhiên là một
trong những mục tiêu quan trọng nhất trong đời sống của con người.
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 121
121
Lướt qua một vài nền văn hóa ở Châu Á, chúng ta có thể thấy vô số dạng
thức thờ cúng Thần Tài. Có lúc, sự thờ cúng này là biểu tượng độc lập
như Kubera trong văn hóa Ấn Độ, Tamonten trong văn hóa Nhật Bản,
Thần Tài trong văn hóa Việt Nam hay Damuncheon trong văn hóa Hàn
Quốc, nhưng có lúc lại được lồng vào trong các dạng thờ cúng khác qua
một số cụm biểu tượng như Tam đa trong văn hóa Việt Nam hay
Shichifukujin (bảy vị phúc thần) trong văn hóa Nhật Bản,... Chỉ khi một
biểu tượng thần tài lộc được chính thức hóa về tên gọi, thì khi đó, chúng
ta mới có một vị thần cụ thể có tên riêng là Thần Tài.
Ở Việt Nam, thờ cúng Thần Tài từng tồn tại một cách mơ hồ, lúc ẩn lúc
hiện ở nhiều dạng thức khác nhau (với quan niệm về một vị thần mang đến
may mắn trong văn hóa các tộc người Việt, Mường, Tày, Thái,...) quan
niệm về tài lộc lẫn trong thờ cúng các vị thần núi, thần nước, thần lúa, thần
đất, thần rừng, thần cây. Có lẽ, ở giai đoạn sơ khai, các tộc người sinh sống
trên đất nước Việt Nam chưa thịnh việc buôn bán (chỉ là sự trao đổi ở dạng
hàng đổi hàng như “măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”) nên chưa cần
một vị Thần Tài cụ thể. Khi những luồng văn hóa có tính bác học từ Ấn Độ
và Trung Hoa du nhập, nền văn hóa bản địa Việt Nam đã tiếp thu ngay
những tinh hoa văn hóa từ các nền văn minh đó. Bên cạnh việc tiếp thu các
thành tố văn hóa mang tính hàn lâm như văn học, nghệ thuật, cư dân bản
địa Việt Nam cũng tiếp thu thêm một thành tố văn hóa mới (so với bối
cảnh lúc đó) đó là văn hóa kinh doanh.
Dễ nhận thấy những vị ngoại thần chủ về tài lộc như Kubera, Bỷ Can,
Phạm Lãi được văn hóa bản địa Việt Nam đón nhận một cách dễ dàng và
không có sự xung đột (như giữa Phật giáo và Đạo giáo khi Phật giáo du
nhập vào văn hóa Trung Hoa). Điều đó cho thấy, người Việt tiếp thu văn
hóa kinh doanh của cả người Hoa và người Ấn, cả trong giai đoạn cổ
trung đại và cận đại. Bỏ qua vai trò một vị hộ pháp Phật giáo, Kubera
(dưới lớp vỏ bọc Đa Văn Thiên Vương của Phật giáo) chính là vị Thần
Tài ngoại nhập đầu tiên trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát
triển lấn át của Nho giáo sau giai đoạn nhà Trần, vai trò của Kubera hay
Đa Văn Thiên Vương trong Phật giáo dần bị lu mờ và được thay thế bằng
một phiên bản mới mang tính Nho giáo là Sóc Thiên Vương, Phù Đổng
Thiên Vương hay Thánh Gióng. Từ đây, di vết Thần Tài ở Thánh Gióng
ngày càng bị thu hẹp trong khi biểu tượng anh hùng quốc gia ngày càng
nổi trội. Cho đến khi biểu tượng anh hùng quốc gia này được lịch sử hóa
122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
122
(bằng các bản thần phả, sắc phong của triều đình Nho giáo), nó chính
thức đi vào lịch sử Việt Nam trong vai trò một biểu tượng anh hùng của
một quốc gia độc lập tự chủ16.
