Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu hệ sinh
thái rừng tràm này thành một khu DLST. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một
chiến lược phát triển hợp lý trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng
như cần có sự đồng bộ về quản lý nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng khu rừng tràm sau khi đã
trở thành một khu DLST.
Do đó, trước mắt cần phải đạt được các mục tiêu sau:
(1) Đánh giá tiềm năng, thách thức và cơ hội trong việc khai thác khu rừng Tràm Trà
Sư nhằm phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng các giải pháp quản lý đồng bộ khu rừng Tràm
Trà Sư thành khu du lịch sinh thái bền vững.
(2) Xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái với tiêu chí phát huy những giá
trị đặc trưng của hệ sinh thái rừng Tràm Trà Sư nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi,
thưởng ngoạn, giải trí của khách du lịch và tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cư địa
phương.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu và định hướng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm trà sư study and orientate ecotourism development at Tra Su forest, An Giang province, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
STUDY AND ORIENTATE ECOTOURISM DEVELOPMENT
AT TRA SU FOREST, AN GIANG PROVINCE
Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hà Vy, Bùi Xuân An
Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 08.3722.0291 E-mail: quoctuan@hcmuaf.edu.vn
ABSTRACT
In developing society, relaxing desire, entertainment of people is neccessary in clean
and safe environment. Therefore, ecotourism has been appeared to create natural ambient with
landscapes and creatures to serve people’s needs after their hard working days. Ecotourism is
also a sustainable developing model by exploiting available resources to satisfy local
communities lasting many generations but not damaging the environment. Tra Su forest is
special planted one with high animal and plant biodiversity. It produce a mild climate region
and peaceful atmosphere. It is considered as a place to develop ecotourism. Tra Su forest is
also a connector of famous tourist points in An Giang province and a ideal stopping point for
tourists on the way of traveling to Mekong delta.
TÓM TẮT
Trong xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi, được giải trí của người dân trong một
môi trường trong lành là một điều cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một
không gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hoà để phục vụ nhu cầu nghỉ
dưỡng của người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô
hình phát triển bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời
sống của người dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi
trường. Rừng tràm Trà sư là một vùng rừng trồng đặc dụng với đầy đủ hệ sinh vật và cảnh
quan phong phú, tạo nên một vùng tiểu khí hậu ôn hoà và bầu không khí trong lành. Đây là
một địa điểm thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Rừng tràm Trà sư còn là nơi kết nối các
điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, nên cũng được xem là trạm dừng chân lý tưởng của
du khách trong tuyến du lịch về vùng sông nước.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Nhiều cơ quan ban
ngành đã và đang xây dựng các dự án về DLST cho một số vườn Quốc Gia như Cúc Phương,
Bạch Mã, Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Phú Quốc. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít công trình
nghiên cứu nào mang tính học thuật chuyên sâu về DLST mặc dù nhu cầu trong nước rất
nhiều, các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành khá nhiều văn bản cho công tác này. Việc
phát triển DLST ở Việt Nam vẫn còn mang tính đơn lẽ và bột phát, tiềm năng khai thác và
phát triển DLST trong những năm vừa qua chưa cao.
Vai trò của DLST là không giới hạn nhưng các mạo hiểm của DLST sẽ rất nhiều nếu
chúng ta không tiếp cận một cách tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận, hướng chỉ đạo và
luật lệ nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sẽ không thể có DLST nếu
như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để thưởng thức.
Chính vì vậy, đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng là một yêu cầu thiết yếu để quy hoạch,
sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững DLST tại Việt Nam.
Rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực Thất Sơn hùng vĩ, thuộc xã Văn Giáo huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây đang là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài
nước đến tham quan và nghiên cứu khoa học...(Đất Mũi Online). Với diện tích rộng 845 ha, có
sự tồn tại của nhiều loài động thực vật quý hiếm và vẫn còn mang tính hoang dã đã làm cho
2
rừng tràm Trà Sư có một đặc tính rất riêng của hệ sinh thái đất ngập nước tại đồng bằng sông
Cửu Long.
Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu hệ sinh
thái rừng tràm này thành một khu DLST. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một
nghiên cứu mang tính chuyên sâu, một đánh giá tác động có giá trị sử dụng trong quá trình khai
thác và sử dụng, cũng như có sự đồng bộ về quản lý nhằm khai thác hiệu quả khu rừng tràm
sau khi đã trở thành một khu DLST.
2. TỒNG QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
Vị trí địa lý
Rừng tràm Trà Sư diện tích 845 ha, nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên,
tỉnh An Giang, cách sông MêKong 15km về phía đông bắc và cách Campuchia 10km về phía
Tây Bắc.
Điều kiện khí hậu tỉnh An Giang
An Giang nằm trong khoảng vĩ tuyến 10 - 11° Bắc, nằm gần với xích đạo, nên các quá
trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Nguồn: UBND Tỉnh An Giang
3
Hình 1.2. Cổng vào Khu du lịch sinh thái
Hình 1.3. Các phân khu chức năng, quy định và cảnh báo
Đặc điểm dân cư
Dân cư sống quanh rừng là đồng bào người Khmer và Kinh.
Ngành nghề sinh sống: thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer,
nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, nuôi mật ong
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên thiên nhiên
Cảnh quan: Hệ sinh thái đất ngập nước
4
Hình 1.4. Rừng Tràm
Hình 1.5. Sân cò
Hệ động thực vật:
Hệ động vật ở Trà Sư có 11 loài thú (6 họ, 4 bộ), 70 loài chim (31 họ, 3 bộ), trong đó
có 2 loài quý hiếm là cò lạo (Mycteria leucocephala) và cò rắn được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam. Là vùng đất rừng ngập nước, Trà Sư có đến 20 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 23 loài cá.
Trong đó nhóm cá cư trú quanh năm (gọi là cá đen) có 10 loài. Nhóm cá này chịu được nước
phèn khắc nghiệt, sinh sản tại chỗ. Bên cạnh đó có 13 loài xuất hiện theo mùa gọi lũ gọi là cá
trắng.
Chim: 70 loài thuộc 13 bộ và 3 họ, có 2 loài chim quý hiếm là cò Ấn Độ và cò rắn.
Tài nguyên thủy sản có 23 loài cá, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và nguy cơ
bị đe dọa tuyệt chủng là cá còm và trê trắng.
Hệ thực vật đã bao gồm: 140 loài, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài
cây dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh, đặc biệt có nhiều loài thuốc nam với nhiều cây
thuốc bổ và có giá trị, 22 loài cây cảnh, 9 loài cây ăn quả...
Nguồn:
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Lưu trú và ăn uống: Không có cơ sở lưu trú ngoài trụ sở của Trạm kiểm lâm.
Một khu ẩm thực ở khu trung tâm, sức chứa 30 người
Ẩm thực: các món đặc sản miền Tây Nam Bộ
Vận chuyển du lịch:
5
Xuồng máy có 6 chiếc, trong đó: 2 xuồng loại lớn (dùng cho 15 người), 2 xuồng loại
nhỏ (dùng cho 6 – 8 người), 2 xuồng loại trung (dùng cho 4 – 6 người), và xuồng chèo tay có
8 chiếc, sức chứa 5 người/1 xuồng.
Cơ sở vật chất phục vụ tham quan
Đài quan sát dơi: 01
Đài quan sát cò: 01
Ngoài ra có các trạm nghỉ dừng chân nhưng phân bố không hợp lý, tập trung chủ yếu ở
khu trung tâm
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu:
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để
đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du
lịch.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn nghiên cứu, lượng thông
tin thu thập đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao.
Tiến hành khảo sát 2 đợt:
Đợt 1: Khảo sát các điểm du lịch lân cận rừng Tràm Trà Sự, An Giang để thiết kế
chương trình du lịch trong vùng.
Đợt 2: khảo sát các tài nguyên du lịch tại rừng Tràm Trà Sư: tài nguyên tự nhiên, cơ sở
vật chất phục vụ Du lịch để phát triển du lịch tương ứng với tiềm năng.
Phương pháp phân tích SWOT
(S: Strenghts, W: Weakness, O: Opportunities, T: Threats)
Phân tích những ưu khuyết điểm bên trong và những đe dọa, thuận lợi bên ngoài.
