Tín ngưỡng thờ nữ thần ở đảo Phú Quốc khởi thủy là tục thờ Bà Thủy
với mong muốn cầu xin sự an toàn khi ra khơi vào lộng. Tuy nhiên, cùng
với thời gian, các truyền ngôn, cách thực hành nghi lễ, đối tượng hành lễ
và nội dung cầu cúng của người dân ngày càng đa dạng, tiệm cận với tín
ngưỡng thờ Thánh Mẫu mà tính linh động và độ dung hợp lớn của nó
đang là một ngôi nhà mở ra nhiều cánh cửa để tích hợp tất cả nội dung,
thu hút nhiều tầng lớp dân cư trên đảo cũng như khách thập phương trong
nước và ngoài nước.
Các lớp truyền ngôn, các Dinh Bà và Dinh Cậu, cũng như các địa
danh và chứng tích văn hóa vật thể trên đảo Phú Quốc cho thấy sự đan
xen của văn hóa các tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Sự đan xen này
quyện chặt một cách nhuần nhuyễn và trở thành tài sản chung của người
dân đảo Phú Quốc hôm nay.
11 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Thờ nữ thần ở đảo phú quốc từ tín ngưỡng thờ bà thủy đến tín ngưỡng thờ thánh mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2014 87
TRẦN THỊ AN ()
THỜ NỮ THẦN Ở ĐẢO PHÚ QUỐC
TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY ĐẾN TÍN NGƯỠNG
THỜ THÁNH MẪU
Tóm tắt: Đảo Phú Quốc, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang, là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, địa hình đa dạng.
Để bám trụ lại hòn đảo này, dù không hành nghề chài lưới, người
dân nơi đây cũng phải thường xuyên đối diện với biển, thích ứng
với biển, nương tựa vào biển để sống. Sự thích ứng và nương tựa
đó dẫn đến lòng biết ơn và tình yêu với biển, và nó đã được chưng
cất thành những biểu tượng của đời sống tâm linh con người đảo
Phú Quốc. Một trong những biểu hiện của sự thích ứng và nương
tựa vào biển là tín ngưỡng thờ nữ thần, mà người dân đảo Phú
Quốc quen gọi là Bà, và di tích thờ Bà được gọi là Dinh Bà. Bài
viết này bước đầu khảo cứu về hệ thống Dinh Bà và tín ngưỡng thờ
Bà ở đảo Phú Quốc.
Từ khóa: tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thủy thần, tín ngưỡng
thờ Bà - Cậu, Dinh Bà, Dinh Cậu, đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
1. Khái quát về hệ thống Dinh Bà ở đảo Phú Quốc
Đảo Phú Quốc có bốn Dinh Bà là Dinh Bà Dương Đông, Dinh Bà Ông
Lang (còn gọi là Dinh Bà Lớn Tướng), Dinh Bà Hàm Ninh, Dinh Bà Cửa
Cạn. Các di tích này nằm ở 3/5 khu dân cư/làng chài trên đảo Phú Quốc.
Dinh Bà Dương Đông (đường Võ Thị Sáu, khu 1, thị trấn Dương
Đông) trông ra biển, dưới chân núi Dinh Cậu. Bên cạnh Thủy Long
Thánh Mẫu, di tích này còn thờ Tiền hiền (bên phải) và Hậu hiền (bên
trái). Ban thờ Thủy Long Thánh Mẫu được thiết kế gần giống với điện
thờ Tứ phủ gồm phía trên thờ Mẫu, phía dưới là một khám nhỏ. Nhìn vào
cách bài trí của Dinh Bà Dương Đông, có thể thấy, đây là sự hội nhập
giữa thờ Mẫu với tín ngưỡng thờ các vị khai canh (Tiền hiền, Hậu hiền),
vốn là một bước đệm cho việc xây dựng biểu tượng của tín ngưỡng
. PGS.TS., Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
88 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
88
Thành hoàng từ Trung Bộ vào Nam Bộ. Bên trái gian thờ là một tủ quần
áo của Bà do người dân cúng, giống như tủ quần áo ở đền thờ Bà Chúa
Xứ (huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Một số tài liệu cho biết, Dinh Bà Dương Đông (cùng với Dinh Bà Cửa
Cạn) thờ bà Kim Giao, tương truyền là một công chúa Vương quốc
Khmer có công khai phá đảo Phú Quốc. Trong khi đó, Trương Thanh
Hùng lại cho rằng, Dinh Bà Dương Đông thờ Thủy Long Thánh Mẫu,
được gọi là Dinh Bà Ngoài để phân biệt với Dinh Bà Trong thờ bà Kim
Giao(1). Điều này được xác nhận thêm bởi chị Tư (Ngọc Lệ), người trông
coi Dinh Bà Dương Đông. Trao đổi với chúng tôi, chị Tư cho biết, Dinh
Bà Dương Đông thờ Thủy Long Thánh Mẫu. Trong di tích này hiện có
bức cuốn thư trang trí rất đẹp đề “Thủy Long Thánh Mẫu Cung” (phụ đề
ghi “kỷ niệm tái thiết năm Canh Tuất ngày 18/10/1970”) khẳng định đây
là nơi thờ Thánh Mẫu, chí ít từ năm 1970. Hai bên cửa ra vào của gian
thờ Thánh Mẫu là đôi câu đối: “Siêu tứ thủy dĩ vi vương công năng phối
địa/ Mại quần long nhi lập cực đức khả tham thiên” (Vượt qua bốn bể
làm vương, công sánh cùng với Đất/ Cao hơn cả đoàn rồng để lập ngôi
cao, đức lớn ngang Trời). Đôi câu đối này đã dùng hai chữ Thủy và Long
ở hai vế để chỉ danh xưng Thủy Long của Thánh Mẫu và dùng những lời
ca ngợi công đức sánh ngang trời đất của Ngài.
