Online marketing is a strategy to promote products and services from businesses to consumer quickly
and efficiently through the application of computer network technology and e-commerce. Online marketing
activities with many marketing tools than traditional marketing channels through additional mechanisms
and marketing support is available on the Internet. This paper points out the important features of online
marketing for business enterprises in the competitive trends of the modern information society.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tiếp thị trực tuyến vào lĩnh vực kinh doanh trong hoàn cảnh hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 89
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN
VÀO LĨNH VỰC KINH DOANH TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Nguyễn Tiến Dương, Ngô Huy Dũng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày nhận: 03/5/2016
Ngày sửa chữa: 03/6/2016
Ngày xét duyệt: 20/6/2016
Tóm tắt:
Marketing online là chiến lược quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu
dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính và thương mại
điện tử. Marketing online hoạt động với nhiều công cụ marketing hơn so với marketing truyền thống nhờ
có thêm những kênh phụ trợ và cơ chế marketing có sẵn trên Internet. Bài nghiên cứu này chỉ ra các đặc
trưng quan trọng của marketing online đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong xu thế cạnh
tranh của xã hội thông tin hiện đại.
Từ khóa: Marketing online, website, email marketing, mobile marketing, display advertising, SEO, SEM,
affiliate marketing.
1. Giới thiệu
Marketing online có thể được hiểu là
marketing kỹ thuật số, web marketing hoặc
marketing điện tử, nó là sự quảng bá sản phẩm và
dịch vụ thông qua internet. Marketing online có thể
bao gồm việc sáng tạo, thiết kế, phát triển, quảng
bá, bán sản phẩm thông qua internet. Hiện nay,
marketing online được triển khai áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới với nhiều hình thức khác nhau
để quảng bá thông tin về sản phẩm tới khách hàng.
Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp
định tính, phân tích kết quả nghiên cứu căn cứ vào
các ứng dụng marketing online đã triển khai thành
công ở trong nước và quốc tế.
2. Những đặc trưng và phương thức hoạt động
của marketing online
2.1. Đặc trưng của marketing online
Theo Richa Devgun và Dr. Parul Agarwal
(2014), marketing online đề cập đến việc sử dụng
các khả năng Internet và phương tiện truyền thông
kỹ thuật số để giúp bán sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn. Những công nghệ kỹ thuật số là một bổ
sung có giá trị đến tiếp cận tiếp thị truyền thống
bất kể kích thước và loại hình kinh doanh của bạn.
Marketing online cũng được gọi là tiếp thị internet
(i-marketing), marketing trực tuyến hoặc web
marketing. So với tiếp thị truyền thống, marketing
online tạo ra một chiến lược giúp các doanh nghiệp
cung cấp đúng thông điệp về sản phẩm/dịch vụ cho
các đối tượng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động và
quá trình với mục đích là tìm kiếm, thu hút, giành
và giữ chân khách hàng. Điều này đã làm thay đổi
phạm vi và các lựa chọn rộng lớn hơn của nó so với
các phương pháp tiếp thị truyền thống. Marketing
online được coi có phạm vi rộng rãi hơn, bởi vì nó
không chỉ liên quan đến tiếp thị và quảng cáo trên
Internet, mà còn bao gồm tiếp thị được thực hiện
qua e-mail và các phương tiện truyền thông không
dây. Marketing online cũng bao gồm việc quản lý
dữ liệu khách hàng kỹ thuật số và quản lý quan hệ
khách hàng điện tử (ECRM – Electronic Customer
Relation Management) và một số chức năng quản
lý kinh doanh khác. Marketing online tham gia khía
cạnh sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm:
thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Nó bao
gồm việc sử dụng một trang web kết hợp với các
kỹ thuật quảng cáo trực tuyến như tiếp thị công cụ
tìm kiếm (SEM – Search Engine Marketing), tiếp
thị trung gian xã hội, quảng cáo trực tuyến tương
tác, các thư mục trực tuyến, tiếp thị e-mail, liên
kết tiếp thị, tiếp thị lan truyền .v.v. Các công nghệ
kỹ thuật số được sử dụng như giao hàng và truyền
thông phương tiện trong phạm vi của tiếp thị điện tử
bao gồm: Phương tiện truyền thông Internet như các
trang web và e-mail; Phương tiện truyền thông kỹ
thuật số như không dây, điện thoại di động, truyền
hình cáp và vệ tinh [1].
