Nghiên cứu về thể chất, điều kiện môi trường lớp học và tình hình sức khỏe của học sinh trường trung học cơ sở Trần Bội Cơ, TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2004

Tính năng, công dụng : sản phẩm đèn huỳnh quang Maxx 801 sử dụng bột hoạt hoá Tricolor Phopho cho chất lượng ánh sáng tốt hơn, giúp bảo vệ thị lực đặc biệt là trẻ em. Có hiệu suất chiếu sáng và chỉ số truyền màu cao hơn 20% so với những loại đèn ống thông thường nhưng giá bán chỉ bằng 70% so với hàng ngoại nhập. Giá bán đèn huỳnh quang Maxx 1m2 là 14.000 đồng/bóng, và loại 0,6m là 12.000 đồng/bóng

pdf88 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về thể chất, điều kiện môi trường lớp học và tình hình sức khỏe của học sinh trường trung học cơ sở Trần Bội Cơ, TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Aùnh sáng có ý nghĩa lớn về phương diện sinh lý và vệ sinh. Từ 80-90% khối lượng thông tin về thế giới xung quanh được con người thu qua thị giác. Aùnh sáng đầy đủ khiến con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu và phấn chấn về tinh thần, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể cũng được xúc tiến mạnh. Đó là một trong những điều kiện tốt để con người làm việc có năng suất cao. Aùnh sáng tự nhiên còn là nguồn tia tử ngoại phong phú giúp cơ thể chống lại bệnh còi xương, tiêu diệt các vi khuẩn, hạn chế các bệnh theo đường hô hấp[11]. Ngoài ra, theo khảo sát của Bệnh Viện Mắt Hà Nội, tỷ lệ học sinh cận thị ngày càng tăng trong lứa tuổi học đường, ở cấp tiểu học là 16%, nhưng lên cấp trung học đã là 32% và ở cá trường chuyên tỷ lệ này là 80%. Aùnh sáng không đủ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng này. Thiết kế bàn ghế cũng là một trong những mục tiêu của ergonomie. Bàn ghế là nơi học sinh trải qua phần lớn thời gian học tập. Do đó, bàn ghế cần được thiết kế phù hợp với chiều cao của từng lứa tuổi để tránh các tật về cột sống, các bệnh mắt học đường sau này. Theo quyết định của Bộ Y Tế [16]thì: 1.Bàn ghế học sinh phải đủ rộng, chắc chắn, các góc bàn cạnh phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn. 2.Kích thước(chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 22 Các chỉ số(cm) Cỡ bàn và ghế I II III IV V VI Chiều cao bàn 46 50 55 61 69 74 Chiều cao ghế 27 30 33 38 44 46 –Loại I dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00 đến 1,09 m. –Loại II dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10 đến 1,19 m. –Loại III dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20 đến 1,29 m. –Loại IV dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30 đến 1,39 m. –Loại V dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40 đến 1,54 m. –Loại VI dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55 trở lên. 1.3 HIỆN TƯỢNG MỆT MỎI TRONG LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ: 1.3.1Khái niệm về mệt mỏi trong lao động và những nguyên nhân đưa đến sự mệt mỏi trong lao động: Mệt mỏi là kết quả của một quá trình lao động không nghỉ ngơi hợp lý, Theo “tâm lý sinh lý lao động và Ergonomy” có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sự mệt mỏi trong lao động như[12]: -Gánh nặng trong lao động: xử lý trên 30 tín hiệu trong một giờ, khuân vác vật nặng trên 50 kg -Thao tác lao động không được hợp lý hoá: tư thế lao động không thoải mái phải thường xuyên cúi người hay di chuyển, nhiều cử động thừa -Lao động không nghỉ giữa giờ, sau giờ lao động không ngủ bù lại sức -Dinh dưỡng không hợp lý: bữa ăn không hợp khẩu vị, không cung cấp nhiều chất sinh tố -Môi trường lao động không an toàn: tiếng ồn, khí độc Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 23 -Đối với học sinh: sự tập trung tư tưởng nghe giảng, bài học khó tiếp thu, bài học có quá nhiều thông tin cần nhớ, bài tập khó giải, lớp học thiếu ánh sáng, lo lắng thi cử hay kiểm tra 1.3.2Sự mệt mỏi trong học tập: Học tập là một quá trình tiếp nhận thông tin, đòi hỏi phải có sự tập trung chú ý bài giảng. Nó được hiểu theo nghĩa là hoạt động bao gồm sự quan sát liên tục bằng thính giác hay thị giác và là khả năng của cá thể để phát hiện ra tín hiệu với các tần số khác nhau khi quan sát[7]. Trong đánh giá mức độ gánh nặng của hoạt động lao động trí óc cũng như phân loại hoạt động này, thời gian tập trung chú ý được xem như một chỉ số đáng tin cậy[13]. Tên chỉ số Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Thời gian tập trung chú ý/tổng thời gian lao động(%) 90 Phân loại mức độ gánh nặng lao động theo thời gian tập trung chú ý (theo Viện Thẩm Mỹ Kỹ Thuật Nga) Thời gian tập trung chú ý càng cao trong tổng thời gian lao động trí óc thì loại(mức) mệt mỏi càng cao. 1.2.3Khảo sát sự mệt mỏi: Chẩn đoán sự mệt mỏi có nhiều phương pháp nhưng độ chính xác còn nhiều vấn đề[7]: -Hoạt động thần kinh đòi hỏi có những chất trung gian dẫn truyền thần kinh như acetylcholine, mà acetylcholine cần có phosphor cho quá trình tổng hợp Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 24 nên ta có thể định lượng nồng độ phosphor trong máu để gián tiếp khảo sát tình trạng mệt mỏi. -Hình ảnh cộng hưởng từ có thể cho biết những vùng của não bộ làm việc cao độ với những vết lốm đốm ở dưới vỏ. -Khảo sát điện não đồ. -Sau cùng là một phương pháp đánh giá độ mệt mỏi mang tính chất khách quan, dễ sử dụng, tiện lợi. Đó là “ nghiệm pháp xác định sự mệt mỏi chức năng thị giác và lao động trí óc bằng vòng hở Landolt”. Nghiệm pháp này đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu liên quan đến môi trường lao động như Trần Công Huấn[17] nghiên cứu về những ảnh hưởng của trường điện từ đến sức khoẻ bộ đội radar, Đỗ Thị Thuý Vân, Nguyễn Lê Mai [3] nghiên cứu đặc điểm và tình hình sức khoẻ công nhân tại xí nghiệp may I bộ quốc phòng Về mặt lịch sử thì vòng hở Landolt là một phần vòng tròn với kích thước từ lớn đến nhỏ để đánh giá thị lực. Các nhà khoa học Liên Xô đã cải tiến và biến đổi tạo thành nhiều vòng hở nhỏ cùng kích thước và vị trí mở khác nhau, xếp thành hàng coi như là những tín hiệu thông tin mà người tham gia phải nhận ra trong một khoảng thời gian(ví dụ 2 phút). Một ưu điểm nữa của nghiệm pháp này là không chỉ đánh giá được sự mệt mỏi trong ca lao động mà còn đánh giá được sự mệt mỏi tích tụ trong thời gian dài. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 25 Bảng so sánh tốc độ xử lý thông tin trước và sau khi lao động của một số công việc. Đối tượng Tốc độ xử lý thông tin trước khi lao động Tốc độ xử lý thông tin sau khi lao động Tác giả-năm Sinh viên 1.89±0.25 1.70±0.21 Nguyễn Thanh Danh-1997 Công nhân 1.03±0.32 0.93±0.25 Nguyễn Thanh Danh-1997 Nhân viên văn phòng 1.13±0.35 1.42±0.62 Nguyễn Thanh Danh-1997 Học sinh cấp 3 1.54±0.44 1.42±0.62 Trần Thị Anh Tường-2000 Trắc thủ rađa 1.52±0.30 1.15±0.03 Trần Công Huấn-1994 Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 26 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU **** 2.1 Thiết kế nghiên cứu : nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2 Đối tượng nghiên cứu: Dân số mục tiêu: học sinh trường tiểu học Trần Bội Cơ. Dân số nghiên cứu: học sinh trường tiểu học Trần Bội Cơ niên học 2003- 2004 đạt tiêu chuẩn: -Không mắc các bệnh mãn tính như tim bẩm sinh, suyễn, các bệnh về hệ vận động như chân khoèo, di chứng sốt bại liệt. -Có mặt tại thời điểm nghiên cứu. -Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2.3 Cỡ mẫu[6]: Cỡ mẫu được tính theo công thức: n0 = (t 2 xpxq)/d 2 Ở độ tin cậy 95% ta được t=1.96 Do phải khảo sát nhiều vấn đề cùng một lúc và tỷ lệ các vấn đề cần nghiên cứu không rõ ràng nên ta chọn p=0.5 -> q=1-p=0.5 d : sai số chuẩn cho phép tối đa là 10%, vì nhân lực và vật lực có hạn nên chọn d=0.05 tức 5%. Vậy n0 =[1.96 2 x0.5x0.5]/0.05 2 =384.16 Sĩ số thực của trường Trần Bội Cơ lúc chúng tôi tiến hành nghiên cứu là N=2750 học sinh . Và 20xn0=20x384.16=7683.2 Do quần thể đích là quần thể hữu hạn :N<20xn0 nên cỡ mẫu thật sự cần phải có là: n = n0/{1+(n0/N)} Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 27 Với n0=384; N=2750, ta được n0= 337 học sinh Phương pháp chọn mẫu: phân tầng và ngẫu nhiên đơn giản Trường có 4 khối ( tương ứng với 4 tầng): 01, 02,03,04. Sĩ số trung bình một lớp là: 45 học sinh . Trong mỗi khối sẽ chọn ngẫu nhiên một số lớp sao cho tổng số học sinh là337/45=84 (84,25) học sinh tức là 2 lớp cho mỗi khối. Kết quả chọn ngẫu nhiên: Tầng 1(khối 6): có 20 lớp từ 6A1 đến 6A20 chọn ngẫu nhiên 2 lớp 6A10 và 6A11. Tầng 2(khối 7): có 18 lớp từ 7A1 đến 7A18 chọn ngẫu nhiên 2 lớp 7A1 và 7A8. Tầng 3(khối 8): có 18 lớp từ 8A1 đến 8A18 chọn ngẫu nhiên 2 lớp 8A5 và 7A11. Tầng 4(khối 9): có 20 lớp từ 9A1 đến 9A20 chọn ngẫu nhiên 2 lớp 9A2 và 9A10. 2.4 Phương pháp thu thập số liệu: 1.Khảo sát thể chất: Công cụ thu thập: Cân DETECTO của Mỹ, mỗi vạch chia 0.1 kg, cân nặng nhất là 100 kg và được hiệu chỉnh hàng năm bởi Cục đo lường chất lượng. Thước đo chiều cao theo kiểu MORAN: dùng thước dây vạch từng cm lên vách tủ sắt của phòng y tế trường tiểu học. Các chỉ số cần thu thập: Chiều cao đứng (m) Cân nặng (kg) Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 28 Phương pháp cân đo: cân đo trực tiếp cho mỗi đối tượng. Chiều cao đứng: đo từ mặt đất đến đỉnh đầu bằng thước đo nhân trắc học, đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm (2 gót chạm nhau, 2 tay buông thõng, bàn tay áp vào mặt ngoài đùi). Cần để cho 4 điểm : chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước đo. Đầu phải để sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên đường ngang. Cân nặng: đối tượng không được vận động gắng sức trước khi cân 15 phút. Khi cân đối tượng mặc đồng phục. Chiều cao và cân nặng được tính đặc trưng cho từng tuổi và cách tính tuổi như sau: Từ các số liệu về chiều cao đứng(m) và cân nặng(kg), chúng ta tính được chỉ số BMI(Body’s Mass Index) (WHO): BMI=cân nặng(kg)/bình phương chiều cao(m 2 ) Chỉ số BMI chỉ dùng cho các đối tượng đã trưởng thành( từ 18 tuổi trở lên và phát triển hoàn chính về cơ thể) nên các tác giả khuyên không nên dùng chỉ số BMI cho các thanh thiếu niên là những đối tượng chưa trưởng thành. Tuy nhiên chúng tôi biết rằng tần suất của các biến số ngẫu nhiên đều được phân bố theo quy luật GAUSS-LAPLACE[21]. Vì vậy chúng tôi đã áp dụng quy luật này để tìm ra các giá trị chuẩn cho chỉ số BMI chung cho 4 lứa tuổi từ 12 đến 15 của học sinh trường Trần Bội Cơ. Những số liệu nằm trong khoảng nhỏ hơn X-2SD : rất gầy Những số liệu trong khoảng X-2SD đến X-SD : gầy Những số liệu trong khoảng X-SD đến X+SD : trung bình Những số liệu trong khoảng X+D đến X+2SD : béo Những số liệu trong khoảng lớn hơn X+2SD : béo phì Ngoài cách dùng đường phân bố chuẩn GAUSS-LAPLACE, hiện nay còn có cách tình dựa trên Z-score và Percentile[25]. Tuy nhiên về bản chất những cách Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 29 tính này đều đi từ đường phân bố chuẩn GAUSS-LAPLACE và được đơn giản hoá để cho dễ sử dụng. 2.Khảo sát các điều kiện