Dinh Bà Ông Lang (ấp Ông Lang, xã Cửa Dương) nằm sát bờ biển
phía bắc đảo Phú Quốc. Tọa lạc trong một khuôn viên rộng, nhưng Dinh
Bà cũng chỉ có một gian thờ nhỏ. Theo đại tự ghi ngay cửa vào, cơ sở thờ
tự này được dựng năm 1946, tu sửa lại năm 2007 với kiến trúc rất mới.
Thần điện chỉ có một ban thờ bà Lê Kim Định (còn gọi là Bà Tướng
Lớn). Ngai thờ được bài trí bằng một bức tượng Bà mặc quần áo màu sắc
rực rỡ, đeo vòng xuyến rất đẹp, bên trái là chân dung Nguyễn Trung
Trực. Dọc hai bên ban thờ là hai dòng chữ đắp nổi: “Anh hùng dân tộc”
và “Trung trinh liệt nữ”. Lối vào bên trái gian thờ có một tủ quần áo Bà
Lớn Tướng được người dân cúng như ở Dinh Bà Dương Đông. Ngoài
sân, trông ra biển có hai pho tượng Quan Âm Nam Hải.
Bà Lê Kim Định, đối tượng chính được thờ ở Dinh Bà Ông Lang,
tương truyền là vợ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Bà đã cùng
ông tham gia chống quân Pháp những năm cuối đời nên được dân gian
tôn vinh là Bà Lớn Tướng. Cách đó khá xa, ngay sát mé biển là ngôi mộ
của bà được xây cất tương đối khang trang.
Trần Thị An. Thờ Nữ thần ở đảo Phú Quốc 89
89
Dinh Bà Hàm Ninh, còn được gọi là Dinh Bà Thủy Long Thánh
Mẫu, không sát biển mà nằm sâu trong xã Hàm Ninh. Theo người dân địa
phương, trước đây, Dinh Bà nằm sát biển nhưng do sạt lở đã được
chuyển vào vị trí hiện nay. Ông Võ Vạn (65 tuổi, thành viên Ban Quản trị
Hội Dinh Bà Hàm Ninh) và chị Phúc (47 tuổi, nhà ở ngay cạnh Dinh Bà
Hàm Ninh) cho biết, khi họ về nơi đây (cách đây 40 năm), Dinh Bà đã
được chuyển về địa điểm này.
Dinh Bà Hàm Ninh có 2 gian thờ là Dinh Ông Nam Hải và Dinh Bà
Thủy; hai bên phía ngoài sân là hai khám thờ nhỏ kiểu như ban thờ cô, thờ
cậu trong tín ngưỡng Tứ phủ. Trong Dinh Ông Nam Hải có một bộ xương
Cá Ông, trong Dinh Bà Thủy có hai cung thờ, cung phía ngoài chỉ có một
bát hương và hai con hạc chầu hai bên; cung phía trong có một pho tượng
Bà cao chừng 30 cm. Hai bên ban thờ Bà có 2 chiếc thuyền gỗ và một số
sản vật biển. Phía trái lối vào có một tủ quần áo cúng Bà. Quần áo treo ở
đây bằng kích thước quần áo của người bình thường và một số bộ quần áo
nhỏ để thay cho Bà vào dịp lễ hội (tối 22, ngày 23/3 âm lịch hằng năm).
