KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi
điều trị 101 trường hợp các bệnh lý mũi xoang
chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Bệnh lý mũi xoang là bệnh mạn tính kéo dài
trung bình trên 5 năm, gặp ở nam 48%, dân tộc
kinh 64,4%, mọi lứa tuổi nhưng đa số tuổi lao
động (73,3% từ 20 đến 50 tuổi). Bệnh diễn tiến
chủ yếu từng đợt với đau đầu 88,1%, nghẹt mũi
hắt hơi 72,2%. Có 66,3% là khạc đàm, 32,6%
nghẹt mũi, 8,9% đau đầu liên tục gây ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi ứng dụng để điều trị các
bệnh lý mũi xoang mãn tính không đáp ứng
điều trị nội khoa là phương pháp an toàn và hiệu
quả. Thời gian mổ trung bình khoảng trên 1 giờ.
Trong mổ tỉ lệ không tổn thương cơ quan lân cận
là 97,0%, trong mổ tỉ lệ chảy máu ít và không
chảy máu là 71,2%. Sau mổ rút meche có 96,0%
không hoặc chảy máu ít không cần can thiêp.
Sau 3 tháng, tỉ lệ lành bệnh là 92,8 %. Sau mổ 1
tháng có 93,1% bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.
Tuy phẫu thuật nội soi là kỹ thuật cao nhưng
vẫn còn tỉ lệ nhỏ các biến chứng, có 23,2% sau
mổ 3 tháng bị dính cuốn mũi, 3% vỡ xương giấy
làm bầm mắt, 2,9% mọc lại polyp sau 3 tháng.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang tại bệnh viện II Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 8
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH LÝ MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG
Huỳnh Ngọc Thành*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá việc ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi
xoang tại khoa TMH Bệnh viện II Lâm đồng từ 05/2010 đến 05/2012.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Qua 2 năm có 101 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang, trong đó
49,5% là viêm mũi xoang mạn tính, 21,7% viêm mũi xoang kèm polype mũi. Triệu chứng chủ yếu 96,3% khạc
đàm mũi sau, 95,0% nghẹt mũi, 96,0% chảy mũi, 97,0% đau đầu. Phẫu thuật chủ yếu được ứng dụng là phẫu
thuật nội soi chức năng xoang tối thiểu và nội soi chức năng xoang. Biến chứng nhẹ hay gặp là 23,2 % dính cuốn
mũi, 3,0% bầm mắt. Mặc dù có 18,4% trong mổ chảy máu buộc phải tạm dừng phẫu thuật nhét bấc tạm cầm
máu, nhưng không có trường hợp nào đe dọa tính mạng phải chuyền máu. Không có trường hợp nào bị biến
chứng nặng như chảy dịch não tủy, chảy máu hậu cầu, song thị hay mù mắt. Đa số bệnh nhân sau mổ cải thiện
các triệu chứng cơ năng. Sau 3 tháng có 92,8% lành bệnh, 4,3% viêm mũi xoang mạn tính và 2,9% mọc lại
polyps.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các loại bệnh lý mũi xoang khác
nhau.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, bệnh lý mũi xoang
ABSTRACT
THE APPLICATION OF ENDOSCOPIC SURGERY IN THE MANAGEMENT OF SINONASAL
DISEASES IN BAOLOC HOSPITAL
Huynh Ngoc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 8 - 17
Aim: This study was carried out to evaluate the application of endoscopic sinus surgery in the management
of sinonasal disease.
Method: Study was done in department of ENT & Head-Neck Surgery, Lamdong hospital number 2 from
May 2010 to May 2012 (2 years).
Result: One hundred and one patients (101) were included prospectively for this work. Principal diagnosis
was chronic rhinosinusitis (49.5%) and chronic rhinosinusitis with nasal polyp (21.7%). Main presenting
symptoms of patients were post nasal drip (96.3%), nasal obstruction (95.0%), nasal discharge (96.0%), and
headache (97.0%). The main technique of surgery applied minimum functional endoscopic sinus surgery
(miniFESS) and functional endoscopic sinus surgery (FESS). In this series, minor complications include
synechiae (23,2 %), ecchymosis of eye (3.0%). Although there were 18.4% bleeding that we had to pause operating
for hemostatic, but no case was fatally serious because of bleeding. No major complications like CSF leak, retro
orbital hemorrhage, diplopia and blindness were noted. Most of the patients have got complete symptomatic relief.
We succeeded in 92.8%. After operating 3 month we met 4.3% refractory rhinosinusitis and 2.9% recurrent
polyps in the nose.
Conclusion: It was concluded that endoscopic surgery has provided a safe and efficient method for dealing
* Khoa TMH - BV II Lâm Đồng
Tác giả liên lạc: ThS. Bs. Huỳnh Ngọc Thành ĐT: 0907518894 Email: huynhngocthanhtmh@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 9
with different sinonasal disease and can be performed with high success rate for alleviation of symptoms with
negligible morbidity.
Key words: endoscopic surgery, sinonasal diseases
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mũi xoang là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp
có nhiều chức năng như hô hấp, khứu giác, hộp
cộng âm,trong đó quan trọng nhất là làm ấm,
làm ẩm, làm sạch không khí trước khi đi vào
phổi, đây cũng là nơi tiếp nhận rất nhiều các tác
nhân gây bệnh(2). Theo nhiều nghiên cứu các
bệnh lý mũi xoang chiếm tỉ lệ hàng đầu trong
chuyên ngành tai mũi họng và gây ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phần lớn các bệnh lý mũi xoang diễn tiến dai
dẳng điều trị nội khoa không đáp ứng nên việc
tìm biện pháp can thiệp ít xâm lấn trả lại chức
năng mũi xoang cho bệnh nhân là nhiệm vụ hết
sức quan trọng của y học(2).
Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang
(NSMX) lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu năm
1978 sau báo cáo của tác giả Messerklinger, ở Áo
và Wigand(4), ở Đức. Kỹ thuật này trở lên phổ
biến ở Mỹ vào giữa thập niên 80 nhờ công của
Kennedy và cs(1). Hiện nay phẫu thuật nội soi
mũi xoang phát triển rộng khắp đã được công
nhận là một kỹ thuật cao có đặc điểm ít xâm lấn,
can thiệp tối thiểu, can thiệp đúng bệnh tích, ít
biến chứng, hiệu quả tối đa, nhanh chóng trả lại
sức khoẻ cho bệnh về với công việc(2,4). Ở Việt
nam một số bệnh viện lớn tại Hà nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà nẵng, đã ứng dụng kỹ thuật
này. Từ tháng 7/2008 đến nay Bệnh viện II Lâm
đồng trang bị một hệ thống nội soi và bộ dụng
cụ tối thiểu mổ nội soi Tai Mũi Họng để khám và
điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng. Tuy nhiên
việc ứng dụng hệ thống này chủ yếu là khám
chẩn đoán còn việc mổ nội soi mũi xoang vẫn
còn lẻ tẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Mặc dù phẫu thuật nội soi mũi xoang là một
kỹ thuật cao nhưng trong mổ vẫn có thể xảy ra
một số biến chứng nặng như mù mắt, dò dịch
não tuỷ, tắc lệ tị, sau mổ tỉ lệ tái phát bệnh vẫn
còn. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này một
cách có hệ thống chỉ tập trung ở một số bệnh
viện lớn tại các thành phố lớn còn ở các tỉnh vẫn
còn quá ít. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu
thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang tại
bệnh viện II Lâm Đồng” nhằm các mục tiêu sau:
Xác định đặc điểm của các bệnh lý mũi
xoang được điều trị phẫu thuật nội soi tại khoa
TMH bệnh viện II Lâm đồng.
Xác định hiệu quả của phẫu thuật nội soi
điều trị các bệnh lý mũi xoang tại khoa TMH
bệnh viện II Lâm đồng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả hàng loạt các trường hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định nội soi can
thiệp để điều trị các bệnh lý mũi xoang và chấp
nhận tham gia nghiên cứu tại khoa Tai Mũi
Họng Bệnh viện II Lâm đồng.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện II Lâm đồng.
Thời gian nghiên cứu
05-2010 đến 05-2012.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu trọn gồm tất cả các bệnh nhân
được soi can thiệp để điều trị các bệnh lý mũi
xoang và chấp nhận tham gia nghiên cứu tại
khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện II Lâm đồng từ
05-2010 đến 05-2012.
Tiêu chuẩn chọn mẫu chỉ định và kỹ thuật
nội soi can thiệp
Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi
mũi xoang chấp nhận nghiên cứu cụ thể thoả các
điều kiện sau:
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi
mạn tính có bít tắc phức hợp lỗ thông khe ít nhất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 10
1 bên không đáp ứng điều trị nội khoa có chỉ
định mổ nội soi chức năng xoang (chỉ mở rộng
phức hợp lỗ thông khe).
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi
xoang mạn tính ít nhất 1 bên không đáp ứng
điều trị nội khoa có chỉ định nạo sàng trước sau +
cắt mỏm móc + mở rộng ostrium xoang hàm.
Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi
xoang mạn tính có polype mũi ít nhất 1 bên
không đáp ứng điều trị có chỉ định cắt polype
mở sàng trước + sàng sau + cắt mỏm móc + mở
rộng ostrium xoang hàm.
Các bệnh nhân được chẩn đoán bóng khí
cuốn giữa (Concha Bullosa) gây đau đầu không
đáp ứng điều trị nội có chỉ dịnh cắt bóng khí
cuốn giữa.
Các bệnh nhân được chẩn đoán gai vách
ngăn gây đau đầu không đáp ứng điều trị cắt các
gai vách ngăn có điểm tiếp xúc cuốn giữa
(contactpoint).
Các bệnh nhân được chẩn đoán ở các mục a,
b hoặc c ở trên nếu phối hợp với ít nhất một
trong hai mục e hoặc f, nếu đủ các điều kiện
phẫu thuật như đã nêu thì tiến hành mổ lấy sạch
các bệnh tích như trên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ các bệnh nhân bị bệnh mũi xoang có
chỉ định phẫu thuật nhưng kèm theo các bệnh lý
sau: Các bệnh nhân có bệnh lý ác tính, bệnh
nhân có bệnh lý về máu, bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch, bệnh nhân có bệnh lý thận, phổi
không tiến hành gây mê được.
Các biến số thu thập
Xác định các đặc điểm của các bệnh lý mũi
xoang: Tuổi, giới, dân tộc, địa chỉ, nghề nghiệp,...
So sánh tỉ lệ các triệu chứng ảnh hưởng đến
bệnh nhân trước mổ và sau mổ.
Xác định tỉ lệ các loại bệnh lý mũi xoang
được nội soi phẫu thuật, tỉ lệ các phương pháp
nội soi can thiệp.
Thời gian mổ trung bình, thời gian nằm viện
trung bình của phẫu thuật NSMX.
Tỉ lệ các biến chứng trong mổ, sau mổ của
phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang
ví dụ: chảy máu, chảy dịch não tuỷ, mù mắt,..
