TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Test phối hợp được gọi là combined test bao gồm siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi (nuchal translucency-NT), đo nồng độ một loại protein trong huyết tương thai phụ có liên quan đến thai kỳ PAPP-A (pregnancy-associated plasma protein A) và free beta hCG trong huyết thanh thai phụ khi thai từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi để sàng lọc sớm hội chứng Down (T21). Trong trường hợp thai nhi bị hội chứng Down, độ mờ da gáy rộng ra, nồng độ PAPP-A/huyết thanh thai phụ giảm và free beta hCG tăng. Để có thể thực hiện được các xét nghiệm sàng lọc này, các giá trị trung vị của các thông số đo NT và sinh hóa phải được xác lập cho dân số thai phụ có thai nhi bình thường khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần+6 ngày tuổi, từ đó mới có thể tính nguy cơ mang thai hội chứng Down cho từng thai phụ.
Mục tiêu: Xác lập các giá trị trung vị NT của dân số thai nhi bình thường, PAPP-A và free beta hCG trong huyết thanh mẹ khi thai nhi từ 11 cho đến
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TEST PHỐI HỢP (COMBINED TEST) TRONG TẦM SOÁT TRƯỚC SINH BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
24 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng test phối hợp (combined test) trong tầm soát trước sinh ba tháng đầu thai kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TEST PHỐI HỢP (COMBINED TEST)
TRONG TẦM SOÁT TRƯỚC SINH BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Test phối hợp được gọi là combined test bao gồm siêu âm đo
độ mờ da gáy thai nhi (nuchal translucency-NT), đo nồng độ một loại
protein trong huyết tương thai phụ có liên quan đến thai kỳ PAPP-A
(pregnancy-associated plasma protein A) và free beta hCG trong huyết thanh
thai phụ khi thai từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi để sàng lọc sớm hội
chứng Down (T21). Trong trường hợp thai nhi bị hội chứng Down, độ mờ
da gáy rộng ra, nồng độ PAPP-A/huyết thanh thai phụ giảm và free beta
hCG tăng. Để có thể thực hiện được các xét nghiệm sàng lọc này, các giá trị
trung vị của các thông số đo NT và sinh hóa phải được xác lập cho dân số
thai phụ có thai nhi bình thường khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần+6 ngày
tuổi, từ đó mới có thể tính nguy cơ mang thai hội chứng Down cho từng thai
phụ.
Mục tiêu: Xác lập các giá trị trung vị NT của dân số thai nhi bình thường,
PAPP-A và free beta hCG trong huyết thanh mẹ khi thai nhi từ 11 cho đến
13 tuần+6 ngày tuổi tại đơn vị sàng lọc trước sinh, Đại học Y Dược, TP Hồ
Chí Minh. Bước đầu ứng dụng tính nguy cơ mang thai hội chứng Down
(T21) và Edward (T18) cho các thai phụ tham gia sàng lọc.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, khảo sát thông qua các dữ liệu của 303
thai phụ có thai từ 11 cho đến 13 tuần+6 ngày tuổi để tính các giá trị trung vị
của NT, PAPP-A và beta hCG tự do trong huyết thanh thai phụ bằng phần
mềm PRISCA. Ứng dụng sàng lọc cho 2674 thai phụ có tuần tuổi thai từ 11
đến 13 tuần 6 ngày.
Kết quả và bàn luận: Các giá trị trung vị của NT thai nhi, PAPP-A và free
beta hCG trong huyết thanh thai phụ có một thai được tính toán bởi phép
phân tích hồi qui. Giá trị trung vị của PAPP-A = exp(a+bx), trong đó a = -
3,5714(424827753); b = 0,0545(035037121) và x là tuổi thai tính bằng ngày.
