Thông qua phổ IR, UV của Zr(IV), TBP-toluen và ZrHNO
3-TBP-toluen đã cho thấy tác nhân chiết có khả năng
tạo phức mạnh với ion kim loại và tạo ra phức chất chiết
được lên pha hữu cơ.
Nghiên cứu các dung dịch giải chiết pha hữu cơ cho thấy,
dung dịch HNO3 10M có khả năng giải chiết Zr(IV) là kém
hơn và là sự lựa chọn phù hợp nhất cho phép giải chiết.
Khi sử dụng TBP 50%/toluen trong môi trường HNO3
8M qua 1 lần chiết và 2-3 lần giải chiết bằng HNO3 10M,
đã tách được khá nhiều các tạp chất (95-100%) và lượng
Zr(IV) còn lại trong pha nước chỉ còn 3-4% sẽ không gây
ảnh hưởng và phép xác định các tạp chất bằng ICP-MS là
thực hiện được với độ chính xác và tin cậy cao
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định các tạp chất bằng ICP-MS sau khi tách chúng khỏi nền Zr(IV) bằng phương pháp chiết dung môi với TBP/Toluen - Chu Mạnh Nhương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120(9) 9.2017
Khoa học Tự nhiên
Đặt vấn đề
Các vật liệu Zr độ sạch cao và sạch hạt nhân, mặc dù có
độ tinh khiết rất lớn nhưng chúng vẫn chứa nhiều tạp chất
với hàm lượng khác nhau và gây hại đến các tính chất quý
báu của Zr, nhất là tạp chất có tiết diện bắt nơtron nhiệt lớn
như Hf, B, Cd, Gd, Sm [1]. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá
chất lượng các vật liệu Zr độ sạch cao và độ sạch hạt nhân
là vấn đề được các nhà hóa học trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Phương pháp chiết dung môi (hay chiết lỏng - lỏng)
thường được sử dụng để tách nguyên tố nền Zr và các
tạp chất khác bằng một số tác nhân chiết như PC88A,
D2EHPA, TBP trong môi trường axit [2-11].
Biswas và cộng sự đã sử dụng các tác nhân D2EHPA
để chiết tách Zr [1]. R. Reddy và cộng sự đã nghiên cứu
chiết Zr bằng Cyanex 272, PC88A và LIX-84-IC [2-4].
TBP là một tác nhân chiết solvat cùng với các tác
nhân khác như TPPO, PC88A, D2EHPA đã và đang được
đánh giá là có nhiều triển vọng trong nghiên cứu chiết
tách và tinh chế Zr [5-7, 9-11]. TBP có công thức phân tử
(C
4
H
9
O)3PO và công thức cấu tạo như sau [8, 10]:
H3C(H2C)2H2C O
P
O CH2(CH2)2CH3
OH3C(H2C)2H2C O
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Zr
Hf
Tm
Yb
Lu
Fe(III)
Y
Ti
%Ex Hf
A
HNO3, M
Zr
Fe(III)
Y
Tm, Yb, Lu
Ti
0%
10%
20%
30%
40%
50%
4 6 8 10 12
Bi
Zn
Tl(III)
Mg
Pb
Cu
Co
Ni
B
HNO3, M
%Ex
Zn
Pb
Tl(III)
Cu
Co
Ni MgBi
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Mn
Na
Li
K
Rb
V(VI)
Ca
C
HNO3, M
%Ex
Li
Mn
V(IV)
Na CaK
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Sr
Ba
Sc
Ga
As(V)
Se(VI)
Al
D
%Ex
HNO3, MAl
Ga
As(V)
Se(IV)
Sr, Ba
Sc
0.0%
0.3%
0.6%
0.9%
1.2%
4 6 8 10 12
La
Ce(III)
Pr
Nd
Sm
Eu(III)
E
HNO3, M
%Ex
Pr, Nd, Sm, Eu(III)
La
Ce(III)
0%
20%
40%
60%
4 6 8 10 12
Gd
Tb
Dy
Ho
Er
Cd
B
Ag
HNO3, M
%Ex
F
Cd
Ag
B, Gd, Tb, Dy, Ho, Er
(c) (b) (a)
Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu đánh giá
được khả năng chiết Zr(IV) bằng tác nhân TBP thông qua
việc ghi đo phổ hồng ngoại, tử ngoại của muối, dung môi
chiết và phức chiết được; lựa chọn môi trường axit và số
lần chiết, giải chiết phù hợp nhằm tách nền Zr và các tạp
chất ra khỏi nhau cao nhất, đáp ứng được yêu cầu của phép
phân tích xác định tạp chất bằng ICP-MS.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Hóa chất, dụng cụ và máy móc
Muối Zr(IV) rắn, dung dịch chuẩn đơn từng nguyên
tố Zr(IV), Hf(IV), Ti(IV) (1000 µg/ml) và chuẩn hỗn hợp
gồm 23 nguyên tố (Ag, Al, B, Bi, Ba, Ca, Cd, Co, Cr, Cu,
Fe, Ga, In, K, Li, Mg, Mn, Na, Ni, Pb, Sr, Tl, Zn) 1000 µg/
ml; chuẩn 14 nguyên tố đất hiếm 1000 µg/ml; HNO3 65%;
HClO
4
70%; tác nhân chiết TBP và toluen. Các hóa chất
trên đều có độ tinh khiết phân tích của hãng Merck (Đức).