Tỉ lệ tái phát sau mổ.
Mức độ hài lòng của bệnh nhân được phẫu
thuật NSMX.
Phương tiện và phương pháp tiến hành
Phương tiện nghiên cứu
Gồm hệ thống nội soi cứng và bộ dụng cụ
mổ nội soi mũi xoang.
Tiến hành nghiên cứu
Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định mổ được
nhập viện làm các xét nghiệm tiền phẫu trong
ngày đầu, khám tiền phẫu nội khoa, nếu kết
quả bình thường duyệt lên lịch mổ cho ngày
hôm sau.
Các bệnh nhân Viêm xoang sàng hàm mạn
tính, Viêm đa xoang mạn tính + polype mũi
được điều trị kháng sinh + corticoid trước mổ ít
nhất 3 ngày.
Trước mổ 30 phút bệnh nhân được tiêm 2
ống transamine tĩnh mạch.
Phương pháp vô cảm
Đối với bệnh nhân viêm xoang sàng hàm
mãn tính, viêm đa xoang mãn tính + polype
mũi: ứng dụng mê nội khí quản + tiêm
octocain 2% x 4 ống vào polype, mỏm móc,
bóng sàng, cuốn giữa.
Đối với bệnh nhân Concha Boullosa cuốn
giữa, gai vách ngăn đơn thuần được tiền mê +
tiêm octocain 2% x 4 ống vào vùng can thiệp.
Quy trình phẫu thuật
Viêm xoang sàng hàm mạn tính: Dùng
spatule, backbite, true cutting, blaketley cắt mỏm
móc, mở rộng ostrium xoang hàm, mở bóng
sàng lấy bệnh tích, nếu bệnh tích nhiều mở
mảnh nền nạo sàng sau bơm rửa nhét merocel
nếu vẫn chảy máu nhét thêm meches hoàn
thành phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 11
Viêm đa xoang mạn tính + pollype mũi:
Dùng blaketley cắt polype xong + tiến hành các
bước như trên.
Concha Boullosa cuốn giữa: Dùng kéo cắt
dọc concha, dùng true cutting cắt 2 đầu trước
sau lấy bỏ phần ngoài concha, nhét merocel hoàn
thành phẫu thuật.
Gai vách ngăn: Dùng spatule bóc tách niêm
mạc dùng true cutting cắt lấy gai, nhét merocel 2
bên hoàn thành phẫu thuật (nếu nhét merocel
mà vẫn chảy máu thì nhét meches hổ trợ).
Điều trị sau mổ
Đối với các trường hợp có nhét meches thì
rút meches sau 48giờ.
Thuốc dùng sau mổ một tuần với:
Amoxcillin 0,5 x 4v/ng, Decolgen x 3v/ngày,
Petizen 10mg x 3v/ngày.
Rửa mũi: Đối với các trường hợp có nhét
meches thì rửa mũi 1 lần/ngày sau rút meches 48
giờ, các trường hợp không nhét meches thì rửa
mũi 1lần / ngày sau 24 giờ.
Cho xuất viện sau khi rủa mũi 2 ngày nếu
không chảy máu.
Tái khám: sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng khám lại bằng nội soi đánh giá lại tình
trạng mũi xoang sau mổ.
Xử lý số liệu
Theo phần mềm SPSS 13.0
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Các biến số nhân chủng học
Phân bố theo độ tuổi
Bảng 1: Phân bố theo độ tuổi
Tuổi (n=101) 60 Tổng số
Số ca 7 24 35 15 17 3 101
Tỉ lệ % 6,9 23,7 34,7 14,9 16,8 3,0 100,0
Đa số gặp ở độ tuổi từ 31-40 (χ2 = 39,970, df = 5, p < 0,0001), đây là độ tuổi lao động.
Phân bố theo giới tính
Bảng 2: Phân bố theo giới tính
(n=101) Số ca Tỉ lệ %
Hợp lệ
Nam 48 47,5
Nữ 53 52,5
Tổng số 101 100,0
Bệnh lý mũi xoang trong nghiên cứu này nữ
gặp nhiều hơn nam, tuy nhiên sự khác biệt này
chưa có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,248, df = 1, p=
0,619 > 0,05).
Phân bố theo địa dư
Bảng 3: Phân bố theo địa dư
Địa dư (n=101) Bảo lộc Vùng ven Tổng số
Số ca 26 75 101
Tỉ lệ % 25,7 74,3 100,0
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
bệnh nhân sống ở vùng ven và thành phố Bảo
lộc (χ2 = 23,772, df = 1, p < 0,0001). Điều này có thể
do dân số vùng ven đông hơn nên tỉ lệ bệnh
nhiều hơn, mặt khác dân số Bảo lộc có điều kiện
kinh tế đi điều tri tuyến trên nhiều hơn.
Phân bố theo chủng tộc
Bảng 4: Phân bố theo chủng tộc
Phân bố theo chủng tộc
(n=101)
Số
trường hợp
Tỉ lệ %
Hợp lệ
Kinh 65 64,4
Dân tộc thiểu số 36 35,6
Tổng số 101 100,0
Số bệnh nhân người kinh đông hơn dân tộc
thiểu số, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(χ2 = 8,327, df = 1, p = 0,004 < 0,05). Điều này phù
hợp với đặc điểm dân số của sáu huyện phía
nam Lâm đồng, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 20%
trong cộng đồng.
Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 5: Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
(n=101)
Công
nhân viên
Làm
vườn
Ở
nhà
Học
sinh
Tổng
số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 12
Nghề nghiệp
(n=101)
Công
nhân viên
Làm
vườn
Ở
nhà
Học
sinh
Tổng
số
Số ca 22 61 12 6 101
Tỉ lệ % 21,8 60,4 11,9 5,9 100,0
Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp làm vườn
(χ2=72.663, df=3, p<0,0001). Đặc điểm này cũng
phù hợp với với đặc điểm dân số của sáu huyện
phía nam Lâm đồng, đa số dân số là nông dân.
Các biến số liên quan bệnh lý
Thời gian bị bệnh
Bảng 6: Thời gian bị bệnh (Đơn vị tính băng năm)
(n=101) Số ca
Tối
thiểu
Tối đa
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
(n=101) Số ca
Tối
thiểu
Tối đa
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thời gian bị
bệnh trước mổ
101 1,00 20,0 5,41 3,35
Số ca hợp lệ 101
Nghiên cứu cho thấy các bệnh lý mũi xoang
thường diễn tiến mạn tính, thời gian bị bệnh
trung bình trên 5 năm. Phù hợp với nghiên cứu
của Phạm Kiên Hữu ĐHYD TP Hồ Chí Minh thì
có 47% bệnh nhân có thời gian bị bệnh từ 5-20
năm và Nayak S ở Bombay Ấn độ nghiên cứu
trên 78 ca nội soi mũi xoang cho thấy thời gian bị
bệnh 1-5 năm là 16ca, 5-10 năm là 12ca, 10-20
năm là 9 ca và trên 20 năm là 3 ca.
Triệu chứng trước mổ
Bảng 7: Tỉ lệ triệu chứng trước mổ
Triệu chứng trước mổ (n=101)
Không Từng lúc Liên tục
Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %
Đau đầu 3 3,0 89 88,1 9 8,9
Hắt hơi chảy mũi 4 4,0 73 72,2 24 23,8
Nghẹt mũi 5 5,0 63 62,4 33 32,6
Khạc đàm 4 4,0 30 29,7 67 66,3
Mất khứu giác 48 47,6 46 45,5 7 6,9
Đau nặng vùng mặt 43 42,6 56 55,4 2 2,0
Đau mỏi hốc mắt 34 33,6 64 63,4 3 3,0
Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng lớn
đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân là khạc
đàm, nghẹt mũi, hắt hơi chảy mũi, đau đầu, đa
số diễn tiến từng đợt, chỉ có (66,3%) triệu
chứng khạc đàm và (32,6%) nghẹt mũi là ảnh
hưởng liên tục đến bệnh nhân. Nhưng theo
nghiên cứu của De’bora Lopes Bunzen và
cộng sự ở Brazil năm 2006 thì 100% bệnh nhân
của ông nghẹt mũi, đau đầu, khạc đàm và
63,5% bị giảm hoặc mất khứu giác.
Chẩn đoán trước mổ
Bảng 8: Tỉ lệ chẩn đoán bệnh tích trước mổ
Chẩn đoán trước mổ (n=101) Số ca Tỉ lệ %
Hợp lệ
Gai vẹo vách ngăn 7 6,9
Concha Boullosa cuốn giữa 4 4,0
Viêm đa xoang mạn tính 50 49,5
Concha Boullosa cuốn giữa +viêm đa xoang mạn tính 4 4,0
Gai vẹo vách ngăn + viêm đa xoang mạn tính 9 8,9
Concha cuốn giữa + Gai vẹo vách ngăn + viêm đa xoang mạn tính 2 2,0
Viêm đa xoang mạn tính + Polype mũi 22 21,7
Viêm đa xoang mạn tính + Polype mũi + gai vẹo vách ngăn 3 3,0
Tổng số 101 100,0
Viêm đa xoang mạn tính chiếm tỉ lệ cao nhất,
kế đến viêm đa xoang polype mũi, các bất
thường cấu trúc như vẹo vách ngăn concha
boullosa thường đi kèm với bệnh lý viêm mũi
xoang mạn tính. Theo nghiên cứu 60 ca mổ nội
soi điều trị các bệnh lý mũi xoang của các tác giả
Kanu Lal Saha và Ahmmad Taous thuộc Đại học
Y khoa Khulna của Bangladesh thì 100% viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 13
mũi xoang mạn tính trong đó có kèm vẹo vách
ngăn là 16%, kèm polyps mũi là 48,33% và kèm
Concha boullosa cuốn giữa là 8,33%.
Kỹ thuật mổ
Bảng 9: Kỹ thuật mổ
Cách thức can thiệp vào bệnh tích (n=101) Số ca Tỉ lệ %
Cắt gai vách ngăn 7 6,9
Cắt Concha Boullosa 4 4,0
Cắt mỏm móc mở ostrium xoang hàm chọc thủng bóng sàng (miniFESS) 25 24,7
Cắt mỏm móc, nạo sàng trước sau, làm rộng các lỗ thông xoang (FESS) 15 14,8
Cắt polype + FESS 22 21,7
Cắt gai vách ngăn + miniFESS 5 5,0
Cắt gai vách ngăn + FESS 4 4,0
Cắt Concha + FESS 4 4,0
Cắt gai vách ngăn + cắt polype + FESS 3 3,0
Cắt gai vách ngăn + cắt Concha + FESS 2 2,0
FESS + cắt đuôi cuốn mũi giữa 6 5,9
FESS + cắt niêm mạc cuốn mũi dưới 4 4,0
Tổng số 101 100,0
Kỹ thuật cắt mỏm móc + mở rộng ostrium
xoang hàm + chọc thủng bóng sàng (miniFESS)
hay mổ nội soi chức năng xoang tối thiểu và
phương pháp cắt polyp + nội soi chức năng
xoang ứng dụng nhiều nhất, kế đến là kỹ thuật
nội soi chức năng xoang đơn thuần. Nghiên cứu
của tác giả Phạm Kiên Hữu(4) năm 2000 tại
ĐHYD TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy tỉ lệ can
thiệp cao nhất là miniFESS và Fess (43%), tiếp
theo là cắt polype + FESS (28%), còn lại là FESS
kèm với chỉnh hình vách ngăn vẹo, chỉnh hình
cuốn giữa, chỉnh hình cuốn dưới.
