Nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ thảo dược

Ngôn ngữ quy trình  Các công đoạn  Điều kiện  Thiết bị  Yêu cầu  Các thao tác chuẩn

pdf141 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ thảo dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm từ thảo dược PGS.TS. Trần Văn Ơn Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nội DKPharma Co. Ltd. (BYT) Tại sao cần R&D?  Dược liệu quốc gia của Việt Nam?  Sâm Ngọc Linh  Gấc Việt Nam: Có thể thành sản phẩm quốc gia không? Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về khoa học và công nghệ, sản phẩm và áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu thảo dược. 2. Trình bày được các chiến lược và phát triển sản phẩm, 8 bước nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ thảo dược. 3. Đề xuất được mô hình tổ chức và chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ thảo dược. Nội dung  Chương 1: Đại cương  Khoa học, công nghệ  Marketing  Sản phẩm  Chương 2: Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ thảo dược  Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm  Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới  Chương 3: Tổ chức R&D  Tổ hợp R&D  Quản lý con người trong R&D Tài liệu tham khảo chính  Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học, tr. 364-388 (Tài nguyên cây thuốc).  Lê Anh Cường, Nguyễn Lệ Huyền, Nguyễn Kim Chi (2005), Phương pháp và kỹ năng quản trị nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.  Michael J. Balick, Elaine Elisabetsky, Sarah A. Laird (1996), Medicinal Resources of the Trpical Forest – Biodiversity and its Importance to Human Health, Columbia University Press.  Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2005), Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 158-195 (marketing dược).  Norman R. Farnsworth (1988), “Screening Plants for New Medicines”, Biodiversity, National Academy Press, Wasshington, D.C.  Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia. Chương 1: Đại cương  Nội dung: 1. Khoa học 2. Công nghệ 3. Hệ thống marketing 4. Sản phẩm 1. Nghiên cứu khoa học  Là một hoạt động sáng tạo, phức tạp của các nhà khoa học nhằm nhận thức và cải tạo thế giới,  Thông qua những chức năng cụ thể như mô tả, giải thích, tiên đoán và sáng tạo.  Đặc điểm: 8 8 đặc điểm của NCKH: 1. Tính mới:  NCKH là quá trình xâm nhập vào thế giới của những SVHT mà con người chưa biết,  Do đó không có thực nghiệm hay quan sát lặp lại hoàn toàn các công việc đã làm trước đó. 8 đặc điểm của NCKH: 2. Tính thông tin:  Các sản phẩm của NCKH (báo cáo, tác phẩm, mẫu vật liệu, sản phẩm, phương thức tổ chức, vv) luôn mang thông tin về:  Qui luật vận động của SVHT, qui trình công nghệ, các tham số,  Ví dụ như thuốc mới, giống cây trồng, vật nuôi mới. 8 đặc điểm của NCKH: 3.Tính khách quan:  Vừa là một đặc điểm, vừa là một tiêu chuẩn của NCKH 8 đặc điểm của NCKH: 4. Tính tin cậy:  Khi nó có thể được kiểm chứng lại:  Do nhiều người khác nhau thực hiện, trong điều kiện quan sát/thí nghiệm hoàn toàn giống nhau:  Phải thu được kết quả hoàn toàn giống nhau.  Khi trình bày kết quả nghiên cứu: Cần chỉ rõ điều kiện, nhân tố, phương tiện thực hiện. 8 đặc điểm của NCKH: 5. Tính rủi ro:  Một NC có thể thành công hay thất bại:  Thiếu thông tin, trình độ kỹ thuật thấp, khả năng của nghiên cứu viên,  Được coi là kết quả:  Cần được tổng kết, lưu giữ như một tài liệu KH để các đồng nghiệp đi sau tránh lặp lại. 8 đặc điểm của NCKH: 6. Tính kế thừa:  Không một công trình NCKH nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống về kiến thức.  Cần tổng quan trước khi NC 8 đặc điểm của NCKH: 7. Tính cá nhân:  Mang tính quyết định cho dù là một công trinh NCKH của một tập thể.  Bao gồm:  Tư duy, chủ kiến riêng của cá nhân. 8 đặc điểm của NCKH: 8. Tính phi kinh tế:  Lao động trong NCKH khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất.  Các thiết bị chuyên dụng hầu như không thể khấu hao:  Tần suất sử dụng rất thấp và không ổn định  Tốc độ hao mòn vô hinh rất cao (như bị lỗi thời);  Hiệu quả kinh tế không thể xác định;  Lợi nhuận khó xác định. 3 loại hình NCKH: 1. Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research)  NC đưa ra các phát hiện (tri thức mới) về bản chất và qui luật của các SVHT trong tự nhiên, xã hội và con người.  Kết quả của NCCB là:  Những phân tích lý luận, qui luật, định luật, định lý,  Làm cơ sở cho những phát kiến, phát minh. 3 loại hình NCKH:  Hai loại nghiên cứu cơ bản:  NCCB thuần tuý (NCCB tự do hay không định hướng): Nhằm tìm ra bản chất và qui luật của SVHT.  NCCB định hướng: Dự kiến trước mục đích ứng dụng, gồm: 3 loại hình NCKH: 2. Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research)  Là vận dụng các qui luật từ NCCB (thường là NCCB định hướng) để đưa ra nguyên lý về giải pháp áp dụng vào một môi trường mới của SVHT, nhằm tác động vào SVHT.  