Với nhiều nghiên cứu về năng suất lao động
trong xây dựng đã được thực hiện, đa dạng loại
hình dự án, sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu, kỹ thuật dùng trong nghiên cứu hiện đại,
các nhà khoa học trên thế giới đã đạt được nhiều
thành công. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về
năng suất lao động trong ngành Xây dựng đã
được chú ý những năm gần đây.
Bài báo này đã tổng kết nghiên cứu về năng
suất lao động trong xây dựng trên Thế giới và
tại Việt Nam để tìm ra các thông tin nhằm hệ
thống hóa cơ sở khoa học về vấn đề năng suất
lao động trong ngành xây dựng; đồng thời nhằm
góp phần thay đổi nhận thức của các nhà quản
lý về vấn đề năng suất lao động trong xây dựng
tại Việt Nam hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tổng quan về năng suất lao động trong xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 165
THÔNG TIN KHOA H
C
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG
Nguyễn Đức Lợi1 và Tạ Văn Phấn 2
Tóm tắt: Năng suất lao động có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của xã hội loài người, là động cơ
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là chỉ số để so sánh giữa các quốc gia. Việc
tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đất nước nhằm củng cố vị trí của nước
mình trên trường quốc tế. Bài báo này giới thiệu một số nghiên cứu về năng suất lao động trong
ngành Xây dựng đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp được 30
nghiên cứu về năng suất lao động trong ngành xây dựng của các nhà khoa học trên thế giới được
thực hiện ở nhiều lĩnh vực, loại hình dự án xây dựng với nhiều phương pháp nghiên cứu truyền
thống và hiện đại đã được sử dụng. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về năng suất lao động trong
ngành xây dựng đã được chú ý những năm gần đây. Mặc dù số đề tài nghiên cứu còn hạn chế, các
nghiên cứu tại Việt Nam đã lĩnh hội kinh nghiệm và kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới, giúp hệ
thống hóa cơ sở khoa học về vấn đề năng suất lao động trong ngành xây dựng tại nước ta.
Từ khóa: năng suất lao động, năng suất lao động xây dựng.
1. GIỚI THIỆU CHUNG1
Thuật ngữ Năng suất được Adam Smith sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1776, đến cuối thế kỷ
19 khi công nhân được thay thế bằng máy móc
thì ý nghĩa của Năng suất càng được nhiều
người biết đến. Khi nhấn mạnh đến các yếu tố
đầu vào, đặc biệt là lao động, Năng suất được
hiểu là năng suất lao động.
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về
năng suất, khái quát có thể hiểu năng suất là
quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào
được sử dụng để tạo ra đầu ra đó và được
biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra /
Đầu vào.
Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn
hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường
xuyên. Đầu ra thường dùng tổng sản phẩm quốc
nội đối với nền kinh tế, địa phương và giá trị
tăng thêm đối với ngành, doanh nghiệp. Năng
suất có thể tính cho nền kinh tế, địa phương,
ngành hay doanh nghiệp, từng hoạt động
Hiện nay, nhiều người vẫn hiểu Năng suất
1Trường Đại học Hải Phòng, loikcn@gmail.com
2Trường Đại học Thủy lợi, phantv@tlu.edu.vn
Điện thoại liện hệ: 096382552; 0989329846
đồng nghĩa với Năng suất lao động, nhưng thực tế
ý nghĩa của Năng suất mang tính toàn diện hơn.
Theo Mác: Năng suất lao động là sức sản
xuất của lao động cụ thể có ích, được đo bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian nhất định. Năng suất lao động phản
ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động,
phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (sản phẩm) và
đầu vào (lao động), được đo bằng thời gian làm
việc hay chính là phản ánh hiệu quả hoạt động
sản xuất của người lao động.
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng thể
hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ
chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương
thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết
định bởi nhiều nhân tố như: trình độ tay nghề
của người lao động, trình độ phát triển khoa học
và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của
quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của
các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên...
