Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam MỞ ĐẦU Đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước trong Chương trình KC.01 với mã số KC.01.17 Theo nội dung đã được phê duyệt, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phát thanh số tại Việt Nam” được triển khai trong thời gian từ 1.2003 đến 9.2005. Trong quá trình thực hiện, được sự đồng ý của Bộ Khoa học Công nghệ và Chương trình KC 01, đề tài đã điều chỉnh về nội dung và kinh phí nghiên cứu thử nghiệm ( phát thử nghiệm DRM thay cho DAB E147), về thời gian thực hiện (từ 12.2004 sang 9.2005 trong khuôn khổ kinh phí được cấp) ( chi tiết xin xem thêm trong Phần V của báo cáo tổng kết và báo cáo tình hình thực hiện đề tài ) Mục tiêu của đề tài 1. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh các tiêu chuẩn phát thanh số hiện nay trên thế giới. 2. Thử nghiệm (phát sóng thử nghiệm, đưa ra phương án chế tạo thử mẫu máy thu thanh số) Trên cơ sở phân tích, đánh giá lý thuyết và thử nghiệm: 3. Lựa chọn bộ tiêu chuẩn phát thanh số cho phát thanh Việt Nam: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, khuyến nghị tiêu chuẩn phát thanh số sử dụng trong Đài Tiếng nói Việt Nam để phủ sóng chuơng trình đối nội và đối ngoại. 4. Nghiên cứu đưa ra kiến nghị lộ trình phát triển phát thanh số tại Việt Nam: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, xây dựng lộ trình triển khai chuyển từ phát thanh analog sang phát thanh số trong các khu vực sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng, máy thu. 5. Nghiên cứu đưa ra mô hình công nghệ phát thanh số tại Việt Nam. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay ngành phát thanh của Việt Nam đã phát triển mạnh. Hình thành một mạng lưới các đài phát thanh từ trung ương tới địa phương. Chất lượng phủ sóng và chất lượng thu về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Diện phủ sóng đạt 87% dân số, trong khi chỉ tiêu mong muốn là 99%. Với công nghệ analog, phát triển ngành phát thanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội sẽ gặp một số khó khăn trở ngại sau: - Sẽ vô cùng tốn kém để mở rộng vùng phủ sóng . - Mở thêm chương trình cần đầu tư thêm mạng phát sóng, truyền dẫn tín hiệu, kinh phí đầu tư rất lớn.Trong khi nhu cầu tăng thêm chương trình là bức thiết. - Chi phí khai thác mạng phát sóng rất cao, chủ yếu cho điện năng tiêu thụ - Chất lượng thu bị hạn chế do hiện tượng pha đinh, nhiều đa đường. - Chất lượng sóng ngắn rất hạn chế, nhiều nước không chấp nhận để phủ sóng đối nội. - Chuyển sang phát thanh số là xu thế tất yếu của thế giới. Việt Nam không thể là một ngoại lệ. Lý do chính là vì phát thanh không có biên giới, là cầu nối giữa các quốc gia độc lập; phương tiện nghe thống nhất và phổ cập trên toàn cầu. Bên cạnh đó, phát thanh số có những ưu điểm là nâng cao chất lượng chương trình, giảm chi phí khai thác, tăng nguồn thu với các dịch vụ gia tăng; nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số vô tuyến điện. Tuy nhiên, giải pháp về công nghệ lại đa dạng và đang phát triển. Từ những vấn đề nêu trên chúng ta thấy ngành phát thanh Việt Nam phải làm chủ công nghệ, xác định bước đi cho tương lai phù hợp với điều kiện kinh tế và chính trị của đất nước. Chính vì thế nghiên cứu công nghệ phát thanh số là công việc hết sức cần thiết.

pdf561 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưng cho tới nay Tiếng nói Việt Nam mới chỉ phủ được 87% dân cư. Con số 13% còn lại là một thách thức. Để phủ sóng những vùng còn lại chi phí đầu tư rất lớn. Công tác khai thác và quản lý cũng vô cùng khó khăn. Những vùng lõm sóng là những vùng miền núi, có địa hình phức tạp. Tại những khu vực đó, để phủ sóng trung cần phát công suất lớn, do đất có độ dẫn điện kém; không thể phủ sóng FM cho khu vực rộng và bị che khuất, trong khi dân cư lại phân bổ rất thưa thớt. Sóng ngắn chất lượng không tốt, không ổn định, giá thành máy thu cao hơn, thu khó hơn. Chính vì vậy cho nên khi chuyển sang công nghệ phát thanh số một yếu tố cần được quan tâm là khả năng phủ sóng cho các vùng miền núi, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt. + Khả năng phủ sóng theo địa bàn: Đài Tiếng nói Việt Nam là đài quốc gia, ngoài nhiệm vụ cung cấp thông tin cho người dân Việt Nam, Tiếng nói Việt Nam còn là một đài phát thanh B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 76 of 76 quốc tế. Hiện nay Tiếng nói Việt Nam phát chương trình đối ngoại trên 12 thứ ngữ , phát tới nhiều địa bàn quan trọng như châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á... Thính giả của chương tình đối ngoại của Tiếng nói Việt Nam thường cũng là thính giả của nhiều đài quốc tế khác cho nên khi lựa chọn tiêu chuẩn cho đối tượng này chúng ta cần quan tâm tới các đài khác. Người nghe chỉ sử dụng một loại thiết bị thu để thu nhiều đài khác nhau, đó là đặc điểm cần hết sức chú ý. Đối với các chương trình đối nội đôi khi cũng cần quan tâm tới khả năng phủ sóng theo địa bàn. Đối với những vùng miền núi, địa hình phức tạp cho nên cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống cung cấp điện cũng rất hạn chế. Nếu xây dựng đài phát sóng trong khu vực đó chăng những rất tốn kém về đầu tư ban đầu mà chi phí khai thác cũng rất cao, khả năng hỗ trợ kỹ thuật cũng hạn chế. Trong khi lựa chọn đánh giá tiêu chuẩn cũng nên quan tâm tới khả năng phủ sóng địa bàn xa đài phát. Kết luận qua phân tích đánh giá : Hệ thống DRM phủ sóng tốt cho những vùng rộng lớn, địa hình phức tạp. Nếu sử dụng sóng ngắn còn phủ sóng tốt vùng rộng lớn ở xa đài phát. Đối với các địa hình phức tạp, tiêu chuẩn E 147 không thể phủ sóng tốt . Nhưng mạng một tần số sẽ tạo nên được vùng phủ sóng rộng lớn, tập trung đông dân cư. Nếu có sự phối hợp tốt giữa phát thanh và truyền hình khi xây dựng mạng các đài phát sóng thì sử dụng công nghệ E 147 sẽ rất hiệu quả để phủ sóng các vùng rộng lớn, đông dân. Như vậy E 147 cũng là công nghệ có khả năng phủ sóng tốt. 5./ Khả năng thiết lập mạng một tần số. Thiết lập mạng một tần số là một mục tiêu đặt ra cho rất nhiều đài phát thanh. Vấn đề này cũng đã được nghiên cứu và triển khai với phát thanh truyền thống. Những ưu điểm chính của mạng một tần số: + Thuận lợi khi phải đi từ vùng này sang vùng khác vì không phải điều chỉnh máy. + Tiết kiệm được phổ tần số. + Mở rộng vùng phủ sóng trong khi có thể giảm đáng kể tổng công suất phát sóng. + Tiết kiệm kinh phí, giảm can nhiễu và ô nhiễm môi trường về sóng điện từ. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 77 of 77 Đối với Việt Nam khả năng thiết lập mạng một tần số có một ý nghĩa khá quan trọng. Thông thường, nếu di chuyển trên dải đất hình chữ S của chúng ta, muốn thu các chương trình phát thanh phải liên tục điều chỉnh máy thu. Đây quả là điều bất tiện. Sự thuận lợi do mạng một tần số đem lại sẽ thu hút thêm nhiều người đến với các chương trình phát thanh. Kết luận qua phân tích đánh giá : Theo lý thuyết, với công nghệ DRM và E 147 ta đều có thể thiết lập mạng một tần số. Tuy nhiên, hiện chỉ có E 147 là đã triển khai thành công mạng một tần số 6./ Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí hết sức quan trọng ngay cả với đài quốc gia. Ở đây phải tính toán cân nhắc giữa chi phí đầu tư ban đầu, chi phí khai thác, chất lượng chương trình đạt được, giá thành máy thu, thời gian quá độ (dự báo) . Một bài toán tổng thể như vậy mới giúp ta có được sự đánh giá đúng đắn. Như đã đã đề cập ở trên, giai đoạn quá độ có thể kéo dài từ 12, 15 đến 20 năm. Trong thời gian đó hầu như rất nhiều chương trình sẽ phát theo cả hai công nghệ: analog và digital. Vì thế chi phí khai thác sẽ rất lớn. Nếu rút ngắn được giai đoạn, sẽ tiết kiệm rất nhiều cho cả hai phía: người cung cấp dịch vụ và người nghe. Muốn rút ngắn được giai đoạn quá độ thì trước hết phải xác định chính xác thời điểm bắt đầu cho các dịch vụ số. Chẳng hạn như nhiều nước châu Âu, phát thanh số có trên 5 năm nay nhưng thị trường vẫn chưa phát triển được. Nhiều đài phải tạm đóng máy chờ đợi. Nhưng, nếu cứ chờ đợi thì cũng không thể phát triển: không có kinh nghiệm, không có chính sách phát triển, không có dịch vụ dẫn đến không có thị trường máy thu... . Sau nữa, các nhà quản lý cần có chính sách đồng bộ để thúc đẩy thị trường phát triển. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh. Sử dụng lại hệ thống hiện có cũng là một vấn đề liên quan tới kinh tế, hiệu quả kinh tế, cần được cân nhắc. Trong thực tế không phải lúc nào cải tiến sử dụng lại thiết bị cũ cũng có hiệu quả kinh tế hơn. Cần đánh giá giữa chi phí đầu tư để cải tiến và chi phí mua mới, khả năng vật tư thay thế cho thiết bị cũ, sự chênh lệch của chi phí khai thác, tuổi thọ của thiết bị cũ ... . Kết luận qua phân tích đánh giá : B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 78 of 78 Nếu thay thế hệ thống đài phát sóng FM bằng hệ thống E 147 cần đầu tư hệ thống máy phát, anten mới; có thể sử dụng lại nhà xưởng, hệ thống cung cấp điện, cột anten, hệ thống làm mát... . Công suất phát sóng có thể giảm khoảng 8 đến 10 lần, trong khi lại có thể chuyển tải tới hơn 6 chương trình stereo /16 chương trình mono cùng một số kênh truyền dữ liệu. Chi phí khai thác giảm đáng kể. Chính điều này là lý do vì sao hiện nay nhiều nước đã chuyển sang sử dụng công nghệ này. Theo tiêu chuẩn DRM, hiện nay các hãng máy phát trên thế giới như Harris, Thales đều đã thử nghiệm thành công việc chuyển đổi các máy phát bán dẫn đời sau sau phát DRM. Tuy hiện tại, giá thành các bộ DRM- exciter còn cao, nhưng triển vọng phát triển là có và rất lớn. Bên cạnh đó, ưu việt lớn nhất của DRM là cho phép phát song song các chương trình analog và digital. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn quá độ, giúp các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh vẫn đảm bảo việc cung cấp các chương trình trên AM và FM cho đến khi thị trường cho phép dừng hẳn phát sóng analog. Kết quả thử nghiệm, kiểm chứng cho thấy công suất phát số DRM chỉ bằng 20% công suất analog. Mặc dù giảm nhiều nhưng vẫn có thể là hàng chục kW, cho nên chi phí cho điện năng vẫn rất cao so với E 147. Xét về tổng thể khai thác lâu dài công nghệ E 147 có hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các đài phát sóng có thể xây dựng ngay trong thành phố, kết hợp với đài Truyền hình sử dụng chung cột anten. Về máy thu, hiện thị trường máy thu theo công nghệ E 147 đã phát triển mạnh với nhiều chủng loại và giá thành từ 100$ trở lên. Đối với máy thu DRM - mặc dù đã có máy thu lưu động thế hệ hai nhưng công suất tiêu thụ còn quá lớn (1A) và giá thành còn quá cao ( 1000$). Dù đã có những máy thu sử dụng máy tính với giá rẻ hơn, nhưng không thể thúc đẩy việc phát triển rộng rãi DRM trên thị trường. Như vậy, vấn đề máy thu đối với DRM vẫn còn phải giải quyết trong thời gian tới. Hiện tại hai hãng chế tạo máy thu là Roberts và Sangean , trên cơ sở của module Radio Scape RS500 và chipset Texas Instrument DRM350 đang chuẩn bị đưa ra thị trường máy thu với logo mới “Digital Radio- DR” để chỉ ra đây là loại máy thu hỗ trợ đa chuẩn, cho phép thu cả DRM(150kHz đến 300MHz) và DAB( băng III VHF hoặc băng L) cùng với các chương trình AM mono, FM stereo và RDS. Giá thành dự kiến là 250 bảng Anh. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 79 of 79 7./Tính khả thi của phương án lựa chọn. Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng. Tính khả thi không đơn thuần ở phần kỹ thuật mà còn là khả thi trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Đối với E147: Thiết lập mạng phát thanh số theo công nghệ E 147 mang tính khả thi cao. Vì những lý do sau: + Công nghệ E 147 đã được triển khai ở nhiều quốc gia và đã có thực tế để tin tưởng vào công nghệ. + Công nghệ E 147 sẽ sử dụng băng tần mà truyền hình số không sử dụng. Như vậy nếu có sự phối hợp giữa phát thanh và truyền hình thì có chia sẻ phổ tần trong giai đoạn quá độ. + Kinh tế đầu tư cho khu vực phát sóng: đây là vấn đề khó khăn. Trong những năm tới, khoảng sau 2005, việc đầu tư xây dựng các đài phát sóng lớn sẽ giảm cho nên có thể chuyển hướng đầu tư cho phát thanh số. Sau này, nguồn kinh phí đầu tư sẽ nhanh chóng được bù đắp vì giảm đáng kể chi phí phát sóng. + Khả năng tạo nguồn thu của phát thanh sẽ tăng lên khi dịch vụ phát thanh số đưa vào hoạt động. Nguồn thu từ phát thanh sẽ tăng. Đây cũng là nguồn kinh phí không nhỏ sử dụng để phát triển mạng phát thanh số. + Thị trường máy thu: đây là vấn đề hết sức quan trọng. Triển vọng Trung quốc cũng sẽ áp dụng công nghệ này (với sự cải tiến nhất định). Như vậy, giá thành máy thu sẽ hạ rất nhanh do thị trường phát triển. Hiện nay giá máy thu đã chỉ còn 150$. Dự báo sẽ chỉ cao hơn máy analog 20%. + Khả năng làm chủ công nghệ: Đội ngũ kỹ thuật của Đài TNVN và các đài phát thanh truyền hình địa phương hoàn toàn có đủ khả năng làm chủ công nghệ. + Thời kỳ hiện nay là thời kỳ hội tụ của các công nghệ: thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình và công nghệ thông tin . Sự phát triển của các ngành trên sẽ có tác dụng rất tích cực cho tiến trình chuyển sang Phát thanh số ở Việt Nam. Qua tiến trình phát triển hiện nay, tiêu chuẩn DAB đã chứng tỏ khả năng hướng tới tương lai với sự phát triển của DMB tại Hàn quốc. Đối với DRM: Thiết lập mạng phát thanh số theo công nghệ DRM mang tính khả thi cao vì những lý do sau: B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 80 of 80 + Công nghệ DRM hiện