Sản phẩm của NCƯD có thể là: Giải pháp công nghệ, vật liệu mới, sản phẩm mới, sáng chế,  Kết quả của NCƯD chưa thể ứng dụng được, mà phải qua nghiên cứu triển khai. 3 loại hình NCKH: 3. Nghiên cứu triển khai (triển khai thực nghiệm, nghiên cứu phát triển)  Vận dụng các qui luật (từ NCCB) và nguyên lý (từ NCƯD) để đưa ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật, như thử nghiệm một PP dạy-học ở lớp chọn điển hình, mô hình quản lý ở một Công ty  Hoạt động triển khai bao gồm:  Triển khai trong phòng (thí nghiệm): Làm sao để ra sản phẩm, chưa quan tâm đến qui mô ứng dụng.  Triển khai bán đại trà: Kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một qui mô nhất định. 3 loại hình NCKH:  Ý nghĩa của việc nhận dạng các loại hinh NCKH: Đặt giả thuyết nghiên cứu:  Nghiên cứu cơ bản: Giả thuyết về qui luật của SVHT: Là phán đoán về qui luật của SVHT  Nghiên cứu ứng dụng: Giả thuyết về giải pháp: Phán đoán về giải pháp, như:  Tạo ra sự miễn dịch cho động vật bằng cách đưa vào cơ thể một lợi vi khuẩn yếu, dựa trên tri thức về khả năng miễn dịch của động vật đối với vi khuẩn (qui luật).  Nghiên cứu triển khai: Giả thuyết về hình mẫu/mô hinh. 2. Công nghệ  Là một hoặc một số giải pháp nhằm giải quyết một/một số vấn đề kỹ thuật  Là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của khoa học vào đời sống, sản xuất  Ví dụ:  Công nghệ chiết xuất Artemisinin từ Thanh cao hoa vàng  Công nghệ sản xuất viên nang Ampelop  Công nghệ trồng Diệp hạ châu theo GAP  Công nghệ sấy trà Phân biệt khoa học và công nghệ Khoa học Công nghệ Nghiên cứu khoa học mang tính xác suất Điều hành công nghệ mang tính xác định Hoạt động khoa học luôn đổi mới, không lặp lại Hoạt động công nghệ được lặp lại theo chu kỳ Sản phẩm của nghiên cứu khoa học khó định hình trước Sản phẩm được định hình theo thiết kế Sản phẩm mang đặc trưng thông tin Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao Lao động bị định khuôn theo qui định Phát minh khoa học tồn tại mãi với thời gian Sáng chế công nghệ mang tính nhất thời Phát minh = cái tìm ra  Là sự phát hiện ra những qui luật, tính chất hoặc hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại khách quan chưa có ai biết đến trước đó.  Những phát hiện trong khảo cổ học, địa lý tự nhiên, khoa học xã hội không được gọi là phát minh, mà là phát hiện.  Phát minh là sản phẩm của nghiên cứu cơ bản, nó tồn tại mãi với thời gian.  Phát minh mới chỉ là các phát hiện về qui luật, chưa thể áp dụng ngay vào sản xuất và đời sống,  Không có giá trị thương mại, không được bảo hộ pháp lý, nhưng được công nhận quyền ưu tiên của phát minh, tính từ ngày phát minh được công bố. Sáng chế = cái nghĩ ra  Là giải pháp kỹ thuật mang tính mới, sáng tạo và có thể áp dụng được.  Phân biệt tính mới tuyệt đối, là khi nó xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới, và tính mới tương đối, là khi nó xuất hiện ở một quốc gia nào đó.  Sáng chế là sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng, nó tồn tại nhất thời và có thể bị tiêu vong theo tiến bộ của kỹ thuật.  Sáng chế có khả năng ứng dụng trong sản xuất và đời sống nên nó có ý nghĩa thương mại.  Vì vậy một sáng chế có thể được cấp bằng và được pháp luật bảo hộ trong phạm trù gọi là quyền sở hữu công nghiệp. 2 loại hình sáng chế  Sáng chế sản phẩm:  Sáng chế hoàn toàn: Có sự thay đổi rõ ràng về công dụng và nguyên lý ứng dụng sản phẩm. Thường liên quan đến sự đột phá về kỹ thuật.  Ví dụ điện thoại, Tivi  Sáng chế cải tiến: Không có sự thay đổi lớn về kỹ thuật, thường là cải tiến đôi chút  Ví dụ: Tivi màu từ Tivi trắng đen 2 loại hình sáng chế  Sáng chế công nghệ:  Sáng chế hoàn toàn mới: Nguyên lý kỹ thuật mới  Ví dụ chiết suất dược liệu sử dụng siêu âm  Sáng chế cải tiến: Thay đổi đôi chút về nguyên lý kỹ thuật  Ví dụ thay đổi qui trình chiết Artemisinin Chuyển giao công nghệ  Là sự dịch chuyển toàn bộ hay một phần công nghệ từ nhóm người này sang nhóm người khác.  Trên góc độ thương mại: CGCN là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thông qua dịch vụ thương mại có tổ chức.  CGCN là nơi gặp gỡ giữa khoa học và thị trường.  Như vậy, chuyển giao công nghệ:  Không đơn giản là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống (như cách thường được hiểu ở Việt Nam bấy lâu nay)  Mà còn có các quan hệ về sở hữu trí tuệ, quyền phát minh sáng chế, là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Chuyển giao công nghệ  Chuyển giao dọc:  Từ nơi sáng chế đến nơi sản xuất: Viện NC - DN  Là con đường ngắn nhất cuả quá trình nghiên cứu đến ứng dụng nhưng lại chứa đựng các yếu tố mạo hiểm.  Chuyển giao ngang:  Từ cơ sở sản xuất (có trình độ cao) đến cơ sở sản xuất (có trình độ thấp): DN-DN  Ít mạo hiểm hơn nhưng bên nhận thường chịu thiệt thòi  Do bên bán thường bán các công nghệ đã lỗi thời hoặc giữ các bí quyết để bảo đảm cạnh tranh. KHCN trong chuỗi sản xuất dược liệu ở Việt Nam  Tình trạng chung: “Động đâu chết đó”  Cụ thể:  Giống  Trồng: Vùng trồng; dinh dưỡng; kỹ thuật trồng; bảo vệ thực vật  Thu hái và chế biến  Chiết xuất  Sản xuất Kim ngân Việt Nam Kim ngân Trung Quốc Trồng Ba kích ở Việt Nam Trồng Ba kích ở Trung Quốc Chi phí còn 1/2 “Công nghệ” làm khô dược liệu ở VN Đề tài - Dự án – Đề án - Chương trình:  Đề tài: Được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.  