Ngay trước cửa gian thờ Bà Thủy là một tấm liễn nhỏ bằng gỗ, chính
giữa khắc chữ Tâm, với dòng lạc khoản hai bên ghi là: “Quang Tự, Quý
Mão niên, quý xuân nguyệt, cát đán, Hải Nam tín phàm Hoàng Ứng Tinh,
Hoàng Khánh Vân, Hoàng Đắc Lan, Quách Viễn Phiên đồng kính
phụng” (ngày tốt, đầu tháng ba năm Quý Mão, niên hiệu Quang Tự
(1903), tín chủ ở Hải Nam là Hoàng Ứng Tinh, Hoàng Khánh Vân,
Hoàng Đắc Lan và Quách Viễn Phiên kính thờ). Thông tin này cho biết,
đây là tấm liễn do người dân ở đảo Hải Nam ghé lên bờ cúng. Có thể, đây
là những người làm ăn trên biển, trên đường buôn bán đã lên cúng, được
Bà phù hộ nên đã trở lại lễ tạ. Nếu đúng, có thể nói, Dinh Bà Hàm Ninh
là một địa chỉ đã nổi tiếng linh thiêng ít nhất vào đầu thế kỷ XX.
Về đối tượng được thờ ở Dinh Bà Hàm Ninh là Nam Hải (Cá Ông) và
Bà Thủy (Thủy Long Thánh Mẫu). Theo ông Võ Vạn, Thủy Long Thánh
Mẫu là Thiên Ya Na được người dân địa phương rước từ Khánh Hòa vào
thờ. Ngày rước Bà, cũng là ngày Nam Hải (Cá Ông) lụy, nên đó là ngày
lễ hội của cơ sở thờ tự này.
Dinh Bà Cửa Cạn (thường gọi là Dinh Trong để phân biệt với Dinh
Ngoài thờ Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông) nằm ở hữu ngạn sông
Cửa Cạn, đảo Phú Quốc. Như đã đề cập, theo truyền thuyết, Dinh thờ bà
90 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
90
Kim Giao, một phụ nữ thuộc dòng dõi Hoàng gia Campuchia lánh nạn,
khai khẩn đảo Phú Quốc.
Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, việc hình thành tín ngưỡng thờ Bà và
lập Dinh để thờ là một quá trình khá lâu dài, thể hiện trước hết là nhu cầu
về đời sống tâm linh của người dân đảo Phú Quốc. Cư dân đảo Phú Quốc
đã nỗ lực không ngừng để chung sống với môi trường địa lý - xã hội mới,
thể hiện rõ trong đời sống tâm linh khi tín ngưỡng được hình thành, trở
thành một động lực tinh thần vô giá cho con người lạ lẫm nơi vùng đất mới
và chơi vơi giữa biển khơi. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Bà ở đảo Phú
Quốc còn thể hiện quá trình hội nhập không ngừng các chiều cạnh của
niềm tin. Đến nay, đảo Phú Quốc đã hình thành tín ngưỡng thờ Bà trong
các Dinh, dù đã được định vị phần nào, nhưng vẫn là một hệ thống mở để
đón nhận những sắc thái mới của đời sống tâm linh người dân địa phương.
2. Các lớp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Bà ở đảo Phú Quốc
Qua giới thiệu khái quát bốn Dinh Bà nêu trên, có thể thấy, các lớp
văn hóa đan xen trong tín ngưỡng của người dân đảo Phú Quốc như sau:
Tín ngưỡng thờ thần biển
Phần lớn người đi lễ Dinh Bà ở đảo Phú Quốc là ngư dân. Theo khảo
sát của chúng tôi vào tháng 6/2013, hầu hết chủ ghe tàu ở đảo Phú Quốc
đều gửi niềm tin vào sự phù hộ của các vị thần ở các cơ sở thờ tự nêu
trên. Khi đi đánh cá, họ có thể không lên cầu cúng ở các Dinh Bà, vì ghe
tàu nào cũng có ban thờ Quan Âm Nam Hải. Nhưng khi đi qua các cơ sở
thờ tự này, họ đều bái vọng. Ông Võ Vạn, thành viên Ban Quản trị Hội
Dinh Bà Hàm Ninh, cho biết: “Dân ở đây tin dữ lắm. Vào ngày vía Bà,
người dân Hàm Ninh dù có đánh bắt xa bờ đến đâu cũng quay về đến
lễ Dân ở đây làm nghề hạ bạc, ông Nam Hải độ cho đánh được nhiều
cá, ghe cộ chìm thì ông đưa vô bờ. Bà phù hộ cho ngư dân chài lưới,
nghèo khổ, không con cái, buôn bán, sức khỏe, ai cầu gì được nấy”
(phỏng vấn ngày 5/6/2013).