đã được các hãng sản xuất máy phát và các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh quan tâm và đẩy mạnh. Có thể nói đây là công nghệ duy nhất cho phát thanh số trên băng tần sóng trung và sóng ngắn. . + Công nghệ DRM sử dụng toàn bộ băng tần đã dành cho phát thanh. Như vậy sẽ không có sự thay đổi thói quen của người nghe cũng như sự phân bổ lại tần số. + Kinh tế đầu tư cho khu vực phát sóng: Hiện nay Nhà nước đang ưu tiên để phát triển rất nhiều ngành trọng điểm như xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, mạng lưới ý tế, giáo dục... . Tuy vậy, trong thời gian qua, hàng năm Nhà nước vẫn bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho phát thanh. Việc đầu tư cho DRM sẽ đỡ tốn kém hơn vì khả năng tận dụng các cơ sở hạ tầng đã có. Sau này khi khai thác sẽ giảm đáng kể chi phí phát sóng. + Giống như với E147, khả năng tạo nguồn thu của phát thanh sẽ tăng lên khi dịch vụ phát thanh số đưa vào hoạt động. Nguồn thu từ phát thanh sẽ tăng. Đây cũng là nguồn kinh phí không nhỏ sử dụng để phát triển mạng phát thanh số. + Thị trường máy thu: đây là vấn đề hết sức quan trọng và vấn đề vẫn còn phải giải quyết trong khi hướng tới DRM. Tuy nhiên, dự đoán cũng như với DAB E 147, vấn đề về máy thu DRM sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Đặc biệt khi có các máy thu cho cả DRM và DAB. + Khả năng làm chủ công nghệ: Vì DRM sử dụng lại cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống máy phát đã có – các thiết bị mà đội ngũ kỹ thuật của Đài TNVN và các đài phát thanh truyền hình địa phương đã làm chủ công nghệ, đây chính là ưu việt lớn khi phát thanh chuyển sang phát thanh số sử dụng DRM. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 81 of 81 Phần V. THỬ NGHIỆM ĐỂ GÓP PHẦN CHO VIỆC LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN PHÁT THANH SỐ CHO TIẾNG NÓI VIỆT NAM V. 1. QUAN ĐIỂM TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM 1. Thử nghiệm để minh chứng một phần cho việc lựa chọn bộ tiêu chuẩn phát thanh số cho Tiếng nói Việt Nam. 2. Thử nghiệm được thực hiện cho cả phần phát và phần thu. 3. Thực hiện công việc thử nghiệm cho đến khi giải quyết được triệt để hết các vấn đề lớn, đảm bảo đưa ra các câu trả lời xác đáng nhất cho việc lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh số và lộ trình phát triển phát thanh số cho Tiếng nói Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm phải đảm bảo khoa học, đi tắt đón đầu công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm của các nước đã đi trước và đồng thời đảm bảo tiết kiệm triệt để ngân sách cho Nhà nước. V. 2. NHỮNG CÔNG VIỆC THỬ NGHIỆM CHÍNH Đà THỰC HIỆN 1. Phần thu: Đây là đề tài nghiên cứu mang tính định hướng, với kết quả chính phải đưa ra là Bộ Tiêu chuẩn phát thanh số và Lộ trình phát triển phát thanh số cho Việt Nam. Chính vì vậy phần thử nghiệm chế tạo mẫu máy thu cho mục đích chính là tìm hiểu kỹ thuật để học hỏi cũng như để góp phần cho sự lựa chọn tiêu chuẩn và đưa ra lộ trình phát thanh số chứ không phải là sản phẩm thương phẩm. Với mục đích như vậy, trong khuôn khổ của đề tài đã tiến hành thiết kế, chế tạo máy thu DAB E147 và card WorldSpace sử dụng DSP của hãng Texas Instrument. Máy thu cũng đã được đưa đi thu thử nghiệm ở Singapore và đánh giá chỉ tiêu chất lượng ở Canada ( Xin xem thêm về Bản vẽ thiết kế, bản đo chất lượng đánh giá trong báo cáo kết quả thử nghiệm) B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 82 of 82 2. Phần phát: Theo như đăng ký trong thuyết minh đề cương năm 2003, việc thử nghiệm phát sóng phát thanh số ở Việt nam dự định được thực hiện theo tiêu chuẩn E147, với kinh phí 4tỷ VND trong đó từ ngân sách sự nghiệp phát thanh là 3.500 triệu đồng. Để thực hiện phát thử nghiệm theo chuẩn E147, phải thiết lập một hệ thống khép kín và mới hoàn toàn ( từ hệ thống máy phát, bộ dồn kênh, bộ xử lý tín hiệu, anten đến máy thu). Lý do quyết định lựa chọn phát thử nghiệm theo tiêu chuẩn E147 là vì tại thời điểm đó (2003), tiêu chuẩn E147 phát triển hoàn hảo nhất và mạnh mẽ nhất, các thiết bị phần phát, phần thu, đo kiểm chất lượng đều đã có trên thị trường. Đến tháng 9.2003, Dự án khả thi Trang thiết bị kỹ thuật để phát thử nghiệm phát thanh số tại Việt nam đã được xây dựng với tổng dự toán là 3.555.696.000đ.Theo như thiết kế kỹ thuật, sẽ tiến hành phát thử DAB E147 trên hai máy phát công suất 500W tại tần số 229,072MHz( tần số phát đã được Cục Tần số Vô tuyến điện chấp thuận). Hệ thống thiết bị dự định được đặt tại 41 Bà triệu Hà nội và Đài phát sóng phát thanh VN3 tại Hưng Yên. Dự án đã được Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam phê duyệt và xem xét để đưa vào thực hiện triển khai trong năm 2004. Trước đó, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng xúc tiến quá trình thương thảo nhằm thoả thuận hợp tác về vấn đề liên quan đến các thử nghiệm nhằm cung cấp một hệ thống phát thanh kỹ thuật số tại Việt nam với Công ty National Transcommunications Limited ( NTL)- là hãng cung cấp các thiết bị và dịch vụ phát thanh số cho Liên hiệp Anh. Hãng NTL dự định cung cấp miễn phí toàn bộ hệ thống thiết bị, chuyên gia kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống thử nghiệm phát thanh số ở Việt nam với điều kiện Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ chỉ định NTL là bên cung cấp duy nhất và độc quyền của Tiếng nói Việt nam để thực hiện bất kỳ việc tư vấn và/hoặc nghiên cứu khả thi nào có liên quan đến một hệ thống phát thanh kỹ thuật số và mua sắm thiết kế và xây dựng bất kỳ hệ thống phát thanh kỹ thuật số nào. Chính vì điều kiện hãng NTL đưa ra không phù hợp với các quy định hiện hành của Việt nam, nên bản thoả thuận hợp tác giữa hai bên đã không được ký. Trước khi triển khai dự án thử nghiệm, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cử một số đoàn công tác đi tìm hiểu kinh nghiệm phát thanh số theo chuẩn E147 tại Anh, Đức, Singapore và Trung quốc. Kết quả cho thấy, mạng phát B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 83 of 83 thanh số theo tiêu chuẩn E147 khi triển khai trên thực tế hầu như không khác biệt nhiều so với tính toán. Tại Anh và Singapore, phát thanh số E147 phát triển mạnh : phủ sóng rộng, nhiều chương trình, dịch vụ, máy thu có nhiều trên thị trường, nhiều người sử dụng. Tại Đức, mặc dù mạng phát thanh E147 đã được xây dựng, nhưng vì mạng FM hiện có hoạt động rất tốt nên sự phát triển của E147 tại Đức bị chậm lại, số máy thu trên thị trường cũng ít hơn so với Anh. Tại Trung quốc, mặc dù đã có xây dựng mạng phát sóng thử nghiệm E147 tại Quảng đông, Quảng châu và Phổ sơn, nhưng vì máy thu chưa nhiều, các chương trình và dịch vụ mới cũng chưa có, hệ thống