Thời gian mổ
Bảng 10: Thời gian mổ (đơn vị tính bằng phút)
N
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thời gian mổ 101 30,0 130,0 66,56 15,89
Số ca hợp lệ 101
Trong 101 bệnh nhân mổ, trường hợp nhanh
nhất là mổ concha đơn thuần 2 bên 30 phút, thời
gian mổ trung bình là gần 70 phút, trường hợp
lâu nhất là mổ đa xoang cắt polype + cắt gai vách
ngăn + phục hồi xương giấy hốc mắt. Tác giả
Phạm Kiên Hữu(3) mổ 169 ca nội soi mũi xoang
thì có 91 thời gian mổ <60 phút, 40 ca từ 60-90
phút và 38 ca từ 90-120 phút, theo ông các
trường hợp mổ trên 60 phút thường có đa bệnh
tích mũi xoang. Để rút ngắn thời gian mổ ngoài
kỹ năng thuần thục trong mổ của phẫu thuật
viên cần chẩn đoán chính xác bệnh tích, chuẩn bị
bệnh nhân trước mổ tốt.
Biến chứng chảy máu trong mổ (n=101)
Bảng 11: Biến chứng chảy máu trong mổ
Biến chứng chảy máu trong mổ (n=101) Số ca Tỉ lệ %
Hợp
lệ
Không chảy máu 4 4,0
Chảy máu ít hút vẫn mổ được 78 77,2
Chảy máu nhiều phải nhét bấc tạm
dừng chờ cầm máu mới tiếp tục
19 18,8
Tổng số 101 100,0
Đa số bệnh nhân chảy máu ít thuận lợi cho
việc phẫu thuật (χ2=90,911,df=2, p<0,0001). Theo
Kanu Lal Saha và Ahmmad Taous(Error! Reference source
not found.) thuộc Đại học Y khoa Khulna của
Bangladesh nhẹ là 3,33% và chảy máu trầm
trọng phải chuyền máu là 5%. Chảy máu trong
mổ là vấn đề hết sức quan trọng trong ngoại
khoa, đặc biệt là phẫu thuật nội soi ngoài việc
gây mất máu cho bệnh nhân còn làm chảy máu
phẫu trường nên khó quan sát và lấy hết bệnh
tích. Mặc dù trước mổ 30 phút chúng tôi đã tiêm
2 ống transamine, trong mổ tại vùng phẫu thuật
chúng tôi tiêm thuốc co mạch, nhưng vẫn gặp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 14
chảy máu nhiều với tỉ lệ 24,4% cao hơn một số
tác giả khác.
Biến chứng cơ quan lân cận ngay khi mổ
Bảng 12: Biến chứng cơ quan lân cận ngay khi mổ
Biến chứng cơ quan lân cận khi mổ
(n=101)
Số ca Tỉ lệ %
Không tổn thương 98 97,0
Vỡ xương giấy của hốc mắt
làm bầm máu hốc mắt
3 3,0
Thủng nền sọ 0 0,0
Mù mắt 0 0,0
Tổng số 101 100
Có hai trường hợp tổn thương xương giấy
sau mổ bị tụ máu hốc mắt do viêm đa xoang
polyp mũi quá lâu (1 ca 15 năm, 1 ca 20 năm),
bệnh tích làm tiêu huỷ xương giấy (CTscan trước
mổ có hình ảnh tiêu huỷ xương giấy và 1 ca
giảm thị lực (5/10)ở mắt bị bầm sau mổ), trong
khi mổ sau khi lấy polype vùng sàng trước và
sau ấn ổ mắt thấy tổ chức hốc mắt bị đẩy vào
xoang sàng. Cả 2 trường hợp này được chúng tôi
dùng sụn tứ giác của vách ngăn che tổ chức lỏng
lẻo của ổ mắt và cắt niêm mạc cuốn mũi dưới
che sụn cố định bằng spongel sau đó nhét
meches mũi trước. Rút meches sớm vào giờ thứ
12 sau mổ, dùng kháng sinh chống viêm sau 5
ngày triệu chứng giảm hẳn ca bị giảm thị lực
trước mổ sau 2 tuần thị lực tăng lên 7/10. Theo
nghiên cứu của Kanu Lal Saha và Ahmmad
Taous(Error! Reference source not found.) thì có1,67% bị bầm
mắt sau mổ do vỡ xương giấy.
Chảy máu muộn trong quá trình chăm sóc sau
mổ
Bảng 13: Chảy máu muộn trong quá trình chăm sóc
sau mổ
Chảy máu muộn sau mổ
(khi rút meches) (n=101)
Số ca Tỉ lệ %
Không chảy máu 74 73,2
Chảy máu ít không cần xử lý gì 23 22,8
Chảy máu nhiều phải nhét bấc
hoặc spongel cầm máu
4 4,0
Tổng số 101 100,0
Đa số trường hợp sau mổ rút meches không
chảy máu (χ2=77,842, df = 2, p<0,0001). Chăm sóc
sau mổ, kỹ thuật rút meches, độ trầm trọng của
bệnh tích can thiệp, cơ địa bệnh nhân ảnh hưởng
trực tiếp đến việc chảy máu sau mổ. Nghiên cứu
chúng tôi cho thấy 26% chảy máu ít sau rút
meches sau mổ, tỉ lệ này chủ yếu gặp ở các bệnh
nhân được chẩn đoán viêm đa xoang polype
mũi trước mổ, đây là các bệnh nhân có bệnh tích
nặng nên can thiệp nhiều, sau rút meches rỉ ít
máu là hiển nhiên.