2.2. Các phương thức hoạt động của marketing
online
Nhằm mục tiêu cung cấp các ứng dụng tiện
lợi cho khách hàng tiếp cận đến sản phẩm của mình
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, các doanh
nghiệp kinh doanh trực tuyến đã áp dụng nhiều
phương thức triển khai hoạt động quảng bá sản
phẩm và bán hàng như sau:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm qua website
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology90 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016
(Search Engine Optimization – SEO)
- Marketing trên công cụ tìm kiếm (Search
Engine Marketing - SEM)
- Quảng cáo hiển thị (Display advertising)
- Quảng cáo qua điện thoại di động (Mobile
Advertising)
- Quảng cáo qua email (Email Advertising)
- Marketing qua cộng tác viên (Affiliate
Marketing).
2.2.1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm qua website
(Search Engine Optimization – SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine
Optimization - SEO) là một tập hợp các phương
pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website
trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm
(phổ biến nhất là Google, Bing, Yahoo .v.v.). Các
phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website
(thông qua việc tác động mã nguồn HTML và nội
dung website) và xây dựng các liên kết đến các
trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa website
phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet
tương ứng với một từ khóa cụ thể được người sử
dụng tìm kiếm [2].
SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong
việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một
ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm
công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra
phương pháp tối ưu cho website. Thông qua SEO,
các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí
cao trong SERP (Search engine result page – trang
kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan
nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối
thủ. SEO là một công việc riêng, một việc rất độc
lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch
quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm
quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được
nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách
hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ
SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm
công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những
nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các
website của khách hàng [3].
Điển hình của SEO hiện nay là Google,
Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định
thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán
chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng
xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay
Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách
biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản
thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang
web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài
đến các website đó. Google công khai các hướng
dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng
trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến,
điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động
dò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào
trong bản đồ. Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào
việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật [3].
2.2.2. Marketing trên công cụ tìm kiếm (Search
Engine Marketing - SEM)
SEM (Search Engine Marketing) là thuật
ngữ để chỉ tất cả các thủ thuật marketing trực tuyến
nhằm nâng cao thứ hạng của một website, doanh
nghiệp hay một chủ thể nào đó trên các công cụ tìm
kiếm (Search Engine) như Google, Bing, Yahoo...
Theo nghĩa hiểu hiện đại ngày nay SEM là
tổng hợp của các yếu tố sau:
- SEO - Search Engine Optimization nghĩa
Tiếng Việt là Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm.
- SEA - Search Engine Advertising nghĩa
Tiếng Việt là quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm
(Ví dụ: Google adwords, Microsoft Adcenter).
- SMO - Social Media Optimization nghĩa là
Tối ưu hóa các Mạng xã hội đa phương tiện.
- SMM - Social Media Marketing nghĩa là
tiếp thị thông tin qua các mạng xã hội đa phương
tiện.
Khi mà người sử dụng mạng trực tuyến càng
nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng thay
đổi theo, người dùng trực tuyến nhiều hơn đồng
thời với nhu cầu tìm kiếm mua sản phẩm qua mạng
cũng nhiều hơn. Khi có sự quan tâm, thích thú đến
một mặt hàng nào đó họ sẽ tìm kiếm, và đây là thời
điểm, vị trí thích hợp để làm SEM [3].
- SMA: Social Media Ads tăng lưu lượng
truy cập website thông qua việc làm tiếp thị quảng
cáo trên các mạng xã hội.
Hình 1. Mô hình SEM
SEM được coi là kênh internet marketing có
nhiệm vụ thu hút khách hàng trực tiếp.
Trong SEM được chia làm 2 kênh nhỏ riêng
biệt: SEO và PPC
- SEO (Search Engine Optimization): Là quá
trình tối ưu hóa giúp cho website có thứ hạng cao
trên công cụ tìm kiếm với những từ khóa nhất định.