thiết bị cũng chỉ phát khi phục vụ thử nghiệm mà không đưa vào hoạt động chính thức. Bên cạnh đó, từ 2003, Hàn quốc bắt đầu công bố việc phát triển tiêu chuẩn phát thanh số E147 để phát sóng đa phương tiện. Với tình hình thị trường máy thu thanh số tại Việt nam, việc phát thử nghiệm phát thanh số tại Việt Nam sẽ chỉ phục vụ cho việc lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh số cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi thử nghiệm lựa chọn, toàn bộ hệ thống thiết bị được đầu tư trang bị mới toàn bộ chắc sẽ không được sử dụng trong một thời gian không biết là bao lâu, và như vậy sẽ rất lãng phí ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, sau khi cân nhắc và xem xét, tháng 4.2004, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Chương trình KC01 cho phép chuyển đổi thử nghiệm từ phát sóng theo tiêu chuẩn E147 tại Việt nam sang phát sóng theo tiêu chuẩn DRM trên cơ sở hệ thống thiết bị hiện có của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Khoa học Công nghệ, Đài Tiếng nói Việt nam đã tiến hành trao đổi với các hãng, cử cán bộ tham gia các thử nghiệm DRM tại Thái lan và New Zealand. Với quan điểm là đến tận nơi, học hỏi kinh nghiệm và bàn bạc với các đồng nghiệp đã đi trước, để tránh rủi ro và tiết kiệm tối đa kinh phí, với vị thế to lớn của Đài Tiếng nói Việt Nam trong Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á- Thái Bình dương(ABU), Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của ABU để tổ chức thử nghiệm phát sóng DRM trên hệ thống máy phát hiện có, trên hệ thống anten truyền thống. Do lịch công tác của hai hãng Harris và VT-Merlin, nên việc thử nghiệm tại Việt Nam chỉ có thể tiến hành cuối tháng 7.2005 . Vì vậy Bộ Khoa học Công nghệ đã chấp nhận gia hạn thời hạn thực hiện của đề tài đến hết tháng 9.2005 để tiến hành thử nghiệm phát sóng phát thanh số DRM tại Việt Nam. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 84 of 84 THỬ NGHIỆM DRM TẠI VIỆT NAM Từ 28. 7.2005 đến 30.7.2005, trong khuôn khổ của đề tài KC.01.17 , Đài Tiếng nói Việt Nam đã tiến hành phát sóng thử nghiệm phát thanh số DRM. Việc thử nghiệm đã được thực hiện dưới sự phối hợp, hợp tác của ABU, Harris (Mỹ) và Vt- Merlin Mục tiêu của dự án: - Thử nghiệm cải tiến máy phát DX 200 kW sóng trung tại Đồng hới sang phát số theo tiêu chuẩn DRM - Đánh giá phạm vi phủ sóng, chất lượng phủ sóng, so sánh với phát thanh analog - Đánh giá chế độ điều chế - Thử nghiệm sử dụng hệ thống anten hiện có để phát đồng thời hai tín hiệu annalog và digital . o Hệ thống ghép tín hiệu cho hai máy phát hiện có cho hai sóng 729 kHz và 630 kHz o Hệ thống phi đơ trần với trở kháng 300 Ohm o Cột anten cách điện, dây néo cùng với hệ thống phối hợp trở kháng hiện có đang sử dụng để phát hai chương trình Hệ 1 và Hệ 2 Hệ thống thiết bị chính: - Máy phát : máy phát DX 200kW AM MW (máy phát của hãng Harris), phát 40 kW DRM , điều chế 64 QAM, mức bảo vệ là 0,5 - Tần số : 729 kHz - Bộ chủ sóng DRM: mẫu của Harris . - Anten: sử dụng cột anten tự đứng, cách điện. - Vị trí: tại Đồng hới, Quảng Bình - Bộ tổ hợp tín hiệu- content server - Harris - Các máy thu thanh DRM, analog và máy đo cường độ điện trường Cải tiến máy phát DX 200 DX là dòng máy phát bán dẫn hoàn toàn, sử dụng công nghệ điều chế số, có hiệu suất cao (trên 85%) và chất lượng âm thanh tốt. Việc cải tiến máy phát được thực hiện rất thuận lợi. Người ta lắp bộ điều chế DRM (là một bảng mạch nhỏ ) gắn trực tiếp vào trong máy. Bộ điều chế có hai đầu ra: đầu ra biên độ- A và đầu ra pha-PRF. Đầu ra A đấu vào đầu vào audio của máy phát, đầu ra PRF đưa vào đầu vào chủ sóng ngoài (xem hình số 5) . B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 85 of 85 Bên trong máy sử dụng các jăm để đoản lộ khối "bộ lọc" và khối " chặn DC". Không cho khối chức năng "điều khiển sóng mang động" và khối "cấy tín hiệu 72kHz " hoạt động: đầu ra của hai khối trên đấu vào "đất". Bộ chủ sóng: chọn chế độ làm việc với chủ sóng ngoài (xem hình số 5). Khi đã lắp xong bộ điều chế vào máy, các thao tác khác chỉ thực hiện trong khoảng thời gian tính bằng phút. Như vậy dễ dàng chuyển đổi chế độ phát sóng từ analog sang digital.Sau ba ngày thử nghiệm máy phát DX 200 lại được “ khôi phục” lại để phát analog như bình thường. DX 200 lại được “ khôi phục” lại để phát analog như bình thường. Sử dụng một máy tính để làm nhiệm vụ 'content server'. Máy tính này có nhiệm vụ biến tín hiệu audio analog thành tín hiệu digital theo định dạng truyền dẫn tiêu chuẩn DRM. Đánh giá vùng phủ sóng : Phương pháp đánh giá: ∨ Đo mức cường độ điện trường bằng tay: máy FIM Potamac ∨ Đo mức cường độ điện trường tự động: sử dụng máy thu DRM với phần mềm đánh giá. Chuẩn mức ban đầu được thực hiện dựa vào kết quả đo của máy FIM. ∨ Sử dụng máy thu thanh HYMALAYA Receiver 2010, DRM Traveller nghe và ghi những thông số về tỷ lệ S/N. ∨ Đo, nghe so sánh tín hiệu digital và tín hiệu analog B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 86 of 86 Hình số 24: Sơ đồ khối máy DX Hình số 4: Sơ đồ khối máy DX Bessel Filter DC Blocking Summing Amplifier Carrier control - VDC Dither Injection – 72KHz Analog Input Board Crystal Oscillator DRM Modulator RF Driver Audio Modulator Encoder RF Amplifier Phase Signal Amplitude Signal DRM Transmitter Connections (DX Transmitters) Diplexer Annalog Tx 2 200kW MW 630 kHz 729kHz 630 kHz DRM- Tx1 B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 87 of 87 Bessel Filter DC Blocking Summing Amplifier Carrier control - VDC Dither Injection – 72KHz Analog Input Board RF Oscillator Board Crystal Oscillator DRM Modulator RF Driver Audio Modulator Encoder RF Amplifier Phase Signal Amplitude Signal DRM Transmitter Connections (DX Transmitters) Hình số 25: Sơ đồ đấu nối máy phát DX cho phát DRM B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 88 of 88 Tín hiệu DRM sử dụng máy thu chuyên dụng có thể nghe thấy cho đến khi cách đài phát 120km về phía nam và 65 km về phía bắc với thiết bị thu kém hơn. Tín hiệu DRM sử dụng máy thu analog chất lượng cao cải tiến để thu DRM có thể nghe thấy cho đến khi cách đài phát 120km về phía nam và 65 km về phía bắc với thiết bị thu kém hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch về khỏang cách là vì độ nhạy của máy thu DRM HYMALAYA Receiver 2010 (sử dụng cho tuyến phía Bắc) chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là một vấn đề đặt ra là chất lượng máy thu DRM còn phải cải thiện nhiều hơn nữa để có thể có được những tính năng như máy thu analog: về độ nhạy, nguồn nuôi v..v Kết quả thử nghiệm - Máy phát DX có thể chuyển sang phát digital. Việc cải tiến máy phát không quá phức tạp, ngoại trừ phải trang bị thêm bộ chủ sóng DRM. Sau khi cải tiến máy phát có thể chuyển đổi để làm việc theo cả hai chế độ analog và digital. Trong năm 2004, người ta đã tiến hành thử nghiệm chuyển đổi thành công máy DX 10 máy sóng trung công suất 10kW. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm trên máy công suất lớn. Thành công này đã một lần nữa khẳng định khả năng chuyển đổi một cách rất linh họat sang phát thanh số của các máy phát sóng trung bán dẫn có công nghệ điều chế số. Đây là sự quan tâm không những của Việt Nam mà của rất nhiều đài phát thanh lớn trên thế giới. Các đài này đang sử dụng những máy phát bán dẫn công suất từ 200 kW, 500 kW đến 1000 kW - Điều kiện thử nghiệm tại đài Đồng Hới của Việt Nam khác hơn so với các thử nghiệm trước đây tại Trung Quốc, Thái Lan và Newziland. Tại các lần thử nghiệm trước, người ta phát tín hiệu DRM trên hệ thống anten độc lập. Nhưng tại Đồng Hới, chúng ta đã phát tín hiệu DRM (tần số 729 kHz ) và tín hiệu analog (tần số 630kHz) trên cùng một hệ thống anten, sử dụng bộ phối hợp sẵn có cho hai tần số trên. Kết quả thử nghiệm cho thấy hai tín hiệu này không hề bị ảnh hưởng. Trong khi phát thử nghiệm DRM người nghe đài vẫn nghe tốt tín hiệu Hệ 2 của Đài TNVN trên tần số 630 kHz. Kết quả này cũng cho phép chúng ta xem xét các phương án chuyển đổi từ phát analog sang digital, sao cho quá trình chuyển đổi không có nhiều thay đổi cho hệ thống cũ. - Chất lượng âm thanh thu được tốt hơn hẳn chất lượng của phát thanh analog. - Phạm vi phủ sóng Digital rộng hơn analog. B¶n gèc b¸o c¸o nµy kh«ng cã trang 89 Mong b¹n ®äc th«ng c¶m B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 90 of 90 PHẦN VI. BỘ TIÊU CHUẨN PHÁT THANH SỐ CHO TIẾNG NÓI VIỆT NAM & LỘ TRÌNH CHUYỂN SANG CÔNG NGHỆ PHÁT THANH SỐ CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM A. MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực thông tin, phát thanh là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hết sức quan trọng, bởi có sức quảng bá mạnh mẽ và hiệu quả thiết thực nhất trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước đến với người dân, là diễn đàn để phản ánh tâm tư, ý nguyện chính đáng của người dân với Nhà nước. Đối với Việt Nam, một đất nước còn nghèo, phần lớn dân cư sống ở nông thôn, các phương tiện thông tin khác còn hạn chế thì phát thanh là công cụ hữu hiệu nhất để nâng cao dân trí, hưởng thụ văn hoá và cập nhật thông tin. Đã trên 100 năm kể từ ngày ra đời, trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển của mình, phát thanh luôn gắn liền với lịch sử phát triển của lĩnh vực điện tử-viễn thông và tin học. Do vậy cùng với sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực này, các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có phát thanh đang chuyển dần sang một giai đoạn mới - giai đoạn của công nghệ kỹ thuật số. Chuyển sang công nghệ phát thanh số là xu thế tất yếu của thời đại. Mặc dù vậy, cho đến nay, nhịp độ phát triển công nghệ phát thanh số không được như mong đợi. Thị trường máy thu thanh số là một rào cản lớn cho quá trình phát triển này. Việc phát triển công nghệ phát thanh số hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào lợi ích và nguyện vọng của hàng triệu thính giả. Rõ ràng rằng, vấn đề chuyển sang công nghệ số không còn đơn thuần là vấn đề kỷ thuật mà là sự kết hợp giữa kỹ thuật-kinh tế- xã hội. Đó là chưa kể đến quan điểm của từng quốc gia, khu vực trong lĩnh phát thanh số. Một khía cạnh khác cần được lưu ý là trong khi chúng ta đang nói đến công nghệ số hoá thì gần một nữa dân số thế giới đang sống trong điều kiện thiếu điện, không có máy thu thanh . Theo dự báo thì tình trạng này còn phải kéo dài trong một thời gian nữa. Đây là lý do vì sao bất kỳ một quốc gia, bất kỳ một đài phát thanh nào cũng hết sức cẩn trọng trong việc chuyển đổi, ứng dụng công nghệ mới và Việt Nam không thể là trường hợp ngoại lệ. Để quá trình chuyển sang công nghệ phát thanh số đạt hiệu quả B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 91 of 91 cao, chúng ta cần xây dựng lộ trình , phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam. B. VỀ BỘ TIÊU CHUẨN PHÁT THANH SỐ CHO TIẾNG NÓI VIỆT NAM Sau khi phân tích đánh giá trên lý thuyết và thử nghiệm, Đài Tiếng nói Việt nam quyết định chọn tiêu chuẩn phát thanh số DAB E147 và DRM cho phát thanh số của Đài Tiếng nói Việt Nam. ( xin xem thêm Bộ Tiêu chuẩn phát thanh số cho Tiếng nói Việt Nam) C.LỘ TRÌNH CHUYỂN SANG PHÁT THANH SỐ Sản phẩm của phát thanh là thành quả lao động sáng tạo của cả một tập thể từ phóng viên, biên tập, sản xuẩt chương trình, truyền dẫn phát sóng và đội ngũ cán bộ quản lý. Thông qua máy thu thanh, sản phẩm phát thanh đến được với quảng đại quần chúng nhân dân. Như vậy mỗi một sự thay đổi, điều chỉnh trong dây chuyền công nghệ này đều liên quan đến hàng triệu con người và liên quan đến cả dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực phát thanh. Đây là bài toán đặt ra cho các nhà chiến lược trong quá trình lựa chọn công nghệ mới. Là một thể thống nhất, công nghệ sản xuất chương trình, công nghệ truyền dẫn và phát sóng, công nghệ máy thu thanh phải được đồng bộ với nhau trong quá trình chuyển sang phát thanh số. Một điều cần được lưu ý trong quá trình chuyển sang phát thanh số là dịch vụ của phát thanh là dịch vụ mang tính đặc thù, khác với dịch vụ truyền hình, Internet, thông tin di đông, quảng cáo... mặc dù sự phát triển của lĩnh vực phát thanh không thể tách rời với sự phát triển chung của công nghệ điện tử viễn thông, tin học. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, xu thế hội tụ giữa tin học, viễn thông, phát thanh và truyền hình đang là xu thế của thời đại. Công nghệ số là đầu mối liên kết tạo nên sự hội tụ này. 1./ Sản xuất chương trình phát thanh. Như đã trình bày ở các phần trên, phát thanh sẽ chuyển dần sang công nghệ kỹ thuật số cùng với việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin. Qui trình sản xuất chương trình phát thanh sẽ thay đổi phù hợp với khả năng của hệ thống thiết bị thế hệ mới và đang chuyển sang mô hình công nghệ kỹ thuật số với việc ứng dụng của mạng máy tính âm thanh và biên tập tin. Tất cả các dự án đầu tư mới của Đài TNVN đều theo mô hình công nghệ này. Với các hệ thống chưa sử dụng mạng máy tính âm thanh sẽ được B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 92 of 92 nâng cấp theo mô hình công nghệ hiện đại. Tín hiệu ra của hệ thống là tín hiệu nén phải có định dạng chuẩn. Các phần mềm biên tập tin sẽ liên tục được phát triển, cho nên trong từng thời kỳ sẽ lựa chọn những phần mềm phù hợp và thống nhất sử dụng chung trong toàn Đài TNVN và tiến tới trong toàn ngành. Trong thời kỳ quá độ, có thể sử