Nhóm bài tập chỉnh sửa tư thế kỹ thuật tại
chỗ ném rổ 1 tay trên cao:
Bài tập 1: Bài tập chỉnh sửa tay cầm bóng.
Bài tập 2: Thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ
1 tay trên cao ở tư thế ngồi bệt.
Bài tập 3: Ném bóng trúng đích vào tường.
Bài tập 4: Bài tập cầm bóng 1 tay ném rổ
cự ly gần.
- Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật ném rổ 1
tay trên cao:
Bài tập 5: Ném rổ 1 tay trên cao tại vạch
phạt 5 lần (quả).
Bài tập 6: Ném thang (9 vị trí).
Bài tập 7: Bài tập di chuyển xuống vạch
cuối sân nhận bóng ném rổ góc 0o.
Bài tập 8: Trò chơi 3 người ném 2 bóng.
Bài tập 9: Ném rổ 5 vị trí khác nhau có
khoảng cách bằng nhau.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao môn bóng rổ cho sinh viên khoa du lịch - Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 35
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TẠI CHỖ NÉM RỔ MỘT TAY TRÊN CAO
MÔN BÓNG RỔ CHO SINH VIÊN KHOA DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUẾ
ThS. Nguyễn Đôn Công Uy, TS. Nguyễn Phan Tiến Trung, CN. Nguyễn Đôn Vinh
Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta hiện nay, bóng rổ có xu hướng
phát triển mạnh và đạt được một số thành tích
nhất định cấp khu vực cũng như cấp châu lục.
Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA)
được tổ chức hằng năm thu hút sự theo dõi của
hàng triệu người hâm mộ đủ các lứa tuổi trong
cả nước. Từ đó, phong trào tập luyện bóng rổ đã
được phổ biến rộng rãi trên cả nước, đặc biệt là
đối tượng học sinh, sinh viên. Tập luyện và thi
đấu bóng rổ giúp cho con người phát triển toàn
diện về nhiều mặt. Chính vì sự toàn diện này mà
bóng rổ được coi là môn thể thao không thể thiếu
được trong nội dung, phương tiện giáo dục thể
chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học chuyên nghiệp.
Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế đã
tiến hành triển khai chương trình giảng dạy các
môn học trong chương trình giáo dục thể chất
cho sinh viên không chuyên thuộc Đại học Huế,
trong đó có môn bóng rổ. Trong quá trình giảng
dạy, một trong những kỹ thuật cơ bản và quan
trọng là kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên
cao. Đây là một trong những kỹ thuật khó đòi
hỏi mỗi sinh viên phải nắm vững kỹ thuật cơ
bản, sử dụng đến mức thành thạo và đa dạng
các hình thức biến hóa khác. Tuy nhiên qua quá
trình giảng dạy, tác giả nhận thấy việc vận dụng
kỹ thuật này vào tập luyện của sinh viên hiện
nay chưa mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu
ứng dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao
Tóm tắt: Kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trong cao là một trong những nội dung đánh giá
kết quả học tập môn bóng rổ của sinh viên. Bài viết nghiên cứu các yếu tố gây ảnh hưởng, hạn
chế thường gặp trong quá trình tập luyện kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao môn bóng rổ
qua đánh giá thực trạng, từ đó tiến hành nghiên cứu được 09 bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao cho sinh viên (SV) Khoa Du lịch - Đại
học Huế.
Từ khóa: Bài tập; kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao; Khoa Du lịch; sinh viên;
bổ trợ.
Abstract: Free throws in the overhand style technique is one of the content that measures
the basketball result for students. The thesis examines specific limiting factors in basketball
practice of free throws in the overhand style technique through assessment of the actual
effectiveness. As a result, 9 supporting exercises for students of faculty of Tourism - Hue
University were found to enhance the efficacy of free throws in the overhand style technique
practice.
Keywords: Exercises; free throws in the overhand style; faculty of Tourism; student;
supplement.
36 BÀI BÁO KHOA HỌC
môn Bóng rổ cho sinh viên Khoa Du lịch - Đại
học Huế”.