H2O cất siêu tinh khiết 18MΩ.
Nghiên cứu xác định các tạp chất bằng ICP-MS sau khi tách chúng
khỏi nền Zr(IV) bằng phương pháp chiết dung môi với TBP/Toluen
Chu Mạnh Nhương*, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Văn Trung
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài 19/6/2017; ngày chuyển phản biện 26/6/2017; ngày nhận phản biện 27/7/2017; ngày chấp nhận đăng 8/8/2017
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu khả năng chiết Zr(IV) bằng tributyl photphat (TBP) thông qua phổ
hồng ngoại và phổ tử ngoại của muối Zr(IV), dung môi TBP-toluen và phức Zr-TBP-toluen. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra ảnh hưởng của nồng độ HNO3 đến hiệu suất chiết Zr(IV) và các nguyên tố tạp chất khác bằng TBP
trong toluen. Với hệ chiết (Zr(IV) 20,5 mg/ml và các tạp chất), khi sử dụng dung môi TBP 50%/toluen, qua 1 lần
chiết trong môi trường HNO3 8M và 2-3 lần giải chiết bằng môi trường HNO3 10M, đã tách và thu hồi được (95-
100%) hàm lượng của hầu hết các nguyên tố tạp chất và lượng nền Zr còn lại trong pha nước từ 3-4% sẽ không
gây ảnh hưởng đến phép xác định các nguyên tố tạp chất bằng ICP-MS. Hệ chiết này có khả năng ứng dụng cao
vào quy trình tách Zr(IV) và xác định tạp chất trong các vật liệu zirconi độ sạch hạt nhân và độ sạch cao bằng
phép đo ICP-MS.
Từ khóa: HNO3, ICP-MS, tách, tạp chất, TBP, Zr(IV).
Chỉ số phân loại: 1.4
*Tác giả liên hệ: chumanhnhuongkhoahoa@gmail.com
220(9) 9.2017
Khoa học Tự nhiên
Máy quang phổ hồng ngoại FT/IR (Affinity - 1S,
Shimadzu) và máy quang phổ UV-Vis (V-630, Serial No.
C354161148) lắp đặt và vận hành tại Khoa Hóa học -
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Máy khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS) Agilent
7500a - Mỹ, micropipet và các dụng cụ thường dùng trong
phân tích thể tích.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phổ hồng ngoại và tử ngoại của dung dịch
muối, dung môi chiết và phức chất chiết được: Nghiên cứu
phổ hồng ngoại (IR) và tử ngoại (UV) nhằm đánh giá khả
năng chiết Zr(IV) trong môi trường HNO3 bằng tác nhân
TBP. Để chụp phổ IR, các mẫu lỏng được tạo thành màng
trên viên KBr và ghi đo trong vùng tần số từ 4000-400
cm-1. Để chụp phổ UV, ban đầu ghi đo đường nền baseline
của dung môi (etanol), sau đó ghi đo phổ các mẫu với 1
cuvet chứa nền và 1 cuvet chứa mẫu đo trong vùng tần số
từ 200-800 nm.
