Cấu trúc mao quản của vật liệu cũng được khẳng định
qua BET. Đường BET của các mẫu đã tổng hợp được trình
bày trên hình 3. Quan sát hình 3 chúng tôi thấy, trong
khoảng P/P0 lớn (> 0,4), đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải
hấp phụ N2 của MIL-53(Fe) có xuất hiện vòng trễ dạng IV
(theo phân loại của IUPAC) đặc trưng cho loại vật liệu mao
quản trung bình [7, 13]. Cũng qua phân tích BET cho thấy,
trong khoảng P/P0 nhỏ (0,0-0,3) lượng N2 bị hấp phụ không
lớn, chứng tỏ vật liệu MIL-53(Fe) có bề mặt riêng không
lớn. Các vật liệu MOFs đã công bố thường có diện tích bề
mặt rất cao. Nhưng theo kết quả trên thì MIL-53(Fe) lại có
bề mặt riêng rất thấp. Giải thích cho vần đề này, các nhà
nghiên cứu cho rằng, bởi vì loại vật liệu này có hiệu ứng dãn
nở không gian, trong điều kiện của phương pháp đặc trưng
hóa lý BET làm cho không gian mao quản của vật liệu này
bị thu nhỏ lại [8, 9, 14]. Hơn nữa, việc sử dụng khí N2 trong
phương pháp đặc trưng hóa lý BET cũng là một trở ngại lớn
cho việc các phân tử khí này đi qua hệ thống mao quản rất
nhỏ của vật liệu. Một lý do nữa cũng có thể giải thích cho
vấn đề này là trong quá trình tổng hợp, các chất hoạt động
bề mặt, H2-DBC còn dư chưa được loại hết ở công đoạn
lọc rửa đã che lấp mao quản của vật liệu. Diện tích bề mặt
riêng của MIL-53(Fe) theo BET là 158 m2/g, trong khi đó
của mẫu Ni-doped MIL-53(Fe) là 274 m2/g (bảng 1). Kết
quả này chỉ ra rằng, việc biến tính MIL-53 bằng Ni làm tăng
diện tích bề mặt riêng của vật liệu, nguyên nhân có thể do
Ni đi vào cấu trúc của MIL-53(Fe) đóng vai trò giống như
thanh chống đỡ ngăn chặn hiện tượng giãn nở không gian
(một trong những tính chất đặc trưng của loại vật liệu này).
Cũng theo bảng 1, tuy đường kính trung bình của các lỗ xốp
giữa hai vật liệu biến tính và không biến tính có sự khác biệt
không đáng kể nhưng thể tích mao quản của mẫu biến tính
lớn hơn gấp 5 lần mẫu không biến tính. Điều này cho thấy,
mẫu biến tính có khả năng hấp phụ lớn hơn nhiều so với
mẫu không biến tính.
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tổng hợp Ni-Doped MIL-53(Fe) và khả năng hấp phụ Rhodamine B trong môi trường nước - Bạch Long Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1522(11) 11.2017
Khoa học Tự nhiên
Mở đầu
Vật liệu tinh thể vi mao quản khung hữu cơ kim loại
(MOFs) được hình thành do quá trình tự sắp xếp và liên kết
giữa các cầu nối hữu cơ (linkers) với các ion kim loại hoặc
các cụm tiểu phân kim loại (metal clusters) [1-3]. Trong vật
liệu MOFs, các nút kim loại (Cr, Cu, Zn, Al, Ti, V, Fe) và
các cầu nối hữu cơ (H
2
BDC) tạo thành một hệ thống khung
mạng không gian ba chiều, liên kết với hầu như toàn bộ các
nguyên tử trên bề mặt bên trong, do đó đã tạo nên diện tích
bề mặt và thể tích mao quản rất lớn. Trong khoảng 10 năm
trở lại đây, MOFs được xem như là một lớp vật liệu rắn mao
quản thế hệ mới bởi vì có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong
các quá trình hấp phụ chọn lọc, phân tách các hỗn hợp khí
(CO/CO
2
), tàng trữ khí CO
2
để giảm thiểu tác động hiệu ứng
nhà kính, tàng trữ H
2
trong chế tạo nhiên liệu sạch và pin
nhiên liệu, làm vật liệu nhả chậm và dẫn truyền thuốc trong
chế tạo dược phẩm và điều trị y học, đặc biệt là làm chất xúc
tác chọn lọc theo kích thước và cấu hình lập thể trong các
phản ứng hữu cơ [4-6].