Trong Dinh Bà Hàm Ninh có một gian thờ Nam Hải. Trong sân Dinh
Bà Ông Lang có hai pho tượng Quan Âm Nam Hải. Các Dinh Bà đều tọa
lạc ở ngay bờ biển và trông ra biển (trừ Dinh Bà Hàm Ninh do bị sạt lở
nên chuyển sâu vào trong đảo). Câu đối ở Dinh Bà Dương Đông, như đã
đề cập, thể hiện sự ca tụng của người dân đảo Phú Quốc đối với một vị
vua của biển cả. Đôi câu đối ở Dinh Cậu cũng thể hiện một cảm hứng
Trần Thị An. Thờ Nữ thần ở đảo Phú Quốc 91
91
ngợi ca như thế: “Phong điều vũ thuận dân an lạc/ Hải yến hà thanh thế
thái bình” (Mưa thuận gió hòa, dân an lạc/ Sông yên biển lặng, đời thái
bình). Ước muốn về mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng là ước muốn
thường trực nhất của cư dân biển. Và, họ đã tìm thấy nơi nương tựa về
mặt tinh thần ở những vị thần biển.
Hơn nữa, trong các Dinh Bà ở đảo Phú Quốc thì hai nơi có tên là Thủy
Long Thánh Mẫu. Riêng cung thờ Dinh Bà Hàm Ninh lại ghi là Dinh Bà
Thủy. Điều này cho thấy, lớp tín ngưỡng thờ thần biển là khá rõ ở các
Dinh Bà trên đảo Phú Quốc.
Tín ngưỡng thờ người mở cõi
Dinh Bà Dương Đông và Dinh Bà Cửa Cạn đều thờ vị thần Kim Giao.
Theo truyền thuyết, bà Kim Giao được cho là người khai khẩn đảo Phú
Quốc và dạy người dân nơi đây cách làm ruộng. Hiện nay ở khu vực Dinh
Cửa Cạn vẫn còn vết tích cánh đồng bà Kim Giao khai hoang và hàng loạt
cột buộc trâu xưa kia. Ở Dinh Bà Dương Đông vẫn còn dấu vết của tín
ngưỡng thờ thần khai canh. Dù người trông coi Dinh Bà Dương Đông khẳng
định, nơi đây thờ Bà Thủy Long. Nhưng trong hậu cung của cơ sở thờ tự này
có hai ban thờ Tiền hiền và Hậu hiền, nghĩa là thờ những người có công
khai khẩn trong tín ngưỡng của người dân từ Miền Trung đến Miền Nam.
Tín ngưỡng thờ nhân vật lịch sử
Một hiện tượng khá phổ biến trong tín ngưỡng Việt Nam là xu hướng
“lịch sử hóa truyền thuyết” và “truyền thuyết hóa lịch sử”. Điều này
nghĩa là, các lớp truyền ngôn thường có xu hướng được dân gian gắn vào
một sự kiện lịch sử nào đó để tăng tính chính thống của nhân vật được kể
trong truyền thuyết. Ngược lại, nhiều khi các nhân vật lịch sử được thần
thánh hóa bằng cách gán cho họ những chi tiết nhuốm màu sắc thần kỳ để
tăng tính kỳ vĩ. Hai xu hướng này đan quyện vào nhau khiến cho nhiều
nhân vật truyền thuyết đi vào lịch sử và nhiều nhân vật lịch sử được tôn
vinh như những vị thánh thần.
Xu hướng này có thể thấy trong tín ngưỡng thờ bà Lê Kim Định (được
cho là phu nhân Nguyễn Trung Trực) ở Dinh Bà Ông Lang. Đáng chú ý
là, sách sử viết về chiến công của Nguyễn Trung Trực đều không ghi
chép về vợ của ông. Tuy nhiên, do Nguyễn Trung Trực đã gắn bó với đảo
Phú Quốc vào hai năm cuối đời (1885 - 1886), nên người dân đảo Phú
Quốc đã viết thêm một trang sử mới về ông, tạo nên những vầng hào
92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
92
quang lung linh khiến cuộc đời của người anh hùng này có thể sống với
người dân trong những thời khắc đương đại, đó là việc tạo nên truyền
thuyết về bà Lê Kim Định. Truyền thuyết này được lưu truyền không chỉ
ở đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu (một bãi biển đẹp của đảo
Phú Quốc), mà còn ở Dinh Bà Ông Lang và hội nhập với tín ngưỡng thờ
Bà Thủy nơi đây. Việc thờ cúng hai nhân vật (một lịch sử, một dã sử) này
đã tạo nên sự gắn kết giữa lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc
với đời sống của cư dân trên đảo Phú Quốc.