Giá trị này còn bị ảnh hưởng về cân nặng của thai phụ nên có phương trình
hiệu chỉnh mối liên quan này, PAPP-A corrected MOM = 1/[(a+b/kg cân
nặng)]xMOM. Giá trị trung vị hCG tự do = exp(a+bx), trong đó a =
0,0090(717223477); b = 0,0368(598045525) và x là tuổi thai tính bằng ngày
và hiệu chỉnh với cân nặng của thai phụ β hCG tự do corrected MOM =
1/[(a+b/kg cân nặng)]x MOM. Giá trị trung vị của NT =A*B CRL(mm) =
0,6731452* 1,01403CRL(mm). Ứng dụng giá trị trung vị của các thông số sàng
lọc, bước đầu tính nguy cơ T21 và T18 cho 2674 thai phụ đơn thai, có tuần
tuổi thai từ 11 đến 13 tuần+6 ngày từ 01/2007 cho đến 07/2008, với ngưỡng
cut-off là 1:400, tỉ lệ sàng lọc dương tính là 12,2% trong dân số mà có tới
30,2% ≥ 35 tuổi, các trường hợp có nguy cơ cao sẽ được tư vấn làm xét
nghiệm chẩn đoán, có 8 trường hợp T21, 1 trường hợp T18 và 3 trường hợp
T13 được phát hiện.
Kết luận: Giá trị trung vị của độ mờ da gáy thai nhi, PAPP-A và free beta
hCG trong huyết thanh mẹ khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi
được xác lập, phần mềm Prisca sử dụng các giá trị này để tính bội số trung
vị cho mỗi thông số sàng lọc, và nguy cơ mang thai hội chứng Down cho
từng thai phụ. Bước đầu ứng dụng, chúng tôi thấy việc sàng lọc hội chứng
Down sớm ở ba tháng đầu thai kỳ có triển vọng giúp ích cho việc sàng lọc
phát hiện dị tật T21 và T18 sớm.
ABSTRACT
APPLICATION STUDY OF FIRST-TRIMESTER COMBINED TEST IN
PRENATAL SCREENING FOR DOWN SYNDROME
Do Thi Thanh Thuy, Bui Thi Hong Nga, Ha To Nguyen, Phung Nhu Toan,
Truong Dinh Kiet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 190 - 197
Background: First-trimester combined test has been using in screening for
Down syndrome, including measurement of fetal nuchal translucency,
circulating level of pregnancy-associated plasma protein A (PAPP A) and
free beta subunit of human chorionic gonadotropin at 11 week through 13
weeks 6 days of gestation. In affected pregnancies, they have found the
increased ultrasound nuchal translucency thickness, increased free beta hCG
and decreased PAPP-A concentrations. To screen for Down syndrome,
medians of these values have been established in order to calculate the risk
for each pregnancy attending the first trimester prenatal screening.
Objectives: To establish gestational age-specific first-trimester medians for
prenatal serum markers including pregnancy associated plasma protein A
(PAPP-A), free beta hCG and fetal nuchal translucency (NT) when fetus is
at 11 through 13 weeks 6 days of gestation. Application for first-trimester
combined test to calculate the risks of Down syndrome for each pregnancy.
Method: Data derived from 303 singleton pregnancies at 11 week through
13 weeks 6 days of gestation being screened for Down syndrome were
examined in a retrospective study to calculate the medians of fetal nuchal
translucency NT, PAPP A and free beta hCG. Application first-trimester
combined test to screen for 2674 pregnancies at 11 weeks through 13 weeks
6 days of gestation.
Result: The median values of fetal NT, PAPP-A and free beta hCG in the
303 singleton pregnancies were calculated by regression analysis. The
regression line equations for these markers were as follows: Median PAPP-
A=exp (a+bx), a=-3.5714(424827753); b= 0.0545(035037121) and x is GA
(days). Median corrected PAPP-A MOM=1/[(a+b/kg cân nặng)]xMOM.
Median free hCG= exp (a+bx); a=0.0090(717223477); b
=0.0368(598045525) and x is GA (day). Median corrected free hCG
MOM = 1/[(a +b/cân nặng)]x MOM. Median NT =AxB CRL(mm) =
0.6731452* x 1.01403CRL(mm). Primary application first-trimester combined
test for 2674 pregnancies at 11 weeks through 13 weeks 6 days of gestation.
The cut-off is 1/400. The high-risk screening pregnancies were consultant
for amniocentesis. There are 8 cases of T21, one case of T18 and 3 cases of
T13 detected by FISH technique.
Conclusion: We have been using these median values established by data
from our population to determine the multiple of median (MOM) for each
marker, likelihood ratios were calculated from multivariate log-Gaussian
distributions of MOM values in unaffected and Down syndrome cases and
risks of Down syndrome were determined for each pregnancy. With primary
results in first-trimester combined test, it will be benefit to pregnancies who
participating in early screening.
