Trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện xét
nghiệm QF‐PCR,là xét nghiệm sinh học phân tử
để chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X,
Y của thai nhi với giá trị tiên đoán dương đạt
100%, giá trị tiên đoán âm 99,97%. Đây là tiến bộ
mới trong chẩn đoán, giúp chẩn đoán nhanh và
chính xác các rối loạn nhiễm sắc thể trên ở thai
nhi, giúp rút ngắn thời gian chờ kết quả cho các
bác sĩ sản khoa và các thai phụ.
Ngày nay với sự phát triển của sinh học
phân tử, các nhà khoa học trên thế giới đang
hướng tới các xét nghiệm không xâm lấn trong
tầm soát trước sinh, khảo sát các mảnh free‐cell
ADN của con trong máu mẹ từ đó đánh giá về
ADN của thai nhi mà không cần làm các xét
nghiệm xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối.
Đây là hướng phát triển mới trong chẩn đoán
trước sinh(4)
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về thai nhi mắc hội chứng Down ở các thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple Test nguy cơ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 97
NGHIÊN CỨU VỀ THAI NHI MẮC HỘI CHỨNG DOWN
Ở CÁC THAI PHỤ CÓ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
TRIPLE TEST NGUY CƠ CAO
Trần Thị Bích Huyền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm Triple test huyết thanh ở thai phụ ba tháng giữa thai kỳ để
phát hiện ra thai nhi mắc hội chứng Down và xác định các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Trong tổng số 1678 thai phụ đơn thai
đến khám thai tại bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, 692 thai phụ ở ba tháng giữa thai kỳ được làm xét nghiệm
Triple test: alpha fetoprotein (AFP), human chorionic gonadotropin (HCG), unconjugated estriol (uE3) bằng
phản ứng huỳnh quang miễn dịch, thời gian từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013. Trị số MoM hiệu
chỉnh để xác định nguy cơ được tính bởi phần mềm Prisca của Siemens.
Kết quả: ‐ Trong số 692 thai phụ được tầm soát tiền sản với xét nghiệm Triple test, 38,29% thai phụ có kết
quả Triple test nguy cơ cao → Tỷ lệ chọc ối là 38,29%. ‐ Thai nhi mắc hội chứng Down được xác định chỉ có 01
trường hợp (qua chọc ối xác định Trisomy 21). Tỷ lệ thai nhi hội chứng Down trong số thai phụ được chọc ối là
0,4%. ‐ Tuổi mẹ trên 35 tuổi là yếu tố liên quan đến kết quả Triple test nguy cơ cao.
Kết luận: Thai phụ có kết quả Triple test nguy cơ cao có nguy cơ thai mắc hội chứng Down với tỷ lệ 0,4%.
Chọc ối nên sử dụng cho thai phụ có kết quả Triple test nguy cơ cao.
Từ khóa: xét nghiệm Triple test, hội chứng Down.
ABSTRACT
THE STUDY ON FETUS WITH DOWN SYNDROME IN PREGNANCY WOMEN
WITH TRIPLE TEST HIGH‐RISK RESULTS
Tran Thi Bich Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 97 ‐ 104
Objective: To investigate the efficiency of maternal serum triple screening for Down syndrome in second‐
trimester and to determine related factors.
Methods: Prospective studies, cross‐sectional descriptive. A total of 1678 pregnant women with singleton
pregnancies assigned in University Medical Center HCMC, 692 pregnant women underwent triple screening
test alpha fetoprotein (AFP), human chorionic gonadotropin (HCG), unconjugated estriol (uE3) by fluorescence
enzyme immunoassay between July 2011 and December 2013. The valid MoM (Multiple of Median) value of
mid‐trimester serum AFP, uE3, and HCG and risk assements was provided by Prisca of Siemens Co. When
applied in the prenatal Down syndrome screening service.
Results: Of the 692 maternal with prenatal screening test Triple Test, 38.29% screening‐ positive
pregnancies. Amniocentesis utilization rate was 38.24%. Fetus with Down syndrome is identified only 01 case
(determined Trisomy 21 through amniocentesis). Fetal Down syndrome rate was 0.4% in the screening‐positive
pregnancies. Age over 35 years old mother is related to factors Triple test results at high risk.