Dự án: Được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội.  Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. Đề tài - Dự án – Đề án - Chương trình:  Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định.  Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.  Đề án: Là văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ...  Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án. Nghiên cứu và Phát triển (R&D)  Là hoạt động của doanh nghiệp, nhằm:  Khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, phương pháp sản xuất, dịch vụ,  Sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình, phương pháp sản xuất, dịch vụ mới hoặc có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.  R&D bao gồm việc đầu tư, tiến hành, và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu và Phát triển (R&D)  Như vậy:  R&D được định hưởng bởi, và nhằm mục tiêu lợi nhuận;  R&D luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến.  Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ  Để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu. Nghiên cứu và Phát triển (R&D) 2 giai đoạn:  Nghiên cứu: Hoạt động điều tra, nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cấp sản phẩm đã có;  Phát triển: Hoạt động thiết kế và kiểm tra, thử nghiệm hiệu lực của các sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến Chu trình xây dựng và triển khai đề tài  Chu trình:  Đề xuất ý tưởng từ cơ sở: Các nhà khoa học, doanh nghiệp  Xét duyệt ý tưởng  Đấu thầu hoặc chỉ định thầu  Xây dựng thuyết minh  Bảo vệ thuyết minh  Ký hợp đồng triển khai  Triển khai  Tổ chức nghiệm thu  Kinh phí thực hiện:  10% lợi nhuận trước thuế  Ngân sách nhà nước  Khác 3. Hệ thống Marketing  Cầu  Cạnh tranh  Cung  Môi trường marketing Hệ thống marketing Cơ sở hạ tầng Luật pháp, chính sách, qui định, vv. Ai tham gia (chủ thể) Chức năng Dịch vụ hỗ trợ Bối cảnh kinh tế - văn hoá – xã hội 4 P Cung Cầu Cạnh tranh Nhà SX Khách hàng Nguời bán lẻ Nguời bán buôn Nguời bán lẻ Kênh trực tiếp Kênh bán lẻ Kênh bán buôn Trung gian phân phối 4. Sản phẩm  Sản phẩm:  Là những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng.  Ví dụ: Viên nang DKBetics của DKPharma  Đơn vị sản phẩm:  Là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng đơn vị độ lớn, giá cả, vẻ bề ngoài và các thuộc tính khác.  Ví dụ: Lọ viên nang DKBetics 60 viên, giá 180,000 VNĐ 3 yếu tố cấu thành sản phẩm  Sản phẩm ý tưởng: Phần cốt lõi (hạt nhân):  Lợi ích người tiêu dùng có được sau khi dùng = chức năng, hiệu quả của sản phẩm  Ví dụ: Giảm sốt, tiết kiệm thời gian, tự tin,  Sản phẩm hiện thực: Sản phẩm thực tế (hữu hình)  Ví dụ: Lọ thuốc (có hình dáng, nhãn,)  Sản phẩm hoàn chỉnh: Phần gia tăng (chiều sâu)  Ví dụ: Bảo hành 1 năm Lợi ích Sản phẩm 3. Bao bì 2. Đặc điểm 4. Kiểu dáng 1. Chất lượng 5. Nhãn hiệu Bảo hành Dịch vụ Sau bán hàng Trang bị Giao hàng & tín dụng Cốt lõi Thực tế Gia tăng Ví dụ về sản phẩm  Diabetna  Sữa rửa mặt Tây Thi  Thịt gà Sweet Sue  Nồi cơm điện  Cafe mèo Phân loại sản phẩm  Sản phẩm tiêu dùng:  Tiêu dùng thường ngày: Không cần đắn đo  Sử dụng thường xuyên: Thuốc đánh răng  Mua ngẫu hứng  Mua khẩn cấp: Áo mưa, thuốc cầm tiêu chảy  Mua có lựa chọn: Có so sánh, cân nhắc  Giống nhau: Chất lượng giống nhau nhưng khác giá  Không giống nhau: Quần áo (kiểu may, cỡ)  Theo nhu cầu đặc biệt: Bỏ thêm sức lực để tìm kiếm, như ô tô  Theo nhu cầu thụ động: Không biết hay biết nhưng không nghĩ đến sử dụng, như bia mộ, quan tài Phân loại sản phẩm  Sản phẩm tư liệu sản xuất:  Vật tư: Sử dụng toàn bộ vào sản phẩm  Nguyên liệu: Nông sản, dược liệu  Bán thành phẩm: Cao định chuẩn, cần phải gia công tiếp  Tài sản cố định: Không trở thành một bộ phận của sản phẩm, chỉ hỗ trợ.  Công trình cố định: Kiến trúc (nhà xưởng), thiết bị cố định (máy móc)  Thiết bị phụ: Di động (xe cộ), thiết bị văn phòng Vật tư phụ: Không có mặt trong sản phẩm, như than  Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ phục vụ kỹ thuật và sửa chữa, dịch vụ tư vấn Các bộ phận được dùng 1. Thịt quả 2. Màng hạt 3. Hạt Phân loại sản phẩm từ Gấc 1. Thực phẩm thông thường (hàng tiêu dùng): Màng hạt Gấc đông lạnh, 2. Đồ uống: Nước cốt Gấc, 3. Thực phẩm chức năng: Viên nang dầu Gấc 4. Thuốc từ dược liệu: Cồn Gấc 5. Thức ăn chăn nuôi: Bột Gấc chăn nuôi 6. Phụ gia thực phẩm: Bột Gấc nhuộm màu Phân loại sản phẩm mới  Mới hoàn toàn  Cải tiến  Công dụng: Phần cốt lõi: Thêm, bớt, thay đổi đặc tính nào đó (như kem đánh răng, xà phòng)  Đặc tính vật lý: Thay đổi phần vật lý  Thuốc: Chât lượng, đáp ứng sinh học, tiện dùng, đường dùng, chủng loại cho các phân khúc, phân liều, tác dụng phụ  Bắt chước (kẻ khác) Các ví dụ về loại sản phẩm mới  Mới hoàn toàn:  Hoạt huyết dưỡng não Traphaco  Cải tiến:  Đường dùng: Trà (Hương Hoàng), viên sủi (TCPharma)  Thêm thành phần: Vitamin (Viễn Đông)  Bắt chước: Nhiều 3 cấp sản phẩm:  Món hàng (sản phẩm cụ thể)  Dòng sản phẩm (chủng loại sản phẩm):  1 nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau, do giống nhau về chức năng, hay do bán cho cùng một nhóm khách hàng qua cùng một kênh, ví dụ: Dòng bổ gan - lợi mật, dòng OTC  Tập hợp sản phẩm (danh mục sản phẩm)  Tập hợp những dòng sản phẩm và món hàng Chất lượng của sản phẩm  Chất lượng sản phẩm là gì?:  Siemens: “Người quay lại, sản phẩm không quay lại”.  