Trong quá trình nghiên cứu, bài viết đã sử
dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng
vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương
pháp kiểm tra sư phạm và Phương pháp toán
học thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng hiệu quả thực hiện kỹ
thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao của
sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế
1.1. Lựa chọn các Test đánh giá
Bài viết tiến hành phỏng vấn các các nhà
chuyên môn để lựa chọn các test đánh giá hiệu
quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao của
sinh viên Khoa Du lịch, những test nào đạt tỷ lệ
đồng ý > 50% sẽ được lựa chọn để sử dụng
trong quá trình nghiên cứu.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao cho sinh viên
(n = 15)
TT Test đánh giá
Kết quả phỏng vấn
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng
n % n % n %
1. Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần (quả) 14 93,33 1 6,67 - -
2. Di chuyển, dừng nhận bóng ném rổ 1 tay
trên cao 3 vị trí trong khu giới hạn 10 quả
vào rổ (lần)
9 69,23
3
20
3
20
3. Ném rổ xa ở vị trí 3 điểm 5 lần (quả) - - 5 33,33 10 66,67
4. Ném rổ 1 tay tại vạch ném phạt 10 lần (quả) 5 33,33 4 26,67 6 40
5. Ném rổ 9 vị trí khu 3 giây (quả) 12 80 2 13,33 1 6,67
Từ kết quả ở bảng 1, ta có được những test
có tỉ lệ lựa chọn cao từ các giảng viên, HLV
bóng rổ ở các sở, các trường đại học:
1. Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần (quả).
2. Di chuyển, dừng nhận bóng ném rổ 1 tay
trên cao 3 vị trí trong khu giới hạn 10 quả vào
rổ (lần).
3. Ném rổ 9 vị trí xung khu 3 giây (quả).
2. Xác định các nguyên nhân - sai lầm
thường mắc khiến hiệu quả thực hiện kỹ
thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao của sinh
viên Khoa Du lịch - Đại học Huế còn thấp
Bài viết tiến hành thống kê kết quả kiểm tra
kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao của sinh viên
khoa Du lịch thông qua các test được lựa chọn.
Kết quả trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao của sinh viên
Khoa Du lịch - Đại học Huế (n = 87)
TT Nội dung kiểm tra
Kết quả
x
1 Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần (quả). 1,56 1,094
2 Di chuyển, dừng nhận bóng ném rổ 1 tay trên cao 3 vị trí trong khu giới hạn 10 quả vào rổ (lần). 14,5 2,76
3 Ném rổ 9 vị trí khu 3 giây (quả). 3,03 0,79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 37
Qua Bảng 2, bài viết nhận thấy kết quả thực
hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao của
sinh viên Khoa Du lịch còn thấp.
Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân khiến
hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên
cao của sinh viên Khoa Du lịch còn thấp, bài
viết tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn
về những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ
thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao của sinh
viên Khoa Du lịch - Đại học Huế. Kết quả được
trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Các sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao của sinh viên
Khoa Du lịch - Đại học Huế (n = 15)
TT Giai đoạn Sai lầm thường mắc
GV, HLV
n Tỉ lệ (%)
1 Chuẩn bị
Sai hình tay tiếp xúc bóng 10 66,67
Sai tư thế chân và vị trí đứng lệch so với rổ 15 100
Sai tư thế thân người(vai hướng rổ) 9 60
2 Sẵn sàng
Bóng và tay ném nằm xa so với vị trí chuẩn (trán) 8 53,33
Khuỷu tay ném rổ hướng sang bên, không vuông góc với
mặt đất 15 100
Hai bàn tay gần nhau khi tiếp xúc bóng 7 46,67
Trọng tâm cơ thể không dồn đều trên 2 chân (người ngả về
phía trước) 8 53,33
3
Phát lực và
kết thúc
Không kết hợp lực toàn thân khi tạo lực đẩy bóng 13 86,67
Sử dụng cả hai tay khi phát lực đẩy bóng đi 10 66,67
Hướng đẩy bóng chưa đúng, đường bóng bay thấp 13 86,67
Thiếu hoặc không phát huy tác dụng của cổ tay khi
ném bóng 15 100
Bóng tiếp xúc với ngón tay sau cùng không phải là ngón trỏ
và ngón giữa 14 93,33
Phân tích kết quả Bảng 3 cho thấy, các sai
lầm thường mắc chiếm tỉ lệ cao mà bài viết đã
thống kê hầu hết tập trung vào kỹ thuật động
tác. Điều này nói lên tính phức tạp của kỹ thuật
động tác, đòi hỏi người tập phải nắm vững kỹ
thuật và thường xuyên luyện tập để thực hiện
chính xác, qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện
kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao.