Conclusion: Pregnancy women with Triple test high‐risk results have fetus with Down syndrome at a rate
of 0.4%. Amniocentesis should be used to pregnancy Triple test results at high risk.
Keywords: Triple test screening, Down syndrome.
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: Ths. BS Trần Thị Bích Huyền ĐT:0913122840 ‐ Email: huyenbssk@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 98
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Down xảy ra khi một người có ba
bản sao của nhiễm sắc thể 21. Đây là nguyên
nhân bẩm sinh phổ biến nhất của chậm phát
triển tâm thần. Trẻ bị hội chứng Down khi được
sinh ra là một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Kiểm tra không xâm lấn dựa trên phân tích
sinh hóa của huyết thanh mẹ hoặc nước tiểu,
hoặc các phép đo siêu âm thai nhi, cho phép ước
tính nguy cơ thai bị ảnh hưởng và cung cấp
thông tin để hướng dẫn các quyết định về thử
nghiệm tiêp theo. Từ khi có xét nghiệm Triple
test cùng với siêu âm hỗ trợ cho chẩn đoán tiền
sản giúp cho bác sĩ Sản phụ khoa theo dõi và
phát hiện các thai nghi ngờ hội chứng Down. Từ
xét nghiệm đó chúng tôi tiến hành chọc ối để
kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của thai và phát hiện
ra các trường hợp thai có rối loạn về số lượng
nhiễm sắc thể 21. Khi phát hiện ra thai bị Hội
chứng Down chúng tôi tư vấn cho sản phụ và
gia đình về sức khỏe của thai để gia đình có
quyết định dưỡng thai tiếp hay không.
Qua thời gian tiến hành xét nghiệm Triple
test để tầm soát hội chứng Down, và các rối loạn
nhiễm sắc thể 13, 18 và hội chứng dị tật ống thần
kinh, chúng tôi làm nghiên cứu này để khảo sát
tỷ lệ thai bị hội chứng Down thực sự ở những
thai phụ có xét nghiệm Triple test nguy cơ cao.
TỔNG QUAN
Hội chứng Down được John Langdon
Down, một bác sĩ người Anh mô tả vào năm
1866. Hội chứng Down có thể xảy ra với bất kỳ
ai, nhưng nguy cơ cao hơn ở những trẻ được
sinh ra từ người mẹ trên 35 tuổi.
Bình thường bộ nhiễm sắc thể người có 46
nhiễm sắc thể, đi thành từng cặp, 23 nhiễm sắc
thể này được thừa hưởng từ cha, 23 nhiễm sắc
thể được thừa hưởng từ mẹ. Trẻ bị hội chứng
Down có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm
sắc thể thứ 21. Chính nhiễm sắc thể thừa này đã
phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và
trí tuệ của trẻ.
Trẻ bị Down có những biểu hiện bất thường
về hình thái và chức năng .
‐ Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng, cổ
ngắn, vai tròn.
‐ Mặt dẹt, trông ngốc nghếch.
‐ Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
‐ Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lé, có
nếp gấp da phủ phía trong mí mắt, mắt hơi phù
và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ
như hạt cát và thường mất đi sau 12 tháng tuổi.
‐ Mũi nhỏ và tẹt.
‐ Miệng trễ xuống và hay há ra, vòm miệng
cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
‐ Chân tay ngắn, bàn tay ngắn to. Các ngón
tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay
có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn tay phẳng, ngón
chân chim, khoảng cách giữa ngón chân cái và
ngón chân thứ hai rất rộng. Các khớp khuỷu,
khớp háng, khớp gối, cổ chân lỏng lẻo, do đó trẻ
bị trật khớp háng, trật xương bánh chè.
‐ Ngoài ra một số trẻ có những khuyết tật
tim bẩm sinh, các rối loạn về hô hấp, tắc nghẽn
đường tiêu hóa sớm ở trẻ sơ sinh và bệnh bạch
cầu ở tuổi ấu thơ. Trẻ bị Down dễ nhạy cảm với
các tác nhân gây nhiễm khuẩn.
‐ Trẻ dễ bị thừa cân.
‐ Trẻ chậm phát triển từ thể nhẹ đến thể vừa,
có khoảng 10% tiến triển thành thể nặng.