Thời gian nằm viện (Đơn vị tính băng ngày)
Bảng 14: Thời gian nằm viện
N
Tối
thiểu
Tối đa
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thời gian nằm
viện
101 3,00 14,00 7,3663 2,01853
Số ca hợp lệ 101
Thời gian nằm viện của nghiên cứu chúng
tôi (7 ngày) dài hơn so với một số tác giả. Do đa
số bệnh nhân ở vùng ven xa bệnh viện không có
điều kiện đi rửa mũi nên chúng tôi cho nằm lại
để tiện việc chăm sóc bởi vì theo Stemmberger,
Kennedy việc chăm sóc bằng rửa mũi sau mổ là
hết sức quan trọng để tránh biến chứng sẹo dính
sau mổ.
Số bệnh nhân theo dõi
Bảng 15: Số bệnh nhân theo dõi
Thời gian theo dõi Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %
1 tuần (số bệnh nhân mổ) 101 100,0
2 tuần 96 95,0
1 tháng 87 86,1
3 tháng 69 68,3
6 tháng 50 49,5
Trong 101 bệnh nhân mổ thì tỉ lệ tái khám
sau 1 tháng là 86,1%, 3 tháng là 68,3% và 6 tháng
là 49,5%. Kanu Lal Saha(Error! Reference source not found.) khi
mổ nội soi mũi xoang cho 60 bệnh nhân thì tỉ lệ
tái khám cao hơn chúng tôi sau 1 tháng có 93,3%,
3 tháng có 51,66% và 6 tháng có 38,33%. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng như của Kanu Lal Saha
dùng nội soi cứng tai mũi họng phẫu thuật
nhiều loại bệnh lý của mũi xoang, từ các bất
thường cấu trúc đơn giản đến các tổn thương
phối hợp nhiều bệnh tích cả xoang, cả vách
ngăn, cả polype, cả concha cuốn giữa. Có thể do
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi và nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 15
cứu của Kanu Lal Saha có điều kiện kinh tế,
nghề nghiệp và trình độ văn hoá khác nhau.
Triệu chứng sau mổ 2 tuần
Bảng 16: Tỉ lệ triệu chứng sau mổ 2 tuần
Triệu chứng
sau mổ 2 tuần
(n=96)
Không Từng lúc Liên tục
Số
ca
Tỉ lệ %
Số
ca
Tỉ lệ % Số ca
Tỉ lệ
%
Đau đầu 73 76,0 21 21,9 2 2,1
Hắt hơi chảy mũi 67 69,8 29 30,2 0 0,0
Nghẹt mũi 71 74,0 22 22,9 3 3,1
Khạc đàm 3 3,1 89 92,7 4 4,2
Mất khứu giác 57 59,4 32 33,3 7 7,3
Đau nặng vùng mặt 77 80,2 15 15,6 4 4,2
Đau mỏi hốc mắt 75 78,1 21 21,9 0 0,0
Triệu chứng bệnh sau mổ so với triệu chứng
bệnh trước mổ đã có sự cải thiện, tuy nhiên triệu
chứng khạc đàm vẫn chiếm tỉ lệ cao (97,0%) do
đây là những ngày vết thương sau mổ chưa lành
nên dịch nhầy tăng tiết. Theo nghiên cứu của
Kanu Lal Saha(Error! Reference source not found.) thì tỉ lệ
nghẹt mũi sau mổ 2 tuần là 70%, khạc đàm 100%
ông ta cho rằng giai đoạn này có sự phù nề của
hệ thống cuốn mũi, đặc biệt là có sự đóng vảy
che lấp phức hợp lỗ ngách làm chưa phục hồi
khứu giác nên các triệu chứng nặng mặt, mỏi
mắt vẫn còn.
Triệu chứng sau mổ 1 tháng
Bảng 17: Triệu chứng sau mổ 1 tháng
Triệu chứng
sau mổ 1 tháng (n=87)
Không Từng lúc Liên tục
Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ %
Đau đầu 75 86,2 12 13,8 0 0,0
Hắt hơi chảy mũi 72 82,8 15 17,2 0 0,0
Nghẹt mũi 72 82,8 15 17,2 0 0,0
Khạc đàm 68 78,2 19 21,8 0 0,0
Mất khứu giác 73 83,9 10 11,5 4 4,6
Đau nặng vùng mặt 81 93,1 6 6,9 0 0,0
Đau mỏi hốc mắt 84 96,6 3 3,4 0 0,0
Trong 87 bệnh nhân tái khám sau mổ 1
tháng đa số các triệu chứng thuyên giảm, tuy
nhiên các triệu chứng khạc đàm, hắt hơi chảy
mũi, nghẹt mũi vẫn còn. Theo Stammberger và
Phạm Kiên Hữu(3), từ sau mổ cho đến 1 tháng là
giai đoạn quan trọng, bệnh nhân cần được chăm
sóc kỹ, đặc biệt là rữa mũi và lấy bỏ các vãy
trong mũi nhằm rút ngắn thời gian lành bệnh và
tránh biến chứng dính cuốn mũi sau mổ.