Một trong những vật liệu MOFs đã được các nhà khoa
học ở Versailles (Pháp) tìm ra và được đặt tên là MIL-
53(Fe). MIL-53(Fe) được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu
Fe3+ là muối FeCl
3
.6H
2
O kết hợp với axit terephtalic trong
môi trường dung môi là N,N-dimethylformamide (DMF)
với tỷ lệ 1:1:280 và được kết tinh ở 150oC trong 15 giờ [7].
Sau khi kết tinh dung nhiệt thu được tinh thể màu nâu vàng
có công thức Fe3(OH).[O
2
C-C
6
H
4
-CO
2
].nH
2
O. Đặc tính đặc
biệt của MIL-53(Fe) là khi tiếp xúc với không khí ẩm, các
lỗ mao quản hấp phụ ngay lập tức các phân tử nước, do đó
cấu trúc của chúng bị thu nhỏ lại xung quanh các phân tử
nước và kích thước phân tử của nó giảm đáng kể (gần 39%).
Ngược lại, khi đun nóng để loại hết các phân tử nước, cấu
trúc của chúng có thể khôi phục lại như ban đầu. Ta có thể
hình dung đặc tính “hít thở” của vật liệu này là do chúng
có thể co dãn để cố định và giải phóng các phân tử nước
giống như sự hít thở không khí của lá phổi [8, 9]. Đây cũng
là trở ngại lớn khi sử dụng MIL-53(Fe) làm vật liệu hấp phụ
vì bề mặt riêng của MIL-53 nhỏ hơn rất nhiều so với các vật
liệu họ MOFs khác.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổng hợp
MIL-53(Fe) và Ni biến tính MIL-53(Fe) bằng phương pháp
thủy nhiệt và nghiên cứu khả năng hấp phụ của các mẫu vật
liệu này. Các mẫu tổng hợp được đánh giá bằng các phương
pháp XRD, SEM và BET.
Thực nghiệm
MIL-53(Fe) được tổng hợp bằng phương pháp thủy
nhiệt, theo công bố của Ferey và cs [7]. Cụ thể, một hỗn hợp
của FeCl
3
.6H
2
O, axit terephthalic (TPA) và DMF với tỷ lệ
mol là 1:1:280 được cho vào trong ống teflon kín đặt trong
autoclave bằng thép không gỉ, quá trình thủy nhiệt được tiến
hành ở 150oC trong 3 ngày. Sau đó, hỗn hợp sau thủy nhiệt
được làm nguội đến nhiệt độ phòng và được rửa nhiều lần
với nước cất hai lần thu được chất rắn có màu vàng. Bước
tiếp theo, chất rắn được đun hồi lưu trong cồn tuyệt đối ở
80oC trong 24 giờ, sau đó lọc ngay hỗn hợp và rửa nhiều lần
với nước cất để loại bỏ hết các chất không phản ứng ra khỏi
hệ thống mao quản của vật liệu. Cuối cùng chất rắn được
Nghiên cứu tổng hợp Ni-Doped MIL-53(Fe)
và khả năng hấp phụ Rhodamine B trong môi trường nước
Bạch Long Giang, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Duy Trình
*
Viện Kỹ thuật công nghệ cao NTT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Ngày nhận bài 21/8/2017; ngày chuyển phản biện 23/8/2017; ngày nhận phản biện 20/9/2017; ngày chấp nhận đăng 2/10/2017
Tóm tắt:
MIL-53(Fe) (Material of Instutute Lavoisier) và Ni biến tính MIL-53(Fe) được tổng hợp thành công bằng phương
pháp dung nhiệt ở 150oC trong 3 ngày. Cấu trúc vật liệu được đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhiễu xạ tia
X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET). Kết quả phân tích
XRD cho thấy tinh thể MIL-53(Fe) được hình thành ở cả hai mẫu biến tính và không biến tính. Kết quả phân tích
SEM chỉ ra rằng, tinh thể mẫu MIL-53(Fe) biến tính và không biến tính với Ni có cấu trúc không đồng nhất với sự
có mặt cả các tinh thể hình lục lăng có kích thước lớn và các tinh thể hình bát diện kích thước nhỏ, tuy nhiên mẫu
MIL-53(Fe) biến tính có thêm các khe nứt trên bề mặt. Mẫu Ni biến tính MIL-53(Fe) có diện tích bề mặt rộng là 274
m2/g, thể tích lỗ xốp là 271.10-3 cm3/g và đường kính mao quản trung bình là 13 nm. Mẫu biến tính có khả năng hấp
phụ Rhodamine B (RhB) lớn hơn so với mẫu không biến tính do diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn hơn.