Trong xây dựng, năng suất lao động là một
yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
tiến độ thi công công trình, góp phần quyết định
giá thành công trình và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp xây dựng. Theo Niên
giám thống kê năm 2015, năng suất lao động
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 166
ngành Xây dựng của nước ta còn rất thấp so với
nhiều ngành kinh tế, xếp ở vị trí 15/20 ngành
kinh tế so sánh.
Ngành kinh tế
Năng suất lao động xã hội phân theo ngành
kinh tế (triệu đồng/người)
2010 2012 2013 2014 2015
Giá trị năng suất lao động ngành Xây dựng 42,7 53,4 55,6 60,7 66,5
Giá trị của ngành có năng suất lao động cao nhất 1300 1298,6 1474,3 1683,3 1695,6
Giá trị của ngành có năng suất lao động thấp nhất 15 25,4 26,4 28,6 30,6
Giá trị bình quân của tất cả các ngành 44,0 63,1 68,7 74,7 79,4
Qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu sách
báo, các nghiên cứu về năng suất lao động ngành
xây dựng đã được công bố, tác giả tổng hợp lại
nhằm giới thiệu tới người đọc các thông tin
chung những vấn đề nghiên cứu về năng suất lao
động trong ngành Xây dựng. Bài báo này giới
thiệu tổng quan các nghiên cứu về năng suất lao
động ở trong và ngoài nước, áp dụng trong ngành
Xây dựng.
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới
Đến nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
năng suất lao động ngành Xây dựng, với các
mục tiêu đánh giá, nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất lao động xây dựng, dự báo
năng suất lao động... kết quả của các nghiên cứu
giúp cho các nhà quản lý xây dựng nhìn nhận
được các vấn đề ảnh hưởng đến năng suất lao
động xây dựng, từ đó xây dựng các chiến lược,
giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động
trong các dự án xây dựng nói riêng cũng như
năng suất lao động của ngành Xây dựng tại các
nước. Các nghiên cứu về năng suất lao động
trong ngành Xây dựng đã thực hiện trên thế giới
mà tác giả tổng hợp được như:
Nghiên cứu của William F. Maloney (1983)
đề cập đến vai trò, ảnh hưởng của người lao
động đối với năng suất xây dựng. Tác giả đã
phân tích ảnh hưởng của mỗi lực lượng trong
bốn lực lượng lao động chủ yếu liên quan đến
NS xây dựng được trình bày trong nghiên cứu.
Donn E. Handier (1985) nghiên cứu nhằm
nâng cao năng suất của các công nhân xây
dựng chuyên nghiệp, tác giả đề cập vai trò của
vấn đề quản lý trong việc nâng cao năng suất
của các công nhân chuyên nghiệp trong các tổ
chức xây dựng.
Richard L. Tucker (1986) đề cập đến việc sử
dụng hiệu quả lao động nhằm cải thiện năng
suất lao động ngành Xây dựng. Theo tác giả, để
nâng cao năng suất lao động ngành Xây dựng
cần phải cải thiện vấn đề quản lý từ các khâu:
định hướng dự án, lập kế hoạch, sự tham gia của
khách hàng, truyền thông, thiết kế, khả năng xây
dựng, công nghệ...
Neil N. Eldin và Stephan Egger (1990) đề
cập đến việc sử dụng máy quay video làm công
cụ quản lý, để nâng cao năng suất lao động
trong quá trình xây dựng.
C. O. Benjamin, D. L. Babcock, N. B. Yunus
và J. Kincaid (1990) đã xây dựng và phát triển
một hệ thống mẫu thử nghiệm dựa trên kiến
thức để lập kế hoạch xây dựng và đánh giá hiệu
quả của nó như một công cụ để nâng cao năng
suất của những người lập kế hoạch xây dựng
còn thiếu kinh nghiệm.
H. Randolph Thomas (1992) trình bày việc
xem xét những ảnh hưởng của giờ làm thêm đến
năng suất lao động xây dựng.
David W. Halligan, Laura A. Demsetz, James
D. Brown và Clark B. Pace (1994) đề xuất sử
dụng mô hình phản ứng hành động để xác định
các yếu tố bất lợi và đánh giá tổn thất năng suất
trong xây dựng.
