Nghiên cứu tôn giáo - Tín ngưỡng, tôn giáo của người dao ở Cao Bằng

Ngoài Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, đời sống tâm linh của người Dao ở Cao Bằng cũng chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của Hồn linh giáo. Trên cơ sở thừa nhận vạn vật đều có linh hồn, đồng bào tin có thần gió, thần mưa, thần coi sóc lúa gạo và hoa màu, thần chăn nuôi. Vì thế, người Dao nhiều bản ở hai huyện Thông Nông và Nguyên Bình vẫn duy trì tục cúng thóc mới. Trong thời gian cúng, mọi người không được vào xem vì sợ hồn lúa sẽ theo người đó đi mất. Thậm chí, trong suốt ngày cúng, nhiều gia đình không ra khỏi nhà hoặc sang chơi nhà khác, vì sợ hồn lúa đi theo và ở lại nhà đó, mùa màng sẽ thất bát, canh tác thiệt hại. Nhiều bản người Dao ở Cao Bằng còn quan niệm, mọi vật đều có linh hồn, nên khi chết đi, hồn lìa khỏi xác sẽ biến thành ma/ thần. Do đó, họ có tục cúng ma và luôn nhắc nhở con cháu không được làm điều sai quấy, thiên động tới ma/ thần, nếu không cuộc sống sẽ gặp những trắc trở, tai ương.

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tôn giáo - Tín ngưỡng, tôn giáo của người dao ở Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2014 ĐÀM THỊ UYÊN(*) NGÔ THỊ LAN ANH(**) TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở CAO BẰNG Tóm tắt: Người Dao là một trong 54 tộc người ở Việt Nam, tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái Ở Cao Bằng, người Dao cư trú chủ yếu ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Bảo Lâm... Trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo, các gia đình người Dao nơi đây vẫn giữ được những nét đặc sắc thể hiện qua việc tổ chức Lễ Chẩu đáng, Lễ Nhiàng chầm đao (Tết Nhảy), Lễ Cấp sắc,... Bài viết này thông qua một số khảo sát thực tế cụ thể góp phần chỉ ra các giá trị cần bảo tồn và phát huy, cũng như các tồn tại cần khắc phục trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Cao Bằng hiện nay. Từ khóa: Tín ngưỡng, tôn giáo, người Dao, Cao Bằng. 1. Đặt vấn đề Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây tập trung nhiều tộc người chung sống, trong đó người Dao chiếm số lượng đáng kể, cư trú tập trung ở các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Giống như nhiều tộc người, trong quá trình sinh sống, người Dao ở Cao Bằng đã tạo nên những nét đặc sắc về tín ngưỡng, tôn giáo góp phần làm phong phú hơn đa dạng đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các nghi lễ của người Dao như cúng tổ tiên, cúng Bàn Vương, cúng nương, cúng cơm mới, cúng thóc giống, cúng hồn gia súc, các nghi lễ cưới hỏi, nhất là Lễ Cấp sắc, một nghi lễ phổ biến và quan trọng ghi nhận sự trưởng thành của đàn ông người Dao. 2. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở miền tây Cao Bằng Người Dao ở Việt Nam có các nhóm địa phương là Dao quần trắng, Dao quần chẹt, Dao tiền, Dao thanh y, Dao Lù Gang, Dao đỏ,... với các * PGS.TS., Đại học Thái Nguyên. ** TS., Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Bài viết Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Cao Bằng được hoàn thành bởi sự tài trợ của đề tài Nafosted, mã số IV5.2.2011.17 (12/2012/IV/HĐKHXH). Đàm Thị Uyên, Ngô Thị Lan Anh. Tín ngưỡng, tôn giáo 109 109 tên gọi: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu, v.v Người Dao ở Cao Bằng chiếm 9,8% dân số toàn tỉnh, chia làm hai nhánh là Dao đỏ và Dao tiền, thường sống ở vùng núi cao và thung lũng tương đối bằng