dụng các phần mềm khác nhau nhưng đòi hỏi có khả năng tích hợp để trao đổi dữ liệu. Khi lựa chọn những phần mềm sử dụng phần cứng chuyên dụng (sound card), cần đảm bảo yếu tố tương thích về dữ liệu và thống nhất về phần cứng. Các thiết bị thu thanh lưu động của phóng viên là những thiết bị thu thanh số. Phóng viên trao đổi tin, bài (âm thanh, văn bản) về trung tâm tin qua mạng trao đổi thông tin thế hệ mới theo mô hình chuẩn. Các thiết bị sản xuất chương trình như bàn trộn, máy ghi âm, thiết bị xử lý tín hiệu sẽ chuyển sang công nghệ số. Các thiết bị ghi âm analog chỉ được sử dụng để phát những băng đã được thu thanh từ trước. Tất cả các chương trình thu thanh mới đều được ghi lên các phương tiện như CD, MD, DVD... hoặc ổ cứng của máy tính. Từ lộ trình này thì sau năm 2010 sẽ không sử dụng băng ghi âm từ tính. Để hoà nhập với xu thế hội tụ giữa phát thanh, truyền hình và đa phương tiện, bắt đầu từ năm 2006 sẽ xây dựng các dịch vụ giá trị gia tăng . Đầu tiên là xây dựng các dữ liệu kèm theo chương trình ( tên tác giả, bài hát, người biểu diễn …) được phát triển từ các phần mềm biên tập âm thanh hiện đang sử dụng tại Đài TNVN. Tiếp đến, để tăng tính hấp dẫn cho các chương trình phát thanh, sẽ cung cấp thêm hình ảnh các chương trình trực tiếp, giao lưu, giải trí v.v… lên mạng Internet và phát thanh số. Mở rộng các dịch vụ gia tăng khác như: thông tin giao thông, thời tiết, thị trường v.v… 2./Lưu trữ âm thanh: Qua hơn 60 hoạt động, Đài Tiếng nói Việt Nam có khoảng 40.000 giờ tư liệu quý cần được lưu giữ lâu dài. Do vậy lưu trữ âm thanh là vấn đề rất lớn, đang được Đài Tiếng nói Việt Nam hết sức quan tâm . Đài sẽ có dự án riêng về chiến lược lưu trữ cho ngành phát thanh Việt Nam, trong đó sẽ xác định chính sách lưu trữ, phương tiện lưu trữ, lộ trình, qui trình chuyển đổi các dữ liệu. Dù bằng phương tiện nào thì các dữ liệu âm thanh, văn bản củng phải được lưu trữ dưới dạng số. Tư liệu âm thanh lưu trữ lâu dài là tín hiệu số không nén. 3./ Truyền dẫn phát sóng : Đến năm 2008 sẽ hoàn tất phủ sóng TNVN bằng hệ thống analog. Sau 2008 không xây dựng mới các đài phát sóng analog. Từ nay đến năm 2008, khi có nhu cầu B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 93 of 93 mở thêm hệ chương trình mới, sẽ ưu tiên sử dụng hệ thống phát sóng FM với mô hình nhiều máy phát phát trên một anten. Duy trì phát sóng analog cho tới năm 2020. Từ năm 2007 bắt đầu phát sóng digital song song với phát analog. Năm 2007 phát sóng đối ngoại bắt đầu chuyển sang phát số và tới 2020 chuyển hẳn sang số. Đài TNVN sẽ lập qui hoạch phát triển phát thanh số. Việc chuyển đổi này được tiến hành nhiều bước với thời gian từ 10 đến 15 năm. Trong giai đoạn chuyển tiếp đó (bắt đầu từ 2007) những đầu tư phát triển mới sẽ tập trung vào phát thanh số với tiêu chuẩn đã chọn lựa là DAB. Bên cạnh đó, tiến hành cải tiến và thay đổi các máy phát thế hệ mới sang DRM – phát song song cả analog và số. Khu vực triển khai phát thanh số đầu tiên sẽ là khu vực thành phố, đông dân cư. 4./ Máy thu Máy thu thanh là một vấn đề hết sức quan trọng. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tăng được đáng kể số lượng người nghe đài. Một thực tế không thể phủ nhận là trong nhiều năm qua, Đài TNVN hầu như không đầu tư vào lĩnh vực này; thị trường máy thu thanh bị bỏ ngỏ, trông chờ vào nhập ngoại hoàn toàn. Các doanh nghiệp không chú trọng vào lĩnh vực này vì lợi nhuận thấp. Trong thời gian tới Đài TNVN sẽ chủ động phát triển sản xuất máy thu thanh cho người dân; phát triển mạng lưới các nhà phân phối để nhanh chóng mở rộng thi trường máy thu trong nước. Các máy thu thanh sử dụng cho khu vực thành phố, vùng đồng bằng chỉ có hai băng sóng AM MW và FM. Các máy thu sử dụng cho vùng núi sẽ có thêm băng sóng ngắn AM SW. Sau năm 2006 sẽ bắt đầu nhập linh kiện để lắp ráp máy thu thanh số. Thời kỳ đầu tập trung vào thị trường máy thu trên ô tô. Liên kết với các hãng sản xuất ô tô trong nước để sản xuất máy thu thanh số lắp trên ô tô. 5./ Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong thời gian qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, tăng thời lượng chương trình và diện phủ sóng. Một trong những lý do để đạt được điều đó là Đài Tiếng nói Việt Nam đã rất thành công trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong nước và thế giới để tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết phục vụ cho sự phát triển phát thanh Việt Nam. Hiện tại, Trung tâm RITC là đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ này. Với những gì đã làm được trong thời gian qua, dự kiến đến 2008 sẽ làm chủ được công nghệ sản xuất chương trình hiện đại. Sau 2008 sẽ tự sản xuất ra những phần mềm biên tập âm thanh của Vịêt Nam. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 94 of 94 Năm 2010 thành lập Viên nghiên cứu phát thanh. Viện sẽ thực hiện những đề tài nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng; Đến 2015 làm chủ được công nghệ chế tạo máy thu thanh số Sau 2015 làm chủ công nghệ máy phát thanh số. Dự kiến kinh phí cho nghiên cứu triển khai là từ 1,5 đến 2 % tổng kinh phí hoạt động của Đài TNVN. Trong đó 70 đến 80% là nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học, 20% đến 30% là nguồn vốn tự có của Đài TNVN và các đài PTTH địa phương. B¶n gèc b¸o c¸o nµy kh«ng cã trang 95 Mong b¹n ®äc th«ng c¶m B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 96 of 96 PHẦN VII. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số tại Việt Nam đi sâu nghiên cứu những tiêu chuẩn phát thanh số đã được tiêu chuẩn hoá thành tiêu chuẩn quốc tế và được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng để đưa ra khuyến nghị giải pháp cho phát thanh Việt Nam. Phần nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phân tích thấu hiểu công nghệ và những giải pháp công nghệ. Phần nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện phát sóng phát thanh số thử nghiệm ở Việt nam trên băng tần sóng trung và chế tạo mẫu máy thu thanh số. Vì triển khai thử nghiệm phát thanh số một cách hoàn chỉnh thì rất tốn kém, có thể tốn tới cả nhiều triệu đô la Mỹ cho nên nhóm đề tài cố tập trung thu thập các kết quả nghiên cứu đánh giá của các nước khác, các kinh nghiệm của các nước đã trải qua khi phát sóng phát thanh số; ngoài ra trong khuôn khổ cho phép cố gắng tối đa tham gia một số cuộc thử nghiệm đánh giá phát thanh số tại các nước trong khu vực như Thái Lan, New Zealand. Với sự giúp đỡ của Tổ chức ABU cùng với uy tín của Đài Tiếng nói Việt Nam, (tháng 7 năm 2005) hãng Harris (Mỹ), công ty đã cung cấp hệ thống máy phát sóng trung cho Đài VN2- đài sóng trung vào loại lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới, kết hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tiến hành phát thử nghiệm phát thanh số trên băng tần sóng trung. Cùng với kết quả thử nghiệm đã rút ra được những kết luận có căn cứ thực tiễn để đưa ra đựơc kế hoạch chuyển đổi sang phát thanh số cho Việt Nam. Đối với một đề tài nghiên cứu phần kết quả không chỉ dừng ở những kết luận, khuyến nghị, khuyến cáo mà nó còn nâng cao được trình chuyên môn của cán bộ kỹ thuật trong toàn đài. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật khi đi vào công nghệ số là vấn đề khó khăn, nó càng khó khăn hơn đối với một cơ quan có chức năng chính là sản xuất chương trình và phát sóng phát thanh. Nhờ có đề tài nghiên cứu đã nâng cao được trình độ và sự hiểu biết của cán bộ kỹ thuật, mang tới cho các nhà lãnh đạo một sự khái quát về sự phát triển của ngành phát thanh. Đơn cử là, từ những nghiên cứu và tìm hiểu về công nghệ xử lý tín hiệu âm thanh số nén, các kỹ sư của Đài TNVN đã làm chủ đựợc công nghệ, có khả năng xây dựng những dự án đầu tư thiết bị hiện đại và đưa vào khai thác an toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lượng của Tiếng nói Việt Nam. Với hệ thống như vậy Tiếng nói Việt Nam đã sẵn sàng về mặt công nghệ trở thành “nhà cung cấp dịch vụ phát thanh số” mà không cần thay đổi hệ thống thiết bị khi phần phát sóng chuyển sang công nghệ phát thanh số. Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những quyết định hết sức sáng suốt là nghiên cứu, đầu tư để có thể nâng cấp hệ thống lưu trữ băng âm thanh và dữ liệu theo công nghệ số. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 97 of 97 Đề tài đã làm sáng tỏ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển ngành câu hỏi vì sao chuyển sang phát thanh số. Chỉ có chuyển sang phát thanh số mới có thể nâng cao được chất lượng phát thanh, mới có khả năng mở rộng thêm nhiều kênh phát thanh và phù hợp với xu thế hội nhập với các ngành kỹ thuật khác như dịch vụ viễn thông và dịch vụ truyền hình số. Qua đề tài nghiên cứu cũng thấy rõ thêm, bên cạnh khả năng hội nhập thì công nghệ phát thanh số vẫn tồn tại là một công nghệ độc lập để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu mang tính đặc thù của phát thanh đó là thông tin nhanh, đầu thu đa dạng từ di động, cố định, xách tay, thu trong nhà, ngoài trời và cự ly xa. Sự tích hợp với các công nghệ như Internet, điện thoại di động có ý nghĩa làm tăng thêm những tiện ích mà phát thanh số mang lại, không có ý nghĩa làm thay đổi mục tiêu phục vụ chính của phát thanh. Đề tài đã đề xuất lộ trình chuyển đổi sang công nghệ phát thanh số, vấn đề này có ý nghĩa về kinh tế kỹ thuật rất lớn. Chẳng hạn như người ta có thể sẽ “lạc quan quá” khi nghĩ rằng với biết bao nhiều điều lợi ích mà phát thanh số mang lại chúng ta nên chuyển ngay sang phát thanh số, như vậy sẽ thực sự là đi tắt đón đầu. Đề tài đã có những phân tích thấu đáo, những dẫn chứng cụ thể về khó khăn mà các nước đi trước đang gặp phải. Có một lộ trình phù hợp thì phát thanh của Việt Nam mới không rơi vào tinh trạng trì trệ do chờ đợi, hoặc ngược lại không bị đầu tư lãng phí. Nhờ có nghiên cứu về lộ trình chúng ta còn có thể có kế hoạch để phát triển đựơc khu vực sản xuất thiết bị thu nghe cho dân, tránh tình trạng lạc hậu như hịên nay. Có nhiều người cho rằng phát thanh trên Internet sẽ thay thế cho phát thanh đối ngoại trên băng sóng ngắn hay qua vệ tinh. Thực tế nghiên cứu đã chứng tỏ mỗi loại hình dịch vụ mới ra đời chỉ có vai trò bổ sung cho các dịch vụ hiện có. Đó là sự đa dạng chứ không phải là sự thay thế. Khi nghiên cứu về các tiêu chuẩn phát thanh số chúng ta đã khuyến nghị lựa chọn hai phương thức phát thanh số cho Việt Nam. Thoạt mới nghe, có điều gì đó làm cho chúng ta băn khoăn vì tại sao một quốc gia lại lựa chọn hai tiêu chuẩn khác nhau. Thực ra cũng không có gì mâu thuẫn, có thể lý giải một cách đúng đắn. Phát thanh số trên số băng tần AM có chất lượng hơn hẳn AM analog và đạt chất lượng gần như FM sẽ hoàn tòan phù hợp cho những chương trình thời sự tin tức . Phát thanh số DAB với chất lượng âm thanh cao và nhiều dịch vụ dữ liệu và có khả năng tích hợp với mạng điện thoại di động và Internet sẽ hoàn toàn phù hợp cho các chương trình âm nhạc giải trí chất lượng cao, đặc biệt cho giới trẻ, một tầng lớp năng động, luôn có xu thế tìm hiểu khai phá cái mới. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 98 of 98 Kết quả nghiên cứu đã cho chúng ta vững tin là hệ thống thiết bị đài phát sóng trung và sóng ngắn mới được xây dựng tại Việt Nam hoàn toàn có thể cải tiến để chuyển sang phát thanh số. Thế hệ máy phát AM MW mới của Đài Tiếng nói Việt Nam là thế hệ máy phát có nhiều khối công suất ghép lại, ngoài ra qui định dãn cách kênh trên dải AM trong phạm vi một vùng phủ sóng ở Việt Nam khá cao cho nên cơ hội để chúng ta phát simulcast cả chương trình analog và chương trình digital là hoàn toàn khả thi. Nếu tiến hành đựoc như vậy chúng ta có thể cải thiện tình hình phủ sóng những cho những vùng miền núi và giải quyết bài toán phát một chương trình với nhiều thứ tiếng dân tộc cùng một lúc. Hướng nghiên cứu tiếp: Các kết quả của đề tài cho chúng ta hướng đi tới phát thanh số tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể đưa phát thanh số đi vào hiện thực trên phạm vi Quốc gia chúng ta cần thực hiện các bước triển khai một cách đồng bộ và kết hợp giữa triển khai và tính tóan hiệu chỉnh. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đôi khi sẽ tạo ra những bước ngoặt đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cập nhật thông tin. Hơn thế nữa để tránh lãng phí chúng ta cũng cần tiếp tục có những thử nghiệm tiếp theo. 1. Các bước thử nghiệm này không phải để kiểm chứng về mặt công nghệ mà để khẳng định tính khả thi: ∨ Tại Đài Đồng Hới chúng ta đã phát thử nghiệm thành công hai chương trình DRM và analog trên một hệ thống anten (hai tần số khác nhau). Chúng ta có thể tiếp tục thử nghịêm phát hai tín hiệu này trên cùng một tần số và cùng một hệ thống anten để tìm ra phương án kinh tế nhất cho chế độ Simulcast tại Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để lập kế họach phát triển cho phát thanh số tại Việt Nam. ∨ Nếu thành công trong trong thử nghiệm trên chúng ta xem xét nghiên cứu phương án sử dụng nâng cấp máy phát DX 500 kW – bao gồm ba máy 200 kW cộng lại để tạo thành 2 máy phát một máy phát analog công suất 400 kW và một máy phát DRM công suất nhỏ hơn 200kW. Hai máy phát này sẽ phát cùng một chương trình và cùng một tần số. Người nghe bình thường vẫn nghe chương trình analog, người nghe có máy thu DRM có thể nghe cả analog và DRM. Nếu thử nghiệm thành công thì đó quả là một phương án đáng quan tâm trong lộ trình chuyển sang phát thanh số của Việt Nam. ∨ Thử nghiệm phát trên một kênh sóng trung hoặc sóng ngắn 4 chương trình tiếng dân tộc (giống nhau về cấu trúc chương trình, khác nhau về ngôn ngữ) cũng là một thử nghiệm cần tiếp tục tiến hành để phục vụ bài tóan phủ sóng hệ tiếng dân tộc. B¸o c¸o tæng kÕt §Ò tµi KC.01.17 (v4) Page 99 of 99 ∨ Thử nghiệm phát thanh theo mạng một tần số là vấn đề rất phức tạp mà đề tài cũng chưa có đủ cơ sở để kết luận và cũng không có đủ điều kiện để thử nghiệm. Hiện nay vấn đề này vẫn đang được nhiều tổ chức và đài phát thanh quan tâm thử nghiệm. Qui mô của các thử nghiệm còn rất hạn chế và chưa đủ các cơ sở để đưa ra những khuyến cáo gì. 2. Một trong những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu là việc mở rộng tiêu chuẩn DRM- thành DRM+ cho cả băng tần FM analog.