Kết luận
Bởi vì tính chất mới mẻ của Blockchain
nên nhiều công ty logistics chưa mạnh dạn
mạo hiểm đầu tư vào. Bên cạnh những cơ hội
tiềm năng để phát triển thì có rất nhiều thách
thức đối với các doanh nghiệp, một mặt cần
phải bỏ tiền đầu tư để nâng cao vị thế cạnh
tranh, nhưng mặt khác cũng chưa có kết quả
ứng dụng rõ ràng nên Blockchain chỉ mới ở
một vào bước đầu tiên của tảng băng lợi ích.
Việt Nam ngày càng có nhiều startups
làm về Blockchain. Trong lĩnh vực logistics,
Blockchain hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho người sử dụng. Cụ thể là việc truy xuất
nguồn gốc của hàng hoá, theo dõi hàng hoá
đang ở đâu trong toàn bộ quy trình, truy cứu
trách nhiệm liên quan đến tổn thất hàng hoá
của các bên trong chuỗi cung ứng hàng hoá
từ khâu đầu vào đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018
235
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG
QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VIỆT NAM
RESEARCH ON APPLICATION OF BLOCKCHAIN IN LOGISTICS AND
SUPPLY CHAIN MANAGEMENT OF VIETNAM
Ho Thi Thu Hoa, Bui Thi Bich Lien
Khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM
hoaho.aeilt@hcmutrans.edu.vn, builien@hcmutrans.edu.vn
Tóm tắt: Blockchain là một xu hướng công nghệ mới đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của
nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong chuỗi cung ứng, công nghệ này giúp làm cho
các hệ thống minh bạch, mạnh mẽ và ít phụ thuộc hơn vào các bên trung gian nhờ việc truy xuất
nguồn gốc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn khi truy cứu trách nhiệm trong chuỗi logistics vì Blockchain
giúp dễ dàng theo dõi lộ trình, xem thời gian giao hàng và tìm ra việc hư hỏng của lô hàng đến từ đâu
trong quá trình đưa hàng hoá từ điểm đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Trên thế giới đã có một số
công ty tiên phong ứng dụng công nghệ này vào hoạt động của họ, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hoài
nghi về những rủi ro mà công nghệ này đem lại. Bài báo sẽ thảo luận những ứng dụng của Blockchain
trong chuỗi cung ứng và logistics, từ đó đưa ra đề xuất đối với Việt Nam.
Từ khóa: Blockchain, chuỗi cung ứng, logistics, truy xuất nguồn gốc, Việt Nam.
Chỉ số phân loại: 3.2
Abstract: Blockchain is a new technology trend that atracts a lot of interest from many businesses
across a wide range of industries. In logistics and supply chain, this technology as a way to make
systems transparent, robust and less dependent on middlemen by explicitly identifying accessible
sources, blockchain technology makes it easy to track and trace the cargo, check for time of shipment,
and find the demages causing from where in the supply chain. There are a number of big companies in
the world that use this tool in their supply chain, but there is still a lot of skepticism about the risks
that this technology brings. This article will discuss the application of the blockchain technology in the
supply chain and logistics industry, and giving the recommendation for Vietnam.
Keywords: Blockchain, supply chain, logistics, track and trace, Vietnam.
Classification number: 3.2
1. Giới thiệu
"Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số
không lỗi của các giao dịch kinh tế có thể
được lập trình để ghi lại không chỉ giao dịch
tài chính mà còn gần như tất cả mọi thứ có
giá trị" [1].
Blockchain là sự kết hợp giữa ba loại
công nghệ: Mật mã học, mạng ngang hàng và
lý thuyết trò chơi mà ở đó dù đứng ở góc độ
kinh doanh, kỹ thuật hay xã hội thì
Blockchain đều dùng để lưu trữ lịch sử các
giao dịch và thiết lập niềm tin giữa các thành
viên trên nguyên tắc đồng thuận trong một hệ
thống mạng hàng ngang, dữ liệu lưu trữ đồng
nhất [2]. Blockchain có ba phiên bản chính:
Blockchain 1.0–Tiền tệ và thanh toán,
Blockchain 2.0–Tài chính và thị trường,
Blockchain 3.0–Thiết kế và giám sát hoạt
động.