Nghiên cứu lựa chọn dung dịch giải chiết: Pha nước
chứa Zr(IV) 20,5 mg/ml trong HNO3 8M. Pha hữu cơ là
TBP 50%/toluen. Các dung dịch giải chiết là HNO3 (0,05-
10M).
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ HNO3: Chuẩn bị
pha nước là các dung dịch chứa Zr(IV) 20,5 mg/ml và
các nguyên tố tạp chất; nồng độ mỗi tạp chất là 0,5 µg/
ml trong môi trường HNO3 có nồng độ tăng dần từ 4 đến
12M. Dung môi chiết chứa TBP 50% pha loãng trong
toluen được dùng làm pha hữu cơ khi chiết Zr(IV) và các
nguyên tố tạp chất khác.
Quy trình chiết và xác định các nguyên tố: Trong mỗi
hệ chiết, tỷ lệ thể tích pha nước và hữu cơ là 1/1, thời gian
lắc 30 phút, thời gian cân bằng 15 phút. Sau khi cân bằng
tách lấy phần nước cái và cô cạn lần 1. Tiếp tục cô cạn
lần 2 với 5 ml hỗn hợp (HNO3 25% và HClO4 20%). Cuối
cùng dùng HNO3 0,3M định mức đến 10 ml và đo trên
máy ICP-MS Agilent 7500a. Các kết quả xác định nồng độ
được dùng để tính hiệu suất chiết (%Ex) và đánh giá khả
năng tách Zr ra khỏi các nguyên tố khác.
Kết quả và thảo luận
Nghiên cứu khả năng tạo phức của Zr(IV) với TBP
bằng phổ hồng ngoại và tử ngoại
Phổ hồng ngoại IR:
Để đánh giá sự tạo phức của Zr(IV) và TBP, chúng tôi
tiến hành ghi phổ IR của Zr(IV), TBP-toluen và Zr-TBP-
toluen, kết quả được chỉ ra trên hình 1.
Determination of impurities by ICP-MS
after separating them from the
Zr(IV) matrix by solvent extraction
with TBP/Toluene
Manh Nhuong Chu*, Thi Mai Phuong Nguyen,
Van Trung Nguyen
Department of Chemistry, Thai Nguyen University of Education
Received 19 June 2017; accepted 8 August 2017
Abstract:
The capability of Zr(IV) extraction by tributyl
phosphate were examined by infrared spectrum and
ultraviolet spectrum of Zr(IV), TBP-toluene, and Zr-
TBP-toluene. Investigation on the effects of the acid
concentration on solvent extraction of zirconium and
other impurities from HNO3 acid with TBP diluted
in toluene as the extractant was carried out. With
the (20.5 mg/ml Zr(IV) and impurities) system, using
50%TBP/toluene with 1 extraction cycle using 8M
HNO3 environment, and 2-3 back-extraction cycles
using 10M HNO3, (95-100%) of most investigated
elements can be separated, and Zr(IV) remained in
aqueous phase was just about 3-4%. It was found
that with the mentioned amount of Zr(IV), the effect
of Zr(IV) on the determination of almost elements by
ICP-MS can be negligible. This extraction system can
be used for separation proceduce of the matrix and
determination of impurities in materials of nuclear
grade and high purity zirconium by using ICP-MS.
Keywords: HNO
3,
ICP-MS, impurities, separation, TBP,
Zr(IV).
Classification number: 1.4
320(9) 9.2017
Khoa học Tự nhiên
Hình 1. Phổ IR của Zr(IV) (a), TBP-toluen (b) và Zr-HNO3-
TBP-toluen (c).
Trên phổ IR của dung dịch Zr(IV), xuất hiện tần số
3401,11 cm-1, đó là vùng dao động hóa trị nhóm -OH (liên
kết hyđro) của H2O; tần số 1635,53 cm
-1 là vùng dao động
đặc trưng của nhóm -NO3 [7]; vùng tần số 1385,89 cm
-1
được quy gán cho dao động đồng mặt phẳng của nhóm
-OH; vùng tần số 1303,38 cm-1 được quy gán cho dao động
biến dạng của nhóm -OH. Còn vùng tần số 484,41 cm-1 đặc
trưng cho dao động của ion Zr4+.
