Độc tính của thuốc và biến chứng
Các độc tính của thuốc và biến chứng trong
giai đoạn ghép như nôn ói, viêm loét niêm mạc
miệng, sốt giảm BCHTT gặp trên tất cả các BN,
ở mức độ nhẹ đến trung bình và đều được xử trí
tốt. Mặc dù các BN đều có sốt trong giai đoạn
giảm bạch cầu hạt nhưng tất cả đều đáp ứng tốt
với phác đồ kháng sinh kinh nghiệm, không có
trường hợp nào tử vong do nguyên nhân nhiễm
khuẩn. Kết quả điều trị này có thể so sánh với
các nghiên cứu khác(1,7,32,33,34).
Hai BN (tỷ lệ 10%) gặp VOD với các triệu
chứng điển hình như tăng cân, vàng da niêm,
tăng men gan và Bilirubin, siêu âm bụng và CT
scan cho thấy có hình ảnh huyết khối trong hệ
TM lách – cửa. Theo y văn, tình trạng này khá
thường gặp trong dị ghép TBG (10%) và là biến
chứng nặng, tử vong cao. BN của chúng tôi may
mắn được phát hiện từ sớm (N7-N14 sau ghép),
từ đó được theo dõi sát và xử trí tích cực, kịp
thời nên cuối cùng đã qua khỏi(1,5,32,34).
Nhiễm Herpes niêm mạc miệng gặp trên
BN dị ghép và đáp ứng tốt với điều trị bằng
Acyclovir uống và thoa kem tại chỗ. Viêm bàng
quang xuất huyết xảy ra trên bệnh nhân có tình
trạng hồi phục TC chậm, đòi hỏi phải truyền
TCĐĐ thường xuyên và điều trị triệu chứng kéo
dài(1,5,7,13,14,32).
Phát hiện và xử trí GVHD cấp và mãn
Trong nhóm dị ghép này, tuy phòng ngừa
GVHD bằng Cyclosporin và Methotrexate,
nhưng chúng tôi cũng phát hiện các biến chứng
GVHD cấp, chủ yếu là tổn thương da và niêm
mạc đường tiêu hoá. Tỷ lệ GVHD cấp là 25%,
trong khi một vài nghiên cứu khác ghi nhận tỷ
lệ GVHD độ 2-4 dao động từ 25 đến 60%, có lẽ
hạn chế được tỷ lệ này là do người cho đều là
anh em cùng huyết thống và phù hợp HLA
hoàn toàn. Các biến chứng này không quá nặng
đến mức đe dọa tính mạng BN và kiểm soát
được bằng Corticoid đường TM và Cyclosporin.
1 trường hợp GVHD mãn kém đáp ứng với
điều trị, chúng tôi phải đổi sang
Tacrolimus(1,9,33,34,36).
Tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong sau ghép và
thời gian sống sau ghép
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tái phát và tử
vong trong thời gian theo dõi nghiên cứu không
có sự khác biệt với các tác giả khác. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, với phân tích kết quả
thời gian sống không bệnh (DFS) và thời gian
sống toàn bộ (OS) theo Kaplan-Meier lần lượt là
3,6 năm và 3,9 năm rất có ý nghĩa trong việc
điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh BCC
dòng tủy này(1,11,12,13,19,22, 32,36).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh -1960C trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 167
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI
GIỮ ĐÔNG LẠNH -1960C TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY TẠI
BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM
Trần Quốc Tuấn*, Nguyễn Tấn Bỉnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ứng dụng phương pháp huy động, lưu trữ đông lạnh (-196oC) trong nitơ lỏng và ghép tế bào gốc
máu ngoại vi (TBGMNV) trong bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) nhằm mục đích kéo dài thời
gian sống không bệnh và thời gian sống toàn thể cho bệnh nhân.
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu trên 20 bệnh nhân BCCDT dị ghép TBGMNV có người cho
phù hợp.
Kết quả:Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010, tại BV.TMHH TP.HCM, chúng tôi đã tiến hành dị
ghép TBG MNV giữ đông lạnh ở -1960C cho 20 trường hợp BCCDT, gồm có 10 BN nam và 10 BN nữ, tuổi
trung bình là 31 ± 4. Tất cả đều có người cho là anh chị em ruột phù hợp HLA 6/6, và được huy động TBG với
G-CSF (Neupogen). Phác đồ điều kiện hóa là BuCy và phòng ngừa bệnh mãnh ghép chống ký chủ (GVHD) bằng
Cyclosporine và Methotrexate. Số lượng trung bình tế bào đơn nhân và tế bào CD34+ truyền lúc ghép lần lượt là
10,7 ± 1,9 x 108/kg và 4,1 ± 0,9 x 106/kg. Tất cả BN đều mọc mãnh ghép, thời gian trung bình để phục hồi bạch
cầu hạt trung tính là 10,2 ± 0,8 ngày và tiểu cầu là 25,3 ± 10,2 ngày. Biến chúng GVHD cấp độ 2-3 chiếm 25%
(5 ca), VOD 10% (2 ca), tử vong do ghép (TRM) 5% (1 ca).