- PPC (Pay Per Click): Là hình thức quảng
cáo trên công cụ tìm kiếm và trả phí cho mỗi lần
click.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 91
Hình 2. Kênh SEO và PPC của SEM
Hình 3. Ví dụ về SEM qua dịch vụ tìm kiếm của
Google
Trong ví dụ này ô màu xanh là thể hiện kết
quả SEO còn ô màu đỏ là thể hiện kết quả PPC trên
công cụ tìm kiếm Google. SEO là những kết quả
không phải quảng cáo. Do vậy không có gì ngạc
nhiên khi tỷ lệ khách hàng lựa chọn những kết quả
SEO cao hơn rất nhiều lần so với chọn PPC (Theo 1
số nghiên cứu là > 75%).
- 10 kết quả đầu tiên của Google đem lại
khách hàng mà không phải trả phí cho mỗi lần họ
ghé thăm website. Tỷ lệ Conversion từ SEO thường
ở mức cao hơn so với PPC.
- Khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là quảng
cáo
- Giá click sẽ bị đẩy lên cao khi có cạnh
tranh với chính sách đấu giá từ khóa của Google.
- Kết quả bền vững của SEO đó là tối ưu hóa
website, không chỉ là nội dung, cấu trúc, kỹ thuật
liên kết mà còn cả việc thu hút truy cập.
- Nếu thương hiệu xuất hiện trên các vị trí
tự nhiên thì thương hiệu và chính bản thân website
đó sẽ tốt hơn nhiều lần vì phải thật tốt mới được
Google đánh giá cao như vậy trên Organic results.
PPC cũng có những ưu điểm nhất định so
với SEO như:
- Nhanh xuất hiện trên công cụ tìm kiếm chứ
không mất thời gian lâu như SEO.
- Độ phủ từ khóa rộng, có thể quảng cáo vài
chục từ khóa một lúc.
- Tuy biến quảng cáo nhanh chóng, đo được
chính xác hiệu quả quảng cáo [3].
2.2.3. Quảng cáo hiển thị (Display advertising)
Quảng cáo hiển thị là quảng cáo được thực
hiện trên các trang web. Nó bao gồm nhiều định
dạng khác nhau và gồm các thành phần như văn
bản, hình ảnh, flash, video và âm thanh. Mục đích
chính của quảng cáo hiển thị là cung cấp quảng cáo
nói chung và chuyển thông điệp thương hiệu đến
khách truy cập trang [4].
Theo eMarketer, Facebook và Twitter sẽ cần
chi phí 33% quảng cáo hiển thị dành cho thị trường
vào năm 2017 [5].
Hình 4. Quảng cáo hiển thị
2.2.4. Quảng cáo qua điện thoại di động (Mobile
Advertising)
Quảng cáo qua điện thoại di động là hình
thức quảng cáo thông qua điện thoại di động hoặc
các thiết bị di động như máy tính bảng. Nó là một
tập con của mobile marketing. Theo kết quả khảo
sát năm 2014, các ứng dụng quảng cáo qua thông
tin di động chiếm 30% thị phần quảng cáo, năm
2015 số tiền quảng cáo di động đạt khoảng 4,6 tỷ
USD và dự kiến đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2019. Việc
quảng cáo qua điện thoại di động được thực hiện
theo nhiều hình thức như qua tin nhắn SMS, qua các
dịch vụ đa phương tiện trên di động, qua internet di
động .v.v. [6]
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology92 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016
Thực tế đã chứng minh, vài năm trở lại
đây, tại Việt Nam điện thoại di động thông minh
(smartphone) đã có sự gia tăng mạnh mẽ về mặt
số lượng. Theo số liệu điều tra của InMobile, 35%
người Việt Nam cho rằng di động là kênh truyền
thông ưa thích và có xu hướng phát triển mạnh hơn
trong thời gian tới. Sự suy giảm của các kênh truyền
thông khác như báo giấy, radio còn 25%, laptop còn
18% và tivi còn 25% cũng góp phần khiến di động
lên ngôi. Sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại
thông minh, máy tính bảng và hệ thống mạng 3G,
4G, đồng thời với hệ thống chính sách, quy định về
vấn đề quảng cáo trên các thiết bị đi động đang dần
được hoàn thiện là những nền tảng quan trọng cho
việc phát triển quảng cáo trên các thiết bị di động ở
nước ta [7].