phẳng, tập trung thành các bản gọi là “lũng” với khoảng từ 15 đến 20 nóc nhà. Mỗi “lũng” có nhiều dòng họ cùng sinh sống. Nhà của người Dao nơi đây đơn sơ hơn so với các tộc người thiểu số khác trên địa bàn như Tày, Nùng, Mông Đồng bào ở nhà trệt (quen gọi là rườn bục hoặc nhà đất), thường ở sườn núi. Tuy cư trú ở vùng núi cao xa xôi, giao thông khó khăn, nhưng người Dao ở Cao Bằng có truyền thống văn hóa phong phú và giàu bản sắc, nhất là sự độc đáo trong các nghi lễ thờ cúng. Giống như đồng tộc ở các tỉnh thành trên cả nước, nghề chính của người Dao ở Cao Bằng hiện nay là làm nương và trồng lúa nước. Do công cụ lao động còn thô sơ, nên năng suất canh tác của đồng bào không cao. Một số nghề truyền thống như dệt vải, rèn công cụ, làm mộc khá phát triển, song đời sống của người Dao còn nhiều khó khăn hơn so với các tộc người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Đặc điểm của người Dao đỏ ở Cao Bằng biểu hiện qua trang phục cổ truyền của người phụ nữ tộc người này có khăn đội đầu hai lớp, bên trong làm bằng vải chàm xếp thành vành, phía ngoài là một miếng vải hình chữ nhật thêu hoa văn hình xương cá, hình quả trám. Người phụ nữ Dao đỏ mặc áo dài màu chàm đến bắp chân. Cổ áo liền với nẹp ngực thêu và đính nhiều len đỏ thành hai dải dài đến thắt lưng, khuy áo bằng bạc chạm hình hoa văn trang trí. Trong các lễ hội truyền thống, dây lưng của người phụ nữ Dao được đính thêm các đồng bạc trắng, tua vải đỏ. Quần thường là quần ống rộng thêu trang trí các họa tiết vuông bằng chỉ màu đỏ, nâu, trắng. Yếm là một băng vải hình chữ nhật đính đồ trang sức bằng bạc hoặc thêu hoa văn bằng chỉ màu. Trước đây, người phụ nữ Dao đỏ thường đi chân đất. Nhưng ngày nay, họ đi dép quai hậu và giày vải. Trang phục của người đàn ông Dao đỏ ở Cao Bằng rất đơn giản, chỉ với chiếc khăn xếp bằng vải chàm, áo chàm bốn túi, khuy vải, quần ống rộng. Người Dao đỏ rất chuộng đồ trang sức bằng bạc, gồm vòng cổ, vòng tay, vòng tai, xà tích. Người Dao đỏ ở các huyện Thông Nông, Bảo Lạc có tục bịt răng vàng vừa làm đẹp vừa thể hiện sự giàu sang. Trang phục của người Dao tiền ở Cao Bằng thường có màu chàm và màu đen, trên đó đính nhiều đồng tiền bạc. Điều này góp phần lý giải tại 110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 110 sao họ được gọi là Dao tiền. Trên mỗi đồng tiền có ngôi sao 12 cánh thể hiện cho 12 dòng họ khác nhau của cộng đồng người Dao (Bàn, Lan, Mùn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu). Người Dao tiền có cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong rất độc đáo. Trên trang phục của nhóm người Dao này còn thêu các hoa văn hình trám, hình con chó, hình con nhện,... và thêu hoa ở hai bên phía sau, thể hiện cuộc sống vui tươi và no ấm. Kỹ thuật thêu của đồng bào cũng khá đặc biệt. Họ không thêu đè lên sợi vải mà luồn chỉ theo mắt sợi, thêu ở mặt trái nhưng các họa tiết lại nổi lên trên mặt phải của vải. Vì vậy, trang phục của người phụ nữ Dao tiền thể hiện sự tinh tế và khéo léo. Qua cách thêu thùa, may vá, người đàn ông đánh giá sự khéo léo của các cô gái để góp phần chọn người vợ cho mình. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Cao Bằng, cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo giáo. Bên cạnh đó, người Dao nơi đây còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa. Điều này thể hiện rõ trong việc thờ cúng (Lễ Chẩu đáng, Lễ Nhiàng chầm đao), các nghi lễ cầu mùa, thờ thần Thổ công (Lễ Tẩy ông), Lễ Cấp sắc công nhận sự trưởng thành của người đàn ông (Lễ Tẩu sai), các nghi thức trong lễ cưới như Lễ “Se miền khú” (tách hộ khẩu phần hồn của người con gái về nhà chồng), nhất là văn bản “Lầy nhioàng sâu” (có giá trị như khế ước hôn nhân). Người Dao rất chú trọng đến cội nguồn của dân tộc mình. Cho nên, các nghi thức cúng tế được chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành trọng thể nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Bàn Hồ, thủy tổ của người Dao. Theo truyền thuyết của người Dao, Bàn Hồ là một long khuyển, mình dài ba thước, lông đen vằn vàng mướt như nhung, từ trên Trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một lần, Bình Vương nhận được chiếu thư của Cao Vương, nên đã hội triều tìm cách đánh Cao Vương. Bàn Hồ xin đi giết Cao Vương. Bình Vương hứa, nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương sẽ gả công chúa cho. Khi Bàn Hồ đến, Cao Vương cho là điềm may và giữ lại bên mình để nuôi. Một lần, Cao Vương uống say bị Bàn Hồ cắn chết, rồi mang đầu về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương đã gả con gái cho Bàn Hồ. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con gái, 6 con trai, đều được Bình Vương ban sắc thành 12 họ, sinh sôi phát triển tạo ra những vùng cư trú rộng khắp của người Dao1. Đàm Thị Uyên, Ngô Thị Lan Anh. Tín ngưỡng, tôn giáo 111 111 Việc thờ cúng Bàn Hồ (Bàn Hoàng Thánh Đế/ Thánh Piền Hùng Sinh Tỉa), vị thánh tối cao, được các nhóm người Dao ở Cao Bằng thực hiện trong các lễ Chẩu đáng, Nhioàng chầm đao. Ngoài hai nghi lễ lớn này, đồng bào còn cúng Bàn Hồ trong các nghi lễ cúng tổ tiên, dòng họ, cấp sắc, đón cô dâu, đón năm mới, v.v Việc thờ cúng Bàn Hồ là một hiện tượng văn hóa có ý nghĩa nhiều mặt đối với cộng đồng người Dao. Ở đó, các yếu tố tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật hòa quyện với nhau, tạo nên bản sắc văn hóa tộc người này. Trong Lễ Chẩu đáng, người Dao đỏ hai huyện Thông Nông và Bảo Lạc ở Cao Bằng cúng Bàn Vương ở hai bước là Lễ cúng và Lễ tiễn. Những dòng họ được chọn để thực hiện lễ cúng phải chuẩn bị đầy đủ, tỷ mỷ nhiều khâu trong thời gian 3 năm hoặc 5 năm. Đặc biệt, trong nghi lễ này, người Dao rất coi trọng việc lựa chọn vật thiêng để cúng. Theo tập tục, để dâng lễ, người Dao phải nuôi hai con lợn với chế độ chăm sóc đặc biệt. Trong thời gian nuôi, người nuôi không được đánh đập hai con vật này, bởi đây là vật thiêng dâng cúng Bàn Vương. Nghi lễ cúng Bàn Vương được thực hiện trong ba ngày. Trong suốt thời gian đó, thầy cúng và người tham dự thay nhau hát để ca tụng công đức của Bàn Vương. Không khí của nghi lễ vừa trang nghiêm, vừa mang tính cộng đồng cao. Sau ba ngày cúng, tất cả mọi người cùng ra trước sân đốt tiền vàng, khấn bái tạ để tiễn đưa Bàn Vương và gia tiên trở về thế giới bên kia. Có thể thấy, Lễ Chẩu đáng của người Dao đỏ ở Cao Bằng mang đậm màu sắc tín ngưỡng trong việc giải thích về cội nguồn của tộc người này. Đồng thời, nghi lễ còn là biểu tượng cho sự thống nhất nguồn gốc và văn hóa người Dao, làm cho các thành viên trong cộng đồng tộc người này trở nên gắn bó với nhau hơn. Nhiều người Dao ở Cao Bằng quan niệm, việc thờ cúng Bàn Vương giúp cho con cháu họ luôn tưởng nhớ tới nguồn cội và có trách nhiệm trong việc lưu truyền truyền thống đó cho các thế hệ về sau. Do xem trọng yếu tố tâm linh, nên việc thờ cúng Bàn Vương và tổ tiên luôn được các gia đình người Dao thực hiện trang