Kết luận: Dị ghép TBGMNV là phương pháp điều trị tỏ ra hiệu quả nhằm cải thiện tỷ lệ tử vong, thời gian
sống không bệnh và thời gian sống toàn thể ở bệnh nhân. BCCDT.
Từ khóa: Dị ghép tế bào gốc máu ngọai vi, bạch cầu cấp dòng tủy.
ABSTRACT
RESEACH OF APPLICATION OF THE ALLOGENIC PERIPHERAL BLOOD STEM CELL
TRANSPLANTATION BY CRYOPRESERVATION AT -1960C IN ACUTE MYELOID LEUKEMIA AT
THE BLOOD TRANSFUSION & HEMATOLOGY HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY
Tran Quoc Tuan, Nguyen Tan Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 166 - 173
Objectives: Research application of the allogenic peripheral blood stem cell transplantation by
cryopreservation at -196oC in acute myeloid leukemia in order to improve the disease free survival and overall
survival.
Method: Clinical trial study in 20 acute myeloid leukemia (AML) patients with HLA-matched allogeneic
peripheral blood stem cell transplantation.
Results: From January 2005 to June 2010, we performed 20 cases of Allogenic PBSC Transplantation for
Acute myeloid leukemia patients. There were 7 males and 13 females with the median age 32. All of them had
HLA 6/6 compatible sibling donors and the mobilization regimen was G-CSF (Neupogen). The conditioning
* ĐH Y Dược TP.HCM
** BV Truyền máu - Huyết học TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Quốc Tuấn ĐT: 0913658271 Email: tstuan2010@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 168
regimen was BuCy (Busulfan and Cyclophosphamide) and GVHD prophylaxis consisted of Cyclosporine and
Methotrexate. The median mononucleocyte count was 10.7 ± 1.9 x 108/kg and CD34+ cell count was 4.1 ± 0.9 x
106/kg. The median time of neutrophile recovery was 10.2 ± 0.8 days and platelet recovery was 25.3 ± 10.2 days.
The incidence of acute GVHD grade 2-3 was 25%, VOD was 10%, TRM was 5%.
Conclusion: Allogeneic peripheral blood stem cell transplantation is highly effective therapy for
improving the disease free survival and overall survival in AML patients.
Key words: Allogeneic peripheral blood stem cell transplantation, acute myeloid leukemia.
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện nay, phương pháp điều trị khởi đầu
phổ biến nhất cho các trường hợp Bệnh Bạch
cầu cấp dòng tủy là Hóa trị liệu tấn công với các
phác đồ có Anthracycline nhằm đạt được lui
bệnh hoàn toàn (LBHT), sau đó, việc điều trị tích
cực (intensive therapy) theo sau nhằm ngăn
ngừa tái phát. Phương pháp điều trị sau lui
bệnh được lựa chọn cho những BN dưới 60 tuổi
là hoá trị liều cao hoặc ghép tế bào gốc sau 2-3
đợt hoá trị liệu. Ghép TBG được thực hiện khi
đã lui bệnh sẽ làm giảm lượng tế bào ác tính ít
nhất là 2 log so với lúc đầu(11,13,23, 24,32,33, 36).
Có hai phương pháp ghép TBG đang được
ứng dụng là dị ghép và tự ghép. Trên thế giới,
trường hợp dị ghép TBG thành công đầu tiên
được thực hiện vào năm 1968 (Thomas & cộng
sự) và tiếp theo đó, hàng ngàn các trường hợp dị
ghép thành công được thực hiện trên BN bệnh
Bạch cầu trong vòng 20 năm trở lại đây. Dị ghép
TBG hiện nay được coi là biện pháp điều trị tốt
nhất vì có tần suất tái phát thấp nhất và có khả
năng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh
này(1,6,11,12,13,22,26,32).
Khởi đầu, TBG tạo máu được thu thập từ gai
chậu sau khi gây mê toàn thân. Sau đó, huy
động TBG MNV được áp dụng cho dị ghép với
sự hổ trợ của yếu tố tăng trưởng tạo máu G-CSF.