TỔNG QUAN
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh triple test dành cho hội chứng Down (T21) ở
ba tháng giữa thai kỳ đã trở thành xét nghiệm thường qui ở nhiều nước phát
triển từ những năm cuối thế kỷ 20. Tuy vậy loại xét nghiệm này chỉ có tỉ lệ
phát hiện từ 65 đến 70% với tỉ lệ dương tính giả là 5%. Khi sàng lọc có nguy
cơ cao, thai phụ được tư vấn làm xét nghiệm chẩn đoán chọc dò dịch ối để
làm nhiễm sắc thể đồ phát hiện nhiễm sắc thể bất thường. Nếu chẩn đoán có
bất thường về số lượng nhiễm sắc thể thì đa phần thai phụ sẽ ngưng thai kỳ
khi thai đã lớn. Chính vì vậy, nhiều nước phát triển đã nghiên cứu các
phương pháp sàng lọc ngay trong ba tháng đầu của thai kỳ với hy vọng phát
hiện sớm dị tật, để có thể giải quyết ngưng thai kỳ sớm cho các trường hợp
thai dị tật. Gần đây, một số nước như Anh, Mỹ đã bắt đầu ứng dụng bộ ba
bao gồm siêu âm đo độ mờ da gáy (nuchal translucency- NT), đo nồng độ
một loại protein trong huyết tương thai phụ có liên quan đến thai kỳ PAPP-A
(pregnancy-associated plasma protein) và free beta hCG trong huyết thanh
mẹ khi thai từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi(Error! Reference source not found.). Các
xét nghiệm này được biết ở những thai nhi bị hội chứng Down, thì độ mờ da
gáy rộng ra, nồng độ PAPP-A/huyết thanh thai phụ giảm và free beta hCG
tăng(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Để có thể thực hiện
được các xét nghiệm sàng lọc này, các giá trị trung vị của các thông số đo
NT và sinh hóa phải được xác lập cho dân số thai phụ có thai nhi bình
thường khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần tuổi, từ đó mới có thể tính nguy cơ
mang thai hội chứng Down cho từng thai phụ.
Mục tiêu
Xác lập các giá trị trung vị của độ mờ da gáy của thai nhi, PAPP-A và free
beta hCG trong huyết thanh mẹ khi thai nhi ở tuần tuổi từ 11 tuần đến 13
tuần 6 ngày. Ứng dụng tính nguy cơ mang thai hội chứng Down (T21) và
Edward (T18) cho các thai phụ tham gia sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu khảo sát thông qua các dữ liệu của 303 thai phụ ở mọi lứa tuổi,
có một thai từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi. Loại trừ các thai phụ có tiền
sử xảy thai liên tiếp, đa thai, có con hay thai lần trước bị dị tật, thụ tinh trong
ống nghiệm, bị bệnh tiểu đường phụ thuộc unsulin. Siêu âm đo chiều dài đầu
mông để xác định tuổi thai cho tất cả các thai phụ. Nếu tuần thai của các thai
phụ này phù hợp, các giá trị NT của thai nhi được các bác sĩ siêu âm có
chứng chỉ của hội siêu âm sản phụ khoa FMF thực hiện. Nồng độ PAPP-A
và free beta hCG trong huyết thanh thai phụ được đo bằng hệ thống miễn
dịch tự động Immulite 2000 và các dữ liệu có được sẽ sử dụng phần mềm
Prisca để tính các giá trị trung vị cho các thông số sàng lọc.
Sau khi các giá trị trung vị của độ mờ da gáy thai nhi, PAPP-A và free beta
hCG trong huyết thanh mẹ khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi
được xác lập, trong thời gian từ 01/2007 cho đến 07/2008, 2674 thai phụ đã
được thực hiện loại xét nghiệm này để tính nguy cơ mang thai hội chứng
Down cho từng người trong ba tháng đầu thai kỳ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Giá trị trung vị của các thông số
Độ mờ da gáy
Với phương trình hồi qui tuyến tính trung vị NT= AxBCRL, trong đó A=
0,6731452; B= 1,01403; CRL: chiều dài đầu mông (mm), phương trình này
cho thấy giá trị NT thai nhi tăng 19,9% cho mỗi tuần tuổi thai. Giá trị
median của NT tính theo MOM ở nhóm thai phụ mang thai bình thường dao
động xung quanh vị trí 1,0 (SD là 0,017) cho thấy việc đo NT được thực
hiện bởi các bác sĩ siêu âm có trình độ, được huấn luyện kỹ năng trong siêu
âm đo độ mờ da gáy (Error! Reference source not found.).