Là khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.  Là tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.  Là đại lượng mô tả những đặc trưng kinh tế - kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của SP, đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó. Chất lượng của sản phẩm  Theo Bộ Y tế:  “Là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng,  được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được,  phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có,  thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm” Các tiêu chí phản ánh chất lượng của sản phẩm 1. Tính năng tác dụng 2. Tính chất cơ lý hóa 3. Thẩm mỹ 4. Tuổi thọ 5. Độ tin cậy 6. Độ an toàn 7. Tính dễ sử dụng 8. Tính dễ vận chuyển, bảo quản 9. Tính dễ sửa chữa 10. Tiết kiệm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu 11. Chi phí, giá cả 12. Mức gây ô nhiễm môi trường Chất lượng của sản phẩm  Khách hàng có thể quyên giá mua nhưng sẽ nhớ mãi về chất lượng của sản phẩm:  Do đó, chất lượng là vấn đề sống còn của sản phẩm. Sản phẩm làm ra có chất lượng kém sẽ bị chết vì không có ai mua.  Có hai yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm là:  Nguyên liệu tốt  Hệ thống chế biến, sản xuất tốt Chu kỳ sống của sản phẩm 1. Mở đầu 2. Tăng trưởng 3. Trưởng thành 4. Suy thoái Doanh số Thời gian Sự thay đổi trong marketing mix Mở đầu Tăng trưởng Trưởng thành Suy thoái Mục tiêu Tạo chú ý Tối đa thị phần Tối đa lợi nhuận Giảm chi phí Lượng bán Thấp Tăng nhanh Cực đỉnh Giảm Giá thành Cao Trung bình Thấp Thấp Lợi nhuận Không có Tăng Cao Giảm Cạnh tranh Ít Tăng Lớn Giảm Chương 2: Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ thảo dược Mục tiêu học tập: Sau khi học phần này, học viên sẽ có thể: 1. Trình bày được các chiến lược R&D sản phẩm dựa trên tình hình hình thực tế 2. Trình bày được quy trình R&D sản phẩm mới nói chung và trong lĩnh vực thảo dược 3. Vận dụng được các nội dung trên trong hoạt động R&D sản phẩm từ thảo dược Chương 2: Nội dung  Đặt vấn đề  Quy trình R&D sản phẩm mới  8 bước R&D sản phẩm mới  R&D sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng  Xây dựng chiến lược R&D  Phân tích tình hình – SWOT  Các chiến lược phát triển sản phẩm mới 1. Đặt vấn đề Hiện trạng:  Thế giới  Việt Nam Thế giới:  Phần lớn các công ty chi một tỉ lệ thu nhập của mình cho hoạt động R&D (khoảng 5%).  Các công ty dược, phần mềm, chất bán dẫn có xu hướng chi nhiều hơn R&D. Việt Nam:  Mục tiêu ngành Dược:  Dự kiến đến năm 2020, sẽ:  Sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho SX thuốc;  SX thuốc trong nước chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ, trong đó:  Thuốc từ dược liệu chiếm: 30% Việt Nam: Vấn đề chung  Toàn cầu hóa và hội nhập  Chuyển từ nền kinh tế theo chiều rộng sang theo chiều sâu  Phương hướng giải quyết: Tái cơ cấu  Chung: Tham gia chuỗi giá trị, gia tăng giá trị  Cấp quốc gia: Phá bẫy thu nhập trung bình  Cấp doanh nghiệp: R&D, ứng dụng công nghệ mới 2. Quy trình R&D sản phẩm mới  Các cách hiểu và thực hiện ở các doanh nghiệp Dược Việt Nam:  Không cần: Tốn kém!  R&D một phần: Hoàn thiện quy trình sản xuất, đăng ký  “Định hướng sản xuất”  R&D đầy đủ: 8 bước 7 lý do chính dẫn đến một sản phẩm mới thất bại – lỗi của ai?1. Nghiên cứu thị trường kém: Thiết kế sản phẩm sai2. Đánh giá độ lớn thị trường quá cao so với thực tế3. Sản phẩm mới làm ra không có gì ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh (như giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn, v.v)4. Các vấn đề kỹ thuật khi thiết kế hay sản xuất sản phẩm: Dẫn đến chất lượng, mẫu mã kém.5. Chi phí SX cao dẫn đến giá thành cao6. Chưa xúc tiến đủ7. Tung ra sản phẩm sai mùa 2.1. 8 bước R&D sản phẩm mới  Nội dung: 1. Hình thành ý tưởng sản phẩm mới 2. Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng 3. Lập và thẩm định dự án sản phẩm 4. Lập chiến lược marketing 5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ 6. Thiết kế sản phẩm 7. Thử nghiệm trong điều kiện thị trường 8. Triển khai đại trà (1). Hình thành ý tưởng sản phẩm mới  Mục tiêu:  Tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt  Dựa trên chiến lược sản phẩm mới của công ty  Sản phẩm nào?  Thị trường nào?  Xác định nhu cầu khách hàng là gì?, động não/suy nghĩ để có ý tưởng về một số sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đó. (1). Hình thành ý tưởng sản phẩm mới  Nguồn ý tưởng sản phẩm:  Thăm dò ý kiến khách hàng, điều tra thị trường  Nói chuyện với khách hàng  Qua đơn thư khiếu nại, kêu ca phàn nàn của khách hàng  Từ các nhà khoa học  Người có bằng sáng chế  Đối thủ cạnh tranh  Xem các triển lãm sản phẩm mới,  Đọc sách báo chuyên ngành  Liệt kê tất cả các ý tưởng sản phẩm mới Các xu hướng sản phẩm từ thảo dược hiện nay 1. Thân thiện với thiên nhiên 2. Sạch đúng nghĩa: Organic 3. Cho các bệnh mãn tính 4. Cho các bệnh thời đại 5. Chuẩn hoá 6. Đóng gói 7. Đa dạng hóa sản phẩm (2). Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng  Mục tiêu:  Bỏ bớt các ý tưởng, Xem xét ý tưởng xem có khả thi không?  Cần làm:  Trình bày ý tưởng bằng văn bản (theo mẫu):  Mô tả sản phẩm  Thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh  Ước lượng qui mô thị truờng  Giá cả sản phẩm  Thời gian và kinh phí cần thiết để tạo ra sản phẩm  Nhu cầu vốn khi sản xuất  Lợi nhuận  Thông qua hội đồng/ủy ban (2). Sàng lọc và đánh giá các ý tưởng  Sàng bằng cách nào?: Bộ tiêu chí  Các tiêu chí chọn cần cân nhắc:  Phù hợp với chiến lược sản phẩm của CT  Độ lớn thị trường  Mức tăng trưởng thị trường  Khả thi:  Kỹ thuật  Vốn  Luật pháp  Chi phí R&D và Lợi nhuận dự kiến (3). Lập và thẩm định dựa án sản phẩm  Lập dự án sản phẩm (SP “trên giấy”)  Mục tiêu: Chuyển từ ý tưởng thành sản phẩm  Cần làm: Từ 1 ý tưởng được chọn, xây dựng một số dự án sản phẩm  Ý tưởng được chọn #1:  Dự án sản phẩm 1.1  Dự án sản phẩm 1.2  Dự án sản phẩm 1.3  Nội dung dự án sản phẩm:  Các yếu tố cấu thành SP: Phần cốt lõi, sơ bộ phần vật lý  Phân khúc thị trường, giá cả (3). Lập và thẩm định dựa án sản phẩm  Thẩm định dự án sản phẩm:  Mục tiêu: Xác định dự án hấp dẫn nhất  Cần làm:  Đưa “sản phẩm trên giấy” thử nghiệm trên 1 nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu (khảo sát KH lần 1)  Nội dung thông tin cần thu thập:  Có hiểu sản phẩm không?  Lợi ích sản phẩm?  Có thỏa mãn nhu cầu nào đó?  Có thể/cần cải tiến gì?  Giá bao nhiêu?  Nếu có sản phẩm như vậy có mua không?  (4). Lập chiến lược marketing  Mục đích: Xác định chiến lược marketing cho sản phẩm đó  Cần làm: 3 phần  Qui mô, cấu trúc của thị trường mục tiêu  Định vị sản phẩm, các chỉ tiêu thị phần  Phân phối, chi phí marketing trong năm đầu tiên  Giá cả, kKhối lượng bán, lợi nhuận trong những năm trước mắt  Các mục tiêu trong tương lai: Tiêu thụ, lợi nhuận (5). Phân tích khả năng SX và tiêu thụ  Mục đích: Đánh giá mức độ hấp dẫn về kinh doanh  Cần làm:  Phân tích kỹ mức bán, chi phí và lợi nhuận  So sánh với mục tiêu của công ty (6). Thiết kế sản phẩm  Mục đích:  Hiện thực hóa “sản phẩm trên giấy” thành sản phẩm thật (sản phẩm vật chất)  Có thực hiện được về kỹ thuật?  Cần làm:  Thiết kế đầy đủ sản phẩm (phần vật lý)  Sản xuất ra mẫu sản phẩm thật  Thử nghiệm với khách hàng và lấy ý kiến khách hàng về sản phẩm (khảo sát KH lần 2) Bước 6: Cần làm  Tạo sản phẩm trong phòng thí nghiệm:  Test thử trên lượng nhỏ người sử dụng  Thay đổi dựa trên ý kiến người sử dụng  Sản xuất trên quy mô pilot  Test thử trên người sử dụng với lượng lớn hơn  Thay đổi dựa trên ý kiến Các phương pháp phát triển sản phẩm mới dựa trên thị trường có sẵn 1. Biến điệu: Thay đổi đặc điểm cơ bản của sản phẩm, ví dụ: Giảm đường, thêm vitamin, không chất phu gia, tăng nồng độ,... 2. Thay đổi kích cỡ: khối lượng, tần số, kích thước, số lượng sản phẩm 3. Thay đổi bao bì 4. Thay đổi thiết kế: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm 5. Thêm các thành phần bổ sung, ví dụ phần gia tăng 6. Giảm thiểu nỗ lực, ví dụ trả thêm tiền cho khách nếu tìm thấy chỗ nào rẻ hơn Chi phí  Các loại:  Nguyên liệu: Dược liệu, khác  Thuốc YHCT, dược liệu: Không được có hóa dược  Thực phẩm chức năng: Được phép có hóa dược  Phụ liệu:  Tá dược: Độn, trơn,  Chất ổn định  Chất tạo màu  Chất tạo hương  Chất bảo quản  Bao bì  Lập dự trù, lĩnh/tự mua sắm  Lượng ít: Chi phí cao Xây dựng tiêu chuẩn  Tiêu chuẩn nguyên liệu và sản phẩm:  Tiêu chuẩn dược liệu  Tiêu chuẩn bán thành phẩm  Tiêu chuẩn thành phẩm  Tiêu chuẩn nhà sản xuất  Theo luật định Xây dựng tiêu chuẩn  Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm  Tự công bố: SP hàng hóa thông thường  Công bố với nhà nước:  Mỹ phẩm: “Định hướng” GMP Asean, Sở Y tế  Thực phẩm chức năng:  Công ty: Cục ATTP  HTX: Cục ATTP ủy quyền cho Chi cục (cấp tỉnh)  Thuốc (YHCT, dược liệu): Cục QL Dược  Tiêu chuẩn nhà SX: Đủ điều kiện tương ứng (SX có điều kiện)  GMP Đông dược – dược liệu  VSATTP  Mỹ phẩm Nghiên cứu độ ổn định  Điều kiện thường  Điều kiện cấp tốc Xây dựng quy trình sản xuất  Ngôn ngữ quy trình  Các công đoạn  Điều kiện  Thiết bị  Yêu cầu  Các thao tác chuẩn Các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế sản phẩm từ thảo dược  Nguồn nguyên liệu chuẩn hoá  Đa dạng hoá sản phẩm:  Khai thác tối đa sản phẩm từ một loài  Công nghệ chiết xuất:  Cao tổng hợp  Cao định chuẩn  Phân đoạn  Chất tinh khiết  Công nghệ sản xuất  Các công nghệ sản xuất  Trang thiết bị: Khử nước, làm khô, bào chế (7). Thử nghiệm trong điều kiện thị trường  Mục đích:  Tìm hiểu quan điểm của khách hàng và các nhà kinh doanh về sản phẩm  Kiểm tra lại độ lớn của thị trường  Cần làm: Khảo sát khách hàng lần 3:  Ý kiến khách hàng và các nhà kinh doanh  Mức độ bằng lòng của khách hàng  V.v (8). Triển khai đại trà  Cần quyết định:  Khi nào?: Thời điểm tung ra thị truờng  Ở đâu?: Ở một khu vực, nhiều khu vực, toàn quốc?  Cho ai?: Thị trường có lợi nhất được triển khai đầu tiên:  Những nguời mua sớm  Người tiêu dùng tích cực  Là người hướng dẫn dư luận  Có thể chiếm lĩnh với chi phí nhỏ  Như thế nào?  