Trong khoảng một thập kỷ qua, việc sử dụng
nguồn TBG MNV trong dị ghép ngày càng
chiếm ưu thế hơn là TBG từ tủy xương (năm
1999, theo dữ liệu từ Tổ chức Ghép tủy châu Âu
– EBMT thì đến 45% các cas dị ghép sử dụng
nguồn TBG từ máu ngoại vi) vì:
Số lượng TBG để ghép dồi dào hơn
TBG MNV cho thời gian hồi phục tủy (thời
gian mọc Bạch cầu hạt và Tiểu cầu) nhanh hơn,
số lượng Hồng cầu và TC truyền vào ít hơn, thời
gian nằm viện ngắn hơn và tỷ lệ tử vong liên
quan đến ghép cũng ít hơn.
Biến chứng GVHD cấp và mãn tính, tỷ lệ tái
phát, thời gian sống là như nhau trên cả 2
nhóm(,1,6,11,12,13,22,26, 32,36).
Đến năm 1990, TBG máu cuống rốn được
thu thập sau khi trẻ được sinh ra và được đông
lạnh để ghép cho những trường hợp dị ghép
phù hợp HLA cùng huyết thống hay không trên
trẻ em và gần đây là trên người lớn(1,17, 34,36).
Báo cáo của EBMT năm 2005 ghi nhận có
24.168 cas ghép TBG tại 597 Trung tâm Ghép
trên toàn châu Âu. Trong số đó:
15.278 cas tự ghép, 98% sử dụng TBG MNV
và 2% là TBG từ tủy xương.
8.890 cas dị ghép (4.702 là anh em ruột phù
hợp HLA, 514 là người cho cùng gia đình không
phù hợp HLA và 57 cas là anh em sinh đôi).
Tỷ lệ các cas dị ghép năm 2005 tăng 20% so
với năm 2004. Chỉ định dị ghép phụ thuộc vào:
(1) Người cho phù hợp HLA, (2) Tuổi và tình
trạng sức khỏe của người nhận, (3) Tình trạng
lui bệnh hoàn toàn.
Kết quả gần đây về bệnh nhân BCCDT
(CR1) thì DFS 5 năm là 55% - 60%. Tỷ lệ tái
phát xấp xỉ 20 - 25% đối với nhóm BN nguy
cơ trung bình(17,32).
Trong 5 năm gần đây, nhiều số liệu khác
nhau cho thấy rõ ràng là:
Kết quả dị ghép từ người cho không cùng
huyết thống (MUD - matched unrelated donor)
ngày càng cải thiện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 169
Kết quả dị ghép máu cuống rốn tương
đương kết quả của ghép MUD.
Có sự giới hạn tuổi, nhưng BN lớn tuổi
được xem xét nhiều hơn và có vài cách thức
được tiến hành nhằm làm giảm độc tính do
ghép (ghép không diệt tuỷ).
Một cuộc ghép bao gồm nhiều công đoạn,
nhiều việc cần hoàn thành tốt để ghép
thành công.
Giảm khối lượng tế bào ác tính (giai đoạn
điều kiện hoá sẽ giảm 3-4 log tế bào ác tính).
Ức chế miễn dịch, nếu không có thì nguy cơ
thải ghép sẽ rất cao.
Ngăn ngừa GVHD.
Ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm
nấm lúc giảm BCH trong giai đoạn đầu của
ghép và sau đó là nhiễm siêu vi và vi nấm do
liên quan đến sự hồi phục chậm của tế bào
lymphô T và hệ miễn dịch(34,1,9,26,27,36,37).
HLA giữ 1 vai trò quan trọng. Kết quả tốt
nhất cho những BN có người cho phù hợp HLA
cùng huyết thống, đây là chuẩn mực cho dị
ghép. Tuy nhiên hầu hết BN lại không có người
cho cùng huyết thống, vì thế việc dùng người
cho phù hợp HLA chung huyết thống một phần
hay không cùng huyết thống đang ngày càng
tăng cao, hệ thống này sử dụng mạng lưới
người cho toàn cầu (hiện nay hệ thống này đã
cung cấp hơn mười triệu người cho tiềm tàng),
thể hiện nỗ lực của các Trung tâm ghép trong
thập kỷ qua. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả
ghép từ người cho phù hợp HLA không huyết
thống đạt tương đương với ghép từ anh chị em
huyết thống phù hợp. Tuy nhiên, trong khi tiên
lượng cải thiện nhưng loại ghép này vẫn có tỷ lệ
biến chứng và tử vong liên quan ghép còn
cao(32,34,1,9,11,13,17,36).
Riêng tại Việt Nam, dị ghép TBG MNV
cũng mới được ứng dụng hơn 1 thập niên
qua. Tại BV.TMHH TP.HCM, chúng tôi đã
tiến hành dị ghép tủy xương trên các BN
leukemia từ năm 1995, sau đó, năm 2005, đã
tiến hành dị ghép TBG MNV giữ đông lạnh ở
-1960C. Nghiên cứu này của chúng tôi được
thực hiện trên các trường hợp ghép TBG MNV
giữ đông lạnh từ năm 2005 đến năm 2010 để
điều trị bệnh BCCDT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh bao gồm:
Tuổi < 60.