Ngày nay nhờ tiến bộ của y học, tuổi thọ
trung bình của những người bị bệnh Down có
thể đạt tới 55 tuổi. Với những người bị Down
việc giáo dục kỹ năng thể chất và tâm thần cần
được duy trì suốt đời. Mức độ nhận thức của
những người này thấp hơn bình thường, phần
lớn dừng lại ở những kỹ năng vận động, ngôn
ngữ và các kỹ năng cá nhân, xã hội đơn giản.
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20 sàng lọc
trước sinh đã được các nhà khoa học trên thế
giới áp dụng và ngày càng phát triển.
‐ Sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện những
thai phụ có nguy cơ cao mang thai dị tật bẩm
sinh như hội chứng Down (tam thể 21), hội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 99
chứng Edward (tam thể 18) và hội chứng dị tật
ống thần kinh.
‐ Xét nghiệm Triple test được làm bằng cách:
lấy 2 ml máu tĩnh mạch của thai phụ, đo nồng
độ AFP (alpha‐fetoprotein, hCG (free ‐ human
chorionic gonadotropin) và uE3 (estriol tự do)
khi thai ở tuần tuổi từ 14 đến 20 tuần. Thời gian
làm xét nghiệm sàng lọc thích hợp nhất là khi
thai nhi được 16 đến 18 tuần. Sau 1 tuần, xét
nghiệm sẽ cho biết ở thai phụ có kết quả nguy cơ
thấp hay nguy cơ cao thai nhi mắc các hội chứng
kể trên.
‐ Khi kết quả Triple test cho thấy thai nhi có
nguy cơ mắc hội chứng Down cao, chúng tôi cần
làm thêm các xét nghiệm sau:
+ Siêu âm: do các chuyên gia có kinh nghiệm
thực hiện. Qua siêu âm các bác sĩ có thể phát
hiện một số dị tật về tim mạch nhưng không
thể xác định thai có hội chứng Down một cách
chắc chắn.
+ Nhiễm sắc thể đồ: là một xét nghiệm di
truyền tế bào giúp phát hiện các rối loạn nhiễm
sắc thể trong đó có hội chứng Down. Xét nghiệm
này giúp chúng tôi chẩn đoán thai nhi có mắc
hội chứng Down hay không một cách chắc chắn.
Xét nghiệm nhiễm sắc thể được thực hiện bằng
cách chọc hút một ít nước ối bao quanh thai nhi
(để tránh nguy cơ chạm thương thai nhi và chạm
bánh nhau chúng tôi tiến hành chọc hút qua siêu
âm hướng dẫn), rồi nuôi cấy tế bào ối và quan
sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này
cho phép phát hiện 99,8% các trường hợp hội
chứng Down và các rối loạn nhiễm sắc thể khác.
Tuy nhiên mặc dù không đáng kể nhưng chọc
hút dịch ối có thể gây sẩy thai (tăng 0,5% so với
tỷ lệ sẩy thai bình thường).
+ Khi có kết quả chọc dịch ối kết luận là thai
nhi mắc hội chứng Down chúng tôi tư vấn cho
gia đình và sản phụ về thai nhi: về tình trạng mà
thai nhi đang mắc phải, về tương lai phát triển
của đứa bé khi sinh ra
Xét ngiệm Triple test hiện nay làm được ở
nhiều bệnh viện Sản phụ khoa: Bệnh viện Từ
Dũ, Bệnh viện Hùng Hương, Bệnh viện Đại học
Y DượcGiá thành xét nghiệm không cao. Từ
sàng lọc ban đầu giúp chúng tôi phát hiện các
thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down cao và
từ đó chúng tôi chọc ối và làm nhiễm sắc thể đồ
để có chẩn đoán chắc chắn.
Chúng tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học
này để khảo sát tỷ lệ thai mắc hội chứng Down
trên các thai phụ có xét nghiệm Triple test nguy
cơ mắc hội chứng Down cao.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỷ lệ thai mắc hội chứng Down ở
các thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple test
nguy cơ cao.
Mục tiêu chuyên biệt
‐ Khảo sát tỉ lệ thai mắc hội chứng Down ở
các thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple test
nguy cơ cao.
‐ Khảo sát tỷ lệ thai phụ có kết quả xét
nghiệm Triple test nguy cơ thai mắc hội chứng
Down cao trong tổng số thai phụ được làm xét
nghiệm này.