3. Nghiên cứu ứng dụng các bài tập bổ
trợ nâng cao hiệu quả kỹ thuật tại chỗ ném
rổ một tay trên cao cho sinh viên Khoa Du
lịch - Đại học Huế
3.1. Những căn cứ để lựa chọn các nhóm
bài tập bổ trợ trong giảng dạy môn học bóng
rổ cho sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế
- Căn cứ vào thực tiễn yêu cầu chương trình
giảng dạy.
- Căn cứ vào đối tượng, trình độ tập luyện
và tham khảo tài liệu chuyên môn bóng rổ.
- Căn cứ vào thực tiễn tập luyện và thi đấu
bóng rổ.
Để có những căn cứ khách quan trong việc
lựa chọn những bài tập nâng cao hiệu quả thực
hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ 01 tay trên cao cho
sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế, chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 huấn luyện viên,
giảng viên bộ môn bóng rổ, thông qua hình thức
dùng phiếu hỏi. Những bài tập được phỏng vấn
có tỷ lệ đạt trên 50% sẽ được lựa chọn để áp
dụng cho đối tượng thực nghiệm. Kết quả ở
Bảng 4.
38 BÀI BÁO KHOA HỌC
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập
TT Bài tập
Kết quả phỏng vấn
(n = 15)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
n % n % n %
I Bài tập chỉnh sửa tư thế kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao
1 Bài tập chỉnh sửa tay cầm bóng 15 100 - - - -
2 Thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao ở tư thế ngồi bệt 9 60 3 20 3 20
3 Bật nhảy qua vật cản thực hiện ném rổ 1 tay trên cao 4 26,67 7 46,67 4 26,67
4 Ném bóng trúng đích vào tường 14 93,33 1 6,67 - -
5 Bài tập cầm bóng 1 tay ném rổ cự ly gần 11 73,33 1 6,67 3 20
6 Nằm sấp chống tay 4 26,67 3 20 8 53,33
II Bài tập hoàn thiện kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao
1 Ném rổ 1 tay trên cao tại vạch phạt 5 lần (quả) 15 100 - - - -
2 Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 3 vị trí 6 40 6 40 3 20
3 Bật nhảy quay người nhận bóng ném rổ 7 46,67 5 33,33 3 20
4 Ném rổ 5 vị trí khác nhau có khoảng cách bằng nhau 9 60 3 20 3 20
5 Bài tập di chuyển xuống vạch cuối sân nhận bóng ném rổ góc 0 độ 8 53,33 7 46,67 - -
6 Ném thang (9 vị trí) 14 93,33 - - 1 6,67
7 Ném rổ 1 tay trên cao cự ly trung bình 5 vị trí 2 13,33 - - 13 86,67
8 Trò chơi: 3 người ném 2 bóng 10 66,67 2 13,33 3 20
9 Ném bóng vào ô 45×59cm trên bảng rổ
10 quả (5 lần)
4 26,67 6 40 5 33,33
10 Trò chơi: ném rổ 1 tay trên cao có thưởng phạt 1 6,67 3 20 11 73,33
Kết quả thu được ở Bảng 4, qua phỏng vấn
bài viết thu 9 bài tập được các nhà chuyên môn
tán thành cao (trên 60%), phân ra làm 2 nhóm
bài tập được chúng tôi lựa chọn (in đậm ở bảng
4) vào luyện tập bổ trở nâng cao hiệu quả thực
hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao
cho sinh viên Khoa Du lịch - Đại học Huế.
3.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập
bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném
rổ 1 tay trên cao cho sinh viên Khoa Du lịch -
Đại học Huế
Để đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ
nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ
1 tay trên cao cho sinh viên Khoa Du lịch - Đại
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 39
học Huế, bài viết tiến hành thực nghiệm sư
phạm trên khách thể nghiên cứu. Đối tượng
thực nghiệm là 87 sinh viên được chia ngẫu
nhiên thành 2 lớp theo sự phân công của Tổ
Đào tạo - Hợp tác quốc tế Khoa Giáo dục Thể
chất. Mục đích là áp dụng 2 nhóm bài tập mà
bài viết đã lựa chọn vào tập luyện, qua đó kiểm
nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó
quá trình tập luyện kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay
trên cao của đối tượng nghiên cứu.