Song hành với sự phát triển của một quốc gia độc lập, Đại Việt nhanh
chóng phát triển về kỹ thuật, quân sự, văn học, nghệ thuật hàn lâm và cả
giao thương. Cho tới nay, chưa ai tìm ra di vết đầu tiên của biểu tượng
Thần Tài theo nguyên mẫu Trung Hoa ở giai đoạn phong kiến Đại Việt.
Các tài liệu thành văn đề cập khá nhiều đến Bỷ Can hay Phạm Lãi, những
người giỏi buôn bán hoặc Triệu Công Minh, Quan Vũ là những Võ Tài
Thần trong văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng mạnh mẽ ở Việt Nam. Trong
giai đoạn cận đại, ở khu vực phía Nam hết sức thịnh hành dạng thờ cúng
Thần Tài Trung Hoa được Hoa kiều từ Phúc Kiến, Quảng Đông đưa sang
trong quá trình tị nạn chính trị. Kể từ đây, thờ cúng Thần Tài phát triển
mạnh ở phía Nam, trở thành một trong những loại hình thờ cúng phổ biến
nhất ở khu vực này. Từ sau năm 1986, thờ cúng Thần Tài phát triển bùng
nổ và rộng ra phía Bắc. Tới nay, dạng thức thờ cúng này phổ biến ở hầu
khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam; không chỉ ở cộng đồng buôn bán,
mà còn phổ biến ở nhiều đối tượng xã hội khác nhau, tạo nên một trào
lưu phát triển mới của thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam.
4.3. Biến đổi của biểu tượng Thần Tài trong văn hóa Việt Nam
Những biến đổi của biểu tượng Thần Tài trong văn hóa Việt Nam một
phần căn nguyên từ quá trình giao thoa văn hóa trong suốt lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có
quá trình giao thoa văn hóa (acculturation) phức tạp tới mức các nhà khoa
học gọi là “ngã tư đường”. Theo Trần Quốc Vượng, Việt Nam là ngã tư
đường của các cư dân và các nền văn minh. Cũng ý kiến đó nhưng được
diễn tả một cách khác, Fukui Hayao, Trường Đại học Kyoto đến Hà Nội
năm 1998 nhận xét: “Văn hóa Hà Nội - Việt Nam cũng như các nền văn
hóa khác nên được nhìn nhận như một quá trình tác động qua lại giữa
những nhân tố nội sinh và những nhân tố ngoại sinh”17. Sự biến đổi (để
tồn tại) của văn hóa Việt Nam trước sự lan tỏa/ bành trướng/ xâm lăng
của các nền văn minh lớn là một quá trình thích nghi có tính toán. Sự
thích nghi này vừa có sự chủ động tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới du
nhập từ bên ngoài (vào), vừa phổ biến các yếu tố văn hóa nội sinh/ bản
địa (ra) để cùng tồn tại và phát triển bên cạnh nền văn hóa xâm lăng, như
văn hóa Trung Hoa.
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 123
123
Quá trình giao thoa này tạo nên những biến đổi khôn lường của văn
hóa Việt Nam, nhờ đó văn hóa Việt không bị đồng hóa vào Trung Quốc
như các quốc gia của người Hung Nô, Khiết Đan, Nguyên, Mãn, trong
quá khứ. Chính đặc tính biến đổi của văn hóa Việt Nam đã du nhập và tái
tạo nhiều biểu tượng văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ như Tam đa, Ngũ
phúc, Bát tiên, Garuda, Rahu, để biến của người thành của mình. Sự
biến đổi Thần Tài và Di Lặc - Bố Đại Hòa thượng hình thành nên một vị
Thần Tài mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thể hiện một cách rõ
nét đặc tính biến đổi này. Dưới đây là mô hình giao thoa văn hóa Việt
Nam theo quan điểm của Trần Quốc Vượng:
Nếu tuần tự sắp xếp các tên gọi từ Thần Tài Kubera đến Thánh Gióng
theo lịch đại, chúng ta có sơ đồ như sau: Kubera - Jambhala - Vaisravana
- Duō Wén Tiān - Đa Văn Thiên - Đa Văn Thiên Vương - Tỳ Sa Môn -
Tỳ Sa Môn Thiên Vương - Xung Thiên Thần Vương - Sóc Thiên Vương
- Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng. Tuy nhiên, từ Thánh Gióng đến
Thần Tài hiện nay là một khoảng cách khá xa để có thể tìm thấy các dữ
liệu kết nối hai biểu tượng này. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ tạm thời đưa
ra một số nhận xét như sau:
Thần Tài Kubera từ văn hóa Ấn Độ vượt dãy Hymalaya thâm nhập
vào văn hóa Trung Hoa qua biểu tượng Đa Văn Thiên từ hàng nghìn năm
trước. Biểu tượng này cũng ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam qua biểu
tượng Xung Thiên Thần Vương hay Thánh Gióng từ giai đoạn Lý - Trần
khoảng 1.000 năm trước18. Trong khi Thần Tài theo nguyên mẫu Trung
Hoa ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam muộn hơn rất nhiều (đến Việt
Nam theo chân Hoa kiều tị nạn chính trị giai đoạn Minh - Thanh) khoảng
124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
124
ba thế kỷ trở lại đây. Mặc dù du nhập muộn, nhưng biểu tượng Thần Tài
theo nguyên mẫu Trung Hoa ở Việt Nam đã phát triển hết sức nhanh
chóng. Tới nay, biểu tượng của vị thần này đã phổ biến ở khắp Bắc -
Trung - Nam. Không dừng lại ở các nguyên mẫu Trung Hoa hay Ấn Độ,
thờ cúng Thần Tài trong văn hóa Việt Nam còn có sự biến đổi đột biến
sau năm 1986 nhờ quá trình bùng nổ kinh tế. Quá trình này định hình
thêm một biểu tượng Thần Tài mới trong văn hóa Việt Nam đương đại,
đó là biểu tượng Di Lặc - Thần Tài. Hiện tượng văn hóa xã hội mới này
có sự kết hợp giữa thờ cúng Di Lặc và thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam,
hình thành nên một biểu tượng Thần Tài mới.
Trở lại với những câu hỏi đặt ra ở phần đầu của nghiên cứu này: Tại
sao Thần Tài lúc thì đội mũ có râu, lúc thì đầu trọc không râu, lúc thì
quần áo chỉnh tề, lúc thì phanh ngực hở bụng? Tại sao cùng một pho
tượng, có người gọi là Thần Tài, có người gọi là Di Lặc? Chúng tôi xin
được trả lời như sau: Vị Thần Tài đội mũ ô sa, có râu, quần áo chỉnh tề là
Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, định hình
trong văn hóa phía Nam rồi phát triển ra khắp cả nước như chúng ta thấy
hiện nay. Vị Thần Tài đầu trọc, không râu, to béo, phanh ngực, hở bụng
là vị Thần Tài mới. Vị thần này (chính xác hơn là những pho tượng này)
mới được hình thành thời gian gần đây; là sự kết hợp hai biểu tượng
mang những nét đặc trưng của Thần Tài Kubera và của Di Lặc - Bố Đại
Hòa thượng (béo lùn, bụng to, cởi trần hoặc phanh ngực). Đây là một
biến đổi to lớn của Thần Tài trong văn hóa Việt Nam không chỉ dưới góc
độ biểu tượng, mà còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt diễn ra ở Việt
Nam hiện nay. Dạng Thần Tài mới này cần được xem xét kỹ hơn dưới
các góc nhìn kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, cũng như những biến
đổi của nó trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa trước đây từ Kubera đến Di
Lặc - Bố Đại Hòa thượng19.
5. Kết luận
Thông qua tìm hiểu nguồn gốc và quá trình biến đổi của Thần Tài
trong văn hóa Việt Nam, chúng tôi xin đi đến một số kết luận bước đầu
như sau:
Thờ cúng Thần Tài là một nhu cầu của con người được hình thành từ
hàng nghìn năm trước trong nhiều nền văn hóa như Trung Hoa, Ấn Độ và
Việt Nam. Biểu tượng Thần Tài trong văn hóa Ấn Độ là Kubera, vị thần
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 125
125
chủ về tài lộc trong phả hệ Hindu. Khi thâm nhập vào Phật giáo, Kubera
biến thành các vị hộ pháp Jambhala/ Zambala và Vaisravana.
Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam thời Bắc thuộc,
biểu tượng này được Hán hóa thành Đa Văn Thiên. Sau khi Đại Việt
giành độc lập, biểu tượng này dần được Việt hóa thành Tỳ Sa Môn Thiên
vương/ Xung Thiên Thần Vương/ Phù Đổng Thiên Vương/ Thánh Gióng,
một biểu tượng anh hùng quốc gia trong văn hóa Việt Nam.
Thờ cúng Thần Tài ở Trung Hoa được hình thành từ nhiều thế kỷ
trước ở nhiều giai đoạn khác nhau (chưa xác định niên đại chính xác của
biểu tượng này) với nhiều biểu tượng như Bỷ Can, Phạm Lãi, Triệu Công
Minh, Quan Vũ, Hình thức thờ cúng này du nhập vào Việt Nam từ
khoảng đời Minh theo chân Hoa kiều tị nạn chính trị, ảnh hưởng rộng rãi
ở khu vực phía Nam, sau phổ biến ra phía Bắc và cả nước.
Trong bối cảnh bùng nổ kinh tế hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện thêm
một vị Thần Tài mới là Di Lặc - Thần Tài, một sự kết hợp giữa thờ cúng
Thần Tài và thờ cúng Di Lặc - Bố Đại Hòa thượng. Ngoài những biến đổi
để tạo thành một dạng thờ cúng mới trong xã hội hiện đại, biểu tượng
Thần Tài trong văn hóa Việt Nam còn kết hợp hết sức thú vị với một vị
thần quan trọng khác là Thần Đất tạo nên loại hình thờ cúng Thần Tài -
Ông Địa. Nghiên cứu hình thức thờ cúng Thần Đất và những biến đổi của
nó trong văn hóa Việt Nam sẽ lý giải các vấn đề như việc mua nhầm
tượng Thần Tài hay đặt các vị thần này nhầm chỗ (bên cạnh việc đặt
chung chỗ như Thần Tài - Ông Địa) đang ngày càng phổ biến trong giai
đoạn hiện nay./.
CHÚ THÍCH:
1 Cùng với chữ Tài còn có chữ Lộc, hàm nghĩa cầu lộc. Chữ Lộc trong tiếng Trung
biểu thị sự thăng tiến địa vị xã hội dẫn đến có nhiều bổng lộc. Trong tiếng Hán,
“bổng lộc” là tiền tài và của cải quan lại nhận được mỗi năm hoặc mỗi tháng,
khác với “tài lộc” có được từ kinh doanh.
2 Cũng theo từ điển này, chữ Tài có nhiều nghĩa. Danh từ chỉ tiền của (tiền nong,
đồ đạc, nhà cửa, ruộng đất,...) như “tài sản” là của cải, “sinh tài” là hàng hóa, đồ
đạc nhà buôn.
3 Khu vực học là bộ môn nghiên cứu liên ngành nhằm tìm hiểu bản chất hay đặc
trưng của một khu vực hoặc nghiên cứu một vấn đề của một khu vực. Xem thêm:
Trần Lê Bảo (2013), Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, Nxb. Đại học Sư
phạm, Hà Nội; Iwona Sagan (2005), “Contemporary Regional Studies: Theory,
Methodology and Practice”, Regional and Local Studies, special issue.
126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
126
4 Ngoài các vị Thần Tài trong bảng này, chúng ta còn thấy một số loại khác được
xếp vào hai nhóm Võ Tài Thần (Quan Công, Triệu Công Minh,...) và Văn Tài
Thần (Tài Tuyền/ Tài Bạch Tinh Quân, Bỷ Can, Đào Chu Công Phạm Lãi,...).