Mỗi thị trường có 1 marketing mix riêng 2.2. Các bước trong R&D thuốc mới  Ngoài các nguyên tắc chung, có những đặc thù riêng:  Cần thử lâm sàng  Cần thử độc tính  Cần sàng lọc tác dụng (chọn những cây thuốc/bài thuốc cho phần cốt lõi của sản phẩm tốt nhất)  Nhiều khi là hàng tiêu dùng thụ động: Thường chú trọng vào phần cốt lõi của sản phẩm  Khách hàng phức tạp: OTC, ETC Sàng lọc thuốc từ cây cỏ  Vị trí của sàng lọc thuốc trong chu trình  Nằm trong phase khám phá/nghiên cứu  Xác định các tác nhân điều trị (phần cốt lõi của sản phẩm) từ cây cỏ  Kết quả là phát minh Mục tiêu và các P.Pháp sàng lọc 1. Mục tiêu:  Phát hiện các loài cây thuốc/phân đoạn/họat chất có tác dụng định hướng (chữa các bệnh, chứng nhất định) 2. Các phương pháp:  Sàng lọc ngẫu nhiên (rất ít được áp dụng)  Sàng lọc dựa trên đa dạng sinh học  Sàng lọc dựa trên dược lý dân tộc học  Sàng lọc dựa trên hoá thực vật học (1). Sàng lọc dựa trên đa dạng sinh học  Là?: Sàng lọc dựa trên hệ cây cỏ xuất hiện trong một khu vực xác định  Phương pháp: - Chuẩn bị: Khu vực thu mẫu (được bảo vệ), dụng cụ, nhân lực, vv. - Thu mẫu: Lập ô, đánh dấu, thu mẫu, bảo quản mẫu - Sàng lọc: Phòng thí nghiệm  Ưu điểm, nhược điểm: Nhiều loài không bỏ sót, tốn kém  Áp dụng: Các nước đa dạng sinh học cao, có kinh phí.  Ví dụ: Sàng lọc thuốc chống K, HIV (2). Sàng lọc dựa trên dược lý dân tộc/tri thức truyền thống  Là?: - Sàng lọc dựa trên kinh nghiệm sử dụng bản địa của các cộng đồng, tộc người khác nhau - Được áp dụng trong phát triển các dược phẩm chữa các bệnh xuất hiện trong mô hình bệnh tật của các cộng đồng nghiên cứu  Phương pháp: 3 giai đoạn chính:  Nghiên cứu thực vật dân tộc học 1. Chuẩn bị: Nhóm tác dụng mục tiêu, người cung cấp tin, dụng cụ, phương tiện, nhân lực. 2. Thu mẫu: Phỏng vấn (tư liệu hoá tri thức sử dụng), thu mẫu 3. Sàng lọc: Phòng thí nghiệm (2). Sàng lọc dựa trên dược lý dân tộc/tri thức truyền thống  Tách hoạt chất/phân đoạn  Phát triển sản phẩm  Ưu điểm, nhược điểm:  Hiệu quả cao  Nhiều bệnh không phát hiện được (do không xuất hiện trong mô hinh bệnh tật địa phương)  Áp dụng: Phổ biến, ít kinh phí  Shaman Pharmaceuticals (Mỹ) đã áp dụng trong sàng lọc và phát triển thuốc kháng virus và chữa đái đường tại vùng Trung Mỹ, thử lâm sàng đến pha II  Việt Nam (3). Sàng lọc dựa trên hoá thực vật  Là?: - Sàng lọc dựa trên các nhóm hoạt chất có trong các taxon thực vật  Dựa trên qui luật: Các loài trong cùng một bậc phân loại thường chứa các hợp chất tự nhiên tương tự nhau  Khi đã phát hiện một loài có chứa hoạt chất nhất định: có thể tìm kiếm các nhóm chất tự nhiên tương tự  Bằng cách mở rộng phạm vi tìm kiếm cho tất cả các loài trong cùng bậc phân loại (thường là chi, họ). (3). Sàng lọc dựa trên hoá thực vật  Phương pháp: 1. Chuẩn bị: Rà soát tài liệu về các nhóm hợp chất tự nhiên định hướng theo các taxon thực vật, xác định taxon cần thu mẫu, khu vực thu mẫu; phương tiện, dụng cụ, nhân lực 2. Thu mẫu: Nên thu mẫu trong các khu vực được bảo vệ 3. Sàng lọc: Phòng thí nghiệm  Ưu, nhược điểm: Khá hiệu quả  Áp dụng: Ít áp dụng ở Việt Nam  Ví dụ: Gymnema 3. Các chiến lược R&D sản phẩm mới Nội dung:  Căn cứ xây dựng chiến lược R&D :  Phân tích SWOT  Các chiến lược R&D:  Chiến lược NCPT sản phẩm mới với 3 cấp sản phẩm  Chiến lược NCPT sản phẩm mới dựa trên kỹ thuật - thị truờng  Chiến lược NCPT sản phẩm mới theo chu kỳ của sản phẩm 3.1. Căn cứ: Phân tích SWOT “Biết địch biết ta”: Ta đang ở đâu? Điểm mạnh: 1.- 2.- 3.- Điểm yếu: 1.- 2.- 3.- Cơ hội: 1.- 2.- 3.- Nguy cơ: 1.- 2.- 3.- Vấn đề phân tích: Thường là các yếu tố bên trong Thường là các yếu tố bên ngoài Làm như thế nào?: Đặt các câu hỏi Điểm mạnh:  Công việc nào làm tốt nhất? ;  Lợi thế?...  Cơ hội:  Cơ hội nào để mở rộng thị trường?  Đã biết xu hướng nào?...  Điểm yếu:  Cần cải thiện gì?  Công việc nào làm tồi nhất?...  Nguy cơ:  Cần tránh gì?  Tiên lượng các trở ngại đang (hoặc sẽ) gặp?  Đối thủ cạnh tranh làm gì?  Đòi hỏi thay đổi sản phẩm, công nghệ?... Điểm mạnh: 1.- 2.- 3.- Điểm yếu: 1.- 2.- 3.- Cơ hội: 1.- 2.- 3.- Nguy cơ: 1.- 2.- 3.- Phát huy Hạn chế, giảm Tận dụng Tránh Mục đích phân tích SWOT: SWOT hay TOWS? SWOT TOWS Ma trận xây dựng chiến lược dựa trên SWOT Điểm mạnh/ Ưu điểm - - Điểm yếu/ Nhược điểm - - Cơ hội - - S-O Khai tác các điểm mạnh để tận dụng cơ hội W-O Vượt qua những điểm yếu để tận dụng cơ hội Nguy cơ/Hiểm hoạ - - S-T Sử dụng các điểm mạnh để chống lại những hiểm hoạ W-T Vượt qua những điểm yếu để chống lại những hiểm hoạ Vận dụng phân tích SWOT 1. Phân tích SWOT trong phát triển dược liệu ở một tỉnh 3.2. Các chiến lược PT sản phẩm mới SWOT xong rồi, ta sẽ làm gì? 1. Chiến lược NCPT sản phẩm mới với 3 cấp sản phẩm 2. Chiến lược NCPT sản phẩm mới dựa trên kỹ thuật - thị truờng 3. Chiến lược NCPT sản phẩm mới theo chu kỳ của sản phẩm 3.2.1. Chiến lược NCPT sản phẩm mới với 3 cấp sản phẩm 1. Món hàng (sản phẩm cụ thể) 2. Dòng sản phẩm (chủng loại sản phẩm): 3. Tập hợp sản phẩm (danh mục sản phẩm) (1). Với món hàng (sản phẩm cụ thể)  Các chiến lược sản phẩm cụ thể:  Đổi mới sản phẩm:  Đổi mới phản ứng: Khi có sự thay đổi của TT  Đổi mới chủ động: Khi chưa có sự thay đổi của TT  Bắt chước sản phẩm:  Không sao chép y nguyên, mà tập hợp hết/hội tụ những ưu điểm sẵn có của các sản phẩm cạnh tranh  Tái định vị:  Tạo cho sản phẩm có một vị trí đặc biệt trong trí nhớ khách hàng, tạo sự khác biệt với sản phẩm cạnh tranh (2). Với dòng sản phẩm  Các chiến lược phát triển dòng sản phẩm:  Giãn dòng sản phẩm:  Phát triển xuống dưới: Bắt đầu chiếm lĩnh phần trên, sau đó mở rộng dòng chiếm lĩnh phần dưới  Phát triển lên trên: Ngược lại  Phát triển theo hai hướng: Đang hoạt động ở giữa, phát triển theo cả hai hướng: lên trên và xuống dưới.  