Li-Chung Chao và Miroslaw J. Skibniewski
(1994) trình bày phương pháp tiếp cận dựa trên
số liệu mạng thần kinh và dữ liệu quan trắc để
đánh giá năng suất của các hoạt động xây dựng.
EC Lim và Jahidul Alum (1995) nghiên cứu
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 167
về các vấn đề ảnh hưởng năng suất lao động mà
các nhà thầu gặp phải tại Singapore. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra 03 vấn đề quan tâm lớn nhất
được xác định gồm: khó khăn trong việc tuyển
dụng giám sát viên, khó khăn trong việc tuyển
dụng lao động và tỷ lệ thôi việc cao.
Nghiên cứu của Peter F. Kaming, Paul O.
Olomolaiye, Gary D. Holt, Frank C. Harris
(1997) chỉ ra 05 vấn đề ảnh hưởng đến năng
suất lao động trên các công trường xây dựng
trung và cao tầng tại Indonesia: thiếu vật liệu,
làm lại, công nhân nghỉ việc tuỳ tiện, thiếu công
cụ (thiết bị) và sự can thiệp của băng đảng.
Ming Lu, S. M. AbouRizk và Ulrich H.
Hermann (2000) nghiên cứu dự đoán năng suất
lao động trong ngành Xây dựng với sự xuất hiện
của mô hình phân loại mạng thần kinh suy luận
xác suất.
Nghiên cứu của S.Thomas Ng, R.Martin
Skitmore, Ka Chi Lam, Anthony W.C. Poon
(2004) đề cập đến tình trạng giảm động lực lao
động của người lao động làm việc trong các dự
án xây dựng công trình dân dụng ở Hồng Kông.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có khả
năng làm giảm động lực của người lao động bao
gồm: vấn đề thiếu vật liệu, khu vực làm việc
chật chội và việc phải làm lại công việc.
Awad S. Hanna, Craig S. Taylor và Kenneth
T. Sullivan (2005) phân tích về những ảnh
hưởng của việc kéo dài thời gian làm thêm tới
năng suất lao động trong xây dựng.
Refaat H. Abdel-Razek, Hany Abd Elshakour
M, Mohamed Abdel-Hamid (2007) tập trung vào
việc nghiên cứu cải thiện năng suất lao động
xây dựng ở Ai Cập bằng cách áp dụng 02
nguyên tắc xây dựng tinh gọn là: đo chuẩn và
giảm sự biến đổi trong năng suất lao động.
Nghiên cứu của Shahriyar Mojahed và
Fereydoun Aghazadeh (2008) cho thấy: kỹ năng
và kinh nghiệm của người lao động, trình độ
quản lý và lập kế hoạch làm việc của nhà quản
lý, động lực của công nhân và sự sẵn có của vật
liệu xây dựng có ảnh hưởng nhiều đến năng suất
lao động của các dự án xây dựng.
Jiukun Dai, Paul M. Goodrum và William F.
Maloney (2009) đề cập vấn đề nhận thức của lao
động thủ công về các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động của họ, kết quả cho thấy: các
yếu tố liên quan đến công cụ, vật liệu, bản vẽ
thiết kế và thiết bị xây dựng có ảnh hưởng lớn
nhất đến năng suất lao động của các lao động
thủ công.
Nghiên cứu của Paul M. Goodrum, Dong
Zhai và Mohammed F. Yasin (2009) cho thấy
những thay đổi trong công nghệ vật liệu như: sự
thay đổi về trọng lượng của vật liệu, thay đổi
trong biện pháp thi công lắp đặt và mô đun hoá
có mối quan hệ, làm thay đổi đáng kể năng suất
lao động.
Jiukun Dai, Paul M. Goodrum, William F.
Maloney và Cidambi Srinivasan (2009) đã xác
định 10 yếu tố quan trọng trong 83 yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất lao động xây dựng, theo
quan điểm của người lao động thủ công.
Jie Gong và Carlos H. Caldas (2010) trình
bày về việc phát triển một mô hình nghiên cứu
sử dụng video để xác định năng suất của các
hoạt động xây dựng.