‐ Xác định yếu tố liên quan ở các thai phụ có
kết quả Triple test nguy cơ cao: tuổi, trình độ
văn hoá, nghề nghiệp, số con, sử dụng thuốc
trong thai kỳ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2011 đến tháng 12/ 2013.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ chí
Minh cơ sở 2.
Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ khám thai có kết quả xét nghiệm
Triple test là nguy cơ cao.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple test
là nguy cơ cao đang khám thai tại Bệnh viện Đại
học Y dược cơ sở 2.
+ Thai phụ được theo dõi thai tại BVĐHYD 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 100
và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
+ Các thai phụ từ chối tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến
cứu, mô tả cắt ngang.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
Cách tiến hành
+ Thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple test
là nguy cơ cao đang khám thai tại Bệnh viện Đại
học Y dược cơ sở 2.
+ Thai phụ và gia đình được tư vấn tiền sản
tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, sau đó
được chuyển qua khám tiền sản tại Phòng khám
Tiền sản Bệnh viện Từ Dũ và được tiến hành
chọc ối tại bệnh viện Từ Dũ.
+ Thai phụ sau khi chọc ối khoảng 7 ngày
sau sẽ có kết quả nhiễm sắc thể đồ.
+ Nếu kết quả nhiễm sắc thể đồ bình thường
thai phụ sẽ được tư vấn theo dõi thai tiếp tục tại
Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2. Thai phụ
được theo dõi thai đến lúc sinh và ghi nhận tình
trạng bé sơ sinh.
+ Nếu kết quả nhiễm sắc thể đồ bất thường
thai phụ và gia đình sẽ được các bác sĩ ở Bệnh
viện đại học Y Dược cơ sở 2 và bệnh viện Từ Dũ
tư vấn và hội chẩn với các Bác sĩ chuyên khoa
tim mạch, chỉnh hình ....Sau khi được tư vấn thai
phụ có thể dưỡng thai tiếp hay bỏ thai tùy theo
quyết định của thai phụ và gia đình.
+ Xét nghiệm Triple test được tiến hành như
sau: thai phụ được lấy khoảng 3ml máu tĩnh
mạch gửi về Phòng xét nghiệm ở Bệnh viện Đại
học Y Dược cơ sở 2. Kết quả nguy cơ được tính
bằng phần mềm Prisca của Siemens, đo các thông
số AFP, HCG, uE3, với các giá trị MoM hiệu
chỉnh, độ nhạy 88,8%, tỷ lệ dương tính giả
10,3%, tỷ lệ âm tính giả khoảng 30%, ngưỡng cut
off là 1/250.
+ Nước ối sau khi được tiến hành chọc dưới
sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sản khoa sẽ
đưa kim vào buồng ối lấy khoảng 3ml nước ối
cho vào ống nghiệm và gửi về phòng di truyền
Bệnh viện Từ Dũ. Phòng di truyền tiến hành
phân tích nước ối bằng phương pháp QF ‐ PCR.
QF ‐ PCR là viết tắt PCR huỳnh quang định
lượng (quantitative fluorescence PCR), đây là
một kỹ thuật PCR dùng để khuếch đại các đoạn
DNA ngắn, đặc hiệu, đánh dấu bằng tín hiệu
huỳnh quang và định lượng bằng điện di mao
quản. QF được dùng để kiểm tra liều gen, ví dụ
bản sao của gen trong một mẫu khảo sát, số
lượng của các đoạn nhiễm sắc thể, các nhiễm sắc
thường được khảo sát bằng QF‐PCR là nhiễm
sắc thể 13, 18, 21, X, Y.
Kỹ thuật QF‐PCR có giá trị tiên đoán dương
100% và giá trị tiên đoán âm 99,7% ( 6).
‐ Thu thập thông tin dựa vào bảng câu hỏi
soạn sẵn.
‐ Về vấn đề y đức: nghiên cứu không vi
phạm y đức vì:
+ Các thông tin thai phụ đều được tuyệt đối
bí mật, được mã hóa.
+ Thai phụ và gia đình đều được tư vấn kỹ
và đồng ý trước khi làm các xét nghiệm cho thai
nhi, được tư vấn tiếp tục sau khi có kết quả chọc
ối.
+ Khi thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu
đều ký tên vào bảng đồng thuận.