3. Tín ngưỡng thờ Bà ở đảo Phú Quốc: sự hội tụ và phát triển của
tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Bà - Cậu
Nói đến tín ngưỡng thờ Bà của cư dân đảo Phú Quốc không thể không
nhắc đến tín ngưỡng thờ Bà - Cậu. Tín ngưỡng này đã được nhắc đến
trong các nghiên cứu của Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Thanh Lợi (2004 và
2012)(2), Dương Hoàng Lộc (2010)(3) và Trương Thanh Hùng (2012)(4).
Về vấn đề này, Trương Thanh Hùng viết: “Hầu hết người dân hoạt động
trên sông nước đều rất tin tưởng “Bà Cậu”. Họ cho đó là một vị thần có
quyền năng rất lớn, chi phối đến đời sống, làm ăn của dân làm nghề sông
biển, kể cả dân đánh bắt và giao thông. Đến nay, nhiều người không hiểu
Bà Cậu là ai, là một người hay hai người. Chỉ biết rằng, nếu Bà Cậu độ thì
làm ăn sẽ phát đạt, đánh bắt trúng, an toàn khi hành nghề. Hình tượng Bà
Cậu đối với dân sông nước nói chung có thể là bà Thiên Hậu (đối với
người Hoa), bà Chúa Liễu, Thủy Long Thánh Mẫu, là một vị hoàng tử
con của Long Vương, là một vị thủy thần, sau cùng là những người khuất
mặt, khuất mày nào đó tế độ cho người làm nghề sông nước Trên ghe
tàu có một bàn thờ Bà Cậu mà bài vị được viết bằng chữ Hán là “Thủy
Long Thánh Mẫu” hay “Thánh Mẫu Nương Nương”. Như vậy, chúng ta
thấy rằng, Bà Cậu không còn là hai vị thần Bà và Cậu, mà đó là một vị
thần gọi là Bà Cậu. Tuy nhiên, nếu trên bờ thì lại phân biệt rõ ràng Bà và
Cậu, có Miễu Bà và Dinh Cậu”. Về nguồn gốc tục thờ này, Trương
Thanh Hùng đã dẫn ý của Huỳnh Tịnh Của cho rằng: “Bà - Cậu chính là
“ba Bà, bảy Cậu” gắn với việc thờ Liễu Hạnh Công Chúa”(5).
Nhưng một số ý kiến khác như Dương Hoàng Lộc, Nguyễn Thanh Lợi,
ông Nguyễn Văn Minh - người trông coi Dinh Cậu ở đảo Phú Quốc lại cho
rằng, Bà là Bà Thủy, còn Cậu là Cậu Tài và Cậu Quý. Dương Hoàng Lộc
nhấn mạnh: “Đặc biệt, đối với các nghề liên quan đến sông nước và biển cả
Trần Thị An. Thờ Nữ thần ở đảo Phú Quốc 93
93
ở Nam Bộ, người ta thường vái van Bà Cậu để cầu mong độ trì qua cơn
sóng gió. Chắc vì thế mà người ta thường hay gọi dân làm nghề thương hồ
hạ bạc là “dân Bà Cậu”. Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai:
Cậu Tài và Cậu Quý”. Nguyễn Thanh Lợi cho biết, Bà - Cậu trong tín
ngưỡng của người dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu là Bà Thủy và Cậu Tài, Cậu
Quý. Còn theo chị Tư (Ngọc Lệ), người trông coi Dinh Bà Dương Đông và
ông Nguyễn Văn Minh, người trông coi Dinh Cậu, Bà là Thủy Long Thánh
Mẫu và Cậu là Cậu Tài, Cậu Quý. Ông Nguyễn Văn Minh thậm chí còn
gọi tôn xưng Cậu là “Ông”, và cho biết thêm: Dân đến Dinh Cậu cúng lễ
không ai dám gọi là Ông Cậu, chỉ dám gọi là Ông Cù.