Hình 5. Quảng cáo qua điện thoại di động
2.2.5. Quảng cáo qua email (Email Advertising)
Email marketing là hình thức marketing trực
tiếp thông qua thư điện tử như thông điệp thương
mại tới một nhóm người sử dụng email. Theo
nghĩa rộng nhất của nó, mỗi email được gửi đến
một khách hàng tiềm năng hoặc có thể được xem là
tiếp thị qua email. Nó thường liên quan đến việc sử
dụng email để gửi quảng cáo, yêu cầu kinh doanh,
hoặc giới thiệu bán hàng hoặc tài trợ, và có ý nghĩa
để xây dựng lòng trung thành, tin tưởng, hoặc nhận
biết thương hiệu. Nói rộng ra, email marketing này
thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục
đích tăng cường mối quan hệ của một đơn vị kinh
doanh với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng cũ
để khuyến khích lòng trung thành của khách hàng
để giới thiệu sản phầm nhằm có được khách hàng
mới hoặc giữ khách hàng hiện tại mua sản phẩm
của mình, Các email quảng cáo sẽ được gửi bởi các
doanh nghiệp đến khách hàng của họ [8], [9].
Hình 6. Ví dụ quảng cáo qua email
2.2.6. Marketing qua cộng tác viên (Affiliate
Marketing)
Affiliate Marketing là một nhánh con của
Internet marketing, đó là một trong những cách
kiếm tiền trên mạng được ưa chuộng nhất trên thế
giới. Ở đó những người tham gia tiếp thị thường sử
dụng một hoặc nhiều website để quảng bá những
sản phẩm cho một hoặc nhiều nhà sản xuất khác
nhau và nhận những khoản hoa hồng sau khi thực
hiện một yêu cầu nào đó từ nhà sản xuất.
Các sản phẩm rất đa dạng tùy thuộc vào nhà
sản xuất và thị trường mà bạn lựa chọn. Hình thức
tiếp thị liên kết xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1966
qua chương trình của Amazon.com. Tại thời điểm
đó, Amazon trả tiền cho số click mà họ nhận được
từ các cộng tác viên chương trình tiếp thị của họ.
Affiliate marketing tối ưu hơn phương thức quảng
cáo truyền thống bởi chúng ta chỉ được trả hoa hồng
nếu việc quảng bá sản phẩm là hiệu quả và sản
phẩm được bán cho người tiêu dùng. Đây quả thực
là một phương thức kiếm tiền trên mạng ưu việt khi
mà cả 3 bên: nhà sản xuất, người quảng bá sản phẩm
và khách hàng đều có lợi.
Hình 8. Mô hình Affiliate Marketing
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016 Journal of Science and Technology 93
2.3. Kết quả ứng dụng marketing online trong
kinh doanh điện tử hiện nay trên thế giới và triển
vọng tại Việt Nam
a. Kinh doanh điện tử trên thế giới
Theo kết luận báo cáo mới nhất của Công
ty nghiên cứu thương mại điện tử Internet Retailer,
doanh thu thương mại của tập đoàn Amazon năm
2013 đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ với 67,9 tỷ
USD, nhiều hơn 49,6 tỷ USD so với nhà bán lẻ trực
tuyến lớn thứ hai Apple (doanh thu 18,3 tỷ USD).
Các tập đoàn bán lẻ truyền thống như Staples hay
Walmart rơi xuống vị trí thứ ba và thứ tư. Netflix
xếp thứ 7 trong top 10 với 4,4 tỷ USD doanh thu,
trong khi đó, Dell đứng ở vị trí cuối cùng của top 10
với doanh thu 3,6 tỷ USD. Tổng doanh thu của tập
đoàn Amazon trong quý I/2014 đã đạt 19,7 tỷ USD
và Amazon lập kỷ lục bán hàng cuối năm 2013 với
246 vật phẩm/giây. Ngày 27/12 Amazon đã có hơn
1 triệu người trở thành thành viên dịch vụ Prime
trong tuần thứ 3 của tháng 12/2013. [10]
Theo kết quả nghiên cứu năm 2013 thương
mại điện tử châu Á đạt gần 553,3 tỷ USD, tăng
16,7%, phát triển nhanh hơn châu Âu. Đặc biệt, với
sự xuất hiện của tập đoàn Alibaba của ông chủ Jack
Ma đã giúp Trung Quốc ghi danh vào danh sách
các quốc gia có nền thương mại điện tử lớn của thế
giới. Trước đây, Bắc Mỹ là thị trường thương mại
điện tử lớn nhất và phát triển ổn định nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê 2013, thương mại điện tử Bắc
Mỹ đạt 454,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2012.