Bệnh BCCDT, đạt LBHT lần 1 sau điều trị
tấn công (phác đồ 7&3) và điều trị củng cố
(Cytarabine liều cao).
- Các chức năng tim, phổi, gan và thận
bình thường.
- Không có tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển.
- Đồng ý ghép tế bào gốc.
- Có người cho cùng huyết thống phù
hợp HLA 6/6, khỏe mạnh và không có bệnh
lây nhiễm.
Phương pháp
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiền cứu.
Huy động, thu thập và lưu trữ TBGMNV
(trên người cho).
- G-CSF (Neupogen) 5-10g/kg/ngày, N1
– N3.
- Thu thập TBG khi MNC > 4K/l hoặc số
lượng tế bào CD34+ 10 - 20/l. Sử dụng máy
chiết tách TB tự động (CS 3000 plus, Baxter) để
thu thập TBG MNV, xử lý # 10 lít máu mỗi lần,
thu thập 2-3 lần (N4, N5, N6).
- Bảo quản TBG ở -1960C trong dung dịch
DMSO 5-10% thể tích bằng máy đông lạnh tự
động Bioarchive.
Đếm số lượng tế bào đơn nhân và tế bào
CD34+
- Đếm số lượng tế bào đơn nhân (MNC > 3
x 108/kg).
- Đếm số lượng tế bào CD34+ bằng máy
Fascalibur flow cytometer (Becton Dickinson)
sao cho CD34+ > 2 x 106/kg.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 170
Điều kiện hóa (diệt tủy) trước ghép với
phác đồ BuCy (trên người nhận)
- Busulfan pO 4 mg/kg/ngày x 4 ngày, N -7
đến N -4.
- Cyclophosphamide TTM 60 mg/kg/ngày
x 2 ngày, N -3 đến N -2.
Phòng ngừa nôn ói bằng Emeset và
Dexamethasone.
Ghép TBGMNV: 48 giờ (N0) sau khi hoàn
tất điều kiện hóa, TBG MNV được giải đông
trong nước ấm 370C, sau đó được truyền theo
đường ống thông Tĩnh mạch Trung ương (ống
sonde Hickman).
Săn sóc vô khuẩn và điều trị nâng đỡ.
Phòng ngừa phản ứng GVHD cấp.
- Cyclosporine A TTM 3 mg/kg/ngày, N-1
đến N20.
- Methotrexate pO 15 mg/kg/ngày, N1, 10
mg/kg/ngày, N3, N6, N11.
Phát hiện và xử trí GVHD cấp.
Hệ thống phân loại tổng thể (Glucksberg).
Giai đoạn của
GVHD cấp
Mức độ tổn thương cơ quan
I Da: + đến ++
II Da: + đến +++. Ruột và/hoặc gan: +. Giảm
nhẹ về lâm sàng
III Da: ++ đến +++. Ruột và/hoặc gan: ++ đến
+++. Giảm trung bình về lâm sàng
IV Da: ++ đến ++++. Ruột và/hoặc gan: ++
đến ++++. Giảm nặng về lâm sàng
Xử trí GVHD cấp với Solumedrol TM 2
mg/kg/ngày x 14 ngày.
Thời gian hồi phục: Thời gian hồi phục BC
được tính từ ngày ghép đến ngày BCHTT >
0,5K/l tối thiểu 3 ngày liên tục. Thời gian hồi
phục TC được tính từ ngày ghép đến ngày
SLTC > 20K/l tối thiểu 3 ngày liên tục mà
không cần truyền TCĐĐ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Bệnh nhân (n=20)
Tuổi 31 ± 4
Giới: Nam 10 (50%)
Nữ 10 (50%)
Liều lượng tế bào gốc truyền vào
Số trung bình
Tế bào đơn nhân (×108/kg) 10,7 ± 1,9
Tế bào CD34+ (×106/kg) 4,1 ± 0,9
Tỷ lệ TB sống sau giải đông (%) 85 ± 5,8
Số ngày hồi phục BCHTT và tiểu cầu
Số trung bình
BCHTT ≥ 0,5K/µl (ngày) 10,2 ± 0,8
Tiểu cầu ≥ 20K/µl (ngày) 25,3 ± 10,2
Điều trị hỗ trợ
Số trung bình
Lượng HCL (đơn vị) 10,8 ± 4,5
Lượng TCĐĐ (CUP) 27 ± 5
Số ngày dùng KSTM 8
Số ngày dùng G-CSF 11
Biến chứng
Số BN (tỷ lệ%)
Rối loạn tiêu hóa 20 (100)
Loét niêm mạc miệng (độ 2-3) 20 (100)
Sốt giảm BCHTT 20 (100)
GVHD: Cấp, độ 2-3 5 (25)
Mãn, độ 3-4 6 (30)
Viêm tắc TM trong gan (VOD) 2 (10)
Nhiễm siêu vi (Zona, Herpes) 4 (20)
Viêm bàng quang xuất huyết 1 (10)
Kết quả điều trị, tỷ lệ tái phát và tử vong
sau ghép
Tỷ lệ tái phát 4 (20%)
Tỷ lệ tử vong trong và sau ghép 4 (20%)
Thời gian sống không bệnh sau ghép (năm) 3,6 ± 1,4
Thời gian sống toàn bộ sau ghép (năm) 3,8 ± 1,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 171
Biểu đồ Kaplan-Meier của thời gian sống sau ghép TBG MNV.
