Thông qua một cuộc khảo sát bằng câu hỏi,
nghiên cứu này đã xác định được các nguyên nhân
ảnh hưởng đến vấn đề chậm trễ của các dự án xây
dựng dân dụng ở Trà Vinh và xếp hạng chúng dựa
trên mức độ ảnh hưởng theo quan điểm của các
bên liên quan trong dự án.
Qua kết quả nghiên cứu này, một nhận xét có
thể rút ra là hầu hết các yếu tố hàng đầu gây chậm
trễ ở các dự án xây dựng dân dụng Hình 1 đều
thuộc nhóm yếu tố con người, thiết bị, vật tư, điều
kiện thời tiết và bởi yếu tố dân tộc. Cần tăng cường
năng lực của đội ngũ quản lý, đội ngũ kỹ sư đang
trực tiếp tham gia trong ngành là điều cần thiết và
cấp bách. Cần nghiên cứu đánh giá kỹ tính khả
thi của dự án trước khi tiến hành đầu tư. Dự trù
nguồn tài chính cần thiết để không bị động khi
thực hiện dự án là cần thiết.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ những dự án xây dựng dân dụng tại Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa hoïc Coâng ngheä 23
Số 14, tháng 6/2014 23
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG GÂY CHẬM TRỄ
NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TRÀ VINH
Researching and analyzing causes for the delay of civil construction Projects in Tra Vinh
Tóm tắt
Chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng là thường xuyên xảy ra dẫn đến nhiều tổn thất về mặt kinh
tế và xã hội. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ
dự án xây dựng để báo cáo cho các bên liên quan khi thực hiện dự án biết nhằm giảm thiểu việc chậm
trễ tiến độ dự án xây dựng. Tác giả nghiên cứu, tổng hợp tất cả 70 nguyên nhân được lập thành bảng
và gửi đi khảo sát các chuyên gia, kỹ sư, những nhà quản lí có kinh nghiệm lâu năm để lấy ý kiến. Tổng
hợp và phân tích cuối cùng xác định được 13 nguyên nhân ảnh hưởng chính gây chậm trễ dự án xây
dựng dân dụng ở Trà Vinh.
Từ khoá: chậm trễ, dự án xây dựng, xây dựng dân dụng, nguyên nhân.
Abstract
The frequent delay in the implementing process of construction projects leads to social and economic
losses. Therefore, the objective of this study is to determine the causes for the delay of the construction
projects to report stakeholders, thereby mitigating its delay when the projects are implemented. The
paper summarizes 70 causes which are sent to experienced experts, engineers, managers for the survey.
Finally, 13 core causes are identified for the delay of the civil construction projects in Tra Vinh.
Keywords: delay, construction project, civil engineering, cause.
1. Đặt vấn đề1
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Trà
Vinh phát triển kéo theo nhu cầu đầu tư xây dựng
tăng cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, sẽ là
quá xa xỉ khi nói đến dự án này hay dự án kia đảm
bảo tiến độ. Thực tế cho thấy tại Trà Vinh hầu hết
các dự án đều bị chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư cũng như khả năng cạnh tranh.
Hoàn thành dự án xây dựng dân dụng đúng tiến
độ là yếu tố để đánh giá một dự án thành công và
công tác quản lý dự án thành công. Quản lý dự án
là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch
định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khía cạnh của
một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia
vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của
dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và
khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói cách khác,
quản lý dự án là công việc áp dụng các chức năng
và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời dự án
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Đối với dự
án xây dựng dân dụng có đặc điểm phức tạp và rất
nhiều bên liên quan trong dự án cũng như cần sử
dụng một nguồn nhân lực và tài chính rất lớn để
hoàn thành thì công tác quản lý càng gặp nhiều
khó khăn hơn.