Thị trường thương mại điện tử châu Âu tăng trưởng
16%, đạt 494,7 tỷ USD năm 2013 và đạt 579,4 tỷ
USD năm 2014.
Theo số liệu tổng hợp năm 2013, châu Âu có
khoảng 650.000 website mua sắm, tăng từ 15 đến
20% mỗi năm và có khoảng 3,7 tỷ bưu kiện được
gửi đến các khách hàng trong khu vực mỗi năm.
Anh, Đức và Pháp là 3 quốc gia lớn nhất về thương
mại điện tử của châu Âu với doanh thu lần lượt là
145,9 tỷ USD, 86,3 tỷ USD và 69,6 tỷ USD. Mục
tiêu của các nước Châu Âu là đưa thương mại điện
tử tăng trưởng gấp đôi vào năm 2016 và gấp 3 lần
vào năm 2020. Doanh thu thương mại điện tử tại
các nước Nam Âu (bao gồm Tây Ban Nha, Italy,
Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) là 55,6 tỷ USD,
chiếm 12% thị trường châu Âu. Các quốc gia vùng
Baltic và Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy,
Iceland đạt 43,6 tỷ USD [11].
Điển hình, năm 2015 tại Mỹ tập đoàn
Amazon được đánh giá là 1 trong 10 công ty lớn
nhất thế giới trên thị trường chứng khoán, tiếp đến
là Walmart. Tại Châu Á, hiện nay tập đoàn Alibaba
của tỷ phú JackMa – Trung Quốc đã vươn lên đứng
thứ hai trên thế giới và đứng đầu Châu Á về hiệu
quả kinh doanh điện tử.
Hình 8. Bảng tổng hợp so sánh doanh thu giữa 2
tập đoàn Alibaba – Trung Quốc và Amazon – Mỹ
năm 2015
b. Triển vọng kinh doanh điện tử tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, yêu
thích cái mới và có thu nhập tăng trưởng, theo
ông Christopher Brinkeborn Beselin - CEO của
kênh mua sắm trực tuyến Lazada - cho rằng đầu
tư thương mại điện tử tại quốc gia 90 triệu dân lúc
này là thích hợp. Dựa vào số liệu của EuroMonitor,
trong vòng 5 năm gần đây (2010 - 2015), số người
dùng Internet tại Việt Nam tăng 1,5 lần từ 28 triệu
lên 43 triệu (153%), chiếm trên 40% dân số đạt mức
tăng tốt nhất nhì trong khu khu vực. Theo thống kê
tại thời điểm năm 2014, 34% dân số Việt Nam có
khả năng sử dụng Internet bằng thiết bị di động và
90% số lượt truy cập Internet của Việt Nam đến từ
các thiết bị di động. Thời gian online bằng di động
chiếm 30% so với tổng thời gian trung bình online
bằng laptop/desktop. Trong đó, số lượng người sở
hữu điện thoại thông minh (smart phone) chiếm
khoảng 20% và 60% dùng smart phone để mua sắm
(trong khi có đến 95% số người dùng smartphone
để tìm kiếm thông tin về sản phẩm). Dự kiến, trong
tương lai thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển
mạnh khi người sử dụng công nghệ Internet ngày
càng cao và các dịch vụ thanh toán trực tuyến qua
ngân hàng ngày càng tốt hơn. [11]
Tại Việt Nam, doanh nghiệp thành công
nhất trong kinh doanh điện tử là Lazada, theo ông
Alexandre Dardy - Tổng giám đốc Lazada Việt
Nam, sau 3 năm hoạt động: Lazada.vn có nửa triệu
khách hàng, hơn 200 triệu lượt truy cập, dẫn đầu
trong các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt
Nam hiện nay. Trong năm 2014, số sản phẩm bán
ra của công ty đạt 300.000 sản phẩm và hiện nay
đang có trên 1.500 doanh nghiệp bán hàng thông
qua Lazada. Gần đây, Cục Thương mại điện tử và
Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương cũng
đã công bố trang Lazada.vn vượt qua 216 sàn giao
dịch thương mại điện tử khác trong nước đứng đầu
về doanh thu chiếm 36,1% thị phần trong năm 2014,
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology94 Khoa học & Công nghệ - Số 10/Tháng 6 - 2016
vượt qua các trang sendo.vn với doanh thu cao thứ
nhì chiếm 14,4%, thứ ba là zalora.vn với 7,2% thị
phần, tiki.vn nắm giữ 5,4%, ebay.vn là 3,6% [12]...