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được mã hóa và được xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, Excel. Sử dụng
phép kiểm 2 và Exact Fisher để kiểm định, có ý
nghĩa khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 7/2011 đến
12/2013, có 1678 thai phụ đến khám thai tại Bệnh
viện Đại học Y Dược 2, trong đó 692 thai phụ có
tuổi thai từ 15 ‐ 20 tuần được làm xét nghiệm
Triple test. Số thai phụ có kết quả triple test nguy
cơ cao là 235 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 101
Tỷ lệ thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple
test nguy cơ cao
235/692 = 38,29% (thai phụ xét nghiệm Triple
test).
235/ 1678 = 14,01% (tổng số thai phụ đến
khám thai).
Đặc điểm lâm sàng các bà mẹ của nhóm
nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung các bà mẹ trong nhóm
nghiên cứu
Đặc điểm Trung bình Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Tuổi trung bình 34,59 6,06 22 45
Cân nặng trung bình (kg) 55,42 4,72 48 66
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi < 35 tuổi 144 61,3
≥ 35 tuổi 91 38,7
Nơi ở Tp. Hồ Chí Minh 162 68,9
Các tỉnh 73 31,1
Số con con so 54 23
1 con 108 46
2 con 55 23,4
3 con 18 7,6
Tuổi thai 15 tuần - 15 tuần 6 ngày 27 11,5
16 tuần - 16 tuần 6 ngày 108 46
17 tuần - 17 tuần 6 ngày 37 15,7
18 tuần - 18 tuần 6 ngày 54 23
19 tuần - 20 tuần 9 3,8
Cách sanh Sanh ngã âm đạo 136 57,9
Mổ lấy thai 99 42,1
Nhận xét
‐ Trong nhóm nghiên cứu, thai phụ các tỉnh
đến khám thai tại Bệnh viện chỉ chiếm khoảng
1/3, đa số là tại thành phố Hồ Chí Minh.
‐ Tuổi trung bình thai phụ có kết quả nguy
cơ hội chứng Down cao chỉ là 34,5 tuổi, tương
đối trẻ hơn so với y văn, có thể ở đây chúng tôi
tính chung trên tổng số thai phụ, các thai phụ
đến khám đa số trong tuổi sinh đẻ nên số thai
phụ dưới 35 tuổi khá đông hơn số thai phụ trên
35 tuổi.
‐ 46% xét nghiệm Triple test được làm ở tuổi
thai 16 ‐17 tuần.
‐ Chúng tôi chưa ghi nhận được tình trạng
cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tiếp
xúc với hóa chất hay chất phóng xạ, tiền căn
sanh con dị tật trong mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm cận lâm sàng các bà mẹ của
nhóm nghiên cứu
So sánh nồng độ AFP
Biểu đồ 1: So sánh nồng độ AFP của nhóm nguy cơ
cao với nhóm nguy cơ thấp
Nhận xét: nồng độ AFP của nhóm nguy cơ
cao thấp hơn so với nhóm nguy cơ thấp.
So sánh nồng độ uE3
Biểu đồ 2: so sánh nồng độ uE3 của nhóm nguy cơ
cao với nhóm nguy cơ thấp
Nhận xét: nồng độ uE3 của nhóm nguy cơ
cao hơi cao hơn so với nhóm nguy cơ thấp.
0
20
40
60
80
100
15 16 17 18 19 20
tuổi thai (tuần)
AFP (UI/ml)
nhóm nghiên
cứu
AFP (UI/ml)
chuẩn
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
15 16 17 18 19 20
tuổi thai (tuần)
uE3 (mg /ml)
nhóm nghiên
cứu
uE3 (mg /ml)
chuẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 102
So sánh nồng độ HCG
Biểu đồ 3: So sánh nồng độ HCG của nhóm nguy
cơ cao với nhóm nguy cơ thấp
Nhận xét: nồng độ HCG của nhóm nguy cơ
cao hơi cao hơn so với nhóm nguy cơ thấp.
Triple test và Trisomy 21
‐ Trong tổng số 1678 thai phụ đến khám thai
tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 có 692 thai
phụ đơn thai được xét nghiệm tầm soát tiền sản
với Triple test chiếm tỷ lệ 41% ( các thai phụ còn
lại một số không đồng ý tầm soát, một số được
tầm soát ở tam cá nguyệt thứ nhất với PAPP‐A).