1 Thạc sĩ, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến dự án bị chậm trễ
so với dự trù ban đầu, từ đó làm giảm hiệu quả khi
đưa dự án vào hoạt động hoặc thậm chí còn làm
cho dự án bị thất bại. Đây là những vấn đề khó
khăn thường gặp không chỉ ở Trà Vinh mà ở các
khu vực khác đặc biệt là các khu vực đang phát
triển. Hậu quả là, Nhà nước đã bị thất thoát tiền,
mục tiêu ban đầu của dự án đã mất đi ý nghĩa của
nó, các nhà đầu tư không đạt được mục tiêu kinh
doanh, thậm chí đối với dự án quốc gia còn gây
mất lòng tin của người dân.
Có nhiều lý do đã được nêu ra để biện hộ cho
thực trạng này. Tuy nhiên, cần đi sâu nghiên cứu
và phân tích để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng thực
sự của vấn đề là một cấp thiết hiện nay.
2. Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu
Sadi A. Assaf, Sadiq Al-Hejji (2005) các
nguyên nhân chậm trễ trong dự án xây dựng lớn tại
Saudi Arabia xác định được 73 nguyên nhân gây
chậm trễ dự án xây dựng.
Murali Sambasivan, Yau Wen Soon (2006)
nghiên cứu các nguyên nhân và ảnh hưởng của
sự chậm trễ công trình xây dựng công nghiệp tại
Malaysia. Tác giả đã hợp nhất lại gần với nhau và
Huỳnh Văn Hiệp1
Khoa hoïc Coâng ngheä24
Số 14, tháng 6/2014 24
phân tích ảnh hưởng vào trong nguyên nhân gây
chậm trễ. Cuối cùng xác định được 28 nguyên
nhân và sáu ảnh hưởng gây chậm trễ dự án.
Lê Hoài Long (2004) đã xác định được sự chậm
trễ và vượt chi phí, những dự án xây dựng lớn được
nghiên cứu tại Việt Nam. Liên quan đến vấn đề
này, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Kế hoạch
và Đầu tư nhìn nhận chậm trễ và vượt chi phí dự án
xây dựng như là vấn đề đau đầu lớn nhất hiện nay.
Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2010) đã
khảo sát và phân tích trên 200 dự án xây dựng để
xác định các nhân tố liên quan đến tài chính gây
chậm trễ dự án xây dựng. Cuối cùng xác định được
bốn nhân tố liên quan đó là: thanh toán trễ hạn,
quản lí dòng ngân lưu kém, tính không ổn định của
thị trường tài chính và thiếu nguồn tài chính.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tham khảo những nghiên cứu có liên
quan về vấn đề chậm trễ của dự án xây dựng và căn
cứ vào tình hình thực tế tại địa phương sau đó chọn
ra những nguyên nhân ảnh hưởng phù hợp với loại
dự án xây dựng dân dụng tại Trà Vinh làm thành
bảng câu hỏi liệt kê. Phỏng vấn những chuyên gia
có kinh nghiệm trong thực hiện, quản lý dự án xây
dựng để rút ra những nguyên nhân chính nhằm
thiết kế bảng câu hỏi.
Bước 2: Từ những nguyên nhân ảnh hưởng
chính được rút ra từ bước 1, thiết kế bảng câu hỏi
để thực hiện gửi đi phỏng vấn.
Bước 3: Tiến hành phát bảng câu hỏi thiết kế ở
bước 2 cho những chuyên gia là các Trưởng, Phó
phòng của Phòng Công thương các huyện, Ban
quản lí dự án các huyện và thành phố, các công
ty tư vấn xây dựng, những người chuyên làm thiết
kế, chỉ huy trưởng, giám sát, quản lí dự án, những
người này có thâm niên trong lĩnh vực xây dựng
có kinh nghiệm về dự án xây dựng dân dụng tại
Trà Vinh.
Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện phân tích
thống kê mô tả nhằm xếp hạng các nguyên nhân
ảnh hưởng.
Bước 5: Phân tích và đưa ra các khuyến nghị
những nguyên nhân ảnh hưởng gây trậm trễ của dự
án xây dựng dân dụng.