Năm 2014, tổng doanh thu của các sàn giao dịch
thương mại điện tử tại Việt Nam đạt hơn 1.660 tỉ
đồng, tăng gấp đôi so với năm 2013 [12].
3. Kết luận
Trong thời đại xã hội thông tin hiện nay với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các hệ thống
dịch vụ thông tin di động, xu thế kinh doanh điện
tử sẽ là một xu thế kinh doanh năng động và hiệu
quả nhất. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều doanh
nghiệp tập trung phát triển chiến lược kinh doanh
qua hệ thống thương mại điện tử, quảng bá sản
phẩm và dịch vụ thông qua các dịch vụ như: internet
marketing, email marketing, mobile advertising và
affiliate marketing. Tại Việt Nam, hiện nay thương
mại điện tử đang phát triển như một xu thế tất yếu
và đã đạt một số nhiều thành công nhất định. Theo
số liệu thống kê, năm 2015 doanh số mua bán trực
tuyến của Việt Nam năm 2015 đạt 4 tỷ USD. Các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua
cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược kinh doanh
mới, trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại
thông minh được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động.
Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội thương
mại điện tử Việt Nam với kỳ vọng thu được 30 triệu
USD mỗi năm từ thị trường này. Alibaba và eBay
cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức,
trong khi Amazon và Rakuten đang tiến hành thiết
lập quan hệ đối tác và mua cổ phần của các hãng
thương mại điện tử Việt Nam. Trong nước, số lượng
các công ty tham gia lĩnh vực này đã gặt hái được
thành công như: Lazada.vn, Zalora.vn, Vatgia.com,
VCCorp, chodientu.vn, Mekong.com .v.v.
Hy vọng trong thời gian tới các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ tận dụng tốt những ưu thế khi Việt Nam
gia nhập AFTA và chính thức được triển khai hiệp
định TPP để phát triển mạnh các hoạt động kinh
doanh điện tử đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của đất nước và cung cấp các dịch vụ
kinh doanh tiện lợi cho khách hàng. Tác giả tin chắc
rằng, với những lợi thế đó các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ ngày càng thành công thông qua hoạt động
kinh doanh điện tử./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ms. Richa Devgun, Dr. Parul Agarwal, A study on E-marketing – It ‘s Impact on Consumers in
Ajmer, Rajathan, India Journal of Applied Research, Vol.4, May, 2014.
[2]. “Search Engine Optimization (SEO)”, Google.
[3].
[4]. “Display Advertising”, Marketing Land. Retrieved 25 October 2014.
[5]. Buying, Media, “Facebook and Twitter Will Take 33% Share of US Digital Display Market by
2017”, eMarketer. Retrieved 26 March 2015.
[6]. Hoelzel, Mark, “The Mobile App-install ad is Driving a Boom in Mobile ad Spend - and not just
among Game Makers”, Business Insider. Business Insider. Retrieved 23 May2015.
[7]. https://adflex.vn/tin-tuc/thi-truong-quang-cao-tren-di-dong-tai-viet-nam-khoi-sac.html
[8]. https://en.wikipedia.org/wiki/Email_marketing
[9]. Why Email Marketing is King, Harvard Business Review (21 August 2012)
[10].
[11].
[12].
TMDT.html
RESEARCH APPLICATION OF ONLINE MARKETING
ON BUSSINESS FIELDS IN VIETNAM CURRENT CONTEXT
Abstract:
Online marketing is a strategy to promote products and services from businesses to consumer quickly
and efficiently through the application of computer network technology and e-commerce. Online marketing
activities with many marketing tools than traditional marketing channels through additional mechanisms
and marketing support is available on the Internet. This paper points out the important features of online
marketing for business enterprises in the competitive trends of the modern information society.
Keywords: Marketing online, website, email marketing, mobile marketing, display advertising, SEO, SEM,
affiliate marketing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_tiep_thi_truc_tuyen_vao_linh_vuc_kinh_do.pdf