‐ Trong số 692 thai phụ xét nghiệm Triple
test có 235 thai phụ có kết quả Triple test nguy
cơ cao chiếm tỷ lệ 38,29%. 235 thai phụ có kết
quả Triple test nguy cơ cao được tư vấn tiền sản
và chọc ối để kiểm tra nhiễm sắc thể đồ.
‐ 01 thai phát hiện trisomy 21 trong số 235
thai phụ được chọc ối. Không phát hiện trường
hợp nào có rối loạn các nhiễm sắc thể 13,18, X,Y
và hội chứng dị tật ống thần kinh. Tỷ lệ Trisomy
21 là 1/235 = 0,0042 = 0,4% trong tổng số thai phụ
có kết quả Triple test nguy cơ cao. Trong thời
gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện có 1 trường
hợp nguy cơ thấp với mức nguy cơ kết hợp thấp
hơn ngưỡng cut off là 1/250 nhưng khi sinh ra bé
mắc hội chứng Down.
‐ Trong thời gian nghiên cứu với 1678 thai
phụ chúng tôi phát hiện 02 trường hợp thai có
hội chứng Down: 01 thai được xét nghiệm Triple
test nguy cơ cao và chọc ối xác định Trisomy 21 (
thai phụ này đã sinh non lúc thai 21 tuần), 01
trường hợp xác định sau khi bé sinh ra đủ tháng
và bé bị suy hô hấp phải chuyển Bệnh viện Nhi
đồng. Tỷ lệ Hội chứng Down trong tổng số thai
phụ là 0,12% (2 : 1678 = 0,0012).
‐ Trường hợp thai mắc hội chứng Down qua
xét nghiệm Triple test nguy cơ cao và chọc ối
chúng tôi ghi nhận như sau
+ Thai phụ 37 tuổi, nghề nghiệp buôn bán
tạp hóa.
+ Tiền thai: 1021 ( 1 lần sinh thường năm
2003, bé bình thường; 2 lần sảy thai tự nhiên, thai
khoảng 8 ‐ 10 tuần năm 2010 và 2012).
+ Thai kỳ lần này phát triển bình thường,
khám thai tại Tiền Giang, lúc thai 17 tuần 5 ngày
thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Đại học Y
dược cơ sở 2, siêu âm không ghi nhận có bất
thường trên thai.
+ Triple test: tỷ lệ nguy cơ hội chứng Down
theo tuổi mẹ 1: 240, tỷ lệ nguy cơ kết hợp 1:163.
Nguy cơ hội chứng Edward 1:2509; nguy cơ dị
tật ông thần kinh 1: 6950.
+ Ngày 7/11/2013 sau khi có kết quả thai phụ
được tư vấn tiền sản và đồng ý chọc ối, kết quả
chọc ối như sau: Tín hiệu phân tích có dạng
Trisomy 21 tại các vị trí 21A, 21B, 21C, 21D, 21G,
21H, 21J, tiên lượng bị hội chứng Down.
+ Ngày 18/11/2013 thai phụ nhập viện bỏ
thai, ngày 19/11/2013 thai phụ sinh 1 bé trai cân
nặng 240g, được lấy máu thử nhiễm sắc thể đồ
và kết quả xác định bé bị hội chứng Down.
‐ Trường hợp thứ hai chúng tôi ghi nhận
như sau
+ Thai phụ 22 tuổi, nghề nghiệp: nhân viên
văn phòng.
+ Tiền thai: 0000.
+ Thai phụ được xét nghiệm PAPP‐A ở tuổi
thai 11 tuần 3 ngày và có kết quả nguy cơ thấp,
tỷ lệ nguy cơ hội chứng Down kết hợp 1:2205.
+ Khám thai, siêu âm không ghi nhận bất
thường.
+ Thai phụ sinh tại Viện lúc thai 38 tuần, sinh
bé trai cân nặng 3000g, apgar 1ʹ = 6, 5ʹ = 7. Sau
0
10
20
30
40
50
60
15 16 17 18 19 20
tuổi thai (tuần)
bHCG(UI/ml)
nhóm nghiên
cứu
bHCG(UI/ml)
chuẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 103
sinh bé có khuôn mặt dẹt giống hội chứng
Down, thỉnh thoảng hơi tím nên bé được cho thở
oxy qua sonde mũi và chuyển viện Nhi đồng.