BÀN LUẬN
Chọn bệnh nhân
Trong nghiên cứu này, đối với BN BCCDT
sau khi điều trị tấn công đạt LBHT và được củng
cố với Cytarabin liều cao (1 – 2 đợt), chúng tôi
ưu tiên đề nghị phương pháp dị ghép TBG nếu
BN có người cho từ anh em ruột phù hợp HLA
và tiến hành sau các giai đoạn chuẩn bị (trong
trường hợp không có người cho mới tự ghép).
Trong dị ghép, chúng tôi chọn người cho là anh
em ruột phù hợp hoàn toàn HLA 6/6 locus:
HLA-A, HLA-B, HLA-DRB1, đây là 6 locus quan
trọng nhất, sẽ cho kết quả điều trị lui bệnh tốt
với tỷ lệ tái phát bệnh thấp, nhất là trong các
trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao và nhằm
tránh đến mức tối đa biến chứng GVHD ở mức
độ nặng. Về lứa tuổi BN dị ghép, chúng tôi chọn
bệnh nhân < 50 tuổi thấp hơn so với tự ghép
cũng như so với các tác giả khác nhằm hạn chế
phản ứng GVHD(1,9,17, 32,33,34,36).
Huy động, thu thập, lưu trữ TBGMNV
Trong dị ghép, chúng tôi chỉ sử dụng thuốc G-
CSF đơn thuần, đây là thuốc huy động gây ra rất ít
biến chứng trên người cho và phác đồ huy động
cho kết quả tốt nhất. Với phương pháp huy động
này, chúng tôi đã huy động đủ lượng tế bào để
ghép (tế bào đơn nhân và tế bào CD34+). Kết quả
này tương đồng với các nghiên cứu của tác giả
khác. TBG được bảo quản đông lạnh trong nitơ –
1960C và được giải đông trong ngày ghép. Mẫu
TBG có tỉ lệ tế bào sống phục hồi sau giải đông cao
85 ± 5,8%, tỉ lệ này có thể so sánh với các tác giả
khác là 80-90%(17,26,28,31,32,33,37).
Liều lượng tế bào gốc truyền vào và thời
gian mọc mảnh ghép
Liều lượng tế bào đơn nhân và tế bào CD34+
lần lượt là 10,7 ± 1,9 x 108/kg và 4,1 ± 0,9 x 106/kg.
Theo y văn khuyến cáo, mảnh ghép chứa > 2 x
106 tế bào CD34+/kg đủ đảm bảo mọc mảnh
ghép trong vòng 10-15 ngày. Thực tế không có
Thời gian sống không bệnh (năm)
Thời gian sống toàn bộ (năm)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 172
ngưỡng rõ ràng của liều tế bào CD34+, và các
Trung tâm ghép đều cố gắng nâng ngưỡng tế
bào CD34+ lên > 4 x 106 /kg và nhận thấy rằng
với liều tế bào CD34+ cao hơn thì nhìn chung
thời gian mọc mảnh ghép nhanh hơn(32,33,17,26,28,37).
Kết quả sau ghép cho thấy có sự phục hồi
nhanh BCHTT với thời gian trung bình là 10
ngày. Sử dụng G-CSF cũng đã góp phần rút
ngắn thời gian giảm BCHTT, mặc dù không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống sót chung cũng như tỷ lệ
tử vong liên quan đến ghép, nhưng từ đó giảm
được nguy cơ nhiễm khuẩn, rút ngắn thời gian
sử dụng KSTM và thời gian nằm
viện(32,33,6,16,22,26,27,28,30,37).