Seokyon Hwang (2010) trình bày về việc so
sánh hiệu quả của các phương pháp dự báo về
năng suất. Kết quả cho thấy mô hình phân tích
chuỗi thời gian đơn là phương pháp tốt nhất.
Paul M. Goodrum, Carl T. Haas, Carlos
Caldas, Dong Zhai, Jordan Yeiser và Daniel
Homm (2011) giới thiệu mô hình dự đoán tác
động của công nghệ đối với năng suất xây dựng.
M. Jarkas và Camille G. Bitar (2012) trình
bày kết quả của nghiên cứu khảo sát xác định và
xếp loại tầm quan trọng tương đối của các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trên các
công trường xây dựng tại Kuwait. Kết quả
nghiên cứu xác định được 10 yếu tố có ý nghĩa
quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất lao động
trên các công trường xây dựng.
Kiarash Hajifathalian; Brad W. Wambeke;
Min Liu và Simon M. Hsiang (2012) sử dụng
các mô hình mô phỏng quá trình xây dựng để
cải thiện năng suất lao động của dự án với các
chiến lược kiểm soát sản xuất khác nhau (đẩy/
kéo và cân bằng/ không cân bằng).
Farnad Nasirzadeh và Pouya Nojedehi
(2013) trình bày cách tiếp cận năng suất lao
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 168
động dựa trên một mô hình động (SD- system
dynamics). Với mô hình này, hiệu quả của
NSLĐ đối với các biện pháp thực hiện dự án
khác nhau được đánh giá cả về mặt thời gian và
chi phí.
Khaled Mahmoud El-Gohary, M.Eng. và
Remon Fayek Aziz (2014) chỉ ra 05 yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lao động
trong giai đoạn thi công xây dựng công trình ở
Ai Cập, bao gồm: kinh nghiệm và kỹ năng lao
động; chương trình khuyến khích; vật liệu sẵn
có và dễ dàng xử lý; năng lực lãnh đạo và quản
lý xây dựng; và năng lực giám sát lao động.
Nghiên cứu của Gholamreza Heravi và
Ehsan Eslamdoost (2015) nhằm mục tiêu phát
triển mạng lưới thần kinh nhân tạo để đo lường
và dự báo năng suất lao động trong xây dựng ở
các nước đang phát triển hiện nay.
Nghiên cứu của Mohammadreza Arashpour
và Mehrdad Arashpour (2015) cho thấy sự thay
đổi trong quy trình làm việc do phải làm lại và
thay đổi khối lượng công việc sẽ làm giảm năng
suất lao động của các hoạt động xây dựng.
Leo Sveikauskas, Samuel Rowe, James
Mildenberger, Jennifer Price và Arthur Young
(2016) trình bày về vấn đề đo lường tăng trưởng
năng suất trong ngành Xây dựng.
Nghiên cứu của Krishna P. Kisi, Nirajan
Mani, Eddy M. Rojas và E. Terence Foster
(2017) giới thiệu một chiến lược hai phía (từ
trên xuống và từ dưới lên) để ước tính năng suất
tối ưu trong các hoạt động xây dựng sử dụng
nhiều lao động.
Nghiên cứu của Bon-Gang Hwang, Lei Zhu
và Jonathan Tan Tzu Ming (2017) chỉ ra 05 yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của
các công trình xây dựng xanh tại Singapore, đó
là: kinh nghiệm, kiến thức, sự thay đổi thiết kế,
trình độ của công nhân, lập kế hoạch và sắp xếp
công việc.
2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về năng
suất lao động của ngành Xây dựng đã được chú
ý trong những năm gần đây.
Đỗ Thị Xuân Lan (2004) đã xác định được 04
nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lao
động trong giai đoạn thi công xây dựng tại hiện
trường, bao gồm: mặt bằng công trường, quản lý
vật tư, tiến độ thi công, động cơ làm việc của
công nhân.
Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Thị Xuân Lan
(2012) đã nghiên cứu mô tả quy luật biến đổi,
xem xét mối liên hệ của số tầng và vị trí các
tầng với năng suất lao động của các công tác cốt
thép, cốp pha trong giai đoạn thi công bê tông
cốt thép. Đồng thời, phân tích việc ứng dụng
đường cong ước lượng năng suất lao động vào
thực tế thi công công trình.
Lê Minh Lý và Lưu Trường Văn (2014), cho
rằng năng suất công ty thi công xây dựng được
quyết định bởi nhiều yếu tố như: vốn, công
nghệ, quản lý, môi trường bên ngoài... Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản lý giải
thích được 67% sự biến đổi năng suất công ty,
trong đó 04 yếu tố: tổ chức sản xuất, năng lực
nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng của chủ đầu
tư, quản lý thi công; có tác động trực tiếp đáng
kể đến năng suất công ty.
Nguyễn Mạnh Hùng (2015), chỉ ra một số
đặc điểm của công trường xây dựng Việt Nam;
phân tích thực trạng năng suất lao động trong
xây dựng của Việt Nam để so sánh với Thế giới;
đánh giá các yếu tố liên quan đến năng suất lao
động trong xây dựng.
Đinh Tuấn Hải và Hoàng Văn Trình (2016),
nêu thực trạng năng suất lao động ngành Xây
dựng ở nước ta và trên thế giới. Đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng suất lao động trong
ngành xây dựng, trong đó có giải pháp chung
nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và các
giải pháp cụ thể: nâng cao năng suất về con
người và thiết bị máy móc, nâng cao năng lực
quản lý điều hành của nhà thầu và tư vấn giám
sát, nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà
thầu, nâng cao chất lượng với tác động môi
trường lao động.
Nghiên cứu của Phạm Minh Ngọc Duyên, Lê
Hoài Long và cộng sự (2016) xác định và đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động của công nhân xây dựng tại các dự án ở
Campuchia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05
yếu tố chính gây giảm năng suất lao động của
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 169
công nhân là: sai sót trong quá trình thiết kế, sai
sót trong quá trình thi công, bản vẽ chưa sẵn
sàng, môi trường xung quanh công trình và sự
biến động của giá cả thị trường. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng làm
tăng năng suất lao động là: biện pháp thi công
sẵn sàng và triển khai chi tiết, bố trí nhân lực là
giám sát, bản vẽ thi công đầy đủ và hoàn chỉnh,
bố trí mặt bằng thi công công trường, hoạch
định dự án và lập tiến độ thi công, sự phối hợp
giữa công ty và công trường, kế hoạch cung ứng
thiết bị thi công, chế độ khuyến khích tinh thần
làm việc của công nhân, mối quan hệ giữa công
nhân xây dựng, kế hoạch cung ứng và vận
chuyển vật tư.
Nghiên cứu của Lê Văn Cư, Lê Văn Long, Vũ
Quyết Thắng (2017) chỉ ra 05 nguyên nhân chủ
yếu dẫn tới năng suất lao động ngành Xây dựng
còn thấp: trình độ phát triển, ứng dụng khoa học
và công nghệ còn thấp; vấn đề đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực chưa đổi mới kịp thời;
chính sách tiền lương bất cập; thu nhập của
người lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp còn thấp, quy mô doanh
nghiệp không hợp lý. Các tác giả đề xuất 05 giải
pháp nhằm nâng cao năng suất lao động trong
ngành xây dựng ở nước ta, bao gồm: đẩy nhanh
quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước; đổi mới đào tạo phát triển nguồn
nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công
nghệ; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành; xây dựng
và hoàn thiện quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu theo lĩnh vực, sản phẩm của ngành.
Ngoài các nghiên cứu nêu trên, nhiều cán bộ
xây dựng khi tham gia các khóa học nâng cao
trình độ trong lĩnh vực xây dựng đã chọn vấn đề
năng suất lao động để nghiên cứu, có thể kể ra
một số nghiên cứu như:
Nguyễn Nam Cường (2007), xác định các yếu
tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động ở các
công trường xây dựng. Tác giả xây dựng mô
hình dự báo sự mất năng suất lao động ở các dự
án xây dựng trong giai đoạn thi công sử dụng
công cụ mạng thần kinh nhân tạo.