Bệnh viện Nhi đồng cho xét nghiệm máu bé và
xác định bé bị hội chứng Down.
BÀN LUẬN
Hội chứng Down là bất thường nhiễm sắc
thể bẩm sinh. Xét nghiệm Triple test trong máu
mẹ bao gồm AFP, ‐hCG, uE3 hiện nay đã được
áp dụng ở nhiều nơi, vì thế làm giảm đáng kể tỷ
lệ chọc ối. Tuy nhiên xét nghiệm Triple test
không phải là xét nghiệm chẩn đoán hội chứng
Down(3). Theo các nghiên cứu, tất cả các thay đổi
bệnh lý của thai cũng có thể ảnh hưởng đến sự
thay đổi kết quả của tầm soát(1). Điều này giúp
chúng tôi giải thích các trường hợp kết quả
dương tính giả liên quan đến các bất thường
bẩm sinh khác
Theo nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 38,29%
các thai phụ được làm xét nghiệm Triple test tầm
soát trước sinh, khoảng 45% được làm xét
nghiệm PAPP‐A lúc thai 11‐13 tuần, 16,71% thai
phụ đến khám thai trễ hơn 21 tuần hoặc không
đồng ý làm xét nghiệm tầm soát. So với tác giả
Yan‐ping(4) tỷ lệ thai phụ đồng ý làm xét nghiệm
tầm soát tiền sản ở Trung Quốc chỉ đạt 45,45%
thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn, điều này có thể
giải thích do thời gian thực hiện nghiên cứu của
tác giả là 2003 ‐ 2005 trước chúng tôi khoảng 10
năm, cũng tại thời diểm đó tại Mỹ tỷ lệ thai phụ
đồng ý làm xét nghiệm tiền sản đạt 73%(1).
Độ nhạy của xét nghiệm Triple test kết hợp
với tuổi mẹ cũng chỉ 70% ‐ 85%, tỷ lệ âm tính giả
5%. So với xét nghiệm Double test (PAPP‐A,
Free beta‐HCG) kết hợp với siêu âm đo khoảng
sáng sau gáy của thai ở tuần lễ thứ 11‐13 thai kỳ
có thể xác định 85% thai kỳ nguy cơ cao nhưng
tỷ lệ dương tính giả vẫn còn khá cao (5%)(6).
Nhưng để cho kết quả xét nghiệm đạt độ nhạy
85% thì kỹ thuật đo khoảng sáng sau gáy thai
nhi phải được các Bác sĩ siêu âm được huấn
luyện cách đo thật chính xác.
Tỷ lệ hội chứng Down chúng tôi ghi nhận là
0,4% trong số thai phụ có kết quả Triple test là
nguy cơ cao cũng giống với tác giả Đỗ Thị
Thanh Thủy(2) tỷ lệ 0,2%.
Các trường hợp trẻ sinh ra bị hội chứng
Down ở những bà mẹ có tham gia sàng lọc kể cả
triple test cũng như siêu âm định kỳ trước đó,
chủ yếu là những bà mẹ trẻ, dưới 30 tuổi, chưa
hề có tiền sử sản khoa, giá trị của các thông số
sàng lọc tuy thấp hơn so với bình thường (AFP),
thậm chí uE3 trong trường hợp thai phụ 22 tuổi
chỉ có và hCG cũng không cao như thường gặp
ở thai nhi bị hội chứng Down, cùng với yếu tố
tuổi của mẹ còn trẻ nên dễ bị bỏ sót, tuy nguy cơ
mang thai hội chứng Down cao hơn so với nguy
cơ do tuổi, nhưng vì nguy cơ kết hợp thấp hơn
1/250, nên có sự chênh lệch giữa nguy cơ do tuổi
và nguy cơ do sàng lọc. Đó là một điểm yếu của
bộ ba sàng lọc trước sinh. Qua đây, chúng tôi
thấy việc tư vấn và theo dõi cho thai phụ là rất
quan trọng, và vấn đề quan trọng nữa là tìm
kiếm một phương thức hữu hiệu hơn, có thể là
xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ (tuổi mẹ, đo độ
mờ da gáy, đo PAPP‐A‐một protein trong huyết
tương thai phụ liên quan đến thai kỳ, β hCG tự
do trong huyết thanh thai phụ) hay thực hiện xét
nghiệm sàng lọc tích hợp (phối hợp 3 tháng đầu
và 3 tháng giữa thai kỳ) bao gồm tuổi mẹ, đo độ
mờ da gáy, đo PAPP‐A khi thai từ 11 đến 13
tuần tuổi và AFP, hCG, uE3, có hay không
Inhibin A khi thai từ 15 đến 21 tuần tuổi, kết quả
sàng lọc tính nguy cơ sau khi phối hợp tất cả các
dữ liệu của 2 kỳ, cho đến nay, đây là một chiến
lược sàng lọc mà có tỉ lệ phát hiện cao nhất và tỉ
lệ dương tính giả thấp nhất, tuy vậy các bác sĩ
sản khoa và ngay cả các thai phụ lại không thấy
hấp dẫn lắm vì phải lấy máu làm xét nghiệm 2
lần, kết quả phải chờ đợi cho đến khi thực hiện
xét nghiệm lần 2 mới có.