nghiêm. Trong ngôi nhà của người Dao ở Cao Bằng luôn dành gian giữa để đặt bàn thờ. Nơi đó thờ chung cả tổ tiên và Bàn Vương. Người Dao quan niệm, Bàn Vương ảnh hưởng rất lớn tới mỗi cá nhân và gia đình. Do đó, việc thờ cúng Bàn Vương phải chú trọng như thờ cúng tổ tiên mình. Chính việc thừa nhận và coi trọng nguồn cội, cho nên so với các dân tộc thiểu số khác, tính cố kết cộng đồng trong người Dao thể hiện đậm nét hơn. 112 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 112 Bên cạnh Lễ Chẩu đáng, Lễ Nhiàng chầm đao (Tết Nhảy) cũng là một nghi lễ tôn giáo độc đáo của người Dao. Ở nghi lễ này, yếu tố Đạo giáo được người Dao tiếp nhận và biến đổi cho phù hợp với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc mình. Khác với cộng đồng người Dao ở Tả Phìn (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), người Dao ở Cao Bằng tổ chức Lễ Nhiàng chầm đao không cầu kỳ nhưng vẫn đặc sắc. Nghi lễ này thường được tổ chức từ hai đến ba ngày vào tháng Chạp trước Tết Nguyên Đán vài ngày. Chuẩn bị cho Lễ Nhiàng chầm đao, các gia đình người Dao phải có lợn, rượu cúng, trai gái phải tập múa hát, luyện võ thuật. Ngày lễ đầu tiên là các nghi thức do thầy cả “Chái Peng Pi” tổ chức khấn mời Bàn Vương, tổ tiên, thần linh về chung vui với đồng bào trong một mùa xuân mới. Các màn hát múa được trai gái người Dao thực hiện liên tục vừa thể hiện không khí trang nghiêm, vừa mang đậm tính thượng võ. Mở màn buổi lễ là 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu với ý nghĩa đưa thần linh, tổ tiên và những người đã mất về “ăn” tết. Tiếp theo là các điệu múa tái hiện đời sống sinh hoạt và sản xuất của người Dao, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, cầu mong mưa thuận gió hòa, những điều may mắn cho mọi gia đình. Người Dao quan niệm, việc tổ chức các nghi lễ đón rước thần linh, tổ tiên và những người đã mất trở về trong dịp đầu xuân sẽ giúp cho các gia đình may mắn trong năm mới2. Lễ Nhiàng chầm đao của người Dao bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. Nghi lễ này được người Dao thực hiện với lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ theo truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Gắn với bước đi của lịch sử, Lễ Nhiàng chầm đao là một nét đẹp văn hóa cổ truyền góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người Dao cần được bảo lưu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Một nghi lễ mang tính tôn giáo quan trọng khác ở người Dao là Lễ Cấp sắc. Nghi lễ này chỉ thực hiện đối với nam giới. Đồng bào coi việc cấp sắc là bắt buộc đối với con trai người Dao. Sau khi cấp sắc, họ mới được coi là người lớn, mới đủ điều kiện làm thầy cúng, khi chết mới được về với tổ tiên. Cho nên, khi người con trai từ 10 tuổi trở lên thì được làm Lễ Cấp sắc. Nghi lễ này có nhiều cấp bậc: ba đèn, bảy đèn, mười hai đèn. Trong đó, cấp sắc ba đèn là bắt buộc với người con trai tới tuổi thành niên. Để thực hiện Lễ Cấp sắc, gia đình phải chuẩn bị nhiều tiền của, lương thực, thực phẩm. Cho nên, trước đây, nhiều gia đình khó khăn phải nợ Lễ Cấp sắc, đến khi về già, con cháu phải tổ chức nghi lễ Đàm Thị Uyên, Ngô Thị Lan Anh. Tín ngưỡng, tôn giáo 113 113 này cho bố mình. Ngày nay, Lễ Cấp sắc vẫn được duy trì ở các bản người Dao tỉnh Cao Bằng, các nghi thức tuy đã giảm hơn so với trước đây, song nhìn chung vẫn còn khá tốn kém. Tham gia Lễ Cấp sắc của người Dao có nhiều thầy cúng, thầy cả, thầy hai. Để đảm bảo