Trương Công Thuận (2012), nghiên cứu về
ảnh hưởng của việc làm thêm giờ đến năng suất
lao động khi thi công nhà cao tầng tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Tâm (2016), nghiên cứu quản
lý công trường hiệu quả nhằm nâng cao năng
suất lao động.
Trần Ngọc Đức (2016), nghiên cứu
nâng cao năng suất lao động trong các dự án xây
dựng bằng phương pháp sơ đồ dòng giá trị
(VSM) để chẩn đoán tình trạng sản xuất hiện tại
và tìm ra các cải tiến cần thiết. Đóng góp chủ
yếu của nghiên cứu là chỉ rõ cách áp dụng VSM
vào lĩnh vực xây dựng.
3. BÀN LUẬN
3.1 Bàn luận các nghiên cứu về năng suất
lao động trên Thế giới
3.1.1 Phạm vi thực hiện các nghiên cứu
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về năng
suất lao động trong xây dựng được thực hiện ở
nhiều lĩnh vực, loại hình dự án: dự án xây dựng
công trình dân dụng, công nghiệp, dự án xây
dựng xanh, dự án xây dựng công trình xử lý
nước, dự án xây dựng nhà máy điện...
3.1.2 Đối tượng của các nghiên cứu
Các nghiên cứu có đối tượng rất đa dạng,
đánh giá vai trò của các thành phần tham gia dự
án: vai trò ảnh hưởng của người lao động (lao
động chuyên nghiệp, lao động thủ công); vai trò
của quản lý (quản lý dự án, quản lý công
trường, quản lý lao động); vai trò của công nghệ
(máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng).
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của người lao
động, việc sử dụng hiệu quả lao động được đề
cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau: khía cạnh
tác động của người quản lý, khía cạnh nhận thức
của người lao động, khía cạnh kỹ năng, động
lực làm việc của người lao động...
Nhiều nghiên cứu xác định được các yếu tố
tác động, ảnh hưởng đến năng suất lao động,
làm giảm năng suất lao động trong xây dựng.
Từ đó giúp cho các nhà quản lý xây dựng có
những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao năng
suất lao động khi thực hiện dự án.
3.1.3 Phương pháp, kỹ thuật sử dụng trong
nghiên cứu
Nhiều phương pháp, kỹ thuật được các nhà
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 170
nghiên cứu sử dụng để đo lường, phân tích,
đánh giá, dự báo năng suất lao động trong xây
dựng: phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp tiếp cận dựa trên số liệu mạng
thần kinh suy luận xác suất, mạng thần kinh
nhân tạo, phương pháp Bayesian chuẩn,
phương pháp Early Stopping, phương pháp
động lực hệ thống...
Trong thời đại mà sự ảnh hưởng của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động tới hầu
hết các lĩnh vực, một số tác giả đã nghiên cứu
sử dụng máy quay video kết hợp với máy tính
điện tử để giám sát hoạt động sản xuất, đo
lường, phân tích NSLĐ.
Để ước lượng, dự báo NSLĐ, trong một số
nghiên cứu các tác giả đã đề cập và sử dụng một
số mô hình hiện đại (mô hình mạng thần kinh
nhân tạo, mô hình mạng thần kinh suy luận xác
suất, mô hình nhân tố định tính, mô hình mô
phỏng sự kiện rời rạc)
3.2 Bàn luận các nghiên cứu về năng suất
lao động tại Việt Nam
3.2.1 Phạm vi thực hiện các nghiên cứu
Tại Việt Nam, lĩnh vực thực hiện các nghiên
cứu về năng suất lao động xây dựng cũng tương
đối phong phú: dự án xây dựng công trình dân
dụng, công nghiệp, dự án xây dựng công trình
thoát nước, xây dựng công trình thuỷ lợi. Tuy
nhiên, về mức độ nghiên cứu, các nghiên cứu tại
Việt Nam còn hạn chế so với các nghiên cứu
trên Thế giới.