Phối hợp các chiến lược:
Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội
Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách
Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những định hướng phát triển và các
quyết định mang tính khả thi. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm nhân viên và cán bộ
quản lý rừng Tràm Trà Sư. Các chuyên gia hoạt động trong ngành du lịch sinh thái của
các tổ chức du lịch và dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh và Tỉnh An Giang.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Du lịch sinh thái tại Việt Nam
Theo IUCN : “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các
điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hóa tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những
tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo lợi ích cho những người dân địa phương
tham gia tích cực”.
Các mô hình Du lịch sinh thái đã thành công tại Việt Nam:
6
Hiện tại ở Việt Nam, VQG Cúc Phương, VQG Bạch Mã là các Vườn Quốc thành công
trong việc tổ chức các chương trình Du lịch sinh thái đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa
phương.
Du lịch sinh thái tại VQG Bạch Mã được tổ chức theo mô hình đường mòn diễn giải:
1. Đường mòn trĩ sao
2. Đường mòn thác Đỗ Quyên
3. Đường mòn thác Ngũ Hồ
4. Đường mòn khám phá thiên nhiên
5. Đường mòn đỉnh Bạch Mã
6. Tuyến tham quan làng Khe Su
(Nguồn:
Du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương được tổ chức theo mô hình tuyến du lịch theo
chuyên đề:
1.Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương
2.Tuyến tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương
3. Tuyến tìm hiểu văn hoá Cúc Phương
4. Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương
(Nguồn:
4.2. Định hướng phát triển Du lịch sinh thái tại rừng Tràm Trà Sư
Tích hợp các giải pháp chiến luợc
Các giải pháp ưu tiên hàng đầu
1. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước
bằng cách định hướng phát triển chương trình du lịch hợp lý, không vượt quá giới hạn
sinh thái.
2. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với nâng cao đời sống nhân dân tại địa
phương. Tồ chức loại hình du lịch có sự tham gia của người dân tạo sản phẩm du lịch
mang tính dân tộc vùng miền đặc trưng.
Các giải pháp ưu tiên tiếp theo
1. Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, cách thức quảng bá du lịch (có trang web riêng
giới thiệu rừng Tràm, prochure, tham gia các hội chợ về du lịch,...) hiểu biết tâm lý du
khách, văn hóa du lịch, đặc biệt là nắm vững các quy luật về sinh thái học, đảm bảo du
lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái, hệ động thực vật...
2. Chuẩn bị trang thiết bị cứu hộ và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, trang bị đầy đủ áo
phao và sử dụng áo phao trong vận chuyển du khách... tạo điểm đến an toàn cho du
khách
Chương trình du lịch Tp. Hồ Chí Minh – An Giang
Chủ đề : Về miền sông nước
2 ngày 1 đêm – đi về bằng ô tô
Ngày 01: Khám phá truyền thuyết miếu Bà và Núi Sam
5h00 Đón khách tại điểm hẹn
5h30 Xuất phát đi An Giang
7h30 Ăn sáng tại MeKong Rest Stop, tham quan và nghỉ ngơi
8h30 Đoàn tiếp tục hành trình về thị xã Châu Đốc
12h30 Ăn trưa tại thị xã Châu Đốc
Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi
14h Bắt đầu tham quan các điểm:
Miếu Bà Chúa Xứ
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Chùa Tây An
7
17h Về lại khách sạn, nghỉ ngơi
18h30 Dùng cơm tối tại khách sạn
19h30 đến 21h30 Mua sắm và sinh hoạt tự do
Ngày 02: Ấn tượng Rừng Tràm
7h00 Trả phòng khách sạn
Ăn sáng
8h30 Khởi hành tham quan rừng Trà Sư, huyện Tịnh Biên:
Du khách được chèo xuồng ngắm quan cảnh miền Tây sông
nước, hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng.
Tham quan rừng Tràm, quan sát chim, cò...
11h00 Khởi hành đến khu di tích Núi Cấm dùng cơm trưa, nghỉ ngơi
14h00 Khởi hành về lại Tp. Hồ Chí Minh.
17h30 17h30: Ăn tối tại Tp. Long Xuyên
21h30 dự kiến) Trả khách tại điểm đón
Tạm biệt đoàn và hẹn gặp lại
Chương trình du lịch tại rừng Tràm Trà Sư (1 ngày)
Tour dành cho đoàn ít người, khách nước ngoài, đến rừng Tràm tham quan hoặc nghiên cứu.