Trong lĩnh vực logistics, các công ty như
Maersk hay Walmart đang nghiên cứu theo
dõi một lô hàng di chuyển dưới dạng kỹ thuật
số và ai cũng có thể xác minh được.
2. Lợi ích của Blockchain, xu thế áp
dụng trong logistics và chuỗi cung ứng
Ngày nay có một lượng đáng kể giá trị bị
mắc kẹt trong logistics, do tính phân tán và
cạnh tranh của ngành. Ví dụ trong ngành bán
lẻ, có hàng trăm bước để biến nguyên liệu
thô thành sản phẩm cuối cùng, với số lượng
lớn các bên tham gia vào chuỗi cung ứng, sẽ
tạo ra tính minh bạch thấp, quy trình không
chuẩn hoá, dữ liệu ngầm và ứng dụng công
nghệ không đồng nhất.
236
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018
Hình 1. Blockchain trong logistics. (Nguồn: DHL).
Bốn tính năng chính tạo ra sự khác biệt
vượt trội của Blockchain so với các công
nghệ phần mềm quản lý tập trung hiện nay
là:
2.1. Tính minh bạch về dữ liệu
Tất cả các thành viên trong chuỗi cung
ứng đều có thể truy cập vào các “khối” đã
được mã hóa để theo dõi lịch trình của hàng
hoá được chia sẻ từ một nguồn dữ liệu đáng
tin cậy duy nhất mà không cần phải copy bản
sao của tập dữ liệu và lưu vào file riêng của
mình. Mọi dữ liệu được sao chép một tự
động một cách chính xác và đáng tin cậy nhất
[3].
2.2. Tính bảo mật
Sổ cái truyền thống thường cung cấp
một lớp bảo mật và nếu bị xâm phạm thì đối
tượng có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu
được lưu trữ, còn Blockchain đảm bảo rằng
các giao dịch và tin nhắn cá nhân được mã
hoá, điều này sẽ phòng ngừa rủi ro phổ biến
hiện nay như: Hack, sửa đổi và ăn cắp dữ
liệu. Một số công ty phải dựa vào dữ liệu
nhập liệu thủ công để tuân theo các quy định
của nhà nước và hải quan, theo dõi xuất xứ
và tình trạng lô hàng trở nên khó khăn hơn
khi di chuyển sâu vào chuỗi cung ứng, tạo ra
rào cản thương mại toàn cầu. Nhờ
Blockchain các bên truy cập dữ liệu tạo ra
một nguồn dữ liệu tin cậy duy nhất, tăng
cường niềm tin giữa các thành viên nhờ cơ
chế bảo mật an ninh nội tại của mình.
2.3. Quản lý các tài sản kỹ thuật số:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển
giao tài sản như chuyển quyền sử dụng đất
đai, đá quý, kim cương hay quyền tác giả,
bản quyền.
2.4. Các hợp đồng thông minh
Cho phép hai bên chưa gặp gỡ có thể
giao dịch với nhau trên Internet mà không
cần trung gian. Hợp đồng này có thể tự động
thực thi các quy tắc và quy trình được các
bên đồng ý. Sau khi ký kết, hợp đồng sẽ
được tự động hoá, tương đương như một hợp
đồng pháp lý và ghi lại dưới ngôn ngữ của
máy tính. Một trong những công ty khởi
nghiệp đầu tiên theo đuổi các ứng dụng hợp
đồng thông minh trong ngành logistics là
ShipChain. Trong giai đoạn đầu công ty đã
thiết kế một hệ thống dựa trên Blockchain
toàn diện để theo dõi một sản phẩm từ thời
điểm rời nhà máy đến điểm giao hàng cuối
cùng ở cửa nhà khách hàng. Các phương
thức vận tải đều được áp dụng, có hẳn một kế
hoạch bao gồm hệ thống API tích hợp với
phần mềm quản lý vận tải hiện có. Tất cả dữ
liệu chuỗi cung ứng liên quan được ghi lại
trong cơ sở dữ liệu Blockchain rằng hợp
đồng thông minh đã được thực hiện khi tất cả
các điều kiện đã đáp ứng đầy đủ. Quy trình
thanh toán cũng được tự động hoá thông qua
loại tiền kỹ thuật số “SHIP tokens”, người
tham gia nền tảng của ShipChain mua các mã
này để thanh toán cước vận chuyển và thanh
toán các giao dịch trên nền tảng này.