Thời gian hồi phục tiểu cầu trung bình 25
ngày, hơi dài hơn báo cáo của nhiều tác giả dao
động từ 12 đến 18 ngày. Có nhiều nguyên nhân
được cho là làm chậm sự hồi phục tiểu cầu
trong dị ghép: giới tính nam, lớn tuổi, dùng
Methotrexate để phòng ngừa GVHD, nhiễm
khuẩn trước khi mọc mảnh ghép, GVHD cấp,
ghép trên các BN khác ngoài bạch cầu mãn dòng
tủy, suy thận, suy gan(3,4,6,21,28,32,33,).
Săn sóc và điều trị nâng đỡ trong và sau
ghép
Trong nghiên cứu này, với BN dị ghép,
chúng tôi áp dụng phương pháp cách ly vô
khuẩn trong phòng được lọc không khí với hệ
thống lọc HEPA vì kỹ thuật ghép này có biến
chứng nhiễm khuẩn cao hơn ghép tự thân, đặc
biệt là trong những trường hợp BN có biến
chứng GVHD(32,33,34,1,7,9,36).
Độc tính của thuốc và biến chứng
Các độc tính của thuốc và biến chứng trong
giai đoạn ghép như nôn ói, viêm loét niêm mạc
miệng, sốt giảm BCHTT gặp trên tất cả các BN,
ở mức độ nhẹ đến trung bình và đều được xử trí
tốt. Mặc dù các BN đều có sốt trong giai đoạn
giảm bạch cầu hạt nhưng tất cả đều đáp ứng tốt
với phác đồ kháng sinh kinh nghiệm, không có
trường hợp nào tử vong do nguyên nhân nhiễm
khuẩn. Kết quả điều trị này có thể so sánh với
các nghiên cứu khác(1,7,32,33,34).
Hai BN (tỷ lệ 10%) gặp VOD với các triệu
chứng điển hình như tăng cân, vàng da niêm,
tăng men gan và Bilirubin, siêu âm bụng và CT
scan cho thấy có hình ảnh huyết khối trong hệ
TM lách – cửa. Theo y văn, tình trạng này khá
thường gặp trong dị ghép TBG (10%) và là biến
chứng nặng, tử vong cao. BN của chúng tôi may
mắn được phát hiện từ sớm (N7-N14 sau ghép),
từ đó được theo dõi sát và xử trí tích cực, kịp
thời nên cuối cùng đã qua khỏi(1,5,32,34).
Nhiễm Herpes niêm mạc miệng gặp trên
BN dị ghép và đáp ứng tốt với điều trị bằng
Acyclovir uống và thoa kem tại chỗ. Viêm bàng
quang xuất huyết xảy ra trên bệnh nhân có tình
trạng hồi phục TC chậm, đòi hỏi phải truyền
TCĐĐ thường xuyên và điều trị triệu chứng kéo
dài(1,5,7,13,14,32).
Phát hiện và xử trí GVHD cấp và mãn
Trong nhóm dị ghép này, tuy phòng ngừa
GVHD bằng Cyclosporin và Methotrexate,
nhưng chúng tôi cũng phát hiện các biến chứng
GVHD cấp, chủ yếu là tổn thương da và niêm
mạc đường tiêu hoá. Tỷ lệ GVHD cấp là 25%,
trong khi một vài nghiên cứu khác ghi nhận tỷ
lệ GVHD độ 2-4 dao động từ 25 đến 60%, có lẽ
hạn chế được tỷ lệ này là do người cho đều là
anh em cùng huyết thống và phù hợp HLA
hoàn toàn. Các biến chứng này không quá nặng
đến mức đe dọa tính mạng BN và kiểm soát
được bằng Corticoid đường TM và Cyclosporin.
1 trường hợp GVHD mãn kém đáp ứng với
điều trị, chúng tôi phải đổi sang
Tacrolimus(1,9,33,34,36).
Tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong sau ghép và
thời gian sống sau ghép
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tái phát và tử
vong trong thời gian theo dõi nghiên cứu không
có sự khác biệt với các tác giả khác. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, với phân tích kết quả
thời gian sống không bệnh (DFS) và thời gian
sống toàn bộ (OS) theo Kaplan-Meier lần lượt là
3,6 năm và 3,9 năm rất có ý nghĩa trong việc
điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh BCC
dòng tủy này(1,11,12,13,19,22, 32,36).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 173
KẾT LUẬN
Dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi trên BN
leukemia bước đầu đã đem lại thành công đáng
kể. Với liều lượng tế bào đơn nhân và tế bào
CD34+ huy động lần lượt là 10,7 ± 1,9 x 108/kg và
4,1 ± 0,9 x 106/kg., thỏa yêu cầu theo y văn là tế
bào CD34+ > 2 x 106/kg, chúng tôi nhận thấy thời
gian hồi phục bạch cầu hạt sớm vào ngày 10,
tương tự như y văn. Tuy nhiên, thời gian hồi
phục tiểu cầu hơi chậm, vào ngày 25, do đó số
lượng tiểu cầu đậm đặc cần truyền nhiều hơn.