3.2. Thu thập số liệu
Để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng gây
chậm trễ ở các dự án xây dựng dân dụng tại Trà
Vinh, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu
thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi. Để thiết kế được
bảng câu hỏi tác giả đã tham khảo hàng loạt các
nghiên cứu trước đây, tạp chí khoa học, thông tin
báo chí có nội dung liên quan, tình hình thực tế
tại địa phương và đúc kết lại, cuối cùng bảng câu
hỏi đã được lập. Kết quả là có 70 nguyên nhân
đã được lập trong bảng câu hỏi. Trong đó, những
nguyên nhân ảnh hưởng được đánh giá theo thang
cụ thể như sau: ‘0’ = không đáng kể, ‘1’ = đáng kể
ít, ‘2’ = đáng kể vừa, ‘3’= đáng kể cao, ‘4’= cực
kì đáng kể.
Tổng số 100 câu hỏi đã được gửi đến các cá
nhân để xác định bằng cách đánh dấu x vào bảng
câu hỏi. Cuối cùng thu lại 93 câu hỏi (tỷ lệ đạt
93%). Sau khi đã tập hợp lại, sàng lọc và loại bỏ
những bảng câu hỏi không phù hợp, thiếu thông
tin, cuối cùng 78 bảng câu hỏi hợp lệ (tỷ lệ đạt
83.87%) đã được sử dụng cho phân tích bảng 1.
3.3. Tổng hợp và phân tích số liệu
Để phân tích số liệu thì ta có :
trong đó:
I chỉ số phân tích
i số người chọn
n là tổng số người bình chọn
Sau khi tổng hợp tính toán, ta có kết quả theo
Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Xếp hạng các nguyên nhân gây chậm trễ
Stt Nguyên nhân
Không
đáng kể
“0”
Đáng
kể ít
“1”
Đáng
kể vừa
‘2”
Đáng
kể cao
“3”
Cực kì
đáng kể
“4”
1
Chủ đầu tư chậm trả tiền cho các bên liên
quan khi hoàn thành công việc
0.154 0.295 0.167 0.077 0.308
2 Tài chính bị lạm phát 0.269 0.218 0.205 0.231 0.077
3 Thiết bị thi công của nhà thầu đã lỗi thời 0.051 0.385 0.333 0.218 0.013
4
Sự đền bù, giải tỏa nơi xây dựng không
thỏa đáng
0.154 0.256 0.205 0.269 0.115
Khoa hoïc Coâng ngheä 25
Số 14, tháng 6/2014 25
5
Thiếu quan tâm trong suốt vòng đời của
dự án
0.244 0.321 0.255 0.128 0.051
6 Chậm bàn giao mặt bằng và vị trí xây dựng 0.154 0.385 0.231 0.179 0.051
7 Ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa và xã hội 0.346 0.423 0.167 0.064 0.0
8
Chậm cung cấp thiết bị chuyên dùng cho
nhà thầu như nước, điện và internet
0.359 0.256 0.244 0.141 0.0
9
Khó khăn trong việc dọn dẹp mặt bằng và
vị trí xây dựng
0.179 0.385 0.269 0.128 0.038
10 Sự chậm trễ trong công việc của nhà thầu 0.051 0.244 0.333 0.244 0.128
11 Sự yếu kém của tư vấn giám sát 0.205 0.269 0.192 0.256 0.077
12
Kiểu và cấu trúc quản lí của nhà thầu
không vững chắc
0.141 0.295 0.255 0.218 0.089
13 Tổ chức công trường yếu kém 0.051 0.346 0.244 0.231 0.128
14 Thiết kế hiểu lầm yêu cầu của Chủ đầu tư 0.321 0.218 0.231 0.154 0.077