Blockchain còn giúp tiết kiệm chi phí
bằng các quy trình gọn nhẹ, tự động và
không có lỗi liên quan đến thủ tục giấy tờ và
xử lý hành chính cho các lô hàng, tăng khả
năng hiển thị và dự báo chính xác hơn các
hoạt động logistics, đẩy nhanh luân chuyển
hàng hoá, giải quyết vấn đề hàng giả. Thời
gian xử lý các công đoạn chuỗi cung ứng
giảm tới 80%, như một lô hàng lạnh từ châu
Phi đến châu Âu có thể phải cần có 30 người
và tổ chức, hơn 200 giao dịch và trao đổi
giữa các bên. Thương vụ “60.000 tấn đậu
nành” là dự án đầu tiên áp dụng Blockchain
với quy mô lớn được Louis Dreyfus
Company đặc biệt quan tâm [4].
Walmart đã tiến hành thử nghiệm
Blockchain để theo dõi nguồn gốc và bảo
quản thịt heo từ Trung Quốc và xoài từ
Mexico. Sáng kiến này ghi lại nhà sản xuất
của từng sản phẩm để truy xuất trong trường
hợp hàng nhiễm bẩn, lưu trữ dữ liệu trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018
237
các công đoạn bảo quản thực phẩm trong
suốt hành trình từ trang trại đến cửa hàng,
Walmart đã tạo ra một liên minh an toàn thực
phẩm Blockchain để áp dụng, theo dõi, truy
xuất nguồn gốc và các lợi ích an toàn cho
chuỗi cung ứng thực phẩm dựa trên hình thức
nhận dạng kỹ thuật số an toàn và thông minh
hơn cho mỗi sản phẩm thực, chuyển từ cung
cấp mã vạch thụ động hoặc số seri bằng các
sử dụng cảm biến IoT kết hợp với chip thông
minh. Các thiết bị thông minh có thể được
gắn chắc vào sản phẩm để tự động ghi lại và
truyền tải dữ liệu về tình trạng hàng hoá như
biến đổi nhiệt độ để đảm bảo sự an toàn, truy
cứu trách nhiệm và không có hàng giả.
Tháng 1 năm 2018, Maersk Line bắt tay
với IBM cho ra đời một công ty liên doanh
sử dụng nền tảng Blockchain trong ngành
Logistics nhằm thiết lập một hệ thống dựa
trên blockchain toàn cầu để số hoá luồng
công việc và theo dõi các lô hàng từ điểm
đầu đến điểm giao hàng cuối cùng. Hệ thống
cho phép các bên trong chuỗi có thể xem tiến
trình di chuyển của hàng hoá cũng như trạng
thái của chứng từ hải quan, các vận đơn và
dữ liệu khác an toàn và tạo kho lưu trữ bảo
mật cho các tài liệu này. Đại diện của Maersk
cho biết, trước đây chi phí theo dõi hàng hoá
chiếm khoảng 1/5 trên tổng chi phí [5].
Accenture cũng đang phát triển hệ thống
tập trung vào việc thay thế vận đơn truyền
thống để tạo điều kiện cho một nguồn tài liệu
đáng tin cậy duy nhất cho tất cả các bên
trong chuỗi cung ứng. Có một mạng phân
quyền kết nối tất cả các bên và cho phép giao
dịch trực tiếp, loại bỏ các trung gian. Điều
này làm giảm chi phí hàng triệu USD cho các
chủ hàng, người nhận hàng, hãng vận tải,
giao nhận, cảng, cơ quan hải quan, ngân hàng
và công ty bảo hiểm.