Bảng 1: Các giá trị trung vị đo được và theo phương trình hồi qui của NT so
với CRL (mm)
Trung vị n Trung vị của NT
CRL
(mm)
Đo
mm
Hồi qui
mm
MOM
47 36 1,300 1,296 1,010
54 91 1,400 1,428 0,976
64 104 1,700 1,642 1,015
72,5 72 1,800 1,848 0,962
Tổng 303 1,000
(SD
0,017)
Giá trị siêu âm đo độ mờ da gáy (NT) rất có giá trị trong sàng lọc hội chứng
Down, người ta cho rằng ở những thai nhi bị bệnh, khoảng sáng sau gáy hay
còn gọi độ mờ da gáy rộng ra là do dịch tích lũy lại, có thể phát hiện trên
siêu âm. Tuy vậy việc đo độ mờ da gáy không phải là dễ dàng, vì độ mờ da
gáy trên thai nhi bình thường từ 11 đến 13 tuần tuổi chỉ khoảng từ 1 đến 1,8
mm, nên đã có những nghiên cứu cho thấy kết quả đo trên cùng một thai phụ
nhưng các giá trị đo giữa 2 chuyên gia khác nhau có thể khác nhau, và càng
khác nhau giữa các trung tâm khác nhau, sự chênh lệch có thể từ 0,5 đến
1mm. Chính vì vậy, ở Anh và Mỹ, để có thể hành nghề đo độ mờ da gáy
phải có chứng chỉ của hiệp hội Y học về thai nhi FMF (Fetal Medicine
Foundation)(Error! Reference source not found.).
PAPP-A
Phương trình hồi qui median PAPP-A:
y = exp(a+bx), trong đó
a = -3,5714(424827753);
b = 0,0545(035037121)
và x là tuổi thai tính bằng ngày
Bảng 2: Các giá trị trung vị đo được và theo phương trình hồi qui của
PAPPA (mU/ml) so với tuổi thai
Tuần
tuổi
thai
Hồi
qui
5
percentile
Giá trị
trung
vị
95
percentile
n MOM
mU/ml mU/ml
11 2,22 1,0 2,21 5,69 1271,00
12 3,15 1,16 3,20 8,67 1040,99
13 4,48 1,80 4,36 10,0 72 1,03
Cân nặng thai phụ ảnh hưởng nhiều đến giá trị của các thông số sinh hóa, vì
vậy phải được hiệu chỉnh để không ảnh hưởng đến tính nguy cơ sàng lọc.
PAPP-A corrected MOM = 1/((a+b/kg cân nặng))xMOM
β HCG tự do
Phương trình hồi qui median hCG tự do: y = exp (a+bx);
a = 0,0090(717223477);
b = 0,0368(598045525)
và x là tuổi thai tính bằng ngày.
Bảng 3: Các giá trị trung vị đo được và theo phương trình hồi qui của hCG
tự do
Tuần Hồi
qui
mU/ml
5
percentile
Giá trị
trung
vị
mU/ml
95
percentile
n MOM
11 57,99 18,49 57,0 124,80 1271,02
12 48,80 18,68 45,65 145,30 1040,99
13 34,61 15,40 33,20 103,70 72 1,04
Cân nặng thai phụ ảnh hưởng nhiều đến giá trị của các thông số sinh hóa, vì
vậy phải được hiệu chỉnh để không ảnh hưởng đến tính nguy cơ sàng lọc.