Ngoài ra còn có Tăng Phúc Tài Thần thường được vẽ cùng Phúc - Lộc - Thọ và
Hỷ Thần, Thiên Tài Thần, Ngũ Hiển Tài Thần, Ngũ Lộ Thần, Chuẩn Tài Thần,
cùng Tài Thần của Phật giáo như Vaijravana và Zambala. Tuy nhiên, do các
Thần Tài đều có mặt ở ba bảng trên, nên chúng tôi không lập thêm một bảng thứ
tư dành riêng cho Võ Thần Tài và Văn Thần Tài để tránh sự trùng lặp.
5 Ở Việt Nam, bên cạnh các biểu tượng Thần Tài được Phật giáo hóa như Đa Văn
Thiên, Tỳ Sa Môn Thiên Vương,... còn có các biểu tượng Kubera nguyên mẫu
Ấn Độ như bức tượng Thần Tài Kubera cao 1,2 mét, ký hiệu BTHA 24/Đ.5 (Bảo
tàng Hội An) tìm thấy năm 1989 tại khu vực Lăng Bà Lồi, thôn 6, xã Cẩm
Thanh, hiện do Ban Quản lý Di tích và Dịch vụ Du lịch Hội An quản lý, có niên
đại khoảng nửa cuối thế kỷ X.
6 Dẫn theo Khi du nhập vào Trung Hoa, hình thức thờ
cúng này tạo nên Ngũ Tính Tài Thần trong Phật giáo Trung Hoa, sẽ đề cập ở
phần sau của bài viết này. Trên thực tế, văn hóa Trung Hoa cũng du nhập hình
thức thờ cúng và biểu tượng này từ văn hóa Tây Tạng.
7 Xem Có thể thấy, nhiều vị thần có tên ở
trên là nhân vật trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata nổi tiếng của Ấn
Độ. Đây là mối quan hệ huyết thống mà chúng ta có thể dễ dàng tìm ra lai lịch
của các vị thần theo phả hệ Hindu. Nghiên cứu này sẽ đề cập kỹ hơn đến phả hệ
Hindu trong chuyên mục sau.
8 Nagendra Kumar Singh ed. (2001), Encyclopedia of Jainism 1, Anmol
Publication PVT. Ltd.: 7280.
9 Hiện nay, các biểu tượng Đa Văn Thiên/ Đa Văn Thiên Vương/ Tỳ Sa Môn
Thiên Vương ở Việt Nam được tìm thấy ở nhiều ngôi chùa phía Bắc. Trong khi
biểu tượng Vaijravana/ Kubera theo nguyên mẫu Ấn Độ lại được tìm thấy trong
văn hóa Chăm và Khmer ở phía Nam, hoặc các hiện vật Đại Việt có liên quan
đến văn hóa Chăm và Khmer. Trong các tài liệu thành văn thì văn bản cổ nhất đề
cập đến các biểu tượng này là Thiền uyển tập anh và Việt điện u linh dưới dạng
truyền thuyết về Thánh Gióng. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, hầu như không
được nghiên cứu ở Việt Nam. Cho mãi tới gần đây mới có một vài nghiên cứu
hiếm hoi đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là nghiên cứu của một người Mỹ gốc
Việt là Nguyễn Tự Cường, Trường Đại học George Marson, Hoa Kỳ. Nhưng tác
giả này chủ yếu tìm hiểu lai lịch Thánh Gióng chứ không đề cập đến Thần Tài
cũng như nguồn gốc Thần Tài ở Việt Nam.
10 Kinh Veda được xem như nền tảng văn hóa Ấn Độ, hàm nghĩa là tri thức, đề cập
đến các vị thần trong vũ trụ luận của người Ấn Độ.
11 Bên cạnh sự hình thành biểu tượng Đa Văn Thiên Vương hay Ngũ Tính Tài
Thần trong văn hóa Trung Hoa, biểu tượng Kubera có thể còn là hình mẫu ra đời
biểu tượng Di Lặc - Bố Đại Hòa thượng ở Trung Hoa. Vấn đề này sẽ được tìm
hiểu ở phần sau của bài viết.