Nguyễn Thanh Lợi (2004) và Dương Hoàng Lộc (2010) đều cho rằng,
Cậu Tài và Cậu Quý là con của Thiên Ya Na Diễn Ngọc Phi, và ở đây,
Thiên Ya Na đã được đồng nhất với Bà Thủy. Nguyễn Thanh Lợi viết:
“Bà Chúa Tiên (Chúa Ngọc) còn có hai người con là Cậu Tài và Cậu
Quý, là những vị thần đặc biệt “bảo hộ” cho vùng sông nước. Dân sống
bằng nghề hạ bạc và dân thương hồ đã đồng hóa Pô Nưgar với Thủy
Long thánh phi, kèm theo hai người con của Bà là Cậu và Bà Cậu -
những vị thần cai quản các hải đảo hoặc cù lao ven sông, biển”. Còn theo
Dương Hoàng Lộc: “Người ta còn có quan niệm Bà Thủy chính là hóa
thân của Thiên Ya Na. Trong văn bia của Phan Thanh Giản tại Tháp Bà
Nha Trang, có đoạn kể về Thiên Ya Na đã hóa phép nổi sóng gió nhấn
chìm thuyền của thái tử Trung Quốc, biến chiếc thuyền này thành tảng
đá. Do đó, Thiên Ya Na và hai người con của Bà (Cậu Tài, Cậu Quý)
được xem là vị thần của sông biển, cù lao”. Tuy dẫn nguồn nhưng hai
nghiên cứu trên đều đã có chỗ khúc xạ. Trong văn bia do Phan Thanh
Giản soạn năm 1856 và truyền thuyết vùng Khánh Hòa thì hai người con
của Thiên Ya Na là một trai, một gái. Người con trai tên Trí và người con
gái tên Quý. Như vậy, chúng ta thấy xuất hiện ở đây một nhân vật mới là
Cậu Tài. Danh xưng cũng như nguồn gốc xuất thân của cậu, truyền
thuyết không giải thích rõ. Chúng ta cần cắt nghĩa nguyên nhân xuất hiện
“Cậu Tài” trong các truyền thuyết về Bà - Cậu ở Nam Bộ.
Tại Dinh Cậu trên đảo Phú Quốc, chúng ta thấy một phức thể thú vị.
Tên di tích là Dinh Cậu, nhưng bài vị ở ban thờ chính lại ghi là Chúa
Ngọc Nương Nương (một tên gọi khác của Thiên Ya Na), hai bên có hai
tượng thờ nhỏ dưới hai dòng chữ Nhị hiền vương Thái tử (tương truyền
là Cậu Tài, Cậu Quý - hai con của Thiên Ya Na). Tuy nhiên, ông Nguyễn
94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
94
Văn Minh, người trông coi di tích này, lại giải thích với chúng tôi rằng:
“Hai ông cậu (Cậu Quý và Cậu Tài) là hai thiên thần được phái xuống
trần gian 2.000 năm, một người trông coi toàn vùng biển, một người
trông coi rốn biển. Nay hai ông chưa được về Trời vì giặc dưới biển còn
quậy quá, biển đảo còn xuất hiện nhiều cơn bão lớn. Bên cạnh đó, hai
ông còn phải cai quản các luồng cá ở khu vực đảo Phú Quốc”. Như vậy,
theo truyền thuyết này, hai cậu đã trở thành người Trời, và dường như
không có liên quan gì đến Bà Thủy, Bà Thiên Ya Na hay Bà Thủy Long
Thánh Mẫu ở đây.
Bên cạnh truyền thuyết giải thích Bà là Thủy Long Thánh Mẫu và Cậu
là Cậu Tài và Cậu Quý (hai con của Thiên Ya Na), Nguyễn Thanh Lợi
(2012) cho biết một truyền thuyết khác. Theo đó, ở Côn Đảo, Bà được
đồng nhất với Bà Phi Yến (Lê Thị Răm), tương truyền là thứ phi của
Nguyễn Ánh, mẹ của Hoàng tử Cải; Cậu được đồng nhất với Hoàng tử Cải,
người bị ông vua đầu triều Nguyễn ném xuống biển khi vừa lên bốn tuổi(6).
Theo chúng tôi, các lớp truyền ngôn về Bà và Cậu phản ánh tính động
và tính lỏng của truyền thuyết về Bà - Cậu, hệ quả của một tín ngưỡng
mở mà tục thờ và truyền thuyết đã và đang tiếp tục đón nhận những lớp
đắp bồi qua thời gian và trong không gian để trở thành một phức thể rộng
hơn và thống nhất hơn.
Từ tín ngưỡng thờ nữ thần biển đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu
Như đã đề cập, các Dinh Bà ở Phú Quốc đều nằm sát mép biển. Đây
hẳn không phải là một sự tình cờ. Vị trí này chắc hẳn thể hiện sự đáp ứng
nhu cầu của ngư dân về vị thần mà họ trông chờ sự độ trì. Các cuộc
phỏng vấn của chúng tôi cho thấy, ngư dân rất tin tưởng vào các Bà và
thường đến cầu xin khi ra khơi, tạ ơn khi trúng vụ, tham dự một cách
kính cẩn ngày vía Bà hằng năm. Ở khía cạnh này, các Bà xuất hiện với tư
cách là các nữ thần (Bà Thủy, Bà Kim Giao, Bà Lớn Tướng Lê Kim
Định) chở che, phù hộ cho người đi biển được bình an vô sự và đánh bắt
được nhiều tôm cá.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, phạm vi cứu độ của các Bà và
thành phần người đi lễ ở Dinh Bà và Dinh Cậu trên đảo Phú Quốc là khá
đa dạng. Chị Tư (Ngọc Lệ), người trông coi Dinh Bà Dương Đông và chị
Trần Thị Ngân, thành viên của Hội Dinh Bà Dương Đông cho biết, lượng
khách thập phương đến Dinh Bà cúng lễ hơn một nửa là người nơi khác,
gồm khách du lịch và khách trong đất liền đến cầu an, giải hạn. Điều đặc
Trần Thị An. Thờ Nữ thần ở đảo Phú Quốc 95
95
biệt là, du khách muốn đến cầu an, giải hạn chỉ đến Dinh Bà, chứ không
đến Dinh Cậu; đi biển thì họ cúng lễ Bà - Cậu. Bên cạnh đó, người dân
còn đến lễ các Dinh Bà và Dinh Cậu ở đảo Phú Quốc để thỏa mãn nhiều
nhu cầu khác trong đời sống như cầu tự, chữa bệnh, học hành, buôn bán.