Free β hCG corrected MOM = 1: ((a +b)/kg cân nặng)) x MOM
Ứng dụng trên 2674 trường hợp thai phụ tham gia sàng lọc trong 3 tháng đầu
thai kỳ
Trong thời gian từ tháng 01/2007 cho đến 07/2008, chúng tôi thực hiện sàng
lọc 3 tháng đầu thai kỳ, trong mỗi lần chạy mẫu, thực hiện nội kiểm tra bằng
Maternal Lymphocheck của Bio-rad, sau khi các nồng độ chất chuẩn đạt
trong phạm vi ±2SD, mới thực hiện trên mẫu bệnh phẩm, trong các lần chạy
đó đều chọn từ 3 đến 5 mẫu thực hiện lặp lại lần thứ 2, và nếu sự chênh lệch
giữa các mẫu có CV< 10% thì được chấp nhận. Sau mỗi tháng thì các giá trị
trung vị của mỗi thông số được kiểm tra, các giá trị này so với các giá trị
trung vị hiện tại có sự chênh lệch ± <10%, thì tiếp tục được sử dụng. Khi các
giá trị trung vị được xác lập, chúng phải được hiệu chỉnh với cân nặng của
thai phụ vì thai phụ có cân nặng lớn, máu sẽ bị pha loãng, và nếu không
được hiệu chỉnh, tỉ lệ sàng lọc có nguy cơ cao sẽ tăng lên, làm cho số trường
hợp phải làm xét nghiệm chẩn đoán tăng lên (Error! Reference source not
found.). Với 2674 thai phụ tham gia sàng lọc, kết quả thể hiện ở các bảng
sau:
Tuổi thai phụ
Tuổi trung bình là 28, trải từ 17 cho đến 50 tuổi với tỉ lệ phân bố như sau:
Bảng 4: Phân bố về tuổi của thai phụ
Tuổi Số lượng Tỉ lệ %
< 35 tuổi 1852 69,3
>=35 tuổi 822 30,7
Tổng 2674 100
Tuổi thai
Tuổi thai trong tất cả các trường hợp đều được xác định bằng siêu âm đo
chiều dài đầu mông (Crown Crump length =CRL)
Bảng 5: Phân bố của tuổi thai nhi
Tuổi thai n Tỉ lệ %
10 tuần
(CRL từ 38 đến 42
mm)
23 0,9
11 tuần-
(CRL từ 43 đến 55
mm)
785 29,3
12 tuần -
(CRL từ 56 đến 68
mm)
1291 48,3
13 tuần-
(CRL từ 69 đến 82
mm)
575 21,5
Tổng 2674 100
Cân nặng của thai phụ
Cân nặng thai phụ từ 40kg cho tới 60kg chiếm tỉ lệ chính, theo phân bố như
sau:
Bảng 6: Cân nặng của thai phụ
Cân nặng n Tỉ lệ %
< 40 kg 58 2,2
≥ 40 đến < 60 kg 2208 82,6
≥ 60 kg 408 15,2
Nguy cơ sàng lọc của thai phụ
Với ngưỡng phân biệt giữa nguy cơ cao và nguy cơ thấp (cut-off) là 1:400,
đây là ngưỡng được một số trung tâm sàng lọc trên thế giới lựa chọn cho
sàng lọc sớm, tuy nhiên có một số nước khác lại lựa chọn các ngưỡng 1:300
hay 1:250. Chúng tôi lần đầu tiên thực hiện với hy vọng không bỏ sót các
trường hợp dương tính giả, nên chọn ngưỡng rộng, sau khi có kết quả nghiên
cứu thì sẽ điều chỉnh ngưỡng cho phù hợp, sao cho tỉ lệ sàng lọc dương tính
khoảng 5% dân số tham gia sàng lọc(Error! Reference source not found.).
Bảng 7: Nguy cơ mang thai hội chứng Down với ngưỡng cut-off 1/400
Ngưỡng
cut-off
n Nguy cơ
do sinh
hóa
Nguy cơ do
NT và sinh
hóa
1/400 2674 590
(22%)
324
(12,2%)
Với tổng số 2674 thai phụ sàng lọc, nhưng nếu chỉ tính nguy cơ do các thông
số hóa sinh (PAPPA và βhCG tự do) và tuổi mẹ, tỉ lệ sàng lọc có nguy cơ
cao khoảng 22% là quá cao trong dân số sàng lọc, mặc dù trong dân số của
chúng tôi có tới 30% từ tuổi 35 trở lên, mà trong 8 trường hợp thai hội
chứng Down được phát hiện thì chỉ có 6 trường hợp được phát hiện, điều đó
cho thấy chỉ có các thông số hóa sinh thì chưa đủ, nếu chỉ dựa riêng vào siêu
âm đo độ mờ da gáy NT với ngưỡng > 2,0 MOM, thì trong 8 hội chứng
Down, cũng chỉ có 5 trường hợp được phát hiện, còn nếu kết hợp cả siêu âm
đo độ mờ da gáy NT và thông số hóa sinh và tuổi mẹ (được gọi là combined
test), thì số thai phụ có nguy cơ cao giảm xuống còn 324 trường hợp
(12,2%) với ngưỡng cut-off là 1:400, và số trường hợp Down được phát hiện
là 8. Vậy việc kết hợp siêu âm đo NT và thông số hóa sinh là cần thiết, sẽ
làm giảm số trường hợp sàng lọc có nguy cơ cao và tăng số trường hợp bệnh
lý được phát hiện.