Phổ IR của TBP-toluen có tần số 3487,17 cm-1 là vùng
dao động hóa trị của nhóm -CH và các tần số 2960,77;
2875,13 cm-1 là vùng dao động của nhóm -CH3 trong
toluen; dao động 1464,80 cm-1 đặc trưng cho nhóm -C6H5
của toluen. Tần số 1272,60 cm-1 đặc trưng cho nhóm
-P-OH sinh ra do liên kết giữa nhóm -P=O của TBP và
-H của nhóm -CH3 trong toluen. Tần số 1027,54 cm
-1 đặc
trưng cho dao động của nhóm -P=O tự do trong TBP. Các
tần số 542,64; 439,80 cm-1 đặc trưng cho dao động của
nhóm -C=C- trong nhân thơm của toluen.
Nghiên cứu phổ IR của phức chiết Zr(NO3)4-HNO3-
TBP-toluen thấy xuất hiện các dao động 1208,43 và
1168,93 cm-1 là do được tách ra từ vùng 1272,60 cm-1 có
trong dung môi chiết TBP-toluen, điều này chứng tỏ có
sự liên kết của ion Zr4+ với nhóm -P=O (hoặc -P-OH)
của TBP. Đặc biệt, vùng dao động 1635,53 cm-1 của nhóm
-NO3 trong Zr(NO3)4 bị mất hoàn toàn và chuyển thành 2
dao động 1646,37 và 1564,87 cm-1 trong phức chất chiết
được. Ngoài ra, vùng 1027,54 cm-1 đặc trưng cho nhóm
-P=O của TBP đã chuyển dịch thành 1036,24 cm-1 trong
phức chất chiết. Các vân đặc trưng của nhóm -C=C- và C
- C6H5 chuyển dịch lớn từ vùng 439,80 - 908,81 cm
-1 trong
dung môi chiết về vùng 466,85 - 945,81 cm-1. Từ đó cho
thấy đã có sự tương tác mạnh giữa ion Zr4+ với nguyên tử
O của nhóm -P=O trong TBP, nghĩa là tác nhân TBP có khả
năng tạo phức mạnh với ion Zr4+ trong môi trường HNO3 và
phức này được chiết tốt vào pha hữu cơ.
Sự dịch chuyển các bước sóng của dung dịch muối,
dung môi chiết và phức chất chiết ở trên được trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1. Phổ IR của Zr(IV), TBP-toluen và Zr-HNO3-TBP-
toluen (đơn vị cm-1).
υ
NO3
υZr4+ υP=0 υ0=P-0H υCH δCH3 υC=C thơm υC-C6H5
Zr(IV) 1635,53 484,41
TBP-toluen 1027,54 1272,60 3487,17 2960,77;
2875,13
542,64;
439,80
908,81
Zr-HNO3-
TBP-toluen
1646,37;
1564,87
466,85 1036,24 1301,98 2963,70;
2876,54
543,83;
466,85
945,81
Phổ tử ngoại UV:
Để làm rõ thêm khả năng tạo phức của Zr(IV) với TBP,
phổ UV của Zr(IV), TBP-toluen, Zr-HNO3 8M-TBP-toluen
cũng đã được ghi đo và được chỉ ra trên hình 2.
Trên phổ UV của dung dịch Zr(IV) xuất hiện 2 cực đại
ở bước sóng 237,5 và 300 nm đặc trưng cho ion Zr4+. Còn
trên phổ UV của TBP-toluen xuất hiện 4 cực đại ở 222,5;
256; 256,5 và 269 nm. Tuy nhiên, trên phổ UV của phức
Zr-TBP-toluen, các pic xuất hiện trong Zr(IV) và dung
môi TBP-toluen có xu hướng giảm cường độ hoặc mất hẳn.
Đó là pic 237,5 nm của -NO3 trong Zr(IV) bị giảm cường
độ và các cực đại 222,5; 300 nm của TBP-toluen bị mất
hẳn khi đi vào phức chất. Các cực đại 256; 262,5; 269 bị
giảm cường độ rất mạnh. Các sự chuyển dịch ở trên là do
có sự tạo phức Zr(IV) với TBP và kết quả này có sự phù
hợp với phổ hồng ngoại.