Địa chỉ được ghi trên ghế đá tặng Dinh Bà, Dinh Cậu cho thấy người đi
lễ trên đảo Phú Quốc đến từ nhiều miền quê khác nhau, trong đó có nhiều
người đang sinh sống ở nước ngoài.
Một hiện tượng đáng chú ý là việc tách riêng các đối tượng thờ như ở
Dinh Bà Hàm Ninh (Dinh Nam Hải và Dinh Bà Thủy). Như đã nêu, theo
người địa phương, ông Nam Hải độ cho người đi biển đánh được nhiều
cá, đưa ghe cộ chìm vào bờ biển. Bà Thủy phù hộ cho ngư dân chài lưới
nghèo khổ, không con cái, buôn bán, sức khỏe, nói chung là cầu gì được
nấy. Điều này tương tự như mối quan hệ giữa Dinh Cậu (vốn là nơi thờ
nam thần biển)(7) và Dinh Bà ở Dương Đông. Trong khi ngư dân cầu cả
Dinh Bà và Dinh Cậu, thì người giải hạn, cầu an chỉ cầu ở Dinh Bà. Hiện
tượng này không chứng tỏ độ đậm nhạt của tính thiêng mà thể hiện độ
mở của một tín ngưỡng. Với tín ngưỡng thờ Long Vương hay Nam Hải,
người dân mong chờ sự độ trì cho những chuyến đi biển. Còn với tín
ngưỡng thờ Bà Thủy, nội dung cầu cúng có một độ mở không ngừng
trong thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.
Tóm lại, có thể nói, tín ngưỡng thờ nữ thần biển đã mở ra để trở thành
một phức hệ tín ngưỡng mới, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu. Bởi vì, chỉ có
Thánh Mẫu mới đáp ứng được nhu cầu muôn mặt đời thường của người
dân. Đây cũng là một biểu hiện cho tính mở của hệ thống tín ngưỡng thờ
Tứ Phủ. Cuộc hầu đồng được tổ chức lần đầu tiên ở Phú Quốc (tháng
8/2013 tại Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông) được người
dân nơi đây đón nhận một cách nồng nhiệt(8) càng chứng tỏ điều đó.
4. Đôi lời kết luận
Tín ngưỡng thờ nữ thần thể hiện nhu cầu mãnh liệt về đời sống tâm
linh của người dân đảo Phú Quốc. Khảo sát bước đầu của chúng tôi về sự
hình thành và phát triển của tục thờ cúng, cách thực hành nghi lễ, sự phát
triển của quy mô lễ hội tại các di tích Dinh Bà cho thấy khá rõ nhu cầu
tâm linh của người dân hòn đảo này. Họ thực sự khát khao được thể hiện
đời sống ấy thông qua thiết chế di tích, tổ chức lễ hội, thực hành nghi lễ
thường ngày, gửi gắm niềm tin vào những phép lạ qua việc thờ Bà.
96 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014
96
Tín ngưỡng thờ nữ thần ở đảo Phú Quốc khởi thủy là tục thờ Bà Thủy
với mong muốn cầu xin sự an toàn khi ra khơi vào lộng. Tuy nhiên, cùng
với thời gian, các truyền ngôn, cách thực hành nghi lễ, đối tượng hành lễ
và nội dung cầu cúng của người dân ngày càng đa dạng, tiệm cận với tín
ngưỡng thờ Thánh Mẫu mà tính linh động và độ dung hợp lớn của nó
đang là một ngôi nhà mở ra nhiều cánh cửa để tích hợp tất cả nội dung,
thu hút nhiều tầng lớp dân cư trên đảo cũng như khách thập phương trong
nước và ngoài nước.