3.2.2. Đối tượng của các nghiên cứu
Đối tượng của các nghiên cứu cũng tương
đối đa dạng: góc độ quản lý nhà nước, quản lý
công trường, vai trò của công nhân (người lao
động). Trong đó, nhiều nghiên cứu có mục tiêu
hướng đến nhằm đánh giá thực trạng năng suất
lao động; phân tích, nhận dạng các yếu tố tác
động đến năng suất lao động từ đó đề xuất giải
pháp cải thiện năng suất lao động dưới góc độ
quản lý nhà nước.
3.2.3. Phương pháp, kỹ thuật sử dụng trong
nghiên cứu
Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích thống kê dựa trên các số liệu
thống kê để phân tích, đánh giá năng suất lao
động. Ít nghiên cứu áp dụng các mô hình,
phương pháp hiện đại. Chưa có các nghiên cứu
sử dụng các thiết bị công nghệ để đo lường,
đánh giá, kiểm soát năng suất lao động trong
xây dựng tại Việt Nam.
4. KẾT LUẬN
Với nhiều nghiên cứu về năng suất lao động
trong xây dựng đã được thực hiện, đa dạng loại
hình dự án, sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu, kỹ thuật dùng trong nghiên cứu hiện đại,
các nhà khoa học trên thế giới đã đạt được nhiều
thành công. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về
năng suất lao động trong ngành Xây dựng đã
được chú ý những năm gần đây.
Bài báo này đã tổng kết nghiên cứu về năng
suất lao động trong xây dựng trên Thế giới và
tại Việt Nam để tìm ra các thông tin nhằm hệ
thống hóa cơ sở khoa học về vấn đề năng suất
lao động trong ngành xây dựng; đồng thời nhằm
góp phần thay đổi nhận thức của các nhà quản
lý về vấn đề năng suất lao động trong xây dựng
tại Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các Mác, 1960, Tư bản, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
Đỗ Thị Xuân Lan, Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ trong thi công xây dựng tại hiện trường, Tạp
chí Sài Gòn đầu tư xây dựng số 5/2004.
Nguyễn Thanh Hùng và Đỗ Thị Xuân Lan, Mối liên hệ giữa số tầng và năng suất lao động trong thi
công nhà cao tầng, Tạp chí Xây dựng số 8/2012.
Lê Minh Lý và Lưu Trường Văn, Nhận dạng các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất công ty
thi công xây dựng, Tạp chí Người Xây Dựng số 12/2014.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 171
Đinh Tuấn Hải và Hoàng Văn Trình, Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong xây dựng, Tạp
chí Kinh Tế Xây Dựng số 02/2016.
Lê Văn Cư, Lê Văn Long, Vũ Quyết Thắng, Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng
suất lao động ngành Xây dựng, Tạp chí Kinh tế Xây Dựng số 02/2017.
Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng thuộc các trường Đại học
Thủy lợi, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Một số bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về năng suất lao động trong xây dựng thuộc các tạp
chí Journal of Construction Engineering and Management, Journal of Management in
Engineering, Journal of Computing in Engineering, International Project Management.
Abstract:
AN OVERVIEW OF LABOR PRODUCTIVITY IN CONSTRUCTION
Labor productivity is of great significance to the development of human society, which is the driving
force behind the socio-economic development of every nation, as an index for comparison among
nations. Increasing labor productivity is important for every country to strengthen its position in the
international arena. This article introduces a number of studies on labor productivity in the
construction industry that have been carried out in the world and in Vietnam. The author has
compiled 30 studies of labor productivity in the construction industry of the world's scientists are
carried out in many fields, types of construction projects with many traditional methods of research
and now has been used. In Vietnam, research on labor productivity in the construction sector has
been paying attention in recent years. Although the number of research topics is limited, research
in Vietnam has gained experience and results from world-wide research that has helped to
systematize the scientific basis of labor productivity in the industry. built in our country.
Keywords: labor productivity, labor productivity construction.
Ngày nhận bài: 02/3/2018
Ngày chấp nhận đăng: 06/4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tong_quan_ve_nang_suat_lao_dong_trong_xay_dung.pdf