Số trường họp bệnh lý được phát hiện bằng chẩn đoán khi thai từ 15
đến 19 tuần tuổi
Bảng 8: Các trường hợp bệnh lý được phát hiện có tham gia sàng lọc trước
sinh 3 tháng đầu thai kỳ
Tuổi NT
MOM
PAPPA
MOM
Free
βHCG
MOM
T 21
SA-
HS
T 18 Kết
quả
Δ
1 34 1,53 0,34 0,90 1/126 T21
2 35 3,72 0,42 0,82 1/50 T21
3 36 2,18 0,71 0,48 1/142 T21
4 40 2,62 0,65 2,81 1/50 T21
5 40 2,67 0,39 0,77 1/50 T21
6 40 2,38 0,96 1,04 1/50 T21
7 43 1,81 0,60 1,19 1/50 T21
Tuổi NT
MOM
PAPPA
MOM
Free
βHCG
MOM
T 21
SA-
HS
T 18 Kết
quả
Δ
8 43 1,02 0,49 0,63 1/493 T21
9 26 3,33 0,14 0,78 1/50 T13
1035 2,02 0,35 0,77 1/50 T13
1140 1,8 0,43 1,90 1/50 T13
1240 0,99 0,30 0,3 1/1006 1/192 T18
Trong 12 trường hợp bệnh lý được phát hiện có 8 trường hợp mang thai hội
chứng Down (T21), 3 hội chứng Patau (T13) và 1 hội chứng Edward (T18).
Tuổi thai phụ mang thai T21 và T18 từ 35 đến 43, còn với T13, tuổi thai phụ
có khi rất trẻ (26 tuổi). Giá trị MOM của NT và PAPP-A thay đổi rất rõ rệt,
NT tăng cao trên 2MOM (5 trường hợp), PAPP-A giảm thấp dưới 0,75
MOM (7 trường hợp) trong 8 thai hội chứng Down, riêng giá trị của free
beta hCG thay đổi không rõ rệt như y văn thế giới đề cập (tăng từ 2,2-
2,4MOM), chúng tôi nghĩ có thể do 1. free beta hCG trong mẫu bệnh phẩm
không bền(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.); 2. số lượng
thai hội chứng Down chúng tôi có còn quá ít, nên chưa thể có kết luận cuối
cùng.
Trong 8 trường hợp thai hội chứng Down, trường hợp số 8 trong bảng 8, trị số
NT MOM bình thường (1,02), các giá trị MOM của PAPP-A và f.β hCG cùng
giảm, nên nếu xét về nguy cơ kết hợp cả NT và hóa sinh thì chỉ có 1/493 (thuộc
nguy cơ thấp), nhưng nếu xét riêng nguy cơ hóa sinh thì lại thuộc nhóm nguy
cơ cao (1/119), chính vì vậy chúng tôi thấy một lần nữa là ngoài việc tính nguy
cơ dựa vào combined test, thì cũng phải xem xét tới các trường hợp nguy cơ
cao do các thông số hóa sinh để tránh bỏ sót trường họp bệnh lý.
Trong 12 trường hợp bệnh lý được phát hiện chúng tôi thấy nguy cơ sàng lọc
rất cao từ 1/50 cho tới 1/150, vậy nên chăng không nên chọn ngưỡng cut-off
là 1/400, mà có thể thay đổi trên dân số của mình là 1/300 hay 1/250. Vì nếu
chọn các ngưỡng mới, thì tỉ lệ số trường hộp bệnh lý phát hiện vẫn không
đổi mà giảm số thai phụ có nguy cao khi sàng lọc từ 12,2% xuống còn
10,3% (ngưỡng 1/300) hay 9,2% (ngưỡng 1/250). Chúng tôi hy vọng một
khi thực hiện trên số lượng thai phụ sàng lọc lớn hơn với số lượng theo dõi
các thai phụ đến khi sinh một cách đầy đủ, sẽ có một giá trị ngưỡng cut-off
thích hợp cho phòng xét nghiệm của chúng tôi.