Từ khóa: Khả năng hấp phụ, MIL-53(Fe), Ni biến tính MIL-53(Fe), Rhodamin B.
Chỉ số phân loại: 1.4
*Tác giả liên hệ: Email: nguyenduytrinh86@gmail.com
1622(11) 11.2017
Khoa học Tự nhiên
sấy khô ở 100oC trong 24 giờ. Ni-Doped MIL-53(Fe) được
tổng hợp theo quy trình tương tự với quy trình tổng hợp
MIL-53(Fe), hỗn hợp ban đầu có thêm Ni(NO
3
)
2
.6H
2
O với
tỷ lệ mol Ni/Fe là 0,3.
Cấu trúc vật liệu được xác định bằng phương pháp phổ
nhiễu xạ tia X thực hiện trên máy D8 Advance Bruke, ống
phát tia Rơngen với bước sóng λ = 1,5406 Å, góc quét
2θ thay đổi từ 1 đến 40o. Phương pháp SEM đo trên máy
JSM 7401F. Phương pháp BET được thực hiện trên thiết bị
TriStar 3000 V6.07 A.
Khả năng hấp phụ của các mẫu vật liệu đã tổng hợp đươc
đánh giá thông qua quá trình hấp phụ RhB. RhB được lựa
chọn cho quá trình hấp phụ vì nó là một chất màu, ít bị
ảnh hưởng bởi môi trường và bền trong điều kiện thường
ở một thời gian dài (pH = 7). Quá trình thực nghiệm được
tiến hành như sau: 30 mg vật liệu và 100 ml RhB nồng độ
20 mg/l được cho vào bình cầu đáy tròn đặt trong bể điều
nhiệt giữ ở 30oC, hỗn hợp được khuấy trộn bằng khuấy từ
với tốc độ là 400 vòng/phút, pH của hỗn hợp là 7. Cứ 20
phút 5 ml dung dịch được lấy ra, ly tâm lấy phần dung dịch
sau đó được đưa đi xác định nồng độ RhB bằng máy quang
phổ UV-Vis Lambda 35 ở bước sóng λ = 554 nm. Ngoài ra,
quá trình thí nghiệm được thực hiện trong bóng tối, cách ly
không cho tiếp xúc với ánh sáng.
Kết quả và thảo luận
Kết quả đặc trưng cấu trúc vật liệu
Quan sát phổ XRD của mẫu MIL-53(Fe) và mẫu Ni biến
tính MIL-53(Fe) được trình bày ở hình 1 cho thấy, cả hai
mẫu đều xuất hiện các nhóm pic đặc trưng của vật liệu MIL-
53(Fe) và trùng khớp với phổ XRD của MIL-53(Fe) được
công bố trước đây [7, 10-12]. Kết quả này còn chỉ ra rằng,
không có sự xuất hiện của các pic đặc trưng cho các oxit của
Fe và Ni ở cả hai mẫu.
Hình 1. Phổ XRD của MIL-53(Fe) và Ni biến tính MIL-
53(Fe).
Hình thái tinh thể của mẫu MIL-53(Fe) và mẫu Ni biến
tính MIL-53(Fe) được thể hiện trên hình 2. Tinh thể MIL-
53(Fe) không đồng nhất với sự có mặt cả các tinh thể hình
lục lăng có kích thước lớn và các tinh thể hình bát diện kích
thước nhỏ. Tương tự, với mẫu MIL-53(Fe) biến tính có sự
xuất hiện của các tinh thể bát diện kích thước nano và tinh
thể hình lục lăng nhưng tinh thể này có thêm các khe nứt
trên bề mặt.