Bổ sung dòng sản phẩm:Tăng thêm sản phẩm mới vào dòng hiện có (3). Với tập hợp sản phẩm Các chiến lược: Tăng 3 chiều:  Kéo dài dòng: Tăng số sản phẩm cho mỗi/các dòng  Mở rộng tập hợp: Tăng thêm các dòng mới  Tăng chiều sâu: Tăng số sản phẩm/biến thể trong 1 dòng 3.2.2. Chiến lược NCPT sản phẩm mới dựa trên kỹ thuật - thị truờng  Nội dung: 1. Chiến lược đi đầu 2. Chiến lược đi sau (1).Chiến lược đi đầu  Là người đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường  Các điều kiện:  Đội ngũ làm R&D hùng hậu  Năng lực R&D mạnh mẽ  Các bộ phận phải phối hợp tốt, phản ứng nhanh  Có khả năng mở rộng thị trường trong thời gian ngắn  Khả năng bảo vệ bản quyền  Các ưu thế khi đi đầu:  Khách hàng tin tưởng, đã có thói quen tiêu dùng  Đã tạo được mạng lưới tiêu thụ  Nhược điểm:  Giá thành cao, mạo hiểm và rủi ro cao  Mất nhiều thời gian khai phá, xây dựng thị trường (1). Chiến lược đi đầu  3 nhân tố duy trì vị thế đi đầu:  Giá thành chế tạo khá cao: Khó bắt chước công nghệ mới hơn sản phẩm mới  Nguồn gốc kỹ thuật công nghệ:  Từ nội bộ dễ giữ hơn  Từ nguồn mua khó giữ hơn  Khả năng tiếp tục đưa ra sản phẩm mới (cải tiến)  Các đối thủ không theo kịp (2). Chiến lược đi sau  Theo sát chiến lược của doanh nghiệp đi đầu  Tập trung mở rộng thị trường cho sản phẩm mới (không tập trung vào nghiên cứu)  Điều kiện:  Có đội ngũ R&D mạnh  Có khả năng phản ứng nhanh, nhạy bén với những sản phẩm mới được tung ra  Ưu điểm:  Giảm rủi ro: Quan sát diễn biến thị trường và rút kinh nghiệm từ DN đi đầu 3.2.3. Chiến lược NCPT sản phẩm mới theo chu kỳ của sản phẩm 1. Mở đầu 2. Tăng trưởng 3. Trưởng thành 4. Suy thoái Doanh số Thời gian (1). Giai đoạn tung ra thị trường  Chưa/ít có đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng  Phát triển chậm:  Chậm mở rộng năng lực sản xuất: Do toàn hệ thống chưa “trơn tru”  Vướng mắc về kỹ thuật, ví dụ:  Bao bì  Qui trình chiết suất  (2). Giai đoạn phát triển  Xuất hiện đối thủ cạnh tranh  Chiến lược:  Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo tính chất mới, mẫu mã mới cho sản phẩm, ví dụ:  Chuẩn hóa dược liệu  Công bố tiêu chuẩn chất lượng cao hơn  Cải tiến kỹ thuật, đầu vào, để hạ giá, ví dụ:  Qui trình chiết suất mới sử dụng dung môi rẻ hơn (3). Giai đoạn chín muồi  Cạnh tranh gay gắt  Chiến lược: Tiếp tục cải tiến sản phẩm  Chất lượng: Hoàn thiện các đặc tính chức năng: Độ bền, độ tin cậy, mùi vị,  Điều kiện:  Sản phẩm có thể cải tiến được  Người mua tin vào chất lượng được cải tiến  Khá nhiều người mua muốn cải tiến  Tính chất: Toàn năng, an toàn, tiện dùng hơn  Hình thức bên ngoài: Hấp dẫn hơn (4). Giai đoạn suy thoái  Đối thủ cạnh tranh lần lượt bỏ cuộc  Chiến lược:  Loại bỏ sản phẩm nếu đã đủ “già cỗi”  Bán cho công ty khác  Ngừng sản xuất  Tiếp tục sản xuất (để “thu hoạch” khi các đối thủ cạnh tranh bỏ cuộc: giảm chi phí R&D) Chương 3: Tổ chức R&D Nội dung  Các mô hình tổ chức R&D  Hỗn hợp marketing trong R&D  Xây dựng năng lực R&D  Con người  Trang thiết bị 1.Các mô hình tổ chức R&D  Mô hình chữ U  Mô hình chữ M  Mô hình ma trận Mô hình chữ U Quản lý cấp cao Bộ phận R&D Bộ phận Marketing Bộ phận sản xuất Bộ phận tiêu thụ Xưởng 1 Xưởng 2 Mô hình chữ U  Đặc điểm:  Lãnh đạo DN dễ thực thi chiến lược R&D  Dễ quản lý các bộ phận chức năng  Điểm yếu:  Khó kết hợp chặt chẽ với các hoạt động giữa các bộ phận  Ví dụ bộ phận R&D nhờ bộ phận sản xuất tiến hành SX qui mô pilot: Phải đợi khi nào rảnh! Mô hình chữ M Tổng công ty Bộ phận A Bộ phận B Bộ phận C R&D R&D R&DChế tạo Tiêu thụ Tiêu thụTiêu thụ Chế tạo Chế tạo Mô hình chữ M  Đặc điểm:  Mỗi bộ phận là 1 sản phẩm, khu vực hay đối tượng khách hàng  Hạch toán độc lập theo từng bộ phận  Chuyên nghiệp hóa hoạt động, giúp điều chỉnh chiến lược, đầu tư  Tăng cường khả năng R&D sản phẩm mới  Linh hoạt. Mô hình ma trận (nhóm sản phẩm) QL tiêu thụA QL thiết kế A QL Sản xuất A QL Tài chính A QL tiêu thụ QL thiết kế QL Sản xuất QL Tài chính HĐQT QL tiêu thụ B QL thiết kế B QL Sản xuất B QL Tài chính B QL thiết kế CQL tiêu thụ C QL Sản xuất C QL Tài chính C GĐ Dự án A GĐ Dự án B GĐ Dự án C Mô hình ma trận (nhóm sản phẩm)  Đặc điểm:  Trao đổi giữa hai yếu tố trên  Phá bỏ “mỗi nhân viên chỉ có 1 lãnh đạo cấp trên”, song song quyền lợi và trách nhiệm Một số mô hình tổ chức ở Việt Nam 1. Mediplantex 2. Traphaco 3. Dược Hậu Giang 4. Nam Dược 5. CT DP TW1 6. Nhóm R&Dxxx Mối quan hệ với các bộ phận khác trong Doanh nghiệp  Marketing:  Giao ý tưởng - nhận sản phẩm  Bán hàng:  Thu thập phản hồi khách hàng, theo dõi chu kỳ sản phẩm  Cung ứng:  Đầu vào cho thiết kế, sản xuất thử nghiệm  Xưởng:  Sản xuất qui mô nhỏ  Tài chính kế toán:  Kinh phí cần thiết cho các hoạt động 2. Hỗn hợp marketing trong R&D  P1: Sản phẩm  P2: Giá  P3: Phân phối  P4: Xúc tiến  P5: Con người P1: Sản phẩm – nhu cầu khách hàng  Sản phẩm là gì?, bán cho ai?:  Xác định khách hàng: Ai là khách hàng, họ cần gì?  