ZIM và những người tham gia thí điểm
hệ thống Blockchain do Wave phát hành, họ
chuyển giao và nhận được các tài liệu điện tử
ban đầu thành công thông qua mạng lưới
phân quyền. Các container của Zim được vận
chuyển từ Trung Quốc đến Canada và giao
cho người nhận hàng mà không có bất kỳ vấn
đề gì, trong tương lai việc áp dụng B/L kỹ
thuật số sẽ rất phổ biến vì có thể giảm chi
phí, tài liệu ít sai sót và chứng từ gốc được
chuyển giao nhanh chóng
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Infosys,
67% các chủ hàng và 62% các nhà cung cấp
dịch vụ 3PLs khi được khảo sát trả lời rằng
họ thiếu nhận thức về Blockchain. 81%
khách hàng và 62% nhà cung cấp dịch vụ
logistics nói rằng họ chưa tìm hiểu và thảo
luận về Blockchain. Ngoài ra nghiên cứu
cũng chỉ ra những lĩnh vực ứng dụng
Blockchain được các nhà cung cấp dịch vụ
3PL và các chủ hàng quan tâm hiện nay (hình
2) [6].
Hình 2. Các lĩnh vực ứng dụng Blockchain.
3. Cơ hội và thách thức khi áp dụng
Blockchain vào logistics và chuỗi cung ứng
ở Việt Nam
3.1. Cơ hội của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có gần 100
triệu dân trong đó 50% là dân số trẻ đang
trên đà phát triển. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp Dịch vụ Logisitics Việt Nam, tốc độ
phát triển của ngành logistics tại Việt Nam
trong những năm gần đây đạt khoảng 14 –
16%, quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm
Nicole Nguyễn, Gám đốc marketing của
công ty Infinity Blockchain Labs cho biết:
“Việt Nam là một trong những trung tâm
công nghệ năng động nhất trên thế giới. Việt
Nam có rất nhiều cơ hội để tận dụng các
nhân tài và các cộng đồng hiểu biết về công
nghệ để khởi động nhiều dự án startup. Nhờ
vào kỹ năng lập trình giỏi và cộng đồng năng
động, các startup Việt Nam đang rất quan
tâm đến việc xây dựng các ứng dụng
Blockchain. Điều này về lâu dài sẽ giúp Việt
Nam xác định được vị trí chiến lược của
mình trên bản đồ blockchain toàn cầu”.
238
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018
Việt Nam đang có hơn 20 startups
Blockchain, 10 sàn giao dịch và gần 10 ICO
hiện đã được công bố dù đa phần các công ty
này đều đặt trụ sở tại nước ngoài. Theo thống
kê từ báo Tuổi trẻ, các lĩnh vực áp dụng
Blockchain nhiều nhất tại Việt Nam là dịch
vụ tài chính (hơn 83%) và chuỗi cung ứng là
40%, ứng dụng Blockchain trong logistics
đang trở nên được quan tâm hơn.
Về lĩnh vực giáo dục, năm 2017 một số
trường Việt Nam đã bắt đầu đào tạo những
khoá học về Blockchain như trường Đại học
Bách khoa, IBL phối hợp với Robusta,
VITEC và Viettel.
3.2. Thách thức của Việt Nam
Trong suốt lịch sử của chuỗi cung ứng,
đã có nhiều đổi mới xuất hiện từ những trao
đổi đơn giản, mang tính địa phương, vận
chuyển hàng hóa bằng đường sắt sang sử
dụng xe tải hay sự nổi lên của máy tính cá
nhân vào những năm 1980 đã dẫn đến những
thay đổi đáng kể trong cách quản lý chuỗi
cung ứng. Kể từ khi sản xuất hàng hóa được
toàn cầu hóa và một phần lớn việc này được
thực hiện tại Trung Quốc, chuỗi cung ứng
của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp [7].
Rất khó để khách hàng thực sự biết được
giá trị của sản phẩm vì hệ thống hiện tại là rất
thiếu minh bạch. Tương tự như vậy, rất khó
để điều tra chuỗi cung ứng khi có nghi ngờ
về những hành vi bất hợp pháp hay thiếu đạo
đức. Từ đó hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung
ứng cũng bị suy giảm đáng kể.