Hình 2. Ảnh SEM của MIL-53(Fe) và Ni biến tính MIL-
53(Fe).
Synthesis of Ni-Doped MIL-53(Fe)
and its adsorption capacity
of Rhodamine B in aqueous solution
Long Giang Bach, Huu Vinh Nguyen, Duy Trinh Nguyen*
NTT Institute of High Technology, Nguyen Tat Thanh University
Received 21 August 2017; accepted 2 October 2017
Abstract:
MIL-53(Fe) and Ni-doped MIL-53(Fe) were successfully
prepared using the solvothermal method at 150oC for
3 days. The as-synthesized samples were characterized
by XRD, SEM, and BET. From XRD results, the fully
crystallized MIL-53(Fe) materials were obtained in
both undoped and doped samples. From SEM images,
MIL-53(Fe) and Ni-doped MIL-53(Fe) were not so
homogeneous with the coexistence of large hexagonal
shaped crystals and small octahedral particles; however,
the Ni-doped MIL-53(Fe) sample also exhibited long
cracks on the surface of crystals. The surface area,
pore volume, and pore width of the Ni-doped MIL-
53(Fe) sample are 274 m2/g, 271.10-3 cm3/g, and 13 nm,
respectively. Ni-doped MIL-53(Fe) exhibited a very high
adsorption capacity of rhodamine B in aqueous solution
in comparison with the bare MIL-53(Fe) sample due to
larger surface area and higher pore volume.
Keywords: Adsorption capacity, MIL-53(Fe), Ni-doped
MIL-53(Fe), Rhodamin B.
Classification number: 1.4
1722(11) 11.2017
Khoa học Tự nhiên
Cấu trúc mao quản của vật liệu cũng được khẳng định
qua BET. Đường BET của các mẫu đã tổng hợp được trình
bày trên hình 3. Quan sát hình 3 chúng tôi thấy, trong
khoảng P/P
0
lớn (> 0,4), đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải
hấp phụ N
2
của MIL-53(Fe) có xuất hiện vòng trễ dạng IV
(theo phân loại của IUPAC) đặc trưng cho loại vật liệu mao
quản trung bình [7, 13]. Cũng qua phân tích BET cho thấy,
trong khoảng P/P
0
nhỏ (0,0-0,3) lượng N
2
bị hấp phụ không
lớn, chứng tỏ vật liệu MIL-53(Fe) có bề mặt riêng không
lớn. Các vật liệu MOFs đã công bố thường có diện tích bề
mặt rất cao. Nhưng theo kết quả trên thì MIL-53(Fe) lại có
bề mặt riêng rất thấp. Giải thích cho vần đề này, các nhà
nghiên cứu cho rằng, bởi vì loại vật liệu này có hiệu ứng dãn
nở không gian, trong điều kiện của phương pháp đặc trưng
hóa lý BET làm cho không gian mao quản của vật liệu này
bị thu nhỏ lại [8, 9, 14]. Hơn nữa, việc sử dụng khí N
2
trong
phương pháp đặc trưng hóa lý BET cũng là một trở ngại lớn
cho việc các phân tử khí này đi qua hệ thống mao quản rất
nhỏ của vật liệu. Một lý do nữa cũng có thể giải thích cho
vấn đề này là trong quá trình tổng hợp, các chất hoạt động
bề mặt, H
2
-DBC còn dư chưa được loại hết ở công đoạn
lọc rửa đã che lấp mao quản của vật liệu. Diện tích bề mặt
riêng của MIL-53(Fe) theo BET là 158 m2/g, trong khi đó
của mẫu Ni-doped MIL-53(Fe) là 274 m2/g (bảng 1). Kết
quả này chỉ ra rằng, việc biến tính MIL-53 bằng Ni làm tăng
diện tích bề mặt riêng của vật liệu, nguyên nhân có thể do
Ni đi vào cấu trúc của MIL-53(Fe) đóng vai trò giống như
thanh chống đỡ ngăn chặn hiện tượng giãn nở không gian
(một trong những tính chất đặc trưng của loại vật liệu này).