Bài viết sử dụng phương pháp thực nghiệm
song song, 1 lớp tập luyện theo chương trình
bóng rổ không chuyên mà Khoa GDTC đang áp
dụng giảng dạy, lớp còn lại tập luyện bóng rổ
theo chương trình bóng rổ không chuyên của
Khoa GDTC và có kết hợp các bài tập bổ trợ
mà bài viết đã lựa chọn.
Để đánh giá kết quả thực nghiệm bài viết sử
dụng các test đã lựa chọn để tiến hành kiểm tra
thành tích ban đầu (trước thực nghiệm) của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Kết quả thành tích kiểm tra ban đầu của hai
nhóm như sau:
Bảng 5. So sánh thành tích trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (n = 87)
Test kiểm tra
Nhóm
đối chứng
(n = 42)
Nhóm
thực nghiệm
(n = 45) Ttính Tbảng p
x x
Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần
(quả) 1,52 0,981 1,57 0,978 0,115 1,960 ≥0,05
Di chuyển, dừng nhận bóng ném
rổ 1 tay trên cao 3 vị trí trong khu
giới hạn 10 quả vào rổ (lần)
14,5 2,76 14,1 0,88 0,649 1,960 ≥0,05
Ném rổ 9 vị trí (quả) 3,03 0,79 3,01 0,68 0,053 1,960 ≥0,05
Qua Bảng 5, ta thu được kết quả ở cả 3 test
đều có mức chênh lệch thành tích không đáng
kể của 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng.
Biểu hiện ở chỉ số Ttính < Tbảng, sự khác biệt
không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P ≥ 0,05.
Như vậy, trình độ giữa hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng là tương đương nhau, sự sai lệch
không đáng kể.
Bài viết tiến hành áp dụng 2 nhóm bài tập
bổ trợ kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao vào
nhóm khách thể thực nghiệm: Với 13 tuần, thời
gian dành cho mỗi buổi tập 15-20 phút và quá
trình tự giác ngoại khóa ngoài giờ của sinh
viên, chúng tôi tiến hành kiểm tra và so sánh,
kết quả được trình bày ở Bảng 6.
Bảng 6. So sánh thành tích sau thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (n = 87)
Test kiểm tra
Nhóm
đối chứng
(n = 42)
Nhóm
thực nghiệm
(n=45) Ttính Tbảng p
x x
Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần (quả) 2,13 0,922 3,06 0,998 2,159 1,960 ≤0,05
Di chuyển, dừng nhận bóng ném rổ 1
tay trên cao 3 vị trí trong khu giới
hạn 10 quả vào rổ (lần)
13,1 2,03 11,8 1,43 2,214 1,960 ≤0,05
Ném rổ 9 vị trí (quả) 3,66 0,53 4,38 0,79 2,039 1,960 ≤0,05
40 BÀI BÁO KHOA HỌC
Qua Bảng 6 cho thấy: Sau 13 tuần thực
nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt. Cụ thể
ở thành tích ở nhóm thực nghiệm cao hơn thành
tích tương đương ở nhóm đối chứng, thể hiện ở
Ttính >TBảng ở ngưỡng xác xuất P ≤ 0,05. Điều
này chứng tỏ các bài tập bổ trợ mà bài viết đã
lựa chọn đã mang lại hiệu quả.
Để thấy rõ được sự khác nhau về mức độ
tăng trưởng chỉ số các test kiểm tra của nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành tính nhịp độ tăng trưởng của cả hai nhóm.
Kết quả được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Nhịp tăng trưởng các chỉ số đánh giá hiệu quả kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Test kiểm tra
Tham số
Va Va1 Vb Vb1 Wa(%) Wb(%)
Tại chỗ ném rổ vạch phạt 5 lần (quả) 1,52 2,13 1,57 3,09 33,42 65,24
Di chuyển, dừng nhận bóng ném rổ 1
tay trên cao 3 vị trí trong khu giới hạn
10 quả vào rổ (lần)
14,5 13,1 14,1 11,8 10,14 17,76
Ném rổ 9 vị trí (quả) 3,03 3,66 3,01 4,38 18,83 37,08
Trong đó:
Va: Là giá trị trung bình của nhóm đối
chứng trước thực nghiệm.