15 Lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lí 0.064 0.385 0.179 0.256 0.115
16 Có nhiều lỗi trong quá trình thi công 0.064 0.308 0.321 0.218 0.089
17
Xung đột giữa tư vấn giám sát và kỹ sư
thiết kế
0.295 0.410 0.167 0.115 0.013
18 Nhà thầu khắt khe việc làm ngoài giờ 0.385 0.285 0.192 0.115 0.026
19
Thiết kế chậm chỉnh sửa sai sót bản vẽ
theo yêu cầu của Chủ đầu tư
0.256 0.359 0.192 0.154 0.038
20
Tư vấn giám sát quá cứng nhắc, không
mềm dẽo và linh hoạt
0.282 0.372 0.205 0.102 0.038
21 Chậm trễ trong đấu thầu và chọn nhà thầu 0.141 0.487 0.269 0.064 0.038
22
Thiết bị thi công thường xuyên bị hư
hỏng và sửa chữa
0.077 0.359 0.333 0.205 0.026
23 Chờ thời gian dài cho việc thẩm tra 0.167 0.397 0.282 0.128 0.026
24 Chờ thời gian dài cho việc kiểm định 0.205 0.436 0.205 0.128 0.026
25
Thiếu công nhân làm việc trong những
ngày chủ nhật, lễ và ngày Tết của dân tộc
0.115 0.423 0.154 0.192 0.115
26
Chờ thời gian dài cho việc kiểm tra mẫu
vật liệu xây dựng đầu vào
0.231 0.385 0.256 0.089 0.039
27 Quản lí hợp đồng không chặt chẽ 0.205 0.397 0.192 0.192 0.013
28 Giám sát quá chậm và lâu ra quyết định 0.192 0.320 0.308 0.154 0.026
29
Tư vấn giám sát không thống nhất ý kiến
với nhau
0.218 0.436 0.218 0.115 0.013
30 Thiếu tư vấn giám sát có kinh nghiệm 0.218 0.308 0.205 0.218 0.051
31 Yếu kém của nhân viên Ban quản lí dự án 0.179 0.423 0.154 0.167 0.077
32
Chủ đầu tư chậm trễ cung cấp thông tin
cho thiết kế
0.218 0.346 0.256 0.154 0.026
33 Thiếu đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm 0.167 0.346 0.295 0.154 0.038
34
Nhiều lỗi và không nhất quán trong bản
vẽ thiết kế
0.218 0.333 0.231 0.154 0.064
35 Thiết kế không phù hợp với thực tế 0.141 0.397 0.192 0.205 0.064
36
Chậm trao đổi thông tin giữa các thành
viên trong dự án
0.231 0.397 0.231 0.102 0.038
Khoa hoïc Coâng ngheä26
Số 14, tháng 6/2014 26
37
Thiếu trao đổi thông tin giữa tư vấn và
nhà thầu thi công
0.128 0.385 0.295 0.154 0.038
38
Khả năng tài chính của nhà thầu không
đáp ứng được yêu cầu thi công
0.128 0.269 0.192 0.231 0.179
39 Thiếu thiết bị và vật tư 0.154 0.295 0.218 0.205 0.128
40 Thường xuyên thay đổi chủng loại vật tư 0.154 0.372 0.231 0.205 0.038
41
Khó khăn trong việc lập hợp đồng cho
công việc phát sinh
0.154 0.269 0.231 0.269 0.077
42
Thẩm tra bản vẽ thiết kế còn sai sót và
chậm
0.179 0.436 0.179 0.154 0.051
43
Chậm trễ trong nhập khẩu mặt hàng riêng
biệt từ các nước khác
0.141 0.372 0.256 0.115 0.115
44 Chất lượng vật tư không tốt 0.128 0.346 0.218 0.269 0.038
45 Vật tư thường xuyên tăng giá 0.064 0.295 0.359 0.205 0.077
46
Công nhân vận hành máy thi công thiếu
kỹ năng
0.167 0.231 0.346 0.231 0.026