Công ty: Người sử dụng cuối cùng, trung gian thị trường  Viện, công ty R&D, nhóm,:  Nhà nước: (các) bộ: đặt hàng R&D  Các công ty: Mua sáng chế  Nguời sử dụng cuối cùng: Mua hàng của công ty nhận chuyển giao P1: Sản phẩm – nhu cầu khách hàng  2 loại sản phẩm:  Phát minh (R): Cần tiếp tục sử dụng để phát triển, nếu không là nghiên cứu cơ bản  Sáng chế (D)  Sản phẩm (thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng)  Công nghệ (quy trình chiết suất, trồng trọt cây thuốc theo GAP/hữu cơ) P2: Giá – giá trị  Giá trị của sản phẩm?, xác định giá ntn?, nguồn tài trợ cho R&D?:  Giá trị của sản phẩm:  Tạo ra lợi nhuận cho công ty, lợi ích cho khách hàng  Tạo thương hiệu cho công ty  Phương pháp định giá:  Chi phí + lợi nhuận mong muốn: Thường gặp  Chú ý: Tính chi phí nhân lực (công): Khó tính, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định mức  Cạnh tranh: Đấu thầu  Hợp đồng R&D:  Chi trả 1 lần  Chi trả dần: Theo doanh số, theo lợi nhuận  Điểm mạnh và điểm yếu P2: Giá – giá trị  Nguồn kinh phí, các hình thức đầu tư cho R&D:  Doanh nghiệp:  Từ chính doanh nghiệp  Từ các nguồn khác: Các đề tài ngân sách NN  Viện, nhóm:  Từ doanh nghiệp  Từ ngân sách  Khác P3: Phân phối - thuận lợi  Sản phẩm đến tay khách hàng ntn?:  Chuyển giao công nghệ:  Chuyển giao ngang: Trường, viện, công ty R&D - DN  Chuyển giao dọc: DN-DN  Các bước:  Phòng thí nghiệm – pilot - đại trà  Trách nhiệm của nhân viên R&D:  Huớng dẫn bên mua làm chủ sáng chế  Tiếp tục theo đuổi sản phẩm P4: Xúc tiến - kết nối  Làm ntn để khách hàng biết và yêu ta?:  Tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng  Danh mục và phân loại khách hàng  Bộ phận chuyên trách  “Bảo hành” sản phẩm  Xây dựng thương hiệu cho nhóm/tổ chức/bộ phận R&D  Quan hệ công chúng P5: Con người - tất cả do con người, vì con nguời  Đội ngũ thực hiện R&D  Số lượng và cơ cấu: Trọng dụng, đặc dụng, trưng dụng, tuyển dụng  Chất lượng: Bằng cấp, kinh nghiệm thực tiễn  Tính chuyên nghiệp (3 chuyên)  Quản lý  Khuyến khích R&D  Xây dựng văn hóa công ty/tổ chức (sẽ trình bày ở phần sau) 10 đặc điểm của người Việt 1. Cần cù song dễ thỏa mãn, nên tâm lý hưởng thụ còn nặng 2. Thông minh sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động 3. Khéo léo song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm 4. Vừa thực tế vừa mơ mộng nhưng không có ý thức nâng lên thành lý luận 5. Ham học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng ít học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản 6. Xởi lởi, chiều khách song không bền 7. Tiết kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, hơn đời) 8. Dễ cộng khổ song khó đồng cam 9. Nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do lặt vặt, đánh mất đại cục 10.Thích tụ tập nhưng thiếu liên kết để tạo ra sức mạnh Người đứng đầu R&D (giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm) 1. Có tầm nhìn 2. Có sáng kiến 3. Biết xác định cơ hội và hành động để tận dụng các cơ hội 4. Là người trải nghiệm, biết học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ 5. Kiên trì, tự tin 6. Luôn quan tâm đến chất lượng công việc và lợi ích của tất cả các thành viên/nhân viên 7. Tôn trọng các quy định, hợp đồng, quy tắc của tổ chức 8. Lập kế hoạch có hệ thống 9. Có quan hệ rộng, có phương tiện thông tin liên lạc 10. Có uy tín 11. Có tiền 3. Xây dựng năng lực R&D  Quản lý con người trong R&D  Trang thiết bị trong R&D  Liên minh 3.1. Quản lý con người trong R&D  Khích lệ nhân viên  Củ cà rốt và cây gậy  Giữ chân người tài:  Thuyết Maslow  Vai trò của tiền lương, thưởng vật chất  Xây dựng môi trường làm việc 3.2. Trang thiết bị trong R&D  Phòng thí nghiệm  Thực vật  Nông –lâm  Hóa thực vật, chiết suất  Dược lý  Bào chế  Phân tích, kiểm nghiệm  Cần đa dạng hóa  Kinh nghiệm của Trung Quốc 3.3. Các liên minh chiến lược/xây dựng mối quan hệ đối tác  Rất quan trọng vì:  Phát triển các sản phẩm mới cần phải có năng lực trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến chính sách/luật pháp  Một tổ chức đơn lẻ không thể:  Có được tất cả các năng lực hay kỹ năng trong tất cả các lĩnh vực trên  Có đủ nguồn lực để thuê tư vấn cho tất cả các lĩnh vực này Các liên minh chiến lược/xây dựng mối quan hệ đối tác  Xây dựng liên minh với ai?  Tổ chức/đơn vị nghiên cứu liên quan (viện NC, các trường đại học, công ty)  Khách hàng (với tổ chức nghiên cứu): Các công ty  Xây dựng tiêu chí “khách hàng”  Tài chính  Cung cấp đầu vào  Công chúng  Địa phương  Cách thức  Cái gì, ai làm  Cách thức chia sẻ lợi ích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfrd_cay_thuoc_16_hanout_duoc_5_234.pdf
Tài liệu liên quan