Ba trường hợp T13, và một trường hợp T18, giá trị MOM NT tăng cao và giá
trị MOM của PAPP-A lại rất giảm, nguy cơ của T13 lại tính thành nguy cơ của
T21, vì trong phần mềm PRISCA, khi tính nguy cơ trong 3 tháng đầu thai kỳ,
chỉ tính nguy cơ cho T21 và T18, trong truờng hợp các giá trị của NT và hóa
sinh bất thường thì coi như đó là nguy cơ do T21.
So sánh các thông số giữa dân số bình thường và dân số được chẩn đoán
mang thai hội chứng Down
Mặc dù số trường hợp Down mà chúng tôi có được trong nghiên cứu này
còn ít (8 trường hợp), nhưng bước đầu, chúng tôi thấy các giá trị so sánh
giữa hai dân số có những sự khác biệt có ý nghĩa. Giá trị NT MOM ở nhóm
thai bình thường median là 1,78 (SD: 0,68), trong khi đó trong nhóm bệnh lý
madian là 3,51 (SD: 1,3), như vậy nhóm bệnh lý có NT MOM cao hơn nhóm
thai bình thường là 1,73, và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với
P=0,0070 (t test). Tương tự với PAPP-A MOM, ở nhóm thai bình thường
median là 0,92 (SD: 0,54), trong khi đó trong nhóm bệnh lý median là 0,57
(SD: 0,21), như vậy nhóm bệnh lý có PAPPA MOM thấp hơn nhóm thai
bình thường là 0,35, và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P=0,0017
(t test). Riêng đối với free beta hCG, sự khác biệt giữa nhóm thai phụ mang
thai bình thường và nhóm thai phụ mang thai bệnh lý không khác biệt
(p=0,86; t test), chúng tôi hy vọng sau này với số lượng trường hợp bệnh lý
nhiều hơn, sẽ có các kết luận chính xác trong trường hợp này.
Bảng 9: Các thông số thống kê giữa dân số mang thai bình thường và dân số
mang thai hội chứng
STTCác thông
số thống kê
Dân số
mang thai
bình
thường
Dân số
mang thai
hội chứng
Down(8)
1 Median NT
(SD NT)
1,78(4087)
0,67(8488)
3,51(25)
1,29(88)
2 Median
PAPPA
(SD
PAPPA)
1,0
0,54(2664)
0,56(8558)
0,20(5199)
3 Median f.β
hCG
(SD f.β
hCG)
1,03(2366)
0,74(8624)
1,07(9628)
0,73(4152)
4 Tương quan 0,0004 0,2650
NT-PAPPA
(R)
(p=0,98) (p=0,5259)
5 Tương quan
NT-f.β hCG
(R)
-0,0261
(p=0,19)
0,5128
(p=0,1938)
6 Tương quan
PAPPA-f.β
hCG (R)
0,2344
(p=0,00)
0,2030
(p=0,6297)
KẾT LUẬN
Giá trị trung vị của độ mờ da gáy thai nhi, PAPP-A và free beta hCG trong
huyết thanh mẹ khi thai nhi từ 11 cho đến 13 tuần 6 ngày tuổi được xác lập,
giá trị này được sử dụng để tính bội số trung vị cho mỗi thông số sàng lọc, từ
đó nguy cơ mang thai hội chứng Down sẽ được xác định cho từng thai phụ.
ua bước đầu tiến hành sàng lọc cho 2674 thai phụ có tuần tuổi thai từ 11 đến
13 tuần 6 ngày tuổi, chúng tôi nhận thấy sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ giúp
ích cho việc phát hiện thai phụ có nguy cơ cao mang thai hội chứng Down
khi phối hợp giữa siêu âm đo độ mờ da gáy NT cùng với tuổi mẹ và các
thông số hóa sinh là PAPP-A và beta hCG tự do sẽ làm tăng tỉ lệ phát hiện
và giảm tỉ lệ dưong tính giả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_3206.pdf