Đối với đoàn khách nghiên cứu:
8h00 Đón khách tại Rừng Tràm
8h30 Hướng dẫn nghiên cứu theo yêu cầu của đoàn
12h00 Dùng cơm trưa với các món đặc sản miền Tây
13h30 Tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu theo yêu cầu của đoàn
18h00 Kết thúc
Đối với đoàn khách tham quan trải nghiệm
Chủ đề: Một ngày làm nông dân miền Tây Nam Bộ
8h00 Đón khách tại Rừng Tràm
8h30 Cùng tham gia các hoạt động của người dân: câu cá, trồng lúa, thu hoạch
rau màu, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
12h00 Dùng cơm trưa chế biến từ các sản phẩm thu hoạch của buổi sáng
13h30 Bắt đầu tham quan rừng Tràm
Chèo xuồng ngắm quan cảnh, ngắm chim, cò, sen, súng....
18h00 Kết thúc
4.2. Định hướng các chương trình hành động cụ thể
Tập huấn nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển DLST
Để triển khai thực hiện các chương trình Du lịch, cần có đội ngũ phục vụ phát triển
DLST, cụ thể như bảng sau:
Bảng: Cơ cấu nhân sự dự kiến điều hành chương trình DLST tại rừng Tràm
Bộ phận Số
lượng
Chức năng Ghi chú
Ban quản lý 02 Quản lý, điều hành hoạt động của Khu
du lịch.
8
Tổ hành
chính
03 Phòng chức năng trong hệ thống tổ
chức của Khu du lịch. Phòng có hai
chức năng là quản trị nguồn nhân lực
và quản trị hành chính.
Tổ hành chính cần
phân công bộ phận
tiếp dân (01 người).
Tồ kế toán 02 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trong hệ
thống tổ chức của KDL, chịu sự quản
lý trực tiếp của Trưởng ban quản lý
KDL. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán
theo qui định của Nhà nước. đề xuất
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị
và quyết định tài chính cho Ban quản
lý.
giai đoạn bắt đầu
phát triển du lịch sinh
thái có thể do tổ hành
chính kiêm nhiệm
Tổ bán hàng 02 Định hướng chiến lược Sale và
Marketing cho khu du lịch bao gồm
chiến lược kinh doanh, chiến lược giá
cả, xúc tiến tiếp thị, cạnh tranh, chiến
lược thương hiệu sản phẩm và dịch vụ.
Kỹ năng: Hiểu biết về
xúc tiến du lịch, các
hình thức quảng bá
du lịch.
Bộ phận
hướng dẫn
viên
02( tùy
theo sự
phát
triển du
lịch tại
đây, bắt
đầu là
02)
Hướng dẫn cho khách trước khi bắt đầu
tham quan: cung cấp thông tin qua
prochure. Giới thiệu văn hóa, tập quán
sinh hoạt tại địa phương tránh gây xung
đột văn hóa. Cảnh báo các mối nguy
hiểm đến du khách từ các loại động
thực vật nguy hiểm, phổ biến nội quy
tham quan.
Bộ phận nhà
hàng
tùy
theo sự
phát
triển
DLST
Tổ chức việc chế biến các món ăn theo
đơn đặt hàng của du khách đúng với số
lượng, chất lượng. Hội họp với ban
quản lý và các bộ phận liên quan đến
kinh doanh Ẩm thực.
Phân khu chức năng
Các khu hiện có: Sân chim
Sân dơi
Khu câu cá
Khu trung tâm
Các Khu chức năng cần xây dựng hoặc nâng cấp
Bảng: Xây dựng các phân khu chức năng
Phân khu Vị trí Cách bố trí, Chức năng Ghi chú
Khu trưng bày
và Trung tâm
du khách
Gần trụ sở
của Trạm
kiểm lâm (
hiện tại)
Nơi làm việc của bộ phận văn phòng (các
phòng ban nêu trên trừ bộ phận nhà hàng).
Phòng trưng bày hình ảnh hoạt động của Khu
du lịch.
Trạm trung chuyển du khách trước khi bắt đầu
vào rừng tham quan.