Để đạt được sự chấp nhận của cả nước
nói chung, ngành công nghiệp logistics nói
riêng là một thách thức quan trọng nhất và
quyết định sự thành công của Blockchain.
Khi chưa nhận ra được lợi ích rõ ràng của
công nghệ mới này, kèm theo mức độ sẵn
sàng của công nghệ áp dụng hiện tại của các
bên không đồng đều sẽ rất khó để doanh
nghiệp đầu tư thêm chi phí để chuyển đổi từ
hệ thống cũ sang hệ thống mới.
Blockchain cũng có một số hạn chế như
sự lưu trữ mãi mãi của công nghệ tạo ra sự
lãng phí lớn về không gian lưu trữ, khi những
thông tin về giao dịch, sản phẩm, vận chuyển
và những metadata khác nữa thì hệ thống cần
chuẩn bị ổ cứng dung lượng rất lớn. Băng
thông mạng cũng phải rộng 500Mb
dowload/1 ngày và 5Gb upload/ngày. Vì dữ
liệu không thể sửa đổi của Blockchain cũng
dẫn đến tình huống nếu dữ liệu đầu vào bị sai
thì toàn bộ chuỗi coi như vô nghĩa. Do không
cần tin tưởng ai để thực hiện giao dịch, do đó
việc xác minh, xử lý giao dịch cũng mất thời
gian rất lâu do phải thực hiện các giao thức
đồng thuận giữa các node.
Mặt khác việc áp dụng Blockchain đòi
hỏi phải có sự đồng thuận hợp tác và tích hợp
rất nhiều các bên để vận hành hệ thống hiệu
quả, đây là một trở ngại rất lớn cho Việt Nam
vì đa phần các doanh nghiệp phát triển khá
manh mún, không bắt tay với nhau để nâng
cao lợi thế cạnh tranh của mình.
Năng lực cạnh tranh của ngành Logistics
Việt Nam vẫn còn hạn chế do cơ sở hạ tầng,
công nghệ quản lý môi trường, chính sách
vẫn còn tụt hậu so với thế giới. Hầu hết các
doanh nghiệp logistics trong nước đều có quy
mô nhỏ và vừa, chủ yếu cung cấp các dịch vụ
giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục Hải
quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành
cả chuỗi logistics.
Việc áp dụng công nghệ thông tin phục
vụ sản xuất kinh doanh do VLA khảo sát vào
tháng 4 năm 2016 cho thấy rằng các doanh
nghiệp trong nước đầu tư cho công nghệ còn
rất khiêm tốn, Blockchain hầu như chưa
doanh nghiệp nào áp dụng, thậm chí họ còn
khá mơ hồ về công nghệ mới này.
Theo khảo sát của Bộ Công thương, gần
38% doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ
truy xuất trực tuyến tình trạng hàng hoá là
công cụ truy xuất tình trạng lô hàng đang vận
chuyển qua số vận đơn hoặc số container,
truy xuất tình trạng hàng tồn kho, cho thấy
các doanh nghiệp và khách hàng hiện nay rất
quan tâm đến vấn đề truy xuất nguồn gốc [8].
Đây là một trong số những ứng dụng mà
Blockchain có thể cung cấp cho người dùng.
Một thách thức nữa là: Luật pháp. Những
quy định, điều luật và hiệp định thương mại
kiềm chế các quyền sỡ hữu và công bố thông
tin. Đặc biệt là các tuyến đường biển với rất
nhiều điều luật chồng chéo [9].
4. Đề xuất đối với Việt Nam
4.1. Tạo ra một nền văn hoá hợp tác
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018
239
Các bên tham gia bao gồm các công ty
tư nhân, cơ quan chính phủ, tổ chức công
nghiệp, nhà quản lý, đối tác thậm chí là các
đối thủ cạnh tranh. Từ đó tạo ra lợi thế nhờ
quy mô vào thiết lập nhiều giá trị hơn cho
mỗi tổ chức liên quan, xu hướng liên minh
Blockchain có thể sẽ rất nổi trong thời gian
tới trong lĩnh vực logistics.