(a)
(b)
(c)
420(9) 9.2017
Khoa học Tự nhiên
Hình 2. Phổ UV của Zr(IV) (a); TBP-toluen (b) và Zr-
HNO3-TBP-toluen (c).
Từ các phổ IR và UV cho thấy, có sự tạo phức mạnh
của ion Zr4+ với dung môi chiết TBP-toluen trong môi
trường HNO3 8M. Nói một cách khác, trong môi trường
HNO3 8M, tác nhân TBP đã tạo phức mạnh với Zr
4+ và
phức tạo thành được chiết tốt lên pha hữu cơ.
Nghiên cứu khả năng giải chiết nền Zr(IV) ra khỏi
pha hữu cơ TBP 50%/toluen
Kết quả nghiên cứu giải chiết nền Zr(IV) bằng một số
tác nhân được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Hiệu quả giải chiết Zr(IV) (%) ra khỏi TBP 50%/
toluen bằng dung dịch HNO3 (0,05-10M).
Theo kết quả ở bảng 2, Zr(IV) được giải chiết hoàn
toàn vào pha nước với điều kiện: Tỷ lệ V
a
/V
o
= 1/1 với
dung dịch giải chiết HNO3 0,5M; tỷ lệ Va/V o = 2/1 với dung
dịch giải chiết HNO3 0,1-0,5M hoặc tỷ lệ Va/V o = 3/1 với
dung dịch giải chiết HNO3 0,05-0,5M và cần tối thiểu từ
2 đến 3 bậc giải chiết để thu hồi hoàn toàn Zr(IV) từ pha
hữu cơ. Các dung dịch HNO3 8-10M ở tỷ lệ Va/V o = 1/1
hoặc 2/1 đều có hiệu quả giải chiết Zr(IV) là thấp nhất.
Kết quả này có sự phù hợp với nghiên cứu được chỉ ra
ở tài liệu [8]. Vì vậy, với mục tiêu tách cấu tử đa lượng
là Zr(IV) bằng cách giữ Zr(IV) chủ yếu trên pha hữu cơ,
cần lựa chọn dung dịch với hiệu quả giải chiết Zr(IV) là
thấp nhất. Theo tiêu chí đó, biện pháp được đề xuất để giữ
Zr(IV) nằm chủ yếu trên pha hữu cơ là sử dụng các dung
dịch HNO3 8-10M để rửa chiết pha hữu cơ.
Ảnh hưởng của nồng độ HNO3 đến hiệu suất chiết
Zr(IV) và các nguyên tố bằng TBP 50%/toluen
Ảnh hưởng của nồng độ HNO3 đến hiệu suất chiết
Zr(IV) và các nguyên tố bằng TBP 50%/toluen được thể
hiện ở hình 3.
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ HNO3 đến hiệu suất chiết
Zr(IV) và các nguyên tố khác bằng TBP 50%/toluen.
A - hiệu suất chiết của các nguyên tố (Zr, Hf, Tm, Yb, Lu,
Fe,Y, Ti); B- hiệu suất chiết của các nguyên tố (Bi, Zn, Tl,
Mg, Pb, Cu, Co, Ni); C- hiệu suất chiết của các nguyên
tố (Mn, Na, Li, K, Rb, V, Ca); D- hiệu suất chiết của các
nguyên tố (Sr, Ba, Sc, Ga, As, Se, Al); E- hiệu suất chiết của
các nguyên tố (La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu); F- hiệu suất chiết
của các nguyên tố (Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Cd, B, Ag).