Cũng theo bảng 1, tuy đường kính trung bình của các lỗ xốp
giữa hai vật liệu biến tính và không biến tính có sự khác biệt
không đáng kể nhưng thể tích mao quản của mẫu biến tính
lớn hơn gấp 5 lần mẫu không biến tính. Điều này cho thấy,
mẫu biến tính có khả năng hấp phụ lớn hơn nhiều so với
mẫu không biến tính.
Hình 3. Đường đẳng nhiệt hấp phụ của mẫu MIL-53(Fe)
biến tính và không biến tính.
Bảng 1. Tính chất vật lý của mẫu MIL-53(Fe) biến tính và
không biến tính.
Tên mẫu Diện tích bề mặt riêng (m2/g)
Thể tích lỗ xốp
(10-3 × cm3/g)
Đường kính lỗ xốp
trung bình (nm)
MIL-53(Fe) 158 59 11
Ni-doped MIL-53(Fe) 247 271 13
Kết quả đánh giá khả năng hấp phụ
Hình 4 trình bày kết quả đánh giá khả năng hấp phụ của
các mẫu vật liệu hấp phụ. Khi không có chất hấp phụ được
sử dụng, độ giảm RhB không thay đổi, chứng tỏ RhB bền
trong điều kiện tiến hành thí nghiệm hấp phụ, tuy nhiên, có
sự chênh lệch nhỏ giữa các giá trị đo, có thể là do sai số của
máy đo. Khi sử dụng mẫu MIL-53(Fe) làm chất hấp phụ ta
thấy, nồng độ chất màu giảm khoảng 20% sau 30 phút tiến
hành hấp phụ và giá trị này dao động nhẹ trong suốt 150
phút khuấy trộn tiếp theo. Đối với mẫu MIL-53(Fe) biến
tính thì nồng độ giảm nhanh, lên tới hơn 70% chỉ sau 30
phút trong điều kiện khuấy trộn ở bóng tối. Cuối cùng, sau
180 phút khuấy trộn liên tục, nồng độ màu bị giảm lên tới
80%. Kết quả này chỉ ra rằng, mẫu MIL-53(Fe) biến tính có
khả năng hấp phụ cao hơn rất nhiều (gấp 4 lần) mẫu không
biến tính. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với phân tích
ở trên, với diện tích bề mặt riêng lớn hơn và thể tích lỗ xốp
lớn hơn do đó mà mẫu MIL-53(Fe) biến tính cho khả năng
hấp phụ cao hơn.
Hình 4. Độ giảm độ màu của RhB theo thời gian sử dụng
các vật liệu hấp phụ MIL-53(Fe) biến tính và không biến
tính.
Kết luận
Đã tổng hợp thành công Ni biến tính MIL-53(Fe) và đặc
trưng cấu trúc mẫu vật liệu tổng hợp được bằng các phương
pháp XRD, SEM và BET. Kết quả chỉ ra rằng, tinh thể mẫu
MIL-53(Fe) biến tính và không biến tính với Ni có cấu trúc
1822(11) 11.2017
Khoa học Tự nhiên
không đồng nhất với sự có mặt cả các tinh thể hình lục lăng
có kích thước lớn và các tinh thể hình bát diện kích thước
nhỏ, tuy nhiên mẫu MIL-53(Fe) biến tính có thêm các khe
nứt trên bề mặt. Bên cạnh đó, diện tích bề mặt riêng của
MIL-53(Fe) theo BET là 158 m2/g, trong khi đó của mẫu
Ni-doped MIL-53(Fe) là 274 m2/g, do đó mẫu biến tính có
khả năng hấp phụ RhB lớn hơn so với mẫu không biến tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M. Alhamami, H. Doan, C.H. Cheng (2014), “A review on breathing
behaviors of metal-organic-frameworks (MOFs) for gas adsorption”, Materials,
7, pp.3198-3250. doi:10.3390/ma7043198.
[2] H.C. Joe Zhou, S. Kitagawa (2014), “Metal Organic Frameworks
(MOFs)”, Chem. Soc. Rev., 43, pp.5415-5418. doi:10.1039/C4CS90059F.