Va1: Là giá trị trung bình của nhóm đối
chứng sau thực nghiệm.
Vb: Là giá trị trung bình của nhóm thực
nghiệm trước thực nghiệm.
Vb1: Là giá trị trung bình của nhóm thực
nghiệm sau thực nghiệm.
Wa: là mức tăng trưởng sau thực nghiệm
của nhóm đối chứng.
Wb: là mức tăng trưởng sau thực nghiệm
của nhóm thực nghiệm.
Sự chênh lệch nhau về mức độ tăng trưởng
chỉ số các test kiểm tra được trình bày ở biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng các chỉ số đánh giá hiệu quả kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
0
10
20
30
40
50
60
70
Tại chỗ ném rổ vạch
phạt 5 lần (quả)
Di chuyển, dừng nhận
bóng ném rổ 1 tay trên
cao 3 vị trí trong khu
giới hạn 10 quả vào rổ
(lần)
Ném rổ 9 vị trí (quả)
33,42
10,14
18,83
65,24
17,76
37,08
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 41
Thông qua các chỉ số tăng trưởng của 3 test
đánh giá mà bài viết sử dụng trong quá trình
thực nghiệm, chứng tỏ rằng các bài tập bổ trợ
được lựa chọn đã mang lại hiệu quả tốt, giúp
nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ
1 tay trên cao cho sinh viên Khoa Du lịch - Đại
học Huế. Từ đó cho phép bài viết rút ra những
kết luận và kiến nghị.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút
ra những kết luận sau:
1. Hầu hết các sinh viên khi tham gia môn
học này đều chưa được làm quen với môn bóng
rổ cũng như các môn thể thao khác, nên việc
tiếp thu các động tác kỹ - chiến thuật và hoàn
thành tốt chương trình học tập gặp rất nhiều khó
khăn. Chỉ luyện tập trong 30 tiết học tập chính
khóa là chưa đủ đòi hỏi sinh viên phải thường
xuyên tập luyện ngoại khóa thêm ngoài giờ học
mới có thể đạt kết quả tốt cho môn học.
2. Kỹ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao là
một lý thuật khó, thực trạng điểm đánh giá kỹ
thuật này của sinh viên Khoa Du lịch - Đại học
Huế qua các học kỳ là khá thấp, dẫn đến điểm
kết thúc môn học bóng rổ của sinh viên thấp.
3. Các sai lầm thường mắc chiếm tỉ lệ cao
mà bài viết đã thống kê hầu hết tập trung vào kỹ
thuật động tác. Điều này nói lên tính phức tạp
của kỹ thuật động tác, đòi hỏi người tập nắm
chắc kỹ thuật và thường xuyên luyện tập để
thực hiện chính xác, qua đó nâng cao hiệu quả
thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay
trên cao.
4. Kết quả nghiên cứu của bài viết lựa chọn
được 9 bài tập, phân ra làm 2 nhóm mang tính
khoa học và phù hợp với thực tiễn của sinh viên
Khoa Du lịch - Đại học bao gồm:
- Nhóm bài tập chỉnh sửa tư thế kỹ thuật tại
chỗ ném rổ 1 tay trên cao:
Bài tập 1: Bài tập chỉnh sửa tay cầm bóng.
Bài tập 2: Thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném rổ
1 tay trên cao ở tư thế ngồi bệt.
Bài tập 3: Ném bóng trúng đích vào tường.
Bài tập 4: Bài tập cầm bóng 1 tay ném rổ
cự ly gần.
- Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật ném rổ 1
tay trên cao:
Bài tập 5: Ném rổ 1 tay trên cao tại vạch
phạt 5 lần (quả).
Bài tập 6: Ném thang (9 vị trí).
Bài tập 7: Bài tập di chuyển xuống vạch
cuối sân nhận bóng ném rổ góc 0o.
Bài tập 8: Trò chơi 3 người ném 2 bóng.
Bài tập 9: Ném rổ 5 vị trí khác nhau có
khoảng cách bằng nhau.