Kết quả chỉ ra trên hình 3 cho thấy, khi tăng nồng độ
HNO3, hiệu suất chiết Zr(IV), Hf(IV) đạt được rất cao
(từ 95,56 đến 99,69%) và khá ổn định khi tăng nồng độ
HNO3. Một số nguyên tố được chiết khá cao như Fe(III),
Ti, V, Ga, Sc, Y, Tm, Yb, Lu; một số có hiệu suất chiết
trung bình như Cu, Co, Zn, Mn, Cd, Se, As và hiệu suất
chiết của các nguyên tố còn lại là khá nhỏ. Với môi trường
HNO3 8M, hiệu suất chiết Zr(IV) đạt 99%, Hf(IV) đạt gần
98%, Ga (99,99%), Sc, V (97-98%), Fe(III) đạt gần 95%,
Cd (62%), Ti (56%), Mn, As, Se (46-50%), Y, Tm, Yb, Lu,
Gd, Tb, Dy, Ho, Er (38-46%), Cu, Co, Zn (27-32%), Ag
(9%) và các nguyên tố còn lại có hiệu suất chiết khá nhỏ
(dưới 1%). Đặc biệt, khi nồng độ HNO3 ≥ 10M, hiệu suất
Tỷ lệ
V
a
/V
o
Dung dịch giải
chiết [HNO3],
M
[Zr], mg/ml
Hiệu quả giải
chiết, %Giải chiết
lần 1
Giải chiết
lần 2
Giải chiết
lần 3
1:1
0,05 17,62 1,25 0,0 92,36
0,1 18,97 1,23 0,0 98,87
0,5 19,78 0,65 0,0 100,0
8,0 0,79 0,25 0,0 5,09
10,0 0,50 0,15 0,0 3,18
2:1
0,05 17,34 2,45 0,0 96,87
0,1 17,63 2,80 0,0 100,0
0,5 19,63 0,80 0,0 100,0
8,0 1,15 0,40 0,0 7,59
10,0 0,91 0,25 0,0 5,68
3:1
0,05 17,53 2,25 0,65 100,0
0,1 20,18 0,20 0,05 100,0
0,5 20,28 0,15 0,0 100,0
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Zr
Hf
Tm
Yb
Lu
Fe(III)
Y
Ti
%Ex Hf
A
HNO3, M
Zr
Fe(III)
Y
Tm, Yb, Lu
Ti
0%
10%
20%
30%
40%
50%
4 6 8 10 12
Bi
Zn
Tl(III)
Mg
Pb
Cu
Co
Ni
B
HNO3, M
%Ex
Zn
PbTl(III)
Cu
Co
Ni MgBi
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Mn
Na
Li
K
Rb
V(VI)
Ca
C
HNO3, M
%Ex
Li
Mn
V(IV)
Na CaK
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Sr
Ba
Sc
Ga
As(V)
Se(VI)
Al
D
%Ex
HNO3, MAl
Ga
As(V)
Se(IV)
Sr, Ba
Sc
0.0%
0.3%
0.6%
0.9%
1.2%
4 6 8 10 12
La
Ce(III)
Pr
Nd
Sm
Eu(III)
E
HNO3, M
%Ex
Pr, Nd, Sm, Eu(III) La
Ce(III)
0%
20%
40%
60%
4 6 8 10 12
Gd
Tb
Dy
Ho
Er
Cd
B
Ag
HNO3, M
%Ex F
Cd
Ag
B, Gd, Tb, Dy, Ho, Er
H3C(H2C)2H2C O
P
O CH2(CH2)2CH3
OH3C(H2C)2H2C O
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Zr
Hf
Tm
Yb
Lu
Fe(III)
Y
Ti
%Ex Hf
A
HNO3, M
Zr
Fe(III)
Y
Tm, Yb, Lu
Ti
0%
10%
20%
30%
40%
50%
4 6 8 10 12
Bi
Zn
Tl(III)
Mg
Pb
Cu
Co
Ni
B
HNO3, M
%Ex
Zn
Pb
Tl(III)
Cu
Co
Ni MgBi
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Mn
Na
Li
K
Rb
V(VI)
Ca
C
HNO3, M
%Ex
Li
Mn
V(IV)
Na CaK
0%
20%
40%
60%
80%
100%
4 6 8 10 12
Sr
Ba
Sc
Ga
As(V)
Se(VI)
Al
D
%Ex
HNO3, MAl
Ga
As(V)
Se(IV)
Sr, Ba
Sc
0.0%
0.3%
0.6%
0.9%
1.2%
4 6 8 10 12
La
Ce(III)
Pr
Nd
Sm
Eu(III)
E
HNO3, M
%Ex
Pr, Nd, Sm, Eu(III)
La
Ce(III)
0%
20%
40%
60%
4 6 8 10 12
Gd
Tb
Dy
Ho
Er
Cd
B
Ag
HNO3, M
%Ex
F
Cd
Ag
B, Gd, Tb, Dy, Ho, Er
(c) (b) (a)
520(9) 9.2017
Khoa học Tự nhiên
chiết của Zr(IV) vẫn tiếp tục tăng nhẹ, trong khi hiệu suất
chiết của hầu hết các nguyên tố còn lại đều bị giảm khá
mạnh. Dựa trên kết quả này, chúng tôi đề xuất chọn các
dung dịch HNO3 có nồng độ ≥ 10M làm môi trường để rửa
chiết các nguyên tố khác từ pha hữu cơ trở lại pha nước
nhằm tách chúng ra khỏi nền Zr.