4.2. Bổ sung thêm kiến thức về
Blockchain
Các tổ chức và cá nhân cần đóng góp
thời gian, công cụ và các nguồn lực cần thiết
để thực hiện các dự án về Blockchain đồng
thời phải liên kết với chính phủ, nhà nước,
các hiệp hội và các tổ chức liên quan khác.
4.3. Cần có nhiều hơn nữa các start-up
về Blockchain và cách kêu gọi tiền đầu tư
sáng tạo
Tại Việt Nam hầu như chưa có nhiều
Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tích cực, còn
các quỹ lớn trên thế giới hầu như chỉ dừng ở
mức thăm dò thị trường Việt Nam. Do vậy,
các start-up cần tận dụng ICO hoặc token để
gọi vốn từ nước ngoài một cách dễ dàng và
thông thoáng.
5. Kết luận
Bởi vì tính chất mới mẻ của Blockchain
nên nhiều công ty logistics chưa mạnh dạn
mạo hiểm đầu tư vào. Bên cạnh những cơ hội
tiềm năng để phát triển thì có rất nhiều thách
thức đối với các doanh nghiệp, một mặt cần
phải bỏ tiền đầu tư để nâng cao vị thế cạnh
tranh, nhưng mặt khác cũng chưa có kết quả
ứng dụng rõ ràng nên Blockchain chỉ mới ở
một vào bước đầu tiên của tảng băng lợi ích.
Việt Nam ngày càng có nhiều startups
làm về Blockchain. Trong lĩnh vực logistics,
Blockchain hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho người sử dụng. Cụ thể là việc truy xuất
nguồn gốc của hàng hoá, theo dõi hàng hoá
đang ở đâu trong toàn bộ quy trình, truy cứu
trách nhiệm liên quan đến tổn thất hàng hoá
của các bên trong chuỗi cung ứng hàng hoá
từ khâu đầu vào đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
Tài liệu tham khảo
[1] Don and Alex Tapscott. (2016). Blockchain
revolution - How the Technology behind bitcoin
is changing money, business, and the World.
NewYork, USA: Penguin Random House LLC.
[2] News, B. V. (2017). Bitcoin Vietnam news.
Retrieved from Bitcoin Vietnam nes:
https://bitcoinvietnamnews.com/blockchain-la-gi
[3] Nguyễn, P. (2017). Blockchain trong chuỗi cung
ứng. Retrieved April 2, 2018, from techblog.vn:
https://techblog.vn/blockchain-trong-chuoi-cung-
ung
[4] P.Trầm. (2018, January 23). LDC ứng dụng
Blockchain vào chuỗi cung ứng và kết quả
"ngoài mon đợi". Retrieved April 4, 2018, from
tiendientu.org:
https://tiendientu.org/2018/01/ket-qua-ngoai-
mong-doi-khi-ldc-ung-dung-blockchain-vao-
chuoi-cung-ung-dau-nanh.html
[5] FPTTEch Insight. (2018, January 23). Maersk và
IBM hợp tác đưa blockchain vào quản lý
logistics. Retrieved April 1, 2018, from
tech.fpt.com.vn: https://tech.fpt.com.vn/maersk-
va-ibm-hop-tac-dua-blockchain-vao-quan-ly-
logistics/
[6] John Langley and Infosys. (2017). 2018 THIRD
PARTY LOGISTICS STUDY - The state of
logistics outsourcing. Infosys.
[7] Forbes. (2018, March 23). Ứng dụng Blockchain.
Retrieved April 1, 2018, from peergopeer.com:
chuoi-cung-ung-va-nganh-logistics/
[8] Bộ Công Thương. (2017). Báo cáo Logistics Việt
Nam 2017 - Logistics: Từ kế hoạch đến hành
động. Hà Nội: Nhà xuất Bản Công Thương.
[9] Logistics4vn. (2017, June 29). Blockchain.
Retrieved April 3, 2018, from logistics4vn.com:
dot-phat-moi-cua-chuoi-cung-ung/
Ngày nhận bài: 25/04/2018
Ngày chuyển phản biện: 26/04/2018
Ngày hoàn thành sửa bài: 05/05/2018
Ngày chấp nhận đăng: 07/05/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_blockchain_trong_quan_tri_logi.pdf