12 Theo Carl G. Jung, vô thức tập thể là một phần của ý nghĩ vô thức kết hợp với
các hình mẫu như trí nhớ, bản năng, kinh nghiệm của nhân loại. Những hình mẫu
này được thừa hưởng, có thể sắp xếp thành các nguyên mẫu và có thể quan sát
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 127
127
được thông qua tác động của chúng đối với các giấc mơ, các hành vi,... Vì vậy,
nghiên cứu này coi “giấc mơ Phù Đổng” là một hiện tượng vô thức tập thể.
13 Quá trình hư cấu nhân vật Thánh Gióng từ các giai thoại trong văn hóa Việt Nam
khá phức tạp và diễn ra trong một thời kỳ dài thông qua quá trình lịch sử hóa
huyền thoại. Về vấn đề này, Như Hạnh đã kết luận như sau: “Huyền thoại là một
trong những thành tố chính trong việc tạo dựng tinh thần quốc gia, nhất là tinh
thần quốc gia tôn giáo (religious nationalism). Giấc mơ của Khuông Việt có thể
được xem là một nỗ lực nhỏ bé tạo dựng huyền thoại này. Đáng tiếc là kể từ giữa
đời Lý trở đi, giới lãnh đạo Phật giáo Việt Nam bị lôi cuốn bởi phong trào Tổ Sư
Thiền của Trung Hoa. Tôi cho đây là một mê hoặc văn chương hơn là một phát
triển tôn giáo”. Như Hạnh (2003), “Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc
Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời Trung
cổ”, trong: Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hồn Việt, Nxb. Văn học: 36. Thuật
ngữ “mê hoặc văn chương” mà Như Hạnh dùng ở đây là hiện tượng vô thức tập
thể theo quan điểm của Carl Jung.
14 Như Hạnh (2003), “Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc Thiên Vương và
Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời Trung cổ”, bđd: 47.
15 Sự kết hợp biểu tượng (ngoại nhập) này với các truyền thuyết trong dân chúng về
một người anh hùng (bản địa) được Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi đề cập
khá kỹ lưỡng, nên nghiên cứu này sẽ không nhắc lại. Xin tham khảo tác phẩm
của các tác giả này trong thư mục của bài viết.
16 Gọi là phiên bản mới mang tính Nho giáo, vì ở giai đoạn này, các quan lại của
triều đình Nho giáo nhà Lê thường cố gắng tô vẽ lý lịch các vị thần cho thật đẹp
đẽ. Điển hình là các bản sắc phong, thần phả được soạn bởi Đông các Đại học sĩ
Nguyễn Bính đã thay đổi rất nhiều thông tin so với các truyền thuyết trong dân
chúng từng tồn tại trước đó. Điều này cho thấy tinh thần Nho giáo của biểu
tượng Thánh Gióng được đẩy lên ở một mức độ cao cùng với tinh thần quốc gia
dân tộc. Như vậy, tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa quốc gia (nationalism) ở Đại
Việt từng tồn tại trước khi quan niệm nationalism của Phương Tây du nhập vào
Việt Nam giai đoạn cận đại. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập đến trong một
chuyên khảo riêng.
17 Trần Quốc Vượng, Hà Nội - Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hóa Đông - Tây,
Nam - Bắc: lý luận và thực tiễn, dẫn theo
18 Dĩ nhiên, biểu tượng này có thể du nhập vào Đại Việt từ trước đó dưới thời Bắc
thuộc kéo dài tới mười thế kỷ.
19 Để nghiên cứu biểu tượng Thần Tài mới này, chúng ta cần tìm hiểu quá trình
biến đổi của biểu tượng Di Lặc trong Phật giáo Ấn Độ trở thành Di Lặc - Bố Đại
Hòa thượng ở Trung Hoa, bên cạnh những biến đổi của Thần Tài Kubera trong
văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Sau đó cần đặt các biểu tượng này
trong bối cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam từ sau năm 1986 mới có
thể truy nguyên sự hình thành biểu tượng Thần Tài mới trong văn hóa Việt Nam.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về biểu tượng này, dự kiến sẽ công bố trong
một cuốn sách có tiêu đề: Di Lặc - Thần Tài ở Việt Nam: một biểu hiện của thế
tục hóa hay một hiện tượng tôn giáo mới?