Phân khu nhà
hàng + nhà vệ
Xây dựng
tại Khu
Phục vụ các buổi ăn chính, sức chứa 200
khách. Xây dựng theo kiểu các tum hiện nay,
Kết hợp dân
ca địa
9
sinh trung tâm thiết kế 2 dãy dọc đường mòn, mỗi dãy 10 tum
(sức chứa: 10 người/ 1tum)
phương... sau
khi dùng cơm
Trạm dừng
chân, ghế đá,
thùng rác
Xây dọc
các tuyến
đi bộ và
xe đạp, xe
máy
Trạm dừng chân: 1km xây 1 trạm, có phục vụ
nước uống.
Thùng rác: 500m đặt 1 thùng rác
Ghế đá+xích đu...bố trí đối diện thùng rác.Nơi
giúp du khách nghỉ ngơi.
Khu trưng bày,
bán các sản
phẩm hàng lưu
niệm
Gần trung
tâm Du
khách (
mới)
Giới thiệu các nét đặc trưng của Văn hóa địa
phương, tăng sự phong phú của loại hình du
lịch. Có thể là trưng bày hàng thủ công mỹ
nghệ, dệt thổ cẩm...(ngành nghề tại địa
phương).
Các Tuyến Du lịch
Tuyến quan sát dơi, câu cá (mùa mưa và mùa khô)
Phương tiện: đi bộ, xe đạp hoặc xe máy
Lộ trình (mùa mưa):
Bắt đầu từ chốt kiểm lâm Æ đi dọc theo kênh đê bao ngạn tây về vị trí 003 sau đó
chuyển hướng vào kênh khoảng số 1 (ở khu vực 1 a) cho tác ráng vào phân khu c, d để ngắm
dơi và cò. -Æ sau đó quay ngược trở ra kênh khoảng số 1 chạy đến ngã tư tiếp giáp với kênh
nhơn thới quẹo phải về tháp Canh ( khu vực ăn, uống) Æ chạy tiếp đến kênh phân khoảng
số 2 Æ kênh phân khoảng số 5 Æ kênh đê bao ngạn Nam quay trở về chốt kiểm lâm
Lộ trình (mùa khô):
Bắt đầu từ chốt kiểm lâm đưa đoàn đến vị trí (004 -005) Bằng xe máy or xe điện
chuyên dụng nếu có ( 8 -10 khách) Æ chèo theo kênh ngạn Tây Æ Kênh khoảng số 1 Æ vào
khu vực (1A) phân khu c,d quan sát dơi và các loài động ( đi bộ) Ælên thuyền chèo đến kênh
nhơn thới tập trung ở khu vực trung tâm ăn uống , lên tháp canh quan sát, ( lên xe đạp ,xe máy
, xe điện quay trở về trạm kiểm lâm.
Mô tả tuyến:
Thời điểm tham quan tốt nhất là buổi sáng, tuyến du lịch này mang đến cho du khách
những trải nghiệm thú vị về hoạt động đánh bắt cá của dân địa phương, tham quan, chụp ảnh
và quan sát dơi.
Tuyến sân chim (mùa mưa)
Phương tiện: Xuồng, tác ráng
Lộ trình:
Chuẩn bị xe tại chốt kiếm lâm Æ Chạy theo đường kênh đê bao ngạn tây (003) Dừng
lên tháp canh ngắm chim , khung cảnh xung quanh Æ đến kênh ngạn bắc Æ Đến kênh nhơn
thới Æ Tháp ngắm chim Kv trung tâm (035) Æ đến kênh ngạn Nam về khu vực chốt kiểm
lâm (kết thúc)
Mô tả tuyến:
Thời điểm tham quan tốt nhất là buổi chiều (sau 16h). Tuyến du lịch này mang đến
cho du khách quan cảnh ấn tượng của hệ sinh thái đất ngập nước, cảm giác được du thuyền
ngắm cảnh sông nước, ngắm các thực vật thủy sinh: sen, súng. Sân chim là nơi tuyệt vời để du
khách thả mình cùng thiên nhiên.