[3] H.C. Zhou, J.R. Long, O.M. Yaghi (2012), “Introduction to metal-organic
frameworks”, Chem. Soc. Rev., 112, pp.673-674. doi:10.1021/cr300014x.
[4] C. Janiak, J.K. Vieth (2010), “New Journal of Chemistry An international
journal of the chemical sciences MOFs, MILs and more: Concepts, properties
and applications for porous coordination networks (PCNs)”, New J. Chem.,
3411, pp.1144-1156. doi:10.1039/c0nj00275e.
[5] J. Canivet, A. Fateeva, Y. Guo, B. Coasne, D. Farrusseng (2014), “Water
adsorption in MOFs: Fundamentals and applications”, Chem. Soc. Rev.,
pp.5594-5617. doi:10.1039/c4cs00078a.
[6] F.X. Llabre, A. Corma, H. Garcia, D. Valencia, C. De Vera (2017),
“Applications for Metal - Organic Frameworks as Quantum Dot
Semiconductors”, J. Phys. Chem. C, 111, pp.80-85.
[7] G. Ferey, M. Latroche, C. Serre, F. Millange, T. Loiseau, A.
Percheron-Guegan (2003), “Hydrogen adsorption in the nanoporous metal-
benzenedicarboxylate M(OH)(O2C-C6H4-CO2) (M = Al3+, Cr3+), MIL-53”, Chem.
Commun., 24, pp.2976-2977. doi:10.1039/B308903G.
[8] F. Salles, A. Ghoufi, G. Maurin, R.G. Bell, C. Mellot-draznieks
(2008), “Molecular Dynamics Simulations of Breathing MOFs: Structural
Transformations of MIL-53(Cr) upon Thermal Activation and CO2”, Angewandte
Chemie., 47, pp.8487-8491. doi:10.1002/anie.200803067.
[9] C. Serre, F. Millange, C. Thouvenot, M. Noguès, G. Marsolier, D.
Louër, G. Férey (2002), “Very Large Breathing Effect in the First Nanoporous
Chromium(III)-Based Solids: MIL-53 or Cr III (OH)·{O 2 C−C 6 H 4−C O 2}·{HO
2 C−C 6 H 4−CO 2 H} x ·H 2 O y”, J. Am. Chem. Soc., 124, pp.13519-13526.
doi:10.1021/ja0276974.
[10] J.J. Du, Y.P. Yuan, J.X. Sun, F.M. Peng, X. Jiang, L.G. Qiu, A.J. Xie, Y.H.
Shen, J.F. Zhu (2011), “New photocatalysts based on MIL-53 metal-organic
frameworks for the decolorization of methylene blue dye”, J. Hazard. Mater.,
190, pp.945-951. doi:10.1016/j.jhazmat.2011.04.029.
[11] J.J. Du, Y.P. Yuan, J.X. Sun, F.M. Peng, X. Jiang, L.G. Qiu, A.J. Xie, Y.H.
Shen, J.F. Zhu (2011), “New photocatalysts based on MIL-53 metal-organic
frameworks for the decolorization of methylene blue dye”, J. Hazard. Mater.,
190, pp.945-951. doi:10.1016/j.jhazmat.2011.04.029.
[12] N.D. Trinh, S.S. Hong (2015), “Photocatalytic Decomposition of
Methylene Blue Over MIL-53(Fe) Prepared Using Microwave-Assisted Process
Under Visible Light Irradiation”, J. Nanosci. Nanotechnol., 15, pp.5450-5454.
doi:10.1166/jnn.2015.10378.
[13] Y. Zhang, et al. (2014), “Synthesis, characterization and photocatalytic
properties of MIL-53(Fe)-graphene hybrid materials”, RSC Adv., 4, pp.7594-
7600. doi:10.1039/c3ra46706f.
[14] C. Zhang, L. Ai, J. Jiang (2015), “Graphene hybridized photoactive
iron terephthalate with enhanced photocatalytic activity for the degradation
of rhodamine B under visible light”, Ind. Eng. Chem. Res., 54(1), pp.153-163.
doi:10.1021/ie504111y.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37026_119209_1_pb_0271_2098732.pdf