Các biến chứng sau ghép như viêm niêm mạc
miệng, sốt giảm bạch cầu hạt đã được kiểm soát
tốt, GVHD cấp độ 2 - 3 chiếm tỷ lệ không cao là
25% và được xử trí tốt. Sử dụng G-CSF cũng đã
góp phần rút ngắn thời gian giảm bạch cầu hạt,
từ đó giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn, rút
ngắn thời gian sử dụng KSTM và thời gian nằm
viện và đưa đến giảm chi phí điều trị. Tỷ lệ tái
phát và tử vong, thời gian sống không bệnh và
thời gian sống toàn bộ trong nghiên cứu không
có sự khác biệt với các tác giả khác.
Từ đó chúng tôi nhận thấy dị ghép tế bào
gốc máu ngoại vi là một phương pháp hiệu quả
và khả thi trong điều kiện hiện nay, có thể áp
dụng rộng rãi hơn trong việc điều trị căn bệnh
Bạch cầu cấp dòng tuỷ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apperley J, Gluckman E, Gratwohl A. et al. (2005), Blood and
marrow transplantation, European school of Haematology, pp
72, 98, 118.
2. Bạch Quốc Khánh, Võ Thanh Bình, Nguyễn Anh Trí & Cs
(2010), Ghép TBG tạo máu điều trị các bệnh máu ác tính tại Viện
Huyết Học và Truyền Máu TW, Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu,
ứng dụng Tế bào gốc trong Y học.
3. Bernstein SH, Nademanee AP, (1998), A Multicenter study of
platelet recovery and utilization in patients after myeloablative
therapy and hematopoietic stem cell transplantation, Blood, 91
(9): 3509 - 3517.
4. Bruno B, Gooley T (2001), Secondary failure of platelet recovery
after HSCT, Biol Blood Marrow Transplant, 7 (3): 154 - 162.
5. Carreras E (2008), Early complication of HSCT, Hematopoietic
Stem Cell Transplantation, 5thEdition, 9: 180 - 197.
6. Champlin RE, Schmitz N (2000), Blood stem cells compared with
bone marrow as a source of hematopoietic cells for allogeneic
transplantation. IBMTR Histocompatibility and Stem Cell
Sources Working Committee and the European Group for Blood
and Marrow Transplantation (EBMT), Blood, 95 (12): 3702 -
3709.
7. Cordonnier C (2008), Infection after HSCT, Hematopoietic Stem
Cell Transplantation, 5th Edition, 10: 198-217.
8. Couban S, Simpson DR, Barnett MJ, et al. (2002), A randomized
multicenter comparison of bone marrow and peripheral blood in
recipients of matched sibling allogeneic transplants for myeloid
malignancies, Blood, 100 (5): 1525 - 1531.
9. Devergie A (2008), Graft versus host disease, Hematopoietic
Stem Cell Transplantation, 5th Edition, 11: 218 - 234.
10. Ferrara F, Viola A (2007), Age has no influence on mobilization
of peripheral blood stem cells in AML, Hematol Oncol Jun; 25
(2): 84 - 9.
11. Gadi VK, Nash RA (2009), Hematopoietic Stem Cell
Transplantation, Wintrobe’s Clinical Hematology, 12th Edition,
24: 723-748.
12. Gratwohl A, Passweg J (2001), Hematopoietic stem cell
transplantation activity in Europe 1999, Bone Marrow
Transplant, 27: 899 - 916.
13. Greer JP, Baer MR (2009), Acute Myeloid Leukemia in Adults,
Wintrobe’s Clinical Hematology, 12th Edition, 79: 1844 – 1888.
14. Holmberg LA, Boeckh M (1999), Increased incidence of
Cytomegalovirus disease after autologous CD34- Selected
Peripheral blood stem cell transplantation, Blood; 94 (12): 4029 -
4035.
15. Kadakia MP, Rybka WB (1996), Human herpes virus 6 (HHV6):
infection and disease following autologous and allogeneic bone
marrow transplantation, Blood; 87 (12): 5341 -5354.
16. Khoury HJ, Loberiza FR Jr (2006), Impact of post-transplantation
G-CSF on outcomes of allogeneic hematopoietic stem cell
transplantation, Blood, 107 (4): 1712-1716.
17. Larghero J, Garcia J, Gluckman E (2008), Sources and
procurement of Stem Cell, Hematopoietic Stem Cell
Transplantation, 5th Edition, 5: 112-127.