Đây là công việc mới được Hiệp hội DRM đưa vào chuẩn hoá và nghiên cứu. 3. Về truyền dẫn tín hiệu, đây là một mảng rất phức tạp mà đề tài chưa có đủ điều kiện để đưa ra phương án và đi sâu tìm hiểu. Với cách tổ chức của thế giới là phát thanh sẽ chia thành ba mảng khác nhau: Nhà cung cấp các chương trình phát thanh- đài phát thanh, Nhà cung cấp dịch vụ dồn kênh – truyền dẫn tín hiệu; Nhà cung cấp dịch vụ phát sóng . Ở Việt Nam chúng ta Đài TNVN sẽ đảm nhiệm cả ba dịch vụ đó. Tuy nhiên khi chuyển sang phát thanh số thì các đài phát thanh địa phương sẽ tham gia vào hệ thống phát thanh chung như thế nào. Một tần số có thể phát được nhiều chương trình thì sự kết hợp giữa địa phương và trung ương sẽ tổ chức ra sao để tránh những lãng phí. 4. Nghiên cứu về vấn đề phát các dịch vụ multimedia để tăng chất lượng phát thanh và tăng nguồn thu cũng là một mảng cần tiếp tục nghiên cứu. Vấn đề cần nghiên cứu không bó hẹp trong khu vực phát sóng mà nó cần bắt đầu từ khu vực sản xuất chương trình và cách biên tập các chương trình có các dịch vụ đó. Thí dụ chúng ta có thể phát thử nghiệm phát thanh số DMB tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Việt Nam là một trong những nước có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh chóng, nó vượt quá cả những tính tóan theo sự tăng trưởng GDP... . Các khách hàng của mạng di động là những khách hàng tiềm năng về sử dụng các tiện ích mới trên mạng. Nếu thử nghiệm thành công có thể chúng ta bắt đầu sau các nước châu Âu nhưng chúng ta sẽ có những hứa hẹn rất khả quan. 5. Bên cạnh đó, máy thu thanh số với nhiều chủng loại từ đa năng đến chuyên dụng, với phần cứng chuyên dụng hay phần mềm- cần tiếp tục được nghiên cứu chi tiết tiếp. Đặc biệt là khả năng xây dựng các chương trình phần mềm với hệ mã nguồn mở và khả năng tích hợp để thu nhiều chuẩn khác nhau. Kết luận : Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh số ở Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu đề ra./. 1 Tài liệu tham khảo : 1. Nghiên cứu ứng dụng phát thanh số ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học Đài Tiếng nói Việt nam, 1998 2. Các tiêu chuẩn ETSI có liên quan tới phát thanh số theo tiêu chuẩn E 147: 1. ETSI EN 300 401 V1.3.3(2001-05) Radio broadcasting system; Digital Audio Broadcasting (DAB) to mobile, portable and fixed receivers Hệ thống phát thanh; phát thanh số (DAB) cho các loại máy thu thanh cố định, di động và xách tay. 2. ETSI TR 101 496-1 V1.1.1(2000-11) Digital Audio Broadcasting (DAB) Guidellines and rules for implementation and operation; part 1: system outline Phát thanh số (DAB) Các qui tắc và nguyên tắc chỉ đạo cho việc ứng dụng và khai thác, phần1: những nguyên tắc chung 3. ETSI TR 101 496-2 V1.1.2(2001-05) Digital Audio Broadcasting (DAB) Guidellines and rules for implementation and operation; part 2: system feature Phát thanh số (DAB) Các qui tắc và nguyên tắc chỉ đạo cho việc ứng dụng và khai thác, phần2: những thành phấn cơ bản 4. ETSI TR 101 496-3 V1.1.2(2000-11) Digital Audio Broadcasting (DAB) Guidellines and rules for implementation and operation; part 3: broadcast network Phát thanh số (DAB) mạng phát sóng 5. ETS 300 797 V1.1.1 (1999-02) Digital Audio Broadcasting (DAB) Distribuition interfaces Service Transport Interface Phát thanh số (DAB) Các giao diện truyền dẫn tín hiệu Giao diện truyền các dịch vụ STI 2 6. ETS 300 798 V1.1.1 (1998-03) Digital Audio Broadcasting (DAB) Distribuition interfaces Digital baseband In-phase and Quadrature (DIQ) interface Phát thanh số (DAB) Các giao diện truyền dẫn tín hiệu Giao tín hiệu IQ băng cơ bản 7. ETS 300 799 September 1997 Digital Audio Broadcasting (DAB) Distribuition interfaces Ensemble Transport Interface Phát thanh số (DAB) Các giao diện truyền dẫn tín hiệu Giao diện truyền tín hiệu tổng hợp ETI 8. ETSI 101 860 V1.1.1 (2001-12) Digital Audio Broadcasting (DAB) Distribuition interfaces Service Transport Interface (STI) STI levels Phát thanh số (DAB) Các giao diện truyền dẫn tín hiệu Giao diện truyền các dịch vụ STI Tầng STI 9. ETSI TR101 758 V2.1.1 (2000-11) Digital Audio Broadcasting (DAB) Signal strengths and receiver parameters Targets for typical operation Phát thanh số (DAB) Các thông số về cường độ địên trường và máy thu thanh 10. ETSI ES 201 735 V1.1.1 (2000-09) Digital Audio Broadcasting (DAB) Internet protocol (IP) datagram tunnelling Phát thanh số (DAB) 11. ETSI TS 101 736 V1.1.1 (2000-07) Digital Audio Broadcasting (DAB) Network independent Protocol for interactive services Phát thanh số (DAB) 3 12. ETSI TS 101 737 V1.1.1 (2000-01) Digital Audio Broadcasting (DAB) Interaction channel through Global system for Mobile communications (GSM) The Public switched Telecomunications system (PSTN); Integrated Services Digital network (ISDN) and Digital Enhanced Cordless Telecommunications (DECT) Phát thanh số (DAB) 13. ETSI TS 102 818V1.1.1 (2002-12) Digital Audio Broadcasting (DAB) XML Specification for DAB Electronic programme Guide (EPG) Phát thanh số (DAB) 14. ETSI TS 101 498-1 V1.1.1 (2000-08) Digital Audio Broadcasting (DAB) Broadcast website; Part 1: User application specification Phát thanh số (DAB) 15. ETSI TS 101 498-2 V1.1.1 (2000-09) Digital Audio Broadcasting (DAB) Broadcast website; Part 2: Basic profile specification Phát thanh số (DAB) 16. ETSI EN 301 700 V1.1.1 (2000-03) Digital Audio Broadcasting (DAB) VHF/FM Broadcasting: cross-referencing to simulcast DAB services by RDS-ODA 147 Phát thanh số (DAB) 17. ETSI TS 101 757 V1.1.1 (2000-06) Digital Audio Broadcasting (DAB) Conformance Testing for DAB audio Phát thanh số (DAB) 18. ETSI TS 101 759 V1.1.1 (2000-09) Digital Audio Broadcasting (DAB) Data Broadcasting - Trasparent Data Channel 3. Tiêu chuẩn phát thanh số DRM : ETSI TS 101.968 phô lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung dung phat thanh so.pdf