Trong nghiên cứu chúng tôi thực hiện xét
nghiệm QF‐PCR,là xét nghiệm sinh học phân tử
để chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X,
Y của thai nhi với giá trị tiên đoán dương đạt
100%, giá trị tiên đoán âm 99,97%. Đây là tiến bộ
mới trong chẩn đoán, giúp chẩn đoán nhanh và
chính xác các rối loạn nhiễm sắc thể trên ở thai
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 104
nhi, giúp rút ngắn thời gian chờ kết quả cho các
bác sĩ sản khoa và các thai phụ.
Ngày nay với sự phát triển của sinh học
phân tử, các nhà khoa học trên thế giới đang
hướng tới các xét nghiệm không xâm lấn trong
tầm soát trước sinh, khảo sát các mảnh free‐cell
ADN của con trong máu mẹ từ đó đánh giá về
ADN của thai nhi mà không cần làm các xét
nghiệm xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối.
Đây là hướng phát triển mới trong chẩn đoán
trước sinh(4).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi có kết luận như
sau:
‐ Tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng Down ở các
thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple test nguy
cơ cao là 0,4%.
‐ Tỷ lệ thai phụ có kết quả xét nghiệm Triple
test nguy cơ thai mắc hội chứng Down cao trong
tổng số thai phụ được làm xét nghiệm này là
38,24%.
‐ Tuổi mẹ trên 35 tuổi là yếu tố có liên quan
với kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alldred SK, Deek JJ, Guo B, Neilson JP, Alfirevic Z ( 2012).
Second trimester serum tests for Downʹs Syndrome screening.
The Cochrance Collaboration and published in The Cochran
Library, Issue 6.
2. Đỗ Thị Thanh Thủy, Phan Việt Xuân, Phùng Như Toàn,
Phạm Việt Thanh,Trương Đình Kiệt, Trần Thị Trung Chiến
(2009). Tầm soát trước sinh hội chứng Down ba tháng giữa
thai kỳ bằng hệ thống tự động Immulite 2000 và phần mềm
Prisca. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 1;
trang 198‐203.
3. Horacek J (1999). Biochemical screening in the seconde
trimester of pregnancy from a genetic aspect. J. Ceska
Gynekol; 64, 302‐304.
4. Sifakis S, Papantoniou N, Kappou D, Antsaklis A (2012).
Noninvasive prenatal diagnosis of Down syndrome : current
knowledge and novel in sight. J Perinat Med Feb 13,; 40(4):
319‐327.
5. Yan‐ping XIA, Ming‐wei ZHU, Xiao‐tian LI, He‐ping ZHOU,
Jing WANG, Ju‐xiang LV, Nanbert ZHONG (2006).
Chromosomal abnormalities and adverse pregnancy outcome
with maternal serum second trimester triple screening test for
fetal Down syndrome in 4860 Chinese women. Journal of
Peking University Health Sciences Vol.38, No.1, Feb, page 49‐
52.
6. Wald NJ, Hackshaw AK (2000). Advances in antenatal
screening for Down syndrome. Bailliere Best Pract Res Clin
Obstet Gynaecol, Aug; 14(4): 563‐580.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ve_thai_nhi_mac_hoi_chung_down_o_cac_thai_phu_co.pdf