Triệu chứng sau mổ 3 tháng
Bảng 18: Triệu chứng sau mổ 3 tháng
Triệu chứng sau
mổ 3 tháng (n=69)
Không
Từng
lúc
Liên tục
Số
ca
Tỉ lệ %
Số
ca
Tỉ lệ % Số ca
Tỉ lệ
%
Đau đầu 62 89,9 7 10,1 0 0,0
Hắt hơi chảy mũi 60 87,0 9 13,0 0 0,0
Nghẹt mũi 61 88,4 8 11,6 0 0,0
Khạc đàm 63 91,3 6 8,7 0 0,0
Mất khứu giác 60 87,0 5 7,2 4 5,8
Đau nặng vùng mặt 67 97,1 2 2,9 0 0,0
Đau mỏi hốc mắt 68 98,6 1 1,4 0 0,0
Trong 69 ca mổ tái khám sau 3 tháng hầu
như các triệu chứng cải thiện, tuy nhiên các triệu
chứng diễn ra từng đợt vẫn tồn tại, có 13,0%
bệnh nhân vẫn còn hắt hơi chảy mũi và 4 bệnh
nhân vẫn mất khứu giác. Trong giai đoạn này
nhiều tác giả khuyên nên thử test kháng nguyên
kháng thể để xác định dị nguyên và điều trị
thích hợp, nhất là việc dùng corticoid tại chổ
nhằm ngăn chặn tái phát polyps và phục hồi
chức năng khứu giác(4).
Triệu chứng sau mổ 6 tháng
Bảng 19: Triệu chứng sau mổ 6 tháng
Triệu chứng
sau mổ 6 tháng
(n=50)
Không Từng lúc Liên tục
Số ca
Tỉ lệ
%
Số ca Tỉ lệ %
Số
ca
Tỉ lệ
%
Đau đầu 45 90,0 5 10,0 0 0,0
Hắt hơi chảy mũi 43 86,0 7 14,0 0 0,0
Nghẹt mũi 44 88,0 6 12,0 0 0,0
Khạc đàm 45 90,0 5 10,0 0 0,0
Mất khứu giác 44 88,0 2 4,0 4 8,0
Đau nặng vùng mặt 49 98,0 1 2,0 0 0,0
Đau mỏi hốc mắt 49 98,0 1 2,0 0 0,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 16
Trong 50 bệnh nhân tái khám sau mổ 6 tháng
các triệu chứng lành bệnh đều trên 80%. Theo C.
Gadepalli và Y. Bajaj ở Anh nghiên cứu trên 266
bệnh nhân mổ nội soi mũi xoang sau 6 tháng có
81,9% bệnh nhân lành hoàn toàn các triệu chứng.
Nghiên cứu của De’bora Lopes Bunzen và cộng
sự ở Brazil (2006) cho thấy có khoảng gần 20%
bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có test dị
ứng dương tính, ông cho rằng dị ứng là nguyên
nhân xuất hiện từng đợt triệu chứng của các
bệnh nhân sau mổ nội soi mũi xoang. Tác giả
Bijan Khademi(Error! Reference source not found.) Giáo sư tai
mũi họng của Iran nghiên cứu 200 ca mổ nội soi
mũi xoang cho rằng có 22,5% trường hợp kèm
hen phế quản và 16% kèm bệnh dị ứng. Ông
cũng cho rằng đây là nguyên nhân làm bệnh
không thuyên giảm các triệu chứng sau mổ.
Biến chứng sau mổ 1 tháng
Bảng 21: Biến chứng nặng sau mổ một tháng
Biến chứng sau mổ 1 tháng (n=87) Số ca Tỉ lệ %
Không di chứng 86 98,9
Viêm tắc lệ đạo 1 1,1
Mù mắt 0 0,0
Dò dịch nảo tuỷ 0 0,0
Viêm màng nảo hoặc áp xe nảo sau
mổ nội soi xoang
0 0,0
Tổng số 87 100
Trong 87 bệnh nhân khám sau mổ 1 tháng
chỉ có một bệnh nhân bị viêm tắc lệ đạo,
không có bệnh nhân bị dò dịch não tuỷ hay
mù mắt. Theo Nasser A. Fageeh có 1,6% bệnh
nhân bị chảy nước mắt do ảnh hưởng lệ đạo
sau mổ. Theo ông thì tổn thương có thể xảy ra
ngay khi mổ do can thiệp vào vùng mõm móc
và tế bào sàng dưới ổ mắt làm đứt đường đi
của lệ đạo hoặc cũng có thể sau mổ nhét mét
gây nhiễm trùng nhất là các bệnh nhân phì đại
cuốn mũi dưới được các phẫu thuật viên cắt
hoặc bẻ nó ra ngoài.
Biến chứng dính cuốn mũi sau mổ 3 tháng
Bảng 20: Biến chứng dính cuốn mũi
Biến chứng dính cuốn mũi
sau mổ 3 tháng(n=69)
Số ca Tỉ lệ %
Không dính 53 76,8
Dính tắc phức hợp lỗ ngách 8 11,6
Dính cuốn giữa vách ngăn 6 8,7
Dính cuốn dưới vách ngăn 2 2,9
Tổng số 69 100,0
Trong 69 bệnh nhân tái khám có 23,2 % hiện
tượng dính cuốn mũi, trong đó vị trí dính nhiều
nhất là dính tắc phức hợp lỗ ngách. Tất cả các
bệnh nhân này được chúng tôi gây tê tại chổ tách
dính và chăm sóc ngoại trú bằng nhỏ co mạch,
rủa mũi và xịt bằng Flixonase (corticoid), sau 1
tuần kiểm tra lại thì hết dính. Dính cuốn mũi là
biến chứng phổ biến của phẫu thuật nội soi mũi
xoang, theo Nasser A. Fageeh tỉ lệ này là 26%,
của Stemmberger là 15%.