Căn cứ vào kết quả giải chiết nền Zr(IV) ra khỏi pha
hữu cơ TBP 50% toluen ở phần trên, chúng tôi chọn dung
dịch HNO3 10M để rửa chiết từ 2-3 lần các nguyên tố sau
khi chiết hệ chứa (Zr(IV) 20,5 mg/ml + 43 tạp chất, mỗi
tạp chất 0,5 µg/ml) trong môi trường HNO3 8M. Kết quả
xác định lượng phân bố các nguyên tố trong pha nước và
pha hữu cơ sau khi chiết, rửa chiết bằng ICP-MS được chỉ
ra ở bảng 3 và 4.
Bảng 3. Lượng phân bố các nguyên tố ở hai pha sau 1 lần
chiết trong HNO3 8M bằng TBP 50%/toluen và 2 lần rửa
chiết bằng HNO3 10M.
Bảng 4. Lượng phân bố các nguyên tố ở hai pha sau 1 lần
chiết trong HNO3 8M bằng TBP 50%/toluen và 3 lần rửa
chiết bằng HNO3 10M.
Như vậy, khi sử dụng dung môi TBP 50%/toluen để
chiết hệ chứa (Zr(IV) 20,5 mg/ml và 43 tạp chất, mỗi tạp
chất 0,5 µg/ml), sau 1 lần chiết trong HNO3 8M và 2-3 lần
rửa chiết bằng HNO3 10M, có thể tách được gần như hoàn
toàn (trên 95%) hàm lượng của 22-34 nguyên tố và lượng
Zr còn lại trong pha nước là rất nhỏ, chỉ từ 3-4% lượng ban
đầu sẽ không gây ảnh hưởng đến phép xác định các tạp
chất này bằng ICP-MS. Do đó, khi sử dụng dung môi TBP
50%/toluen đã cho khả năng tách nền Zr rất tốt với mức độ
tách đạt 96-97%. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi và xác định
các tạp chất bằng ICP-MS là chưa cao đối với một số tạp
chất như Hf, Ga, V, Sc, Ti, Fe, Cd, As, Se.
Kết luận
Thông qua phổ IR, UV của Zr(IV), TBP-toluen và Zr-
HNO 3-TBP-toluen đã cho thấy tác nhân chiết có khả năng
tạo phức mạnh với ion kim loại và tạo ra phức chất chiết
được lên pha hữu cơ.
Nghiên cứu các dung dịch giải chiết pha hữu cơ cho thấy,
dung dịch HNO3 10M có khả năng giải chiết Zr(IV) là kém
hơn và là sự lựa chọn phù hợp nhất cho phép giải chiết.
Khi sử dụng TBP 50%/toluen trong môi trường HNO3
8M qua 1 lần chiết và 2-3 lần giải chiết bằng HNO3 10M,
đã tách được khá nhiều các tạp chất (95-100%) và lượng
Zr(IV) còn lại trong pha nước chỉ còn 3-4% sẽ không gây
ảnh hưởng và phép xác định các tạp chất bằng ICP-MS là
thực hiện được với độ chính xác và tin cậy cao.
Tài liệu Tham Khảo
[1] R.K. Biswas, M.A. Hayat (2002), “Solvent extraction of zirconium(IV)
from chloride media by D2EHPA in kerosene”, Hydrometallurgy, 63(2), pp.149-
158.