tính linh thiêng, trước và sau hai tháng thực hiện nghi lễ này, thầy cúng và người thụ lễ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như: giữ thân thể sạch sẽ, không được cãi chửi, không được sát sinh, phải ăn chay, Các lễ vật được gia đình người Dao chuẩn bị chu đáo bao gồm: hai con lợn tế thần nặng từ 80 kg trở lên, 5 -10 con gà, thịt sóc sấy khô, hương đốt, giấy bản, một đôi chiếu mới, tiền xu hay đồng bạc trắng, rượu, đồ ăn chay, tranh thờ các vị thần gọi là Tam Thanh lớn và Tam Thanh nhỏ. Nghi lễ cấp sắc gồm nhiều thủ tục do thầy cả, các thầy cúng và mọi người tham gia cùng thực hiện. Trong khi hành lễ bao giờ cũng có âm nhạc. Dàn nhạc có trống, chuông, thanh la, kèn pí lè nổi lên dồn dập như tiếng vọng của thần linh. Sau các màn khấn, thầy cả thực hiện các lễ: ban mũ, trình diện, lên đèn, đặt tên, qua cầu, trình diện Ngọc Hoàng, tơ hồng, thăm Thiên đình, trả ơn Bàn Hồ cho người được cấp sắc. Sau màn khấn lễ là màn múa hát của người trong gia đình, họ hàng và người tham dự buổi lễ. Các điệu múa được thực hiện trong Lễ Cấp sắc là sự hồi quang một cách nghệ thuật những chặng đường quan trọng của lịch sử phát triển tộc người Dao, thể hiện quan niệm về vũ trụ, cuộc sống lao động, tình cảm trong sáng, ca ngợi quê hương đất nước, Sau phần nghi lễ, các lễ vật dâng cúng được gia chủ chia cho mọi người tham gia. Theo tục lệ, người con trai sau khi cấp sắc được coi là trưởng thành. Họ có thể gách vác những trọng trách của gia đình và được mọi người trong làng bản tôn trọng. Ngày nay, người Dao không còn phân biệt quá nặng nề đối với người chưa cấp sắc. Nhiều gia đình không coi đó là điều kiện để gả hay không gả con gái cho người đàn ông chưa được cấp sắc. Mặc dù vậy, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh, hầu hết các gia đình người Dao ở Cao Bằng đều cố gắng tổ chức cấp sắc cho con trai mình. Theo Lương Hồng Trí, xét về mặt hình thức, tục cấp sắc của người Dao là một hiện tượng gây tốn phí về thời gian và tiền của. Nhưng xét về mặt thực tiễn, tục này có ý nghĩa giáo dục, dù các nội dung đó được tiếp nhận bằng sự phục tùng tôn giáo. Lễ Cấp sắc còn là sinh hoạt cộng đồng của dòng họ và bản làng người Dao3. Nếu tham dự trực tiếp vào Lễ Cấp sắc của người Dao, chúng ta chắc hẳn sẽ đồng tình với ý kiến của Lương Hồng Trí. Bởi vì, trong thực tế hiện nay, Lễ Cấp sắc vẫn là nỗi lo lắng 114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2014 114 của nhiều gia đình người Dao ở Cao Bằng khi điều kiện kinh tế còn quá khó khăn. Bên cạnh đó, nghi lễ này còn tồn tại quan niệm người đàn ông Dao không qua cấp sắc không được coi là trưởng thành, không được làm thầy cúng, không được thánh thần công nhận, khi chết không được gặp mặt tổ tiên, không được cấp âm binh, không được tu luyện phép thuật. Ngoài một số tồn tại nêu trên, Lễ Cấp sắc của người Dao chứa đựng những giá trị tích cực, ý nghĩa giáo dục qua lời răn dạy của thầy cả đối với người thụ lễ. [Mười “độ”, mười “điều kiêng cấm”, mười “lời nguyện”, mười “lời thề” mà người thụ lễ tiếp nhận trong Lễ Cấp sắc hướng họ đến với những giá trị đạo đức và lối sống tốt đẹp như kính trọng cha mẹ, sống ngay thẳng và dũng cảm, làm điều hay lẽ phải, không vụ lợi, sẵn sàng giúp đỡ người khác]. Ngoài Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, đời sống tâm linh của người Dao ở Cao Bằng cũng chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của Hồn linh giáo. Trên cơ sở thừa nhận vạn vật