Các lớp truyền ngôn, các Dinh Bà và Dinh Cậu, cũng như các địa
danh và chứng tích văn hóa vật thể trên đảo Phú Quốc cho thấy sự đan
xen của văn hóa các tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Sự đan xen này
quyện chặt một cách nhuần nhuyễn và trở thành tài sản chung của người
dân đảo Phú Quốc hôm nay.
Dù còn cần nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn, có thể thấy rõ,
trong phức thể tín ngưỡng Bà - Cậu của người dân đảo Phú Quốc hành
trang của ngư dân Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định,...) đan xen
với tín ngưỡng của cư dân Tây Nam Bộ và hội nhập với tín ngưỡng Tứ
Phủ của Bắc Bộ để trở thành một phức thể đang dần định hình thành hệ
thống. Hệ thống này đã và đang là một hệ thống mở nên vừa có khả năng
đáp ứng nhu cầu gửi gắm niềm tin của mọi người dân lại vừa có thể dung
chứa được những biến đổi mau lẹ của nhu cầu tâm linh của họ trước tác
động của sự biến đổi kinh tế - xã hội và ảnh hưởng hội nhập quốc tế của
Việt Nam hôm nay./.
CHÚ THÍCH:
1. Trương Thanh Hùng & Phan Đình Độ (2012), Văn hóa dân gian huyện đảo Phú
Quốc và Lý Sơn, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội: 90.
2. Nguyễn Thanh Lợi (2004), “Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa - Vũng Tàu”,
trong Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội: 146.
3. Dương Hoàng Lộc (2010), “Tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cộng đồng ngư dân
An Thủy (huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre)”, Nguồn sáng Dân gian, số 2.
4. Trương Thanh Hùng & Phan Đình Độ (2012), Văn hóa dân gian huyện đảo Phú
Quốc và Lý Sơn, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
5. Trương Thanh Hùng & Phan Đình Độ (2012), Văn hóa dân gian huyện đảo Phú
Quốc và Lý Sơn, sách đã dẫn: 37.
6. Nguyễn Thanh Lợi trong bài viết “Câu chuyện bà Phi Yến ở Côn Đảo” tham dự
Hội thảo Côn Đảo - 150 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tháng 8/2012,
Trần Thị An. Thờ Nữ thần ở đảo Phú Quốc 97
97
khẳng định: Miếu Bà Phi Yến và miếu Cậu trên Côn Đảo thực chất là tín
ngưỡng thờ Bà Cậu vốn rất phổ biến trong các cộng đồng của cư dân hải đảo và
ven biển Trung Nam Bộ.
7. Trong bài viết “Tục thờ Bà ở Phú Quốc” tham dự Tọa đàm Văn hóa tín ngưỡng
Mẫu Thoải - Thủy Long và nghi lễ chầu văn tại Phú Quốc, ngày 10/8/2013,
Nguyễn Thị Diệp Mai cho biết: GS. Trần Quốc Vượng khẳng định, Dinh Cậu
vốn là một ngôi miếu thờ Long Vương. Còn người dân ở Phú Quốc cho rằng,
trước đây, ngôi miếu này thờ Đông Hải Long Vương.
8. Trình diễn nghệ thuật hát chầu văn trên đảo Ngọc, Website của Sở Văn hóa -
Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thanh Hùng & Phan Đình Độ (2012), Văn hóa dân gian huyện đảo Phú
Quốc và Lý Sơn, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Lợi (2004), “Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Bà Rịa - Vũng Tàu”,
trong Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa văn nghệ dân gian Nam Bộ, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
3. Dương Hoàng Lộc (2010), “Tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cộng đồng ngư dân
An Thủy (huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre)”, Nguồn sáng Dân gian, số 2.
4. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Nxb. Quân đội Nhân dân, 2008.
5. Nguyễn Hữu Thông (2001), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb.
Thuận Hóa, Huế.
Abstract
THE WORSHIP OF GODDESS IN PHÚ QUỐC ISLAND
FROM THE WORSHIP OF WATER GODDESS TO THE
WORSHIP OF MOTHER GODDESS
Phú Quốc island is a part of Kiên Giang province as Phú Quốc district.
Phú Quốc’s natural landscape is so beautiful and its terrain is diversified.
For living in this island, people have to adapt themselves to sea and
depend on sea, so they love and respect sea very much. Their love and
respect have become symbol of spiritual life. One of manifestations is the
worship of Goddess who is called Bà by Phú Quốc islanders. The place
of worship of Bà is called Dinh Bà. This article firstly studies the system
of Dinh Bà and the worship of Bà in Phú Quốc island.
Key words: The worship of Mother Goddess, the worship of Water
Goddess, the worship of Bà, Cậu, Dinh Bà, Dinh Cậu, Phú Quốc Island,
Kiên Giang province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23757_79458_1_pb_8523.pdf