128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Lê Bảo (2013), Khu vực học & nhập môn Việt Nam học, Nxb. Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
2. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1-3, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
3. Donaldson, Thomas E. (2001), “Jambhala/ Pancika”, in Iconography of the
Buddhist Sculpture of Orissa, Abhinav Publications: 329 - 330.
4. Cao Huy Đỉnh (2003), Tuyển tập tác phẩm, Nxb. Văn học và Trung tâm Ngôn
ngữ Văn hóa Đông - Tây xuất bản, Hà Nội.
5. Fredrick W. Bunce (1994), An Encyclopedia of Buddhist Deities, Demigods,
Godlings, Saints & Demons, D. K. Printworld Ltd., New Delhi.
6. Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống
Việt Nam, tập 1, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
7. Như Hạnh (2003), “Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc Thiên Vương và
Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời Trung cổ”, trong: Trung
tâm Nghiên cứu Quốc học, Hồn Việt, Nxb. Văn học.
8. Hopkins, Edward Washburn (1915), Epic Mythology, K. J. Trübner, Strassburg.
9. Iwona Sagan (2005), “Contemporary Regional Studies: Theory, Methodology
and Practice”, Regional and Local Studies, special issue.
10. Yuan Ke/ 袁 珂 ed. (1985), Zhongguo shenhua chuanshuo cidian (Trung Quốc
thần thoại truyền thuyết từ điển) 中 國 神 話 傳 說 詞 典, Shanghai Cishu
Chubanshe, Shanghai: 268.
11. Knapp, Stephen (2005), The Heart of Hinduism: The Eastern Path to Freedom,
Empowerment and Illumination, Universe: 192 - 193.
12. Kubera (2010), In Encyclopedia Britannica, Retrieved July 08, 2010,
13. Nagendra Kumar Singh ed. (2001), Encyclopedia of Jainism 1. Anmol
Publicatión PVT. Ltd.: 7280.
14. Prakash, Om (2000), “Artha and Arthasastra in the Puranic Iconography and
their Symbolic Implications”, in Nagendra Kumar Singh, Encyclopaedia of
Hinduism, 31 - 45, Anmol Publications PVT. Ltd.: 41 - 44.
15. Sutherland, Gail Hinich (1991), The Disguises of the Demon: The Development
of the Yakṣa in Hinduism and Buddhism, SUNY Press.
16. Dương Kiếm Vũ/ 杨 剑 宇 chủ biên (1999), Trung Quốc lịch đại tể tướng lục
(中 国 历 代 宰 相 录), Thượng Hải văn hóa xuất bản xã.
17. Trần Quốc Vượng, Hà Nội - Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hóa Đông - Tây,
Nam - Bắc: lý luận và thực tiễn,
18.
gan.html
19.
20.
than-tai
Đinh Hồng Hải. Thần Tài nguồn gốc 129
129
Abstract
KUBERA
THE ORIGIN AND CHANGES IN THE CULTURE OF VIETNAM
In the context of the present economy in Vietnam, the material life of
people is improving. However, many people are possibly poorer or
totally lost their wealth. A group of people is rapidly richer caused by the
opportunity given by the God. These people think that they are receiving
the help of the Lower world and the secular world. To thank for the
invisible forces that lead to the luck, people find out the Divine who
supports them. The name of the Divine is Kubera or the God of Wealth.
There are many rich or poor people who are praying for wealth, so they
immediately pick up Kubera’s statues for worshiping. Therefore, the cult
of Kubera extends. Although, the cult of Kubera has existed in
Vietnamese culture but the actual extension of this cult is a new social
phenomenon. Everyone thinks that the cult of Kubera for praying the
wealth but the origin of this Divine is obscure. It needs to indicate the
antecedents and the cult of Kubera.
Keywords: Kubera, Vietnamese culture, Chinese culture, Indian
culture.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25266_84648_1_pb_9664.pdf