47 Chậm phân phát thiết bị và vật tư 0.128 0.333 0.346 0.154 0.038
48 Thiếu công nhân lao động có tay nghề cao 0.077 0.256 0.320 0.256 0.102
49 Ảnh hưởng của thời tiết 0.141 0.320 0.282 0.141 0.115
50
Có quá nhiều công việc phát sinh do chủ
đầu tư yêu cầu
0.167 0.256 0.346 0.205 0.024
51
Lỗi và không nhất quán trong hợp đồng
thi công
0.167 0.372 0.269 0.179 0.013
52
Chậm trễ trong nghiệm thu công việc đã
hoàn thành
0.231 0.359 0.231 0.167 0.013
53 Xung đột giữa nhà thầu và tư vấn giám sát 0.295 0.385 0.218 0.064 0.038
54 Nhà thầu không hợp tác với chủ đầu tư 0.346 0.295 0.128 0.192 0.038
55 Chủ đầu tư chậm ra quyết định 0.308 0.308 0.243 0.128 0.013
56
Thiết kế không sưu tầm dữ liệu và khảo
sát trước khi thiết kế
0.218 0.410 0.179 0.154 0.038
57
Thiếu trao đổi giữa chủ đầu tư và thiết kế
trong giai đoạn thiết kế
0.256 0.397 0.192 0.128 0.024
58
Khó khăn khi đến chính quyền, cơ quan
công quyền
0.218 0.372 0.218 0.128 0.064
59
Không dùng tiền để thưởng cho nhà thầu
thi công để khích lệ nhà thầu hoàn thành
công việc trước thời hạn.
0.474 0.167 0.192 0.102 0.064
60
Thay đổi thiết kế bởi chủ đầu tư trong
quá trình thi công
0.167 0.372 0.282 0.167 0.013
61 Lỗi trong khảo sát địa chất công trình 0.282 0.260 0.128 0.205 0.115
62
Ảnh hưởng mực nước ngầm bị nhiễm
mặn, đất yếu tại vị trí xây dựng
0.128 0.372 0.218 0.167 0.026
63 Dự toán, các khoản dự trù thiếu chính xác 0.218 0.372 0.167 0.243 0.0
64 Chờ cung cấp mẫu vật liệu 0.269 0.359 0.269 0.051 0.051
65
Xảy ra tai nạn lao động trong quá trình
thi công
0.205 0.359 0.103 0.167 0.167
66
Chủ đầu tư chậm chấp thuận bản vẽ thiết
kế và mẫu vật liệu
0.218 0.320 0.231 0.205 0.026
Khoa hoïc Coâng ngheä 27
Số 14, tháng 6/2014 27
67
Nhà thầu thi công chậm trả tiền cho công
nhân lao động
0.115 0.218 0.295 0.244 0.129
68 Thay đổi mục tiêu của dự án so với ban đầu 0.256 0.231 0.231 0.218 0.064
69 Chậm thiết kế 0.269 0.359 0.269 0.077 0.026
70 Vị trí xây dựng bị ô nhiễm và ồn 0.346 0.346 0.167 0.115 0.026
4. Kết quả
Do tình hình phát triển kinh tế xã hội và khoa
học kỹ thuật của đất nước, kéo theo sự hình thành
nhất định của các dự án xây dựng cho nên ở mỗi
giai đoạn lịch sử cũng khác nhau do nhiều nguyên
nhân gây ra. Trong tình hình hiện nay tại Trà Vinh,
có các nguyên nhân chính gây ra cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư chậm trả tiền cho các bên liên
quan khi hoàn thành công việc (0,308)
Trong tình hình kinh tế hiện nay, các công ty tư
vấn xây dựng rất cần nguồn vốn để chi trả cho các
khoản đã thực hiện. Nhưng chủ đầu tư chậm trả
tiền cho các công ty cho nên công ty sẽ không thực
hiện công việc của dự án dẫn đến dự án chậm trễ.