Tỉ lệ tái phát sau mổ 3 tháng
Bảng 22: Tỉ lệ tái phát sau mổ 3 tháng trở lên
Tái phát sau mổ 3 tháng trở lên (n=69) Không tái phát Viêm mũi xoang mạn tính Mọc lại polype Tổng số
Số ca 64 3 2 69
Tỉ lệ % 92,8 4,3 2,9 100,0
Sau mổ 3 tháng trong 69 bệnh nhân tái khám
chỉ có 2,9% bệnh nhân mọc lại polype nhỏ và
4,3% bệnh nhân viêm mũi xoang mạn với khạc
đàm mũi sau, hắt hơi chảy mũi. Theo kết quả
nghiên cứu của De’bora Lopes Bunzen(Error! Reference
source not found.) thì trong các bệnh nhân viêm đa
xoang kèm polype mũi 2 bên (tạng polyposis)
được mổ nội soi mũi xoang sau 1 năm có 23% tái
phát polype và viêm mũi xoang nhầy mạn tính.
Cảm giác bệnh nhân sau mổ 1 tháng
Bảng 23: Cảm giác bệnh nhân sau mổ 1 tháng
Cảm giác chủ quan
bệnh nhân sau mổ 1 tháng
(n=87)
Tốt
hơn
Không
thay đổi
Xấu
hơn
Tổng
số
Số ca 81 6 0 87
Tỉ lệ % 93,1 6,9 0,0 100,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 17
Đánh giá cảm giác hài lòng của 87 bệnh nhân
tái khám sau mổ 1 tháng cho thấy đa số hài lòng
với cuộc mổ (93,1%). Kết quả chúng tôi phù hợp
với tác giả Vũ Hải Long, Nguyễn Hữu Khôi
nghiên cứu 158 bệnh nhân tại Bệnh viện nhân
dân 115 TP. HCM có 92,1% bệnh nhân hài lòng.
Tác giả C.Gadepalli và Y.Bajaj ở Anh(Error! Reference
source not found.) ghi nhận 84,7% cảm thấy tốt hơn sau
mổ nội soi mũi xoang, các ông cho rằng tuy có tỉ
lệ các triệu chứng không thay đổi thậm chí 0,4%
cảm thấy xấu hơn trước mổ nhưng đa số đã giải
quyết được tình trạng tình trạng diễn tiến liên
tục các triệu chứng gây ảnh hưởng chất lượng
cuộc sống bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi
điều trị 101 trường hợp các bệnh lý mũi xoang
chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Bệnh lý mũi xoang là bệnh mạn tính kéo dài
trung bình trên 5 năm, gặp ở nam 48%, dân tộc
kinh 64,4%, mọi lứa tuổi nhưng đa số tuổi lao
động (73,3% từ 20 đến 50 tuổi). Bệnh diễn tiến
chủ yếu từng đợt với đau đầu 88,1%, nghẹt mũi
hắt hơi 72,2%. Có 66,3% là khạc đàm, 32,6%
nghẹt mũi, 8,9% đau đầu liên tục gây ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi ứng dụng để điều trị các
bệnh lý mũi xoang mãn tính không đáp ứng
điều trị nội khoa là phương pháp an toàn và hiệu
quả. Thời gian mổ trung bình khoảng trên 1 giờ.
Trong mổ tỉ lệ không tổn thương cơ quan lân cận
là 97,0%, trong mổ tỉ lệ chảy máu ít và không
chảy máu là 71,2%. Sau mổ rút meche có 96,0%
không hoặc chảy máu ít không cần can thiêp.
Sau 3 tháng, tỉ lệ lành bệnh là 92,8 %. Sau mổ 1
tháng có 93,1% bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.
Tuy phẫu thuật nội soi là kỹ thuật cao nhưng
vẫn còn tỉ lệ nhỏ các biến chứng, có 23,2% sau
mổ 3 tháng bị dính cuốn mũi, 3% vỡ xương giấy
làm bầm mắt, 2,9% mọc lại polyp sau 3 tháng.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục có các nghiên cứu phẫu thuật nội
soi cho từng loại bệnh lý mũi xoang để hoàn
thiện kỹ thuật nâng cao hiệu quả điều trị cho
bệnh nhân.
Có thể triển khai rộng rãi tại bệnh viện.
Trang bị thêm hệ thống cắt hút
microdebrider nhằm chống chảy máu trong và
sau mổ, chống dính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kennedy DW, (1992) “Prognostic factors, outcomes and
staging in ethmoid sinus surgery” Laryngoscope; 102 (suppl
57):1-18.
2. Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Kiên Hữu, Nguyễn Hòang Nam
(2005), “Phẫu thuật nội soi mũi xoang ”, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr: 75-83.
3. Phạm Kiên Hữu (2000), “Phẫu thuật nội soi mũi xoang”, Luận
án Tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Hải Long, Nguyễn Hữu Khôi (2005) “ Đánh giá kết quả
điều trị viêm mũi xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi
mũi xoang” Y học thành phố Hồ Chí Minh; tập 9, tr: 133-136.
Ngày nhận bài báo : 15/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 16/12/3013
Ngày bài báo được đăng : 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_dieu_tri_cac_benh_ly.pdf