Việc ứng dụng thực nghiệm 2 nhóm bài tập
trên vào quá trình giảng dạy đã cho thấy hiệu quả
bước đầu đã nâng cao hứng thú tập luyện trong
sinh viên, kết quả thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném
rổ 01 tay trên cao được cải thiện, qua đó cải thiện
điểm kết thuc môn bóng rổ trong chương trình
GDTC cho sinh viên không chuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ môn Bóng rổ, Đại học TDTT Bắc Ninh (2011), Giáo trình Bóng rổ.
[2]. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể
thao, Nxb. TDTT, Hà Nội.
[3]. Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế (2016), Đề cương chi tiết môn học Giáo dục Thể
chất thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Đại học Huế.
[4]. Đinh Quang Ngọc (2013), Bóng rổ trong trường phổ thông, Nxb. TDTT, Hà Nội.
42 BÀI BÁO KHOA HỌC
[5]. Vũ Đức Thu, Nguyễn Trương Tuấn (1995), Lý luận và phương pháp Giáo dục Thể chất,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo (2003), Giáo trình Bóng rổ,
Nxb. TDTT, Hà Nội.
[7]. Phạm Văn Thảo, Đinh Quang Ngọc, Nguyễn Văn Hải, Phạm Văn Thắng (2012), Giảng dạy
và tập luyện kỹ thuật bóng rổ, Nxb. TDTT, Hà Nội.
Bài nộp ngày 10/03/2020, phản biện ngày 11/8/2020, duyệt in ngày 15/6/2020
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 43
XÂY DỰNG NỘI DUNG MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH TAEKWONDO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG PHÙ HỢP VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN
TAEKWONDO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Phan Nguyên Cầu
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng chiến lượt phát triển trường Đại
học TDTT Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030, Nhà trường đã không ngừng đổi mới
về mọi mặt như: tăng cường cơ sở vật chất, đổi
mới kế hoạch đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục trong
đó nội dung môn học là một trong những thành
tố quan trọng đảm bảo chất lượng đầu ra đáp
ứng yêu cầu xã hội, phù hợp với yêu cầu của
luật giáo dục số 43/2019/QH14, năm 2019 do
Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2019, quy định
“Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản,
toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và
được cập nhật thường xuyên”. Vì thế, nội
dung môn học chuyên ngành Taekwondo của
trường Đại học TDTT Đà Nẵng cần đánh giá
thực trạng và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại, nhằm đáp
ứng yêu cầu công việc của sinh viên khi ra
trường theo đúng nhu cầu xã hội, do đó việc:
“Nghiên cứu xây dựng nội dung môn học
chuyên ngành Taekwondo trường Đại học
TDTT Đà Nẵng phù hợp với xu thế phát triển
Taekwondo trong giai đoạn hiện nay” là vấn
đề cấp thiết.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư
phạm và phương pháp toán học thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. So sánh sự phù hợp của nội dung môn
học của sinh viên chuyên ngành Taekwondo,
ngành Giáo dục thể chất khóa ĐH 10 và nội
dung thi đấu môn võ Taekwondo được tổ
chức trong nước
Chúng tôi tiến hành thống kê nội dung thi
quyền tại các giải cấp tỉnh và cấp quốc gia như
giải vô địch tỉnh, giải các câu lạc bộ, giải trẻ
quốc gia, giải vô địch quốc gia trong đó giải
Tóm tắt: Thông qua phương pháp phân tích tài liệu và quan sát sư phạm chúng tôi nghiên
cứu những điểm chưa phù hợp trong thực trạng nội dung giảng dạy môn học chuyên ngành
Taekwondo trường Đại học TDTT Đà Nẵng so với yêu cầu xã hội. Kết quả của quá trình
nghiên cứu đã nhận được sự đồng tình rất cao, đều từ 90% trở lên ý kiến đánh giá của các
chuyên gia về nội dung môn học mới được chúng tôi đề xuất giảng dạy cho sinh viên chuyên
ngành Taekwondo, nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời đại hiện nay.
Từ khóa: Nội dung môn học, yêu cầu xã hội, Taekwondo.
Abstract: Through the method of document analysis and pedagogical observations, we
study the inappropriate points in the reality of teaching content of Taekwondo specialized
subjects at Danang Sport University compared with social requirements. The results of the
research process have received a very high consensus, with 90% or more of the opinions of
experts on new subject content we propose to teach students specializing in Taekwondo to
meet social requirements in the present age.
Keywords: Course content, social requirement, Taekwondo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hieu_qua_ky.pdf