- Sự đền bù, giải tỏa nơi xây dựng không thỏa
đáng (0.115)
Nhà thầu thi công rất cần mặt bằng để thực hiện
dự án xây dựng. Tuy nhiên, khi thực hiện thì chủ
đầu tư chưa giao mặt bằng xây dựng. Nguyên nhân
là do sự chậm trễ trong đền bù giải toả. Đặc biệt là
giá tiền đền bù đất cho người dân chưa thoả đáng
dẫn đến người dân không chịu di dời nhà cửa để có
mặt bằng để Chủ đầu tư giao cho đơn vị thi công.
- Sự chậm trễ trong công việc của nhà thầu
(0.128)
Thực trạng hiện nay các nhà thầu thường xuyên
chậm trễ các công việc của mình. Từ việc sắp xếp
công trình đến tiến hành các công việc không rõ
ràng, dẫn đến chậm trễ các công việc liên quan.
- Tổ chức công trường yếu kém (0.128)
Việc tổ chức công trường rất quan trọng cho
việc tiến hành thi công hay tiến hành các công việc
trên công trường, nhưng hiện nay các nhà thầu tổ
chức công trường rất lộn xộn, không theo qui luật.
Vì thế, khi thực hiện các công việc liên quan rất
khó thực hiện. Như vậy, sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến việc công trình chậm trễ.
- Lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lí
(0.115)
Đối với các dự án xây dựng thì việc lập tiến
độ rất quan trọng. Nó đánh giá sự thành công của
dự án hay thời gian hoàn thành dự án. Việc lập kế
hoạch và tiến độ không hợp lí với mục tiêu dự án
thì dẫn đến dự án dễ thất bại và hoàn thành không
đúng tiến độ.
- Thiếu công nhân làm việc trong những ngày
chủ nhật, lễ và ngày Tết của dân tộc (0.115)
Đối với công trình xây dựng thì công nhân rất
quan trọng vì nó quyết định công trình hoàn thành
hay không. Ở Trà Vinh, có khoảng 30% người dân
tộc Khmer nên có rất nhiều ngày lễ và Tết của dân
tộc trong năm. Nên vào những ngày này, không có
công nhân làm việc trong công trường. Từ đó, nhà
thầu thi công rất khó thực hiện các công việc của
mình. Vì vậy, Nhà thầu làm công việc trên công
trường vào những ngày này rất ít.
- Khả năng tài chính của nhà thầu không đáp
ứng được yêu cầu thi công (0.179)
Tài chính rất quan trọng đối với nhà thầu. Đặc
biệt là lúc công trình thi công những hạng mục mà
rất cần tiền để mua vật tư và để trả tiền cho công nhân
lao động. Cho nên hiện nay tài chính cùa một số
nhà thầu rất ít dẫn đến công trình thi công rất chậm.
- Thiếu thiết bị và vật tư (0.128)
Ngoài con người ra để thi công các hạng mục
công trình xây dựng thì rất cần nhiều thiết bị và
vật tư để thi công. Đặc biệt là những thiết bị tốt và
mới. Nhưng hiện nay các nhà thầu thiếu thiết bị và
vật tư dẫn đến công trình chậm trễ.
- Chậm trễ trong nhập khẩu mặt hàng riêng
biệt từ các nước khác (0.115)
Tỉnh Trà Vinh ở vùng sâu của cả nước nên khi
lắp đặt các mặt hàng hiện đại, tốt mà nhập khẩu từ
các nước khác trên thế giới thì đợi rất lâu vì thủ tục
hành chính và vị trí địa lý.
- Ảnh hưởng của thời tiết (0.115)
Trong việc thi công các công trình, thời tiết
đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, ở Trà Vinh
thường xuyên mưa, gió và bão dẫn đến khó thi
công công trình vào những ngày này.
- Lỗi trong khảo sát địa chất công trình (0.115)
Vấn đề khảo sát địa chất trước khi thiết kế công
Khoa hoïc Coâng ngheä28
Số 14, tháng 6/2014 28
trình rất quan trọng. Nó thể hiện các số liệu chỉ tiêu
cơ lí của đất cũng như các thông số khác để cung
cấp thông tin cho thiết kế. Nếu như khảo sát có
nhiều lỗi và sai dẫn đến sửa đi sửa lại rất nhiều lần
làm chậm quá trình thiết kế.
- Xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thi
công (0.167)
Hiện tại trong công trường, vấn đề tai nạn lao
động ít nhà thầu nào quan tâm, nhưng khi xảy ra tai
nạn thì rất khó giải quyết. Cho nên trong quá trình
thi công nhà thầu rất chủ quan dẫn đến thường
xuyên để xảy ra tai nạn lao động.
- Nhà thầu thi công chậm trả tiền cho công
nhân lao động (0.129)
Các công nhân xây dựng ở Trà Vinh thường lĩnh
tiền vào cuối tuần, nhưng một số nhà thầu thường
xuyên trả tiền rất chậm nhiều khi cả nhiều tháng
mới trả tiền cho công nhân dẫn đến công nhân rất
chán nản làm cho hiệu quả công việc giảm thậm
chí một số công nhân còn nghỉ việc.
Hình 1 : Sơ đồ các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ dự án xây dựng ở Trà Vinh
5. Thảo luận
- Với một tỉnh mà ngành xây dựng đang phát
triển thì các vấn đề liên quan đến tài chính của nhà
thầu cần được quan tâm. Vấn đề nhà thầu chậm trả
tiền cho công nhân cũng được thường xuyên nhắc
nhở để nhà thầu khắc phục.
- Việc chủ đầu tư chậm trễ chi trả tiền cho các
bên liên quan khi hoàn thành công việc là một vấn
đề lớn. Nó ảnh hưởng đến dự án. Cho nên khi thực
hiện dự án thì chủ đầu tư nên chú ý đến việc chi
trả này.
- Khi dự án đi vào hoạt động thì việc cần mặt
bằng thi công là rất quan trọng. Nhưng hiện nay
thì việc đền bù, giải toả không thoả đáng dẫn đến
người dân sẽ không di dời nhà cửa dẫn đến không
có mặt bằng thi công. Cho nên khi thực hiện dự án
thì các chủ đầu tư quan tâm đến vấn đề này.
- Công nghệ thi công lạc hậu không chỉ là vấn
đề của Trà Vinh mà còn của các tỉnh đang phát
triển. Sử dụng công nghệ cũ làm khả năng đẩy
nhanh tiến độ bị hạn chế lớn. Cho nên có nhiều
thiết bị hiện đại và vật tư cho quá trình thi công là
rất cần thiết để đẩy nhanh tiến độ.
- Vấn đề chậm trễ công việc của nhà thầu hay
nhà thầu lập kế hoạch và tiến độ không hợp lí là
hai vấn đề đang tồn tại ở Trà Vinh. Đa số các nhầu
thầu rất chủ quan, thiếu quan tâm đến tiến độ hay
nhanh chóng hoàn thành công việc dẫn đến các
công trình thường xuyên trễ hạn so với hợp đồng
do không có kế hoạch rõ ràng.
- Đối với vị trí địa lý như ở Trà Vinh thì việc
vấn đề mưa và gió thường xuyên xảy ra. Vì vậy các
nhà thầu phải thường xuyên theo dõi dự báo thời
tiết để bố trí công việc cho hợp lí vào những ngày
mưa bão để không bị chậm trễ công việc.
- Ở Trà Vinh, có rất đông đồng bào dân tộc
Khmer nên công nhân xây dựng người Khmer
không làm việc vào các ngày nghỉ lễ và Tết dân
tộc dẫn đến công trình cũng ảnh hưởng theo. Vì
vậy, các nhà thầu nên dùng tiền thưởng để thu hút
công nhân vào làm trong công trình trong những
ngày này để tiến độ thi công không bị chậm trễ.
6. Kết luận
Thông qua một cuộc khảo sát bằng câu hỏi,
nghiên cứu này đã xác định được các nguyên nhân
ảnh hưởng đến vấn đề chậm trễ của các dự án xây
dựng dân dụng ở Trà Vinh và xếp hạng chúng dựa
trên mức độ ảnh hưởng theo quan điểm của các
bên liên quan trong dự án.