đều có linh hồn, đồng bào tin có thần gió, thần mưa, thần coi sóc lúa gạo và hoa màu, thần chăn nuôi. Vì thế, người Dao nhiều bản ở hai huyện Thông Nông và Nguyên Bình vẫn duy trì tục cúng thóc mới. Trong thời gian cúng, mọi người không được vào xem vì sợ hồn lúa sẽ theo người đó đi mất. Thậm chí, trong suốt ngày cúng, nhiều gia đình không ra khỏi nhà hoặc sang chơi nhà khác, vì sợ hồn lúa đi theo và ở lại nhà đó, mùa màng sẽ thất bát, canh tác thiệt hại. Nhiều bản người Dao ở Cao Bằng còn quan niệm, mọi vật đều có linh hồn, nên khi chết đi, hồn lìa khỏi xác sẽ biến thành ma/ thần. Do đó, họ có tục cúng ma và luôn nhắc nhở con cháu không được làm điều sai quấy, thiên động tới ma/ thần, nếu không cuộc sống sẽ gặp những trắc trở, tai ương. Như vậy, mặc dù còn một số tồn tại cần khắc phục, song trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo người Dao ở Cao Bằng hiện nay vẫn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người này, không bị trộn lẫn hay hòa tan khi cùng chung sống, hội nhập với các tộc người khác. 3. Kết luận Trong quá trình sinh sống, người Dao ở Cao Bằng đã có những nét độc đáo trong việc lưu truyền và phát huy giá trị tín ngưỡng tôn giáo. Các nghi lễ đặc trưng như Lễ Chẩu đáng, Lễ Nhiàng chầm đao, Lễ Cấp sắc, vẫn được thực hiện rộng rãi trong các bản người Dao. Các nghi lễ này mặc dù vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, song rõ ràng chứa đựng nhiều giá trị tích cực mang đặc trưng riêng của người Dao. Các nghi lễ Đàm Thị Uyên, Ngô Thị Lan Anh. Tín ngưỡng, tôn giáo 115 115 tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần củng cố thêm ý thức tự giác của người Dao ở Cao Bằng. Do đó, giá trị văn hóa nói chung, giá trị tín ngưỡng tôn giáo nói riêng của người Dao ở Cao Bằng cần được lưu tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay./. CHÚ THÍCH: 1 Lương Hồng Trí (2001), Tôn giáo tín ngưỡng và ý thức cộng đồng của người Dao ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin: 187 - 188. 2 Người Dao không cúng giỗ tổ tiên và những người đã mất mà chỉ mời họ trở về vào những ngày vui, ngày lễ. 3 Lương Hồng Trí (2001), Tôn giáo tín ngưỡng và ý thức cộng đồng của người Dao ở Việt Nam, sđd: 215. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Tôcarép X. A. (1964), Các hình thái tôn giáo sơ khai, Nxb. Khoa học, Mátxcơva. Bản dịch của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 3. Lương Hồng Trí (2001), Tôn giáo tín ngưỡng và ý thức cộng đồng của người Dao ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin. Abstract RELIGION AND BELIEF OF THE DAO PEOPLE IN CAO BẰNG, VIETNAM The Dao people is one of 54 groups of people in Vietnam. They live in such Northern mountainous provinces as: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái In Cao Bằng, the Dao people mainly live in Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Bảo Lâm districts. For religious and belief life, the Dao families have still preserved their special religious characters through Chẩu Đáng, Nhiang Chầm Đao and Cấp Sắc ceremonies. Basing on the results of some field surveys, the author showed the values of religion and belief to be conserved and promotes as well as a number of shortcomings to be overcame of the Dao people in Cao Bằng province at present. Key words: Belief, religion, the Dao people, Cao Bằng province, Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23853_79836_1_pb_8125.pdf