môi trường y tế học đường: Công cụ thu thập và phương pháp đo:  Phương pháp đo vi khí hậu: -Nhiệt độ không khí : đo bằng máy hiện số tự động Thermo-hydro đạt chuẩn ISO( Nhật sản xuất).Thang đo nhiệt độ từ 0-50 0 C. Đặt tại nơi làm việc trong 3-5 phút. -Đo độ ẩm không khí : ẩm kế Assmann Ẩm kế Assmann gồm hai nhiệt kế: một khô, một ướt được cố định trong khung bảo vệ bằng ống kim loại mạ niken chống bức xạ cho bầu nhiệt kế. Ngoài ra, ẩm kế còn có thêm cánh quạt quay được nhờ hệ thống dây cót tạo ra tốc độ gió ổn định khoảng 2m/s đi qua hai bầu nhiệt kế. Khi đo, dùng một bơm nhỏ để bơm nước làm ẩm lớp vải ở bầu nhiệt kế ướt, lên dây cót cho cánh quạt quay. Treo ẩm kế vào nơi nghiên cứu. Sau 3-5 phút, ghi trị số tuyệt đối của hai nhiệt kế khô(tk) và ướt(tu). Dựa vào nhiệt độ của nhiệt kế ướt và hiệu số giữa hai nhiệt độ khô và ướt  t =tk-tu, tra bảng cho sẵn sẽ cho ra độ ẩm tương đối. -Tốc độ chuyển động không khí: Máy đo gió điện hiện số LCA 6000VA của hãng AIRFLOW ( Anh sản xuất). Giới hạn đo từ 0.05 –20 m/s. Đơn vị đo tính bằng mét/giây đo trong khoảng 100 giây.  Phương pháp đo độ chiếu sáng: -Sử dụng máy Digital Luxmeter TES 1330( Nhật sản xuất) .Giới hạn đo từ 20-20000 Lux. Yêu cầu chiếu sáng phòng học phải đồng đều vì vậy phải đo tại 6 điểm: E1, E2, E3,E6. Các điểm đo được phân bố như sau: Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 30 E1 giữa phòng học, E2, E3 , E4, E 5 ở giữa các bàn kê ở 4 góc. E6 ở giữa bảng khi đo đặt ngửa tế bào quang điện ở giữa mặt bàn. Chúng tôi tiến hành đo 20 lần như vậy cho mỗi lớp.  Phương pháp đo bàn ghế : Thước cuộn bằng thép mảnh Trung Quốc được chia theo mm dùng để đo kích thước bàn ghế và cửa sổ, diện tích phòng học. Chỉ số cần thu thập Độ ẩm phòng học(%) Tốc độ gió(m/s) Nhiệt độ( 0 C) Diện tích của số, phòng học(m 2 ) Hệ số ánh sáng Góc ánh sáng( 0 ) Góc mảnh trời( 0 ) Cường độ ánh sáng phòng học học sinh (lux) Số bóng đèn(tròn, huỳnh quang) và công suất của mỗi bóng. 3.Đánh giá tình trạng mệt mỏi trong học tập và tỷ lệ cận thị của học sinh: Công cụ thu thập: -Bảng vòng hở Landolt. Theo lý thuyết thông tin thì lượng thông tin trung bình của mỗi vòng hở trong bảng trắc nghiệm là: Itb=f1log2f1+f2log2f2 Với Itb: lượng thông tin cho mỗi vòng f1: tần suất của vòng “hữu ích“ cần gạch. f2: tần suất của vòng “nhiễu“ không cần cần gạch. Các vòng phân bố ngẫu nhiên theo 8 hướng vì vậy f1=1/8 và f2=7/8 Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 31 Lượng thông tin của mỗi vòng có ích là: log21/8=3bit Lượng thông tin của mỗi vòng nhiễu là: log27/8=0.193bit (bit là đơn vị nhận thức thông tin) Như vậy khi ta bỏ sót nhiều vòng có ích đáng phải gạch mà lại không gạch thì ta đã bỏ sót một lượng thông tin. Và mỗi lần bỏ sót một vòng không gạch ta đã bỏ sót: 3-0.193=2.807 bit. Do đó cách tính lượng thông tin như sau: Lượng thông tin đã xử lý: Q=ItbxN vòng= 0.543xN (n là số vòng được rà) Lượng thông tin đã bỏ sót: Q=2.807xn (n là số vòng bị bỏ sót) Tốc độ xử lý thông tin được tính theo công thức sau: S=(Q-q)/t (giây) với t là thời gian xử lý thông tin Từ các số liệu trung bình ta lập nên thang phân loại theo qui luật phân phối GAUSS-LAPLACE như sau: Những số liệu nằm trong khoảng nhỏ hơn X-2SD: rất kém Những số liệu trong khoảng X-2SD đến X-SD : kém Những số liệu trong khoảng X-SD đến X+SD : trung bình Những số liệu trong khoảng X+D đến X+2SD : tốt Những số liệu trong khoảng lớn hơn X+2SD : rất tốt Các chỉ số thu thập: Tôác độ xử lý thông tin trước và sau buổi học. Cách thu thập: Trước giờ học trên lớp và sau giờ học, mỗi học sinh sẽ được phát một bảng vòng hở Landolt. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 32 Học sinh sẽ được yêu cầu đánh dấu chỉ một loại vòng có mở cùng một hướng cho trước ( ví dụ vòng hở ở hướng 3 giờ) trong một khoảng thời gian nhất định 2 phút( 120 giây) Phương pháp đánh dấu vòng: học sinh đánh dấu vòng mình chọn từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Khi hết thời gian làm bài, học sinh đánh dấu ngay sau vòng vừa mới kiểm tra bất kể đó là vòng mở ở vị trí nào. Hocï sinh được thực tập 1 lần trước khi làm thực sự. Những vấn đề về sức khoẻ, thị lực được thu thập theo phương pháp bảng phỏng vấn theo mẫu( xem phụ lục ). Học sinh được phát bảng câu hỏi soạn sẵn để trả lời sau khi thực hiện test vòng hở Landolt 2.5 Xử lý số liệu và trình bày kết quả: Thời gian thu thập: 05/2003-05/2004 Người thu thập: Trương Anh Mậu Nguyễn Hồng Phong. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel 2000 chạy trên hệ điều hành WindowsXP. Sử dụng test t để so sánh 2 số trung trung bình khi tìm sự khác biệt thống kê. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 33 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU **** Chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu theo 3 phần như sau: -Kết quả nghiên cứu về thể chất học sinh. -Kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi trường -Kết quả nghiên cứu về một số vấn đề về tình hình sức khoẻ của học sinh 3.1 Kết quả nghiên cứu về thể chất học sinh: Biểu đồ 3.1.1: Sự phân bố học sinh nghiên cứu theo giới 49% 51% Nam Nữ Từ hình trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nam và nữ sinh được nghiên cứu gần như tương đương với nhau. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 34 Biểu đồ 3.1.2: sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 81 82 89 81 76 78 80 82 84 86 88 90 1 Tuổi 12 Tuổi 13 Tuổi 14 Tuổi 15 Từ hình trên, chúng ta thấy đa số học sinh ở tuổi 14. Bảng 3.1.1: so sánh chiều cao của học sinh trường Trần Bội Cơ giữa các lứa tuổi Tuổi Nam Nữ N Chiều cao(cm) N Chiều cao(cm) 12 41 143.39±6.59 40 143.6±5.84 13 40 151.95±5.73 42 149.8±4.88 14 43 154.13±6.57 46 154.8±4.73 15 39 160.34±5.45 42 156.78±6.02 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy: Chiều cao của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 14- 15(p0.05). Chiều cao của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13- 14(p0.05). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 35 Bảng 3.1.2: so sánh cân nặng của học sinh trường Trần Bội Cơ giữa các lứa tuổi Tuổi Nam Nữ N Cân nặng(kg) N Cân nặng(kg) 12 41 36.90±13.33 40 36.53±12.25 13 40 42.73±7.91 42 41.69±8.19 14 43 44.58±8.75 46 45.78±6.67 15 39 50.67±8.05 42 46.7±7.96 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy: Cân nặng của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 (p0.05). Cân nặng của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13- 14(p0.05). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 36 Bảng 3.1.3: phân loại chỉ số BMI nam sinh trường Trần Bội Cơ ( theo quy luật phân phối Gauss-Laplace) Loại Giá trị Số người Tỷ lệ(%) Thang phân loại theo quy luật Gauss-Laplace Gầy <10.79 4.00 2.45 <10.79 Thiếu cân 10.79-13.82 7.00 4.29 10.79-13.82 Trung bình 13.82-19.85 113.00 69.33 13.82-19.85 Dư cân 19.85-22.87 30.00 18.40 19.85-22.87 Béo phì >22.87 9.00 5.52 >22.87 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nam sinh có tầm vóc trung bình chiếm đa số (69%) và tỷ lệ nam sinh dư cân khá cao(18%) gấp ba tỷ lệ nam sinh thiếu cân(4%). Bảng 3.1.4: phân loại chỉ số BMI nữ sinh trường Trần Bội Cơ( theo quy luật phân phối Gauss-Laplace) Loại Giá trị Số người Tỷ lệ(%) Thang phân loại theo quy luật Gauss- Laplace Gầy <12.18 9 5.29 <12.18 Thiếu cân 12.18-14.71 20 11.76 12.18-14.71 Trung bình 14.71-19.77 123 72.35 14.71-19.77 Dư cân 19.77-22.30 12 7.06 19.77-22.30 Béo phì >22.30 6 3.53 >22.30 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nữ sinh có tầm vóc trung bình chiếm đa số (72%) và tỷ lệ nữ sinh thiếu cân khá cao(20%) gấp đôi tỷ lệ nữ sinh dư cân(12%). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 37 3.2 Kết quả nghiên cứu các yếu tố môi trường: Bảng 3.2.1: nhiệt độ không khí , độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ gió trung bình trong lớp học Sáng Chiều Nhiệt độ không khí ( 0 C) 25.56±0.28 30.68±0.31 Độ ẩm tương đối của không khí (%) 81.50±0.18 67.63±0.84 Tốc độ gió (m/s) 0.2-0.4 0.3-0.5 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy có sự chênh lệch nhiệt độ không khí (25 0 C và 30 0 C), chênh lệch độ ẩm tương đối của không khí khá cao (81% và 67%) giữa buổi sáng và buổi chiều chứng tỏ có sự phân ly theo quy luật giữa nhiệt độ và độ ẩm của không khí . Còn tốc độ gió thì gần như không đổi. Bảng 3.2.2: hệ số ánh sáng của một số lớp học trường Trần Bội Cơ Scửa 8.6 m 2 Sphòng 28.8m 2 Hệ số ánh sáng(HSAS)=Scửa : Sphòng=8.6 : 28.8~1 : 4 Bảng 3.2.3: góc ánh sáng và góc khoảng trời từ bàn học phía ngoài của học sinh . Góc ánh sáng( 0 ) 40 Góc mảnh trời( 0 ) 25 Qua bảng trên, chúng ta thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa góc ánh sáng và góc khoảng trời của lớp học. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 38 Bảng 3.2.4: Chiếu sáng tự nhiên ở bàn viết của học sinh Lux Sáng 110.20±69.21 Chiều 87.98±42.29 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy độ chiếu sáng buổi sáng cao hơn buổi chiều .Chiếu sáng buổi chiều thấp hơn thấp hơn so với yêu cầu của Bộ T Tế điều đó chứng tỏ chiếu sáng tự nhiên buổi chiều là chưa đủ. Bảng 3.2.5: công suất của các bóng đèn trong lớp học Số bóng đèn/lớp(cái) 9 Công suất mỗi bóng(watt) 40 Tổng công suất (watt) 360 Tất cả các bóng đèn đều là đèn huỳnh quang dài 1 m 2 Bảng 3.2.6: Chiếu sáng phối hợp: Bảng 3.2.6a:Chiếu sáng tại chỗ(N=80): Lux Sáng 195.32±67.05 Chiều 178.24±45.87 Bảng 3.2.6b: Chiếu sáng toàn thể(N=80) Lux Sáng 203.64±33.52 Chiều 208.07±25.76 Qua 2 bảng trên, chúng ta nhận thấy có sự chênh lệch về độ sáng giữa chiếu sáng tại chỗ và chiếu sáng toàn thể. Độ chiếu sáng toàn thể có giá trị cao hơn chiếu sáng tại chỗ nhưng không đáng kể. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 39 Bảng 3.2.7: kích thước bàn và ghế học sinh Bàn Ghế Chiều dài 152 152 Chiều rộng 40.5 20.5 Chiều cao 74 42.5 Các lớp học đều có bàn ghế với kích cỡ thống nhất không phân biệt theo tuổi học sinh . 3.3 Kết quả nghiên cứu một số vấn đề về tình hình sức khoẻ của học sinh : Biểu đồ 3.3.1: phân bố giờ học trong ngày của học sinh 67% 25% 8% <8h 8-12h >12h Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh học từ 8-12 giờ/ngày khá cao (25%). Bảng 3.3.2: phân bố giờ giải trí trong ngày của học sinh 29% 61% 10% <8h 8-12h >12h Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh dành thời gian giải trí <8 giờ/ngày chiếm đa số (61%) Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 40 Biểu đồ 3.3.3: những biểu hiện về mắt thường gặp sau buổi học của học sinh 15% 20% 26% 39% Mỏi mắt, nhức mắt Ngứa mắt, chảy nước mắt Mờ mắt Bình thường Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh bị các biểu hiện mệt mỏi mắt sau giờ học là rất cao (71%) Biểu đồ 3.3.4: những biểu hiện tâm lý thường gặp sau buổi học của học sinh 8% 11% 13% 15% 53% Nặng đầu, nhức đầu Buồn ngủ Hay quên Dễ bực bội, lo âu Bình thường Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh bị các biểu hiện mệt mỏi (buồn ngủ, hay quên, nặng đầu, nhức đầu) và thay đổi cảm xúc (dễ bực bội, lo âu) sau giờ học là khá cao (47%) Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 41 Biểu đồ 3.3.5: những biểu hiện về cơ khớp thường gặp sau buổi học của học sinh 14% 12% 15% 59% Mỏi cổ tay Mỏi cổ, mỏi vai Mỏi lưng Bình thường Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh bị các biểu hiện mệt mỏi về cơ khớp( mỏi cổ tay, mỏi vai, mỏi lưng) là khá cao (41%) Biểu đồ 3.3.6: nhận xét của học sinh về môi trường khí hậu trong lớp 26% 14%60% Quá nóng Mát mẻ Dễ chịu Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy đại đa số học sinh hài lòng với môi trường khí hậu trong lớp (60%). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 42 Bảng 3.3.7: So sánh tốc độ xử lý thông tin của từng khối lớp trước và sau buổi học theo test vòng hở Landolt Khối N TĐXLTT trước buổi học(bit/giây) TĐXLTT sau buổi học(bit/giây) Ý nghĩa thống kê 6 81.00 1.05±0.18 0.85±0.20 p<0.001 7 82.00 1.32±0.35 1.03±0.25 p<0.001 8 89.00 1.20±0.25 0.90±0.31 p<0.001 9 81.00 1.30±0.36 1.09±0.39 p<0.001 Tổng số 333.00 1.22±0.29 0.96±0.30 p<0.001 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy TĐXLTT của học sinh các khối lớp giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê (p<0.001) sau buổi học chứng tỏ có sự mệt mỏi trí óc sau một khoảng thời gian dài tập trung cho việc học. Bảng 3.3.8: kết quả phân loại tốc độ xử lý thông tin của học sinh 4 khối trước buổi học(N=333) Loại Thang phân loại đề nghị Số học sinh Tỷ lệ(%) Rất tốt >2.14 18 5.41 Tốt 1.84-2.14 26 7.81 Trung bình 1.22-1.83 259 77.78 Kém 0.91-1.21 21 6.31 Rất kém <0.9 9 2.70 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy trước buổi học, tỷ lệ học sinh có TĐXLTT phân loại tốt(7%) và kém(6%) tương đương nhau. Còn tỷ lệ học sinh có TĐXLTT phân loại rất tốt(5%) thì gấp đôi tỷ lệ phân loại rất kém(2%). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 43 Bảng 3.3.9: kết quả phân loại tốc độ xử lý thông tin của học sinh 4 khối sau buổi học(N=333) Loại Thang phân loại đề nghị Số học sinh Tỷ lệ(%) Rất tốt >2.16 3 2.1 Tốt 1.85-2.16 14 4.2 Trung bình 0.93-1.84 244 73.27 Kém 0.61-0.92 49 14.71 Rất kém <0.6 19 5.71 Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy sau buổi học, tỷ lệ học sinh có TĐXLTT phân loại kém(14%) gấp ba tỷ lệ phân loại tốt (4%). Còn tỷ lệ học sinh có TĐXLTT phân loại rất kém (5%) thì gấp đôi tỷ lệ phân loại rất tốt(2%). Biểu đồ 3.3.7: phân bố tỷ lệ học sinh bị cận thị theo 4 khối lớp 5% 4% 6% 8% 77% K6 K7 K8 K9 T Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh bị cận thị của khối 9 là cao nhất (8%) trong tổng số học sinh được khảo sát. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 44 Biểu đồ 3.3.8: phân bố độ cận của mắt các em bị cận thị 89% 11% <6 độ >6 độ Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh bị cận dưới 6 độ là chiếm đa số (89%). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 45 CHƯƠNG 6 BÀN LUẬN *** 4.1. Thể chất học sinh: Kết quả của chúng tôi với mẫu nghiên cứu là 333 học sinh cho thấy đó tỷ lệ nam và nữ gần như tương đương nhau. Khi so sánh chiều cao giữa từng lớp tuổi với nhau ở học sinh nam, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi về chiều cao giữa các lớp tuổi. Chiều cao của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 14-15, từ 13-14 tuổi tăng ít hơn . Đối với học sinh nữ thì chúng tôi ghi nhận kết quả hơi khác một chút. Chiều cao của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13-14, từ 14-15 tuổi tăng ít hơn. Điều này cũng phản ảnh đúng qui luật là nữ giai đoạn đầu thường phát triển nhanh hơn nam nhưng sau đó tốc độ sẽ chậm lại ở lứa tuổi cao hơn. Khi so sánh kết quả về chiều cao của 2 giới cùng lứa tuổi với các nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy có một sự cải thiện đáng kể về chiều cao so với nghiên cứu trẻ em ở xã Dũng Tiến(1983), nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) và Người chuẩn Việt Nam(1990-1993). Điều này có thể giải thích là do theo qui luật về sự tăng trường mà giáo sư Nguyễn Mạnh Liên đã từng viết[8]. Bên cạnh đó, khi so sánh với kết quả nghiên cứu thực hiện tại trường Lê Anh Xuân TPHCM(2000-2001) của Lê Ngọc Anh Thư và Viên Ngọc Thuỳ Trang, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về mặt thống kê về chiều cao ở từng lứa tuổi ở cả nam lẫn nữ. Chúng tôi có thể giải thích là do thời gian giữa 2 nghiên cứu khá gần nhau, đối tượng nghiên cứu đều ở cùng vùng địa dư nên ít có sự thay đổi. Như vậy thanh thiếu niên lứa tuổi 12-15 ở thập niên này có chiều cao cao hơn so với thanh thiếu niên ở các nghiên cứu trước 1992. Điều này có thể do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì chế độ dinh dưỡng cũng được cải Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 46 thiện theo. Các bậc cha mẹ đã có điều kiện cho con cái hưởng một chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Và dinh dưỡng cộng với rèn luyện thể lực là hai yếu tố tác động rất lớn đến chiều cao ngoài vấn đề di truyền. Không những chiều cao mà cân nặng của học sinh trường Trần Bội Cơ cũng có những thay đổi đáng kể. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì cân nặng của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 14-15, từ 13-14 tuổi tăng ít hơn. Còn cân nặng của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13-14, từ 14-15 tuổi tăng ít hơn. Khi so sánh với nghiên cứu 1983 và nghiên cứu 1992 của Thẩm Thị Hoàng Điệp rõ ràng cân nặng của các em học sinh trường Trần Bội Cơ có sự tăng trưởng rõ rệt. So với nghiên cứu năm 2000-2001 tại trường Lê Anh Xuân của Lê Ngọc Anh Thư và Viên Ngọc Thuỳ Trang thì chúng tôi cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lý giải tường tự như trên. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy có những trường hợp có cân nặng lớn hơn x+2SD trong nghiên cứu. Trong đó có những học sinh nam nặng 80-90 kg khi mới ở tuổi 14-15 và những học sinh nữ nặng 60-70 kg ở tuổi 13-14. Điền này cho thấy tình trạng xuất hiện trẻ béo phì ngày càng phổ biến hơn ở TPHCM. Như vậy thanh thiếu niên lứa tuổi 12-15 ở thập niên này có cân nặng nặng hơn so với thanh thiếu niên ở các nghiên cứu trước 1992 Việc đánh giá tầm vóc con người một cách chính xác không chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng mà cần phải có các chỉ số mang tính đặc trưng. BMI là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao, được áp dụng để đánh giá tầm vóc của người trưởng thành trên 18 tuổi vì ở tuổi này sự phát triển thể chất đã đi vào ổn định. Do đó để phân loại BMI cho các em học sinh lứa tuổi 12-15, chúng tôi vận dụng qui luật phân bố GAUSSS-LAPLACE .Aùp dụng cho học sinh trường Trần Bội Cơ, chúng tôi có BMI trung bình của nam sinh trường là từ 17.74-21.63 và của nữ sinh là từ 16.09-18.58. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 47 Từ những kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta suy nghĩ là những kết luận nghiên cứu rút ra từ luận văn này có khả năng áp dụng chung cho các trường phổ thông trung học khác của thành phố HCM cũng như các miền khác. 4.2. Tình hình môi trường của một số phòng học: 4.2.1 Tình hình vi khí hậu: Về nhiệt độ không khí phòng học buổi sáng(25.56 0 C) đã đạt yêu cầu của Bộ Y Tế là nằm trong khoảng 18-28 0 C. nhưng nhiệt độ phòng vào buổi chiều (30.68 0 C) là tương đối cao so với chuẩn. Độ ẩm không khí phòng vào buổi sáng (81.5%) nằm trong giới hạn cho phép, còn độ ẩm buổi chiều(67.73%) hơi thấp so với chuẩn nhưng chênh lệch không nhiều và chấp nhận được. Kết quả này cũng phù hợp với khảo sát cho thấy 60% học sinh cho rằng môi trường vi khí hậu lớp học là dễ chịu. Tốc độ gió buổi sáng và buổi chiều đều nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên qua khảo sát là không đều nhau. Ví dụ ở khu vực đầu lớp, tốc độ gió có khi đạt vận tốc 2-3 m/s nhưng khu vực cuối lớp nhiều khi tốc độ gió là 0m/s do có một số quạt treo tường không hoạt động. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập của các em. Vì chúng ta biết rằng khi nhiệt độ thấp, sự chuyển động của không khí càng làm lạnh thêm nghĩa là gây ra những tác động không tốt nhưng khi nhiệt độ lên cao(trên 20 0 C), cơ thể dễ bị quá nóng, sự chuyển động của không khí sẽ làm cho việc giải nhiệt được dễ dàng hơn. Ở đây, tốc độ chuyển độ không khí hay chính xác hơn là tốc độ gió không đều, sự giải nhiệt cho các em nhất là sau giờ chơi sẽ gặp khó khăn hơn[6]. 4.2.2 Tình hình chiếu sáng: Đối với chiếu sáng tự nhiên và phối hợp: Góc ánh sáng 40 0 là đạt tiêu chuẩn (góc ánh sáng vào ít nhất phải bằng 27 0 ), góc khoảng trời 25 0 đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên tới bàn học của các em học sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 48 Hệ số ánh sáng của các phòng học là 1:4 là đảm bảo phòng đầy đủ ánh sáng theo qui định của Bộ Y Tế. Đây là một điều rất đáng mừng bởi vì tiêu chuẩn ánh sáng đã được nhà trường đảm bảo đúng. Điều này sẽ hạn chế đến mức tối đa các tật khúc xạ mắt, đặc biệt là cận thị đang ngày càng gia tăng trong học đường. Ánh sáng trong phòng học còn có ý nghĩa to lớn về phương diện sinh lý và vệ sinh. Con người tiếp nhận 80%-85% khối lượng về thế giới xung quanh qua thị giác. Aùnh sáng đầy đủ khiến cho con người có cảm giác dễ chịu, phấn chấn tinh thần, dễ tiếp thu mọi việc. Nguồn ánh sáng tự nhiên còn là nguồn tử ngoại phong phú giúp cơ thể chống lại các bệnh còi xương, tiêu diệt vi khuẩn Theo tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y Tế thì cường độ chiếu sáng phòng học là 100 lux nhưng tiêu chuẩn của ILO(1985) là 300-750 lux. Ở trường Trần Bội Cơ cường độ chiếu sáng phối hợp tại các phòng học cho các lớp buổi sáng và buổi chiều đều đạt từ 175-210 lux. Sự khác biệt giữa chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ không đáng kể. Như vậy cường độ chiếu sáng này đạt tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y Tế nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chung mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng theo ILO(1985). Muốn đảm bảo tiêu chuẩn ILO, chúng tôi nghĩ có thể tăng cường số lượng bóng đèn và nên dùng bóng đèn điện quang Maxx801-loại đèn có hệ số chiếu sáng lớn hơn và phổ ánh sáng phù hợp với ánh sáng tự nhiên hơn. Và vẫn nên duy trì sự đồng đều giữa chiếu sáng tại chỗ và chiếu sáng toàn thể giúp cho học sinh khỏi phải điều tiết khả năng nhận thức ánh sáng của thị giác nhằm hạn chế các khuyết tật về khúc xạ mắt. Đối với chiếu sáng nhân tạo: Chiếu sáng nhân tạo ở trường cũng đã được đảm bảo đúng. Qua khảo sát, mỗi phòng học có 9 bóng đèn neon loại 1.2 m với tổng công suất là 360 watt được bố trí hợp lý trên trần phòng học. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 49 Với độ chiếu sáng như vậy, tỷ lệ cận thị theo từng khối lớp cho thấy tỷ lệ cận thị chung của mẫu khảo sát là 23%, trong đó tỷ lệ bị cận thị trên 6 điốp là 11%. Tuy nhiên chúng tôi cũng không loại trừ trường hợp một số trong số học sinh này có thể bị cận thị từ những niên học trước ở các lớp dưới. 4.2.3Tiêu chuẩn bàn ghế Theo quyết định về vệ sinh học đường của Bộ Y Tế thì kích thước(chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của banø và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Quy định này chia kích cỡ bàn ghế thành nhiều loại I, II, II, IV, V, VI dành cho cho các chiều cao khác nhau của học sinh. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy kích ghế trường Trần Bội Cơ là cùng một kích cỡ nhưng dành cho cả 4 khối. Kích cỡ này so với tiêu chuẩn của Bộ Y Tế thì đúng tầm về chiều cao bàn(74 cm) nhưng chiều cao ghế thì có sự chênh lệch 3.5 cm tức là chiều cao ghế của trường Trần Bội Cơ thấp hơn quy định 3.5 cm. Hiệu số chiều cao bàn và ghế của nhà trường là 31.5 cm, cao hơn chuẩn của Bộ Y Tế(28 cm), điều này có thể gây bất lợi là bàn cao, ghế thấp, các em học sinh sẽ mau mỏi lưng. Theo quy định, kích cỡ bàn(74 cm) và ghế(46 cm) là dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 155 cm trở lên. Như vậy, kích thước bàn ghế của nhà trường là thích hợp cho học sinh khối 8 ( có chiều cao trung bình là 154.13 cm) và khối 9 ( có chiều cao trung bình là 160.34 cm đối với nam và 156.78 cm đối với nữ theo nghiên cứu của chúng tôi). Do vậy, học sinh khối 6,7 dùng chung bàn ghế với học sinh khối 8,9 theo như ở trường là chưa thích hợp và đúng quy định. Nghiên cứu của chúng tôi thì học sinh khối 6, 7 có chiều cao trung bình đều trên 140 cm và 2 khối này nên được sử dụng bàn ghế theo quy định của Bộ Y Tế dành cho học sinh có chiều cao cơ thể trên 140 cm như sau: chiều cao bàn (69 cm) và ghế (44 cm). Điều này có thể sẽ là một biện pháp tốt giúp giảm thiểu về lâu dài các bệnh học đường như vẹo cột sống, cận thị gây ra do kích thước bàn ghế không đúng chuẩn. Bề rộng, chiều dài của bàn và ghế không có trong chuẩn Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 50 qui định của Bộ Y Tế nhưng chúng tôi qua kháo sát thấy với bề rộng bàn(40. 5 cm) và ghế(20.5 cm), chiều dài(152 cm) thì học sinh có vẻ rất thoải mái trong việc viết chữ. Bàn ghế không đúng chuẩn quy định cũng là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ cận thị tăng cao vì học sinh phải đọc gần (xa) hơn hoặc được chiếu sáng ít hơn. 4.3.Tình hình sức khoẻ của học sinh: So sánh tốc độ xử lý thông tin của từng khối lớp trước và sau buổi học, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ xử lý thông tin trước và sau buổi học của 4 khối lớp. Điều đó chứng tỏ học tập cũng là một loại lao động nặng, nó đòi hỏi sự tập trung cao độ, dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Điều đó được xác nhận qua tốc độ xử lý thông tin trước buổi học có 13.22% học sinh đạt loại rất tốt và tốt nhưng sau buổi học chỉ còn 6.3%. Tốc độ nhận thức và xử lý thông tin trước buổi học có 9.01% học sinh đạt loại rất kém và kém nhưng sau buổi học lại tăng lên thành 20.42%. Như vậy tốc độ xử lý thông tin ở 2 nhóm này đều giảm đi xấp xỉ 2 lần. Ngoài ra, thời gian dành cho học tập và giải trí của các em vẫn còn chưa hợp lý. Có đến 70% học sinh học từ 8-12h mỗi ngày, tức là ngoài 4h họ chính thức ở trường, các em còn dành trung bình thêm 4h để học thêm.Tỷ lệ các em dành thời gian cho giải trí >8h là 66%, tức là có đến 34% các em học sinh dành thời gian giải trí <8h/ngày. Thời gian đó trừ đi thời gian ngủ trung bình là 8h/ngày thì các em chỉ có thời gian nghỉ là 4h/ngày. Điều này có thể góp phần là nguyên nhân khiến các em có nhiều biểu hiện mệt mỏi trí óc sau giờ học như buồn ngủ, nhức đầu, nặng đầu, dễ cáu gắt chiếm đến 47% số em trong nghiên cứu và có những mệt mỏi về thể chất như mỏi cổ tay, mỏi cổ, mỏi vai, mỏi lưng chiếm tỷ lệ lần lượt 14%, 12% và 15% trong nghiên cứu. Theo chúng tôi, nhà trường nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của học sinh định kì để điều chỉnh thời gian nghỉ của học sinh, tránh tình trạng các em mệt Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 51 mỏi quá dẫn đến tốc độ xử lý thông tin giảm và từ đó khả năng tiếp nhận bài học cũng có nhiều hạn chế. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 52 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN *** 1.Thể chất học sinh trường Trần Bội Cơ có các đặc điểm như sau: -Chiều cao của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 14-15, từ 13-14 tuổi tăng ít hơn . - Chiều cao của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13-14, từ 14-15 tuổi tăng ít hơn. -Cân nặng của nam sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 14-15, từ 13-14 tuổi tăng ít hơn. -Cân nặng của nữ sinh có sự tăng trưởng rõ rệt ở lứa tuổi 12-13 và 13-14, từ 14-15 tuổi tăng ít hơn. Kết quả phân loại theo chỉ số BMI như sau: Chỉ số BMI của nam sinh trường là từ 17.74-21.63. Chỉ số BMI của nữ sinh là từ 16.09-18.58. Như vậy thể chất của học sinh trường Trần Bội Cơ cũng tường tự như học sinh các trường phổ thông trung học khác hiện nay. 2.Kích cỡ bàn ghế của trường Trần Bội Cơ chưa phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. 3.Vi khí hậu nằm trong chuẩn cho phép của Bộ Y Tế. Tuy nhiên, nhà trường cần có biện pháp dự phòng vì khi mất điện lưới kéo dài sẽ không đảm bảo thông khí cho các lớp học. 4.Chiếu sáng tự nhiên của các lớp học tương đối tốt. Chiếu sáng tổng hợp đạt 175- 200 lux tại các bàn học và 200-210 lux chung cho cả lớp. Cường độ chiếu sáng này đạt tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y Tế nhưng chưa đạt tiêu chuẩn ILO(1985). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 53 5.Tình hình mệt mỏi của học sinh gia tăng sau giờ học trong tất cả 4 khối(p<0.001). Tỷ lệ cận thị của học sinh là 23% trong đó cận thị nặng trên 6 điốp là 11%. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Bộ môn Y học lao động và Môi trường Trang 54 KIẾN NGHỊ **** 1.Sửa chữa và thay thế các quạt treo tường không hoạt động và có phương án dùng môtơ điện để đề phòng mất điện. 2.Dần dần thay thế loại đèn huỳnh quang thông thường sang loại đèn chống cận thị Maxx801 để tăng độ chiếu sáng mà vẫn không tăng công suất tiêu thụ điện. 3.Nên khám sức khoẻ định kì cho toàn thể học sinh nhằm theo dõi tình trạng sức khoẻ học sinh đồng thời điều chỉnh thời gian nghỉ của học sinh, tránh tình trạng mệt mỏi quá sức. TÀØI LIỆÄU THAM KHẢÛO TIẾNG VIỆT 1.Atlas nhân trắc học lứa tuổi lao động(1986), Viện khoa học kỹ thật và bảo hộ lao động, 64-66. 2.Đào Duy Khuê(1991), Đặc điểm hình thái về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể học sinh phổ thông từ 6-17 tuổi. 3.Đỗ Thị Thuý Vân(1998), Góp phần nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân xí nghiệp may I công ty 28 Bộ Quốc Phòng, Luận án tốt nghiệp bác sỹ y khoa khóa V, 16-20. 4.Lê Gia Khải, Bùi Thụ(1985), Ergonimie nhân trắc học, nhà xuất bản Khoa Học, 27. 5.Lê Ngọc Anh Thư ,Viên Ngọc Thuỳ Trang(2001), Một số đặc điểm về thể chất và sinh lý của học sinh ở trường PTCS Lê Anh Xuân trong năm học 200-2001, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa TTĐTBDCBYTTPHCM khoá VII(1995-2001). 6. Ngô Như Hoà, Lê Trường Giang(1993), Thống kê y học, Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TPHCM, 30-136. 7. Nguyễn Phi Hùng, Trần Thị Anh Tường(2000), Một số đặc điểm về thể chất và sinh lý của học sinh ở một trường PTTH tại TPHCM, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa TTĐTBDCBYTTPHCM khoá VI(1994-2000). 8.Nguyễn Mạnh Liên(1999), Sự tăng trưởng thế kỷ, Tạp chí Khoa Học và Đời Sống số 123, 7-9. 9. Nguyễn Mạnh Liên(1993), Nghiên cứu những vấn đề sinh học và vệ sinh để đưa ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng người chuẩn Việt Nam, 6-8. 10.Nguyễn Mạnh Liên, Lê Văn Đông(2002), Các yếu tố vật lý của không khí, cấu trúc khí quyển và khí hậu Việt Nam, Y học môi trường và lao động, TTĐTBDCBYTTPHCM, 91-103. 11.Nguyễn Mạnh Liên, Phạm Ngọc Châu(2002), Nhà ở và sức khỏe con người-các khu vực dân cư, Y học môi trường và lao động, TTĐTBDCBYTTPHCM,194-209. 12. Nguyễn Mạnh Liên(2002), Stress và môi trường, Y học môi trường và lao động, TTĐTBDCBYTTPHCM,56-66. 13.Nguyễn Bạch Ngọc(2000), Ergonomie trong thiết kế và sản xuất, nhà xuất bản Giáo Dục, 57-61. 14.Nguyễn Huy Nga(2001), Sổ tay thực hành y tế trường học, nhà xuất bản Y học, 32-39. 15.Nguyễn Quang Quyền, Trịnh Bỉnh Di và CS(1982), Về các hằng số sinh học người Việt Nam, nhà xuất bản y học Hà Nội, 30-45. 16.Quy định về vệ sinh học đường, Ban hành kèm theo quyết định số 1221/200/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trường Bộ Y Tế, điều 9-điều 12. 17.Trần Công Huấn(1988), Nghiên cứu ảnh hưởng của trường điện từ tần số radio tới môi trường và sức khỏe bộ đội các trận địa rađa, đề xuất giải pháp phòng tránh, Luận án TS khoa học, 78-82. 18.Thẩm Thị Hoàng Điệp(1992), Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh trường PTCS Hà Nội năm 1992, 13-19. TÀØI LIỆÄU THAM KHẢÛO TIẾNG NƯỚC NGOÀI : 19.ANAES, Recommandations pour la pratique clinique : prévention et prise en charge de l'obésité de l'enfant. 20.Baclet N., Cornet P., Douilly V., Eraldi-Gackiere D., Gross P., Roques M.(2002), Obésité, accompagner pour soigner. Doin éditeurs, 203- 204. 21.Borer.KT, The effect of exercise on growth, Record 59 of 110 Medline 1/1996- 12/1996. 22.Cole TJ, Bellizi MC, Flegal KM, Dietz WH . Establishing a standard definition for child overweight and obesity worldwide : international survey BMJ 2000;320:1240-3. 23.Endo.N-Ecological factors effecting bodysize of Japanese aldolescent-Record 34 of 86 Medline 1993. 24.Frelut M-L.(2001), De l'obésité de l'enfant à l'obésité de l'adulte. Cah. nutr. Diét., 123-127. 25.L.LLiboutry(1963), Physique de base pour biogistes, médecins, géologues, Masson et Codt, Paris, 4-21. 26.Nguyen Manh Liên-Complication of Anatomical, physiological and metabolic characteristics for a refrence Viet Nam-IAEA,TEADOC-1005-volume 2- international Atomic Energy Acgency-Feb 1998, 161-182. 27.Rolland-Cachera M-F., Castetbon K., Arnault N., Bellisle F., Romano M-C., Lehingue Y., Frelut M-L., Hercberg S. Body mass index in 7–9-y-old French children: frequency of obesity, overweight and thinness. Int. J. Obes. Relat. Med. Disord. 2002 ; 26(12) : 1610-6. 28.Rolland-Cachera M-F., Cole TJ, Sempé M, Tichet J, Rossignol C Charnaud A.(1991), A Body mass index variations : centiles from birth to 87 years, Eur J Clin Nutr., 13-21. 29.Serban A. Education du patient obèse : expérience chez l’enfant. La santé de l’homme. 1999 ; 340 : 35-37. 30.Sempé M, Pédron G, Roy-Pernot M.P.(1979), Auxologie,méthode et séquences, Paris , Théraplix , 204-205. 31.Thibault H., Rolland-Cachera MF.(2003), Stratégies de prévention de l'obésité chez l'enfant. Arch Ped, 10-12. 32.Zeral F, Effect of obesity on respiratory resistance, Record 56 of 86 Medline 1993.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf089LV18.pdf
Tài liệu liên quan