Khoa hoïc Coâng ngheä 29
Số 14, tháng 6/2014 29
Qua kết quả nghiên cứu này, một nhận xét có
thể rút ra là hầu hết các yếu tố hàng đầu gây chậm
trễ ở các dự án xây dựng dân dụng Hình 1 đều
thuộc nhóm yếu tố con người, thiết bị, vật tư, điều
kiện thời tiết và bởi yếu tố dân tộc. Cần tăng cường
năng lực của đội ngũ quản lý, đội ngũ kỹ sư đang
trực tiếp tham gia trong ngành là điều cần thiết và
cấp bách. Cần nghiên cứu đánh giá kỹ tính khả
thi của dự án trước khi tiến hành đầu tư. Dự trù
nguồn tài chính cần thiết để không bị động khi
thực hiện dự án là cần thiết. Đối với dự án ngân
sách Nhà nước cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ
trong nghiên cứu tính khả thi, đấu thầu, qui định tài
chính xây dựng một mô hình thống nhất để lựa
chọn nhà thầu đủ năng lực. Vì vậy, hiện nay ở Trà
Vinh vấn đề năng lực của nhà thầu cần được chú
trọng. Trong 13 nguyên nhân chính gây ảnh hưởng
chậm trễ dự án thì có 6 nguyên nhân liên quan đến
nhà thầu. Cho nên khi thực hiện dự án xây dựng
dân dụng thì các nhà quản lí cần chú trọng nhiều
hơn đến khả năng của nhà thầu để dự án không bị
chậm tiến độ.
Tài liệu tham khảo
Assaf, S.A. & Al-Hejji, S. 2006. Causes of delay in large construction projects. International Journal
of Project Management. Vol. 24, pp. 349-357.
Nguyễn, Văn Đồng. 2004. Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu mức độ sai sót trong hồ sơ thiết kế xây dựng
và đế xuất hệ thống quản lý chất lượng thiết kế hiệu quả trong các doanh nghiệp tư vấn thiết kế. Trường
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ, Thị Xuân Lan. 2003. Quản lý dự án xây dựng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
Đỗ, Thị Xuân Lan & Nguyễn, Văn Đồng. 2007. Sai sót trong hồ sơ thiết kế của các dự án xây dựng.
Hội nghị Khoa học và Công nghệ Bách khoa lần 10.
Lê, Hoài Long, Nguyễn, Thị Quí, Ngô, Quang Tường & Nguyễn, Anh Tuấn. 2007. Phân tích nguyên
nhân chậm trễ và vượt chi phí dự án. Hội nghị khoa học và công nghệ Bách khoa lần 10.
Nguyen, Duy Long, Ogunlana, S., Trường, Quang & Ka, Chi Lam. 2003. “Large construction project
in developing countries: A case study from Vietnam”. International Journal of Project Management,
Vol. 22, pp. 553-561.
Le, Hoai Long, Dai, Lee Young & Yong, Lee Jun. 2008. “Delay and cost overruns in Vietnam large
construction projects: A comparison with other selected countries”. Journal of Civil Engineering, Vol.
12, pp. 367-377.
Y.Lo, Tommy Y.Lo., Ivan W.H.Fung. & Karen, C.F. 2006. “Construction delay in Hong Kong civil
engneering projects”. Journal of construction engineering and management, Vol.132, No. 6, pp. 638-649.
Ngô, Lê Minh. 2008. “Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng”. Tạp chí Xây dựng của Bộ Xây dựng.
Sambasivan, M. & Soon, Y.W. 2007. “Causes and effects of delay in Malaysian construction
industry”. International Journal of Project Management. Vol. 25, pp. 517-526.
Cao, Hào Thi & Nguyễn, Thúy Quỳnh Loan. 2004. Quản lý dự án. Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_va_phan_tich_cac_nguyen_nhan_anh_huong_gay_cham_t.pdf