Tuyến khám phá thiên nhiên ( mùa mưa và mùa khô)
Phương tiện: tác ráng, xe đạp, xe máy
Lộ trình (mùa mưa):
10
Bắt đầu từ chốt kiểm lâm ( thuyền chèo tay) Æ Chạy theo kênh đê bao ngạn Nam -Æ
kênh khoảng số 5 Æ băng qua khu vực 3b Ækênh khoảng số 2 Æ đến kênh nhơn thới Æ khu
vực tháp ngắm chim Ăn uống Æ Quay về bằng xe đạp đôi, thuyền , đi bộ or xe máy (chốt
kiểm lâm)
Lộ trình (mùa khô):
Chuẩn bị xe tại chốt kiếm lâm Æ Chạy theo đường kênh đê bao ngạn Nam (019) Æ
đến kênh ngạn Đông Æ Đi vào kênh khoảng số 1 (15km/h) Æ kênh nhơn thới ( 035) Ăn
uống tại khu vực trung tâm ( tháp ngắm chim)ÆChạy theo đường kênh đê bao ngạn Nam Æ
về chốt kiểm lâm
Mô tả tuyến:
Tuyến du lịch đưa du khách đến đài quan sát, đến đây du khách có thể thu vào tầm
mắt quan cảnh của rừng Trà Sư. Từ trên cao nhìn xuống, một vùng đất và nước xen kẽ, một
vùng cây cối, một vùng chim, cò...
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu hệ sinh
thái rừng tràm này thành một khu DLST. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một
chiến lược phát triển hợp lý trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cũng
như cần có sự đồng bộ về quản lý nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng khu rừng tràm sau khi đã
trở thành một khu DLST.
Do đó, trước mắt cần phải đạt được các mục tiêu sau:
(1) Đánh giá tiềm năng, thách thức và cơ hội trong việc khai thác khu rừng Tràm Trà
Sư nhằm phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng các giải pháp quản lý đồng bộ khu rừng Tràm
Trà Sư thành khu du lịch sinh thái bền vững.
(2) Xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái với tiêu chí phát huy những giá
trị đặc trưng của hệ sinh thái rừng Tràm Trà Sư nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi,
thưởng ngoạn, giải trí của khách du lịch và tạo thêm việc làm và thu nhập cho dân cư địa
phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư số 99/2006/TT – BNN ngày 06 tháng 11
năm 2006 Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Quy chế quản lý rừng ban hành kèm Quyết
định 186/2006/QĐ – TTg.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm
2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
3. Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha, 2004. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái
ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam.
4. Cục quản lý Vườn quốc gia Hoa Kỳ, 1993. Các nguyên tắc hướng dẫn thiết kế bền vững.
Denver, Colorado, USA.
5. FUNDESO, 2004. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái các khu bảo tồn thiên
nhiên phía Bắc Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, 82 trang.
6. IUCN, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học
quốc tế. Hà Nội, Việt Nam, 120 trang.
7. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006. Du lịch sinh thái. NXB Khoa học Kỹ thuật
8. Lindberg K, Wood ME và Engeldrum D, 2000.Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho cán bộ quy
hoạch và quản lý, tập II. Cục môi trường xuất bản 1-2000.
9. Phạm Công Sơn, 2009. Non nước Việt Nam. Nhà xuất bản Văn Hóa -Thông Tin.
11
10. Phạm Trung Lương, 1999. Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
tại Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, trang 7.
11. Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng II, 2002. Dự án quy hoạch và phát triển du lịch sinh
thái Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
12. Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, 2005. Luật Du lịch số 44/2005/QH11, Quốc hội thông qua
ngày 14/6/2005.
13. Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần I. Động vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 515
trang.
14. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg
ngày 14 tháng 08 năm 2006 V/v ban hành Quy chế quản lý rừng.
15. Trần Văn Thông, 2003. Tổng quan du lịch. NXB Văn Hóa – Thông Tin
16. Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Du Lịch, 2005. Non nước
Việt Nam. NXB Hà Nội.
17. Vũ Ngọc Long, 2006. Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Tây Ninh, Việt Nam.
18. Trần Văn Thông, 2002. Tổng quan du lịch. Đại học dân lập Văn Lang (lưu hành nội bộ), trang
10 – 31.
19. Bùi Thị Hải Yến, 2007. Tuyến điểm du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 403 –
405.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghiencuuvaphattriendulichsinhthairungtram_4535.pdf