[2] B. Ramachandra Reddy, J. Rajesh Kumar, A. Varada Reddy (2004),
“Liquid-liquid extraction of tetravalent zirconium from acidic chloride solutions
using Cyanex272”, Anal. Sci, 20, pp.501-505.
[3] B. Ramachandra Reddy, J. Rajesh Kumar, A. Varada Reddy, D. Neela
Priya (2004), “Solvent extraction of zirconium(IV) from acidic chloride solutions
using 2-ethylhexyl phosphonic acid mono-2-ethyl hexyl ester (PC-88A)”,
Hydrometallurgy, 72, pp.303-307.
[4] B. Ramachandra Reddy, J. Rajesh Kumar, A. Varada Reddy (2004),
“Solvent extraction of zirconium(IV) from acid chloride solutions using LIX 84-IC”,
Hydrometallurgy, 74, pp.173-177.
[5] I.V. Blazheva, et al. (2008), “Extraction of zirconium with tributyl
phosphate from nitric acid solutions”, Radiochemistry, 50(3), pp.221-224.
[6] Carlos A. Gonzalez, Robert L. Watters (2013), Certificate of Analysis
Standard Reference Material® 360b Zirconium (Sn-Fe-Cr), National Institute of
Standards & Technology, Alloy (Gaithersburg, MD 20899 R).
[7] Lưu Minh Đại, Đào Ngọc Nhiệm, Võ Quang Mai (2011), “Chiết các nguyên
tố đất hiếm nhẹ (La, Ce, Nd, Sm, Eu) bằng Triphenylphotphin oxit từ dung dịch axit
nitric”, Tạp chí Hóa học, 49(3A), tr.69-74.
[8] Hoàng Nhuận (2012), Nghiên cứu quy trình công nghệ thu nhận zirconi
đioxit tinh khiết hạt nhân từ zircon silicat Việt Nam bằng phương pháp chiết
lỏng - lỏng với dung môi TBP, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam.
[9] Chu Mạnh Nhương, Lê Bá Thuận, Nguyễn Xuân Chiến (2013), “Nghiên
cứu tách Zirconi bằng phương pháp chiết dung môi với PC88A/kerosen từ môi
trường HCl có một số muối để xác định các tạp chất bằng ICP-MS”, Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, 5(648), tr.55-59.
[10] Chu Mạnh Nhương (2015), Nghiên cứu xác định tạp chất trong một số
vật liệu zirconi sạch hạt nhân bằng phương pháp phân tích ICP-MS, Luận án Tiến
sỹ hóa học, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
[11] Chu Mạnh Nhương, Nguyễn Quang Bắc (2017), “Xác định các tạp chất
đất hiếm trong ZrOCl
2 độ sạch cao bằng ICP-MS sau khi tách nền Zr bằng phương
pháp chiết dung môi với D2EHPA/toluen/HNO 3”, Tạp chí Hóa học, 55(3e12),
tr.278-283.
Tạp chất và
nền Zr
Bi, Tl, Mg, Pb,
Ni, Na, Li, K,
Rb, Ca, Sr,
Ba, Al, La, Ce,
Pr, Nd, Sm,
Eu, B, Ag
Gd,
Tb, Dy,
Ho, Er,
Yb, Cu,
Zn, Y
As, Se,
Co, Mn,
Lu, Tm
Cd Ti Fe Sc V Ga Hf Zr
Pha nước, % ≈ 100 91-94 88-90 76 82 14 09 05 01 06 03
Pha hữu
cơ, %
Không
phát hiện
06-09 10-12 24 18 86 91 95 99 94 97
Tạp chất và
nền Zr
Bi, Tl, Mg, Pb,
Ni, Na, Li, K,
Rb, Ca, Sr, Ba,
Al, La, Ce, Pr,
Nd, Sm, Eu,
B, Ag
Co, Cu,
Mn, Lu,
Tm, Yb,
Gd, Tb,
Dy, Ho, Er,
Yb,
Zn, Y
As,
Se
Cd Ti Fe Sc V Ga Hf Zr
Pha nước, % ≈ 100 95-96-97-98 94 85 90 19 12 07 02 08 04
Pha hữu cơ, %
Không phát
hiện
02-03-04-05 06 15 10 81 88 93 98 92 96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36935_118853_1_pb_5868_2098706.pdf