18. Liesveld JL, Lichtman MA (2006), Acute myelogenous leukemia.
In: Williams. Hematology, 7thEdition, pp 1183-1236. Mc Graw-
Hill, Inc, NewYork.
19. Ljungman P, Gratwohl A (2008), Indication and current practice
for Allogenic and Autologous HSCT for hematological diseases,
solid tumours and immune disorders, Hematopoietic Stem Cell
Transplantation, 5th Edition, 17: 318-326.
20. Mahmoud HK, Fahmy OA (1999), Peripheral blood vs bone
marrow as a source for allogeneic hematopoietic stem cell
transplantation, Bone Marrow Transplantation, 24: 355-358.
21. Nash RA, Gooley T (1996), The problem of thrombocytopenia
after hematopoietic stem cell transplantation, Stem Cells, 14: 261-
273.
22. Negrin RS, Blume KG (2006), Principles of hematopoietic cell
transplantation. In: Lichtman MA, Beutler E. Williams.
Hematology, 7th Edition, pp 301-315. Mc Graw-Hill, Inc,
NewYork.
23. Nguyễn Tấn Bỉnh & Cs (2006), Dị ghép và ghép tự thân
TBGMNV giữ đông lạnh tại BV. TMHH TP.HCM, Báo cáo khoa
học tại Hội nghị Ung Bướu TP.HCM.
24. Nguyễn Tấn Bỉnh (2002), Bước đầu nghiên cứu phương pháp
ghép tự thân TBGMNV không giữ đông lạnh để điều trị bệnh
máu ác tính, Luận án Tiến sĩ Y học, ĐHYD TP.HCM.
25. Nguyễn Tấn Bỉnh, Trần Văn Bé, Trần Văn Bình, Trần Quốc
Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Bao Minh Hiền (2010), Current status of
Stem Cell Transplantation in VietNam, 15th Congress of the Asia
Pacific Blood and Marrow Transplantation (APBMT), tr 121 -
122.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 174
26. Norbert CG, Myriam L (2003), Marrow versus peripheral blood
for geno-identical allogeneic stem cell transplantation in acute
myelocytic leukemia: influence of dose and stem cell source
shows better outcome with rich marrow, Blood, 102 (8): 3043 -
3051.
27. Norbert S, Meral B (2002), Transplantation of mobilized
peripheral blood cells to HLA-identical siblings with standard-
risk leukemia, Blood, 100: 761 - 767.
28. Russell JA, Larratt L (1999), Allogeneic blood stem cell and bone
marrow transplantation for acute myelogenous leukemia and
myelodysplasia: influence of stem cell source on outcome, Bone
Marrow Transplantation, 24: 1177 - 1183.
29. Schmitz N, Bacigalupo A (1996), Transplantation of peripheral
blood progenitor cells from HLA-identical sibling donors,
European Group for Blood and Marrow Transplantation
(EBMT). Br J Haematol, 95 (4): 715 - 723.
30. Sobrevilla CP, Rivas VS (2002), Allogeneic peripheral blood stem
cell transplantation. Safety, hematologic recovery, kinetics, and
complications, Arch Med Res, 33 (2): 136 - 143.
31. Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Tấn Bỉnh (2006), Ghép
TBG MNV giữ đông lạnh -1960C tại BV. TMHH TP.HCM, Y
Học thực hành, 545: 230 - 233.
32. Trần Quốc Tuấn, Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Tấn Bỉnh (2010), Ghép
TBGMNV trong điều trị bệnh Bạch cầu cấp dòng tủy tại BV.
TMHH TP.HCM, Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu, ứng dụng Tế bào
gốc trong Y học.
33. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nguyễn Tấn Bỉnh
(2008), Báo cáo 7 trường hợp Leukemia dị ghép tế bào gốc máu
ngoại vi tại BV Truyền Máu Huyết Học Tp. HCM trong năm
2007, Y Học Việt Nam, 344 (9): 230 - 235.
34. Trần Văn Bé (2001), Ghép tuỷ xương, Nhà xuất bản Y học VN.
35. Trần Văn Bé (2004), Tình hình ghép tế bào gốc tạo máu tại tại
BV. TMHH TP.HCM, Tạp chí Y học VN, số đặc biệt 302 (9): 21 -
24.
36. Varaldo R, Frassoni F (2008), HSCT for Acute Myeloid
Leukemia in Adults, Hematopoietic Stem Cell Transplantation,
5th Edition, 20: 356 - 370.
37. Zhu K, Xu Y (2001), Allogeneic peripheral blood stem cell
transplantation for leukemia, Chinese medical journal, 114 (5):
493 - 496.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_di_ghep_te_bao_goc_mau_ngoai_vi_giu_dong.pdf